sống vui cùng nhiếp ảnh

sống vui cùng nhiếp ảnh

<p>Sống Vui Cùng Nhiếp Ảnh</p>

<p>Đây là cuốn sách dành cho nhiều người, Tam Thái là người chụp ảnh có tước hiệu cao nhất của Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh tại Việt Nam, trực tiếp đào tạo nhiếp ảnh nhiều năm, ông cũng là tác giả của nhiều bài báo, bài viết, sách ảnh đã đến tay bạn đọc, bạn nghề trong cả nước từ mấy chục năm qua. Trong đó có công trình sách từng nhận Cúp vàng của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh VN.</p>

<p>Cuốn sách này là tự truyện về nghề, vừa trao đổi thông tin, vừa bàn luận về ảnh, từ xa xưa đến hiện đại. Với những bài viết tâm ý, được rút ra từ chính kinh nghiệm của tác giả, qua những chặng đường tác nghiệp về nhiếp ảnh thương mại, báo chí, sáng tác...</p>

<p>Các trang viết trung thực, giản lược nhưng xuyên suốt trọng tâm, kèm theo hình ảnh Tam Thái thực hiện cho việc minh họa. Chúng ta được biết tác giả đã có ý gởi gắm vào đấy bao nỗi niềm, trải nghiệm nghề nghiệp, về chặng đường đã qua. Với những trang viết chất lượng: từ cách tiếp cận, trang bị, đến bí quyết thăng hoa chủ đề và ngắm nhìn chủ thể một cách tinh nhanh, phát hiện kịp thời khoảnh khắc để quyết định tốc độ, thời cơ bấm chụp. Giúp những người chưa yêu ảnh trở nên tò mò thích thú, những người đã biết lại thêm phần thú vị với cái nghề "vừa vui vẻ vừa vất vả" này.</p>

viết luận văn khoa học bằng tiếng anh - writing a scientific paper in english

viết luận văn khoa học bằng tiếng anh - writing a scientific paper in english

<p>Viết Luận Văn Khoa Học Bằng Tiếng Anh - Writing A Scientific Paper In English</p>

<p>Tập chuyên khảo này là nội dung thuyết giảng cho các nhà nghiên cứu trẻ của Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch (tiếng Anh là Integrated Circuit Design Research and Education Center, viết tắt là ICDREC) thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trong thời gian vài tháng giữa năm 2009, nhằm nâng cao trình độ viết luận văn khoa học kỹ thuật của các nhà nghiên cứu trẻ này.</p>

<p>Lúc đầu, tuy đại bộ phận những người này còn ở độ tuổi trên dưới 30, nhưng đã tốt nghiệp các đại học hàng đầu của Việt Nam, một số có học vị thạc sĩ, tiến sĩ, tác giả đã có ý định chỉ thuyết giảng sơ lược về bố cục, cách trình bày của một luận văn khoa học mà thôi. Nhưng trong quá trình thuyết giảng, và qua kiểm tra năng lực viết tiếng Anh phổ thông của các học viên, tác giả thấy nên thêm vài phần có liên quan đến văn pháp, cú pháp, cách xây dựng, làm giàu từ vựng phổ thông. Những phần thêm này không có tham vọng thay thế một sách phổ thông về văn pháp, cú pháp tiếng Anh. Mục đích ở đây chỉ là nêu lên những gì mà một nhà khoa học khi viết luận văn bằng tiếng Anh cần chú ý về văn pháp, cú pháp mà thôi.</p>

đô thị sài gòn chợ lớn trước năm 1945 qua tài liệu lưu trữ

đô thị sài gòn chợ lớn trước năm 1945 qua tài liệu lưu trữ

<p>Đô Thị Sài Gòn Chợ Lớn Trước Năm 1945 Qua Tài Liệu Lưu Trữ</p>

<p>Cuốn sách Đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn trước năm 1945 qua tài liệu lưu trữ, ngoài phần mở đầu và kết luận, được bố cục thành 2 phần với 4 chương.</p>

<p>Phần 1, tác giả trình bày trên phạm vi không gian rộng (cả vùng đất Gia Định), phần 2 tập trung trình bày đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn với địa giới cụ thể:</p>

<p>PHẦN 1: VÙNG SÀI GÒN - GIA ĐỊNH: TỪ SƠ KHỞI ĐẾN NĂM 1859</p>

<p>- Chương I: Những tiến để hình thành vùng đất mới.</p>

<p>- Chương II: Sài Gòn - Gia Định trước thời Pháp thuộc.</p>

<p>PHẦN 2: ĐÔ THỊ SÀI GÒN - CHỢ LỚN THỜI PHÁP THUỘC (1859 - 1945)</p>

<p>- Chương III: Tổ chức hành chính Sài Gòn - Chợ Lớn.</p>

<p>- Chương IV: Quy hoạch đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn.</p>

<p>Để hoàn thành công trình này, chúng tôi nhận được nhiều sự hỗ trợ về mặt tài liệu của các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I và IV. Chúng tôi xin cảm ơn Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, đơn vị chủ trì công trình này. Chúng tôi xin cảm tạ những ý kiến đóng góp, tư vấn về nội dung của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu để cuốn sách được hoàn chỉnh về nội dung</p>

nhà giáo nghiên cứu văn hóa dân gian chu xuân diên

nhà giáo nghiên cứu văn hóa dân gian chu xuân diên

<p>Nhà Giáo Nghiên Cứu Văn Hóa Dân Gian Chu Xuân Diên</p>

<p>Tác phẩm do nhóm tác giả là học trò của PGS-NGƯT Chu Xuân Diên tổ chức biên soạn, gồm: PGS-TS Lê Quang Trường, TS La Mai Thi Gia, TS Lê Hồng Phong, TS Phan Xuân Viện, TS Hồ Quốc Hùng, TS Lê Thị Thanh Vy. Sách dày 512 trang, gồm 2 phần: Nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên: Một số công trình tiêu biểu, in lại những tác phẩm nghiên cứu giá trị vượt thời gian của ông; Nghĩ về thầy, nghĩ về nghề với gần 30 bài viết của đồng nghiệp và học trò về cuộc đời và sự nghiệp của ông.</p>

