bộ ehon chơi cùng momo - thật là khoan khoái! (từ 2 tuổi)

bộ ehon chơi cùng momo - thật là khoan khoái! (từ 2 tuổi)

<p>Momo vừa vào trong bồn tắm thì các bạn của mình, cá vàng, xương rồng và ma nhỏ cũng lần lượt tới và xin tắm cùng Momo. Nước ấm vừa đủ, ai cũng có cảm giác thật là khoan khoái. Sau một lúc tắm thì khuôn mặt Momo ửng ửng hồng cả lên. Mẹ gọi Momo ra và quấn khăn thật chặt cho Momo. Ôi sao mà khoan khoái thế này cơ chứ!</p>

<p>Phần text có độ dài vừa đủ, kết hợp với phần hình ảnh sống động, cuốn sách vô cùng phù hợp với các bạn nhỏ từ 2 tuổi trở lên.</p>

<p>Được tắm mình trong làn nước ấm là điều các bạn nhỏ luôn thích. Cảm giác rất khoan khoái. Chưa kể, tắm xong được mẹ quấn khăn, rồi lau người cho nữa. Mềm mại và thích lắm ý. Lúc tắm còn được tắm chung và nghịch ngợm với những người bạn mình yêu quý nữa chứ. Thế thì còn gì bằng?</p>

<p>Nếu là bậc phụ huynh, bạn sẽ thấy con trẻ rất thích câu chuyện này. Bạn có còn nhớ mỗi lúc giục con đi tắm không? Bạn sẽ phải chuẩn bị bồn tắm trông như một thủy cung vậy, và phải đặt rất nhiều đồ trong đó, nào là bạn cá, bạn ô tô nhỏ, bạn máy cẩu, bạn máy xúc, bạn búp bê, bạn cua… ôi đủ các bạn của con luôn. Rồi khi nhảy ùm và đó, con sẽ thấy nước âm ấm vừa đủ, rồi có cả các bạn mình chơi đùa. Con sẽ thấy thật khoan khoái cho coi. Vậy nên câu chuyện này rất đỗi thân quen với cả bạn và con mình. Bé cũng sẽ được gợi nhiều hình ảnh thú vị với âm thanh bì bõm bì bõm của cá vàng, nhoi nhói nhoi nhói của xương rồng, ì ùng ì ùng của ma nhỏ nữa chứ.</p>

<p>Còn nếu con bạn đang tập tành đọc sách. Cuốn sách này sẽ làm con hứng thú với việc đọc vì từ ngữ đơn giản, hình ảnh tươi vui. Con cũng nhớ lại mình đã từng như Momo hay không nữa.</p>

<p>Cuốn sách nằm trong bộ sách “Chơi cùng Momo – chú bé quả đào” gồm 9 cuốn mới nhất:</p>

<p>Chơi cùng Momo - Áp mà nào</p>

<p>Chơi cùng Momo - Thật là khoan khoái</p>

<p>Chơi cùng Momo - Cùng chơi xích đu</p>

<p>Chơi cùng Momo - Giống nhau quá, giống nhau quá</p>

<p>Chơi cùng Momo - Xình xịch, xình xịch</p>

<p>Chơi cùng Momo - Cù léc, cù léc</p>

<p>Chơi cùng Momo - A a, há miệng nào</p>

<p>Chơi cùng Momo - Đợi chút nào</p>

<p>Chơi cùng Momo - Xoa nào, xoa nào</p>

hạt giống tốt lành để con trưởng thành

hạt giống tốt lành để con trưởng thành

<p>Tâm hồn của mỗi đứa trẻ đều giống như một cái cây. Để cái cây lớn lên cứng cáp, tốt tươi thì ngoài việc được chăm bón, tưới tắm thường xuyên, thứ trước nhất mà người trồng cây cần chuẩn bị chính là một hạt giống tốt lành. Cha mẹ gieo những hạt giống tốt lành vào lòng con, yêu thương con mỗi ngày để con lớn lên, để tâm hồn con xanh tươi, tấm lòng con rạng ngời, để con trưởng thành và dạn dĩ trước bão dông cuộc đời.</p>

