cô đơn trên everest

cô đơn trên everest

<p dir="ltr">Đây là cuốn du ký hay nhất tôi từng đọc. Cô Đơn Trên Everest có lẽ sẽ không khiến bất kỳ ai lật sách ra mà phải thất vọng. Một cuộc phiêu lưu bằng cả ngôn từ, thị giác lẫn xúc giác. Có lãng mạn, có xót xa, có đau đáu, có hài hước và đầy những hồi hộp như chính mình đang đi giữa cuộc hành trình. Đọc “Cô đơn trên Everest”, có đôi lúc tôi cảm nhận được mình đã nhìn thấy ảnh mặt trời đỏ ối vào lúc bình minh trên sông Hằng, có đôi khi, tôi rợn người vì cảnh người ta khuân củi chở đến lò thiêu xác.</p>

<p dir="ltr">Nhà báo Bùi Kiều Trang (Từ “Ngày nay”)</p>

<p dir="ltr">Di Li là nữ nhà văn đã có chuyến đi bão táp trên đất Ấn Độ ngay trước khi quốc gia này thiết lập lệnh phong tỏa vì đại dịch lần thứ nhất. Trong Cô Đơn Trên Everest, có tới non nửa dành kể những câu chuyện chị đã trải qua trên đất nước Ấn Độ. Di Li đã khiến người đọc đứng tim khi theo chị băng qua dãy núi tuyết Himalaya và dọc bờ sông Hằng. Sông Hằng, con sông thiêng của người Hindu, với đầy xác chết được đốt rồi thả xuống sông, có cả những người chết thiêng không đốt, cứ thế trôi trên sông, người ta phóng uế ở đấy, và tắm táp với lòng thành kính cũng ở đấy...</p>

<p dir="ltr">Nhà báo Võ Hồng Thu (Từ “Sức khỏe đời sống”)</p>

hội nghị của bầy chim

hội nghị của bầy chim

<p>Hội Nghị Của Bầy Chim</p>

<p>Những lời trăn trối của ông H – liên hệ cuối cùng mà Jacob Portman có được với cuộc sống bí mật của ông nội Abe – giao cho Jacob một nhiệm vụ: đưa người đặc biệt mới tiếp xúc tên Noor Pradesh đến với đặc vụ V.</p>

<p>Noor đang bị săn đuổi. Cô là nhân vật được nhắc đến trong một lời tiên tri cổ xưa, báo trước sự khải huyền đang dần tới. Họ phải cứu Noor và cứu cả tương lai của toàn bộ giới người đặc biệt.</p>

<p>Chỉ với vài manh mối mù mịt để lần theo, Jacob phải tìm được ra V – người bí ẩn và cũng mạnh nhất trong số các cựu đồng sự của ông Abe. Nhưng V đang lẩn trốn và bà không hề, không hề muốn người ta tìm ra mình…</p>

<p>Sau lưng là kẻ thù truy đuổi, trước mặt chỉ có sự mông lung bất định chờ đợi, Jacob Portman tiếp tục câu chuyện bằng những bước tiến táo bạo trong phần V của bộ sách ăn khách hàng đầu ...</p>

<p>MỘT NỀN HOÀ BÌNH MONG MANH. MỘT LỜI CẢNH BÁO ĐÁNG NGỜ. MỘT CƠN HỖN LOẠN ĐANG CHỜ SẴN Ở GIỮA TÂM BÃO.</p>

<p>“Tập thứ năm đầy hồi hộp của bộ sách Trại trẻ đặc biệt của cô Peregrine tiếp tục mạch truyện đã được gợi mở trong Bản đồ Các Ngày… Tìm về những nguời bạn mất tích, thử thách những ranh giới và khám phá thêm nhiều điều bất ngờ từ quá khứ.</p>

<p>Sau cái kết đầy kịch tính của phần này, độc giả chỉ có thể mong chờ phần tiếp theo đừng mất quá nhiều thời gian để ra mắt.” —BOOKLIST.</p>

<p>Ransom Riggs là nhà văn và nhà làm phim, sinh ra ở Maryland và lớn lên ở Florida, Mỹ, tùng học chuyên ngành Văn học Anh tại Cao đẳng Kenyon, và học làm phim tại Đại học Nam California.</p>

<p>Riggs đam mê những bức ảnh hoài cổ và một ngày nọ, anh nảy ra ý định viết một câu chuyện xâu chuỗi những nhân vật, tình tiết trong những bức ảnh này lại. Bộ tiểu thuyết Miss Peregrine’s home for peculiar children (Trại trẻ đặc biệt của cô Peregrine) chính là thành quả của sự sáng tạo đó – cuốn tiểu thuyết đem lại thành công và danh tiếng không ngờ, đưa anh trở thành tác giả sách bán chạy nhất của The New York Times.</p>

giả mạo

giả mạo

<p>Giả Mạo</p>

<p>GIẢ MẠO là câu chuyện bi thảm bắt nguồn từ những sự thật không thể tránh khỏi của cuộc sống trên đất Mỹ: rằng người da trắng luôn có một lợi thế tự nhiên không phải ai muốn là có được, và rằng lòng trung thành với bản sắc chủng tộc da đen không chỉ là một hành động kiêu hãnh mà còn là một hành động dũng cảm. Nhưng điểm hay nhất của cuốn sách này là ở các nhân vật, đặc biệt là nhân vật trung tâm Irene Redfield. Thông qua nhân vật Irene vừa phức tạp, vừa có trách nhiệm, Larsen đã thể hiện cái nhìn công bình và cứng rắn với chủng tộc của mình. Gọi Giả mạo là một trong những cuốn tiểu thuyết hay nhất trong năm, nhà xã hội học W.E.B Du Bois đã ca ngợi khả năng của Larsen trong việc giải thích tâm lý của các chủ thể. Đặt các nhận vật ở những biên cảnh ngặt nghèo, Nella Larsen chưa bao giờ để các họ được nhẹ gánh...</p>

<p>Được xuất bản vào năm 1929 trong thời kỳ Phục hưng Harlem, Giả mạo ngay lập tức nhận những cơn mưa lời khen của giới phê bình. Gần 100 năm sau, cống hiến của Nella Larsen vẫn còn nhiều giá trị. Văn học Mỹ thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 chứng kiện sự ra đời của một kiểu nhân vật khuôn mẫu: “mulatto bi thảm - tragic mulatto”, một kiểu người có nguồn gốc “hỗn hợp” phải trải qua sự cô lập hay những nỗi đau lớn vì họ không hoàn toàn thuộc về “thế giới trắng” hoặc “thế giới đen”. Mặc dù cũng có những đường nét tương tự, song tiểu thuyết của Larsen là một nhân tố quan trọng vượt ngoài những đặc điểm trên nhờ vào khả năng phân tích tâm lý chi tiết.</p>

sự trả thù của địa lý

sự trả thù của địa lý

<p>Sự Trả Thù Của Địa Lý</p>

<p>Cuốn sách “Sự trả thù của địa lý” của tác giả người Mỹ Robert D. Kaplan được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2012 (New York, Random House, 2012) với phụ đề đầy đủ là Bản đồ nói với chúng ta điều gì về những cuộc xung đột sắp tới và cuộc chiến đấu chống lại số phận, tái bản vào năm 2013 có bổ sung thêm một Lời bạt quan trọng với tiêu đề “Biên giới thay thế cho ranh giới”.</p>

