hãy cầm lấy và đọc

hãy cầm lấy và đọc

Hãy Cầm Lấy Và Đọc

'Những bài viết tập hợp trong cuốn sách này, trực tiếp hay gián tiếp, đều có liên quan đến vấn đề văn hóa đọc và đã được công bố trên các báo Nhân Dân, Sài Gòn Giải Phóng, Sài Gòn Giải Phóng Thứ Bảy, Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ Cuối Tuần, Thanh Niên, Người Lao Động, Phụ Nữ, Pháp Luật, Nhà Văn, Quán Văn, Văn Nghệ, Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Lý luận - phê bình văn học nghệ thuật, Sài Gòn Tiếp Thị, Doanh Nhân Sài Gòn Cuối Tuần…

Khi đưa vào sách, chúng tôi có lược bỏ một số đoạn trùng lặp và một vài số liệu đã mất thời gian tính. Cuốn sách gồm hai phần. Phần đầu dành cho những bài viết bàn về việc đọc sách cùng một số hiện tượng của xuất bản và tiếp nhận văn học. Phần sau là những bài viết về một số tác giả, tác phẩm văn học hiện đại mà người viết có cơ may tiếp xúc. Nhằm phục vụ kịp thời cho báo chí, những bài viết trong tập này thường có tính chất giới thiệu, điểm sách nên không tránh khỏi hạn chế, mong bạn đọc lượng thứ. Chúng tôi chỉ hy vọng cuốn sách ghi nhận và làm chứng cho một vài phương diện của đời sống văn hóa, văn học những năm gần đây. Nhân dịp cuốn sách được xuất bản, cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban biên tập các báo nói trên.'

(Huỳnh Như Phương)

nhà lê sơ (1428 - 1527) với công cuộc chống nạn sâu dân, mọt nước

nhà lê sơ (1428 - 1527) với công cuộc chống nạn sâu dân, mọt nước

Nhà Lê Sơ (1428 - 1527) Với Công Cuộc Chống Nạn 'Sâu Dân, Mọt Nước'

'Thời Lê sơ trong lịch sử Việt Nam luôn có sức hấp dẫn đối với giới nghiên cứu lịch sử trong nước và ngoài nước, bởi những thành tựu mà triều đại này đã đóng góp vào tiến trình phát triển của dân tộc trên nhiều phương diện. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tổng quan hoặc chuyên sâu về các lĩnh vực hoạt động khác nhau của thời Lê sơ được công bố. Tuy nhiên, phần lớn đều là những công trình nghiên cứu về thành tựu và những đóng góp thiên về hướng tích cực. Hiện vẫn còn chưa nhiều những công trình nghiên cứu về những tồn tại, hạn chế và cách thức ứng phó với những biểu hiện tiêu cực, hạn chế của thời Lê sơ. Công trình nghiên cứu Nhà Lê sơ (1428 - 1527) với công cuộc chống nạn “sâu dân, mọt nước” của anh Trần Đình Ba có thể được xem là một trong số ít ỏi đó. Thông qua tư liệu lịch sử và phương pháp tiếp cận của sử học để xem xét, đánh giá những nỗ lực của nhà Lê sơ trong việc bài trừ vấn nạn tham nhũng, công trình nghiên cứu của Trần Đình Ba đã góp phần làm sáng tỏ bức tranh hiện thực lịch sử về thời Lê sơ không chỉ ở gam màu sáng mà còn ở cả gam màu tối. Qua đó, hiện thực lịch sử được nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan và toàn diện hơn. Đây cũng chính là tư tưởng xuyên suốt của công trình nghiên cứu này.

Bằng văn phong khoa học, Trần Đình Ba đã dẫn dắt người đọc chậm rãi nghiền ngẫm về vấn nạn tham nhũng của thời Lê sơ nhưng cũng là vấn nạn của mọi thời đại. Qua thời Lê sơ đối với tệ nạn tham nhũng tuy chưa phổ biến nhưng cũng đã xảy ra trên nhiều lĩnh vực, với nhiều đối tượng; những nỗ lực ngăn chặn nạn sâu dân, mọt nước của nhà Lê sơ thông qua một hệ thống các biện pháp kết hợp giữa răn đe, trừng phạt và giáo dục; chính sách bồi dưỡng và sử dụng con người trong bộ máy công quyền nhằm đề cao tinh thần “dưỡng liêm” và năng lực thực hành công vụ của đội ngũ quan lại… Công trình này sẽ rất có giá trị với nhiều đối tượng bạn đọc, nhất là bạn đọc yêu thích lịch sử nước nhà. Tác giả Trần Đình Ba còn rất trẻ, cần có sự bồi bổ kinh nghiệm nghiên cứu không ngừng để các công trình nghiên cứu của anh có hàm lượng khoa học ngày càng cao hơn, thể hiện sự sắc sảo hơn nữa. Riêng đối với công trình nghiên cứu này, Trần Đình Ba đã cho thấy được năng lực nghiên cứu, năng lực kiến giải những vấn đề lịch sử “gai góc” cùng sự say mê đối với khoa học lịch sử của anh. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc tác phẩm này!'