<p>Trong cuốn “Hạt giống tốt lành để con trưởng thành” (tên cũ là “12 mảnh ghép giá trị dành cho con”), những “hạt giống tâm hồn” đó đã được Linda Eyre và Richard Eyre cụ thể hóa dưới tên gọi của 12 giá trị cốt lõi. Những giá trị này sẽ làm nên nhân cách của một đứa trẻ, bao gồm: Thành thật (1), Dũng cảm (2), Trầm tĩnh (3), Tự lực và tiềm năng (4), Tự kỷ luật và điều chỉnh (5), Tính trung thực và sự trong sáng (6), Lòng trung thành và tính đáng tin (7), Tôn trọng (8), Yêu thương (9), Không ích kỷ và nhạy cảm (10), Lòng tốt và sự tử tế (11) và Công bằng và nhân từ (12).</p>

<p>Cuốn sách nỗ lực giúp các bậc cha mẹ xác định hệ thống giá trị của mình và lựa chọn những “hạt giống tốt lành” nhất để gieo lên “mảnh đất” mới bồi trong lòng con cái. Hệ thống giá trị của bạn có thể rất giống - hoặc cũng có thể rất khác - với hệ thống giá trị trong cuốn sách, vì vốn dĩ trên đời này chẳng hề tồn tại hai hạt giống giống nhau hoàn toàn. Nhưng điều đó không thành vấn đề, bởi điều quan trọng nhất là bạn phải không ngừng phát triển nhóm giá trị riêng của gia đình mình và dạy lại những giá trị này cho con cái. Gia đình sẽ không bao giờ có thể bị thay thế bởi một thể chế, nơi mà những giá trị cơ bản được dạy và được học, giống như việc một hạt giống cây lê, lớn lên dù nó có nhiều – ít hay thậm chí chẳng có quả lê nào thì nó vẫn mãi mãi là cây lê, không khác được.</p>

<p>Bên cạnh việc chỉ ra 12 giá trị như 12 hạt giống thích hợp với điều kiện thời tiết của 12 tháng trong năm, “Hạt giống tốt lành để con trưởng thành” còn bao gồm những phương pháp thực tiễn đã qua thử nghiệm và kiểm nghiệm, và được chia theo từng đối tượng trẻ: trẻ trước tuổi tới trường, trẻ lứa tuổi Tiểu học và trẻ vị thành niên.</p>

<p>Ngoài “nông trại” là gia đình của chính tác giả, những phương pháp này còn được sử dụng và phát triển bởi những thành viên của tổ chức HOMEBASE – một tổ chức quốc tế gồm những người sử dụng các chương trình được thiết kế xoay quanh mô hình “nuôi dạy con bằng mục tiêu” để dạy cho con niềm vui, trách nhiệm, sự nhạy cảm và giá trị.</p>

<p>Trích đoạn: Về hạt giống “Không ích kỷ và nhạy cảm”</p>

<p>Biết quan tâm tới người khác hơn, ít quan tâm tới bản thân hơn. Học cách cảm nhận về người khác và vì người khác. Đồng cảm, bao dung, yêu thương. Nhanh nhạy trước những tình huống và nhu cầu của mọi người.</p>

<p>Nhạy cảm và đồng cảm rõ ràng là những giá trị quan trọng, nhưng chúng cũng là những phẩm chất thường gắn liền với sự chín chắn, trưởng thành. Có thể dạy những giá trị này cho trẻ được không?</p>

<p>Cậu con trai của chúng tôi, Josh, tổ chức một bữa tiệc trượt tuyết vào ngày sinh nhật lần thứ sáu. Shawni, cô chị 8 tuổi của Josh, cũng đi cùng để bố có người bầu bạn, và để giúp phục vụ món rượu táo và bánh ngọt.</p>

<p>Có cả tá con trai ở bữa tiệc, và tất cả chúng đều la hét ầm ĩ, vui vẻ. Ít nhất thì cũng là tôi thấy thế. </p>