<p>Là giáo sư tại Học viện Hải quân Annapolis, R. Kaplan cũng là thành viên của Hội đồng Quốc phòng Hoa Kỳ từ 2009 đến 2011. Sự trải nghiệm và kinh nghiệm của ông với tư cách một nhà báo trên khắp các nẻo đường thế giới cùng những hiểu biết trong lĩnh vực Khoa học Chính trị đã giúp ông trở thành một chuyên gia về địa chính trị thường xuyên được Lầu Năm góc tham khảo ý kiến.</p>

<p>Trong cuốn sách, đầu tiên, tác giả điểm lại lý thuyết địa chính trị của Alfred Thayer Mahan, Halford J. Mackinder và Nicholas J. Spykman. Tác giả nêu ý kiến: ngày nay người ta không còn có thể khẳng định rằng chiều kích địa lý đã không còn ý nghĩa, như có người đã từng khẳng định sau sự kiện Bức tường Berlin sụp đổ. Theo ông, thực ra địa lý chưa từng bị bỏ qua, nhưng dường như nó đã bị lãng quên và ai đó đã đưa ra định đề, theo đó việc cho rằng công nghệ đã xóa bỏ địa lý chỉ là một ý kiến mơ hồ. Tuy nhiên, tác giả cũng cảnh báo về mối nguy của việc suy tôn quá mức vai trò của địa lý, bởi vì tuy nó có ảnh hưởng đến các sự kiện, nhưng theo cách xác suất, tức là không hoàn toàn quyết định được chúng.</p>

<p>Tiếp đó, R. Kaplan nhấn mạnh một nội dung mang tính luận giải độc đáo những đặc điểm của nước Nga và người Nga. Theo ông, do không có những đường biên giới biển ấm và ổn định, nên nước này rơi vào tình thế không yên ổn với các nước láng giềng. Đã mấy trăm năm nay, nước Nga mơ ước sở hữu những cảng biển nước ấm, không bị đóng băng về mùa đông…, mà có lẽ quân cảng Sevastopol cũng nằm trong số những giấc mơ ấy. Một nhận xét mang tính Quyết định luận khác, nhưng cũng đáng được suy ngẫm, là ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu lục địa khắc nghiệt và hình thể của lãnh thổ đối với tính khí người Nga và lịch sử nước Nga.</p>

<p>Ở phần tiếp theo, cuốn&nbsp; sách trình bày một vấn đề nóng hổi của thời đại, được nhìn từ cách tiếp cận theo dài hạn, dồn nén trong một chương duy nhất dài 36 trang: “Braudel, Mexico và tầm nhìn chiến lược”. Theo quan điểm này, các lực gây tác động của địa lý hợp sức tạo ra những khuynh hướng lớn trong lịch sử đôi khi diễn ra suốt nhiều thế kỷ. Vận dụng luận thuyết với khái niệm dài hạn, tác giả tìm cách giải thích rằng Hoa Kỳ đang bị đe dọa bởi Mexico và 111 triệu cư dân của nó.</p>

<p>Xuyên suốt cả công trình này, R. Kaplan nhắc nhớ không ngừng và tuyên truyền cho một khái niệm rất kinh điển về địa lý và hoàn cảnh địa lý, bao gồm những sự kết hợp khác nhau của mấy yếu tố chủ chốt là không gian, hình thể địa hình, vị trí theo vĩ độ, và trùm lên tất cả là khung cảnh tự nhiên được thể hiện qua các bản đồ tự nhiên. Đó là hai khái niệm gắn bó chặt chẽ với nhau: vai trò của hoàn cảnh địa lý theo hướng Quyết định luận địa lý và vấn đề địa chính trị thể hiện qua cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các quốc gia, các cường quốc và các vùng địa chính trị.</p>

<p>Dường như tác giả muốn cố kiểm tra xem liệu các thuyết về Vùng đất Trái tim Đại lục Á-Âu (Heartland trong sơ đồ Mackinder), về Miền Duyên hải phía nam Đại lục Á-Âu (Rimland trong sơ đồ Spykman) và về Sức mạnh Biển trong sơ đồ Mahan có còn phù hợp để vận dụng cho những vùng miền địa chính trị chủ chốt của hành tinh chúng ta trong thế kỷ XXI, nhất là gắn với vòng cung nóng bỏng vì khủng hoảng từ vùng đất Maghreb tới tiểu lục địa Ấn Độ và châu Á nói chung.</p>

<p>Cuốn sách này đã tạo cớ để mở ra một cánh cửa cho sự phê phán. Phần cuối công trình có nội dung gây tranh cãi nhiều nhất, rất điển hình cho một dạng suy lý về địa chính trị. Nó được đón nhận rất khác nhau.</p>

<p>Henry Kissinger thì coi đây là “một cuốn sách kỳ diệu”, trong khi các tác giả trường phái Pháp thì có khuynh hướng phê phán, chê bai, thậm&nbsp; chí có người không ngần ngại cho rằng đây là một mớ những điều mâu thuẫn! Đánh giá sau cùng thế nào xin dành quyền phán xét cho bạn đọc.</p>

<p>VỀ TÁC GIẢ</p>

<p>Robert D.Kaplan, Giáo sư tại Học viện Hải quân Annapolis, và là thành viên của Hội đồng Quốc phòng Hoa Kỳ từ 2009 – 2011. Trưởng bộ phận phân tích địa chính trị của Hãng Tình báo Toàn cầu Stratfor. Chuyên gia cao cấp tại Trung tâm An ninh Mỹ Mới tại Washington. Ông từng là giáo viên thường trú ở nước ngoài của tờ The Alantic trong gần 3 thập kỷ. Ông là tác giả của khoảng 15 đầu sách được dịch thành nhiều thứ tiếng trên thế giới. Ông được tạp trí The Foreign Policy của Mỹ bình chọn là một trong 100 nhà tư tưởng hàng đầu thế giới.</p>

người truyền tin - phần thứ ba của người truyền ký ức

người truyền tin - phần thứ ba của người truyền ký ức

<p>Phần Thứ Ba Của Người Truyền Ký Ức - Người Truyền Tin</p>

<p>Lại là Trái Đất trong tương lai. Lại một thế giới hoàn toàn khác. Không phải xã hội công nghệ phát triển vượt bậc và quy củ đến lạnh người. Cũng chẳng phải thị trấn lạc hậu nơi kẻ yếu thế bị ruồng bỏ man rợ. Rốt cuộc, trong phần thứ ba của bộ tứ Người truyền ký ức, ta cũng gặp một cộng đồng tốt lành, nơi người người đối xử với nhau thương yêu và trân trọng…</p>