(PGS.TS TRẦN THỊ MAI)

trò chuyện với khoa học và giáo dục

trò chuyện với khoa học và giáo dục

Trò Chuyện Với Khoa Học Và Giáo Dục

'Cuốn sách bạn đang cầm trên tay là tập hợp những suy nghĩ, quan điểm, và tầm nhìn của tác giả về các vấn đề trên. Nội dung được chia làm 4 phần: Khoa học, đạo đức khoa học, xuất bản khoa học, và giáo dục. Đây không phải là một công trình nghiên cứu khoa học, mà chỉ là những ý kiến mang tính thảo luận của cá nhân tôi. Cũng có thể xem những ý kiến này mang tính “phản biện” và góp ý vào chính sách khoa học và giáo dục. Những quan điểm và tầm nhìn trong danh sách này thể hiện cũng là những trải nghiệm của một người đã có hơn 30 năm trong các đại học và kinh qua các môi trường khoa học phương Tây. Tôi không muốn áp đặt những quan điểm lên chính sách ở trong nước, mà chỉ muốn thuyết phục bạn đọc bằng những dữ liệu và kinh nghiệm thực tế. Những suy nghĩ được viết ra với tâm nguyện đóng góp một phần vào nỗ lực đổi mới và xây dựng một nền giáo dục đại học tốt hơn, và một nền khoa học đàng hoàng hơn.

Nước ta đang trong tiến trình hội nhập thế giới. Năm 2016, Việt Nam tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN, và thời điểm này cũng đánh dấu một sự hòa nhập toàn diện nền kinh tế của 10 quốc gia trong vùng, trong đó dĩ nhiên có cả giáo dục và khoa học. Rồi sẽ đến một ngày các trường đại học và nhà khoa học Việt Nam cạnh tranh với các trường và đồng nghiệp ASEAN. Để có khả năng cạnh tranh tốt, chúng ta cần phải biết những qui ước khoa bảng, những tiêu chí trong khoa học đang được dùng ở các nước ngoài Việt Nam. Tôi tin rằng bạn đọc sẽ tìm thấy nhiều khác biệt và hiểu thêm những “luật chơi” khoa học quốc tế.

Nhiều ý kiến và quan điểm trong cuốn sách này đã được trình bàu trên các diễn đàn báo chí đại chúng và hội nghị trong nước. Nhân dịp này, tôi trân trọng cám ơn các bài Tuổi trẻ, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tuần Việt Nam, VNExpress, Sài Gòn Tiếp thị cũ, Ngày nay, Lao động, Sinh viên Việt Nam đã biên tập và công bố những bài viết của tôi hơn 10 năm qua. Tôi biết chắc rằng những dữ liệu trình bày trong sách, dù đã được xem xét cẩn thận về nguồn gốc, vẫn còn có sai sót hoặc thiếu sót. Do đó, tôi rất mừng nếu nhận được góp ý và bổ sung của bạn đọc.'

(Nguyễn Văn Tuấn)

nhà ở cuối đường conventry

nhà ở cuối đường conventry

Nhà Ở Cuối Đường Conventry

Bạn có thể  gọi đây  là tập  truyện cổ tích dành cho người lớn. Bạn cũng có thể gọi đây là tập truyện hiện thực huyền ảo dành cho trẻ em. Tại sao không phải  là ngược  lại? Có vẻ như  sẽ hợp lí hơn  nếu  đây  là cổ tích dành cho trẻ em và hiện  thực huyền ảo dành cho người  lớn. Tuy nhiên, sự hợp lí đó có nguy  cơ sẽ biến tập truyện này thành hai tập truyện khác nhau trong  cùng  một  quyển sách. Thế nhưng, chính  vì có sự nghịch lí ấy, chất cổ tích và chất hiện thực huyền ảo hòa quyện trong tập truyện này đã tạo nên không khí đặc trưng riêng vừa dễ thương vừa sâu lắng. Ở những truyện viết theo  phong cách cổ tích như  Tuyết lửa, Lời nói dối… thì tác giả gửi gắm những suy tư của mình  theo  lối hiện thực  huyền ảo. Ngược  lại, ở những truyện viết theo  lối hiện  thực  huyền ảo như  Nàng tiên cá hồ Rupert, Độc dược Taxus Baccata, Cô rắc rối và con mèo già… cách lựa chọn bối cảnh, nhân vật, sắp xếp tình tiết lại dễ khiến  người ta liên tưởng đến  những truyện cổ tích. Vì vậy, mở đầu  những truyện ngắn  trong  tập truyện này có thể mang  đến  cảm giác vừa  lạ vừa  quen;  thứ  cảm giác không lạ lẫm hoàn toàn  ấy kích thích  bạn dự tưởng về tiến trình  phát  triển câu chuyện; nhưng đừng vội chủ quan,  rất nhiều truyện ngắn  trong  Nhà ở cuối đường Coventry chọn kết thúc ở thời điểm không hẳn là hoàn  toàn thích hợp.