<p>PGS-NGƯT Chu Xuân Diên sinh năm 1934 tại Bắc Ninh, tốt nghiệp ngành Ngữ văn Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội khóa đầu tiên (1956-1959) và được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy văn học dân gian. Năm 1984, ông được Nhà nước phong học hàm PGS, sau đó là NGƯT. Đến năm 1986, PGS-NGƯT Chu Xuân Diên chuyển vào Nam giảng dạy tại Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Tổng hợp TPHCM cho đến khi nghỉ hưu năm 2000. Tiếp đó, ông được mời làm Chủ nhiệm Khoa Văn hóa học, Trường ĐH Văn Hiến, góp phần gầy dựng khoa này từ ngày đầu còn nhiều khó khăn.</p>

<p>Chu Xuân Diên hợp cùng Đinh Gia Khánh thành “cặp đôi” nổi bật về nghiên cứu folklore học của thế hệ sau năm 1954. Vừa giảng dạy vừa nghiên cứu, PGS-NGƯT Chu Xuân Diên đã xuất bản hơn 20 công trình, tiêu biểu như: Giáo trình văn học dân gian (biên soạn chung, 2 tập - 1972, 1973); Tục ngữ Việt Nam (biên soạn chung - 1975); Sáng tác thơ ca dân gian Nga (dịch chung, 2 tập - 1983); Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam (biên soạn chung - 1987); Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học (1989); Văn hóa dân gian (folklore) và phương pháp nghiên cứu liên ngành (1995); Cơ sở văn hóa Việt Nam (2002)…</p>

<p>GS-TS Nguyễn Xuân Kính, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, nhìn nhận: “Điều dễ nhận thấy là, trong hơn 40 năm qua, cùng với bước đi của ngành, PGS-NGƯT Chu Xuân Diên luôn luôn là một trong số ít người đứng ở vị trí đề xuất hoặc góp phần giải quyết những vấn đề lý luận về văn học dân gian nói riêng, về văn hóa dân gian nói chung. Ông thuyết phục mọi người bằng vốn tri thức phong phú, bằng sự cập nhật những thông tin mới”.</p>

tri tân nhân vật chí tạp chú - quyển 1 - từ thời bắc thuộc đến nhà trần

tri tân nhân vật chí tạp chú - quyển 1 - từ thời bắc thuộc đến nhà trần

<p>Tri Tân Nhân Vật Chí Tạp Chú - Quyển 1 - Từ Thời Bắc Thuộc Đến Nhà Trần</p>

<p>“Lịch sử loài người xưa nay vẫn là công cuộc của giống người; sự gắng sức của mọi người chính là điều kiện cốt yếu của sự tiến hóa. Quan điểm sử học, khoa học không bao giờ phủ nhận địa vị, công dụng của loài người, và của những vĩ nhân. Nhưng chúng ta cần phải đính chính anh hùng chủ nghĩa. Một người anh hùng bậc nhất trong lịch sử - Napoléon - đã nói 'phải biết nhận xét nhân vật trong những quang tuyết tốt. Quang tuyến đó là thế giới quan và phương pháp luận chính xác. Nhân vật không phải là một thể chất cố định bất biến. Có những kẻ hôm qua hay mà ngày nay hỏng, cũng có những kẻ trước xấu mà sau tốt. Có những người anh hùng đã đưa nhân loại lên đường tiến hóa, cũng có hạng 'quái kiệt' dắt loài người giật lùi về tình thế dã man. Có kẻ làm những việc mới xét qua thì có vẻ vô nhân đạo, mà lâu ngày mới thấy là cần thiết cho đời sống cộng đồng. Có kẻ lập trường trước sau vẫn nhất quán, nhưng hành động phải tùy cơ mà ứng biển. Bình phẩm nhân cách trước hết phải đặt nhân vật vào trong những trường hợp lịch sử, trong tình thế xã hội của họ, và phải vận dụng một lối lý luận linh động."</p>

bộ khảo cổ học đồng bằng sông mê kông - tập iii - văn hóa phù nam - bìa cứng - kèm phụ bản 120 trang

bộ khảo cổ học đồng bằng sông mê kông - tập iii - văn hóa phù nam - bìa cứng - kèm phụ bản 120 trang

<p>Khảo Cổ Học Đồng Bằng Sông Mê Kông: Tập III - Văn Hóa Phù Nam (Kèm Theo Cuốn Phụ Bản 120 Trang)</p>

