phù thủy áo vàng, con mèo lười và thằng bí đỏ (truyện dài thiếu nhi)

phù thủy áo vàng, con mèo lười và thằng bí đỏ (truyện dài thiếu nhi)

Phù Thủy Áo Vàng, Con Mèo Lười Và Thằng Bí Đỏ: Chuyện Cổ Tích Về Niềm Tin Và Hy Vọng

Giới Thiệu Về Cuốn Sách

"Phù Thủy Áo Vàng, Con Mèo Lười Và Thằng Bí Đỏ" là một câu chuyện cổ tích đầy cảm động được viết bởi nhà văn nổi tiếng người Đan Mạch, Hans Christian Andersen. Tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên vào tháng 12 năm 1845, và đến nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong kho tàng văn học thiếu nhi thế giới.

Nội Dung Câu Chuyện

Câu chuyện xoay quanh một cô bé bán diêm nghèo khổ, phải lang thang bán hàng trong cái lạnh giá của mùa đông. Khi không bán được diêm, cô bé không dám về nhà vì sợ bị cha mắng. Cuối cùng, cô bé tìm đến chỗ trú ẩn trên bậc thềm nhà một người lạ.

Trong cái giá lạnh buốt xương, cô bé bật từng que diêm lên để lấy hơi ấm. Ánh lửa từ những que diêm đã giúp cô bé nhìn thấy những hình ảnh kỳ diệu: bữa tối ấm cúng, cây thông Noel rực rỡ, và cuối cùng là hình ảnh bà ngoại hiền từ của mình.

Bà ngoại yêu thương, dang rộng vòng tay ôm lấy cô bé, và đưa cô bé đi gặp Thượng đế. Sáng hôm sau, người ta tìm thấy cô bé ngồi trên bậc thềm, lặng lẽ ra đi trong giấc ngủ vĩnh hằng.

Review Nội Dung Sách

Câu chuyện "Phù Thủy Áo Vàng, Con Mèo Lười Và Thằng Bí Đỏ" là một tác phẩm đầy cảm xúc, khơi gợi sự đồng cảm sâu sắc từ người đọc. Qua câu chuyện về cô bé bán diêm, tác giả đã phản ánh một cách chân thực và đầy ám ảnh về số phận bất hạnh của những đứa trẻ nghèo khổ trong xã hội.

Dù phải đối mặt với cuộc sống khó khăn, cô bé vẫn giữ trọn vẹn trong tim những ước mơ, hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ánh sáng từ những que diêm không chỉ mang lại hơi ấm cho cô bé, mà còn là ánh sáng của niềm tin, hy vọng vào một ngày mai tươi sáng.

Bên cạnh đó, tác phẩm còn là lời khẳng định về sức mạnh của tình yêu thương, sự ấm áp của gia đình và những giá trị đạo đức cao đẹp. Câu chuyện kết thúc với hình ảnh cô bé được bà ngoại đưa đi gặp Thượng đế, như một lời khẳng định về sự công bằng, tình yêu thương và sự an ủi dành cho những tâm hồn ngây thơ, bất hạnh.

Tổng Kết

"Phù Thủy Áo Vàng, Con Mèo Lười Và Thằng Bí Đỏ" là một câu chuyện cổ tích đầy cảm xúc và ý nghĩa. Với lối viết giản dị, trong sáng, tác phẩm mang đến cho người đọc những bài học về lòng nhân ái, sự đồng cảm và hy vọng. Đây là một tác phẩm đáng đọc dành cho mọi lứa tuổi, góp phần nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ và khơi gợi những suy ngẫm sâu sắc về cuộc sống.

dấu thời gian - khát vọng của người xưa

dấu thời gian - khát vọng của người xưa

<p>Dấu Thời Gian - Khát Vọng Của Người Xưa</p>

<p>Nửa cuối thế kỷ XIX, giới sĩ phu Bắc Hà khởi xướng tư Nếu, triển đất nước gắn liền với những tôn giáo nội sinh; tựu trung đều hướng đến mục đích đưa đất nước khỏi vòng nô lệ, thuộc địa Pháp. Thế nhưng phải đến đầu thế kỷ XX, nước Việt mới chứng kiến cuộc trở mình đổi mới trên nhiều phương diện. Duy Tân tới Minh Tân, từng bước thời gian minh chứng cho nỗ lực và khát vọng của người xưa nhằm giải thoát quê hương khỏi đời lầm than, kiếp dân thuộc địa, nhằm đưa quốc gia dân tộc tiến vào đường văn minh hiện đại.</p>

<p>Được xem như người đặt nền móng cho doanh thương Việt Nam, Lương Văn Can ghi dấu ấn bởi tư duy đổi mới, xác lập vị trí doanh thương, vai trò doanh nhân trong xã hội. Ông góp phần xóa bỏ thành kiến “con buôn”, xây dựng hình tượng doanh nhân hiện đại. Xa hơn, Trần Chánh Chiếu đưa doanh thương nước nhà tới trình độ phát triển không thua kém Hoa kiều và tư sản Pháp. Nhiều bài xã luận của ông trên Lục tỉnh tân văn cho thấy cách làm doanh thương không bó hẹp ở việc "mua đi bán lại” mà hướng tới phát triển con người và công thương kỹ nghệ; phát triển nền sản xuất hàng hóa mang lại ích lợi cho dân tộc, thúc đẩy phong trào yêu nước, bồi tụ nhân lực, vật lực cho việc canh tân. Trần Chánh Chiếu kết hợp giáo dục, khoa học kỹ nghệ và doanh thương để thúc đẩy canh tân phát triển xã hội một cách toàn diện.</p>

căn phòng của jacob

căn phòng của jacob

<p>Dù tác phẩm nói về một thanh niên người Anh tên là Jacob Flanders, con người và tính cách của anh rất mơ hồ, phụ thuộc vào cảm nhận của những người từng tiếp xúc với anh. Một điểm đáng lưu ý: tên của tác phẩm là “Căn phòng của Jacob” chứ không phải là “Jacob Flanders”. Căn phòng của anh, một biểu tượng cũng rất mơ hồ, được mô tả ba lần:</p>

<p>“Căn phòng của Jacob có một cái bàn tròn và hai cái ghế thấp… Không sinh khí, bầu không khí trong một căn phòng trống rỗng chỉ khiến những bức màn phồng lên; những đóa hoa trong lọ lay động. Một thớ sợi trong cái ghế bành đan bằng cành liễu gai kêu cọt kẹt, dù không có ai ngồi ở đó.” (Chương Ba)</p>

<p>“Con đường chạy qua bên dưới. Chắc chắn phòng ngủ nằm ở phía sau. Đồ nội thất – ba cái ghế đan bằng cành liễu gai và một cái bàn xếp – đến từ Cambridge. Những ngôi nhà này (con gái của bà Garfit, bà Whitehorn, là chủ của ngôi nhà này) được xây dựng khoảng một trăm năm mươi năm trước. Những căn phòng rộng rãi, những trần nhà cao; trên khung cửa gỗ có khắc hình một bông hồng hoặc đầu cừu đực. Thế kỷ mười tám có sự khác biệt của nó. Ngay cả những tấm ván cửa, sơn màu tím quả mâm xôi, cũng có sự khác biệt.” (Chương Năm)</p>

<p>“Thế kỷ mười tám có sự khác biệt của nó. Những ngôi nhà này đã được xây dựng cách đây chừng một trăm năm mươi năm. Căn phòng rộng rãi, trần nhà cao; trên khung cửa gỗ có chạm hình một bông hồng hoặc một cái đầu cừu. Ngay cả những tấm ván cửa, sơn màu tím quả mâm xôi, cũng có sự khác biệt của chúng... Không khí trong một căn phòng trống rỗng rất uể oải, chỉ làm tấm màn cửa phồng lên; những bông hoa trong lọ hơi lay động. Một thớ sợi trong chiếc ghế bành đan bằng cành liễu gai kêu cọt kẹt, dù không có ai ngồi ở đó.” (Chương Mười bốn)</p>

<p>Trong một đoạn nhật ký ngay sau ngày sinh nhật của mình, ngày Thứ hai, 26/1/1920, khi Virginia Woolf tròn 28 tuổi và bắt đầu khởi thảo Căn phòng của Jacob, bà viết: “Tôi… đã có một ý tưởng về một hình thức mới cho một cuốn tiểu thuyết mới. Tôi nhận ra rằng cách tiếp cận lần này sẽ hoàn toàn khác hẳn: không một sườn giàn giáo nào; hầu như không viên gạch nào ló dạng; tất cả đều mờ ảo mơ hồ, nhưng con tim, sự mê đắm, tâm trạng, mọi thứ đều sáng tỏ như ánh lửa giữa màn sương.”

(“I ... arrived at some idea of a new form for a new novel. I figure that the approach will be entirely different this time: no scaffolding; scarcely a brick to be seen; all crepuscular, but the heart, the passion, humour, everything as bright as fire in the mist.” – Writer’s Diary, biên tập Leonard Woolf, NXB Hogarth Press, 1953)</p>

<p>Không phải là tác phẩm hàng đầu của Virginia Woolf, nhưng với ý nghĩa và giá trị của nó, Căn phòng của Jacob là bước chuyển biến đột phá cực kỳ quan trọng để sau đó hình thành nên Bà Dalloway và Tới ngọn hải đăng. Nó cũng là đối tượng của hàng ngàn luận văn cao học và tiến sĩ, nhiều gấp bội so với hai tác phẩm nói sau.</p>

<p>Sài Gòn, 19/4/2018

Nguyễn Thành Nhân (Lời người dịch)</p>

vàng son một thuở ba tư (tập du ký)

vàng son một thuở ba tư (tập du ký)

<p>Bản năng sinh tồn của loài sinh vật hai chân quả thật kỳ vĩ dù bàn tay Thượng Đế cố tình đặt loài sinh vật nhỏ bé ấy vào trong những khối băng lạnh giá, cánh rừng già hoang vu hay đất đá khô khốc mùi hoang mạc. Bản năng sinh tồn ấy trỗi dậy để tìm lấy sự sống như cách ái phi Scheherazade đã kể cho vua Shahryar nghe những câu chuyện thần thoại và luôn kết thúc trong dở dang, gây tò mò khi ánh dương vừa ló rạng. Hàng đêm, khi ánh lửa liêu xiêu được thắp sáng trong cung điện, không gian nồng ấm mùi trầm Frankince, những xứ sở mới lạ hiện ra trong 1.001 câu chuyện thật sống động, lấp lánh sắc màu như suy nghĩ từ những người Hy Lạp đi trước mở đường, một phương Đông vô cùng huyền bí nhưng cũng là vùng đất đầy ma thuật, bùa ngải ẩn hiện vào những lọn tóc rắn của nữ quỷ Medusa...</p>

<p>Một vương triều Achaemenid của Đại đế Darius trỗi dậy từ thế kỷ 5 TCN quá hùng mạnh khiến người Hy Lạp không thể đặt chân đến Ba Tư khi họ luôn thất thủ tại eo biển Bophorus thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, trong khi đoàn quân thiện chiến Ba Tư liên tục vượt Địa Trung Hải mở những đợt vây hãm Hy Lạp. Nỗi buồn ghi thật sâu trong lòng những chiến binh Hy Lạp khi hoàng đế Ba Tư Xerxes I (519 - 465 TCN) đốt tan hoang pháo đài phòng thủ Acropolis ở thành Athen trong trận chiến mùa xuân 480 TCN. Khi trận chiến sống mái Plataea diễn ra năm 479 TCN đi qua, người Hy Lạp ca khúc khải hoàn bằng cây cột đồng dựng thẳng đứng và trên thân cột điêu khắc những con rắn ma quái phương Đông phủ phục và tôn vinh các vị thần của vùng đất Macedonia.</p>

