bộ chuyện về ngày bầu cử (tập 1)

bộ chuyện về ngày bầu cử (tập 1)

<p>Chuyện Về Ngày Bầu Cử (Tập 1)</p>

<p>Cuộc họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau ngày độc lập tại Bắc Bộ phủ (3-9-1945) đã mở đầu quá trình chuẩn bị cho cuộc phổ thông đầu phiếu gấp rút được thực hiện trong khoảng thời gian gần 4 tháng. Đó cũng là lần đầu tiên trong lịch sử hàng ngàn năm trên đất nước vừa hồi sinh, “hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó” .</p>

<p>Từ cuộc Tổng tuyển cử ngày 6 tháng 1 năm 1946, Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời, đánh dấu bước nhảy vọt về thể chế dân chủ của nước Việt Nam mới. Trong Diễn văn khai mạc Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc rút rằng: “Cuộc Quốc dân đại biểu đại hội này là lần đầu tiên trong lịch sử của nước Việt Nam ta. Nó là một kết quả của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6 tháng 1 năm 1946, mà cuộc Tổng tuyển cử lại là cái kết quả của sự hy sinh, tranh đấu của tổ tiên ta, nó là kết quả của sự đoàn kết anh dũng phấn đấu của toàn thể đồng bào Việt Nam ta, sự đoàn kết của toàn thể đồng bào không kể già trẻ, lớn bé, gồm tất cả các tôn giáo, tất cả các dân tộc trên bờ cõi Việt Nam đoàn kết chặt chẽ thành một khối hy sinh không sợ nguy hiểm tranh lấy nền độc lập cho Tổ quốc”.</p>

<p>Ngày 5-1-1946, Người ra Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu với lý lẽ “Ngày mai, là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình” . Người hy vọng ngày mai sẽ có những đại biểu có mặt trong thành phần Quốc hội sau cuộc Tổng tuyển cử sao cho xứng đáng với niềm tin yêu, sự phó thác trách nhiệm cao cả của quốc dân lên đôi vai mình mà “ra sức giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, ra sức mưu sự hạnh phúc cho đồng bào”, phải biết lấy lợi ích của quốc gia, dân tộc làm lợi ích cao nhất, thiêng liêng nhất.Kết quả cuộc bầu cử ngày 6 tháng 1 năm 1946 diễn ra thật tốt đẹp như mong muốn của Người.</p>

<p>70 năm đã trôi qua, nhưng ngày bầu cử Quốc hội 6 tháng 1 năm 1946 - ngày khai mở cho lịch sử lập hiến nước Việt Nam độc lập, tự do vẫn mãi mãi lắng sâu trong ký ức dân tộc. Những thế hệ người Việt Nam 70 năm qua và thế hệ tiếp nối mãi mãi lưu giữ hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đứng đầu Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam mới, người lĩnh trách nhiệm cao nhất trong việc đề xướng và chỉ đạo tổ chức cuộc Tổng tuyển cử lịch sử, Người cũng là hiện thân của nền dân chủ cộng hòa.Những câu chuyện về ngày bầu cử đầu tiên ấy đã trải qua 70 năm nhưng vẫn được lưu truyền, được kể để nhớ mãi, như cách vua Trần Nhân Tông xưa làm “Người lính già đầu bạc; Kể mãi chuyện Nguyên Phong” …

</p>

chúng tôi đã sống như thế - hồi ký của vợ chồng nhạc sĩ phạm tuyên

chúng tôi đã sống như thế - hồi ký của vợ chồng nhạc sĩ phạm tuyên

<p>Trong cuốn sách được xem là hồi ký này (CHÚNG TÔI ĐÃ SỐNG NHƯ THẾ), tác giả PGS. TS. Nguyễn Ánh Tuyết, người bạn đời của Nhạc sĩ Phạm Tuyên chia sẻ:&nbsp;“Cuộc sống gia đình có nhiều biến đổi cùng với những biến động của xã hội, nhưng có một điều không thể thay đổi được trong gia đình chúng tôi, đó là tình yêu của chúng tôi và sự gắn bó của con cái với cha mẹ. Đó chính là nền tảng vững chắc cho sự nghiệp của cả hai vợ chồng và là bệ phóng đưa các con đến những chân trời ước mơ.</p>

<p>... Ở ta, theo truyền thống, vợ thường là điểm tựa của chồng, lo lắng mọi việc cho chồng, hy sinh tất cả vì sự nghiệp của chồng là lẽ thường tình, nhưng chồng là điểm tựa của vợ, quan tâm lo lắng đến sự nghiệp của vợ thì không phải là phổ biến. Tôi thực sự hạnh phúc bởi đây lại là nét đặc biệt trong nhân cách của nhà tôi. Niềm vui đến với anh không chỉ khi mình thành công trong sáng tạo mà cả khi người vợ yêu qúy thành đạt một cái gì đó trong nghiên cứu khoa học hay trong giảng dạy. Để đạt tới một trình độ hay để hoàn thành một công trình khoa học nào đó, tôi đã phải mất nhiều công sức và thời gian. Điều đó cũng đồng nghĩa với sự giảm sút trong việc chăm sóc gia đình. Những lúc đó, nhà tôi không những động viên mà còn tạo điều kiện cho tôi làm tốt nhiệm vụ...”. (trang 148, 149). &nbsp; &nbsp;</p>

tôi chết bắt đầu một thế giới sống

tôi chết bắt đầu một thế giới sống

<p>Tôi Chết Bắt Đầu Một Thế Giới Sống</p>

<p>Hơn 40 năm&nbsp; sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất&nbsp; đất nước, nhân dân&nbsp; Việt Nam&nbsp; luôn&nbsp; nỗ lực gìn giữ hòa bình, hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng, phát&nbsp; triển&nbsp; đất nước. Cũng từng ấy thời gian, người Mỹ, dù vẫn ở vị trí hàng&nbsp; đầu về tiềm lực quân&nbsp; sự, nhưng họ không&nbsp; ngừng&nbsp; tự hỏi: Tại sao một đất nước hùng&nbsp; mạnh như Mỹ lại thua&nbsp; ở Việt Nam?</p>

