miền hoang

miền hoang

Miền Hoang

Bọn họ có bốn người: Tùng - lính Quân tình nguyện Việt Nam, Lục Thum - trung đoàn trưởng bị gãy chân, Rô - gã lính áo đen, tàn quân Pol Pot và Sa Ly - cô y tá Khmer bị câm.

Mệt dỉu dả.

Các khuôn mặt hốc hác. Thân hình tàn tạ. Bước thấp bước cao thất thểu. Thời gian đói khát quá lâu đang đánh gục cái vẻ nhẫn nại gồng mình chịu đựng khi sức người có hạn. Cô gái duy nhất nước da mịn màu bánh mật đã cháy sạm nắng. Cặp vú căng đầy đang xẹp dần tong teo. Đôi chân dài thẳng đã nhăn nhúm. Hai mắt to đen láy đã trũng sâu dưới vành lông mày cong xơ xác. Những người còn lại, kẻ cụt đến gối, kẻ mất bắp chân, cẳng như cái que... cũng bị đói khát và cái nắng mùa khô nhiệt đới giày vò biến thành các thân khô xác, dật dờ như ma đói… (Trích Miền Hoang)

“Lạc đường và hành trình tìm đường một cách vô vọng của những kẻ thân tàn ma dại ấy giữa “miền hoang”, rừng rậm, đầm lầy, giữa đói khát và cái chết rình rập trên từng bước đi… là sự kiện trung tâm của phần Thắt nút và Đỉnh điểm. Kết thúc, nút “mở”, nhân vật trung tâm tìm được lối về với thế giới của con người, nhưng vừa thoát khỏi “lạc rừng”, anh liền nhận ra, mình đã trở thành kẻ “lạc loài”. Dựa vào chuỗi sự kiện trung tâm ấy, ai cũng có thể đọc ra: Miền hoang là tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh với tất cả sự tàn khốc của nó. Cũng từ chuỗi sự kiện này, độc giả nhận ra cái “tứ” trung tâm của tác phẩm. Bị “lạc” hiểu theo nghĩa rộng, “lạc đường”, “lạc hướng”, “lạc loài”, rồi bị bỏ “rơi”, bỏ “quên” là cái “tứ” lớn của thiên tiểu thuyết nói về thân phận bi hài của con người hiện đại. Cái “tứ” lớn ấy có ý nghĩa rộng hơn rất nhiều so với đề tài của của tác phẩm”. (Nhà LLPB La Khắc Hòa).

***

Bốn người, ta và địch, buộc phải chung sống với nhau khi “lạc rừng”. Buộc phải sống, buộc phải tồn tại, họ phải làm bất cứ điều gì, kể cả những điều rùng rợn nhất. Xung đột thời gian, xung đột hoàn cảnh, xung đột tính cách cá tính, xung đột văn hóa, sắc tộc, số phận của họ sẽ ra sao?

Anh lính trẻ sinh viên người Hà Nội sống nơi miền hoang xa lạ giữa kẻ thù, khi ra khỏi rừng thì Quân tình nguyện Việt Nam đã rút về nước từ lâu rồi, sẽ như thế nào?

Cô gái câm Sa Ly trơ trọi một mình sẽ ra sao giữa ba người đàn ông đói khát, lạc loài, lạc rừng?

Người đọc sẽ phiêu du như sống cùng bốn kẻ lạc rừng, để cảm nhận đói khát, thù hận, vùi dập, thanh toán, yêu thương, và có cả trữ tình lãng mạn nữa. Ly kì, hấp dẫn đến tận trang cuối tiểu thuyết Miền Hoang.

***

Về tác giả Sương Nguyệt Minh:

Nhà văn Sương Nguyệt Minh sinh ngày 15-9-1958, tên thật là Nguyễn Ngọc Sơn. Quê quán: Yên Mĩ, Yên Mô, Ninh Bình.

Tập truyện ngắn “Dị hương” của nhà văn Sương Nguyệt Minh được Giải thưởng Hội Nhà Văn năm 2010. Đến năm 2015, tiểu thuyết “Miền hoang” của ông đoạt Giải Sách Hay 2015 (GoodBooks Award 2015) do Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh và Viện IRED trao tặng.

tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu (tái bản 2025)

tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu (tái bản 2025)

Tuổi Trẻ Đáng Giá Bao Nhiêu (Tái Bản 2025)

“Bạn hối tiếc vì không nắm bắt lấy một cơ hội nào đó, chẳng có ai phải mất ngủ.

Bạn trải qua những ngày tháng nhạt nhẽo với công việc bạn căm ghét, người ta chẳng hề bận lòng.

Bạn có chết mòn nơi xó tường với những ước mơ dang dở, đó không phải là việc của họ.

Suy cho cùng, quyết định là ở bạn. Muốn có điều gì hay không là tùy bạn.

Nên hãy làm những điều bạn thích. Hãy đi theo tiếng nói trái tim. Hãy sống theo cách bạn cho là mình nên sống.

Vì sau tất cả, chẳng ai quan tâm.”

“Tôi đã đọc quyển sách này một cách thích thú. Có nhiều kiến thức và kinh nghiệm hữu ích, những điều mới mẻ ngay cả với người gần trung niên như tôi.

Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? được tác giả chia làm 3 phần: HỌC, LÀM, ĐI.

Nhưng tôi thấy cuốn sách còn thể hiện một phần thứ tư nữa, đó là ĐỌC.

Hãy đọc sách, nếu bạn đọc sách một cách bền bỉ, sẽ đến lúc bạn bị thôi thúc không ngừng bởi ý muốn viết nên cuốn sách của riêng mình.

Nếu tôi còn ở tuổi đôi mươi, hẳn là tôi sẽ đọc Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? nhiều hơn một lần.”

- Đặng Nguyễn Đông Vy, tác giả, nhà báo

âm thú

âm thú

Âm Thú

“Âm thú” là tập truyện ngắn kinh dị, trinh thám của nhà văn nổi tiếng Edogawa Ranpo, gồm hai truyện lẻ là Âm thú và Trườn đi trong bóng tối.

Âm thú xoay quanh cuộc điều tra của nhà văn trinh thám chính thống Samugawa, tìm hiểu về một kẻ theo dõi thường gửi thư nặc danh đe dọa Shizuko - một người phụ nữ tự nhận là fan của Samugawa. Trong quá trình điều tra, Samugawa bị cuốn vào những rối ren của lòng người, sa vào cám dỗ của tình dục và có một mối quan hệ không chính thống với chính Shizuko. Cuối cùng, Samugawa nhận ra rằng những suy luận của mình đều sai lệch hoàn toàn và mọi thứ đều là một phần trong âm mưu tinh vi được tạo ra bởi Harude Oe - một tác giả thuộc phong cách trinh thám “biến hình” đang thách thức Samugawa.

Trườn đi trong bóng tối là câu chuyện về Nozaki Saburō - một họa sĩ tranh sơn dầu lập dị. Anh có khả năng nhìn thấy vẻ đẹp vượt trên dung mạo ở mọi bộ phận trên cơ thể phụ nữ. Tuy nhiên, sự ám ảnh của anh đối với cái đẹp không chỉ dừng lại ở mức bình thường mà đã phát triển đến mức bệnh hoạn. Anh thường xuyên chấm dứt mối quan hệ với những người mẫu của mình ngay khi vượt qua ranh giới tình cảm. Lý do là bởi anh chưa từng gặp được một người phụ nữ có vẻ đẹp đủ để thỏa mãn đôi mắt nghệ thuật của mình.

Một ngày nọ anh gặp Ochō, một vũ nữ. Saburō đã nhìn thấy vẻ đẹp lý tưởng trong cô. Anh say mê cô đến mức quên cả việc cầm cọ vẽ mà chỉ tập trung vào việc chiếm được tình yêu của cô. Ochō cũng đáp lại tình cảm của anh, và mối quan hệ giữa họ kéo dài hơn bất cứ mối tình nào trước đây của anh.