<p>Sau đó, tôi thấy một điều rất kỳ lạ. Josh leo lên đỉnh đồi với hai người bạn, Shawni gặp thằng bé ở đó và nói: “Josh, đây là bữa tiệc tuyệt vời, hầu hết các em trai ở đây đều có một khoảng thời gian vui vẻ, nhưng cậu bé đằng kia (chỉ tay) lại bị bỏ rơi, và trông cậu bé có vẻ không vui lắm, còn cậu bé mặc áo khoác đỏ ở chân đồi lại có vẻ hơi khó chịu vì chiếc xe trượt tuyết chạy không tốt lắm thì phải. Em nên đến làm cho hai bạn cảm thấy tốt hơn đi.” </p>

<p>Cô con gái 8 tuổi nhạy cảm này đã để ý được những việc mà tôi không để ý - rằng có hai cậu bé không vui như những người còn lại. Thay vì lo lắng, buồn phiền hoặc trầm ngâm về việc chỉ có mình là con gái ở nơi đó, lại còn lớn tuổi hơn những cậu bé còn lại, con bé lại quan sát chúng, để tâm về chúng và quan tâm, lo lắng cho chúng. --- Richard</p>

<p>Một số trẻ có khả năng tự nhiên và bẩm sinh về quan tâm và nhạy cảm. Những trường hợp như vậy khá hiếm, đa số trẻ, đặc biệt là trẻ đang tuổi mới lớn tự coi mình là trung tâm, là “cái rốn của vũ trụ”. Quả thật, hầu hết những vấn đề mà trẻ vị thành niên phải đối mặt (dù là nổi loạn theo cách nào đi chăng nữa hay là xấu hổ cùng cực hoặc rút lui) đều bắt nguồn từ việc chúng quá quan tâm tới bản thân.</p>

<p>Tuy nhiên, trẻ có thể bắt đầu học để trở nên nhạy cảm và không ích kỷ từ khi còn rất nhỏ, và chúng nên học điều đó như học một kỹ năng, một khả năng và một giá trị.</p>

<p>Trẻ gặp khó khăn để đồng cảm và thể hiện cảm xúc với người khác. Trẻ vị thành niên thích mượn quần áo, nhưng nhiều đứa lại ghét phải cho người khác mượn (quần áo), và thường quên trả lại hoặc quên “sửa chữa hư hại”. Cha mẹ phải thật sự nỗ lực và đôi khi phải mất rất nhiều thời gian thì mới giúp trẻ nhận ra rằng thế giới không chỉ xoay quanh mình chúng, rằng cảm giác của những người khác cũng quan trọng, và rằng có rất nhiều thứ có thể học từ việc cho đi điều mà chúng thực sự muốn có vì lợi ích của người khác.</p>

<p>Một hôm, hai cậu con trai của chúng tôi, một lên 6 và một lên 9, đã tranh nhau một chiếc ghế. Cứ như thể đó là một mục tiêu không gì lay chuyển và một việc không thể cưỡng lại được. Đứa nào cũng khăng khăng rằng chiếc ghế cuối cùng đó đúng là chỗ của nó và nó là người đến trước. Khi cuộc đấu trí chuyển thành cuộc chiến la hét, khóc lóc và sắp chuyển thành một cuộc ẩu đả, tôi đã cân nhắc hai khả năng: (a) dành một chút thời gian để tìm hiểu xem ai đúng; hoặc (b) cho cả hai đứa ra “ghế ăn năn” ngồi cho đến khi mỗi đứa có thể xác định được mình đã làm sai việc gì. Nhưng trong trường hợp này, tôi nghĩ là không khả năng nào phát huy tác dụng. Vì thế, tôi đã nói: “Mẹ sẽ quan sát hai con, và xem ai sẽ cư xử đúng đắn. Mẹ nghĩ cả hai con đều biết việc đúng đắn cần làm để giải quyết vấn đề này”. Sau khoảng 15 giây im lặng, vẻ mặt của đứa mà tôi cá là sẽ buông tay khỏi nửa chiếc ghế toát lên vẻ hối lỗi. Sau khi thấy đứa không ích kỉ được khen ngợi hết lời, đứa còn lại cũng đưa chiếc ghế về phía đứa kia. --- Linda</p>