Ngọc Huyền dường như không có tham  vọng kể một câu chuyện hoàn  chỉnh,  điều  cô cố gắng  nỗ lực là tái tạo lại không khí trong  thế giới mà nhân vật đã sống  thông qua  chính  cảm xúc của họ. Cảm xúc của một con người (ngôi thứ nhất)  hay nhiều con người (ngôi thứ ba) không phải lúc nào cũng ổn định. Sự nghiêm túc và bỡn cợt luân phiên hoán  đổi trong  lối kể của Huyền. Vì vậy mà ở đây chúng ta có truyện cổ tích dành cho  người  lớn, truyện hiện  thực huyền ảo dành cho trẻ em, thậm  chí chúng ta cũng  có cả truyện cổ tích dành cho trẻ em và hiện  thực huyền ảo dành cho người lớn nữa.
Bạn  có  thể  dễ  dàng   tìm  đọc  truyện cổ  tích  hay truyện hiện  thực  huyền ảo viết theo  lối phục  vụ đúng đối tượng truyền thống của nó, nhưng sự mơ hồ và khó phân định đối tượng độc giả trong  phong cách hòa hợp giữa cổ tích và hiện  thực huyền ảo như  tập truyện Nhà ở cuối đường Coventry thì  không phải  lúc nào  cũng  có thể dễ dàng  bắt gặp. Có lẽ, điều này cũng đơn giản như việc trong  mỗi người  lớn đều  có một đứa  trẻ, và trong mỗi đứa trẻ đều đang phôi thai những suy tư của người lớn về cuộc đời. Việc của Ngọc Huyền chỉ là giúp chúng ta nhận thấy  không phải  lúc nào  người  lớn và trẻ em cũng  nên  tách biệt.

 

bộ chuyện về ngày bầu cử (tập 1)

bộ chuyện về ngày bầu cử (tập 1)

Chuyện Về Ngày Bầu Cử (Tập 1)

Cuộc họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau ngày độc lập tại Bắc Bộ phủ (3-9-1945) đã mở đầu quá trình chuẩn bị cho cuộc phổ thông đầu phiếu gấp rút được thực hiện trong khoảng thời gian gần 4 tháng. Đó cũng là lần đầu tiên trong lịch sử hàng ngàn năm trên đất nước vừa hồi sinh, “hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó” .

Từ cuộc Tổng tuyển cử ngày 6 tháng 1 năm 1946, Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời, đánh dấu bước nhảy vọt về thể chế dân chủ của nước Việt Nam mới. Trong Diễn văn khai mạc Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc rút rằng: “Cuộc Quốc dân đại biểu đại hội này là lần đầu tiên trong lịch sử của nước Việt Nam ta. Nó là một kết quả của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6 tháng 1 năm 1946, mà cuộc Tổng tuyển cử lại là cái kết quả của sự hy sinh, tranh đấu của tổ tiên ta, nó là kết quả của sự đoàn kết anh dũng phấn đấu của toàn thể đồng bào Việt Nam ta, sự đoàn kết của toàn thể đồng bào không kể già trẻ, lớn bé, gồm tất cả các tôn giáo, tất cả các dân tộc trên bờ cõi Việt Nam đoàn kết chặt chẽ thành một khối hy sinh không sợ nguy hiểm tranh lấy nền độc lập cho Tổ quốc”.

Ngày 5-1-1946, Người ra Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu với lý lẽ “Ngày mai, là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình” . Người hy vọng ngày mai sẽ có những đại biểu có mặt trong thành phần Quốc hội sau cuộc Tổng tuyển cử sao cho xứng đáng với niềm tin yêu, sự phó thác trách nhiệm cao cả của quốc dân lên đôi vai mình mà “ra sức giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, ra sức mưu sự hạnh phúc cho đồng bào”, phải biết lấy lợi ích của quốc gia, dân tộc làm lợi ích cao nhất, thiêng liêng nhất.Kết quả cuộc bầu cử ngày 6 tháng 1 năm 1946 diễn ra thật tốt đẹp như mong muốn của Người.

70 năm đã trôi qua, nhưng ngày bầu cử Quốc hội 6 tháng 1 năm 1946 - ngày khai mở cho lịch sử lập hiến nước Việt Nam độc lập, tự do vẫn mãi mãi lắng sâu trong ký ức dân tộc. Những thế hệ người Việt Nam 70 năm qua và thế hệ tiếp nối mãi mãi lưu giữ hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đứng đầu Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam mới, người lĩnh trách nhiệm cao nhất trong việc đề xướng và chỉ đạo tổ chức cuộc Tổng tuyển cử lịch sử, Người cũng là hiện thân của nền dân chủ cộng hòa.Những câu chuyện về ngày bầu cử đầu tiên ấy đã trải qua 70 năm nhưng vẫn được lưu truyền, được kể để nhớ mãi, như cách vua Trần Nhân Tông xưa làm “Người lính già đầu bạc; Kể mãi chuyện Nguyên Phong” …

bộ chuyện về kì họp thứ nhất (tập 2)

bộ chuyện về kì họp thứ nhất (tập 2)