Hai người lên kế hoạch cho chuyến đi nghỉ dưỡng tại khách sạn Momiyama ở suối nước nóng S, tỉnh Nagano theo mong muốn của Ocho. Ngờ đâu, trong lúc chơi trò trốn tìm với Saburo, Ocho đã biến mất không một dấu vết. Từ đó Saburo dần phát hiện ra nhiều bí mật, từ việc Ocho có một người chồng cũ tên là Shindo, Shindo đến khách sạn đúng ngày Ocho chết cho đến việc người bạn Uemura của Saburo cũng từng quen biết và xảy ra tranh chấp với Shindo. Trong lúc lần theo những manh mối mong manh, Saburo, Uemura và Shindo bị lạc vào một hang sâu ngay bên dưới khách sạn. Ba người dần nhận ra kẻ đứng sau mọi chuyện chính là ông chủ khách sạn. Sau cuộc chiến sinh tồn sống còn trong hang, cuối cùng chỉ có mình Saburo còn sống và thoát ra ngoài, cũng từ đó anh ta phát hiện ra bản tính khát máu trong mình.

bộ sách kho tàng truyện cổ tích việt nam - quyển 1 + quyển 2 (bộ 2 quyển) - bìa cứng

bộ sách kho tàng truyện cổ tích việt nam - quyển 1 + quyển 2 (bộ 2 quyển) - bìa cứng

Bộ Sách Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam - Quyển 1 + Quyển 2 (Bộ 2 Quyển)

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam là công trình nghiên cứu khoa học có giá trị, đồng thời là bộ sưu tập truyện cổ tích, gồm 201 truyện được kể vô cùng hấp dẫn, sinh động. Bộ sách được biên soạn và in xong trong thời gian 25 năm tính từ năm 1957 in tập 1 đến năm 1982 công bố trọn vẹn 5 tập; gồm 3 phần:

Phần đầu, tìm hiểu về bản chất, lai lịch và lịch sử phát triển của truyện cổ nói chung và cổ tích nói riêng.

Phần thứ hai, chiếm dung lượng lớn là 201 truyện cổ tích Việt Nam đã được tuyển chọn và sắp đặt theo hệ thống nhất định, kèm các dị bản. Phần Khảo dị so sánh các điểm dị biệt giữa các truyện chính với hàng trăm truyện cổ dân gian Đông Tây khác, mang đến một góc nhìn tổng quan về hệ thống truyện cổ dân gian vô cùng phong phú của nhân loại.

Tập 1: Nguồn gốc sự vật; Sự tích đất nước Việt; Sự tích các câu ví

Tập 2: Sự tích các câu ví (tiếp theo); Thông minh tài trí và sức khỏe

Tập 3: Sự tích anh hùng nông dân; Truyện thần tiên, ma quỷ và phù phép

Tập 4: Truyện thần tiên, ma quỷ và phù phép (tiếp theo); Truyện đền ơn trả oán; Tình bạn, tình yêu và nghĩa vụ

Tập 5: Tình bạn, tình yêu và nghĩa vụ (tiếp theo); Truyện vui tươi dí dỏm

Phần cuối là những nhận xét sơ bộ về nguồn gốc, con đường lưu chuyển, đặc điểm tư tưởng, nghệ thuật, qua đó đánh giá tổng quát truyện cổ tích Việt Nam.

Một trong những điểm quan trọng mà bộ sách thu hút nhiều thế hệ bạn đọc là cách kể chuyện giản dị, linh hoạt, khi sôi nổi, hóm hỉnh, lúc hiện thực…. của tác giả; bên cạnh nội dung câu chuyện. Vì thế, bạn đọc hào hứng, say mê tìm đọc các câu chuyện cùng các dị bản.

Lần in thứ 11 có những điểm đáng chú ý như sau:

- Nội dung được chỉnh lý kỹ lưỡng bởi Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, con trai của tác giả Nguyễn Đổng Chi, so với những lần in trước đây.

- Chuyển phần tên riêng nước ngoài bằng tên nguyên gốc, với các ngôn ngữ không dùng chữ Latinh thì thay bằng chuyển tự Latin.

- Bổ sung minh họa của hai họa sĩ Phạm Ngọc Tuấn và Phạm Ngọc Tân.

- In 2 tập bìa cứng, có bìa áo, khổ 18,5 cm x 26,5 cm.

GIỚI THIỆU TÁC GIẢ:

GS Nguyễn Đổng Chi quê ở Hà Tĩnh, sinh tại Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận), là con nhà giáo có đức độ và uy vọng Nguyễn Hiệt Chi, từng là đồng sáng lập trường Trường Dục Thanh.

Với cuộc đời từng trải và hơn 50 năm cầm bút, sự nghiệp của ông trải rộng từ sáng tác văn học, nghiên cứu văn học, nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu Hán - Nôm, khảo cổ…, ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp lớn. Cống hiến nổi bật hơn cả của ông là ở lĩnh vực sưu tầm, nghiên cứu văn học, văn hóa dân gian. Ông được xem là một trong những nhà văn hóa dân gian hàng đầu, là người đầu tiên xâu chuỗi các motif truyện cổ tích Việt Nam với cổ tích của nhiều nước. Tác phẩm Kho tàng cổ tích Việt Nam được đánh giá là “công trình nghiên cứu folklore đã trở thành cổ điển”.

Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996. Tại nhiều tỉnh, thành như Hà Tĩnh, Hải Dương, Đà Nẵng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Kiên Giang có đường phố mang tên ông.

NHẬN XÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM:

“200 truyện cổ mà ông tìm tòi, xây dựng, sàng đi lọc lại, với một phong cách ngôn ngữ riêng, giản dị, truyền cảm, với sự khảo dị so sánh rất dày công kho tàng truyện cổ đồ sộ trên thế giới, có thể nói đúng là kho tàng mang rõ nét tâm hồn Việt Nam, kết tinh những gì tiêu biểu cho tư duy nghệ thuật tự sự dân gian Việt Nam, qua phong cách kể chuyện truyền cảm, sinh động, dí dỏm, mà nhiều nhà nghiên cứu folklore như Lê Văn Hảo, Vũ Ngọc Khánh, Tạ Phong Châu đều thống nhất đánh giá rất cao.” - Nguyễn Chung Anh

“Nguyễn Đổng Chi có cái tư chất của một nhà văn biết ghi lại trung thành niềm hứng khởi, nét ngây thơ và sự cảm động của người kể chuyện và nhà thơ dân gian. Một số truyện dưới ngòi bút của ông, đã trở thành những kiệt tác ngắn gọn và tinh khiết, ở đó sự hiện diện của chất thơ và chất hiện thực được hòa tan vào nhau trong một thể thống nhất.” - TS Lê Văn Hảo

“Cách kể của anh hồn nhiên mà sinh động, có ít nhiều vẻ dân dã và phong cách cổ. Ở những trang mở đầu và kết luận bộ Kho tàng, anh đã lưu ý đến những đặc trưng của cổ tích: Tính chất cổ của sự việc, của hình tượng, bản sắc dân tộc của câu chuyện, và trình độ tư tưởng và nghệ thuật cao trong đối sánh với các loại hình tự sự dân gian khác. Khi kể chuyện, anh đã tỏ ra tôn trọng những đặc điểm mà anh nêu ra. Đồng thời, anh vẫn có tư cách của một nhà văn. Cách kể của anh mộc mạc, có vẻ biến hóa, và điều đáng quý hơn cả: rất đáng tin” – PGS Vũ Ngọc Khánh

cây dương cầm tự động

cây dương cầm tự động

Cây Dương Cầm Tự Động

Cây dương cầm tự động kể với chúng ta về một tương lai rất gần, ở đó nước Mỹ chiến thắng Thế chiến thứ ba nhờ phát triển được hệ thống sản xuất tự động hóa có thể vận hành gần như không cần đến con người. Những tưởng tiến bộ khoa học công nghệ sẽ làm đời sống con người tốt đẹp hơn. Nhưng Kurt Vonnegut lại thấy ở đó một viễn cảnh u ám, nơi con người bị máy móc thế thân. Sự tiện nghi bỗng trở nên vô nghĩa khi con người mất đi toàn bộ mục đích tồn tại, phải sống trong một thế giới không ngừng loại bỏ chính con người.