<p>CHỈ DẪN CHUNG</p>

<p>Khen ngợi. Hãy tích cực khen ngợi trẻ mỗi khi chúng có dấu hiệu, biểu hiện hoặc đôi khi chỉ là những ý nghĩ không ích kỷ. Hãy coi một hành động chia sẻ đơn giản ở trẻ - đặc biệt là trẻ nhỏ - cũng là một lý do đáng để tổ chức ăn mừng ghi nhận và khen ngợi. Khi trẻ chia sẻ, cho đi, hoặc nhìn thấy và phản hồi lại những nhu cầu của người khác, hãy khen ngợi trẻ, hãy bế trẻ lên, ôm trẻ và chỉ cho trẻ thấy điều mà trẻ vừa làm với người khác có ý nghĩa như thế nào.</p>

<p>Cho trẻ chịu trách nhiệm. Hãy cố khơi gợi sự đồng cảm và thương xót ở trẻ trước những khó khăn, thách thức của người khác. Một nghiên cứu mới đây của trường Đại học Harvard đã chỉ ra mối liên hệ thú vị giữa mức độ trách nhiệm mà trẻ được trao và xu hướng trở nên vị tha, quan tâm tới người khác của trẻ. Hiển nhiên là trẻ được cho mọi thứ, chỉ trừ trách nhiệm, không những sẽ trở nên hư hỏng mà thực tế còn đánh mất cảm giác quan tâm, lo lắng.</p>

<p>Trong suốt tháng này, nhấn mạnh và định nghĩa lại những trách nhiệm mà bạn trao cho trẻ, cũng như sự đáng tin mà bạn kỳ vọng ở trẻ. Bất cứ khi nào có cơ hội hãy thảo luận những trách nhiệm mà người khác có và cách chúng ta phải đồng cảm với những gánh nặng của người khác như thế nào.</p>

<p>Dạy bằng cách làm gương và tích cực lắng nghe. Hãy thể hiện cho trẻ thái độ đồng cảm và các kiểu nhạy cảm mà bạn muốn chúng học hỏi. Hãy cố gắng biến sự quan tâm và lắng nghe của bạn trở nên hữu hình hơn. Có một cách để làm được điều này, đó là “tích cực lắng nghe”. Thay vì chỉ đạo, quản lý và chất vấn trẻ, hãy cố gắng lắng nghe thực sự điều trẻ nói. Hãy tóm lược những điều trẻ đã nói theo cách có thể khẳng định với chúng rằng bạn đã nghe được điều chúng nói, đã hiểu điều đó, và có quan tâm tới điều đó. Thủ thuật này đôi khi còn được gọi là thủ thuật Rogerian1.</p>

<p>Ngoài việc khuyến khích trẻ nói với bạn nhiều hơn, tích cực lắng nghe còn tạo thành ví dụ điển hình cho kiểu nhạy cảm mà bạn muốn con mình phát triển.</p>

<p>Tôi còn nhớ một chuyện đơn giản thể hiện tính hiệu quả của thủ thuật này: </p>

<p>Một buổi tối, tôi ngồi ở bên mép giường của cô con gái 5 tuổi Saydi và hỏi con bé trường mẫu giáo hôm đó thế nào. “Ổn ạ”, Saydi trả lời, nhưng trông con bé không vui khi nói điều đó. “Sao thế, con gái? Có gì khiến con lo lắng à?” </p>

<p>“Không hẳn ạ.” </p>

<p>Hôm đó là một ngày dài với tôi, tôi thực sự quá mệt mỏi để tiếp tục dò xét. Tôi rất mệt, tôi chỉ định đặt lưng xuống giường, nằm gối lên gối của Saydi khoảng một phút. Một phút hóa thành năm phút - im lặng - tôi đã bắt đầu lơ mơ khi Saydi nói: “Bố, con cần một người bạn mới”.</p>

<p>Thật thú vị là sự phản ứng trước những nhu cầu của con cái đã trỗi dậy trong tâm trí người làm cha như tôi. Nếu như mọi khi, tôi gần như đã nói: “Sao thế? Con chưa có đủ bạn à?” Sau đó là hỏi: “Có bạn nào ích kỷ với con à?” rồi lại nói: “Con biết không, để có bạn, con cần phải làm bạn”. Rồi lại khẳng định: “Mà bố cũng là bạn con, con biết mà!” </p>