Chuyện Về Kì Họp Thứ Nhất (Tập 2) Cuộc họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau ngày độc lập tại Bắc Bộ phủ (3-9-1945) đã mở đầu quá trình chuẩn bị cho cuộc phổ thông đầu phiếu gấp rút được thực hiện trong khoảng thời gian gần 4 tháng. Đó cũng là lần đầu tiên trong lịch sử hàng ngàn năm trên đất nước vừa hồi sinh, “hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó” .Từ cuộc Tổng tuyển cử ngày 6 tháng 1 năm 1946, Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời, đánh dấu bước nhảy vọt về thể chế dân chủ của nước Việt Nam mới. Trong Diễn văn khai mạc Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc rút rằng: “Cuộc Quốc dân đại biểu đại hội này là lần đầu tiên trong lịch sử của nước Việt Nam ta. Nó là một kết quả của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6 tháng 1 năm 1946, mà cuộc Tổng tuyển cử lại là cái kết quả của sự hy sinh, tranh đấu của tổ tiên ta, nó là kết quả của sự đoàn kết anh dũng phấn đấu của toàn thể đồng bào Việt Nam ta, sự đoàn kết của toàn thể đồng bào không kể già trẻ, lớn bé, gồm tất cả các tôn giáo, tất cả các dân tộc trên bờ cõi Việt Nam đoàn kết chặt chẽ thành một khối hy sinh không sợ nguy hiểm tranh lấy nền độc lập cho Tổ quốc”. Ngày 5-1-1946, Người ra Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu với lý lẽ “Ngày mai, là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình” . Người hy vọng ngày mai sẽ có những đại biểu có mặt trong thành phần Quốc hội sau cuộc Tổng tuyển cử sao cho xứng đáng với niềm tin yêu, sự phó thác trách nhiệm cao cả của quốc dân lên đôi vai mình mà “ra sức giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, ra sức mưu sự hạnh phúc cho đồng bào”, phải biết lấy lợi ích của quốc gia, dân tộc làm lợi ích cao nhất, thiêng liêng nhất.Kết quả cuộc bầu cử ngày 6 tháng 1 năm 1946 diễn ra thật tốt đẹp như mong muốn của Người. 70 năm đã trôi qua, nhưng ngày bầu cử Quốc hội 6 tháng 1 năm 1946 - ngày khai mở cho lịch sử lập hiến nước Việt Nam độc lập, tự do vẫn mãi mãi lắng sâu trong ký ức dân tộc. Những thế hệ người Việt Nam 70 năm qua và thế hệ tiếp nối mãi mãi lưu giữ hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đứng đầu Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam mới, người lĩnh trách nhiệm cao nhất trong việc đề xướng và chỉ đạo tổ chức cuộc Tổng tuyển cử lịch sử, Người cũng là hiện thân của nền dân chủ cộng hòa.Những câu chuyện về ngày bầu cử đầu tiên ấy đã trải qua 70 năm nhưng vẫn được lưu truyền, được kể để nhớ mãi, như cách vua Trần Nhân Tông xưa làm “Người lính già đầu bạc; Kể mãi chuyện Nguyên Phong” …
môi trường trung quốc

môi trường trung quốc

Trung Quốc là quốc gia đang phát triển có dân số đông nhất thế giới, với đất đai rông lớn, điều kiện khí hậu, địa phương phức tạp. Từ cuối thập niên 70 của thế kỷ XX trở lại đây, nền kinh tế Trung Quốc phát triển vượt bậc nhưng bên cạnh đó, Trung Quốc phải đối mặt với những vấn đề quan trọng như môi trường, tài nguyên. Dân số đông cùng với điều kiện tự nhiên phức tạp đã khiến cho việc bảo vệ môi trường Trung Quốc gặp phải những thử thách vô cùng to lớn. Trung Quốc rất chú trọng đến công tác xây dựng và bảo vệ môi trường, hơn thế nữa công tác bảo vệ môi trường chính thức trở thành một trong những quốc sách cơ bản của quốc gia này. Đồng thời, Trung Quốc cũng đã đưa ra một loạt cách thức để thực thi chiến lược bảo vệ môi trường, cùng chung tay với chính phủ và nhân dân các nước trên thế giới, có những hành động ngăn chặn không để môi trường tiếp tục bị ô nhiễm, bảo vệ trái đất của chúng ta. Ggiải quyết được vấn đề môi trường của Trung Quốc, vừa phù hợp với mục tiêu phát triển của riêng quốc gia này, vừa phù hợp với lợi ích chung của nhân loại. Trung Quốc thông qua một loạt những quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và có những biện pháp tích cực để thúc đẩy công tác bảo vệ môi trường, nên đã đạt được hiệu quả rõ rệt.

Mời các bạn đón đọc!

cuộc phiêu lưu của những cái tôi

cuộc phiêu lưu của những cái tôi

Cuộc Phiêu Lưu Của Những Cái Tôi

"Tôi và Phong Điệp đều sinh năm 1976. Khi tôi còn đang mò mẫm trong “đường hầm tối” của số phận, cặm cụi kiếm từng con chữ trong căn phòng 10 mét vuông ở một làng nhỏ, Phong Điệp đã bắt đầu được biết đến như một cây bút trẻ đầy triển vọng. Tôi đọc Phong Điệp, thấy ưng cô ở cách khai thác những vấn đề xã hội, nhân sinh, và ưa những kết truyện bao dung, ấm áp của cô. Sau này thật không ngờ, tôi lại ra nhập giới lao động văn chương và chúng tôi có không ít cơ hội đối thoại với nhau. Tôi có thể nói rằng trong các cuộc đối thoại giữa tôi và Phong Điệp chúng tôi là những nhà văn trẻ ưa sự thẳng thắn. Cả hai chúng tôi đều là những người nói sau khi đã làm và không có ý định chiếm mặt báo cho sự tán dương nhạt nhẽo và những chuyện vô bổ.

Mỗi khi Phong Điệp mở đầu một cuộc phỏng vấn tôi đều bảo cô: “Nếu cậu nghĩ được câu hỏi hay, câu hỏi mới thì cậu hãy phỏng vấn nhé”. Kết quả là tôi luôn nhận được những câu hỏi thẳng thắn và gai góc. Chẳng hạn, khi cuốn tự truyện “Không gục ngã” của tôi ra đời, được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt, phỏng vấn tôi về tác phẩm này, Phong Điệp hỏi: “Liệu có điều gì/ sự thật nào chị phải né tránh trong quá trình viết cuốn tự truyện này?”. Đằng sau câu hỏi của Điệp tôi cảm thấy có một lời nhắc nhở: “Chị phải tự chịu trách nhiệm về tuyên bố của mình đấy nhé”. Và tôi quyết định trả lời câu hỏi này đúng như sự thật yêu cầu.