<p>Không như nền văn minh Ai Cập với các vị thần hóa thân vào trong loài vật, Hy Lạp quá rực rỡ với các vị thần tuyệt đẹp đường nét bước ra từ bộ sử thi và là một trong những nền văn minh bản lề của phương Tây nên kẻ hậu bối như tôi chỉ nhớ đến công trạng hiển hách của Đại đế Alexandros của người Macedonia qua những trận chiến thần tốc khi ông xua đoàn quân thiện chiến về phương Đông. Tôi không biết được đại lộ giao thương Đông Tây từ đoạn Susa thuộc tỉnh Khuzestan - Iran đến Sardis - Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay đã được Đại đế Darius xây dựng vào thế kỷ 5 TCN với tên gọi “Con đường Hoàng Gia”. Không còn huyền bí ma thuật như những lời đồn đãi, đoán mò của những người Hy Lạp trước đây, mà hành quân theo “Con đường Hoàng Gia” đã được người xưa thiết lập, Ba Tư trong ánh mắt của ông Alexandros vào thế kỷ 3 TCN là ngôi sao đích thực của mỹ thuật phương Đông với những đền đài lăng tẩm đẹp không sao tả xiết. Một nền văn minh rực rỡ của nhân loại được hỏa thần Ahura Mazda và nữ thủy thần Anahita ươm mầm sống trong lòng sa mạc rộng lớn.</p>

<p>Thuở bé thơ sống trong những câu chuyện cổ tích, tập truyện&nbsp;Ngàn lẻ một đêm&nbsp;được viết từ kinh đô Baghdad – Iraq dẫn lối tôi vào vương quốc thần tiên. Lớn hơn một chút, những áng thơ của các đại văn hào Ba Tư trong thời Trung cổ lại ru lứa tuổi mộng mơ vào giấc ngủ nên thơ. Và cho đến một ngày tâm hồn chuyển qua đam mê kiến trúc mỹ thuật, Ba Tư lại cuốn hút tôi bằng những viên gạch men nền nã được ốp trên những mái vòm hay các cổng chào theo nghệ thuật tổ ong. Một vài người bạn đồng hành nói rằng: “Ba Tư vẫn huyền thoại như những tác phẩm văn học cổ có sức ảnh hưởng rộng lớn trên vùng đất Nam - Trung - Tiểu Á và trên những vùng đất ấy vẫn còn giữ lại những phong tục cổ truyền của người xưa. Ba Tư vẫn long lanh nét đẹp phương Đông khi các kiến trúc sư phương Tây vay mượn mái vòm Ba Tư và nghệ thuật sân vườn để thiết kế những công trình lớn trên lục địa già cỗi, dù co cụm về lãnh thổ nhưng vẫn oai hùng một thuở khi rất ít vó ngựa viễn chinh từ bên kia Địa Trung Hải có thể băng ngang qua được vùng đất Ba Tư...”</p>

<p>Trong dòng chảy hiện đại, Ba Tư vẫn huyền bí đến mơ hồ khi tôi đọc qua các bản tin trên phương tiện truyền thông quốc tế.</p>

<p>Trỗi dậy từ bán đảo Tây Á vào thế kỷ 7, các vị vua Hồi chọn Ba Tư đầu tiên để truyền bá tôn giáo bởi ánh vàng son của vương quốc ấy có sức ảnh hưởng rộng khắp trên vùng đất châu Á.</p>

<p>Bước chân qua một vài vùng đất Hồi giáo trước đây, người địa phương kể rằng nghề dệt thảm có cội nguồn từ vùng đất Hồi giáo Ba Tư và nếu mua làm quà lưu niệm thì không đâu đẹp bằng Iran. Nét văn hóa từ ngàn xưa ấy được tôn vinh bằng câu chuyện chiếc thảm thần trong&nbsp;Aladin và chiếc đèn thần&nbsp;được phương Tây loan truyền bằng nhiều bộ phim cùng tên. Tôi muốn đến Iran vẫn còn trong giai đoạn tranh tối tranh sáng, không vì những lời khen ngợi can đảm từ bạn bè hay một chút kiêu hãnh trong lòng mà chỉ vì câu nói của người xưa “Vàng son một thuở Ba Tư”. Hai lần đến Iran theo tiếng gọi đam mê khác nhau của những nét văn hóa cổ xưa, tôi mơ ước được sở hữu trong tay chiếc thảm thần để được bay đến Ba Tư nhiều lần hơn nữa. Bởi một lý do rất đơn giản, chiếc vé máy bay và tấm visa để vào Iran đã ngốn một số tiền không nhỏ trong chuyến đi...</p>

báo quân giải phóng miền nam việt nam (1963 - 1975)

báo quân giải phóng miền nam việt nam (1963 - 1975)

<p>Báo Quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam (1963 - 1975)</p>

<p>Trong gần 12 năm hoạt động (1963 - 1975), báo Quân giải phóng xuất bản được 338 số (gồm cả những số không in ra giấy được mà chỉ giới thiệu và đọc trên đài phát thanh). Vượt qua mọi khốc liệt, hàng nghìn tin, bài viết tay trên các trang giấy xé từ tập vở trăm trang nhòe máu từ mặt trận gửi về xưởng in đang liên tục di chuyển trong các cánh rừng, rồi từng tờ báo lần lượt rời xưởng in đến tay người đọc. Geoffrey Ward, nhà văn, nhà sử học Mỹ viết: "Báo chí là bản nháp đầu tiên của lịch sử." Cũng như những phương tiện truyền thông khác lúc bấy giờ (như báo Giải phóng, Đài phát thanh Giải phóng), nội dung báo Quân giải phóng phản ánh, quy chiếu cuộc chiến tranh chống Mỹ trên chiến trường miền Nam từ hướng tiếp cận của những người lính - nhà báo. Gần nửa trong số họ đã ra đi trước và sau ngày Ba mươi tháng Tư. Đó là lý do tôi viết cuốn sách nhỏ này, phần để góp tư liệu cho nỗ lực phục dựng lịch sử Việt Nam thời hiện đại, phần để tri ân các cựu cán bộ, phóng viên, nhân viên, những người giờ đây dù tuổi đã trên, dưới tám mươi, vẫn vẹn nguyên niềm lung linh một thời làm báo Quân giải phóng.</p>

<p>(Đại tá, PGS. TS. Hồ Sơn Đài)</p>

người đàn ông có cái đuôi hình thuổng

người đàn ông có cái đuôi hình thuổng

Một Cuộc Gặp Gỡ Kỳ Lạ: Nỗi Kinh Hoàng và Sự Thật Bất Ngờ

Những Cái Bóng Bất An

Bóng người ngồi trên ghế dịch chuyển một cách bất chợt, khiến tôi giật mình. Ánh mắt tôi hướng về phía gã, một cảm giác bất an bao trùm lấy tâm trí. Gã nghiêng người, chồm về phía bàn phản và mở hộc tủ. Từ trong đó, gã lấy ra một chiếc gương, thong thả xòe bàn tay ra, chầm chậm giũa từng ngón một. Hai bàn tay to với những móng vuốt nhọn lều. Cái đuôi dài thượt, đầy những chấu như gai, chót đuôi bè ra thành hình tam giác, chẳng khác gì chiếc thuồng. Lúc này, tâm trí tôi như vỡ vụn: “Mình gặp quỷ rồi!”

Câu Chú Bất lực

Câu niệm “Án ma ni bát mê hồng” nghẹn lại trong cổ họng, bất lực trước sự hiện diện của gã. Tôi muốn hét lên, muốn tìm cách thoát khỏi sự kinh hoàng này, nhưng cơ thể tôi như bị đóng băng.

Sự Thật Bất Ngờ

Như đọc được tâm trí tôi, gã xoay người, đầu cúi xuống, gí sát vào mặt tôi: “Cậu niệm chú à? Câu chú ấy chỉ trị được ma quỷ thôi. Còn tớ không phải là quỷ”.

“Vậy anh là gì? Là gì?”... Giọng tôi run rẩy, pha lẫn sự sợ hãi và tò mò.

Review Nội Dung

Đoạn trích giới thiệu một cuộc gặp gỡ đầy ám ảnh, nơi ranh giới giữa thực tại và siêu nhiên trở nên mong manh. Sự xuất hiện của "gã" với những đặc điểm kỳ dị khiến độc giả không khỏi rùng mình. Tuy nhiên, câu nói cuối cùng lại mang đến một sự bất ngờ, gợi mở về một bí mật ẩn giấu đằng sau vẻ ngoài đáng sợ.

Tài năng của tác giả trong việc xây dựng không khí căng thẳng, hồi hộp, kết hợp với những chi tiết miêu tả ấn tượng đã tạo nên một trải nghiệm đọc đầy kịch tính và cuốn hút. Đoạn trích khơi gợi sự tò mò về bản chất thực sự của "gã" và hứa hẹn một câu chuyện đầy bất ngờ và hấp dẫn.

con chim xanh hạnh phúc

con chim xanh hạnh phúc

Con Chim Xanh Hạnh Phúc - Một Cuộc Hành Trình Tìm Kiếm Ý Nghĩa

Giới thiệu tác phẩm

"Con Chim Xanh" (L'oiseau Blue) là vở kịch nổi tiếng nhất của Maurice Maeterlinck - nhà viết kịch, triết gia người Bỉ, người đã vinh dự nhận giải Nobel Văn chương năm 1911.

Tác phẩm là câu chuyện đầy cảm xúc về hành trình tìm kiếm con chim xanh của hai em bé con nhà tiều phu, Tytyl và Mytyl, nhằm giúp cô con gái nhỏ của Bà Tiên Bérylune thoát khỏi bệnh tật. Cùng với Ánh Sáng - biểu tượng của tri thức và tình yêu, và những người bạn đồng hành: linh hồn của Bánh Mì, Đường, Sữa, Nước, Lửa..., hai em bé đã trải qua những cuộc phiêu lưu kỳ thú trong các xứ sở thần tiên.

Hành trình phiêu lưu đầy bất ngờ

Tytyl và Mytyl đã ghé thăm những nơi kỳ bí như Ngôi Đền Ánh Sáng, Xứ Sở Ký Ức, Cung Điện của Bóng Đêm, Vương Quốc của Tương Lai... Mỗi chuyến đi là một bài học ý nghĩa về cuộc sống, về tình yêu, về mất mát và về hạnh phúc.

Những bài học sâu sắc

Ở Xứ Sở Ký Ức, hai em bé gặp lại ông bà nội và các em trai, em gái đã qua đời. Họ nhận ra rằng: Người chết vẫn còn sống mãi chừng nào còn được người thân nhớ tới.

Ở Cung Điện của Bóng Đêm, Tytyl và Mytyl hiểu rằng chỉ có lòng dũng cảm và sự hi sinh vì hạnh phúc của người khác mới mang lại hạnh phúc cho chính bản thân mình.

Review nội dung

"Con Chim Xanh" không đơn thuần là một vở kịch phiêu lưu. Tác phẩm mang đến cho người đọc những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình yêu và ý nghĩa của hạnh phúc. Cách viết của Maeterlinck rất tinh tế và đầy tính thơ mộng, khiến người đọc dễ dàng chìm đắm vào thế giới kỳ ảo của câu chuyện.

Hãy cùng đồng hành với Tytyl và Mytyl trong hành trình tìm kiếm con chim xanh và khám phá những giá trị bất tử về cuộc sống.