<p>“Như vậy, toàn cảnh bức tranh vẽ các hoạt động kinh tế đã hiện ra trên đồng bằng Óc Eo, trước mặt là biển cả. Điều có ý nghĩa nhất với chúng tôi trong quá trình nghiên cứu này, chính là nó đã đóng góp vào vốn hiểu biết về nền văn minh vật chất trong một giai đoạn lịch sử kéo dài. Các thư tịch Trung Hoa, dù còn rời rạc và chắp vá nhưng chắc chắn đã cung cấp cho chúng ta những dẫn chứng đáng kể. Tuy nhiên, những dẫn chứng này cũng còn sơ sài và phai nhạt đi nhiều bên cạnh khả năng gợi mở cho chúng ta những công cụ giúp hình dung được toàn bộ quy trình chế tá Sự khéo tay của thợ kim hoàn, sự điêu luyện của thợ khắc đá, thói quen giao kết bằng cách đóng dấu như chữ ký, chắc chắn là những dấu hiệu của một nền văn minh tiên tiến, có trình độ công nghiệp tiến bộ và hình thái thương mại đã vượt ra khỏi hình thức trao đổi hàng hóa cơ bản. Ở đây, có lẽ chúng ta đã tiếp cận khía cạnh độc đáo nhất của một nền văn hóa đã chín muối, có sự giao thoa từ nhiều ảnh hưởng đa dạng, được chuyên chở bởi hoạt động hàng hải, trên một vùng đất đã được thiên nhiên sắp đặt như là nơi giao nhau của các dòng hải thương, cũng như hàng hóa, kỹ thuật và con người”. Louis Malleret</p>

đi vào nghiên cứu khoa học (tái bản 2024)

đi vào nghiên cứu khoa học (tái bản 2024)

<p>Đi Vào Nghiên Cứu Khoa Học</p>

<p>Ở kỷ nguyên tin học này, một em học sinh phổ thông ở nước ta cũng có thể nói được rằng khoa học là nền tảng của sự phát triển xã hội và nghiên cứu khoa học, do vậy, là hoạt động vô cùng quan trọng. Nhưng, thế nào là “nghiên cứu khoa học”, và đâu là “thước đo” trong nghiên cứu khoa học, hoặc thế nào là “văn hóa khoa học”… thì ngay cả nhiều người có học vị cao ở bậc đại học cũng không trả lời ổn thỏa.</p>

<p>Không chỉ đối với những vấn đề mang tính khái quát như vậy mà cả với những câu hỏi cụ thể như: làm sao để viết một bài báo khoa học, trích dẫn tài liệu phải theo cách thức nào, vì sao phải công bố rộng rãi một công trình nghiên cứu, hoặc thế nào là đạo văn, “đạo số liệu”… cũng khó tìm được câu trả lời rành mạch, đúng đắn.</p>

<p>Trong khi đó, thực tế lại đang diễn ra tình trạng rất đáng buồn, đáng lo trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, từ chuyện “làm khoa học” bằng cách… đạo văn, điều tra cẩu thả, không đúng phương pháp, thậm chí có nhưng cơ quan quản lý đưa ra nhiều quy định hành chính gọi là dựa trên “cơ sở khoa học” mà thật ra chẳng khoa học tí nào!</p>

<p>Có lẽ nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là văn hóa khoa học nước ta chưa được như các nước tiên tiến, trong đó có phần do lâu nay chúng ta thiếu các chương trình giảng dạy, sách báo, tài liệu hướng dẫn, giải thích về bản chất cũng như cách thức tiến hành nghiên cứu khoa học. Như vậy, để có thể nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học, gia tăng sự hiện diện của khoa học Việt Nam trên trường quốc tế, rõ ràng cần phải nâng cao nhận thức về ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu khoa học, mở rộng tầm hiểu biết chung về phương pháp nghiên cứu khoa học.</p>

<p>Với mong mỏi được đóng góp một phần nhỏ trong công việc ấy, từ nhiều năm qua, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, hiện công tác tại Viện nghiên cứu Y khoa Garvan - Úc, đã viết nhiều bài đăng trên các tờ báo trong nước như: Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tuổi Trẻ, Tia Sáng, Thanh Niên, VietNam Net… liên quan đến nghiên cứu khoa học, trên cơ sở cung cấp các kiến thức cũng như những kinh nghiệm làm nghiên cứu khoa học trong nhiều năm của tác giả.</p>

<p>Cuốn sách này ra đời trên cơ sở tập hợp những bài viết về hai nội dung chính: nghiên cứu khoa học và việc công bố kết quả nghiên cứu khoa học. Trong phần đầu, tác giả cố gắng làm rõ các khái niệm cốt yếu như “hoạt động nghiên cứu khoa học”, “cơ sở khoa học”, cách xác định đề tài nghiên cứu, vấn đề đạo đức khoa học, văn hóa khoa học… Về phương diện công bố kết quả nghiên cứu khoa học, tác giả chủ yếu tập trung vào hình thức bài báo khoa học đăng trên tập san quốc tế. Do khuôn khổ có giới hạn của bài viết đăng trên báo đại chúng cho nên tác giả thường đề cập đến các vấn đề một cách tổng quát, căn bản, và mặt khác, vốn là nhà nghiên cứu trong lĩnh vực y sinh học cho nên khi khai triển vấn đề cũng như khi đưa ra dẫn chứng, tác giả thường dựa nhiều vào các nghiên cứu ngành y sinh học. Tuy vậy, những yêu cầu cơ bản, những nội dung thiết yếu trong nghiên cứu khoa học nói chung và cách thức công bố kết quả nghiên cứu khoa học đều được tác giả trình bày một cách rõ ràng, có hệ thống theo các chuẩn mực quốc tế bằng một văn phong sáng sủa, dễ hiểu, lập luận chặt chẽ, dẫn liệu phong phú, đáng tin cậy. Xét về phương diện phổ biến kiến thức thì đó chính là những ưu điểm của tác giả và rất phù hợp với mục đích xuất bản của Tủ sách Kiến thức này.</p>