<p>Người Mỹ đã có nhiều&nbsp; cách để lý giải, nhưng nguồn&nbsp; cội sâu xa nhất&nbsp; làm nên&nbsp; sức mạnh chiến thắng&nbsp; ở trong&nbsp; nhân cách người Việt, thì họ khó lòng mà hiểu hết.</p>

<p>TÔI CHẾT, BẮT ĐẦU MỘT THẾ GIỚI SỐNG&nbsp;của&nbsp; nhà&nbsp; văn&nbsp; Nguyễn&nbsp; Thị Ngọc Hải&nbsp; viết&nbsp; về bác sĩ&nbsp; Trần&nbsp; Văn Bản,&nbsp; chứng&nbsp; nhân lịch sử có mặt&nbsp; ở chiến trường ác liệt Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến&nbsp; chống&nbsp; Mỹ. Anh đã sống, chiến&nbsp; đấu&nbsp; và tận tay cứu chữa cho bao nhiêu&nbsp; đồng chí bị thương, tự tay chôn xác, đánh dấu vị trí chôn cất đồng đội mình.&nbsp; Chiến&nbsp; tranh kết&nbsp; thúc,&nbsp; người&nbsp; bác&nbsp; sĩ nặng nghĩa&nbsp; tình&nbsp; đồng đội đã lặng thầm&nbsp; trong&nbsp; 20 năm đi tìm hài cốt đồng đội và đưa các anh về với quê nhà, mẹ cha. Từ việc làm nhân ái của những con người đi qua chiến&nbsp; tranh và nặng&nbsp; lòng với đồng đội còn nằm&nbsp; lại ở những cánh&nbsp; rừng&nbsp; như&nbsp; bác sĩ Trần Văn Bản, phong trào đền ơn đáp nghĩa rộng lớn trong&nbsp; toàn&nbsp; Đảng, toàn&nbsp; dân&nbsp; đã lan tỏa, minh chứng&nbsp; cho&nbsp; đạo&nbsp; lý “Uống&nbsp; nước&nbsp; nhớ&nbsp; nguồn”&nbsp; cao đẹp của dân tộc Việt Nam.</p>

<p>Tác phẩm đã được trao&nbsp; giải thưởng&nbsp;Văn học năm 1997 của Hội Nhà văn Việt Nam và được Ban Tuyên&nbsp; giáo Thành ủy Thành phố&nbsp; Hồ Chí Minh chọn&nbsp;vào bộ sách Một thế kỷ Văn&nbsp; học yêu nước, cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh 1900 - 2000.</p>

nguyễn tài cẩn học giả bất yếm bất quyện

nguyễn tài cẩn học giả bất yếm bất quyện

<p>Nguyễn Tài Cẩn - Học Giả "Bất Yếm, Bất Quyện"</p>

<p>Thông tin tác giả</p>

<p>Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Tài Cẩn là một học giả nổi tiếng bởi trí tuệ uyên bác, bởi những cống hiến lớn lao và dài lâu cho khoa học, giáo dục và văn hóa nước nhà, bởi cuộc đời ông là một tấm gương tận tụy với đồng nghiệp và học trò.</p>

<p>Ông là một trong những người thành lập ngành Ngôn ngữ học, người mang lãnh trách nhiệm xây dựng ngành này cho đất nước, một “người anh cả của ngành ngôn ngữ học” như Giáo sư Cao Xuân Hạo nói, đã đào tạo các thế hệ nối tiếp. Ông là một người yêu nước.</p>

<p>Nhưng cái làm nên sự trọn vẹn của CON NGƯỜI viết hoa đó là một cuộc đời không màng danh lợi.</p>

<p>Sinh ra, lớn lên và bắt đầu sự nghiệp ở xứ Nghệ, suốt cuộc đời mình, quê hương luôn sâu nặng trong tâm trí ông. Những năm cuối đời, tình cảm ấy càng da diết và sâu sắc. Tất cả năng lực sáng tạo của mình, ông vắt kiệt cho việc nghiên cứu di sản văn hóa bậc nhất của xứ Nghệ là Truyện Kiều. Ông cũng đã không quên hoàn thành bản thảo cuốn sách về thơ Đinh Nhật Thận qua tập thơ Thu dạ lữ hoài ngâm do người anh trai là liệt sĩ, bác sĩ Nguyễn Tài Chất để lại từ hơn 60 năm trước.</p>

<p>Ông là người lao động kiệt xuất, lao động đến phút cuối cùng không nghỉ. Trên từng dòng chữ của ông, chúng ta thấy không chỉ trí tuệ mà cả tâm lực, cả sự thao thức.</p>

<p>Năm 2011, Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn về với thế giới người hiền. Để tưởng nhớ người thầy cả đời “bất yếm, bất quyện” tạp chí Văn hóa Nghệ An đã tập hợp bài viết của các đồng nghiệp, học trò và một số bài viết của Giáo sư in thành sách. Nay nhận thấy cuốn sách có giá trị về đọc văn bản học, là tài liệu hữu ích cho ai quan tâm nghiên cứu về ngôn ngữ và văn tự Hán - Nôm nên Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh chỉnh sửa, bổ sung thêm bài viết của Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn và cho in lại. Nhà xuất bản xin cảm ơn anh Phan Văn Thắng - Tổng Biên tập tạp chí Văn hóa Nghệ An, là người đã cung cấp bài vở, tài liệu để việc tái bản cuốn sách được hoàn chỉnh hơn.</p>

pasteur và koch - cuộc đọ sức của những người khổng lồ trong thế giới vi sinh vật

pasteur và koch - cuộc đọ sức của những người khổng lồ trong thế giới vi sinh vật