đô thị sài gòn - thành phố hồ chí minh - khảo cổ học và bảo tồn di sản (tái bản 2019)

đô thị sài gòn - thành phố hồ chí minh - khảo cổ học và bảo tồn di sản (tái bản 2019)

<p>"Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh có quỹ di sản cảnh quan và kiến trúc đô thị đặc sắc, đã dạng và phong phú. Lịch sử của mỗi đô thị cũng như chuỗi vòng xoắn ADN kéo dài vô tận mà trong đó sự "phát triển" kinh tế là sức sống mới từ những tế bào nhân đôi, nhưng "bảo tồn" di sản văn hóa lại giữ vai trò cấu trúc ổn định của chuỗi vòng xoắn.</p>

<p>Khi cấu trúc này bị phá vỡ, đô thị không còn bản sắc riêng. Một đô thị không có bản sắc riêng thì nó sẽ biến mất trong nhận thức và ký ức cộng đồng, sớm hay muộn mà thôi"</p>

<p>Làm thế nào để phát triển đô thị nhưng không làm phá hủy di sản văn hóa, xây dựng một thành phố văn minh, hiện đại nhưng không mâu thuẫn với việc bảo tồn giá trị di sản văn hóa của đô thị? Đây vừa là suy nghĩ, trăn trở của tác giả, một người vừa làm công tác khảo cổ học và bảo tồn, vừa làm công tác nghiên cứu phát triển của TPHCM. Lần tái bản này, tác giả đã chỉnh sửa một số sai sót, bổ sung thêm những hoạt động về bảo tồn di sản đô thị ở trong và ngoài nước qua khảo sát của tác giả năm 2017 – 2018, nhằm tăng cường tính thực tiễn của công trình. Tuy vậy chắc chắn công trình cũng chưa thật sự hoàn thiện. Tác giả chân thành cám ơn ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu và quý độc giả.</p>

những triết gia vĩ đại - socrate - thích ca - khổng tử - jésus

những triết gia vĩ đại - socrate - thích ca - khổng tử - jésus

<p>Những Triết Gia Vĩ Đại - Socrate - Thích Ca - Khổng Tử - Jésus</p>

<p>Cuốn sách bạn đang cầm trong tay là bản Việt dịch từ phiên bản tiếng Pháp trong phần đầu Tập I thuộc bộ sách nhiều tập “Những triết gia vĩ đại (Les grands philosophes)” của giáo sư - nhà triết học Đức Karl Jaspers (1883 - 1969). Nội dung đề cập bốn nhân vật cổ đại đáng gọi tiêu biểu nhất trong lịch sử tư tưởng của nhân loại, với SOCRATE, THÍCH CA, KHỔNG TỬ và JÉSUS, mà tầm ảnh hưởng vẫn vang vọng mãi cho đến hôm nay, và có lẽ sẽ tiếp tục lâu dài đến tận mai sau nữa.</p>

<p>Theo Jaspers, bốn nhân vật tỏ rõ giá trị tột cùng của con người này đã có tác động cả về bề rộng lẫn chiều sâu, mà “về tầm ảnh hưởng trong không gian và thời gian là quá lớn đến nỗi nó thuộc về ý thức phổ quát của lịch sử”.</p>

<p>(Trích Giới thiệu)</p>

<p>———</p>

<p>Karl Theodor Jaspers là một nhà triết học Đức nổi tiếng, có ảnh hưởng sâu rộng trên các lĩnh vực thần học (théologie), tâm thần học (psychiatrie) và triết học hiện đại của thế giới. Ông thường được xem như đại diện chủ yếu của chủ nghĩa hiện sinh ở Đức, đã để lại cho đời khoảng 30 tác phẩm có giá trị. Cho tới nay, các nhà nghiên cứu triết học trên thế giới đều thống nhất về vai trò to lớn của Jaspers đối với triết học thế giới nói chung, và triết học hiện sinh nói riêng.</p>

có những ngày chông chênh giữa phố (tái bản 2023)

có những ngày chông chênh giữa phố (tái bản 2023)

Có Những Ngày Chông Chênh Giữa Phố - Hành Trình Trở Về Ký ức

Giới Thiệu

"Có Những Ngày Chông Chênh Giữa Phố" là đứa con tinh thần thứ hai của tác giả Phạm Minh Mẫn, nối tiếp thành công của cuốn sách "Mình đang sống cuộc đời của ai?" ra mắt vào tháng 3 năm 2021. Lần này, chàng trai 8X dành hơn 250 trang sách để chia sẻ những hoài niệm, những ký ức đáng nhớ thông qua hành trình của nhân vật "Tôi" xuyên suốt tác phẩm.

Hành Trình Trở Về Ký ức

Minh Mẫn chia sẻ: "Những câu chuyện trong quyển sách này, có một phần chất liệu là hoài niệm tuổi thơ của tôi, một phần khác là của bạn bè hoặc những số phận tôi hữu duyên chứng kiến. Tôi trân trọng góp nhặt lại và gửi gắm vào hành trình trưởng thành của nhân vật “TÔI” qua mấy trăm trang sách."

Tác phẩm là một bức tranh đầy màu sắc về những ký ức tuổi thơ, về tình bạn, tình yêu, những vui buồn, những chông chênh của cuộc sống. Đó là câu chuyện của tất cả chúng ta, những ai đã lớn lên cùng ký ức. Ký ức đó có thể từ rất xa xưa, ám cũ hoặc chỉ độ chục năm trước; có thể rõ ràng, rành mạch cũng có thể chỉ là những phản chiếu mơ hồ.

Minh Mẫn mời bạn đọc "thả lòng mình thật chậm, để chúng ta cùng sống lại một quãng đời đã qua của mình, và của nhau." Nếu hành trình đó đẹp đẽ hãy mỉm cười, nếu là bi ai hãy ủi an và khích lệ lẫn nhau. Bất luận thế nào, đó đều là những hồi ức đầy ý nghĩa và cần thiết.

Phong Cách Viết

Vẫn chọn lối hành văn chân phương, nhẹ nhàng, ngôn từ giản dị, dễ hiểu, Minh Mẫn muốn những dòng viết của mình từ từ thấm vào lòng người đọc, khiến họ cảm thấy dễ chịu, gần gũi, đọc từng dòng và có thể mỉm cười khi hồi tưởng về những năm tháng đẹp đẽ mình từng trải qua.

Đối Tượng Độc Giả

"Có Những Ngày Chông Chênh Giữa Phố" phù hợp cho tất cả mọi độ tuổi, bởi bất kỳ ai cũng sẽ thấy mình ít nhiều trong những trang sách nhiều cảm xúc đó, ắt hẳn sẽ mỉm cười và bật khóc khi lần giở qua từng kỷ niệm cùng với tác giả.

Review Nội Dung

"Tôi tin mỗi chúng ta đều từ những nhặt nhạnh của quá khứ mà vẽ nên diện mạo hiện tại của mình. Dù có hài lòng hay không thì đó đều là những thứ đã từng xảy ra, chúng ta không cách nào chối bỏ. Riêng tôi chọn cách gói ghém tất cả vào một ngăn ký ức, để những khi lòng thấy chênh chao, lại lấy ra để nhìn ngắm, để ve vuốt và soi chiếu cho cuộc đời phía trước. Với những người yêu thương, hãy tiếp tục giữ sự quý trọng. Với những hoài niệm đáng giá, hãy nâng niu và tạo ra thêm những dư vị tương tự cho những ngày sắp tới. Còn với những lỗi lầm, những tổn thương, hãy nhìn nó và không cho phép mình tự tạo thêm những vết sẹo nào khác tương tự cho cuộc đời và cho chính mình. Tôi vẫn cứ luôn dặn lòng như vậy.”

"Có Những Ngày Chông Chênh Giữa Phố" là một cuốn sách đáng đọc cho những ai muốn tìm về bản thân, tìm về ký ức, tìm về những giá trị đẹp đẽ của cuộc sống. Cuốn sách mang đến cho bạn đọc những cảm xúc chân thật, những suy ngẫm sâu sắc về cuộc sống, về tình yêu, về tình bạn, về những mất mát và cả những niềm vui.

nhà lê sơ (1428 - 1527) với công cuộc chống nạn sâu dân, mọt nước

nhà lê sơ (1428 - 1527) với công cuộc chống nạn sâu dân, mọt nước

<p>Nhà Lê Sơ (1428 - 1527) Với Công Cuộc Chống Nạn 'Sâu Dân, Mọt Nước'</p>

<p>'Thời Lê sơ trong lịch sử Việt Nam luôn có sức hấp dẫn đối với giới nghiên cứu lịch sử trong nước và ngoài nước, bởi những thành tựu mà triều đại này đã đóng góp vào tiến trình phát triển của dân tộc trên nhiều phương diện. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tổng quan hoặc chuyên sâu về các lĩnh vực hoạt động khác nhau của thời Lê sơ được công bố. Tuy nhiên, phần lớn đều là những công trình nghiên cứu về thành tựu và những đóng góp thiên về hướng tích cực. Hiện vẫn còn chưa nhiều những công trình nghiên cứu về những tồn tại, hạn chế và cách thức ứng phó với những biểu hiện tiêu cực, hạn chế của thời Lê sơ. Công trình nghiên cứu Nhà Lê sơ (1428 - 1527) với công cuộc chống nạn “sâu dân, mọt nước” của anh Trần Đình Ba có thể được xem là một trong số ít ỏi đó. Thông qua tư liệu lịch sử và phương pháp tiếp cận của sử học để xem xét, đánh giá những nỗ lực của nhà Lê sơ trong việc bài trừ vấn nạn tham nhũng, công trình nghiên cứu của Trần Đình Ba đã góp phần làm sáng tỏ bức tranh hiện thực lịch sử về thời Lê sơ không chỉ ở gam màu sáng mà còn ở cả gam màu tối. Qua đó, hiện thực lịch sử được nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan và toàn diện hơn. Đây cũng chính là tư tưởng xuyên suốt của công trình nghiên cứu này.</p>

<p>Bằng văn phong khoa học, Trần Đình Ba đã dẫn dắt người đọc chậm rãi nghiền ngẫm về vấn nạn tham nhũng của thời Lê sơ nhưng cũng là vấn nạn của mọi thời đại. Qua thời Lê sơ đối với tệ nạn tham nhũng tuy chưa phổ biến nhưng cũng đã xảy ra trên nhiều lĩnh vực, với nhiều đối tượng; những nỗ lực ngăn chặn nạn sâu dân, mọt nước của nhà Lê sơ thông qua một hệ thống các biện pháp kết hợp giữa răn đe, trừng phạt và giáo dục; chính sách bồi dưỡng và sử dụng con người trong bộ máy công quyền nhằm đề cao tinh thần “dưỡng liêm” và năng lực thực hành công vụ của đội ngũ quan lại… Công trình này sẽ rất có giá trị với nhiều đối tượng bạn đọc, nhất là bạn đọc yêu thích lịch sử nước nhà. Tác giả Trần Đình Ba còn rất trẻ, cần có sự bồi bổ kinh nghiệm nghiên cứu không ngừng để các công trình nghiên cứu của anh có hàm lượng khoa học ngày càng cao hơn, thể hiện sự sắc sảo hơn nữa. Riêng đối với công trình nghiên cứu này, Trần Đình Ba đã cho thấy được năng lực nghiên cứu, năng lực kiến giải những vấn đề lịch sử “gai góc” cùng sự say mê đối với khoa học lịch sử của anh. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc tác phẩm này!'</p>

<p>(PGS.TS TRẦN THỊ MAI)</p>

<p></p>

nhật ký cô giáo - học kỳ xuân

nhật ký cô giáo - học kỳ xuân

<p>Nhật ký cô giáo - Học kỳ Xuân</p>

<p>Tác giả:&nbsp;Hồ Yên Thục</p>

<p>Giảng viên&nbsp;&nbsp;Đại học</p>

<p>Thạc sĩ Quản lý Giáo dục&nbsp;Đại học Portsmouth</p>

<p>Thích&nbsp;đọc hơn thích viết, thích ngắm người hơn nói chuyện</p>

<p>Luôn hướng về những&nbsp;điều khôi hài và thuyết phục</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Nhật ký cô giáo - Học kỳ Xuân

“Nhật ký cô giáo” là một tập văn lạ. Ông tôi, một cụ đồ làng dạy trong cửa Khổng, bố tôi làm hương sư truyền bá quốc ngữ, tôi làm giảng viên mấy đại học đến cuối thế kỷ trước, vị quân tử tiên dạy lễ hậu dạy văn, nhà yêu nước khai dân trí và nhà trí thức truyền đạt kiến thức nêu gương dấn thân khoa học có gì chung, có thể làm đồng nghiệp với cô giáo ưu tú 4.0 của thời nay không!?