<p>Trong thực tế, hoạt động nghiên cứu khoa học vốn đa dạng, phức tạp, và có sự khác biệt nhất định giữa nghiên cứu trong khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Việc công bố kết quả nghiên cứu khoa học cũng được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: luận văn, sách biên khảo, công trình điền dã, điều tra xã hội học… Nói chung, còn nhiều nội dung cần được đề cập cặn kẽ, đầy đủ hơn nữa, và để có thể chuyển đạt đầy đủ những nội dung đó hẳn sẽ cần đến nhiều cuốn sách, tài liệu hướng dẫn khác trong tương lai. Thiết nghĩ, đó là công việc chung của giới khoa học nước ta.</p>

<p>Riêng với cuốn sách này, hy vọng nó sẽ giúp ích cho những người mới bước vào nghiên cứu khoa học, đặc biệt là với các bạn sinh viên, qua việc cung cấp những thông tin, những kiến thức phổ thông cần phải có để làm hành trang trên con đường nghiên cứu khoa học - con đường vốn không ít cam go, thử thách mà cũng rất đáng tự hào.</p>

người xưa cảnh tỉnh (tái bản 2024)

người xưa cảnh tỉnh (tái bản 2024)

<p>Người Xưa Cảnh Tỉnh</p>

<p>Nhà văn Vương Trí Nhàn sinh ra tại Hà Nội, học đại học sư phạm hệ 3 năm, tham gia viết sách báo từ tháng 3-1965. Cuốn “Người xưa cảnh tỉnh” này chính là một bản tổng hợp có hệ thống của Vương Trí Nhàn ý kiến phát biểu trên sách báo của các vị tiền bối đầu thế kỷ XX mà tác giả đã cố công sưu tập được trong nhiều năm từ trong đống sách báo cũ, và để cho thế hệ trẻ thời nay dễ đọc, tác giả cũng đã công phu làm thêm phần chú giải những từ ngữ khó. Có thể coi đây là một việc làm công phu, độc đáo, góp phần rất lớn vào việc “xét tật mình”, mà người Việt thời nay, đặc biệt thế hệ trẻ có quan tâm tới tiền đồ dân tộc, nên coi là một tập cẩm nang xây dựng đất nước, trong tinh thần tham khảo học hỏi của người xưa.</p>

<p>Ngoài ra trong phần II của cuốn sách này có thêm bài viết “Tổng thuật thói hư tật xấu người Việt” của tác giả Trần Văn Chánh, như một cách bổ sung cho đề tài “Người xưa cảnh tỉnh”. Cuốn sách này sẽ giúp ích rất nhiều cho thế hệ trẻ hôm nay trong việc nhận thức lại một cách chính xác về những ưu khuyết điểm của dân tộc mình, có phần khác hơn những gì họ đã từng được học trong các sách giáo khoa, từ đó nảy sinh tâm huyết đóng góp và biết cách đóng góp hữu hiệu xây dựng xã hội Việt Nam tốt đẹp hơn trong một tương lai không xa.</p>

giữ cho rừng mãi xanh - keep the forest green - tập 2

giữ cho rừng mãi xanh - keep the forest green - tập 2

<p>Giữ Cho Rừng Mãi Xanh - Keep The Forest Green - Tập 2</p>

<p>Bộ truyện song ngữ Anh – Việtgồm 3 quyển, độ dày mỗi tập 52 trang với 6 câu chuyện:Pan dũng cảm - Đôi bạn thân - Magpie yêu thương - Sarus sẽ về - Gấu chó tốt bụng - Civet được chữa lành. Tác phẩm đề cập đến việc bảo vệ các động vật hoang dã khỏi nguy cơ tuyệt chủng và bảo vệ nguồn tài nguyên vô giá từ rừng xanh.Rừng vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Nếu không có rừng, con người sẽ đối mặt với rất nhiều thảm họa. Chúng ta phải quyết tâm giữ được nguồn tài nguyên vô giá của đất nước trường tồn mãi mãi đến muôn đời sau.</p>

<p>Nhiều loài động vật hoang dã, đặc biệt là động vật trong Sách Đỏ đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do con người săn bắt, buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp ngày càng nhiều. Con người đã có sự lầm tưởng về việc các bộ phận cơ thể của chúng có thể chữa bệnh, do đó bộ sách ra đời như một lời nhắn nhủ yêu thương gửi gắm đến các bạn nhỏ yêu động vật, yêu rừng: chúng ta cần hành động thật nhanh để bảo vệ động vật quý hiếm, bảo vệ số lượng cá thể các loài, hồi sinh những cánh rừng để giữ gìn nơi sinh sống cho động vật hoang dã.Sau mỗi câu chuyện là thông tin cần biết về 6 loài động vật hoang dã cần được bảo vệ như tê tê, cheo cheo, chim ác là, sếu đầu đỏ, gấu chó, cầy gấm.</p>

kiến trúc đô thị và cảnh quan sài gòn - chợ lớn xưa và nay (tái bản 2024)

kiến trúc đô thị và cảnh quan sài gòn - chợ lớn xưa và nay (tái bản 2024)

<p>Kiến trúc đô thị và cảnh quan Sài Gòn - Chợ Lớn xưa và nay</p>

<p>Tác giả: Nguyễn Đức Hiệp – Tim Doling – Võ Chi Mai</p>

<p>Lời nói đầu:</p>

<p>Cuốn sách này ra mắt bạn đọc là do sự hợp tác của các tác giả Nguyễn Đức Hiệp, Tim Doling và Võ Chi Mai với mục đích giới thiệu về hình ảnh, thông tin về cảnh quan, đường phố đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn từ thế kỷ 19 cho đến nay là Thành phố Hồ Chí Minh.</p>