<p>Pasteur Và Koch Cuộc Đọ Sức Của Những Người Khổng Lồ Trong Thế Giới Vi Sinh Vật</p>

<p>Nếu Galilei, Kepler và Newton làm cuộc cách mạng khoa học vĩ đại vào thế giới các vì sao ở thế kỷ 17 thì đúng 200 năm sau. Pasteur và Koch làm cuộc cách mạng y khoa vào thế giới vi sinh vô cùng nhỏ mà tầm quan trọng của nó với nhân loại không hề nhỏ. Trong khi thế giới các vì sao chế ngự tâm tư của con người muốn hiểu biết cấu trúc của nó, vì thế giới vi sinh chế ngự mang sống và hành phúc của con người. Vi sinh, hay thế giới “âm binh” vô hình, từng gây ra những cuộc “giết người hàng loạt” khủng khiếp trong suốt lịch sử. con người chỉ biết bó tay, và giải thích bằng các quyền lực thần linh hay ma quỷ . Nhưng Pasteur và Koch đã đem lại ánh sáng vào thế giới “đen tối” này, cũng như Newton từng đưa ánh sáng của lý tính vào vũ trụ, giải phóng con người khỏi thế giới “bị quỷ ám”. Bệnh không phải do các lực lượng siêu nhiên gây ra mà do chính các vi trùng nhỏ bé. Ở đâu có bệnh, ở đó có mầm bệnh. Đó là “thuyết nhân quả” của khoa học mà hai ông chứng minh một lần nữa. Hai ông, cùng các đồng nghiệp và học trò, tiến hành một cuộc “thập tự chinh” đầy kịch tính để tước vũ khí của “thế giới âm binh” và bảo vệ thành công hạnh phúc của con người.</p>

<p>Nhưng trong khi làm cuộc giải phòng cho nhân loại khỏi nỗi sợ hãi triền miên trước thế giới bệnh, thì hai ông lại mắc vào căn bệnh thời đại: căn bệnh của chủ nghĩa quốc gia cực đoan chế ngự con người, trong đó có cả tri thức, ở các quốc gia châu Âu thế kỷ 19 và 20. Albert Einstein gọi đó là “bệnh sởi”. Và căn bệnh đó cùng đã từng giết chết hàng chục triệu người trên hành tinh, bằng những cuộc chiến tranh con người chống lại con người với quy mô chưa từng thấy, gây đau thương còn hơn cả thế giới âm binh.</p>

<p>Cuốn sách này mô tả cả hai: Bệnh do vi trùng, và bệnh tinh thần cho chủ nghĩa quốc gia gây ra đã tiêm nhiễm vào hai người khổng lồ Pasteur và Koch. Chúng ta thương hai ông hơn là phê phán – và hết sức cám ơn để hôm nay có được cuộc sống yên bình hơn.</p>

tỉnh bến tre trong lịch sử việt nam - từ năm 1757 đến 1945

tỉnh bến tre trong lịch sử việt nam - từ năm 1757 đến 1945

<p>Tỉnh Bến Tre Trong Lịch Sử Việt Nam - Từ Năm 1757 Đến 1945</p>

<p>Tỉnh Bến Tre Trong Lịch Sử Việt Nam (Từ Năm 1757 Đến 1945)&nbsp;là cuốn sách nghiêng về phần lịch sử, nhất là tiểu sử các danh nhân trong tỉnh, cuốn sách là dịp để nhắc nhở và nhớ ơn các vị tiền nhân ấy.</p>

<p>Khi nhắc đến 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long,hình ảnh miệt đất phương Nam với bạt ngàn màu xanh của ruộng vườn, với mênh mông màu đỏ của phù sa sông nước hiện lên trong tâm thức bao thế hệ... Trong đó, đất Bến Tre, vùng đất “chín rồng” được thiên tạo riêng có bên một nhánh sông Tiền, cùng hợp lưu với sông Hậu đổ về dòng Cửu Long. Để hiểu về vùng đất được mệnh danh là “xứ dừa” này, cần ngược dòng lịch sử mà lần về dấu xưa.</p>

<p>Là một người nặng lòng với quê hương xứ sở, tác giả Nguyễn Duy Oanh, với vốn hiểu biết của bản thân, cùng lợi thế là một công chức chính quyền, đã dành thời gian ba năm để hoàn thành tác phẩm Tỉnh Bến Tre trong lịch sử (từ năm 1757 đến 1945) đầy tâm huyết. Không chỉ sưu khảo các tài liệu cổ kim Việt ngữ, Pháp ngữ, Hán ngữ, tác giả còn trực tiếp thực hiện những cuộc điền dã tìm hiểu thực tế, gặp gỡ nhân chứng sống... để từ đó, những chất liệu, mảnh ghép về “Sốc Tre” cứ nhiều hơn, đầy lên mà viết nên tác phẩm biên khảo dày dặn này.</p>

<p>Dẫu là công trình của cá nhân, nhưng với những gì đã thể hiện trong nội dung của sách, hẳn sẽ làm hài lòng bạn đọc khi muốn tìm hiểu về Bến Tre ở một giai đoạn lịch sử cụ thể: năm 1757 khi vùng đất này chính thức thuộc về quyền cai quản của chúa Nguyễn, cho đến năm 1945, hồi dân tộc có cuộc chuyển mình vĩ đại. Không đơn thuần là lịch sử, với Tỉnh Bến Tre trong lịch sử (từ năm 1757 đến 1945), đó còn là địa lý, nhân văn vùng đất này; là những hoạt động trị an, kinh tế, giáo dục, y tế; là tiểu sử danh nhân, là văn chương, là giai thoại... gắn liền với Bến Tre trải suốt gần hai thế kỷ với đầy ắp những sự kiện, số liệu chứng thực, sinh động.</p>