Cô tuyên bố “xanh rờn”: mình là nhà tu hành, bà bán rau, luật sư, tư vấn tâm lý, cò mồi, lao công, viết luận văn thuê, an ninh, diễn viên đóng thế... và nhiều nữa. Giáo dục đào tạo hiện muốn lấy người học làm tâm mà quên cái tâm thứ hai là người dạy chăng! Người học của cô giáo ưu tú gồm đủ thập loại chúng sinh cầm tinh từ con tý đến con hợi và rất nhiều nhân vật đặc sắc, cả một xã hội thu nhỏ, mà cô giáo ưu tú tương tác, yêu ghét gọi là “đồng nghiệp”. Một tập tản văn thú vị, sắc sảo và cả hài hước về tâm lý giáo dục và “khủng hoảng” giáo dục hiện nay.

Văn của cô giáo ưu tú cũng khéo lạ, tưng tưng cười nhẹ, một câu bày ra cùng lúc hai ba không gian, tình huống và biểu cảm. Sự pha trộn ngôn ngữ đời thường, câu chữ của social networkvới tự sự nhật ký vừa tự hỏi mình vừa ham đối thoại. Sau Học kỳ Xuânnày sẽ còn các học kỳ hai mùa khác.

Hy vọng thứ văn nối kết hiện thực thật và hiện thực ảo này còn tiếp tục sinh sôi.

Trân trọng giới thiệu một “bỉnh bút” mới.

NGUYỄN QUÂN</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Trích&nbsp;đoạn:</p>

<p>Cô đang làm gì ?

Tối tối đi ngủ, trước khi nhắm mắt rất biết ơn mình đã có một ngày thật đẹp, biết ơn ngày mai mình sẽ phải dậy sớm vì còn có một công việc để làm.

Đêm đêm chợt tỉnh, lập tức kéo mền đắp ấm cổ, phải giữ giọng, biết ơn vì ngày mai mình còn có lớp để dạy.

Sáng sáng thức dậy, pha café sữa, ăn bánh mì đen nguyên cám, thay đồ công sở chỉn chu, lấy túi, lấy xe, khóa cửa, đi làm, biết ơn vì mình còn có chỗ để đi và giữ cho bản thân hoạt động.

Nhưng cũng có những sáng, thức dậy và biết chính xác mình sẽ làm gì cả ngày cho đến tối, mà lại chẳng biết mình đang đi đâu..., làm gì..., với ai...</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Cái bảng</p>

<p>Tuần cuối học kỳ Xuân, thứ Ba, ngày thuyết trình nhóm - báo cáo cuối kỳ, cô giáo ghi lên bảng danh sách thuyết trình để mong kính báo cho các anh các chị biết khi nào đến lượt mình, để các anh các chị chủ động, thoải mái café trà sữa, chỉ làm đủ không cần làm dư, 30’/nhóm. Nếu vạn sự hanh thông có thể kết thúc trước 30’, hưởng thụ tuổi xuân sôi nổi.

Dự là khi một nhóm thuyết trình thì các anh các chị trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, ngồi xem bên dưới có thể đặt thêm vài câu hỏi nặng nhẹ tùy tâm, nông sâu tùy lòng, để thể hiện sự quan tâm của mình với đề tài nhóm bạn, gọi là có cơ hội giao lưu. Nhưng sự thật là, gia phả vàng son các anh các chị còn chưa kịp vấn an hết, lại thêm cộng đồng đa sắc tộc trên mạng xã hội - các anh các chị còn cần thời gian xây dựng thương hiệu trên cái network lồng lộng ấy, sức đâu mà giao lưu với nhau ở cái phòng vài mét vuông, máy lạnh vỡ nắp, bảng dơ, cửa lỏng.

Ngoài ra, còn một vài anh chị chưa kịp nhín chút thì giờ làm cái bài thuyết trình cỏn con phí phạm neuron này. Lại còn phải trình bày cho cô, một người không quen biết, không họ hàng, không quan trọng, không chi cả, cái môn như cọng cỏ dại trên sự nghiệp lấp lánh của các anh các chị.</p>

dáng hồn đô thị (tái bản 2019)

dáng hồn đô thị (tái bản 2019)

Dáng Hồn Đô Thị: Nét Văn Chương Duyên Dáng Từ Kiến Trúc Sư Lưu Trọng Hải

Giới thiệu

Bạn có từng tò mò liệu một kiến trúc sư viết tùy bút sẽ như thế nào? Liệu những trang viết ấy có đầy những hình khối, số liệu khô khan, hay lại mang một nét đẹp riêng biệt? Với "Dáng Hồn Đô Thị", kiến trúc sư Lưu Trọng Hải đã đưa độc giả vào một hành trình khám phá đầy cảm xúc về đô thị, nơi ông không chỉ là một người kiến tạo, mà còn là một người con yêu mến và trân trọng từng góc phố, từng mảnh hồn của thành phố.

Giọng Văn

Thừa hưởng tâm hồn thi sĩ từ người cha, nhà thơ Lưu Trọng Lư, giọng văn của Lưu Trọng Hải không trau chuốt cầu kỳ, nhưng lại mượt mà, dễ đọc, dễ cảm. Ông dẫn dắt độc giả vào những câu chuyện đời thường, những suy tư sâu sắc về kiến trúc và văn hóa đô thị bằng một lối viết nhẹ nhàng, gần gũi.

Nội Dung

Tập tùy bút "Dáng Hồn Đô Thị" là một bản hòa ca về đô thị, nơi tác giả chia sẻ những mảng hồi ký, những câu chuyện đời thường, những góc nhìn và bàn luận về đô thị. Qua từng trang viết, độc giả sẽ đồng hành cùng tác giả trong những chuyến du hành về quá khứ, hiện tại và tương lai của thành phố.

Khám phá vẻ đẹp kiến trúc:

Kiến trúc tâm linh nốt lặng của đô thị hiện đại: Tác giả dẫn dắt độc giả vào những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn tâm linh, từ đó phản ánh sự giao thoa giữa nét đẹp truyền thống và hiện đại trong đô thị.

Nét đẹp kiến trúc cảnh quan Thành phố Hồ Chí Minh và du lịch: Lưu Trọng Hải đưa độc giả đến với những địa danh nổi tiếng, cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc cảnh quan đô thị và khám phá tiềm năng du lịch.

Trăn trở về văn hóa đô thị:

Những năm tháng ở cơ quan quản lý Quy hoạch kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh: Tác giả chia sẻ những kinh nghiệm, những trăn trở về công tác quy hoạch kiến trúc, đồng thời đưa ra những góc nhìn sâu sắc về sự phát triển đô thị.

Để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một thành phố trung tâm của khu vực Đông Nam Á: Lưu Trọng Hải đưa ra những ý tưởng, những giải pháp để đưa thành phố Hồ Chí Minh vươn lên trở thành một trung tâm khu vực.

Gửi gắm tâm tư về đời sống thị dân:

Tổ trưởng dân phố: Qua câu chuyện về một tổ trưởng dân phố, tác giả phản ánh những nét đẹp truyền thống về tình làng nghĩa xóm vẫn còn hiện diện trong cuộc sống đô thị.

Chuyển nhà vào hẻm: Tác giả chia sẻ những cảm xúc, những suy nghĩ về việc chuyển nhà, giúp độc giả hiểu thêm về cuộc sống thường ngày của người dân trong đô thị.

Cảm nhận

"Dáng Hồn Đô Thị" không chỉ là những dòng chữ miêu tả, mà còn là những tiếng lòng, những trăn trở của một kiến trúc sư yêu mến quê hương. Tác giả đặt ra những câu hỏi về sự phát triển đô thị, về việc giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống giữa nhịp sống hiện đại. Có những câu hỏi tưởng chừng đơn giản, nhưng lại ẩn chứa những vấn đề phức tạp, cần sự suy ngẫm và hành động của cả cộng đồng.

Lời kết

Tập tùy bút "Dáng Hồn Đô Thị" không chỉ là một tác phẩm văn học, mà còn là một lời tâm tình, một lời nhắn gửi về tình yêu, sự trân trọng đối với quê hương, đất nước. Với những câu chuyện giản dị, những suy ngẫm sâu sắc, "Dáng Hồn Đô Thị" mang đến cho độc giả những trải nghiệm văn học đầy cảm xúc, đồng thời giúp mỗi người hiểu thêm về vẻ đẹp và những thách thức của đô thị trong thời đại mới.

mùa đi qua phố

mùa đi qua phố

<p>Mùa Phố Đi Qua</p>

<p>"Tôi tin là Hà Nội luôn ở trong lòng những người đi xa, những người đã trót yêu Hà Nội. Không phải vì điều gì lớn lao, mà vì những đẹp đẽ tinh tế luôn ẩn hiện trong đời sống thường ngày. Bác ruột lũ trẻ nhà tôi, một người đã từng đi vào cả truyện ngắn, tiểu thuyết của tôi, người luôn tinh tươm mỗi khi bước ra khỏi nhà, nói rằng: Trong cuộc đời một con người, nhất định phải có bến đỗ. Cái bến đỗ khiến người ta không lang thang bất định, khiến người ta cảm thấy ấm áp trong lòng mỗi khi mỏi mệt và muốn được nương tựa. Và cho đến giờ thì tôi nghĩ, Hà Nội là một bến đỗ của tôi."&nbsp;(“Làm sao để yêu Hà Nội”)</p>

<p>“Đi trong phố, như đi trong một cuộc đời, đi qua những cuộc đời, đi lẫn giữa những mảng đời, những trẻ, già, sôi nổi và hoang vắng, đơn lẻ, sặc sỡ và giản dị. Lạ thế đấy! Không gian phố như nét mặt người, trạng thái người, vòng quanh nếp gấp phố như khuôn mặt cuộc đời. Có phải tôi đã thấy như xuyên qua mình, đan xen với mình bao nhiêu suy tư của phố, của người nữa chăng!”&nbsp;(“Phố về khuôn mặt đời”)</p>

<p>“Cứ ngồi trong nhà nhìn ra ngoài cửa sổ mà mường tượng, thèm biết bao cảm giác một chiều bình yên, thong dong đón mùa về trong hân hoan và quen thuộc. Thèm được trở lại nhịp sống ngày thường. Được tất bật, ngược xuôi, được thả chân tự do, tự tại cùng giọng phố rộn ràng. Để nhịp sống lại phập phồng trong từng tiếng còi xe, tiếng rao hàng, tiếng chổi quét đường mỗi sớm mai. Phố giờ đang ngơi nghỉ. Để đợi một ngày phố sẽ hồi sinh!”&nbsp;(“Đợi ngày phố hồi sinh”)</p>

ký ức đông dương: việt nam - campuchia - lào (việt - pháp - anh)

ký ức đông dương: việt nam - campuchia - lào (việt - pháp - anh)