<p>Đây đều là những phản ứng đặc trưng của cha mẹ. Chúng ta cố gắng chất vấn, bảo vệ, hoặc răn dạy và giải quyết, hoặc an ủi và “nhanh nhanh chóng chóng giải quyết vấn đề”. </p>

<p>Nhưng tối nay, có lẽ vì tôi đã rất mệt, tôi không đặt bất cứ câu hỏi gì trong số những câu hỏi kể trên. Tôi chỉ nói: “Bố hiểu, con cảm thấy muốn có một người bạn mới.” </p>

<p>“Vâng ạ. Bố biết Amy không? Người bạn cũ tốt nhất của con ý, hôm nay bạn ý không tốt với con”. </p>

<p>Một lần nữa, những phản ứng thông thường lại xuất hiện trong đầu tôi: “Bạn ấy đã làm gì?” hay “Con ích kỷ với bạn ấy à?” hoặc “Bố có cần gọi điện cho bố mẹ bạn ấy và hỏi chuyện không?” </p>

<p>Nhưng lại một lần nữa tôi chỉ tích cực lắng nghe. “Ừm, lý do con cảm thấy con cần một người bạn mới là vì người bạn tốt Amy của con không đối xử tốt với con.” </p>

<p>“Vâng ạ. Lúc ra chơi, chúng con đang chơi thì bạn ấy thô lỗ và…” </p>

<p>Để câu chuyện dài trở nên ngắn gọn, tôi tóm lại là con bé kể và kể. Tôi cứ nằm đó trong bóng tối, gối đầu lên hai bàn tay đan chéo vào nhau và lắng nghe, cứ khoảng 10 phút lại nhắc lại điều gì đó với con bé như một cách củng cố. Saydi nói với tôi tất cả mọi thứ - con bé cảm thấy như thế nào, con bé thích gì, con bé nghĩ gì về mọi thứ. Tôi không bao giờ có thể biết được nhiều như thế bằng cách tra hỏi. --- Richard</p>

<p>Nói “xin lỗi”. Hãy thể hiện cho con thấy sự nhạy cảm của bạn và giúp chúng cảm thấy nhạy cảm với bạn. Bất cứ khi nào bạn phạm sai lầm hoặc đưa ra nhận định sai, hoặc khi ít nhạy cảm với những nhu cầu của con (khi bạn bận, mải mê…), hãy tiến về phía trẻ và nói xin lỗi vì đã không nắm bắt và nhanh nhạy trước những việc chúng lo lắng hoặc trước những điều chúng cần.</p>

<p>Cố gắng nói với con những việc chúng làm khiến bạn cảm thấy như thế nào. Điều này sẽ giúp trẻ nhận thức rõ hơn cảm nhận của bạn và nhạy cảm hơn với những cảm nhận đó. Nếu đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn của bạn nói rằng bạn thật lạ, hãy nói với nó rằng điều đó khiến bạn thấy bị tổn thương. Đôi khi trẻ nghĩ về cha mẹ như những người mà chúng có thể trút bầu tâm sự mà không cần để ý gì. Hãy nói với chúng không chỉ những điều gây tổn thương mà cả những điều tích cực. Chẳng hạn “Bố/Mẹ cảm thấy rất vui khi nhìn thấy con dọn dẹp mà không cần phải nhắc nhở hoặc giúp đỡ em làm bài tập về nhà”. Phải nhớ rằng không ích kỷ không phải tự nhiên mà có. Hãy cố gắng duy trì sự kiên nhẫn của bạn khi triển khai “tháng” này. Ai sinh ra cũng có một chút ích kỷ. Không có đường tắt để học cách không ích kỷ. Đó là một quá trình đòi hỏi phải suy nghĩ, luyện tập và phải có một chút chín chắn, trưởng thành</p>

hỏi đáp về ung thư cùng bác sỹ makoto kondo

hỏi đáp về ung thư cùng bác sỹ makoto kondo

<p>“Bác sĩ điều trị ung thư” (những chuyên gia về ung thư mà sau đây sẽ được gọi tắt là “bác sĩ ung thư”) thường hay nói thiếu chính xác.</p>