<p>Sách được in lần đầu tiên năm 1971. Trải qua thời gian gần nửa thế kỷ, nhận thấy tác phẩm rất cần cho độc giả khi tìm hiểu về Bến Tre, chúng tôi đã liên hệ với gia đình cố tác giả Nguyễn Duy Oanh (bút hiệu Nguyễn Duy), xin phép in lại tác phẩm giá trị này để phục vụ nhu cầu bạn đọc. Trong thời gian tới, Nhà xuất bản sẽ tiếp tục tái bản một số đầu sách nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Duy Oanh.</p>

<p>Rất mong nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của quý vị độc giả cho những cố gắng của chúng tôi đối với việc đưa những tác phẩm hay đến với độc giả. Dẫu đã cố gắng hết mình trong việc gia công chỉnh sửa, biên tập, nhưng chúng tôi không dám đoan chắc là hoàn mỹ, mong được bạn đọc chân thành góp ý để tác phẩm có thể hoàn thiện hơn trong những lần tái bản.</p>

chuyện nhà tôi - bao giờ bước tới bờ vui?

chuyện nhà tôi - bao giờ bước tới bờ vui?

<p>Đọc tên tựa sách:&nbsp;Chuyện nhà tôi&nbsp;- Mẹ già còn ở trên Phây?&nbsp;chắc bạn sẽ nẩy lên niềm hy vọng. Rồi sự hoài nghi liền theo. Quả vậy, sự đời đâu đơn giản. Nét hài hước ẩn nấp đâu đó.</p>

<p>Sách kể nhiều hiện tượng đời sống và tâm lý thời hiện đại, các tình huống trong cư xử ở gia đình và xã hội, những suy nghĩ, lý sự đúng sai. Có 4 “phông nền” cho các câu chuyện trớ trêu xung quanh ảnh hưởng thời Internet, thời trang, tình huống xã hội, quan hệ gia đình. Bạn sẽ thấy mình trong đó, đã gặp ở đâu đó, mà trong nhịp sống gấp gáp, đã không để ý để... cười mỉm.</p>

<p>Người ta đã dùng những tên gọi sâu sắc và hình tượng về các chuyện này là “những chấn thương tâm lý hiện đại” hay “Sốc văn hóa” (cũng là tên một cuốn sách của tôi đã xuất bản). Phần lớn những câu chuyện trong sách là cách cư xử của nhiều người trong gia đình, bè bạn rất đa diện nên nó thường được trình bày với một nụ cười nhẹ nhàng, không đao to búa lớn.Và đặc biệt, tất cả đều rất ngắn.</p>

<p>Xin bạn hãy đọc chúng với sự suy xét nhưng thoải mái, nhẹ nhàng như nhấp ngụm thuốc ngòn ngọt. Vì ngày nay, mỗi vấn đề đều có thể được nhìn qua nhiều cách, nhiều góc độ. Với những người thân yêu, với cuộc sống rộng mở, thì đúng sai nhiều khi không quan trọng, mà sự hợp lý, hiểu chuyện, có khi hài hước mới giải quyết được.</p>

<p>Nếu bạn đọc với tinh thần ấy và nhận ra ý tứ để cùng mỉm cười với tác giả, thì đó là bạn đã ban tặng một phần thưởng hào phóng...</p>

<p>Và tôi sẽ vô cùng biết ơn.</p>

bộ chế độ thực dân pháp trên đất nam kỳ 1859-1954 - tập 2 (tái bản 2018)

bộ chế độ thực dân pháp trên đất nam kỳ 1859-1954 - tập 2 (tái bản 2018)

<p>Chế Độ Thực Dân Pháp Trên Đất Nam Kỳ 1859-1954 - Tập 2 (Tái Bản 2018)</p>

Gần 100 năm cai trị vùng đất Nam Bộ, người Pháp đã gây ra bao tội ác đối với nhân dân ta. Nhưng ngày nay chế độ thực dân Pháp đã cáo chung hơn nửa thế kỷ, những gì Pháp làm tổn hại đến nhân dân ta đã đi vào dĩ vãng.

&nbsp;

Những lớp người sinh ra sau năm 1954 không còn thấy những cảnh người Pháp bắt nhốt hàng trăm chiến sĩ yêu nước của ta, đem ra tòa án xét xử, kết tội tử hình đem ra pháp trường xử bắn, hoặc kết án tù chung thân khổ sai, giam cầm đày đọa trong các nhà tù với những hình thức tra tấn cực kỳ dã man của thời trung cổ; không còn thấy những cảnh nhân dân nghèo khổ ở nông thôn và thành thị không đủ khả năng đóng sưu, đóng thuế, phải trốn chui trốn nhủi để tránh sự lùng bắt của bọn tuần đinh, mã tà; không còn thấy cảnh các tá điền bị chủ đồn điền bóc lột tận xương tận tủy, phải bán vợ đợ con cho bọn cường hào địa chủ; không còn thấy những cảnh cu li tại các đồn điền cao su bị bọn chủ thực dân Pháp sai bọn cặp rằng đánh đập, cưỡng bức lao động tận lực mà không cho ăn đầy đủ đến nỗi phải chết dần chết mòn, đem thân xác làm phân bón cho cây cao su v.v.. mà chỉ thấy những gì người Pháp còn để lại như các dinh thự, lâu đài nguy nga tráng lệ ở các thành thị, những tuyến đường kinh thẳng tắp thuận tiện cho việc lưu thông tàu thuyền từ các tỉnh miền Tây lên Sài Gòn, những tuyến đường bộ nối liền các tỉnh với nhau mà xe hơi các loại chạy bon bon, những bệnh viện đầy đủ tiện nghi với những lớp bác sĩ do các trường của Pháp đào tạo, những trường học khang trang&nbsp; mà ngày nay con cháu chúng ta đang lui tới học tập.