<p>… cho đến khi Chợ Buôn xuất hiện. Và người ta bắt đầu trao đổi. Khó mà tưởng tượng họ sẵn sàng đánh đổi những gì để lấy chút tiện nghi hay đôi trò giải trí xuẩn ngốc. Thế giới bắt đầu trở nên xấu xí, và đó là khi chúng ta cần một anh hùng.</p>

<p>Không ai xa lạ, ta từng gặp người anh hùng ấy trong phần hai, Tìm lại màu xanh. Từ một thằng nhóc hoang dã bất trị, Matty giờ đã lớn thành một cậu thiếu niên chững chạc và tràn đầy thấu cảm. Cậu nghĩ mình cũng khá đặc biệt, bởi cậu là người duy nhất có thể băng qua khu rừng thâm u bao quanh Làng để truyền tin đến những cộng đồng xung quanh. Nhưng Matty đặc biệt hơn cậu tưởng rất nhiều, vì trong cậu ẩn chứa một sức mạnh lớn lao mà cậu không bao giờ ngờ tới.</p>

<p>Cuốn ta đi trong thế giới tưởng tượng choáng ngợp rồi neo giữ ta lại bằng những thông điệp sâu sắc về nhân tính, Lowry vẫn luôn kỳ diệu như thế. </p>

<p>Lois Lowry sinh năm 1937 ở Hawaii, Mỹ. Bà xuất bản tiểu thuyết đầu tiên, Mùa hè để chết, năm 40 tuổi, và đến nay đã cho ra đời gần 50 đầu sách, trong đó có những bộ sách thiếu nhi được yêu thích như Người truyền ký ức, Anastasia, Sam Krupnik và Gooney Bird. Bà đã hai lần đoạt Huân chương Newbery dành cho sách thiếu nhi với Đánh số sao trời (1990) và Người truyền ký ức (1994).</p>

<p>Lois Lowry nổi tiếng vì bàn đến những đề tài khó khăn như cái chết, sự kỳ thị, bài ngoại, chế độ chuyên chế, bóc lột tình dục… với một sự thấu hiểu và thương cảm tinh tế dành cho các nhân vật trẻ tuổi của mình. Sách của bà bị cấm ở nhiều trường học Mỹ nhưng được đưa vào giảng dạy ở nhiều trường học khác. Riêng Người truyền ký ức đã trở thành một trong những cuốn sách thiếu nhi kinh điển của thời hiện đại.</p>

<p>“Lowry lại tài tình đem đến một câu chuyện ám ảnh và gợi nhiều suy ngẫm nữa trong phần thứ ba của Người truyền ký ức.”</p>

<p>- Publisher Weekly</p>

<p>“Cho những người cháu của tôi - và cho cả những thế hệ tiếp nối chúng - thông qua việc viết, tôi cố bày tỏ ý thức mãnh liệt của mình rằng chúng ta sống phụ thuộc lẫn nhau trên hành tinh này, và tương lai của ta phụ thuộc vào việc ta quan tâm hơn đến nhau, và làm nhiều hơn cho nhau.”</p>

<p>- Lois Lowry</p>

rumi tinh tuyệt - bìa cứng

rumi tinh tuyệt - bìa cứng

<p>Rumi Tinh Tuyệt - Bìa Cứng</p>

<p>Jalal-ud-din Rumi (1207-1273) là nhà thần bí đồng thời là nhà thơ vĩ đại nhất của thế giới Islam cổ đại. Ông là nhà thần bí quan trọng trong trường phái bí giáo Islam có tên là Sufi – trường phái tâm linh đạt được chứng nghiệm về Thượng Đế và toàn thể thông qua nhảy múa, âm nhạc và thơ ca. Rumi xuất hiện vào cuối Kỷ nguyên vàng Islam, kỷ nguyên của đỉnh cao văn hóa và khoa học tại Trung Đông. Ông thừa hưởng tinh thần tự do của rất nhiều các học giả đi trước đã ca tụng, kết hợp với tính thơ ca thiêng liêng trong kinh Koran. Do đó, các vần thơ của ông vừa đẹp đẽ lại vừa hướng thượng, vừa đắm đuối say mê lại vừa siêu thoát tựa loài phượng hoàng, vừa khoái lạc ở cõi trần tục lại vừa bay bổng ở cõi thiêng.</p>

<p>Thơ Rumi được ghi chép lại rất nhiều và mỗi người ghi chép và dịch sang tiếng Anh lại tiếp cận đến một phần trong lời chỉ dẫn của ông. Coleman Barks tập hợp thơ Rumi và chia thành 27 chủ đề khác nhau. Tại sao lại là 27, đó dường như là một bí ẩn để giải mã. Coleman Barks úp mở về con số này, và cũng khẳng định rằng sự sắp xếp của ông “là để làm lú lẫn các học giả muốn phân tách thơ Rumi thành các chuyên mục đang được chấp nhận hiện nay”. Nhưng ở đây, tôi sẽ không giải mã con số 27. Chẳng tội gì sa đà vào giải mã một cái bẫy mà tác giả giăng ra để những kẻ thích giải mã rơi vào. Thay vì đó, tôi sẽ cố phân loại những ấn tượng của bản thân khi đọc “Rumi tinh tuyêt” và cố mô tả sự tuôn chảy, sự bùng cháy của tôi khi đọc tuyệt phẩm này. Đây vốn là một hành vi khá nghịch lý, bởi vì khi tôi ngồi viết những dòng này thì sự bùng cháy và sự tuôn chảy ấy đã qua rồi.</p>

con đường bay qua lằn ranh sinh diệt

con đường bay qua lằn ranh sinh diệt

<p>Con Đường Bay Qua Lằn Ranh Sinh Diệt</p>

<p>CHỈ BẰNG SÁNG TẠO, hiện hữu mới tìm thấy khuôn mặt rực rỡ của mình, bằng sáng tạo thì định mệnh ta mới săn đuổi Tuyệt Đối, thực hiện sự Toàn Thiện nơi mỗi mắt xích kinh nghiệm - sáng tạo. Và sáng tạo cần ý thức trước hết, nên những hội tụ được kêu gọi tới để hoàn thành với chuyển hóa Một hợp nhất Sáng Tạo thiêng liêng là Con Người, mà nơi nó, Ý Thức sẽ điều hành cuộc sáng tạo vĩ đại nhất: sáng tạo định mệnh, sáng tạo Sống, đúng hơn là sáng tạo Tuyệt Đối bằng chính đời sống trần thế Tương Đối và hữu hạn. Bởi vì không thể sáng tạo Tuyệt Đối từ Tuyệt Đối. Phải từ nơi hữu hạn, nơi bất toàn, nơi bất tịnh, nơi tối tăm ngụp lặn, nơi trầm luân khổ ải... mà Con Người và Sự Sống của nó phải tìm kiếm qua sáng tạo mãi hoài cái vô hạn, cái toàn hảo, cái thanh tịnh, cái an nhiên lạc phúc...</p>