Cuốn tiểu thuyết đầu tay của Kurt Vonnegut được ra mắt cách đây đã bảy mươi năm, nhưng độc giả ngày nay vẫn có thể nhận ra tính thời sự của nó: không chỉ tự động hóa sản xuất được nâng lên một tầm cao mới, mà thành trì cuối cùng của nhân tính là năng lực sáng tạo cũng đang bị đe dọa bởi làn sóng trí tuệ nhân tạo. Quá trình tước bỏ ý nghĩa tồn tại của nhân tính được nhà văn nhìn ra vào thập niên 50 của thế kỳ trước hình như không hề chậm lại, mà cứ ngày một tăng tốc, tiếng thẳng đến một tương lai bi thảm nơi con người trở thành nô lệ cho chính tạo vật của mình.

từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín

từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín

Từ Giờ Thứ Sáu Đến Giờ Thứ Chín

“Không theo con đường của hai tiểu thuyết Đất trời vần vũ và Ngược mặt trời với lối viết huyền ảo tạo ra chỗ đứng vững chãi trong làng văn, Nguyễn Một quay trở lại với mảnh đất hiện thực của riêng mình, kiên nhẫn đào sâu hơn xuống những tầng vỉa mới của sự phi lý gây nên bởi chiến tranh. Câu chuyện dàn trải, nhiều tuyến nhân vật, nhiều sự kiện đan cài, nhiều số phận, nhiều góc nhìn, nhiều nỗi đau buồn, nhiều sự vu vơ...

Nếu xét trên tiêu chuẩn hình thức mang tính cổ điển, thì tiểu thuyết mới nhất đang được nói tới của Nguyễn Một có vẻ giống như hồi ký. Những tư liệu lịch sử, những diễn ngôn của các nhân vật điều hành chiến tranh, tác phẩm được trích dẫn của các nhà văn nhà thơ, nghệ sĩ nổi tiếng… đã vô tình “chứng thực” điều này.

Nhưng, lại “nhưng”, nếu mọi thứ đều phải theo ý độc giả, thì hóa ra chẳng cần đến các sáng tạo cá nhân. Giống như hồi kí nhưng không phải là hồi kí cũng chính là một thủ pháp. Và Nguyễn Một công khai dùng thứ thủ pháp này bền bỉ, tự tin nhất, trong tác phẩm của anh. Xét cho cùng thì không gì hiện thực hơn chiến tranh nhưng bản thân nó lại là sản phẩm của hư cấu. Bịa ra cuộc chiến (như chúng ta vẫn đang thấy), tô vẽ cho nó, khoác cho nó các danh nghĩa, các mục đích mĩ miều, để hợp pháp hóa, hoặc tự huyễn mình về tính cần thiết của hành động tàn phá, giết chóc…chính là sự hư cấu khủng khiếp nhất.

Bám vào điểm tựa nghệ thuật này, Nguyễn Một chủ động xóa nhòa giữa hiện thực và hư cấu. Hiện thực giống như bịa, trong khi thứ tưởng bịa lại là hiện thực. Cứ thế nó đưa mỗi bạn đọc vào cuộc chiến của riêng mình. Khi đó mỗi bạn đọc là một chiến binh tham gia cuộc chiến. Họ là (bị tác giả biến thành) một bãi chiến trường ngổn ngang bom đạn, máu me. Họ vừa là phe này, vừa là phe kia, vừa thấy mình chính nghĩa, vừa thấy ngay ở mỗi hành động chính đáng một sự phi lí kinh hoàng. Nỗi dằn vặt lớn là họ sẽ luôn phải đưa ra vô số quyết định về mặt đạo đức và tất cả đều khi đã ở chân tường.

Ý nghĩa nhân văn lớn lao nhất mà ta nhận được sau khi khép lại cuốn sách, là lời kết án: Chiến tranh, mi đừng có sinhra trên thế gian này!

Tôi nghĩ đây là cuốn tiểu thuyết nên đọc bởi không chỉ là câu chuyện tình dang dở mà qua đó, Nguyễn Một đã kỳ công đưa lại cho chúng ta những “nỗi đau” của người dân trong cuộc chiến…” (Tạ Duy Anh)

cuốn sách hoang dã

cuốn sách hoang dã

Cuốn Sách Hoang Dã

Một câu chuyện đặc biệt khó quên về sách, thư viện và sức mạnh của việc đọc.

Cậu bé Juan mười ba tuổi phải đối mặt với một mùa hè kinh hoàng: Cậu thường xuyên gặp những cơn ác mộng đáng sợ. Bố mẹ cậu ly dị, mẹ suốt ngày hút thuốc và uống rượu, còn bố thì đã đến tận Paris xa xôi. Tệ hơn cả, kỳ nghỉ hè này cậu sẽ phải tạm rời xa ngôi nhà quen thuộc và bạn bè mình. Cậu phải đến sống tại nhà bác – một người lập dị sống một mình, trong một ngôi nhà toàn sách là sách!

Kỳ nghi ngỡ như buồn tẻ và cô độc ấy lại trở nên ngày một ly kỳ, thú vị, lôi cuốn hơn khi Juan nhận thấy những cuốn sách ở nhà bác không hề bình thường: chúng tự động di chuyển khi không ai để ý. Càng đặc biệt hơn khi Juan biết về sự tồn tại của một cuốn sách chưa từng được đọc, chưa từng được viết xong và chưa từng được xuất bản – Cuốn sách Hoang dã. Cùng sự đồng hành của những người bạn mới: Catalina, một cô bé thông minh và dũng cảm; bác Tito, người bác lập dị nhưng đầy hiểu biết; cô Eufrosia, một nhà nghiên cứu bí ẩn và ba chú mèo tinh ranh, Juan lao mình vào hành trình tìm kiếm cuốn sách đặc biệt. Cậu không thể ngờ rằng cuộc phiêu lưu bất ngờ này không chỉ giúp cậu tìm ra một cuốn sách quý, mà còn nhiều hơn thế...

bách khoa ma quỷ - hàn quốc bách quỷ đồ - kỳ thư về các loài ma quỷ hàn quốc

bách khoa ma quỷ - hàn quốc bách quỷ đồ - kỳ thư về các loài ma quỷ hàn quốc

Bách Khoa Ma Quỷ - Hàn Quốc Bách Quỷ Đồ - Kỳ Thư Về Các Loài Ma Quỷ Hàn Quốc

Hàn Quốc Bách Quỷ Đồ là một phần của bộ sách Bách khoa Ma Quỷ do Linh Lan Books phát hành. Cuốn sách tập trung giới thiệu khoảng 100 loài ma quỷ, yêu tinh, linh vật và thần trong văn hóa dân gian Hàn Quốc, được sưu tầm từ các tài liệu cổ như Tam Quốc Di Sự, Tam Quốc Sử Ký, và nhiều câu chuyện dân gian truyền miệng.

Bạn đã từng nghe về “Songaksi” – hồn ma trinh nữ oán hận, mãi chưa thể kết hôn và hàng đêm hiện về trong giấc mơ để gieo rắc tai ương cho dân làng? Đây là hình tượng ma quái tiêu biểu của Hàn Quốc, tượng trưng cho những thói hư tật xấu và bất công, gây ra đau khổ và thảm họa cho xã hội.

Hay Tứ Thần bảo vệ tứ phương – Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ cũng là những hình ảnh quen thuộc trong văn hóa đại chúng Hàn Quốc, chúng không chỉ đại diện cho sự bảo vệ mà còn cảnh báo về tai ương và thảm họa khi con người vi phạm đạo lý.

Tất cả những câu chuyện kỳ bí ấy được tác giả Ko Seong Bae sưu tầm và biên soạn công phu, dựa trên những tài liệu quý giá từ kho tàng văn học dân gian và các tác phẩm cổ điển như Tam Quốc sử ký, Tam Quốc di sự, Dung Trai Tùng Thoại, Ư Vu Dã Đàm… Đến với Hàn Quốc Bách quỷ đồ, tác giả sẽ đưa bạn vào hành trình khám phá một thế giới huyền bí, nơi bạn sẽ gặp gỡ hàng trăm loài yêu ma, quái vật, linh vật huyền bí và những vị thần trong nền tín ngưỡng phong phú của Hàn Quốc.