<p>Ký Ức Đông Dương: Việt Nam - Campuchia - Lào (Việt - Pháp - Anh)</p>

<p>Kho tư liệu đồ sộ và sắp xếp khoa học của hầu hết dự án sưu tập, khảo sát và nghiên cứu do Viện Viễn đông Bác cổ (EFEO) Pháp trực tiếp thực hiện trong hơn 100 năm trở lại đây thường chứa đựng một sức hấp dẫn mãnh liệt đối với người yêu sách lẫn giới học thuật, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực tại Việt Nam và quốc tế, đặc biệt ở mảng văn hóa - xã hội.</p>

<p>Trước đó, hồi năm 2017 và 2018, Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ TP.HCM đã phối hợp với Viện Viễn đông Bác cổ (EFEO) Pháp giới thiệu đến độc giả 2 tuyển tập sách: Lục Vân Tiên cổ tích truyện (bộ hai quyển, song ngữ) và Tranh dân gian Việt Nam. Hai tập sách này đã thu hút sự chú ý của người đọc trong và ngoài nước nhờ nội dung hấp dẫn, hình ảnh minh hoạt độc đáo, mang tính nghệ thuật cao.</p>

<p>Tính đến thời điểm hiện tại, Tranh dân gian Việt Nam là tập sách được đánh giá vào loại hiếm, được giới sưu tầm "săn mua" lại từ những chủ nhân sở hữu trước đó, dù số lượng bản in lên đến hàng ngàn bản.</p>

<p>Tiếp nối thành công từ sự hợp tác giữa hai bên, sau gần hai năm thỏa thuận tác quyền và nghiêm túc thực hiện công tác biên soạn - biên dịch, Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ TP.HCM cũng vừa giới thiệu đến công chúng tuyển tập “Ký ức Đông Dương: Việt Nam - Lào – Campuchia”.</p>

<p>Nét mới trong tập sách này không chỉ là sự tổng hợp, chắt lọc đầy tính khoa học và nghệ thuật của 3 tập sách đơn lẻ mà Viện Viễn đông Bác cổ (EFEO) Pháp từng ấn hành, xuất bản trước đó tại nước ngoài là Ký ức Việt Nam (2013), Ký ức Lào (2015) và Ký ức Campuchia (2017) trước đó vào một tập sách, mà còn ở việc nội dung đã được Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ TP.HCM dịch sang tiếng Việt và tiếng Anh so với bản Pháp ngữ của ấn phẩm gốc. Bằng cách này, các tác phẩm văn hóa dễ dàng tiếp cận hơn đến công chúng trong nước, và đặc biệt là "cầu nối" đến khách hàng là du khách quốc tế có dịp đến tham quan TP.HCM nói chung và Việt Nam nói riêng.</p>

<p>Phần đầu của tập sách giới thiệu về lịch sử hình thành và những tư liệu quý giá qua thời gian được lưu trữ kỹ lưỡng bởi Viện Viễn đông Bác cổ (EFEO) Pháp qua những chuyển biến của lịch sử. Những hình ảnh khắc sâu trong tim, về khoảnh khắc trong quá khứ, xuyên suốt ở ba quốc gia Việt Nam - Campuchia – Lào được tái hiện vô cùng sinh động, hiện thực qua từng trang sách, đó là Ký ức Việt Nam: cận cảnh Đông Dương, con người và truyền thống; mỹ thuật và kiến trúc, Phật giáo, lễ hội và nghi thức tôn giáo; Ký ức Campuchia: khoa học - mỹ thuật - chính trị, đất - nước, nghi lễ hoàng cung, nhà sư và chùa chiền, thế giới “tách biệt”, khám phá; và Ký ức Lào: tự nhiên và văn hóa, con người và thiên nhiên, lễ hội và truyền thống, thực hành phật giáo. Tổng hợp tương quan về đa sắc tộc….</p>

<p>Bên cạnh việc giới thiệu những tư liệu ảnh quý lưu trữ tại Viện Viễn Đông Bác Cổ phản ánh tự nhiên, văn hóa, con người, thiên nhiên, di sản… của Đông Dương, sách còn là sợi dây nối liền ký ức thông qua nét đẹp của phụ nữ Việt Nam khi ngược dòng thời gian trở về đầu thế kỷ 20… Nét đẹp đó là những nét sinh hoạt thường ngày, sự bình dị khi hoạt động mua bán, khi khoác lên mình những bộ trang phục truyền thống của từng dân tộc, hay hoạt động tín ngưỡng, hoặc những ánh mắt trẻ thơ không kém phần sâu lắng của các thiếu nữ…</p>

man mác vàm nao

man mác vàm nao

<p>Trương Chí&nbsp;Hùng</p>

<p>Ngày sinh: 25/02/1985</p>

<p>Quê quán: xã Bình Thạnh Đông, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.</p>

<p>Hiện là Giảng viên Khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang;</p>

<p>Hội viên Hội VHVT Tỉnh An Giang</p>

<p>Man mác Vàm Nao</p>

<p>Khi nghĩ về tuổi thơ, ký ức tôi neo lại lúc theo má bơi xuồng xuôi dòng sông Hậu hái bông điên điển. Tôi nhớ những lần theo ba đi giăng câu, đặt trúm lươn, bẫy cò, bắt rắn. Lớn lên chút nữa, tôi cùng mấy đứa bạn trong xóm đi tát đìa bắt cá, đi soi ếch, đi cắt lúa mướn hay bất cứ việc gì gắn với ruộng đồng, sông nước. Miền Tây đong đầy tôi bằng những ngày hè rực nắng nhuốm mùi rơm rạ đồng chiều, bằng những đêm trăng thả xuồng lênh đênh trên cánh đồng nước nổi, bằng những câu vọng cổ tài tử thổn thức trăm năm.</p>

<p>Có lẽ với nhiều người, miền Tây dịu dàng e ấp như cô gái quê trong chiếc áo bà ba che nghiêng vành nón lá. Nhưng mấy ai biết rằng, thẳm sâu bên trong miền Tây vẫn chứa đựng nhiều nỗi thăng trầm mà chỉ có những người ngụp lặn cả đời với nó mới thấu hiểu. Tôi viết cuốn sách này là muốn lưu giữ những giá trị thiêng liêng của một miền sông nước đang đứng trước bao biến thiên thế cuộc. Tôi xót xa chứng kiến những con sông nắng mưa bồi lở, bao phen ngậm ngùi nhìn mùa nước nổi vắng bóng cá tôm, cay đắng cùng số phận của những người nông dân bị bứng khỏi quê nhà dạt trôi tứ xứ. Nhưng dù có vật đổi sao dời đến đâu, thì miền Tây vẫn đọng lại trong tôi biết bao điều tốt đẹp. Cái đẹp của tình đất tình người.</p>

<p>T.C.H.</p>

<p>Trích đoạn:</p>

<p>“Tôi viết cuốn sách này là muốn lưu giữ những giá trị thiêng liêng của một miền sông nước đang đứng trước bao biến thiên thế cuộc. Tôi xót xa chứng kiến những con sông nắng mưa bồi lở, bao phen ngậm ngùi nhìn mùa nước nổi vắng bóng cá tôm, cay đắng cùng số phận của những người nông dân bị bứng khỏi quê nhà dạt trôi tứ xứ. Nhưng dù có vật đổi sao dời đến đâu, thì miền Tây vẫn đọng lại trong tôi biết bao đều tốt đẹp. Cái đẹp của tình đất tình người.”</p>

<p>“Tôi đã đi qua biết bao con sông, mỗi con sông có hơi thở riêng, không dễ gì vẽ lại. Tôi từng ngắm con sông Bổn Sồ xanh vời vợi lục bình trôi, từng cắn mấy con ốc đắng bắt dưới lòng sông này đem trộn gỏi bắp chuối sáp. Thế nhưng khi thả mình trên con sông trong đêm thanh vắng, tôi bỗng thấy chữ nghĩa bất lực với hồn phách dòng sông. Mặt&nbsp; sông Bổn Sồ vẫn tĩnh lặng soi bóng bao số phận, thản nhiên một cách bình tâm.” -&nbsp;Miên man Chợ Lách&nbsp;-</p>

<p>“Ánh mắt của anh Tuấn đọng lại trong tôi khá lâu, cứ day dứt mãi. Cho đến một hôm, tôi đi đám giỗ nhà người&nbsp; thân ở Miệt Thứ - U Minh thì ánh mắt ấy mới thôi ám ảnh. Tôi nhớ hôm đó, khi mọi người đang ăn uống nói cười vui vẻ, bỗng có bà dì ở bàn bên cất lên một câu vọng cổ ngọt như mía lùi. Dì ca một cách tự nhiên, không kiểu cách luyến láy như ca sĩ nhưng nghe mùi mẫn đến đứt gan đứt ruột. Sau phần “khởi xướng” của dì, lần lượt các bàn khác mỗi bàn ca một bản, dài vắn tùy chọn. Cứ thế xoay vòng mãi. Ca không có đờn, không có âm thanh kỹ thuật hỗ trợ nhưng ai cũng say sưa. Gặp những đoạn cao trào, nhiều người gật gù ca theo. Có người lấy đũa gõ nhẹ vào thành chén đĩa giữ nhịp, tạo ra một không khí vui tươi nhưng sâu lắng. Cứ thế, họ ca với nhau đến tận khuya. Càng về khuya, tiếng ca càng ngân vọng ra xa, bao cung bậc thổn thức cứ khoan nhặt mãi.</p>

<p>Tôi đem chuyện anh Tuấn và chuyện tham dự buổi ca tài tử đậm chất Nam bộ ở Miệt Thứ kể cho chú Nguyễn Đình Chiến, một nghệ nhân tài tử kỳ cựu ở An Giang nghe. Chú Chiến trầm ngâm bảo, đờn ca tài tử đã ăn vào máu thịt của người dân Nam bộ, nên không dễ gì chết được đâu. Có thể mỗi thời kỳ, diện mạo của nó có khác nhau, nhưng tuyệt nhiên không chết. Ở đô thị, người ta ca tài tử trên sân khấu, ca với âm li thùng loa cỡ bự. Còn nông thôn, người ta vẫn ca mộc mạc bên chiếu rượu, trên bờ đê những đêm trăng sáng, trên mấy chiếc xuồng ghe thương hồ bập bềnh sóng nước. Đó là giá trị tinh thần lớn lao của lưu dân phương Nam, nên không thể nào mất được. Chú Chiến còn bảo, tín hiệu vui là mấy năm gần đây, nhiều cuộc vận động sáng tác lời mới cho bài ca vọng cổ, nhiều tỉnh tổ chức thi ca vọng cổ tài tử, thi sáng tác cải lương. Đặc biệt, nghệ thuật đờn ca tài tử đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể. Đó là những minh chứng cho thấy chúng ta đang làm tất cả để giữ gìn loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo này.” –&nbsp;Về phương Nam lắng nghe cung đàn… -</p>

những con chữ ngoài trang sách

những con chữ ngoài trang sách

<p>Những Con Chữ Ngoài Trang Sách</p>

<p>Tác phẩm Những con chữ ngoài trang sách mà quý độc giả đang cầm trên tay này là sự thu góp những gì tác giả đã tìm hiểu, đã đọc, đã viết về một quãng lịch sử ra đời, phát triển của nghề xuất bản sách ở Việt Nam, kể từ khi kỹ thuật in chữ rời bằng máy của phương Tây du nhập sang nước ta, cho đến tháng 8 năm 1945.</p>

<p>Tác phẩm được chia thành những bài ngắn theo các chủ đề cụ thể để tiện cho độc giả theo dõi hơn là triển khai liền mạch theo hướng công trình nghiên cứu chuyên sâu. Tác giả cung cấp những thông tin, tư liệu liên quan đến việc xuất bản, in và phát hành sách thời gian nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1945: từ hoạt động sáng tác, tới bản thảo, chế độ kiểm duyệt, in ấn, xuất bản, phát hành; thậm chí là vấn đề thiết kế bìa, sửa lỗi sai cho đến giá cả, số lượng in, quan điểm về sách, vai trò của việc đọc cùng những gương ham đọc sách...</p>