<p>Nguyễn Phúc Bửu Sum (1939-2022) - người Huế, thuộc dòng dõi hoàng tộc nhà Nguyễn. Ông là một nhà trí thức mà dù cả cuộc đời chịu cảnh vùi chôn, chìm khuất vẫn luôn canh cánh một hoài bão được đem hết tâm hồn, trí tuệ, nhân cách ra giúp đời. Trước 1975 ông đi dạy, viết sách. Cuốn đầu tiên Con người, nhân cách định mệnh, xuất bản 1968. Cuốn thứ hai Con đường bay qua lằn ranh sinh diệt được tác giả thai nghén và viết trong những năm khó khăn nhất của đời người, hoàn thành cuối năm 1999. Vì nhiều lý do, đến hôm nay cuốn sách mới được xuất bản quá muộn màng, khi tác giả đã không còn trên cõi đời này nữa.</p>

kho tàng câu đố dân gian bằng tranh - quê hương đất nước

kho tàng câu đố dân gian bằng tranh - quê hương đất nước

<p>Kho Tàng Câu Đố Dân Gian Bằng Tranh - Quê Hương Đất Nước</p>

<p>Dành cho tuổi mẫu giáo và tiểu học</p>

<p>Không sơn mà đỏ</p>

<p>Không gõ mà kêu</p>

<p>Không khều mà rụng</p>

<p>Bạn nào biết câu đố trên nói về vật gì không nhỉ?</p>

<p>Câu đố là một trong những di sản quý giá ông cha ta để lại trong kho tàng văn hóa dân gian mà chúng ta phải gìn giữ, bồi đắp. Câu đố là những vốn liếng mà mỗi con người đều ít nhiều mang theo từ thuở còn thơ bé. Hiếm có ai lớn lên mà không từng nghe biết qua, hoặc từng vò đầu bứt tai trước một câu đố mà bạn bè, hoặc người thân đã ra đề.</p>

<p>Đây sẽ là bộ sách thú vị, nhẹ nhàng mà các bậc phụ huynh có thể vui đố cùng con trẻ. Một bộ sách có thể nối kết người lớn với trẻ con, trở thành nguồn giải trí thú vị cho cả nhà vào những buổi tối bên nhau hay ngày lễ tết sum vầy thì còn gì ấm áp hơn nữa!</p>

<p>Các câu đố dân gian cho thấy sự gắn bó mật thiết của con người Việt Nam với thiên nhiên, đồng ruộng, làng xóm, thời tiết, nông cụ, cây cối loài vật, sinh hoạt gia đình, tập tục cộng đồng… Đọc và nhớ câu đố dân gian sẽ giúp trẻ hiểu về dân tộc và quê hương mình.</p>

người đao phủ thành đại la

người đao phủ thành đại la

<p>Người Đao Phủ Thành Đại La</p>

<p>Dưới thời hôn quân Lê Ngọa Triều, dân chúng đói khổ, lầm than, mạng người bị coi như cỏ rác, uất hận không sao kể xiết. Khu pháp trường bên sông Tô Lịch không khi nào thiếu mùi máu tanh với những chiếc đầu lâu trên cổng thành và một gã đao phủ mà chỉ nghe tên người ta đã rụng rời. Tất cả để làm khiếp nhược bất cứ ý đồ phản kháng nào. Nhưng rồi có một người, một tráng sĩ phong thái kiêu dũng, kiếm pháp vô song, tấm lòng trượng nghĩa,...</p>

<p>Cùng với Kỳ nữ gò Ôn Khâu, Hoài Điệp Thứ Lang Đinh Hùng đã viết thêm một thiên kiếm hiệp dã sử li kỳ, cuốn hút, thể hiện trí tưởng tượng phong phú và bút lực mạnh mẽ. Vừa hào hùng vừa lãng mạn, tiểu thuyết Người đao phủ thành Đại La là khúc tráng ca của tinh thần nghĩa hiệp và tấm lòng tha thiết với giang sơn.</p>

<p>Hoài Điệp Thứ Lang (1920-1967) là một trong những bút danh của Đinh Hùng. Ông là một nhà thơ, tiểu thuyết gia Việt Nam thời tiền chiến.</p>

<p>Đinh Hùng sinh tại làng Phượng Dực tỉnh Hà Đông (nay thuộc Thủ đô Hà Nội). Năm 1954, ông cùng vợ con vào Sài Gòn, lập ra tờ nhật báo Tự do. Trong những năm tháng ở Sài Gòn, Đinh Hùng viết tiểu thuyết dã sử Kỳ nữ gò Ôn Khâu, Người đao phủ thành Đại La và làm thơ trào phúng trên báo Tự do, báo Ngôn luận. Năm 1967, ông cho ra tuần báo Tao Đàn thi nhân, nhưng mới phát hành được 2 số thì ông mất tại bệnh viện Bình Dân, Sài Gòn.</p>

gió nổi lên

gió nổi lên

<p>Gió Nổi Lên</p>

<p>Giống như “làng K.” luôn hiện ra trong những khuôn hình tuyệt đẹp giữa thiên nhiên nguyên sơ trong trẻo - cho dù khoác chiếc áo mùa hè với muôn vàn loài hoa khoe sắc trong Ngôi làng thơ mộng, hay trở thành “thung lũng khuất bóng tịch liêu” vùi mình dưới lớp tuyết phủ dày giữa mùa đông cô quạnh trong Gió nổi lên - cả hai tác phẩm nối liền nhau trong cuốn sách này đều có vẻ đẹp lung linh của phiến băng trong suốt.</p>

<p>Trong suốt có thể là trạng thái nguyên vẹn tinh khôi chưa nhuốm màu ố tạp, nhưng cũng có thể là trạng thái khi sự vẩn đục do khuấy động đã tan biến, lắng sâu. Vì thế, không chỉ có vẻ đẹp lung linh khi tình yêu chớm nở rạng ngời trong Ngôi làng thơ mộng, mà trong Gió nổi lên, khi hai người yêu nhau bị viễn cảnh chết chóc và chia ly đe dọa, thì tình yêu của họ như bỗng trở thành phiến hóa thạch trong veo, tuy chẳng còn ngát hương như quãng đời trước đó nhưng vẫn sáng long lanh trong bóng tối đau buồn.</p>