<p>Các tác giả xuất thân từ những chuyên môn khác nhau như khoa học tự nhiên, xã hội và nghệ thuật vì thế góc nhìn là sự tổng hợp của các khía cạnh trên. Một thành phố có sức thu hút quyến rũ du khách và người dân không chỉ ở sức mạnh kinh tế, bề dày lịch sử của nó mà còn do cá tính nhân văn của cư dân và cảnh quan gây những ấn tượng, cảm hứng nghệ thuật cho cộng đồng và các sáng tác văn hóa nghệ thuật đa dạng của những nghệ sĩ. Mà cảnh quan đặc thù đó phát sinh và duy trì chính từ tư duy của con người và phản ảnh phong cách và triết lý sống của cư dân nơi đó. Một thành phố lớn có tầm vóc thu hút đều có các đặc tính trên và những người nhập cư cũng làm phong phú thêm đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa của thành phố mà họ được nuôi dưỡng đã bộc lộ được tài năng của họ. Một sự hỗ tương có lợi cho cá nhân và cộng đồng. Sự thanh lịch nhân văn đó cần được bảo trì và phát huy trong một hệ sinh thái năng động hữu cơ.</p>

<p>Chúng tôi hy vọng cuốn sách này sẽ giúp bạn đọc khám phá thêm vài khía cạnh văn hóa xã hội, cảnh quan và kiến trúc của thành phốSài Gòn - Chợ Lớn xưa và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Tất nhiên, tập sách vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót vì đề tài này vốn dĩ rất phong phú, đa dạng. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung để giới thiệu cùng bạn đọc.</p>

<p>Nguyễn Đức Hiệp</p>

<p>Tim Doling</p>

<p>Võ Chi Mai</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Giới thiệu:</p>

<p>Thành phố Hồ Chí Minh mà trước đây được gọi là Sài Gòn, dưới thời Pháp thuộc là thủ phủ của Nam kỳ lục tỉnh đã được luật sư Jules Blancsubé (1834-1888), thị trưởng Sài Gòn, khi ông qua Pháp một thời gian làm đại biểu Nam kỳ ở quốc hội Pháp, là người đầu tiên tuyên bố trong nhiều dịp khi nói về thành phố Sài Gòn, nơi ông sinh sống từ năm 1864 là “La Perle de l’Extrême-Orient” (Hòn ngọc Viễn Đông). Từ đó, thành phố được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông” này đã cám dỗ nhiều nhà du hành vào cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.</p>

<p>Những người Anh khi ghé qua Sài Gòn từ Hồng Kông hay Singapore đều ghi trong ký sự và sách du hành đây là thành phố có thiết kế, cảnh quan và kiến trúc Á - Âu đẹp hơn so với hai thành phố Singapore và Hồng Kông. Ngày nay, Thành phố Hồ Chí Minh cũng thu hút nhiều du khách nước ngoài đến thăm vì thành phố này bên cạnh sự hiện đại vẫn còn những nét đặc thù riêng của nó mà không phải chỉ Hội An hay Hà Nội mới có.</p>

<p>Vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn ngày nay có lịch sử lâu đời. Được tạo thành do phù sa sông Đồng Nai và sông Sài Gòn từ thời kỳ địa chất Pleistocene (từ 2 triệu năm đến 13.000 năm trước đây). Con người đã có mặt ở lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai - Cửu Long cách nay hơn 40.000 năm trên đường thiên di từ Phi châu đến Đông Á và Úc châu. Thổ dân lâu đời nhất sống trong vùng là người Mạ.</p>

<p>Lưu dân người Việt bắt đầu từ thế kỷ 17 và người Hoa (quân sĩ nhà Minh bỏ Nam Trung Quốc ra đi về phương Nam) trước đó được chúa Nguyễn cho phép định cư vào giữa thế kỷ 17, khởi đầu sự hình thành của Sài Gòn - Chợ Lớn. Khi Nguyễn Ánh lấy lại thành Gia Định từ quân Tây Sơn năm 1788 thì nơi đây trở thành thành trì của nhà Nguyễn. Năm 1790, thành Sài Gòn được củng cố và xây kiên cố với kỹ thuật phòng thủ Vauban (thành Quy), trong thành xây các cung điện cho chúa Nguyễn.</p>

<p>“Ngày Kỷ Sửu, đắp thành đất Gia Định. Vua thấy thành cũ ở thôn Tân Khai chật hẹp, bàn mở rộng thêm. Dụ rằng: “Vương công giữ nước, tất phải đặt nơi hiểm yếu trước. Nay đất Gia Định mới thu phục, cần sửa thành trì cho bền vững để chỗ ở được vững mạnh”. Bấy giờ mới huy động quân dân để khởi đắp, hẹn trong mười ngày đắp xong. Thành đắp theo kiểu bát quái, mở tám cửa, ở giữa là cung điện, bên tả dựng nhà Thái miếu, phía sau miếu là kho tàng, bên hữu đặt cục Chế tạo, chung quanh là nhà tranh cho quân túc vệ ở. Giữa sân dựng kỳ đài ba tầng, trên làm tòa vọng đẩu bát giác, ban ngày kéo cờ, ban đêm thì kéo đèn làm hiệu lệnh cho các quân. Thành xong, gọi tên là Kinh thành Gia Định...”.</p>