<p>Sách được chia làm ba phần. Phần 1 và Phần 2 điểm lược về lịch sử hoạt động xuất bản ở Việt Nam từ xưa tới năm 1945 theo những chủ đề nhỏ sát hợp với đời sống xuất bản, như hoạt động in ấn, văn thi sĩ làm xuất bản, hoạt động dịch thuật, các cách quảng cáo, phát hành, bán sách... Phần 3 tập trung vào những cá nhân gắn liền đời sống với sách vở và văn hóa đọc. Họ là những con người coi trọng sách, đọc nhiều cũng như có những quan điểm rõ ràng về tầm quan trọng của sách, của sự đọc, cho thấy tiền nhân nâng niu, quý trọng</p>

<p>và sử dụng sách hữu dụng biết bao. Chia theo những chủ đề nhỏ như vậy, nên với tác phẩm này, sự bao quát sẽ không thể đạt được tính toàn diện mà chỉ là những mảnh ghép góp phần bổ túc ở mức độ nhất định những gì liên quan đến hoạt động in ấn, xuất bản, phát hành sách.</p>

<p>Tác phẩm này khởi một phần từ những bài viết của tác giả đã đăng trên các báo, tạp chí: Thanh niên, Pháp luật 4 phương, Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, Công giáo và Dân tộc, Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Zingnews... Đây cũng là ấn phẩm mà Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh ra mắt bạn đọc nhân Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ hai được tổ chức vào hạ tuần tháng 4 năm 2023.</p>

<p>Mong rằng, với tác phẩm Những con chữ ngoài trang sách, bạn đọc sẽ có thêm được thông tin về ngành xuất bản, in ấn và phát hành sách Việt Nam mà chúng ta còn khá ít tài liệu. Lẽ dĩ nhiên, tác phẩm không thể bao quát toàn diện tất cả những gì liên quan mà độc giả mong muốn tìm về để nâng niu sự đọc.</p>

suy thận mãn

suy thận mãn

<p>Suốt hơn 50 năm trải nghiệm thực tiễn và tham gia lâm sàng tại một bệnh viện đa khoa lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh, suy thận là một trong vài bệnh mà tôi thích nghiên cứu và học hỏi.</p>

<p>- Thuở còn đi học, cách đây hơn 70 năm, khoa thận là một khoa còn mới mẻ, tuy đã hoàn chỉnh: phần sinh lý đã có được học đủ các chức năng của thận, dĩ nhiên cách sắp xếp có khác hơn ngày nay. Phần bệnh học, trên lý thuyết, cũng như trong lâm sàng, chỉ biết bệnh suy thận đã hình thành hay đã tiến triển đến giai đoạn nặng. Tất nhiên là không có thuốc chữa trị (lọc máu ngoài thận chỉ được khởi vào dạo 1947).</p>

<p>- Lúc bấy giờ, báo chí có đưa một tin gây xúc động. Một bé trai 7 tuổi tên Jules Renard bị suy thận nặng. Do không có thuốc chữa, chỉ còn có cách là ghép thận. Bà mẹ bằng lòng cho một quả thận của mình. Thời bấy giờ, y học chưa biết rành về môn phù hợp mô trong ghép tạng. Một tuần sau khi phẫu thuật, cơ thể của bé không chấp nhận quả thận được ghép và bé tử vong. Câu chuyện trên với môn phù hợp mô theo đuổi tôi cho đến ngày trưởng thành trong nghề nghiệp! (Mô có nhóm như máu, phải phù hợp thì cơ thể mới chấp nhận).</p>

<p>- Khi ra đời hành nghề, bệnh nhân đến khám không giống như hồi học ở nhà trường hay ở bệnh viện thực

hành. Có những bệnh nhân than phiền về triệu chứng của mình gợi cho tôi suy đoán về nguồn gốc của bệnh có thể là do thận, nhưng vì không có tài liệu khoa học và khả năng nghiên cứu, cũng như biết là không có thuốc điều trị nên tôi đành phải chữa qua loa theo triệu chứng.</p>

<p>- Vào cuối thế kỷ trước, tôi có theo bệnh nhân sang Ấn Độ (1 lần) và Đài Loan (2 lần) để ghép thận. Tất nhiên, vào thời điểm này, y khoa đã biết rành về môn phù hợp mô và các thuốc ngừa loại mảnh ghép.Tôi học hỏi cách làm của các bạn đồng nghiệp láng giềng: sửa soạn bệnh nhân trước ghép, theo dõi sau ghép và cả mặt trái của vấn đề(!).</p>

<p>- Vào đầu thập niên của thế kỷ này, tôi có đọc trong y văn Pháp một quyển sách tựa “Suy thận mãn - từ chẩn đoán đến thẩm tách”; đồng tác giả là 5 cán bộ giảng viên Khoa Thận học của một trường đại học y bên Pháp. Câu mở đầu của quyển sách viết:

“Suy thận mãn bị hiểu biết sai bét! Thế mà, từ 1960, một thành tích kinh khủng của y học là cứu sống nhiều tram nghìn bệnh nhân trong hoàn cầu bị suy thận mãn, sống thêm cả trên chục năm nhờ thẩm tách hay ghép thận”... Sách đáp ứng đúng yêu cầu, nhưng nghĩ cho cùng, trong thực tiễn lâm sàng, ở xã hội Việt Nam, bệnh suy thận mãn còn nhiều điều “hay ho” hơn!</p>

<p>- Từ “THẬN” dùng trong sách này chỉ tạng trong cơ thể người như tim hay phổi; (ở hàng thịt, người ta gọi “trái cật”). Nó có nhiều chức năng. Nhưng khi nói nó “yếu” hay “suy”, cách hiểu biết không được rõ ràng thống nhất; càng rối rắm hơn khi có tính từ “mãn tính” kèm theo. Ngay tại những nước có ngành y tế tiến bộ, việc chữa trị cho bệnh nhân bị suy thận mãn trong giai đoạn cuối bằng lọc máu qua thận nhân tạo hay ghép thận đã được biết đến từ lâu; nhưng, khi làm thống kê rõ ràng giai đoạn khởi đầu “suy mãn tính” thì khoa học chưa đáp ứng được tính chính xác (!).</p>

<p>Sách này có mục tiêu phổ cập kiến thức, mong giúp ích phần nào cả người chẩn đoán - chữa trị, cả người bệnh, nên cố đơn giản hóa một số vấn đề nhưng vẫn tôn trọng triệt để khoa học.</p>

<p>- Chỉnh vài “Thành kiến sai lầm” còn lác đác trong tự chẩn đoán và tự điều trị</p>

<p>- Định vị và chức năng tạo sai lầm Thận nằm phía sau ổ bụng, ngay vòng thắt lưng, hai bên cột sống. Thận phải nằm dưới gan, thận trái bên cạnh lá lách. Động mạch thận xuất phát từ động mạch chủ. Do vị trí này mà có người kết luận đơn giản: “đau lưng” là do “thận yếu” và tự dùng thuốc “bổ thận”, có khi gây hại thật sự cho thận. Lại cũng có người nghĩ “gần” trúng đau lung là do cột sống lưng, tự dùng thuốc loại kháng viêm không stêrôit, thường để trị bệnh khớp, nhưng có hại cho thận. Cũng có trường hợp người than “đi tiểu nhiều”. Thật ra, suy thận cũng gây đi tiểu nhiều, nhưng có một số bệnh bàng quang, tuyến tiền liệt, đường niệu… cần chẩn đoán hơn là nhận định đơn giản đi tiểu nhiều là do “thận yếu” và tự dùng thuốc “bổ thận” trước khi có chẩn đoán khoa học chính xác. Giảm sút khả năng tính dục là một chương dài của bệnh học ngành y, vì liên hệ đến toàn thể xác lẫn tâm lý -tâm thần. Gọi đơn giản “yếu sinh lý” rồi tự uống thuốc kích thích là sai lầm và có hại. Trên đây, chỉ kể qua vài “Thành kiến sai lầm” thỉnh thoảng còn gặp ở một số người tự chữa trị với chẩn đoán mơ hồ.</p>

<p>Sách “Suy thận mãn” cũng nhắm đến các bạn trong ngành y, ngoài khoa thận, một số thông tin có thể có ích:</p>

<p>- Sử dụng kết quả phòng xét nghiệm trong chẩn đoán suy thận;</p>

<p>- Khuyên tránh thuốc uống có hại cho thận cho dù suy thận mãn chỉ ở mức độ vừa phải (Metformine trong đái tháo đường);</p>

<p>- Hướng cách làm cho bệnh suy thận mãn tiến triển thật chậm;</p>

<p>- Thông tin, giải thích kỹ càng để người bệnh đặt niềm tin về bệnh và cách theo dõi, điều trị từng giai đoạn;</p>

<p>- Nhận trách nhiệm trong điều trị biến chứng (nguy cơ tim - mạch) và các bệnh cùng lúc (đái tháo đường, cao huyết áp…);</p>

<p>- Cố giữ gìn người bệnh trong tình trạng sức khỏe tương đối, dự định có thể phải áp dụng cách điều trị thay thế (lọc máu, ghép thận) bằng cách cố bảo vệ tình trạng hệ tĩnh mạch; chủng ngừa sớm viêm gan siêu vi B.</p>

<p>Nghiên cứu hiệu năng thuốc đông y</p>

<p>- Một số tin cho biết thuốc đông y có thể chữa khỏi.</p>

<p>- Tây y cho biết: “Trong cơ thể, thận có đặc điểm kỳ diệu là tự phục hồi được hoàn toàn nếu xóa bỏ sớm nguyên nhân gây thương tổn cho nó”. Cần có một công trình dài hạn nghiêm túc đúng khoa học để có thể kết luận.</p>

<p>BS. LƯƠNG PHÁN</p>

đời, có yêu tôi?

đời, có yêu tôi?

Đời, Có Yêu Tôi?: Nỗi Tâm Tư Của Một Thế Hệ

“Đời, Có Yêu Tôi?” là một tác phẩm văn học đầy cảm xúc, phản ánh chân thực tâm tư, nỗi lòng của thế hệ đôi mươi trong bối cảnh đất nước chuyển giao lịch sử năm 1975.

Nỗi Tâm Tư Của Một Thế Hệ

Cuốn sách là hành trình khám phá bản thân, tìm kiếm giá trị và vị trí của nhân vật Lưu Đình Triều trong dòng chảy lịch sử đầy biến động. Qua những câu chuyện đời thường, những trăn trở về gia đình, tình yêu, bạn bè, tác giả khéo léo đưa người đọc đến những suy ngẫm sâu sắc về số phận, về sự lựa chọn và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong thời đại mới.

Gánh Nặng Lịch Sử

Giáo sư Huỳnh Như Phương, nhà phê bình văn học uy tín, đã nhận định: "Hoàn cảnh gia đình cùng những vướng víu và nỗ lực cá nhân của Lưu Đình Triều cho thấy bản thân anh cũng là một “nhân vật” tiêu biểu của thế hệ đôi mươi khi đất nước chuyển sang bước ngoặt lịch sử vào năm 1975. “Không ai chọn cửa mà sinh ra” là câu ông Võ Văn Kiệt hay nói những năm tháng đó. Với Lưu Đình Triều và những người cùng thế hệ với anh, có thể nói thêm: “Không ai chọn thời mà sinh ra”. Đó là cái thời mà cha con, anh em, bạn bè… do run rủi của số phận có thể đứng hai bên bờ chiến tuyến. Cái thời đó đã khép lại và nỗ lực của những người thiện chí là mở ra một thời kỳ mới cho sự hòa giải và hòa hợp…"

Tìm Kiếm Lối Đi Riêng

Dưới những biến động của thời cuộc, Lưu Đình Triều vẫn giữ vững tinh thần tự lập, chủ động tìm kiếm con đường riêng cho bản thân. Câu thơ "Đời, có yêu tôi? Có có! Không không! Mà thôi, tôi hiểu. Dù Đời lúc này lúc khác, yêu hoặc không yêu, thì chính tôi vẫn cần phải làm chủ đường đi lối rẽ của mình. Phải thế không, Đời ơi?" từ phần "Tự vấn" đã thể hiện rõ quyết tâm và tinh thần tự cường của nhân vật.