<p>-Dịch giả Lam Anh-</p>

<p>THÔNG TIN TÁC GIẢ</p>

<p>HORI TATSUO (1904 - 1953)</p>

<p>Là nhà văn, nhà thơ và dịch giả người Nhật. Sinh thời, ông tự xem mình là môn đồ của Akutagawa và bày tỏ lòng yêu thích văn hóa cổ Nhật Bản, nhưng đồng thời, văn chương của ông cũng thể hiện những ảnh hưởng rõ nét của các tác giả Tây phương.</p>

<p>Sau cú sốc từ cái chết của Akutagawa năm 1927, ông công bố tác phẩm Gia đình linh thiêng (1930) để thương tiếc thầy mình, và tiếp theo sau là Ngôi làng thơ mộng (1933 – 1934) và Gió nổi lên (1936 – 1938). Chính các tác phẩm này đã định hình phong cách văn chương Hori Tatsuo và đưa tên tuổi ông ra thế giới.</p>

<p>Các tác phẩm tiêu biểu khác của ông: Nhật ký của Kagerou (1937 – 1939), Naoko (1941), v.v.</p>

<p>Một bảo tàng mang tên ông được đặt tại thị trấn Karuizawa, nơi ông và vị hôn thê từng dưỡng bệnh – chính bởi căn bệnh lao đã trở thành nguyên cớ cho các chủ đề về tình yêu và cái chết trong sáng tác của ông.</p>

bộ chiêu hoàng kỷ - ghi chép về nữ đế cuối cùng - tập 2

bộ chiêu hoàng kỷ - ghi chép về nữ đế cuối cùng - tập 2

<p>Chiêu Hoàng Kỷ - Ghi Chép Về Nữ Đế Cuối Cùng - Tập 2</p>

<p>Bốn năm sau cuộc gặp gỡ bí mật với Hoàng hậu Lý Thiên Hinh, Sử quan Lê Tần vẫn luôn nuôi hi vọng được gặp lại nữ nhân mà mình thầm thương trộm nhớ.</p>

<p>Tin đồn về việc Hoàng hậu sắp bị phế vị vì không sinh được hậu tự bắt đầu râm ran lan truyền. Và người được lựa chọn để thay thế, trớ trêu thay lại chính là chị của nàng.</p>

<p>Đúng lúc này, Lê Tần vô tình chạm mặt một nhân vật lớn, người nắm trong tay quyền năng xoay chuyển thế cuộc.</p>

<p>Giới thiệu bộ truyện tranh “CHIÊU HOÀNG KỶ – Ghi chép về Nữ Đế cuối cùng”</p>

<p>“CHIÊU HOÀNG KỶ – Ghi chép về Nữ Đế cuối cùng” là một tác phẩm truyện tranh cổ trang được lấy cảm hứng từ cuộc đời của Lý Chiêu Hoàng – vị nữ đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử phong kiến của Việt Nam.</p>

<p>Lý Chiêu Hoàng là vị nữ đế duy nhất trong lịch sử Việt Nam.</p>

<p>Mới 8 tuổi, sau chưa đầy hai năm đăng cơ, nàng buộc phải nhường ngôi cho người chồng họ Trần, một gia tộc quyền lực đương thời. Vị quốc chủ cuối cùng của triều Lý trở thành Chiêu Thánh Hoàng Hậu, hoàng hậu đầu tiên của nhà Trần, nhưng cũng không được bao lâu…</p>

<p>Đó là câu chuyện về Lý Chiêu Hoàng mà chính sử ghi chép lại</p>

<p>.</p>

<p>.</p>

<p>.</p>

<p>.</p>

<p>Cơ mà lại không phải những gì tôi định kể, ê hê hê </p>

<p>Câu chuyện bắt đầu khi cậu bé 12 tuổi Lê Tần đi lạc trong cung, “vấp phải” Hoàng hậu Chiêu Thánh, rồi vô tình biết được bí mật động trời mà cả Hoàng cung đang tận lực che giấu.</p>

sậy

sậy

<p>Sậy</p>

<p>Sậy – cuốn tiểu thuyết thứ 9 của nhà văn Thuận kể về một cô gái là nghiên cứu sinh, xách va-li về nước sau mười năm theo đuổi đam mê văn chương trên đất Pháp, chẳng vì một lý do nào cả. Con đường trở về Sài Gòn của cô tình cờ phơi bày rất nhiều bí mật gia đình: Ba cô, chị cô và cả chính cuộc tình vô vọng của cô.</p>

<p>Vài thập kỷ trước, ba cô cũng xách va-li về nước sau nhiều năm du học với lý tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng quê hương mà ông luôn ngóng vọng. Nhưng ông nhanh chóng vỡ mộng để bắt đầu cuộc sống lưu vong trên chính quê hương của mình, bởi những nghi ngờ, tị hiềm, toan tính...</p>

<p>Sậy đặt vào trung tâm tiểu thuyết một vài cá nhân vô danh bị cuốn đi trong guồng quay của lịch sử. Trong Sậy, Thuận đặt thêm các nghi vấn về niềm tin và cái giá phải trả; về chủ đề tha hương và câu hỏi “Sống thế nào giữa hai nền văn hóa?” vốn thường trực trong các tác phẩm trước đây của cô. Tiểu thuyết này là một dụng công của nhà văn trong việc thể hiện những giằng xé chọn lựa của con người thời toàn cầu hóa với những giá trị truyền thống, những điểm khó hóa giải giữa lịch sử cá nhân và cộng đồng.</p>

<p>Trích dẫn tiểu thuyết Sậy</p>

<p>“Nếu yên tĩnh được người Pháp coi là đức tính ở hàng xóm láng giềng, thì với người Việt lại là thứ dễ gây ác cảm. Ở đây hầu như chẳng ai sợ tiếng ồn. Họ có khả năng ăn, ngủ, học bài, ngâm thơ, chơi đàn và làm tình ngay cạnh loa phóng thanh, karaoke, chợ trời, cửa hàng mài dao kéo và tiếng kèn đám ma. Trở về Việt Nam, đôi tai của ba tôi trở nên rất nhạy, không phải với tiếng động mà với sự im lặng. Bởi vì nếu tiếng động để lộ gần như tất cả tính chất của sự việc thì chỉ có trời mới biết điều gì ẩn sau một sự im lặng.</p>

<p>Kẻ nào đó đang bí mật theo dõi, điều tra, ghi chép, làm báo cáo về chúng ta ngay cạnh chúng ta?”</p>