Thỉnh thoảng, với báo chí, tôi thấy mình bị làm phiền, nhưng với Phong Điệp, hơn một lần tôi phải cảm ơn cô đã cho tôi cơ hội bày tỏ quan điểm, cảm giác của mình về cách nhìn thiếu công bằng đối với những thành công của những người khuyết tật làm nghệ thuật. Hơn bất cứ lĩnh vực nào, lĩnh vực nghệ thuật không phân biệt người bình thường hay người khuyết tật, và không có sự châm trước hay sự cộng thêm điểm vì hoàn cảnh, mà chỉ tài năng và sự lao động miệt mài mới có thể thực sự cất lên tiếng nói đích thực. Cũng cần phải nói rằng có duyên mới ngồi được với nhau, và phải có sự quan tâm, thấu hiểu và tương đồng nhất định người ta mới có đủ hứng thú để dõi theo nhau trên những chặng đường dài và gian nan của cuộc sống.

Tôi và Phong Điệp vẫn để ngỏ cho nhau những cơ hội đối thoại mới. Thực ra, chúng tôi luôn luôn có cơ hội đối thoại với nhau qua những tác phẩm văn chương của mỗi người. Cả khi viết và khi ngồi đối thoại với nhau chúng tôi đều có những mối quan tâm chung về xã hội, về cuộc sống, về số phận của những người trẻ, những người phụ nữ cầm bút của thời đại này, ở đất nước chúng ta. Chúng tôi trăn trở nhiều hơn tự hào. Và nếu có điều gì đó để nói về bản thân, chúng tôi chỉ dám nói rằng mình là những người trẻ lao động một cách chăm chỉ và nghiêm túc trên cánh đồng văn chương và không tự huyễn hoặc về những mùa màng không thuộc về mình."

(Nguyễn Bích Lan)

như ngàn thang thuốc bổ (tái bản)

như ngàn thang thuốc bổ (tái bản)

Như Ngàn Thang Thuốc Bổ
Tóm tắt nội dung
Ông bà ta từng nói: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, còn cười được có nghĩa là bệnh tật gì cũng có thể chữa khỏi, khó khăn gì cũng có thể vượt qua.
Tuyển tập những mẩu chuyện cười ngắn gọn mà thâm thúy đầy ý nhị trong Như ngàn thang thuốc bổ của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc hi vọng sẽ mang đến cho bạn chút thư giãn tủm tỉm, hoặc cười khà khà, ngả nghiêng ngả ngửa, để cho vui, cho quên đi phiền muộn sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt nhọc, nạp năng lượng và bắt đầu mọi thứ theo một cách nhìn mới lạc quan hơn.
Thông tin tác giả
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc là một người khá đa tài khi đồng thời nổi tiếng trên cả hai lĩnh vực là y khoa và văn chương. Với rất nhiều tác phẩm viết về đủ thể loại từ y học thường thức, tâm sinh lý lứa tuổi, thiền học và cả lý luận phê bình, ông được đông đảo bạn đọc mọi giới yêu thích và hâm mộ.
Với bút hiệu Đỗ Nghê, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã đến với làng văn nghệ miền Nam từ trước 1975. Học giả Nguyễn Hiến Lê khi đề tựa tập Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò của Đỗ Hồng Ngọc (năm 1972) đã viết: Một bác sĩ mà lại là một thi sĩ thì luôn luôn làm cho chúng ta ngạc nhiên một cách thú vị.
tủ sách túi khôn nhân loại - nàng kumba và chàng thợ săn kambili

tủ sách túi khôn nhân loại - nàng kumba và chàng thợ săn kambili

Tủ Sách Túi Khôn Nhân Loại - Nàng Kumba Và Chàng Thợ Săn Kambili

Túi Khôn Nhân Loại gồm những câu chuyện dân gian, thần thoại và truyền thuyết khắp trên thế giới. Các câu chuyện tán dương những giá trị của con người như lòng cản đảm, lòng trung thành, chung thủy, tận tụy, mưu trí với tính nhẫn nại,...Trong mỗi câu chuyện, các nhân vật chính nam và nữ hiện ra như những mẫu gương anh hùng sáng chói. Qua từng câu chuyện trong mỗi quyển sách, bạn đọc sẽ thấy rằng những điều có giá trị, những điều đáng sợ và những niềm hi vọng của con người thời xa xưa cũng giống hệt như con người chúng ta ở thế giới hiện đại ngày nay.

Tủ Sách Túi Khôn Nhân Loại - Nàng Kumba Và Chàng Thợ Săn Kambili (Song Ngữ Anh - Việt) kể về một câu chuyện xảy ra ở một ngôi làng tại Mali. Khi cả làng đang bị một con sư tử đe dọa, chàng thợ săn Kambili mong sao hạ được con quái vật ấy. Nhưng cô vợ Kumba của chàng lại cảnh báo rằng con sư tử ấy thật ra là một phù thủy ác độc. Nàng Kumba và chàng thợ săn Kambili dũng cảm làm sao địch lại một phù thủy trong hình hài sư tử đây? Câu chuyện về chàng trai và cô gái gan dạ này được phỏng theo câu chuyện dân gian của người Malinke vùng Mali.

suy thận mãn

suy thận mãn

Suốt hơn 50 năm trải nghiệm thực tiễn và tham gia lâm sàng tại một bệnh viện đa khoa lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh, suy thận là một trong vài bệnh mà tôi thích nghiên cứu và học hỏi.