&nbsp;

Vì chỉ thấy những cái đó nên lớp người mới này đã hiểu một cách mơ hồ, thậm chí không đúng với bản chất của chế độ thực dân Pháp trong quá khứ.

&nbsp;

Nhưng rất tiếc cho tới nay chưa có một công trình nghiên cứu nào viết đầy đủ về thời gian người Pháp cai trị xứ Nam Kỳ để lớp hậu sinh biết được sự thật về chế độ thực dân Pháp, về nỗi đau khổ của nhân dân ta dưới sự kìm kẹp của thực dân Pháp, biết được sự hy sinh xương máu của cha ông ta đã đổ ra mới có được nền độc lập ngày nay.

&nbsp;

Trong thời gian sưu tầm tài liệu để viết cuốn Từ điển địa danh hành chính Nam Bộ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, tôi có sưu tầm được một số lớn các sắc lệnh, nghị định suốt gần 100 năm của chính quyền thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ đăng trong bộ Bulletin Officiel de la Cochinchine Française và Bulletin Administratif de la Cochinchine Française về những gì người Pháp đã làm ở đây. Nay có dịp trở lại Trung tâm tìm hiểu thì hầu hết các số báo ấy đã bị mủn nát, không còn khai thác được nữa. Thiển nghĩ những gì tôi đã sưu tập được, nếu không đem ra công bố rộng rãi cũng sẽ cùng chung số phận như những số báo kia thì uổng quá. Vì vậy, không quản tuổi già sức yếu (94 tuổi) và khả năng có hạn, tôi tập hợp số tư liệu ấy trong một công trình biên khảo dưới nhan đề Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ (1859 - 1954) (gồm 2 tập) coi như một tập hợp các tài liệu gốc để sau này các nhà nghiên cứu trẻ sử dụng thực hiện những công trình giá trị và sâu sắc hơn.

&nbsp;

Là một công trình của cá nhân, chắc không khỏi có nhiều khuyết điểm, kính mong chư vị chỉ giáo cho. Xin chân thành cảm ơn!

<p>NGUYỄN ĐÌNH TƯ</p>

<p>&nbsp;</p>

chuyện về ứng xử văn hóa

chuyện về ứng xử văn hóa

<p>Việc sống sao cho tử tế có lẽ luôn là sự tự đòi hỏi, tự phấn đấu để hoàn thiện bản thân của mỗi người. Đó cũng là sự đòi hỏi của xã hội, là sự gặp gỡ của những giá trị chung mà mọi người cùng hướng đến.

Tuy nhiên, trong thực tế, đời sống kinh tế đã khá lên nhưng đời sống văn hóa, tinh thần chưa được như mong muốn. Mặt bằng dân trí có nâng lên nhưng văn hóa ứng xử thì chưa theo kịp. Có người còn cho rằng, trong ứng xử, có mặt còn thấp hơn ngày xưa và ước gì&nbsp;“bao giờ cho đến ngày xưa”.

Trong một thế giới phát triển nhanh, khoa học công nghệ giúp con người thu hẹp khoảng cách về địa lý, thế giới như gần gũi nhau hơn, thông tin nhanh, rộng hơn nhưng không gian ảo mở ra nhiều hơn và thật, giả cũng rất khó lường.

Để mỗi người sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và làm tốt trách nhiệm công dân là điều mà gia đình, nhà trường và xã hội vun trồng ngay từ khi còn bé. Trên nền tảng tôn trọng pháp luật, ứng xử có văn hóa, với lòng nhân ái, bao dung... con người sẽ có điều kiện vươn tới những phẩm chất cao đẹp hơn như đức hy sinh, tinh thần dũng cảm, óc sáng tạo, sự dấn thân cho mục đích cao cả...

Với góc nhìn về ứng xử văn hóa, xin được khơi gợi đôi điều về những nét ứng xử qua cảm nhận, qua những câu chuyện được nghe thấy và suy ngẫm. Chân thành kính gửi đến độc giả&nbsp;Chuyện về ứng xử văn hóa&nbsp;và xin được trân trọng đón nhận lời góp ý.</p>

<p>PHẠM PHƯƠNG THẢO</p>

hồi ức tuổi tám mươi - hành trình từ điện tử đến vi mạch

hồi ức tuổi tám mươi - hành trình từ điện tử đến vi mạch

<p>Đây là tập tự truyện về cuộc đời tôi, đặc biệt là về quãng đời bốn mươi năm tôi ở Nhật Bản và những năm tháng có liên quan, kể cả những hoạt động sau đó đã chịu ảnh hưởng hoặc đã có quan hệ mật thiết đến quãng đời đó.</p>

<p>Tập tự truyện này đặt tên là “Hồi ức tuổi tám mươi - Hành trình từ điện tử đến vi mạch” là bởi vì nó đã được viết sau khi tôi đã được tám mươi tuổi. Nó được viết ra bằng tiếng nhật với ý định cho xuất bản tại Nhật Bản.</p>

<p>Sau khi bản tiếng Nhật ra đời, các bạn Việt Nam ngỏ ý muốn đọc, nên muốn tôi cho xuất bản bản tiếng Việt này. Vì thế, tôi đã “viết lại” bằng tiếng Việt. Tôi “viết lại”, chứ không “dịch”, mặc dầu nội dung của cả hai bản tiếng nhật và tiếng Việt đều khá giống nhau.Nếu có khác nhau, thì đó là những chi tiết nhỏ mà trong lúc viết lại bằng tiếng Việt tôi đã chợt nhớ ra nên đã thêm vào, hoặc cũng có chỗ lúc viết lại như vậy, tôi lại không thấy quan trọng nên đã lược bỏ đi.</p>