Kết cấu cuốn sách

Sách được chia thành bốn chương chính:

• Quái: Những sinh vật kỳ lạ có hình dạng tương tự người hoặc thú, như Gamdori (quái nửa người) hay Gwisusan (rùa cõng núi).

• Quỷ: Các thực thể được tạo nên từ tinh khí tự nhiên hoặc linh hồn, như Golsaengchung (trùng ký sinh trong xương).

• Linh vật: Những đồ vật có tính chất kỳ diệu, như Gwisomok (cây bị ma ám).

• Thần: Các vị thần mang tính cách riêng biệt, ví dụ như Geumgangyacha (Kim Cương Dạ Xoa).

Điểm đặc biệt

• Mỗi loài ma quỷ đều được miêu tả chi tiết từ tên gọi, nguồn gốc, đặc điểm, đến truyền thuyết gắn liền với chúng.

• Các loài ma quỷ như Gumiho (cáo chín đuôi), Daesa (đại xà), hay Gamdori mang tính biểu tượng, phản ánh nỗi sợ, niềm tin và cách đối diện với tự nhiên của con người.

Ý nghĩa văn hóa và tâm linh

Cuốn sách không chỉ là một tuyển tập các câu chuyện kỳ bí mà còn là cánh cửa mở ra thế giới quan, tín ngưỡng và giá trị văn hóa truyền thống Hàn Quốc. Những truyền thuyết và quan niệm dân gian được giới thiệu giúp độc giả hiểu thêm về cách người Hàn Quốc kết nối với thiên nhiên và tâm linh.

Đóng góp và giá trị

Cuốn sách được tạo nên nhờ công sức của các nhà nghiên cứu, biên tập, và sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng. Đây không chỉ là một tác phẩm nghiên cứu mà còn là nguồn cảm hứng để những thế hệ mới tiếp tục khám phá và phát triển các nội dung về văn hóa Hàn Quốc.

hà nội nhớ thương của tôi

hà nội nhớ thương của tôi

Hà Nội Nhớ Thương Của Tôi

TÓM TẮT SÁCH

Hà Nội Nhớ Thương Của Tôi là một hành trình đầy xúc cảm qua từng góc phố, từng mái nhà, và từng giai đoạn lịch sử của thủ đô Hà Nội. Cuốn sách là hồi ký sống động của tác giả Quan Thế Dân, kể lại những ký ức tuổi thơ, những biến cố lịch sử và xã hội đã làm nên diện mạo một Hà Nội đa sắc màu.

Không chỉ dừng lại ở những khung cảnh và câu chuyện của thành phố, tác giả còn mang đến những kỷ niệm thân thương với gia đình: những bữa cơm giản dị bên bếp lửa, những buổi chiều cùng cha mẹ dạo quanh Hồ Gươm, hay tiếng cười trẻ thơ vang lên trong ngôi nhà nhỏ. Tác phẩm đặc biệt chạm đến trái tim người đọc qua cách kể chuyện mộc mạc, giàu cảm xúc.

Đây không chỉ là cuốn sách dành cho những ai yêu mến Hà Nội mà còn là tư liệu quý giá để hiểu sâu hơn về tâm hồn và bản sắc của vùng đất ngàn năm văn hiến.

CUỐN SÁCH CÓ GÌ ĐẶC BIỆT

- Hồi ký sâu lắng: Tác giả kể lại những ký ức thời thơ ấu, những âu lo và hớn hở khi chứng kiến sự thay đổi của quê hương.

- Phân tích lịch sử và văn hóa: Cuốn sách giải thích những địa danh, câu chuyện và con người liên quan đến Hà Nội qua từng giai đoạn.

- Cảm xúc mộc mạc: Từ những trải nghiệm cá nhân, tác giả đã mang đến cái nhìn độc đáo về Hà Nội, làm phong phú góc nhìn cho người đọc.

- Cá tính riêng của tác giả: Quan Thế Dân có phong cách viết chân thực, đầy chất thơ và giàu cảm xúc. Ông không ngần ngại chia sẻ những quan điểm riêng, ký ức riêng tư, từ những phút giây lặng lẽ bên góc phố đến những cuộc trò chuyện đầy triết lý về cuộc đời. Văn phong của ông hòa quyện giữa nét cổ kính của Hà Nội và sự nhạy bén của một người quan sát tinh tế, tạo nên một giọng kể vừa gần gũi vừa sâu sắc.

GIỚI THIỆU TÁC GIẢ

Tiến sĩ, bác sĩ Quan Thế Dân

Sinh năm: 1960

Quê quán: Hà Nội

Nghề nghiệp: Bác sĩ

Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1983, từng công tác điều trị và giảng dạy tại TP. HCM và Hà Nội, sau khi nghỉ hưu hiện làm việc ở Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành – Thanh Hóa.

Tác phẩm đã xuất bản:

Nhật ký giữa tâm dịch Covid-19 (Nxb Y học, 2021)

Nhiều bài trên các báo....

ba chị em - phần 3 của thợ xăm ở auschwitz

ba chị em - phần 3 của thợ xăm ở auschwitz

Ba Chị Em - Phần 3 Của Thợ Xăm Ở Auschwitz

Câu chuyện của họ sẽ khiến bạn day dứt.

Hành trình của họ sẽ khiến bạn hy vọng.

Danh tính của họ sẽ khiến bạn khắc ghi.

Đức Quốc xã đã đẩy ba chị em - Cibi, Magda và Livi - vào trại hành quyết kinh hoàng bậc nhất trong lịch sử nhân loại. Họ bị tước đoạt không chỉ tự do, mà còn cả tên tuổi và nhân dạng bằng những năm tháng ròng rã lao động khổ sai, bệnh tật và bất hạnh. Họ phải chứng kiến mọi tội ác dã man mà chiến tranh gây ra tại Auschwitz: những con tàu dành cho súc vật chở người, những mảnh đời đáng thương buông xuôi số phận trong phòng hơi ngạt, những màn tra tấn và giết chóc...

Nhưng ở nơi sống chết chỉ cách nhau trong gang tấc đó, bất chấp sự xấu xa và tàn ác, họ vẫn dành cho nhau tình yêu thương mãnh liệt. Sức mạnh của tình thân đã giúp họ sống sót qua những thời khắc tăm tối nhất, đã trở thành động lực để họ giữ vững niềm hy vọng về một ngày mai hòa bình và được sống một cuộc đời trọn vẹn.

Nỗ lực sống sót phi thường, thành tựu an cư lạc nghiệp và một mái ấm gia đình sau thời chiến ở quê hương mới – Israel – chính là bằng chứng hùng hồn cho thắng lợi vẻ vang của họ, cũng là của nhân loại, trước chiến tranh phi nghĩa.

Ba chị em là một áng văn tuyệt đẹp về trí tuệ, lòng can đảm và niềm hy vọng. Nếu đã từng yêu mến Heather Morris – tác giả ăn khách trên toàn cầu với cuốn sách Thợ xăm ở Auschwitz – bạn sẽ không thể bỏ lỡ cuốn tiểu thuyết này.

sách đố vui lật giở song ngữ - đoán xem là gì? - bìa cứng (tái bản 2025)

sách đố vui lật giở song ngữ - đoán xem là gì? - bìa cứng (tái bản 2025)

Sách Đố Vui Lật Giở Song Ngữ - Đoán Xem Là Gì?

Bộ sách LẬT GIỞ TƯƠNG TÁC SONG NGỮ có minh họa sinh động, đáng yêu, nội dung phù hợp với các độc giả nhí từ 1-2 tuổi trở lên, giúp các em làm quen với việc đọc sách cũng như các khái niệm đồ vật, con vật quen thuộc hằng ngày. Mỗi khi lật trang, các em sẽ ồ lên thích thú và vô cùng ngạc nhiên khi khám phá ra sự tương đồng đặc biệt giữa các sự vật hiện tượng trong sách.