<p>Thông tin tác giả: Thuận</p>

<p>Là nhà văn, dịch giả và hiện định cư tại Paris.</p>

con trai - phần thứ tư của người truyền ký ức

con trai - phần thứ tư của người truyền ký ức

<p>Con Trai - Phần Thứ Tư Của Người Truyền Ký Ức</p>

<p>Họ gọi cô là Claire Thủy Triều. Khi cô trôi dạt vào bờ biển của họ, chẳng ai biết rằng cô vừa trốn chạy khỏi một xã hội không sắc màu, không cảm xúc.</p>

<p>Rằng cô đã trở thành Tàu mẹ ở tuổi mười ba. Rằng cô mang trong mình một Sản phẩm ở tuổi mười bốn. Rằng nó đã bị tước mất khỏi cơ thể cô. Claire có một đứa con trai. Nhưng số phận nó ra sao cô không hề hay biết. Tên nó là gì? Thậm chí nó có còn sống không? Cô phải quên nó đi, nhưng đó là điều bất khả. Không gì có thể ngăn Claire đi tìm con trai mình, kể cả khi điều đó đồng nghĩa với những hy sinh không tưởng.</p>

<p>Phần thứ tư và cũng là cuốn cuối cùng của bộ truyện một lần nữa quăng người đọc trở lại thế giới lạnh lùng khủng khiếp của phần một Người truyền ký ức. Hồi kết hằng mong mỏi cho thiên truyện của Lois Lowry lên đến cao trào trong một trận đụng độ cuối cùng giữa cái thiện và cái ác. Nhưng rốt cuộc, còn đọng lại trong ta chẳng phải điều gì gay cấn hay sử thi như thế, mà mạnh mẽ và thấm thía: đó là tình yêu, sự bền bỉ và niềm hy vọng.</p>

<p>Lois Lowry sinh năm 1937 ở Hawaii, Mỹ. Bà xuất bản tiểu thuyết đầu tiên, Mùa hè để chết, năm 40 tuổi, và đến nay đã cho ra đời gần 50 đầu sách, trong đó có những bộ sách thiếu nhi được yêu thích như Người truyền ký ức, Anastasia, Sam Krupnik và Gooney Bird. Bà đã hai lần đoạt Huân chương Newbery dành cho sách thiếu nhi với Đánh số sao trời (1990) và Người truyền ký ức (1994).</p>

<p>Lois Lowry nổi tiếng vì bàn đến những đề tài khó khăn như cái chết, sự kỳ thị, bài ngoại, chế độ chuyên chế, bóc lột tình dục… với một sự thấu hiểu và thương cảm tinh tế dành cho các nhân vật trẻ tuổi của mình. Sách của bà bị cấm ở nhiều trường học Mỹ nhưng được đưa vào giảng dạy ở nhiều trường học khác. Riêng Người truyền ký ức đã trở thành một trong những cuốn sách thiếu nhi kinh điển của thời hiện đại.</p>

<p>“Với lối viết giản dị mà lay động và đầy sức mạnh, câu chuyện về Claire hoàn toàn có thể tách ra đọc một mình.”</p>

<p>- Kirkus</p>

<p> “Một hành trình khám phá thầm lặng, đau đớn và cảm động sâu sắc về những sức mạnh của sự thấu cảm và những nghĩa vụ của yêu thương.”</p>

<p>- The New York Times</p>

<p>Trọn bộ Người truyền ký ức do Nhã Nam xuất bản:</p>

<p>- Người truyền ký ức</p>

<p>- Tìm lại màu xanh</p>

<p>- Người truyền tin</p>

<p>- Con trai</p>

<p> </p>

1q84 - tập 3

1q84 - tập 3

<p>1Q84 - Tập 3</p>

<p>Sơ lược về tác phẩm</p>

<p>Cuối cùng thì Aomame và Tengo có gặp được nhau không? Tim người đọc vừa căng ra vừa thắt lại vì câu hỏi đó. Rốt cuộc, tình yêu của hai người dành cho nhau có đủ sức thắng nổi những lực ác đang bủa vây hai người và từng giây từng phút đe dọa hủy diệt họ?</p>

<p>1Q84 không chỉ là một câu chuyện vừa hấp dẫn vừa khơi gợi suy tư về bản chất của thế giới và mối quan hệ thiện, ác. Nó còn là bài ca tuyệt đẹp về tình yêu. Nó khẳng định rằng, theo nghĩa nào đó, chiến thắng hay thất bại của tình yêu là chiến thắng hay thất bại của điều thiện.</p>

<p>Nhận định</p>

<p>“Cuốn hút. 1Q84 là một tiểu thuyết lớn theo mọi nghĩa. Độc giả một khi đã sa chân vào dòng chảy thời gian của nó thì khó lòng bước lên bờ.”</p>

<p>- Sherryl Connelly, New York Daily News -</p>

<p> “Murakami giống một nhà ảo thuật đang diễn giải những gì mình thực hiện trong lúc biểu diễn song vẫn khiến người ta tin rằng ông sở hữu một sức mạnh siêu nhiên… Trong khi bất cứ ai cũng có thể kể một câu chuyện giống như một giấc mơ, ông là một trong số ít nghệ sĩ có thể khiến chúng ta thấy mình thực sự đang mơ, giống như với tiểu thuyết này.”</p>

<p>- The New York Times Book Review -</p>

<p>“1Q84 là một trong những cuốn sách nhanh chóng biến mất khỏi tay bạn, lôi bạn vào sự huyền bí của nó với một tốc độ và kỹ năng khiến bạn chẳng thể nhận ra rằng nhiều giờ đã trôi qua và hàng núi trang sách đã bị ngốn sạch ...”</p>

<p>- Rob Brunner, Entertainment Weekly -</p>

<p>“Murakami biết cách kể một câu chuyện mà không cần phải làm dáng. Ông hiểu làm thế nào để pha trộn hiện thực với huyền ảo với một tỉ lệ chính xác. Và ông có biệt tài viết về những điều thường nhật như làm bữa tối hay đi dạo sao cho, dù gần gũi và tầm thường đến mấy, chúng cũng không bao giờ tẻ nhạt...”</p>

<p>- Malcolm Jones, Newsweek -</p>

người đọc

người đọc

<p>Người Đọc</p>

<p>“Thế giới này sẽ đơn giản biết bao khi kẻ ác luôn hiện nguyên hình là một con quỷ dữ... ”- Bernhard Schlink</p>