<p>Thêm nữa, nhân tiêu đề phụ của tập tự truyện này vốn là “Hành trình từ điện tử đến vi mạch”, cho nên tất cả những chi tiết nào, mặc dầu có thể là rất quan trọng đối với đời tư của cá nhân tôi, nhưng tự nó không trực tiếp liên quan đến những từ khóa “điện tử” hoặc “vi mạch”, thì đều bị lược bỏ, hoặc không đề cập đến.</p>

<p>Ngoài ra, trong suốt tập tự truyện, tôi đã nhắc đến rất nhiều người, có người vì không tiện nêu tên thật ra nên đã viết bằng tên viết tắt. tôi thành thật xin lỗi các anh/chị ấy. Điều tôi viết ra là sự thật, mặc dầu có khi “sự thật mất lòng”. Tôi viết sự thật ra ở đây không hề có ý phẩm bình ai, mà chỉ là muốn kể lại một sự thật lịch sử trong quá trình tiếp xúc giữa người và người, mỗi người đều có lập trường của mình, có sứ mạng lịch sử của mình. Một người gặp phải sự việc không suôn sẻ không nhất thiết là vì sự có mặt của người khác, cũng như không phải vì mình làm không tốt, mà có thể là vì cái vận của mình, cái chủ trương, chủ ý của mình đã không phù hợp với quan điểm của người khác vào thời điểm lịch sử nhất định đó, nên đã không thành. Thế thôi.</p>

<p>Tương tự, những sự thật lịch sử trong phạm vi lớn hơn, như những gì đã xảy ra trong khuôn khổ vận mệnh của gia đình tôi, của cha mẹ và anh em tôi, thậm chí cả của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ thế sự xoay vần, tôi cũng đã kể ra đây một vài chi tiết có thể làm cho người khác, nhất là những người ít tuổi hơn tôi, ngạc nhiên, thậm chí có quan điểm không đồng tình. Những sự thật đó đã xảy ra từ lâu rồi, đương sự trong những sự việc đó đều đã khuất núi từ lâu rồi; nhưng, sự việc đó còn vương vấn trong ký ức của một ông già tám mươi tuổi, như là hồi ức về một thời niên thiếu, thời tráng niên, được kể lại ở đây như một chuyện cổ tích, không hơn không kém.</p>

<p>Tôi đã được nhiều bạn bè, Việt Nam và Nhật Bản, đọc toàn văn bản thảo trước khi cho in thành sách. nhận xét hoặc cảm tưởng của mỗi người như vậy, tôi không thể kể hết ra đây. Chỉ những nhận xét chính của những vị này đã được tóm tắt ngắn gọn trong Chương Kết.</p>

<p>Xin chân thành cảm tạ</p>

nhà văn nhật bản thế kỷ xx

nhà văn nhật bản thế kỷ xx

<p>Nhà Văn Nhật Bản Thế Kỷ XX</p>

<p>Thế&nbsp;kỷ XX, văn học Nhật Bản nở rộ nhiều tài năng và đạt được những tầm cao mới không chỉ ở trong nước mà cả trên thế giới. Đây là một nền văn học có truyền thống lâu đời. Nhiều thế hệ nhà văn kế tiếp nhau đã tạo nên một diện mạo văn chương Nhật Bản đặc thù. Học hỏi phương Tây mà không đánh mất bản sắc là một trong những tiêu chí sống còn để cách tân văn chương, người Nhật đã làm rất tốt điều này so với phần còn lại của thế giới.</p>

<p>Trong ý thức xây dựng một bộ mặt văn chương mang tầm cỡ nhân loại, người Nhật rất xem trọng việc phổ biến văn học Nhật ra thế giới. Không chỉ các nhà văn Nhật sống và làm việc ở nước ngoài đảm nhận nhiệm vụ này, mà chính phủ Nhật cũng đầu tư thích đáng để đưa các tác phẩm tiêu biểu của họ đến với bạn đọc năm châu. Có thể nói, hầu hết những tác phẩm xuất sắc của Nhật đều được chuyển dịch sang tiếng Anh, thứ ngôn ngữ hiện đang được sử dụng toàn cầu. Nhiều tác phẩm văn học Nhật được dịch ra tiếng Việt cũng từ tiếng Anh. Người Nhật đã có sự kế thừa và phấn đấu vì một nền văn chương Nhật bền bỉ và liên tục. Đầu thế kỷ XX, ta thấy nổi lên Tanizaki, Akutagawa, giữa thế kỷ là Kawabata, Mishima, Oe; cuối thế kỷ là Murakami Haruki, Banana Yoshimoto, Murakami Ryu,… những nhà văn này lại tiếp tục tỏa sáng sang thế kỷ XXI.</p>

<p>Thành tựu dễ thấy của nhà văn Nhật Bản là sự gắn kết mật thiết với xứ sở. Truyền thống Nhật luôn bỏng cháy trên trang sách của bất cứ nhà văn xứ Phù Tang nào. Thậm chí ngay đến một người từng rời xa nước Nhật như Kazuo Ishiguro, khi được trao giải Nobel văn chương 2017, người ta cũng ghi nhận căn tính Nhật trong sáng tác của ông.</p>

<p>Những giá trị và đóng góp của văn học Nhật Bản cho nhân loại đến nay thì khỏi phải bàn. Họ quá mạnh so với phần còn lại của châu Á, tuy dân số của họ chỉ ở mức khiêm tốn khi đặt tương quan với Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia… Nếu tính cả nhà văn Anh gốc Nhật, thì Nhật Bản đã được trao tặng ba giải thưởng Nobel văn học. Chưa hết, cần phải kể đến Murakami Haruki hay Banana Yoshimoto như những ứng viên tiềm năng cho các Nobel văn học tiếp theo.</p>