<p>Trên phương diện lịch sử, cho đến nửa đầu những năm 1980, việc thông báo tên bệnh cho bệnh nhân vẫn là một điều cấm kị ở Nhật. Nếu bệnh nhân mắc ung thư phổi, bác sĩ sẽ nói rằng đó là “bệnh nấm phổi”. Nếu bệnh nhân mắc ung thư dạ dày, bác sĩ sẽ chỉ thông báo họ bị “viêm loét dạ dày nghiêm trọng”. Nhiều bệnh nhân cảm thấy lo lắng và nghĩ: “Biết đâu không phải mình mắc căn bệnh như bác sĩ nói mà thực ra đang bị ung thư?” Nhưng rồi họ vẫn chữa trị theo chỉ định của bác sĩ. Và nhiều người trong số đó đã bỏ mạng.</p>

<p>Vậy ngày nay, khi việc thông báo tên bệnh cho bệnh nhân đã là một điều đương nhiên thì tình hình trên liệu có được cải thiện? Hẳn không ít bạn đọc đang nghĩ đến điều này.</p>

<p>Liên quan đến vấn đề này, bác sĩ Makoto Kondo đã có cơ hội được nắm bắt thực trạng của các cơ sở điều trị ung thư. Bởi vì sau khi mở “Viện nghiên cứu ung thư Makoto Kondo – chế độ khám chéo cho bệnh nhân ngoại trú” ở Shibuya, Tokyo, vào năm 2013, nhiều bệnh nhân ung thư mang trong mình đủ loại ung thư ở các giai đoạn khác nhau từ khắp nơi trên toàn quốc đã tìm đến phòng khám của ông. Họ cho bác sĩ biết về thực trạng của bệnh viện trực thuộc trường đại học hay bệnh viện chuyên chữa ung thư mà họ đang thăm khám.</p>

<p>Từ tất cả những nguồn thông tin ấy, Makoto Kondo đã nắm bắt được một điều, đó là dẫu trong thời đại ngày nay, hầu hết các bác sĩ ung thư vẫn chêm thêm vài câu thiếu chính xác khi giải thích bệnh cho bệnh nhân.</p>

<p>Thông tin phổ biến nhất mà các bác sĩ thường thông báo tới bệnh nhân là khoảng thời gian sống còn lại của họ. Trước câu hỏi của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, “Nếu để mặc không điều trị thì tôi/người nhà của tôi còn sống thêm được bao lâu?” các bác sĩ ung thư đều không thể nói thật rằng, “Tôi chưa có kinh nghiệm về việc đó” mà chỉ đưa ra câu trả lời về thời gian sống còn lại nếu bệnh nhân chấp nhận điều trị. Quãng thời gian ấy thường rất ngắn: chỉ từ nửa năm tới một năm. Chính việc điều trị là nguyên nhân khiến nó trở nên ngắn như vậy. Thế nhưng, bệnh nhân và người nhà lại không hề mảy may nghi ngờ mà chỉ thành tâm tiếp nhận nó. Và cứ thế, họ bị cuốn vào công cuộc điều trị ung thư.</p>

<p>Theo những thông tin Makoto Kondo thu thập được từ các bệnh nhân đến khám chéo ở phòng khám của tôi, trong 5.000 trường hợp, chỉ có vài người được dự đoán đúng thời gian sống còn lại khi họ mặc kệ ung thư.</p>

<p>&nbsp;Cứ nhìn vào cách bác sĩ ngày nay giải thích cho bệnh nhân về thời gian sống còn lại – thông tin có thể nói là quan trọng nhất đối với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân, chắc bạn cũng đoán được họ sẽ giải thích như thế nào về hiệu quả điều trị hay di chứng của nó đúng không? Thậm chí, trong những cuốn sách do các bác sĩ ung thư viết cho bệnh nhân hoặc trong các phần giải thích của họ trên Internet cũng có xen lẫn nhiều nhận định thiếu chính xác.</p>

<p>Khi đang viết những điều này, bác sĩ Makoto Kondo nghe thấy có người nói: “Bác sĩ Kondo, thế còn ông thì sao?”</p>

<p>Liên quan đến vấn đề này, vào những năm 1980, trong phần kết của một cuốn sách, tác giả đã viết như sau:</p>