- Thuở còn đi học, cách đây hơn 70 năm, khoa thận là một khoa còn mới mẻ, tuy đã hoàn chỉnh: phần sinh lý đã có được học đủ các chức năng của thận, dĩ nhiên cách sắp xếp có khác hơn ngày nay. Phần bệnh học, trên lý thuyết, cũng như trong lâm sàng, chỉ biết bệnh suy thận đã hình thành hay đã tiến triển đến giai đoạn nặng. Tất nhiên là không có thuốc chữa trị (lọc máu ngoài thận chỉ được khởi vào dạo 1947).

- Lúc bấy giờ, báo chí có đưa một tin gây xúc động. Một bé trai 7 tuổi tên Jules Renard bị suy thận nặng. Do không có thuốc chữa, chỉ còn có cách là ghép thận. Bà mẹ bằng lòng cho một quả thận của mình. Thời bấy giờ, y học chưa biết rành về môn phù hợp mô trong ghép tạng. Một tuần sau khi phẫu thuật, cơ thể của bé không chấp nhận quả thận được ghép và bé tử vong. Câu chuyện trên với môn phù hợp mô theo đuổi tôi cho đến ngày trưởng thành trong nghề nghiệp! (Mô có nhóm như máu, phải phù hợp thì cơ thể mới chấp nhận).

- Khi ra đời hành nghề, bệnh nhân đến khám không giống như hồi học ở nhà trường hay ở bệnh viện thực

hành. Có những bệnh nhân than phiền về triệu chứng của mình gợi cho tôi suy đoán về nguồn gốc của bệnh có thể là do thận, nhưng vì không có tài liệu khoa học và khả năng nghiên cứu, cũng như biết là không có thuốc điều trị nên tôi đành phải chữa qua loa theo triệu chứng.

- Vào cuối thế kỷ trước, tôi có theo bệnh nhân sang Ấn Độ (1 lần) và Đài Loan (2 lần) để ghép thận. Tất nhiên, vào thời điểm này, y khoa đã biết rành về môn phù hợp mô và các thuốc ngừa loại mảnh ghép.Tôi học hỏi cách làm của các bạn đồng nghiệp láng giềng: sửa soạn bệnh nhân trước ghép, theo dõi sau ghép và cả mặt trái của vấn đề(!).

- Vào đầu thập niên của thế kỷ này, tôi có đọc trong y văn Pháp một quyển sách tựa “Suy thận mãn - từ chẩn đoán đến thẩm tách”; đồng tác giả là 5 cán bộ giảng viên Khoa Thận học của một trường đại học y bên Pháp. Câu mở đầu của quyển sách viết:

“Suy thận mãn bị hiểu biết sai bét! Thế mà, từ 1960, một thành tích kinh khủng của y học là cứu sống nhiều tram nghìn bệnh nhân trong hoàn cầu bị suy thận mãn, sống thêm cả trên chục năm nhờ thẩm tách hay ghép thận”... Sách đáp ứng đúng yêu cầu, nhưng nghĩ cho cùng, trong thực tiễn lâm sàng, ở xã hội Việt Nam, bệnh suy thận mãn còn nhiều điều “hay ho” hơn!

- Từ “THẬN” dùng trong sách này chỉ tạng trong cơ thể người như tim hay phổi; (ở hàng thịt, người ta gọi “trái cật”). Nó có nhiều chức năng. Nhưng khi nói nó “yếu” hay “suy”, cách hiểu biết không được rõ ràng thống nhất; càng rối rắm hơn khi có tính từ “mãn tính” kèm theo. Ngay tại những nước có ngành y tế tiến bộ, việc chữa trị cho bệnh nhân bị suy thận mãn trong giai đoạn cuối bằng lọc máu qua thận nhân tạo hay ghép thận đã được biết đến từ lâu; nhưng, khi làm thống kê rõ ràng giai đoạn khởi đầu “suy mãn tính” thì khoa học chưa đáp ứng được tính chính xác (!).

Sách này có mục tiêu phổ cập kiến thức, mong giúp ích phần nào cả người chẩn đoán - chữa trị, cả người bệnh, nên cố đơn giản hóa một số vấn đề nhưng vẫn tôn trọng triệt để khoa học.