Bộ sách đố vui lật giở giúp các em có sự liên tưởng và kết nối những hình ảnh giống nhau lại, từ đó vừa xây dựng được hiểu biết và nhận thức về thế giới xung quanh, vừa phát triển khả năng liên tưởng nhanh nhạy. Cuốn “Mặt Trăng đang buồn” là sách tập kể chuyện giúp các em rèn luyện khả năng ngôn ngữ.

DANH SÁCH 4 CUỐN:

1) Mặt Trăng đang buồn

Mặt Trăng đang buồn. Voi muốn làm gì đó giúp bạn, nhưng cậu không thể làm điều này một mình. Với sự giúp sức của Gấu Bắc Cực, Hổ, Cá Sấu và Chuột, Voi và các bạn cùng khiến Mặt Trăng vui cười. Một câu chuyện ấm áp về nhóm bạn cùng hợp sức vỗ về Mặt Trăng.

2) Đoán xem ai?

Các loài động vật khác nhau có nhiều điểm tương đồng hơn bạn nghĩ đấy! Con ong và ngựa vằn có điểm gì giống nhau nhỉ? Còn nhện và mực thì sao? Mở cuốn sách này ra và bạn sẽ biết tuốt!

3) Đoán xem là gì?

Các đồ vật quanh ta có thể rất giống với các bộ phận của động vật đấy! Thật đáng kinh ngạc phải không nào? Bạn thử quan sát cành cây với cặp gạc của con hươu xem! Hay thử so sánh lông cọ sơn với chòm râu của chú dê nào! Mở cuốn sách này ra và bạn sẽ biết tuốt!

4) Đoán xem ở đâu?

Các loài động vật làm đủ hoạt động khác nhau đấy! Nhưng mà ở đâu nhỉ? Chú sóc giấu hạt dẻ ở đâu? Bạn cún đi tè ở đâu nào? Mở cuốn sách này ra và bạn sẽ biết tuốt!

Về tác giả

Guido Van Genechten là một tác giả, họa sĩ người Bỉ. Ông tốt nghiệp đại học Mỹ thuật tại Mol và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đồ họa. Ông từng đạt nhiều giải thưởng cho dòng sách thiếu nhi, như danh hiệu sách minh họa quốc tế đẹp nhất của giải City of Hasselt, danh hiệu minh họa sách thiếu nhi xuất sắc nhất và sách tranh hay nhất năm 2007 của giải Reader’s Digest.

vua lear

vua lear

Vua Lear

Trong kho tàng tác phẩm của Shakespeare, hầu hết mọi người đều công nhận bốn vở kịch sau đây: Hamlet, Othello, Vua Lear, và Macbeth là những kiệt tác của ông, và cũng là đỉnh cao của văn học thế giới từ xưa đến nay. Trong số này, Vua Lear (1605) đã được viết trong thời kỳ sung mãn và chín chắn nhất trong sự nghiệp sáng tác của nhà soạn kịch, trước Hamlet (1601), Othello (1603–1604), và sau Macbeth (1606–1607).

Thật vậy, như giáo sư R. A. Foakes (1923 – 2013) đã viết, "Vua Lear đứng sừng sững như một người khổng lồ ở trung tâm của các thành tựu của Shakespeare như một nỗ lực vĩ đại nhất của trí tưởng tượng của ông."

Phạm vi xã hội của tác phẩm bao gồm toàn bộ xã hội, từ nhà vua cho đến kẻ ăn mày, và mời gọi chúng ta đưa trí tưởng tượng đi từ hoàng cung cho đến túp lều giữa cánh đồng hoang trơ trọi. Phạm vi cảm xúc của nó trải dài từ cực điểm của cơn thịnh nộ mãnh liệt cho đến sự thân mật dịu dàng của cảnh hoà giải giữa Lear và Cordelia. Nó mô tả bằng những đường nét mạnh mẽ nỗi thống khổ tạo nên bởi sự bất nhân của người đối với người trong cảnh Lear kêu gào giữa cơn mưa bão và cảnh móc mắt Gloucester trên sân khấu. Vở kịch vô song trong việc miêu tả sự độc ác và khốn khổ của con người, nhưng cũng đầy những bức tranh của lòng tốt, sự tận tuỵ, trung thành, và hy sinh. Thông qua những nhận xét của Chú hề, những lời “điên rồ” của Tom Tội nghiệp, và những cái nhìn sâu sắc của Lear và Gloucester trong cơn đau khổ, Vua Lear phô bày một cách sinh động sự ngu ngốc, tham lam, và đồi bại của con người.

Tác phẩm kết hợp những sắc thái của cuộc sống điền viên và tình cảm lãng mạn, gợi lại những vở kịch luân lý, có một vai chính mang tầm vóc sử thi. Và những đặc tính này, cùng với phạm vi tưởng tượng đáng kinh ngạc của hành động, ngôn ngữ, và hình ảnh, đã khiến nhiều người xem vở kịch dưới dạng những giá trị phổ quát, như một mối tương liên khách quan cho cuộc du hành tinh thần đi qua cuộc sống của Con người đau khổ.

Có lẽ cũng chính vì đồng ý với các thành tựu nêu trên mà giáo sư A. C. Bradley (1851 – 1935), một trong số các học giả về Shakespeare có thẩm quyền nhất, đã đưa ra những lời tán dương nhiệt thành:

“Vua Lear hết lần này đến lần khác được mô tả là tác phẩm vĩ đại nhất của Shakespeare, vở kịch hay nhất của ông, vở bi kịch trong đó ông thể hiện đầy đủ nhất sức mạnh đa dạng của mình; và nếu chúng ta cam chịu mất tất cả các vở kịch của ông, ngoại trừ một vở, có lẽ đa số những người hiểu biết và tán thưởng ông nhất sẽ tuyên bố giữ lại Vua Lear.”

tổn thương hỏi? tôi đây trả lời - bìa cứng

tổn thương hỏi? tôi đây trả lời - bìa cứng

Tổn Thương Hỏi? Tôi Đây Trả Lời

Trong cuộc đời, ai rồi cũng sẽ đi qua những nỗi đau, tổn thương. Nhưng làm thế nào để những vết thương ấy không “mưng mủ”? Làm thế nào để đối diện với tổn thương và tiếp tục hành trình trưởng thành? Cuốn sách “Tổn thương hỏi? Tôi đây trả lời!” của tác giả Lạc Thiên sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi của trái tim, để mở cánh cửa bước ra ánh sáng sau những ngày u tối.

Không phải là một cuốn sách dày dặn, to lớn, “Tổn thương hỏi? Tôi đây trả lời!” xuất hiện với dáng vẻ nhỏ nhắn, nhưng lại chứa đựng ý nghĩa lớn lao. Với ngôn từ dịu dàng, sâu lắng, Lạc Thiên như người bạn đồng hành, cùng bạn trò chuyện, sẻ chia từng câu hỏi nhỏ trong tâm hồn.

Cuốn sách không áp đặt bạn phải nghĩ gì, cảm thấy ra sao, hay thay đổi thế nào. Nó chỉ khơi gợi, mở ra một không gian để bạn đối thoại với chính tổn thương của mình. Giống như tựa sách, khi tổn thương hỏi, thì tác giả, thông qua những lời tự sự, sẵn sàng đáp lại bằng một trái tim đầy thấu hiểu và cảm thông.

Cuốn sách dành cho ai?

Những người mang trong mình vết thương cũ chưa lành.

Những ai muốn hiểu hơn về bản thân và học cách sống cùng cảm xúc.

Những tâm hồn nhạy cảm đang cần một bàn tay dịu dàng nắm lấy.

Hãy để “Tổn thương hỏi? Tôi đây trả lời!” trở thành người bạn đồng hành trên hành trình chữa lành của bạn. Không vội vàng, không áp đặt, chỉ là những lời động viên dịu dàng, để bạn thấy rằng mình chưa bao giờ đơn độc trong hành trình tìm lại chính mình.

Hãy mở từng trang sách và để Lạc Thiên dẫn bạn đi qua nỗi đau, đến nơi bình yên và hạnh phúc. Vì tổn thương không phải là điểm dừng chân, mà chỉ là một chương của cuộc đời.