Kết Luận

"Đời, Có Yêu Tôi?" không chỉ là câu hỏi mà còn là lời khẳng định về ý chí, tinh thần của một thế hệ. Cuốn sách mang đến những cảm xúc sâu sắc, đồng thời gợi mở những suy ngẫm về cuộc sống, về trách nhiệm và khát vọng của mỗi người trong thời đại mới.

phố tuyết

phố tuyết

<p>Phố Tuyết</p>

<p>Với mỗi truyện ngắn trong "Phố tuyết", bạn đọc sẽ gặp những con người sống những cảnh đời riêng.</p>

<p>Họ gặp gỡ và bước vào đời nhau, hoặc "va chạm" với nhau trong dòng đời ngổn ngang vướng mắc, và không ít những ngả rẽ bất ngờ. Có những khi tưởng chừng nhân vật đang tiệm cận mục tiêu mà họ đã trải qua cuộc hành trình gian nan để quyết tâm tìm đến, nhưng chỉ cần qua một khúc quanh thì cuộc kiếm tìm thoắt cái bỗng trở thành ảo vọng. Lại có khi đến được mục tiêu rồi, thì nhân vật bỗng nhận ra cả cuộc hành trình chỉ là điều vô nghĩa. Có những thử thách nghiệt ngã đẩy con người đến lằn ranh sống – chết nhưng cũng thổi bùng lên trong lòng nhân vật niềm khát khao được sống, được thưởng thức những điều tốt đẹp của cuộc đời. Có trường hợp thì cuộc sống quá ư bình lặng lại là rào cản khó vượt qua, khiến nhân vật cảm thấy như bị nhốt giữa bốn bức tường của một gian nhà kho u ám v.v…</p>

<p>Thông điệp từ tác phẩm nhẹ nhàng chảy trôi vào tâm hồn người đọc. Như bữa cơm đơn giản mà người khách lãng du thưởng thức nơi lữ quán, khi tâm hồn hướng về nhân thế đang rộng mở, và cảnh quan trước mắt khơi dậy những hoài niệm êm đềm… Mong rằng qua tập sách nhỏ này, cái tên Hayashi Fumiko sẽ còn lại trong trí nhớ bạn đọc cùng những ấn tượng đẹp về một phong cách viết, một khoảng trời văn chương bé nhỏ nhưng bát ngát hương đời.</p>

chân nhỏ dũng cảm - cùng con đi khắp thế gian

chân nhỏ dũng cảm - cùng con đi khắp thế gian

Chân Nhỏ Dũng Cảm: Nhật Ký Hành Trình Xê Dịch Của Hai Mẹ Con

Chân Nhỏ Dũng Cảm là nhật ký hành trình xê dịch của hai mẹ con tác giả Cao Bảo Vy, ghi lại những trải nghiệm tuyệt vời trong suốt thời gian từ khi cô bé con được 18 tháng tuổi đến năm 11 tuổi (2020). Từ những chuyến du lịch cùng gia đình hay công ty du lịch, đến những hành trình tự lên kế hoạch, tự sắp xếp và “tha” nhau đi, hai mẹ con đã cùng nhau khám phá Việt Nam và sáu quốc gia khác.

Hành Trình Xê Dịch: Hơn Cả Du Lịch

Quyển sách không chỉ đơn thuần kể về những chuyến đi, những điều thú vị trên đường mà còn là nơi lưu giữ những bài học nhỏ, những tâm tình mẹ con, những chi tiết và ký ức góp nhặt được, cùng với những con người ở những vùng đất họ đi qua.

Chân Nhỏ Dũng Cảm như một bức tranh đa sắc về cuộc sống, mang đến cho người đọc những cảm xúc chân thật và đầy xúc động. Tác giả không chỉ chia sẻ những kinh nghiệm du lịch quý giá mà còn thể hiện tình yêu thương, sự đồng hành và những bài học ý nghĩa mà hai mẹ con đã học được trong hành trình xê dịch của mình.

Review Nội Dung Sách

Chân Nhỏ Dũng Cảm là một cuốn sách độc đáo, kết hợp hài hòa giữa thể loại du ký và nuôi dạy con. Giọng văn tâm tình, nhẹ nhàng, phù hợp với độc giả là phụ nữ, dù bạn đã làm mẹ hay chưa.

Như biên tập viên Nguyễn Thu Uyên, Công ty Saigon Books, chia sẻ: "Đây là một quyển sách khác biệt và thú vị. Hiện nay, trên thị trường, sách nuôi dạy con khá nhiều, sách du ký cũng không ít. Nhưng sự kết hợp giữa hai thể loại này như “Chân nhỏ dũng cảm” thì đây là lần đầu tiên tôi được trải nghiệm và phải nói là rất thích thú. Dù trải nghiệm của tác giả có khác biệt, nhưng tình cảm mà tác giả gửi gắm không hề xa lạ với tất cả chúng ta”.

Chân Nhỏ Dũng Cảm là một tác phẩm đầy cảm xúc, mang đến cho người đọc những bài học ý nghĩa về tình mẫu tử, sự đồng hành, lòng dũng cảm và niềm vui khi khám phá thế giới. Hãy cùng hai mẹ con tác giả bước vào hành trình xê dịch đầy bất ngờ và cảm động này!

sài gòn một thuở chưa xa - tập 2 - ai đã quên lời thề hippocrate?

sài gòn một thuở chưa xa - tập 2 - ai đã quên lời thề hippocrate?

<p>Cùng bạn đọc quý mến!</p>

<p>Những gì tôi viết đều như là món nợ mà tôi thấy mình cần trả lại cho đời. Có thể, trong tập sách này, có những trang đọc được và cũng có những trang độc giả chưa thật sự hài lòng; nhưng với tôi, từng chữ tôi viết ra đều là thật, đều được viết ra từ những rung cảm nơi thẳm sâu của trái tim.</p>

<p>Sài Gòn, vùng đất tôi lớn lên từ tuổi lên mười, khi phải chia xa quê hương Quảng Nam thời đất nước còn chìm trong lửa đạn. Tôi tận mắt thấy, tai nghe mọi điều của một Sài Gòn từ ngày xa xưa đến tận bây giờ. Tôi nhớ từng góc phố, từng ngọn đèn đường ngày xưa vào những tối nhọc nhằn kiếm sống; để bây giờ mỗi lần ngang qua đều ngẩn ngơ, bồi hồi tiếc nuối khi hình ảnh cũ không còn. Sài Gòn thay da đổi thịt từng ngày, cố xứng tầm với tên gọi một thời “Hòn ngọc Viễn Đông”.</p>

<p>Sài Gòn có những người “sang” và cũng không ít những người “hèn”. Tôi chỉ nhắc lại câu nói ấy và xin phép được để trong ngoặc kép hai chữ “sang, hèn”. Nghề báo tạo điều kiện để tôi hàng ngày nhiều lần đi qua những con đường Sài Gòn và bao giờ cũng vậy, tôi thấy trái tim mình rộn ràng, mỗi khi gặp những người “hèn” - những em bé đánh giày, những người già cầm tập vé số trên tay, những phụ nữ oằn mình dưới gánh hàng rong, những cô gái tự đánh mất mình trong chốn lầu xanh tội nghiệp… Cũng như bao nhiêu người khác, làm sao tôi có thể không quan tâm đến những thân phận ấy. Và tôi đã dừng lại bên họ.</p>

<p>Sài Gòn vẫn đang cùng đất nước, thế giới xoay trong vũ trụ bao la - “sang” và “hèn” vẫn còn đó…</p>

<p>Một số hiện tượng, sự việc mà quý vị đọc thấy trong tập sách này, rất có thể đã trở nên xa lạ với Sài Gòn hiện tại. Thật vui, nếu đó là những “điểm đen”, “mảng xám”… đã từng tồn tại một thời. Song, cũng là điều dễ hiểu và đáng trân quý biết bao khi mà từ xưa đến nay, hay mãi về sau “những điều tốt đẹp” vẫn hiện diện trên mảnh đất Sài Gòn đáng yêu này!</p>

<p>Hơn 50 bài phóng sự trong 3 tập sách này (chọn lọc từ hơn 300 bài báo cùng thể loại) được tôi thực hiện trong khoảng 10 năm cuối của thế kỷ XX (khoảng 1988 - 1999) và tất cả đã được đăng tải trên báo&nbsp;Phụ nữ Sài Gòn&nbsp;(sau đổi tên thành báo&nbsp;Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh).</p>

<p>Xin trân trọng giới thiệu cùng quý bạn đọc.</p>

<p>Sài Gòn, đầu mùa Hạ 2019</p>

<p>BÙI NGUYỄN TRƯỜNG KIÊN</p>

tuyển tập truyện cổ tích

tuyển tập truyện cổ tích

<p>LỜI NÓI ĐẦU</p>

<p>Con Cóc là cậu ông Trời</p>

<p>Hễ ai đánh nó thì Trời đánh cho.</p>

<p>Mỗi khi Cóc nghiến răng thì Trời sắp đổ mưa to. Trong sự đơn giản nhất, con người đã tìm ra cách lý giải các hiện tượng tự nhiên vô cùng phong phú qua những thông điệp đẹp đẽ được gợi lên từ cổ tích. Những cổ tích từngàn xưa đó được tái hiện sinh động qua những gì tinh tế nhất, chọn lọc nhất trong Tuyển tập Truyện cổ tích do Nguyễn Hướng Dương (nguyên Giám đốc Thư viện sách nói dành cho người khiếm thị) biên soạn. Nguyễn Hướng Dương (1971 - 2018), bị liệt cả đôi chân năm chị hai mươi lăm tuổi do tai nạn giao thông. Lúc còn sống, chị từng thu âm các băng đĩa sách nói để trao tặng cho người khiếm thị với 450.000 băng casstte và CD trong chương trình sách nói mà thư viện của chị thực hiện. Ngoài ra, chị còn là người sáng lập nhiều chương trình quỹ từ thiện nâng đỡ, thắp sáng niềm tin cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.</p>

<p>Với tâm huyết và nghị lực lớn lao để tạo nên những giá trị có ích cho cuộc đời, Nguyễn Hướng Dương thiết tha mong muốn mang đến cho thiếu nhi những câu chuyện cổ tích được trình bày bằng lối văn phong và ngôn từ trong sáng, dễ hiểu, không có những tình tiết mâu thuẫn giữa cái thiện - cái ác... Chị đã âm thầm tập hợp, biên soạn lại từng câu chuyện.</p>

<p>Sau khi chị mất, bản thảo được gia đình chị trao tặng cho Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ khai thác và xuất bản.</p>