<p>Với nền dân chủ tiến bộ bậc nhất nhân loại theo kiểu Mỹ, người dân Nhật Bản được giáo dục theo tinh thần khai phóng, đề cao vai trò và ý thức cá nhân, chấp nhận cạnh tranh lành mạnh, xã hội tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy hết tiềm năng vốn có của mình,… kết quả là trong lĩnh vực nghệ thuật văn chương nói riêng, người Nhật đã hình thành được một đội ngũ nhà văn đa phong cách với năng lực sáng tạo phi thường. Có thể nói, ở những chừng mực nhất định, thế giới có những xu hướng nghệ thuật tiên phong gì thì ở Nhật cũng đều có các xu hướng đó. Nhà văn Nhật, với tố chất Á Đông bền bỉ, khiêm nhường, và không ngừng học hỏi, đã thể hiện những quan sát và cách sử dụng ngôn từ độc đáo, làm ngây ngất trái tim của triệu triệu bạn đọc khắp năm châu.</p>

<p>Không chỉ là thơ Haiku, là tiểu thuyết&nbsp;Truyện Genji, người Nhật còn có một Akutagawa bất hủ với truyện ngắn&nbsp;Trong rừng trúc, một câu chuyện khi được chuyển thể thành phim đã lập tức trở thành kinh điển cho mọi thời đại. Ngoài ra, Kawabata hay Murakami,… những cái tên với số lượng sách phát hành hàng triệu bản, luôn xuất hiện trong các công trình nghiên cứu của các phê bình gia nổi tiếng của nhân loại, thì chẳng ai có thể phủ nhận tài năng.</p>

<p>Người Nhật là vậy. Họ biết đâu là điểm mạnh và đâu là điểm yếu của mình. Họ sẵn sàng học hỏi những điều tốt đẹp ngay cả khi điều đó thuộc về kẻ thù. Còn nhớ, trong Thế chiến thứ hai, Mỹ là kẻ thù tàn hại nước Nhật, nhưng sau chiến tranh, người Nhật bỏ qua ngay thù hận, học hỏi cách quản lý đất nước ưu việt và kết quả là nước Nhật đã bước ra khỏi bóng tối, trở thành cường quốc kinh tế thứ hai của thế giới trong suốt thời gian dài.</p>

<p>Cần lưu ý, nhà văn Nhật học hỏi thế giới, không có nghĩa họ đánh mất đi bản sắc của mình. Cái được gọi là “bản sắc” thì sẽ luôn đập cùng nhịp tim, vận động cùng trong huyết quản của bất kỳ ai biết nói thứ tiếng mẹ đẻ của mình. Mọi sự học hỏi của bất kỳ tầng lớp trí thức ngôn từ nào thì đích cuối cùng cũng chỉ để làm giàu cho nền văn chương quốc nội. Chỉ có kẻ u mê mới khư khư bám lấy cái mình cho là chân lý, không chịu giao lưu với thế giới bên ngoài, luẩn quẩn trong mớ tri thức thủ cựu mà cứ nghĩ là vốn tri thức thánh hiền vĩnh cửu muôn đời.</p>

<p>Văn học Nhật đã được đưa vào nhà trường Việt Nam. Ở phổ thông, học sinh được dạy về thơ Haiku. Lên bậc đại học, sinh viên ngành Ngữ văn được tiếp xúc với nền văn học Nhật qua nhiều tác gia tiêu biểu. Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học và khóa luận tốt nghiệp về văn học Nhật của sinh viên ước tính có tới hàng ngàn công trình lớn nhỏ trên cả nước. Số lượng đề tài luận văn thạc sỹ thì có đến cả trăm. Luận án tiến sỹ thì đã có sáu đề tài bảo vệ thành công:</p>

<p>Nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm của Yasunari Kawabata&nbsp;của Đào Thị Thu Hằng bảo vệ năm 2006. Đây là luận án tiến sỹ về văn học Nhật Bản đầu tiên ở Việt Nam do GS. Hà Minh Đức hướng dẫn.</p>

<p>Thơ Haiku Nhật Bản - Lịch sử phát triển và đặc điểm thể loại&nbsp;của Nguyễn Vũ Quỳnh Như, bảo vệ năm 2013, do PGS. TS. Lê Giang hướng dẫn.</p>

<p>Yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Haruki Murakami&nbsp;của Lê Thị Diễm Hằng, bảo vệ năm 2014, do PGS. TS. Trương Đăng Dung hướng dẫn.</p>

<p>Ảnh hưởng của Manga Nhật Bản đến học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội&nbsp;của Hạ Thị Lan Phi, bảo vệ năm 2017, do PGS. TS. Đinh Thị Vân Chi và PGS.TS. Phạm Hồng Thái hướng dẫn.</p>

<p>Mỹ cảm aware trong văn học Nhật Bản qua tiểu thuyết “Truyện Genji” của Murasaki Shikibu và “Ngàn cánh hạc” của Kawabata Yasunari&nbsp;của Hoàng Thị Mỹ Nhị, bảo vệ năm 2018, do GS.TS. Nguyễn Đức Ninh hướng dẫn.</p>

<p>Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết của Haruki Murakami&nbsp;của Đặng Phương Thảo, bảo vệ năm 2018, do GS.TS. Lê Huy Bắc và TS. Đào Thị Thu Hằng hướng dẫn.</p>

<p>Ngoài ra, còn bốn đề tài tiến sỹ về văn học Nhật đang được thực hiện ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội.</p>

<p>Về văn học Nhật, những thành tựu nghiên cứu trường quy ở Việt Nam rất đáng ghi nhận, nhưng ở lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu thì chưa có nhiều công trình. Đến nay, ước tính có chưa đến mười cuốn chuyên luận về văn học Nhật được lưu hành. Con số này quả là quá khiêm tốn khi so với các công trình nghiên cứu về văn học Pháp, Mỹ, Nga ở Việt Nam. Tình hình đó đòi hỏi giới nghiên cứu nỗ lực thêm nữa để đưa văn học Nhật đến với bạn đọc Việt Nam. Cuốn sách này ra đời trong bối cảnh đó.</p>