- Chỉnh vài “Thành kiến sai lầm” còn lác đác trong tự chẩn đoán và tự điều trị

- Định vị và chức năng tạo sai lầm Thận nằm phía sau ổ bụng, ngay vòng thắt lưng, hai bên cột sống. Thận phải nằm dưới gan, thận trái bên cạnh lá lách. Động mạch thận xuất phát từ động mạch chủ. Do vị trí này mà có người kết luận đơn giản: “đau lưng” là do “thận yếu” và tự dùng thuốc “bổ thận”, có khi gây hại thật sự cho thận. Lại cũng có người nghĩ “gần” trúng đau lung là do cột sống lưng, tự dùng thuốc loại kháng viêm không stêrôit, thường để trị bệnh khớp, nhưng có hại cho thận. Cũng có trường hợp người than “đi tiểu nhiều”. Thật ra, suy thận cũng gây đi tiểu nhiều, nhưng có một số bệnh bàng quang, tuyến tiền liệt, đường niệu… cần chẩn đoán hơn là nhận định đơn giản đi tiểu nhiều là do “thận yếu” và tự dùng thuốc “bổ thận” trước khi có chẩn đoán khoa học chính xác. Giảm sút khả năng tính dục là một chương dài của bệnh học ngành y, vì liên hệ đến toàn thể xác lẫn tâm lý -tâm thần. Gọi đơn giản “yếu sinh lý” rồi tự uống thuốc kích thích là sai lầm và có hại. Trên đây, chỉ kể qua vài “Thành kiến sai lầm” thỉnh thoảng còn gặp ở một số người tự chữa trị với chẩn đoán mơ hồ.

Sách “Suy thận mãn” cũng nhắm đến các bạn trong ngành y, ngoài khoa thận, một số thông tin có thể có ích:

- Sử dụng kết quả phòng xét nghiệm trong chẩn đoán suy thận;

- Khuyên tránh thuốc uống có hại cho thận cho dù suy thận mãn chỉ ở mức độ vừa phải (Metformine trong đái tháo đường);

- Hướng cách làm cho bệnh suy thận mãn tiến triển thật chậm;

- Thông tin, giải thích kỹ càng để người bệnh đặt niềm tin về bệnh và cách theo dõi, điều trị từng giai đoạn;

- Nhận trách nhiệm trong điều trị biến chứng (nguy cơ tim - mạch) và các bệnh cùng lúc (đái tháo đường, cao huyết áp…);

- Cố giữ gìn người bệnh trong tình trạng sức khỏe tương đối, dự định có thể phải áp dụng cách điều trị thay thế (lọc máu, ghép thận) bằng cách cố bảo vệ tình trạng hệ tĩnh mạch; chủng ngừa sớm viêm gan siêu vi B.

Nghiên cứu hiệu năng thuốc đông y

- Một số tin cho biết thuốc đông y có thể chữa khỏi.

- Tây y cho biết: “Trong cơ thể, thận có đặc điểm kỳ diệu là tự phục hồi được hoàn toàn nếu xóa bỏ sớm nguyên nhân gây thương tổn cho nó”. Cần có một công trình dài hạn nghiêm túc đúng khoa học để có thể kết luận.

BS. LƯƠNG PHÁN

hiểu biết để phòng và trị bệnh tim mạch

hiểu biết để phòng và trị bệnh tim mạch

Hiểu Biết Để Phòng Và Trị Bệnh Tim Mạch

"Từ phát hiện sớm đến trị sớm các bệnh tim mạch đã được nhiều thầy thuốc nội ngoại khoa tim mạch quan tâm từ trên hai thế kỷ nay.Gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu, báo chí, phát thanh, truyền hình, hội thảo ở trong nước cũng như ở nước ngoài về chuyên đề các bệnh tim mạch nội ngoại khoa.Nhiều vấn đề mới đã qua nghiên cứu và áp dụng vào thực hành nội ngoại khoa tim mạch như mổ tim hở trong điều kiện tuần hoàn ngoài cơ thể kết hợp với hạ thể nhiệt nhân tạo ở nhiều mức độ khác nhau, can thiệp các bệnh tim mạch không xâm lấn, ghép tim giữa người cho (đã chết não) và người mắc bệnh tim nặng, ghép tim nhân tạo hoạt động song song với trái tim đã và đang bị hư hỏng nặng của người bệnh v.v…

Tuy vậy, trong cuộc sống, không phải ai cũng hiểu một cách đầy đủ về trái tim của mình, biết cách bảo vệ và am hiểu để điều trị tích cực nó khi lâm bệnh.Trong cuốn sách nhỏ này, tác giả chỉ muốn giới thiệu với độc giả về chẩn đoán, chỉ định điều trị các bệnh tim mạch bằng phương pháp mổ xẻ, hy vọng những thông tin trong tập tài liệu này sẽ giúp chúng ta hiểu biết, đề phòng và an tâm điều trị nó bằng phương pháp ngoại khoa khi có chỉ định.Phẫu thuật tim và màng ngoài tim là một trong những vấn đề phức tạp và quan trọng nhất trong lĩnh vực mổ xẻ điều trị các bệnh và thương tích ở các cơ quan trong lồng ngực.

Lịch sử của phẫu thuật tim đã có từ cuối thế kỷ XIX, khi Block là người đầu tiên tiến hành khâu vết thương tim trong thực nghiệm (1882) và nhà mổ xẻ Đức tên là Ren (1896) đã thành công trong việc đặt mũi khâu đầu tiên trên vết thương tim ở người. Đó là những cuộc mổ tim đầu tiên trên thế giới, đồng thời cũng là bước ngoặt lịch sử trong khoa mổ xẻ nói chung.Từ đó cho tới trên năm chục năm sau (1948), người ta vẫn chỉ mới dám khâu vết thương tim vì cho rằng nếu không khâu thì đằng nào bệnh nhân cũng sẽ chết, còn việc mổ xẻ để điều trị các bệnh tim thì chưa có một ai dám nghĩ tới.