<p>“Khi ý kiến của các bác sĩ hoàn toàn giống nhau thì đó chính là lúc các độc giả – các bệnh nhân – cần phải cảnh giác.</p>

<p>Nếu nhiều bác sĩ có ý kiến giống nhau thì với tư cách là bệnh nhân, bạn sẽ thấy an tâm. Nhưng cũng có thể xảy ra trường hợp các bác sĩ đều sai như nhau hoặc có ý định dẫn dắt bệnh nhân đi vào con đường điều trị theo ý của họ.</p>

<p>Ngược lại, nếu ý kiến của các bác sĩ khác nhau thì trong số đó chắc chắn sẽ có ý kiến gần chính xác với phương pháp trị liệu đúng.</p>

<p>Chính vì vậy, chúng ta phải trân trọng những ý kiến khác biệt. Chúng ta hãy cùng tìm ra những ý kiến khác nhau, hãy coi đó là manh mối và động não để suy ngẫm về chúng.</p>

<p>Để không hối hận sau khi tiếp nhận điều trị, bạn phải nghi ngờ tất cả những ý kiến mà bạn từng tiếp xúc trước đó.</p>

<p>Cứ căn cứ vào tinh thần ấy mà suy xét thì ngay cả ý kiến của Makoto Kondo cũng không là ngoại lệ. Bạn hãy thử ngẫm mà xem! Nhỡ không may bác sĩ lại ngầm bắt tay với những người có thế lực trong giới chuyên môn để bẻ cong ngôn luận và rắp tâm dụ dỗ rồi dẫn dắt mọi người đi theo ý mình thì sao? Một nguy cơ như thế cũng có thể xảy ra lắm chứ. Vì thế, nếu bạn không nghi ngờ những lời bác sĩ Makoto Kondo nói thì bản thân ông cũng thấy rất khó xử.</p>

<p>Chúng ta phải từ bỏ những điều mình vẫn tin để suy ngẫm kỹ càng, không được tuyệt đối hóa lời nói hay nhân cách của bác sĩ mà cần so sánh đối chiếu với những người khác để có cái nhìn đa chiều.</p>

<p>Đó chính là sự động não.</p>

<p>Và khi tự quyết định con đường của riêng mình, thường sẽ ít có khả năng chúng ta phải hối hận cho dù kết quả cuối cùng có ra sao chăng nữa.</p>

<p>Tuy vậy, có lẽ nhiều độc giả vẫn đang trăn trở: vậy tôi nên “nghi ngờ” lời của bác sĩ như thế nào đây?</p>

<p>Để giải tỏa thắc mắc này, anh Mori Seiho – một nhà báo đồng thời là một bệnh nhân ung thư đại tràng – đã đồng ý trở thành người đại diện cho phía bệnh nhân để đặt câu hỏi với bác sĩ Makoto Kondo. Cuốn sách này ghi lại nội dung cuộc phỏng vấn kéo dài khoảng 20 giờ mà anh Mori đã tổng hợp.</p>

<p>Tiếp theo đây, chúng ta hãy để anh Mori kể cho độc giả nghe nội dung cuộc phỏng vấn đó và cùng xem anh ấy bố cục cuốn sách với ý định như thế nào.</p>

<p>---</p>

<p>Trích đoạn sách:</p>

<p>Người phỏng vấn: Mori Seiho (nhà báo/bệnh nhân ung thư), người đại diện cho những bệnh nhân ung thư đang muốn đi tìm “lời khuyên tốt nhất.”</p>

<p>“Nếu cuốn sách này có thể phần nào hỗ trợ độc giả trong việc tìm ra “lời khuyên tốt nhất” cho chính bản thân họ, rồi trên cơ sở đó tự tìm ra phương hướng để suy ngẫm về 45 câu trả lời của bác sĩ Kondo, thì đối với người phỏng vấn như tôi, thiết nghĩ không có niềm vui nào lớn hơn thế.”</p>

<p>[…]</p>

<p>Vì đâu lại có câu nói: “Hãy nghi ngờ Makoto Kondo”?</p>

<p>Tôi muốn hỏi điều này: Câu nói “Hãy nghi ngờ tôi” của bác sĩ Kondo thực sự mang ý nghĩa gì?</p>