<p>Không có gì lãng mạn trong lần gặp mặt đầu tiên của họ. Cậu bé 15 tuổi, là học sinh trung học. Còn cô là người soát vé xe điện. Từ trường trở về sau mỗi buổi học, cậu lại lao mình vào cuộc phiêu lưu thầm kín. Nhưng tình sử lãng mạn ấy kéo dài không lâu. Một ngày nọ, Hanna biến mất, rồi xuất hiện trong tình huống khó ngờ... Người đọc, được so sánh với Những kẻ bị cầm tù ở Altona của Sartre và Ván bi-a lúc chín rưỡi của Heinrich Böll, là một trong không nhiều tác phẩm văn học Đức trở thành bestseller trên toàn cầu.</p>

<p>Lồng trong một câu chuyện tình yêu khác thường là nhiều vấn đề lớn liên quan đến sự tiếp nhận quá khứ mà thế hệ hậu chiến Đức phải đối mặt. Nên khi đã đặt xuống rồi cuốn sách nhỏ 200 trang của Bernhard Schlink, bên những bâng khuâng day dứt về tình yêu, người ta sẽ còn ám ảnh khôn nguôi về cuộc chiến đã tước đoạt hàng triệu sinh mạng, và để lại dấu hằn vĩnh viễn trên số phận bao người còn lại...</p>

<p>Người đọc là tác phẩm gây tranh cãi mạnh ở Đức, nơi người dân cho đến nay vẫn chưa hẳn thỏa mãn với cách giải quyết các tàn dư lịch sử từ thời phát xít và Thế chiến II. Trong một bài phỏng vấn, Bernhard Schlink cho rằng các nhà phê bình đã hiểu lầm tác phẩm này của ông. Được dịch ra hơn 40 ngôn ngữ và quảng bá rộng rãi, Người đọc thể hiện rõ rệt tính cách người Đức với phần thế giới còn lại, ngay cả khi sự cảm nhận thường mang nặng tính chủ quan và ảnh hưởng văn hóa từ phía người thưởng lãm.</p>

lịch sử thế giới theo dòng sự kiện - từ thời đồ đá tới thời hiện đại - bìa cứng

lịch sử thế giới theo dòng sự kiện - từ thời đồ đá tới thời hiện đại - bìa cứng

<p>Lịch Sử Thế Giới Theo Dòng Sự Kiện - Từ Thời Đồ Đá Tới Thời Hiện Đại - Bìa Cứng</p>

<p>Có bao giờ bạn tự hỏi, bánh xe được sáng tạo ra từ khi nào? Hay bạn muốn biết, vào lúc các Pharaoh cho xây dựng các Kim tự tháp ở Ai Cập thì người Ấn Độ đã văn minh đến đâu? Hoặc đơn giản, bạn đã quá ngán những tiết học lịch sử trên lớp, và muốn khám phá cuộc hành trình đến với văn minh của loài người theo một cách trực quan và sinh động, và nhất là… không gây buồn ngủ?</p>

<p>Theo dòng lịch sử đáp ứng mong muốn đó của bạn, với hơn 3500 mốc sự kiện, bao trùm những thứ “hay ho” nhất trong lịch sử loài người: các phát minh, phát kiến, các phong trào nghệ thuật, chiến tranh, các cuộc cách mạng, những đế chế vĩ đại v.v v - xuyên suốt lịch sử văn minh của loài người từ thời kỳ Đồ Đá đến cuối thế kỷ 20. Không những thế, các mốc thời gian còn được sắp xếp song song rất tiện cho tra cứu, cũng như được minh họa vô cùng sống động, hấp dẫn. Cẩn thận! Bạn có thể sẽ “lạc trôi” theo dòng lịch sử đấy!</p>

có một phố vừa đi qua phố

có một phố vừa đi qua phố

<p>Có Một Phố Vừa Đi Qua Phố</p>

<p>Sơ lược về tác phẩm</p>

<p>“Ta bên nhau trên phố của bao người</p>

<p>Bao ân tình vừa đi qua phố</p>

<p>Có một phố vừa đi qua phố!</p>

<p>Có một người lắng phố, bên em.” </p>

<p>Nhận định</p>

<p>“Đinh Vũ Hoàng Nguyên mất rạng sáng 23 tháng Ba năm 2012, đúng sinh nhật lần thứ 38. Chàng nhà thơ này chưa có thơ xuất bản, nhà văn này không có truyện ngắn đăng báo, họa sĩ này chưa có triển lãm cá nhân.</p>

<p>Nhưng tất cả những ai từng biết Nguyên qua blog Lão thầy bói già, qua Facebook với nick Đinh Vũ Hoàng Nguyên đều đã kịp chiêm ngưỡng những bức họa tràn trề màu xanh hy vọng của Nguyên, đã kịp say sưa theo dõi những truyện ngắn Nguyên post lên mạng làm nhiều kỳ, lôi cuốn, hồi hộp, cười đau cả ruột mà nước mắt ứa ra lặng lẽ.”</p>

<p>- Báo Tuổi trẻ</p>

<p>“Coi chữ nghĩa là một cuộc chơi nghiêm túc, Đinh Vũ Hoàng Nguyên hoàn toàn xa lạ với sự nhạt, là bi kịch của bất kỳ ai thiết tha với nghệ thuật, và là thảm họa cho người thưởng thức, chẳng cứ văn chương.”</p>

<p>- Nhà văn Lê Minh Hà</p>

<p>“Vườn thơ Đinh Vũ Hoàng Nguyên: Đó không là một khu vườn ngát hương của muôn hồng, nghìn tía với ong bướm rập rờn… Ở đó chỉ có một ‘cơn mưa pha màu’ lạ lùng như cổ tích mờ xa, một màu hồng phai gợi hồi ức tình yêu ấm áp và bé bỏng như đốm lửa, một ‘em’ như ‘vầng đêm giữa nắng’, một nốt lặng âm thầm trôi trong ‘câu vọng cổ’ mênh mang… Cứ thế, một thế giới gợn buồn mà thật xôn xao hiện về, thế giới của không gian nghệ thuật rất thực mà rất ảo, diệu vợi xa xôi mà cũng thật gần!”</p>

<p>- Lê Uyển Văn, thethaovanhoa.vn</p>

chuyện nghề của thủy

chuyện nghề của thủy

<p>Chuyện Nghề Của Thủy</p>

<p>“Có thể nói không ngần ngại rằng anh (Trần Văn Thủy) là người làm phim tài liệu chính luận giỏi nhất nước ta. Trần Văn Thủy có một cái gì hơi giống Trịnh Công Sơn, bởi sự hoà quyện tuyệt vời giữa hình ảnh và lời bình, nâng giá trị của tư liệu lên rất nhiều. Một nhà văn chinh luận sâu sắc trong vai trog một đạo diễn, luôn trực diện với những vấn đề nóng hổi của nhân sinh.”</p>