Trong thực tế thì bệnh tim gặp nhiều hơn vết thương tim và nhiều bệnh tim không thể chữa khỏi được bằng phương pháp bảo tồn mà cần phải có bàn tay của người bác sĩ mổ xẻ. Do đó, yêu cầu điều trị các bệnh tim bằng phẫu thuật đã trở thành một vấn đề cấp bách. Mặc dù thế, mổ xẻ điều trị các bệnh tim vẫn là một lĩnh vực tương đối mới trong ngành phẫu thuật. Ngành mổ tim mới phát triển cách đây trên 55 năm. Riêng ở Việt Nam mổ xẻ điều trị các bệnh tim được bắt đầu từ năm 1958.

Kỹ thuật mổ tim rất đơn giản, nhưng trước kia, những người thầy thuốc chưa dám mở rộng công việc mổ xẻ này vì mấy lý do sau đây: chưa có những phương tiện chẩn đoán tốt và chính xác, kỹ thuật mổ còn ở mức độ thấp, sợ không dám tiến hành các cuộc mổ xẻ trên một cơ quan quan trọng như trái tim, sợ tim có thể ngừng đập trong khi mổ do choáng phản xạ, sợ mở màng phổi sẽ bị nhiễm trùng xoang màng phổi, v.v.., chưa có tổ chức và phương tiện gây mê hồi sức tốt.

Kết quả mổ xẻ chủ yếu phụ thuộc vào các điều kiện kể trên và vào tình trạng toàn thân của bệnh nhân trước khi mổ. Hiện nay nhờ có những máy móc và những phương pháp hiện đại để chẩn đoán bệnh tim, như thông tim để đo áp lực trong các buồng tim, định lượng dưỡng khí (O2) và thán khí (CO2) của máu lấy từ trong các buồng tim ra, chụp X quang cản quang các buồng tim, ghi điện tim, ghi siêu âm tim để đánh giá tình trạng các van tim, ghi âm thanh tim, v.v.. và những máy móc để thực hiện gây mê hồi sức với trình độ kỹ thuật cao, nên ta đã mổ xẻ được nhiều bệnh tim phức tạp với kết quả tốt như bệnh hẹp hở các van tim, các dị tật bẩm sinh ở trong tim và các mạch máu lớn gần tim, bệnh thiếu máu cơ tim, bệnh viêm màng ngoài tim có mủ hoặc co thắt, v.v..

Áp dụng phương pháp hạ thể nhiệt nhân tạo và tuần hoàn ngoài cơ thể (bằng sử dụng máy tim-phổi nhân tạo) đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mổ xẻ điều trị các bệnh tim mắc phải và bẩm sinh phức tạp trên "tim khô", nghĩa là trên một quả tim đã được làm ngừng đập hoàn toàn bằng một máy đặc biệt gọi là máy tạo rung tim, hoặc bằng một dung dịch đặc biệt ở nhiệt độ thấp bơm vào hệ thống động mạch vành tim để làm cho tim ngừng đập. Khi đó máu không chảy vào tim và không làm cản trở các hoạt động của người thầy thuốc trong lúc mổ xẻ sửa chữa những tổn thương bệnh lý ở trong tim như vá kín những lỗ thông giữa các buồng tim bên trái và bên phải, sửa thay các van tim bị hư hỏng hoàn toàn bằng các van tim nhân tạo, bắc cầu nối giữa động mạch chủ và động mạch vành tim trong bệnh thiếu máu cơ tim, v.v..

Sau khi mổ xong, ta hâm nóng máu trong máy tim-phổi nhân tạo bằng một bộ phận sưởi ấm, truyền dung dịch hâm nóng vào hệ thống động mạch vành tim hoặc dùng máy chống rung tim để làm cho quả tim tự đập lại bình thường. Trong một số trường hợp có biến chứng ngừng tim trong hoặc sau khi mổ do hệ thống dẫn truyền tự động trong tim bị hủy hoại, ta có thể dùng một loại máy đặc biệt để điều chỉnh lại tạm thời hay thường xuyên nhịp đập của tim gọi là máy tạo nhịp tim.Khoa mổ xẻ điều trị các bệnh tim còn đang trên đà tiến triển. Người ta đã thay quả tim của người bị bệnh tim nặng bằng quả tim của nạn nhân bị chết vì một tai nạn bất ngờ. Tuy vậy, kể cả việc ghép tim trên người cũng chưa phải là cái đỉnh cao nhất của khoa học y học trong việc điều trị các bệnh tim. Trong tương lai, người ta sẽ ghép thêm cho người bị bệnh tim nặng một quả tim nhân tạo và quả tim này sẽ hoạt động song song với quả tim của người bệnh.

Chúng tôi hy vọng rằng cuốn sách Hiểu biết để phòng và trị bệnh tim mạch sẽ giúp bạn đọc, kể cả bạn đọc không công tác trong ngành y tế hiểu biết về quả tim của mình, bảo vệ nó như thế nào, về một số bệnh tim thường gặp, những biện pháp đề phòng và các phương pháp điều trị những bệnh đó. Cuốn sách nhỏ này cũng giúp bạn đọc hiểu thêm về những thành tựu to lớn của khoa mổ tim trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.Tuy nhiên, cuốn sách khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng tôi luôn hoan nghênh những ý kiến đóng góp xây dựng của bạn đọc và xin chân thành cảm ơn các bạn."

TP. Hồ Chí Minh, mùa xuân 2012

Tác giả

Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

Liên Hệ