<p>Tuyển tập Truyện cổ tích tổng hợp khá phổ quát những câu chuyện thuộc đa thể loại như: cổ tích, truyền thuyết, dân gian, ngụ ngôn... của Việt Nam và các nước trên thế giới. Các truyện được sắp xếp theo thứ tự tên truyện từ A đến Z để thuận tiện cho bạn đọc tra cứu. Lối kể chuyện tự nhiên, gần gũi, tình tiết thú vị, hợp tình hợp lý. Mỗi câu chuyện là mỗi sắc thái đời sống, mỗi bài học luân lý cương thường khác nhau nhưng tất cả đều ẩn chứa những quy luật sống của vạn vật, quy luật nhân - quả. Những câu chuyện cổ tích như những giấc mơ, những cuộc phiêu lưu, những ước nguyện đẹp được dân gian mãi lưu truyền cho đến nay. Đó là món quà quý giá nhất mà nhân loại đã gửi gắm đến chúng ta. Không có niềm tin vào điều kỳ diệu và sự công bằng, luân lý trong càn khôn trời đất, làm sao con người có thêm sức mạnh để vượt qua những mất mát, tai ương mà sống tốt, sống đẹp?</p>

<p>Nếu cổ tích là những giấc mơ, thì Tuyển tập Truyện cổ tích chính là giấc mơ, tâm nguyện của Nguyễn Hướng Dương vẫn còn tiếp diễn mãi, luân chuyển mãi với đời như vầng dương rạng rỡ và ấm áp.</p>

<p>NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA - VĂN NGHỆ</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Trích&nbsp;Con mối làm chứng:</p>

<p>Ngày xưa, có hai vợ chồng nhà kia sống rất nghèo khổ. Họ có một đứa con trai khoảng chín mười tuổi nhưng thông minh lanh lợi hơn người. Một năm nọ, mùa màng thất bát, cả nhà lâm vào cảnh đói kém, hai vợ chồng phải đi vay nhà cụ Bá cả vốn lẫn lời lên tới ba mươi quan tiền. Hạn vay đã hết mà họ vẫn không có đủ tiền để trả. Chủ nợ mấy lần cho người đến đòi, hai vợ chồng lần nào cũng van nài xin khất, chừng nào gom đủ tiền sẽ trả.</p>

<p>Một hôm, đích thân cụ Bá tới nhà thúc nợ. Tới nơi,</p>

<p>thấy đứa bé đang ngồi chơi một mình ngoài sân, lão hỏi:</p>

<p>- Ê, thằng nhỏ kia, cha mẹ mày đâu? Bộ tính quỵt</p>

<p>nợ của tao luôn hả? Tao nói cho mà biết, không thoát khỏi</p>

<p>tay tao đâu.</p>

<p>- Thưa ông, cha mẹ con không có nhà.</p>

<p>- Cha mẹ mày đi đâu, hả?</p>

<p>- Dạ, cha con đi chém cây sống, trồng cây chết; mẹ con đi bán gió mua que.</p>

<p>- Hả? Mày nói cái gì? Mày nói cha mày chém cái gì? Trồng cái gì?</p>

<p>- Chém cây sống, trồng cây chết.</p>

<p>- Vậy nghĩa là làm sao? Còn mẹ mày... mày nói mua</p>

<p>cái gì, bán cái gì?</p>

<p>- Dạ, bán gió mua que.</p>

<p>- Chà, cái thằng này, mày nói cái gì mà nghe lạ đời quá vậy. Chém cây sống, trồng cây chết... rồi còn bán gió mua que... Nè, mày phải cắt nghĩa cho tao nghe coi, như vậy là cha mẹ mày làm cái gì mới được chớ!</p>

<p>Em bé tủm tỉm cười:</p>

<p>- Ông cứ đoán đi, dễ ẹc à!</p>

<p>Cụ Bá nghĩ mãi không ra, bèn nói:</p>

<p>- Hừ mày nói cái gì khó hiểu quá, tao đoán hoài không ra. Thôi, bây giờ mày nói đi.</p>

<p>- Nhưng mà ông phải cho con cái gì, con mới nói.</p>

<p>- Mày cứ nói đi, tao nghe có lý thì tao xóa hết nợ cho</p>

<p>nhà mày.</p>

<p>- Có thiệt vậy không ông? Ông đừng có xí gạt con</p>

<p>đó nha!</p>

<p>- Thiệt chứ sao không! Hổng lẽ tao đi nói xạo với một thằng con nít như mày sao?</p>

<p>- Nhưng mà phải có người làm chứng mới được.</p>

<p>Lão chủ nợ nghĩ bụng: “Thằng này còn nhỏ mà khôn quá chừng. Mình phải kiếm cách gì giả lả cho qua thì nó mới nói”. Vừa lúc đó, thấy một con mối bò ra đớp mồi, lão bèn nói:</p>

<p>- À, con mối này nè. Được đó, để tao kêu con mối làm chứng, mày trả lời cho tao đi, nếu đúng, tao sẽ xóa nợ cho cha mẹ mày.</p>

<p>Lúc bấy giờ, em bé mới thong thả nói:</p>

<p>- Thưa ông, cha con đi cắt lúa hổng phải chém cây sống, trồng mạ xuống là trồng cây chết sao. Còn mẹ con đi bán quạt mua tre, mà bán quạt mua tre tức là bán gió mua que chớ còn gì nữa.</p>

<p>- Ha ha, hay, hay, hay! Thằng nhỏ này khôn thiệt.</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Trích&nbsp;Em bé thông minh:</p>

<p>Không bao lâu sau, có viên quan của nước láng giềng đi sứ sang nước ta. Để thăm dò xem bên này có nhân tài hay không, ông bèn đưa ra một câu đố. Viên sứ thần cầm một cái vỏ ốc rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ xuyên qua ruột ốc, từ đầu này sang đầu bên kia.</p>

<p>Các quan đại thần ai nấy đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút mong cho sợi chỉ lọt qua, có người bôi sáp vào sợi chỉ cho cứng để xâu... Thôi thì đủ cách, nhưng tất cả đều vô hiệu. Đến lượt các quan trạng, các nhà thông thái được triệu vào cũng đành lắc đầu, bó tay. Chợt nhớ đến em bé thông minh hôm nọ, nhà vua lập tức sai người đi tìm.</p>

<p>Khi viên quan của triều đình phóng ngựa đến trước cửa nhà em, thì em còn đang đùa nghịch ngoài sân. Không đợi viên quan hỏi, em bé hát lên rằng:</p>

<p>Tang tình tang! Tính tình tang.</p>

<p>Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng.</p>

<p>Bên thì lấy giấy mà bưng.</p>

<p>Bên thì bôi mỡ, kiến mừng kiến sang!</p>

<p>Tang tình tang! Tính tình tang.</p>

<p>Rồi nói:</p>

<p>- Dạ thưa, ông cứ theo cách đó mà làm là được.</p>

<p>Quả nhiên, con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua được ruột ốc trước cặp mắt kinh ngạc và khâm phục của sứ giả nước láng giềng.</p>

<p>Về sau, em bé thông minh ấy thi đỗ trạng nguyên, một lòng một dạ giúp vua trị vì đất nước.</p>

dạo bước vườn văn hàn quốc

dạo bước vườn văn hàn quốc

<p>Dạo Bước Vườn Văn Hàn Quốc</p>

<p>Kim Hunggyu, một nhà nghiên cứu uy tín của Hàn Quốc, từng viết: “Quan điểm chung cho rằng có thể hiểu được hành xử truyền thống, thế giới quan, cảm thức thẩm mỹ và cái nhìn cảm xúc của một cộng đồng thông qua văn chương mà họ sáng tạo và phát triển là đặc biệt thích hợp với văn chương Hàn Quốc. (...) Do vậy, tìm hiểu văn chương Hàn Quốc trở thành một hành trình bổ ích giúp chúng ta khám phá những giấc mộng và nỗi lo âu, vinh quang và thất bại, niềm vui và nỗi buồn của người Hàn qua các thời đại”(1).</p>

<p>Với hy vọng khám phá như vậy, cuốn sách này muốn mời quý vị bạn đọc bước vào vườn văn Hàn Quốc, hân thưởng chút ít sắc hương trong muôn ngàn hoa trái. Và cùng trò chuyện về văn chương Hàn Quốc trong đối thoại với văn chương Việt Nam.</p>

<p>Ở những câu chuyện văn chương Hàn Quốc và Việt Nam gần gũi nhau, quý vị có thể lắng nghe khúc song tấu, nhận ra hòa âm hoặc các phức điệu tinh tế.</p>

<p>Ở những câu chuyện văn chương Hàn Quốc đặc thù không tìm thấy nét tương đương trong văn chương Việt Nam, hãy để chúng độc tấu bản sắc riêng biệt của mình.</p>

<p>Có cả những câu chuyện về tiếp xúc, giao lưu giữa văn chương hai dân tộc, những câu chuyện về văn chương Hàn Quốc đã đến trong sự đón nhận của người Việt Nam từ xưa tới nay.</p>

<p>Nghĩa là đem soi những tấm gương trong nhau, để có thể hiện ra chiều sâu ẩn chứa, mở ra một thế giới vừa quen vừa lạ, nơi chúng ta đi vào nền văn học, văn hóa của tha nhân trong khi luôn luôn đang đồng thời trở về, cảm hiểu hơn chính tâm hồn dân tộc chúng ta.</p>

<p>Trước khi bán đảo Hàn bị chia cắt bởi vĩ tuyến 38 (bắt đầu từ năm 1945 và chính thức từ năm 1953), có một nền văn học truyền thống của chung toàn bán đảo. Sau khi chia cắt, miền Bắc và miền Nam thành hai quốc gia. Ở miền Bắc (North Korea) là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Joseon Minjujueui Inmin Gonghwaguk), cách gọi tắt quen thuộc ở Việt Nam là Triều Tiên. Ở miền Nam (South Korea) là Daehan Minguk (Đại Hàn Dân Quốc), cách gọi tắt quen thuộc ở Việt Nam là Hàn Quốc.</p>

<p>Trong sách này, khi trình bày về văn học dân gian và văn học cổ điển, chúng tôi xin dùng thuật ngữ “văn học Korea” (Korean Literature), không phân biệt Bắc (North Korea) và Nam (South Korea). Khi trình bày văn học hiện đại, chúng tôi tập trung giới thiệu văn học Hàn Quốc (South Korea). Sở dĩ như vậy một phần căn bản là do điều kiện tư liệu về văn học Triều Tiên (North Korea) còn rất thiếu thốn ở Việt Nam. Ngay cả về văn học dân gian và văn học trung đại, giới nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay, về cơ bản cũng chỉ dựa vào nguồn tư liệu tác phẩm, tài liệu tham khảo của Hàn Quốc. Khái niệm “Hàn Quốc” trong tên của sách này được hiểu theo nghĩa rộng với phạm vi “bán đảo Hàn” cho đến trước chia cắt Bắc - Nam, được hiểu theo nghĩa hẹp với phạm vi “Đại Hàn Dân Quốc” (South Korea) từ sau khi chia cắt.</p>

<p>Khi kể những câu chuyện văn chương trong sách này, chúng tôi đã kế thừa những công trình nghiên cứu văn học Hàn Quốc, nghiên cứu so sánh văn học, văn hóa Hàn - Việt của các học giả trong nước và nước ngoài đồng thời cố gắng để có đóng góp riêng, thử tìm kiếm những đề tài mới, thăm dò những khía cạnh mới, biểu đạt bằng giọng điệu mới... Rốt cuộc, lối kia, nẻo nọ, chúng tôi đã nâng niu một ít trái hoa; cung ấy, điệu đây, chúng tôi đã lựa vài giai âm tha thiết.</p>

<p>Nếu hành trình này khơi gợi được nơi quý vị niềm cảm hứng để tiếp tục tìm đọc các tác giả, tác phẩm thì đó là hạnh phúc mà nền văn học Hàn Quốc xứng đáng được trao tặng. Xin chân thành cảm ơn quý vị bạn đọc cầm sách này lên và sẵn lòng cùng chúng tôi dạo bước vườn văn xứ sở kim chi.</p>

Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

Liên Hệ