<p>(Nguồn: Mộc bản triều Nguyễn)</p>

<p>…</p>

<p>Quyển sách này có mục đích trình bày những hình ảnh của các kiến trúc và cảnh quan đô thị theo tác giả là có giá trị về mỹ quan, văn hóa và lịch sử ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Ngoài ra còn có một số hình ảnh xưa và nay ở cùng địa điểm để ta có thể thấy sự thay đổi qua thời gian các cảnh quan, kiến trúc cùng với các sự kiện, thông tin về lịch sử và các câu chuyện liên quan tạo nên dấu ấn ký ức đô thị và đặc thù của thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn.</p>

<p>Sài Gòn không phải chỉ là thành phố kinh tế mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa và chính trị của cả Nam bộ có ảnh hưởng từ nhiều vùng khắp đất nước. Đến thập niên 1930 và1940, Sài Gòn đãtrở thành thành phố quy tụ đủ sức mạnh kinh tế và tinh thần tri thức để sánh vai với các thành phố lớn ở Đông Nam Á và các nước khác.</p>

<p>…</p>

<p>Ngày nay Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố hiện đại nhưng vẫn còn giữ một phần nét đặc thù của mình và các di sản văn hóa lịch sử của nhiều thời kỳ trong suốt quá trình từ lúc thành lập cho đến ngày nay. Nơi đây đã và sẽ tiếp tục thu hút nhiều du khách đến thăm nếu chúng ta vẫn bảo tồn được các di sản kiến trúc văn hóa, cảnh quan đặc thù của thành phố “lịch sử” như ông Paul Beau cách đây hơn một thế kỷ đã từng gọi.</p>

nguyễn xí

nguyễn xí

<p>Nguyễn Xí</p>

<p>Được đông đảo độc giả, giới nghiên cứu khoa học xã hội biết đến là nhà nghiên cứu lịch sử, địa chí, nhưng xuất phát điểm của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư, lại là những truyện dài dành cho thiếu nhi. Khởi sự cho nghiệp viết lách ấy, phải quay về hơn 80 năm trước khi năm 1943, tác phẩm đầu tiên truyện dài mang tên “Nguyễn Xí” đăng trên báo Truyền bá số 85, ra ngày 10/6/1943 tại Hà Nội, viết về cụ tổ dòng họ. Lúc đó, chàng trai Nguyễn Đình Tư ở tuổi 23.</p>

<p>Báo Truyền bá khi ấy, có những cây bút đã thành danh, tên tuổi như Nguyễn Công Hoan, Lê Văn Trương, Thâm Tâm… Đây cũng là những tên tuổi bảo chứng cho Nhà xuất bản Tân Dân, đơn vị in ấn, phát hành loại báo in dạng sách nhỏ. Thế mà, chàng trai Nguyễn Đình Tư từ tỉnh lẻ Trung Kỳ đã "chen chân" được lên báo Truyền bá, và không chỉ có tác phẩm Nguyễn Xí.</p>

<p>Sẵn đà cảm hứng sáng tác, Nguyễn Đình Tư còn có những tác phẩm Dì ghẻ, con chồng trên Truyền bá số 103, ra ngày 14/10/1943, Thù chồng nợ nước tập II trên Truyền bá số 113, ra ngày 3/2/1944, Nguồn sống trên Truyền bá số 150, ra ngày 19/10/1944.</p>

<p>Những tưởng các tác phẩm của thuở ban đầu nghiệp viết ấy chỉ còn là kỷ niệm với nhà nghiên cứu bách niên khi những đầu báo in hơn 80 năm trước bởi những chảy trôi của thời gian không còn giữ lại được. May thay, Thư viện quốc gia Pháp vẫn còn lưu gần đầy đủ những số báo Truyền bá có bài viết của tác giả Nguyễn Đình Tư (thiếu Thù chồng nợ nước tập I).</p>

hý kịch việt nam - ngàn năm đồng vọng

hý kịch việt nam - ngàn năm đồng vọng

<p>Hý Kịch Việt Nam - Ngàn Năm Đồng Vọng</p>

<p>“Hơn 700 năm đã trôi qua kể từ Tây Vương Mẫu hiến bàn đào - tác phẩm sân khấu mang đủ đầy hình hài của một vở diễn hoàn chỉnh lần đầu tiên được chính thức ghi nhận trong lịch sử sân khấu nước ta. Trong quãng thời gian ấy, ba bộ môn sân khấu quan trọng nhất của người Việt là tuồng (hát bội), chèo và cải lương đã lần lượt ra đời và cùng nếm trải rất nhiều những thăng trầm, có lúc tưởng như bị đào thải. Vậy nhưng, chính những yếu tố đặc sắc riêng có ở mỗi bộ môn sân khấu, đặc biệt là yếu tố ca hát, đã đưa cả ba vượt qua thách thức để rồi cho đến ngày nay vẫn tiếp tục hiện diện trong đời sống tinh thần dân tộc như lời khẳng định mạnh mẽ về sự trường tồn của bản sắc nghệ thuật sân khấu Việt. Bước vào thế kỷ 21 siêu hiện đại, khi mà nghệ thuật biểu diễn nói chung và sân khấu nói riêng đã ít nhiều biển tưởng thành ngành công nghiệp giải trí showbiz, thêm vào đó, sức mạnh của xu hướng toàn cầu hóa cũng đang khiến bản sắc văn hóa nghệ thuật dân tộc dần mai một thì một điệu chèo rộn rã, một câu Hát Nam man mác hay một câu Vọng cổ chứa chan tình vẫn có một vị trí không thể thay thế trong những tâm hồn Việt. Những khúc thức tâm tình nước Nam ấy, cũng như những tiếng tình tang thuở xưa vẫn là những tọa độ văn hóa đủ sức neo lại tâm thức dân tộc giữa dòng biến dịch khôn cùng” - Bùi Quang Thắng</p>