“Chúng ta hôm nay hết mình không phải là để đời thấy Cậu giỏi, mà là để gặp được chính mình ở ngày mai tươi đẹp nhất!” – Lạc Thiên

học - learning - thơ thư pháp - song ngữ việt-anh - bìa cứng

học - learning - thơ thư pháp - song ngữ việt-anh - bìa cứng

Học - Learning - Thơ Thư Pháp - Song Ngữ Việt-Anh

Học là tập thơ song ngữ thứ hai của tôi, sau tập thơ Sống. Ở tác phẩm này, tôi định hướng cho tôi, và ghi lại những cảm xúc bằng thể thơ Đường luật viết bằng chữ thư pháp Việt Nam do chính tôi viết. Bởi lẽ trong đời, tôi chỉ mong được học tập và thực hành. Tôi học để biết mình, hiểu mình và trị mình. Học để biết nghĩ kiên định hơn, tự sửa lấy mình, tự học mãi không thôi. Học để hoàn thiện bản thân, vun bồi nhân cách, đức hạnh, sống với tinh thần lạc quan, nâng cao năng lực, loại bỏ tạp niệm và những tố chất xấu. Tôi chỉ cầu học sao cho được nhân tâm thuần phác, ôn hoà, mực thước, sáng suốt, kiên trì nỗ lực với niềm tin kiên định vượt qua mọi khó khăn để bước đi trên con đường mình đã chọn. Đó là Hạnh Phúc Nội Tâm của tôi. Tôi mong được đọc những cuốn sách mà tôi yêu thích, được làm những công việc mà tôi thích làm. Tôi chăm chú học tập và làm việc nghiêm túc, tự trọng, tự trị lấy bản thân, sống chân thực, kiên nhẫn rèn luyện ý chí cho mỗi ngày thêm thiện - mỹ.

Tôi biết ơn cuộc đời và cả nghịch cảnh đã hun đúc tâm hồn tôi trở nên phong phú, biết quý trọng thời gian, nghe, nhìn, quan sát để học tập, vì tri thức là vô cùng vô tận. Tôi tôn trọng, tôn vinh người khác và học sống kiên nhẫn, khiêm tốn, bác ái, bao dung, chỉ trách mình mà không trách người. Lễ phép, tự do tự tại trong tư tưởng, và sống thành tín, học giữ nguyên giá trị nhân sinh, gốc của hạnh phúc an lạc ngay tại tâm mình, ít lo nghĩ. Hạnh phúc hay đau khổ cũng từ tâm sinh ra, nên việc lớn trong đời tôi là quán tâm và trị tâm mình. Học dung hoà yêu đời tín nghĩa, rèn nhân cách, giữ cho tâm minh, an tĩnh vui vẻ điều hoà là tôi thoả chí, luôn dành khoảng trống thời gian tĩnh lặng để nhìn lại chính mình. Tôi xét lỗi chính mình, không lấy lý do đổ thừa cho hoàn cảnh, nỗ lực học tập để đi trên con đường hướng tới mục đích sống mà mình đã chọn, bằng đức tin trở thành người thuần phác chân chính, cảm nhận niềm vui viên mãn trong kiếp nhân sinh, tâm an nhàn thoải mái.

Sống hành thiện là bổn phận, không đua chen danh lợi, chẳng toan tính thiệt hơn, không bị ràng buộc bất cứ điều gì. Tôi luôn nhắc nhở bản thân sống biết đủ là chân hạnh phúc, vạn sự tuỳ duyên chẳng cưỡng cầu, chân thực, chăm chỉ thực hành hòa kính từ trong tâm.

Giữ tâm tĩnh lặng hưởng niềm an lạc nội tâm lâu bền cùng tâm thanh tịnh, êm đềm thảnh thơi thưởng cảnh hoà hợp với thiên nhiên, hưởng ánh càn khôn vũ trụ…

Tất cả những điều ấy tôi muốn học và thực hành trong suốt đời mình.

Hoa Đăng

----------

“Learning” is my second bilingual poetry collection, after the poetry collection “Living”. In this work, I guided myself by recording emotions in classical Tang Dynasty poetry, presented in Vietnamese calligraphy, written by myself. Because in this world, I only want to learn and practice. I learn to know myself, understand myself and regulate myself. Learn to think more consistently, learn to self-correct, and continuosly improve yourself. Studying also helps cultivate personality and virtue, live with optimism, improve abilities, and eliminate impure thoughts and unhealthy qualities. I just pray that I have a pure, gentle, moderate, clear-minded disposition, and persevere in my efforts with the firm faith to overcome all difficulties to walk on the path I have chosen. That is my Inner Happiness. I look forward to read the books that I love, and do the things that I enjoy. I study attentively and work seriously, have self-respect, self-regulation, live honestly, and patiently practice my will, so that every day I become more beautiful and more good.

I am grateful for life and sometimes even the adversities that have molded my soul to become rich, to appreciate time, capable of hearing, seeing, observing, and aiming for endless knowledge. I respect and honor everyone else, and learn to live honestly, humbly, compassionately, and tolerantly, only blaming myself and not others. Be polite, be free in thought, learn to maintain human values, and find the roots of happiness and peace right in your heart, without worrying about anything. Happiness or suffering are also born from our mind, so I think the big thing in this life is to master the mind and regulate it. Learn how to harmonize faith with life, train yourself so that your mind is always bright. Always be balanced and peaceful, because it is the key to your confidence. I always take quiet time to look back at myself. I examine my own mistakes, do not blame circumstances on any reason, and strive to walk on the path towards the life purpose I have chosen. I also have the faith that I must become an honest and genuine person, knowing how to feel the fullness of joy in life with comfort and ease.

Living for good purposes is a duty, without competing for fame and profit, without calculating anything more or less, without being dependent on anything. I always remind myself: Living knowing that you have enough is true happiness, everything depends on conditions without forcing. Be honest and diligent in doing everything, know how to get along and respect everyone from your heart.

Keep your mind quiet to achieve lasting inner peace, enjoy the pure, leisurely scenery in harmony with nature, enjoy the light of the universe...

All of these things I want to learn forever and practice throughout my life.

Hoa Dang

chuyện làng buông

chuyện làng buông

Chuyện Làng Buông

Ai đó nói làng…vỡ. Tất cả đều sợ một ngày nào đó làng vỡ.

Nhưng vỡ là vỡ thế nào? Làng ấy tên Buông vì có ông thành hoàng lập nên làng có lối sống… buông. Buông lơi, buông rơi, buông bỏ, hay buông thả, hay buông…buông, thú vị nhất là chính người làng tự cho phép mỗi người muốn hiểu sao thì hiểu. Miễn là, người làng vượt qua thù hận, sự chen ngang, chèn dọc của cái ác, cái dối trá, cái áp đặt từ đâu đó những khuôn mẫu giời ơi và thói thóc mách đặt điều lắm chuyện. Miễn là, người làng nói đi nói lại, rốt cuộc vẫn xoắn nhau cái nghĩa, cái tình. Đói ăn nhưng người làng không chấp nhận đói tình. Những Mưa, Mây với Cát, bà Bẻm, Sướng, chú Làm, cô Tình, chú Quát, cô Chờ, chú Vung, cô Nỡm, chú Sỏi cô Ngàn, lão Cong, cô Vượt, ông Nồi, cô Xoan tất cả bện với nhau trong văn hoá làng thành sợi thừng thô mộc nhưng chỉ cần một mồi lửa là hừng hực cháy. Cái mồi lửa ấy trớ trêu thay lại chính là cái khát khao và thoả mãn tận cùng thể xác được thăng hoa không phải bởi tình yêu mà bởi tình thương.

“Gã không thể gạt phăng cái sự thật là đêm ở điếm canh gã như ngọn đuốc hực cháy. Không có tình thương với Mưa thì thể xác gã không thể tự bốc cháy như vậy. Tình thương! Đúng! Tình thương. Bắt đầu cứ thế đã. Cái thứ tình thương mà ai cũng nắm bắt rõ ràng, mà khó buông, khác với cái tình yêu mà đến bà Bẻm gần xuống lỗ rồi còn không hiểu là cái giống đếch gì, huống hồ gã, một thằng giai mới nhớn.