<p>Chưa thể bao quát hết tất cả các nhà văn Nhật thế kỷ XX, chúng tôi bước đầu chỉ tập trung vào 8 tác giả tiêu biểu. Thêm nữa, vẫn còn nhiều chỗ chưa thể bàn kỹ được. Hy vọng sẽ trở lại vấn đề này trong thời gian không xa.</p>

<p>Chuyên luận được hình thành trên cơ sở nghiên cứu của đề tài cấp Bộ&nbsp;Đặc trưng văn xuôi Nhật Bản hiện đại thế kỷ XX, mã số B.2015-17-64. Nhân dịp cuốn sách ra mắt bạn đọc, tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Rất mong nhận được những góp ý chân thành từ Quý độc giả để cuốn sách được hoàn thiện hơn khi có điều kiện tái bản.</p>

<p>Hà Nội, 18 tháng 8 năm&nbsp;</p>

ký hiệu và liên ký hiệu

ký hiệu và liên ký hiệu

<p>Ký hiệu tồn tại như một sự tổng hòa các mối quan hệ văn hóa. Không thể có bất cứ một ký hiệu nào nằm ngoài văn hóa. Theo đó, ký hiệu không hề và không thể tồn tại như một thực thể độc lập tuyệt đối, mang một nghĩa tự trị đơn nhất. Ngay từ lúc ra đời, ký hiệu luôn được tri nhận trong các mối quan hệ văn hóa nhất định. Một ký hiệu, vì thế đã trở thành một tổ hợp ký hiệu trước và sau nó. Vậy nên, nó luôn là một liên ký hiệu.</p>

<p>Từ phát hiện này, chúng tôi tiếp cận ký hiệu ngôn từ ở chiều sâu của liên ký hiệu, đúng hơn là từ ký hiệu học hậu hiện đại. Khác với lẽ thường, thay vì lập mô hình để khu biệt và nhận dạng nghĩa của ký hiệu theo các cách nhà cấu trúc luận, chúng tôi đi giải cấu trúc ký hiệu để tìm bản chất của ký hiệu ngôn từ, tìm nội hàm của nó trong triết học, trong cổ mẫu, trong vô thức, trong quan niệm trò chơi hành dụng,… tóm lại là từ các mối liên kết nghĩa đa tầng bậc của chúng.</p>

<p>Sách này sử dụng lại, có sửa chữa cơ bản, một số chương đã in trong cuốn&nbsp;Ký hiệu học văn học, nhưng được sắp xếp để làm nổi bật lên tính liên ký hiệu - một đóng góp mang tính cá biệt của chúng tôi cho ngành ký hiệu học, vốn đã được khảo sát và ứng dụng rộng trên toàn thế giới.</p>

<p>Nghiên cứu ký hiệu đến nay đã đạt được những thành tựu đáng kể. Những tên tuổi như&nbsp;Charles Sanders Peirce, Ferdinand de &nbsp;Saussure, &nbsp;Roland &nbsp;Barthes, &nbsp;Jacques &nbsp;Derrida,… &nbsp;đã &nbsp;quá &nbsp;quen</p>

<p>thuộc với giới học thuật Việt Nam. Hướng nghiên cứu này trên thế giới ắt hẳn đã có cả triệu công trình lớn nhỏ. Có thể kể các cuốn tiêu biểu: Claude Lévi–Strauss với&nbsp;Nhân học cấu trúc&nbsp;(Structural Anthropology, 1968); Jacques Lacan với&nbsp;Ngôn ngữ của cái tôi: chức năng của ngôn ngữ trong Phân tâm học&nbsp;(The Language of the Self: The Function of Language in Psychoanalysis, 1968); Terence Hawkes với&nbsp;Chủ nghĩa cấu trúc và ký hiệu học&nbsp;(Structuralism and Semiotics, 1977); Jonathan Culler với&nbsp;Truy tìm ký hiệu&nbsp;(The Pursuit of Signs, 1981); Robert Scholes với&nbsp;Ký hiệu học và diễn giải&nbsp;(Semiotics and Interpretation, 1982); Thomas A. Sebeok (chủ biên),&nbsp;Ký hiệu chuyện kể: một khảo sát ký hiệu học&nbsp;(The Tell– Tale Sign: A Survey of Semiotics, 1975); Robert E. Innis (chủ biên),&nbsp;Ký hiệu học: Hợp tuyển nhập môn&nbsp;(Semiotics: An Introductory Anthology, 1985)…</p>

<p>Trước vô vàn công trình nghiên cứu giá trị trên, nhiệm vụ của chúng tôi chỉ là tổng hợp các lý thuyết đó theo một cấu trúc của riêng mình nhằm đưa ra một cách tiếp cận ký hiệu vừa mang tính hệ thống vừa dễ hiểu hơn đối với người đọc. Bên cạnh đó, chúng tôi vận dụng lý thuyết ký hiệu học, đặc biệt là liên ký hiệu, để phân tích, giải mã tác phẩm văn học, nhằm giúp người học cách thực hành lý thuyết, vận dụng nó vào thực tiễn. Văn bản được chọn khảo sát trong sách này được ưu tiên cho các tác phẩm được tuyển dạy trong nhà trường Việt Nam.</p>

<p>Hi vọng sách sẽ bổ ích đối với những ai yêu thích liên ký hiệu, yêu thích sự nghiên cứu ngôn ngữ văn chương như một quá trình hành dụng. Biết khó có thể tránh được hạn chế, chúng tôi mong nhận được các ý kiến đóng góp để sách hoàn thiện hơn trong các lần tái bản sau.</p>

<p>Hà Nội, ngày 1 tháng 8 năm 2018</p>

<p>GS. TS. Lê Huy Bắc</p>

Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

Liên Hệ