dì ghẻ, con chồng

dì ghẻ, con chồng

<p>Dì Ghẻ, Con Chồng</p>

<p>Được đông đảo độc giả, giới nghiên cứu khoa học xã hội biết đến là nhà nghiên cứu lịch sử, địa chí, nhưng xuất phát điểm của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư, lại là những truyện dài dành cho thiếu nhi. Khởi sự cho nghiệp viết lách ấy, phải quay về hơn 80 năm trước khi năm 1943, tác phẩm đầu tiên truyện dài mang tên “Nguyễn Xí” đăng trên báo Truyền bá số 85, ra ngày 10/6/1943 tại Hà Nội, viết về cụ tổ dòng họ. Lúc đó, chàng trai Nguyễn Đình Tư ở tuổi 23.</p>

<p>Báo Truyền bá khi ấy, có những cây bút đã thành danh, tên tuổi như Nguyễn Công Hoan, Lê Văn Trương, Thâm Tâm… Đây cũng là những tên tuổi bảo chứng cho Nhà xuất bản Tân Dân, đơn vị in ấn, phát hành loại báo in dạng sách nhỏ. Thế mà, chàng trai Nguyễn Đình Tư từ tỉnh lẻ Trung Kỳ đã "chen chân" được lên báo Truyền bá, và không chỉ có tác phẩm Nguyễn Xí.</p>

<p>Sẵn đà cảm hứng sáng tác, Nguyễn Đình Tư còn có những tác phẩm Dì ghẻ, con chồng trên Truyền bá số 103, ra ngày 14/10/1943, Thù chồng nợ nước tập II trên Truyền bá số 113, ra ngày 3/2/1944, Nguồn sống trên Truyền bá số 150, ra ngày 19/10/1944.</p>

<p>Những tưởng các tác phẩm của thuở ban đầu nghiệp viết ấy chỉ còn là kỷ niệm với nhà nghiên cứu bách niên khi những đầu báo in hơn 80 năm trước bởi những chảy trôi của thời gian không còn giữ lại được. May thay, Thư viện quốc gia Pháp vẫn còn lưu gần đầy đủ những số báo Truyền bá có bài viết của tác giả Nguyễn Đình Tư (thiếu Thù chồng nợ nước tập I).</p>

nguồn sống

nguồn sống

<p>Nguồn Sống</p>

<p>Được đông đảo độc giả, giới nghiên cứu khoa học xã hội biết đến là nhà nghiên cứu lịch sử, địa chí, nhưng xuất phát điểm của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư, lại là những truyện dài dành cho thiếu nhi. Khởi sự cho nghiệp viết lách ấy, phải quay về hơn 80 năm trước khi năm 1943, tác phẩm đầu tiên truyện dài mang tên “Nguyễn Xí” đăng trên báo Truyền bá số 85, ra ngày 10/6/1943 tại Hà Nội, viết về cụ tổ dòng họ. Lúc đó, chàng trai Nguyễn Đình Tư ở tuổi 23.</p>

<p>Báo Truyền bá khi ấy, có những cây bút đã thành danh, tên tuổi như Nguyễn Công Hoan, Lê Văn Trương, Thâm Tâm… Đây cũng là những tên tuổi bảo chứng cho Nhà xuất bản Tân Dân, đơn vị in ấn, phát hành loại báo in dạng sách nhỏ. Thế mà, chàng trai Nguyễn Đình Tư từ tỉnh lẻ Trung Kỳ đã "chen chân" được lên báo Truyền bá, và không chỉ có tác phẩm Nguyễn Xí.</p>

<p>Sẵn đà cảm hứng sáng tác, Nguyễn Đình Tư còn có những tác phẩm Dì ghẻ, con chồng trên Truyền bá số 103, ra ngày 14/10/1943, Thù chồng nợ nước tập II trên Truyền bá số 113, ra ngày 3/2/1944, Nguồn sống trên Truyền bá số 150, ra ngày 19/10/1944.</p>

<p>Những tưởng các tác phẩm của thuở ban đầu nghiệp viết ấy chỉ còn là kỷ niệm với nhà nghiên cứu bách niên khi những đầu báo in hơn 80 năm trước bởi những chảy trôi của thời gian không còn giữ lại được. May thay, Thư viện quốc gia Pháp vẫn còn lưu gần đầy đủ những số báo Truyền bá có bài viết của tác giả Nguyễn Đình Tư (thiếu Thù chồng nợ nước tập I).</p>

thương học phương châm

thương học phương châm

<p>Thương Học Phương Châm</p>

<p>Ngày nay nghe nói đến Đông-Kinh Nghĩa - Thục, người Việt nào cũng ngưỡng mộ, kính phục những nhà cựu học đã gây nên phong trào duy tân đầu tiên ở nước nhà. Bị un đúc trong cái lò thi phú mà các cụ có đầu óc mới mẻ như vậy quả thực là siêu quần.</p>

<p>Công của các cụ rất lớn.</p>

<p>Nhờ Nghĩa Thục mà sau những vụ thất bại ở cuối thế kỷ trước, chúng ta lấy lại được lòng tự tín: không tự ti đối với Trung Hoa và Âu Tây mà cũng không tự cao đến mù quáng. Chúng ta vẫn tôn trọng những giá trị tinh thần - hi sinh và bất khuất - của cựu học mà đồng thời cũng biết nhận giá trị thực tế của tân học:</p>