Buông! Buông! Buông! Thương! Thương! Thương!

Theo bản năng không ai mách bảo, dạy dỗ, gã như con chó lè lưỡi liếm khắp cơ thể của Mưa không phải như liếm thức ăn mà liếm…bạn tình. Liếm khắp. Liếm qua, liếm lại bất cứ chỗ nào. Không thấy dơ bẩn, không thấy mỏi lưỡi. Tình thương đấy. Vì tình thương mà thôi.”

Mất tình thương, làng mới thực sự vỡ.

Buông! Buông! Buông! Bỗng lắng lại tất cả thành: Boong! Boong! Như tiếng chuông chùa…

momo

momo

Momo

Sơ lược về tác phẩm

Cuốn tiểu thuyết mang màu sắc ngụ ngôn và cổ tích tuyệt diệu của Michael Ende đã thành công trên khắp thế giới, trở thành thánh thư của cả một thế hệ.

Momo sống ở rìa một thành phố lớn trong một nhà hát lộ thiên đổ nát. Cô bé không có gì ngoài những thứ tự mình tìm được hay mọi người tặng cho, và một khả năng kì lạ: Cô bé luôn có thời gian và khả năng lắng nghe người khác. Một ngày kia, những gã màu xám bắt tay vào thực hiện một kế hoạch. Chúng cầm giữ thời gian quý báu của con người và Momo là người duy nhất còn có thể ngăn chặn được chúng...

Có một bí mật to lớn nhưng cũng hết sức giản dị. Tất cả mọi người đều có phần, ai cũng biết đến nó, nhưng lại rất ít người suy nghĩ về nó. Hầu hết mọi người chỉ đơn giản nhận lấy nó và chẳng ngạc nhiên một chút nào. Điều bí mật ấy là thời gian. Thời gian là cuộc sống. Và cuộc sống ở trong trái tim…

Là câu chuyện nổi tiếng của Michael Ende trước Chuyện dài bất tận, Momo đã mang về cho tác giả của nó vô số giải thưởng văn học thanh thiếu niên của Đức và châu Âu, nhiều lần dựng thành phim, được dịch ra hơn 40 thứ tiếng với tổng số ấn bản lên tới bảy triệu.

Nhận định

"Tiểu thuyết của Michael Ende còn hơn cả một thánh thư." – Stuttgarter Zeitung (Báo Người Stuttgart)

"Một truyện cổ tích dành cho trẻ em cũng như người lớn." – Die Welt (Thế giới)

combo sách lâu đài trên mây + ngôi nhà nghìn hàng lang + lâu đài bay của pháp sư howl (bộ 3 cuốn)

combo sách lâu đài trên mây + ngôi nhà nghìn hàng lang + lâu đài bay của pháp sư howl (bộ 3 cuốn)

Combo Sách Lâu Đài Trên Mây + Ngôi Nhà Nghìn Hàng Lang + Lâu Đài Bay Của Pháp Sư Howl (Bộ 3 Cuốn)

1. Lâu Đài Trên Mây

Tại thành Zanzib ở vương quốc Rashpuht, phía Nam của Ingary, có một người buôn thảm trẻ tuổi tên Abdullah ngày ngày đắm chìm trong những mộng tưởng hoang đường. Tuy chẳng giàu có nhưng anh rất bằng lòng với cuộc sống của mình, cho tới ngày anh được một lữ khách phương xa bán cho một tấm thảm mầu nhiệm.

Hằng đêm, tấm thảm đưa anh tới một khu vườn đẹp mê hoặc, nơi anh gặp gỡ và đem lòng yêu nàng công chúa Hoa Đêm khả á. Một đêm nọ, nàng lại bị ma thần cướp đi ngay trước mắt anh. Với tấm thảm thần giúp sức và sự lanh trí của bản thân, Abdullah khăn gói lên đường đi giải cứu cô gái của lòng mình...

“Một chuyến phiêu lưu kỳ ảo vô cùng sống động.” - School Library Journal

“Phần tiếp theo của Lâu đài bay của pháp sư Howl không hề kém cạnh phần đầu. Với khiếu hài hước kỳ lạ và những tình tiết bí ẩn, Jones đã thành công trong việc tạo nên cho cuốn sách một không khí căng thẳng mà dí dỏm, và lần nữa chứng minh rằng mọi sự không phải lúc nào cũng như ta tưởng.” - ALA Booklist

2. Ngôi Nhà Nghìn Hàng Lang

Charmain chẳng hiểu gì nữa. Nhà ông cố William nhỏ xíu thế kia thì trông nom nhà cửa trong lúc cụ đi chữa bệnh đáng lẽ phải dễ lắm chứ? Vậy mà cô lại sa vào một mê hồn trận những hành lang và phòng ốc rối rắm, nhằng nhẵng theo chân là nàng cún mầu nhiệm, và ở xa tít đâu đó giữa mê cung này còn là một cậu chàng pháp sư tập sự chẳng biết phân biệt phương hướng mà bỗng nhiên Charmain phải chịu trách nhiệm trông coi. Nhưng vẫn chưa hết, Charmain còn vô tình bị cuốn vào cuộc truy lùng báu vật hoàng gia của đức vua với sự trợ giúp của phù thủy Sophie từ xứ Ingary.

Liệu tới khi nào Charmain mới có thể đã đời vùi đầu vào những trang sách như cô hằng mong muốn đây?

“Có những điều Stephen King và J.K. Rowling còn phải học hỏi Diana Wynne Jones… Bà có cái tài thêm thắt vừa đủ chi tiết vào tác phẩm để khiến độc giả thỏa mãn mà không bị chán ngấy.” - SFX

“Đây là câu chuyện về ma thuật, điểm xuyết những cuộc phiêu lưu mạo hiểm, đồng thời cũng là tất cả những gì các chàng trai cô nàng mới lớn sớm muộn gì cũng phải nghĩ tới: học cách làm người lớn.

3. Lâu Đài Bay Của Pháp Sư Howl

Cô gái Sophie Hatter đang sống và làm việc yên ổn trong cửa hiệu bán mũ của bố mẹ ở Ingary, xứ sở của những đôi ủng bảy lý và áo tàng hình thì bỗng một ngày, mụ phù thuỷ xứ Waste xuất hiện biến cô thành bà già xấu xí. Quyết tâm giải cứu bản thân mình, Sophie đi tới lâu đài bay tìm kiếm sự giúp đỡ của Pháp sư Howl - kẻ vốn bị đồn là khoái “ăn tươi nuốt sống” trái tim của những cô gái trẻ.

“…Sophie ngậm ngón tay bị bỏng nhẹ và lấy tay kia nhặt những lát thịt ba chỉ xông khói rơi trên váy, mắt chằm chằm nhìn Calcifer. Lão đang quật từ bên này sang bên kia lò sưởi. Những bộ mặt xanh lơ của lão gần như trắng bệch. Trong khoảnh khắc, lão có vô số những con mắt da cam, rồi khoảnh khắc sau đó đã có hàng dãy những con mắt bạc sáng như sao. Cô chưa bao giờ hình dung ra cái gì giống như thế.

Có cái gì đó quét qua trên đầu với một phát nổ và tiếng đùng làm rung chuyển mọi thứ trong phòng. Một cái gì đó thứ hai theo sau, với tiếng rống dài chói tai. Calcifer rung lên gần như xanh đen, và da Sophie xèo xèo vì tàn lửa từ phép thần thông đó…”

1. Lâu đài bay của pháp sư Howl (TB 106.000)

2. Lâu đài trên mây

3. Ngôi nhà nghìn hàng lang

tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ

tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ

Tìm Mình Trong Thế Giới Hậu Tuổi Thơ

*Giới thiệu tác giả

Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang là nhà hoạt động xã hội và tác giả phi hư cấu, viết về các chủ đề xã hội đương đại. Ông tiên phong trong các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sức khỏe tinh thần, phá bỏ định kiến và kỳ thị. Ông nỗ lực mở rộng không gian xã hội dân sự, góp phần xây dựng một xã hội giàu lòng khoan dung và trắc ẩn. Ông cũng là đồng sáng lập hai dự án cộng đồng: Vườn Xả và Ngày Mai.