<p>_Nhà văn Nguyên Ngọc</p>

<p>“Cái được nhất, cà cũng mang lại cho anh (Trần Văn Thủy) nhiều trắc trở nhất là anh thẳng quá. Sự thẳng thắn là điếu đáng trọng nhất của nhân cách người nghệ sĩ. Bao giờ anh cũng đi thẳng vào tâm điểm rất nóng của thời cuộc, vơi sự nhạy cảm và trách nhiệm công dân rất đáng trân trọng.”</p>

<p>_ Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã</p>

<p>THÔNG TIN TÁC GIẢ</p>

<p>TRẦN VĂN THỦY</p>

<p>Là tác giả và đồng tác giả những tựa sách:</p>

<p>- Nếu đi hết biển</p>

<p>- In whose eyes</p>

<p>- Trong đống tro tàn</p>

<p>- Chuyện nghề của Thủy</p>

<p>“Trải qua một thời gian dài, rất dài, chúng tôi mới chiêm nghiệm ra rằng: Để thấu hiểu nỗi đau của con người không phải là việc dễ dàng gì.</p>

<p>Vâng! Không thể là một việc dễ dàng gì, nhất là khi ta không sống cuộc sống của người đời.</p>

<p>Chỉ có sống cuộc sống của người đời, chia sẻ những nỗi buồn và niềm vui của người đời, thì may ra mới tìm được, hiểu được, nghĩ được và làm đúng được đôi điều. Nhưng, cũng như chúng tôi, không mấy ai lại lẩm cẩm từ chối một cuộc sống đầy đủ hơn, quyền thế hơn để sống cuộc sống như mọi người - cái nghịch lý là ở chỗ đó và cuối cùng, dù nhọc lòng, mất công, những điều chúng tôi, những người làm phim biết được chỉ bằng giọt nước, còn những điều chưa biết lại là biển cả.”</p>

tật xấu người việt

tật xấu người việt

<p>Tật Xấu Người Việt</p>

<p>“Các cụ xưa nay vẫn cho rằng ở đời có ba việc lớn là cưới vợ, xây nhà, tậu trâu (trâu đây là sự nghiệp, vì nghiệp xưa của các cụ vốn gắn liền với trâu). Có người thì định nghĩa ‘Hạnh phúc là sáng muốn đi làm, chiều thì muốn về nhà.’ Đủ hiểu hạnh phúc hay bất hạnh ở đời cũng chỉ loanh quanh ba cái điều ấy thôi. </p>

<p>Người nào sáng ngủ dậy cảm thấy ngại đi làm, ấy là vì không được làm công việc mình thích, mình đam mê và sở nguyện không thỏa mãn, lại chẳng được trọng dụng, đồng nghiệp thì khó ưa, sếp thì chẳng đủ tài để mà phục. Đó đã là bất hạnh nửa cuộc đời, vì ngoài thời gian đi ngủ và đánh răng rửa mặt ra, một nửa thời gian của đời người là gắn bó với công việc. Chiều tan sở làm mà bụng cảm thấy không muốn về nhà, vì về nơi ấy chẳng có gì vui, chi bằng tấp quán bia mà dzô dzô trăm phần trăm đến tối khuya hẵng về, thôi thì gộp cả hai là bất hạnh cả cuộc đời.”</p>

<p>Di Li được biết đến là một cây bút đa tài, với sức viết đáng kể khi cho ra mắt hàng chục đầu sách đủ thể loại, và đặc biệt thành công với các tiểu thuyết trinh thám.</p>

<p>Đã xuất bản:</p>

<p>Truyện ngắn: Tầng thứ nhất (2007), Điệu Valse địa ngục (2007), 7 ngày trên sa mạc (2009), Tháp Babel trên đỉnh thác Ánh trăng (2010), Đôi khi tình yêu vẫn hay đi lạc đường (2010), San hô đỏ (2012), Khách lạ và người lái taxi (2015)</p>

<p>Tiểu thuyết: Trại Hoa Đỏ (2009), Câu lạc bộ số 7 (2015)</p>

<p>Bút ký: Đảo thiên đường (2009), Nụ hôn thành Rome (2015), Và tuyết đã rơi ngoài cửa sổ (2017), Bình minh ở Sahara (2018), Cô đơn trên Everest (2020)</p>

<p>Hồi ký: Nhật ký mùa hạ (2011)</p>

<p>Ký sự chân dung: Chuyện làng văn (2012)</p>

<p>Tản văn: Cocktail thị thành (2011), Adam &amp; Eva (2013), Gã Tây kia sao lấy được vợ Việt (2015), Tôi đã ăn cả cánh đồng hoa (2019), Nửa vòng trái đất uống một ly trà (2019), Chuyện nhỏ đàn bà (2022)</p>

<p>Sách chuyên ngành: Kỹ năng viết trong quan hệ công chúng (2011), Tôi PR cho PR (2013)</p>

<p>Truyện dịch sang tiếng Anh: The Black Diamond (2012)</p>

<p>Truyện dịch sang tiếng Hà Lan: Cocktail (2015)</p>

nước mỹ, nước mỹ và những truyện ngắn mới

nước mỹ, nước mỹ và những truyện ngắn mới

<p>Nước Mỹ, Nước Mỹ Và Những Truyện Ngắn Mới</p>

<p>“Tôi muốn giữ sự tin tưởng (có thể là ảo tưởng) trong tim tôi, rằng lúc này, có một người bạn vẫn thỉnh thoảng nghĩ tới tôi, như tôi cũng thỉnh thoảng nghĩ tới bạn mà đã không bao giờ nói với bạn. Tôi muốn tin rằng giữa những người chưa bao giờ thực sự ‘biết’ nhau vẫn có thể có những yêu thương không phụ thuộc vào bất cứ ràng buộc hay hứa hẹn hữu hình nào. Tôi muốn tin vào những thứ ‘duyên’ không đi kèm ‘phận’ hay ‘số’ mà do chúng ta tạo ra với nhau bằng tình cảm. Tôi muốn tin rằng những gì chúng ta đã gieo xuống, dù chậm, nhất định sẽ nảy mầm và ra trái đúng như cái hạt mầm đã gieo. Như sau mùa đông dài, nhất định phải là mùa xuân; tôi mong tất cả các bạn tôi, dù ở bất cứ đâu trên trái đất vào lúc này, cũng vẫn giữ trong tim cảm giác thanh xuân của những năm tháng tuổi trẻ - cái thời mà mọi thứ đều dễ dàng, buổi sáng sớm một ngày bất kỳ có thể đứng dậy nói lời tạm biệt mà đi không lưỡng lự hoặc nhìn tuyết trắng trời mà mỉm cười rồi hít vào và thở ra một hơi thật dài, cho hơi nước bay lên trong buổi sớm.”</p>

<p>Về Tình Yêu - Tuổi 23</p>

Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

Liên Hệ