<p>Học Tây học Hán có rành mới hay.</p>

<p>Cởi bỏ được những quan niệm lạc hậu rồi - nhất là quan niệm trung quân quá cố chấp - tinh thần dân tộc của ta vững thêm. Các cụ một mặt khai thác cái vốn cũ của dân tộc mà vốn quí nhất là ngôn ngữ, một mặt tiếp thu văn hóa Âu Tây bằng công việc dịch thuật. Các cụ là người đầu tiên bỏ khoa cử và hô hào mọi người học tiếng Việt, viết lách bằng tiếng Việt, do đó mở đường cho các nhóm Đông Dương tạp chí và Nam Phong sau này.</p>

<p>Nghĩa Thục chỉ thọ khoảng một năm mà tên Nghĩa Thục được ghi trên sử...“Mệnh ấy yểu mà danh ấy thọ”. Mà danh ấy thọ là nhờ đám “nho lưu” ấy, gồm hầu hết những bực tuấn-tú, nhiệt-tâm, chí-khí nhất trong nước, tức cái tinh-hoa của non sông đã tụ họp nhau ở nhà số 4 phố hàng Đào của cụ Lương-văn-Can để nắm tay nhau mà cải-tạo non sông."</p>

<p>Nguyễn Hiến Lê – Đông Kinh nghĩa thục</p>

vua chúa việt nam và những điều chưa biết

vua chúa việt nam và những điều chưa biết

<p>Vua Chúa Việt Nam Và Những Điều Chưa Biết</p>

<p>Cuốn sách là tập hợp những câu chuyện như vậy để hầu chuyện bạn đọc, từ những câu chuyện “quốc gia đại sự” như “Thời xưa nước ta gọi vua là gì?”, “Quy định trang phục, lễ nhạc khi vua thiết triều ra sao?", đến những câu chuyện độc đảo khi vua chúa xử lý công việc triều chính, các trường hợp nhà vua “bổ nhiệm thần tốc” bề tôi vì nhận thấy tài năng vượt trội, quan điểm của các vị vua về phong thủy, hay vua chúa nước ta xây hành cung thế nào, còn có cả việc bảo vệ an toàn của vua...</p>

<p>Bên cạnh đó là những khía cạnh về đời sống riêng tư của các vị vua, mô tả dung mạo của các vị vua chúa Việt, vua nào được sử sách mô tả là “mặt rỗng”, “dáng rộng”, vua nào được sứ thần nước ngoài khen là.... đẹp trai? Cùng độc giả giải đáp những thác mác như khi đi đánh trận, vua ăn gì? Vua uống rượu ra sao, những vua nào mê rượu? Khi du hành vua đi bằng phương tiện gì? Lúc còn trẻ vua phải học hành thế nào? Những vị vua Việt nào mắc bệnh lạ, đó là loại bệnh gì?....</p>

<p>Lọc từ sử sách, cũng không hiếm những câu chuyện đọc lại vẫn thấy mang tính thời sự như các vị vua nước ta xưa chống tham nhũng thể nào? Các vị vua dùng cách nào để ngăn nhân dân đánh bạc, khi có dịch bệnh lan truyền vua chỉ đạo xử lý thế nào? Hay chuyện các vị vua Việt rèn luyện thân thể bằng cách nào cũng ít người biết đến.</p>

<p>Mong rằng cuốn sách này sẽ là một món ăn nuôi dưỡng niềm yêu thích lịch sử và niềm tự hào dân tộc cho độc giả, đặc biệt là dành tặng cho những cô bé, cậu bé như các con tôi!</p>

gia đình - những nỗi đau ngọt ngào

gia đình - những nỗi đau ngọt ngào

<p>Gia Đình - Những Nỗi Đau Ngọt Ngào</p>

<p>Gia đình giống như một vũ trụ thu nhỏ, nơi chúng ta học cách trở thành thành viên của xã hội lớn. Tất nhiên không có gia đình hoàn hảo và cũng không có xã hội hoàn toàn tốt đẹp mà nhiều khi cũng có những va chạm, có những tổn thương và xáo trộn.</p>

<p>Cuộc sống gia đình có thể là thiên đường, cũng có thể là địa ngục. Tập truyện có tựa chung là “Gia đình, những nỗi đau ngọt ngào” trong đó có cả tình yêu và nước mắt, vì gia đình là nơi êm ấm nhất nhưng nếu thiếu “tình” thì sẽ mang lại cho ta rất nhiều đau khổ. Nhưng tình yêu không phải là một sản phẩm được đóng gói để sẵn sàng được sử dụng. Nó được giao cho chúng ta chăm sóc, nó cần những nỗ lực liên tục để được tái tạo và hồi sinh mỗi ngày.</p>

<p>Sống ở đời, không ai có thể cạn tình cạn nghĩa, nhất là với những người thân. Nếu chúng ta bớt sân si, bớt nghiệt ngã, biết lấy yêu thương và lòng tử tế bao dung mà cư xử với nhau thì mới có thể có một gia đình êm ấm.</p>

<p>Tình yêu nhiều khi cũng trói buộc và làm khó dễ con người. Nhưng nếu hoàn toàn xóa bỏ, nó sẽ gây cho ta một nỗi day dứt, băn khoăn không thể nào nguôi.</p>

Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

Liên Hệ