*Lời mời đọc

Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ dẫn người đọc vào thế giới của người trẻ trên dưới hai mươi tuổi, lứa tuổi không còn trẻ con, nhưng cũng chưa thực sự là người lớn. Trong thế giới đó có những run rẩy của va chạm thân thể lần đầu, có lấp lánh của tình yêu, có những đêm dài, những chuyến đi xa, những hoang mang và băn khoăn hiện sinh. Nhưng bao trùm lên tất cả, như một tấm màn lớn, là nỗi đau. Nỗi đau từ sự cô đơn của đứa con vẫn được xã hội khen là "trưởng thành" và "ngoan," từ sự trống rỗng nội tâm của đứa trẻ lớn lên trong một gia đình lạnh lẽo, từ sự tuyệt vọng của người trẻ bị giam cầm trong nhà tù mang tên tình yêu cha mẹ.

Vang lên như những bài hát khi buồn đau khi dữ dội, những chân dung trong cuốn sách cùng các phân tích tâm lý học của tác giả sẽ khiến cha mẹ, thầy cô và tất cả những ai có người trẻ trong cuộc sống của mình phải thức tỉnh, phải ngồi xuống lắng nghe con em mình và suy ngẫm về bản thân, để học cách chữa lành và yêu thương đích thực.

Chương mới giới thiệu một trong những bảng hỏi được sử dụng rộng rãi bởi các nhà tâm lý học và nhân viên công tác xã hội, nhằm giúp bạn đọc tự có đánh giá ban đầu về mức độ khắc nghiệt của tuổi thơ của mình. Bên cạnh đó, tác giả phân tích về ranh giới của stress tích cực và stress độc hại trong quá trình phát triển cá nhân. Chương bổ sung cũng giới thiệu khái niệm quan trọng “năng lực phục hồi” - khả năng giúp người rơi vào khủng hoảng tâm lý có thể vượt qua và quay lại với trạng thái sức khoẻ tinh thần cũ - và những yếu tố ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực lên năng lực này.

boxset tam thế tranh hùng (bộ 4 tập)

boxset tam thế tranh hùng (bộ 4 tập)

Boxset Tam Thế Tranh Hùng (Bộ 4 Tập)

“Tam Thế Tranh Hùng” là bộ tiểu thuyết dã sử khắc họa giai đoạn lịch sử hào hùng 1771-1802, sự tranh giành quyền lực giữa ba thế lực: Lê (Trịnh) – Tây Sơn – Nguyễn. Sách được viết theo thể loại chương, hồi bao gồm 94 hồi, chia thành 4 tập.

1/ Tam Thế Tranh Hùng - Tập 1

Từ 1771-1784 Giai đoạn Trương Phúc Loan lộng quyền, áp chế chúa Nguyễn (xứ Đàng Trong) làm cho dân tình vô cùng thống khổ, dẫn đến cuộc khởi nghĩa Tây Sơn mà đứng đầu là các anh hùng áo vải Nguyễn Nhạc – Nguyễn Huệ - Nguyễn Lữ. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, anh em Tây Sơn đã tập hợp được một thế lực vô cùng hùng mạnh, lật đổ tập đoàn chính trị của chúa Nguyễn kéo dài suốt hơn hai trăm năm ở Nam Hà. Sau khi hai chúa Nam triều bị Tây Sơn tiêu diệt, người cháu của Chúa Định vương là Nguyễn Ánh, lúc này nắm quyền ba quân phải đưa con là Hoàng tử Cảnh sang cầu viện Tây dương để mong tạo thế lực chống lại Tây Sơn. Cũng trong giai đoạn này, Bắc Hà đứng trước thế cuộc vô cùng rối ren, tranh quyền đoạt vị mà tiêu biểu là vụ án năm Canh Tý (1780). Làm tiền đề để Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc Hà, tiêu diệt họ Trịnh sau này.

2/ Tam Thế Tranh Hùng - Tập 2

Tập 2 tiếp tục câu chuyện về cuộc khởi nghĩa Tây Sơn với những diễn biến kịch tính và bi tráng. Bắt đầu bằng việc Bá Đa Lộc sang Tây quốc tìm kiếm sự trợ giúp cho Nguyễn Ánh, trong khi Nguyễn Ánh cầu viện Xiêm quốc sau những thất bại liên tiếp. Trái ngược với sự nhu nhược của Nguyễn Ánh, Nguyễn Huệ thể hiện tài năng xuất chúng khi lãnh đạo quân Tây Sơn đánh bại quân Xiêm La (trận Rạch Gầm – Xoài Mút), lại đưa quân ra Bắc “Phù Lê diệt Trịnh”. Các trận chiến ác liệt và chiến lược tinh vi của Nguyễn Huệ cùng các tướng lĩnh được miêu tả sống động, làm nổi bật tinh thần dũng cảm và ý chí kiên cường của người Việt trong giai đoạn đầy biến động này. Cuốn sách cũng khắc họa sâu sắc sự đấu tranh quyền lực nội bộ và những hy sinh của các nhân vật lịch sử, đem đến cái nhìn toàn diện về một thời kỳ lịch sử đầy sóng gió.

3/ Tam Thế Tranh Hùng - Tập 3

Mở đầu tập 3, Trần Công Xán nhận lệnh đi sứ để thuyết phục Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ, nhưng nhiệm vụ này gặp nhiều khó khăn do tính cách quyết đoán của Nguyễn Huệ. Nguyễn Ánh, trong khi đó, tìm cách chiếm lại Gia Định bằng cách lợi dụng sự bất hòa giữa Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc. Ông cẩn trọng từ chối sự hỗ trợ quân sự từ Xiêm La để tránh tổn hại cho dân chúng, thể hiện lòng nhân từ và thấu đáo. Những cuộc đàm phán căng thẳng và mưu đồ chiến lược giữa các nhân vật được khắc họa chi tiết, minh chứng cho sự phức tạp trong mối quan hệ quyền lực và tài lãnh đạo xuất sắc trong giai đoạn lịch sử đầy biến động này.

Sau khi tiêu diệt Nguyễn Hữu Chỉnh và giết Văn Tham để củng cố quyền lực, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế tại núi Bân vào ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (1788), lấy hiệu Quang Trung​. Dưới danh hiệu Quang Trung, ông lãnh đạo quân Tây Sơn đánh tan 29 vạn quân Thanh, thể hiện tài năng quân sự xuất sắc và lòng yêu nước mãnh liệt​. Những chiến thắng này không chỉ củng cố vị thế của Nguyễn Huệ mà còn làm rạng danh dân tộc Việt Nam, khẳng định sức mạnh và sự đoàn kết của dân tộc trong giai đoạn lịch sử đầy biến động.

4/ Tam Thế Tranh Hùng - Tập 4

Tập 4 của "Tam Thế Tranh Hùng" tiếp tục khắc họa cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Huệ, tức vua Quang Trung, sau chiến thắng oanh liệt trước quân Thanh. Ông tập trung củng cố quyền lực, thiết lập chính quyền, ổn định tình hình trong nước và phát triển kinh tế. Các cuộc viễn chinh nhằm đàn áp nổi loạn và củng cố biên giới, cùng những nỗ lực duy trì quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng cũng được miêu tả chi tiết trong truyện. Đặc biệt là cuộc xung đột không ngừng nghỉ giữa Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh, người liên tục tìm cách quay lại để giành lại quyền lực. Quang Trung ra đi khi cơ nghiệp chưa vững vàng, người kế nghiệp chưa có sự chuẩn bị, dẫn đến nội bộ chia rẽ, đấu đá, nghi kỵ lẫn nhau - Triều đại Thái Đức suy yếu và nhà Tây Sơn sụp đổ. Nguyễn Ánh thống nhất giang sơn, lên ngôi lấy hiệu Gia Long, đổi quốc hiệu thành Việt Nam, khởi đầu triều đại nhà Nguyễn kéo dài 143 năm.

Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

Liên Hệ