<p>Bác sĩ Makoto Kondo đã dũng cảm lên tiếng phản đối các phương pháp điều trị ung thư được xem là tiêu chuẩn hiện nay (phương pháp điều trị tiêu chuẩn tức là những phương pháp được cho là tốt nhất ở thời điểm hiện tại).</p>

<p>Phát hiện ung thư sớm để điều trị sớm là việc làm vô nghĩa. Phẫu thuật sẽ rút ngắn tuổi thọ của bệnh nhân. Thuốc chống ung thư chỉ có hại mà không có lợi. Hãy mặc kệ ung thư.</p>

<p>“Lý luận Kondo” được đưa ra dựa trên kinh nghiệm lâm sàng tích lũy qua nhiều năm và sự kiểm chứng từ rất nhiều bài nghiên cứu chuyên khoa lớn. Vào tháng 4 năm 2013, một năm trước khi nghỉ hưu ở bệnh viện thuộc Đại học Keio, bác sĩ Kondo đã mở “Viện nghiên cứu Ung thư Makoto Kondo – chế độ khám chéo cho bệnh nhân ngoại trú”. Hằng năm, có đến khoảng 2.000 bệnh nhân ung thư cùng gia đình đến đây để xin tư vấn.</p>

<p>CÂU TRẢ LỜI SỐ 1: Nếu biết nghi ngờ tất cả, bệnh nhân sẽ nhìn thấu sự thiếu chính xác trong lời nói của bác sĩ ung thư</p>

<p>Makoto Kondo không phải là “giáo chủ”, lý luận Kondo cũng không phải là một “tôn giáo”.</p>

<p>Anh Mori: “Hãy nghi ngờ Makoto Kondo!” Đây quả là một lời đả kích đối với các bệnh nhân tin tưởng vào “lý luận Kondo”, phải thế không thưa bác sĩ?</p>

<p>Bác sĩ Kondo: Tôi nghĩ rằng “sự tin tưởng” mà anh vừa nói đến ở đây thực sự là một vấn đề.</p>

<p>Như tôi đã đề cập, các “bác sĩ ung thư” sử dụng phương pháp điều trị tiêu chuẩn đang thản nhiên đưa ra những nhận định thiếu chính xác. Một khi đã tin vào những lời nói đó, bệnh nhân ung thư sẽ bị ép buộc điều trị một cách vô nghĩa và chứng kiến sinh mạng quý giá của bản thân họ bị cướp đi.</p>

<p>Trong mọi vấn đề liên quan đến “điều trị ung thư”, nếu bệnh nhân mà tin vào bác sĩ chữa trị thì thường sẽ chẳng thể có kết cục tốt đẹp.</p>

<p>Thật đáng tiếc nhưng đây là sự thực! Cho đến nay, tôi vẫn không tán thành với phần lớn các phương pháp điều trị ung thư và phê phán cả việc “điều trị theo phương pháp tiêu chuẩn” lẫn các bác sĩ sử dụng phương pháp này.</p>

<p>Tuy nhiên, nhìn từ góc độ khoa học, ý kiến của tôi cũng không phải mang tính tuyệt đối mà chỉ có tính tương đối. Do đó, bệnh nhân ung thư cần biết dùng nhãn quan khoa học để nghi ngờ một cách lí trí cả các bác sĩ ủng hộ cách điều trị tiêu chuẩn lẫn cá nhân tôi – người đang phản đối họ.</p>

<p>Tôi cho rằng, trái với sự “tin tưởng” là sự “nghi ngờ”, và “nghi ngờ” sẽ trở thành tiền đề cho việc “suy ngẫm”.</p>

<p>Nói tóm lại, bằng cách nghi ngờ Makoto Kondo, bệnh nhân có thể nhìn thấu sự thiếu chính xác trong lời nói của bác sĩ ung thư. Hơn nữa, nếu đây là kết luận được đưa ra sau một quá trình tự ngẫm nghĩ, thì bất luận kết quả cuối cùng ra sao, có lẽ bạn cũng sẽ ít thấy hối hận hơn đúng không?</p>

<p>Anh Mori: Nói đến “sự tin tưởng”, tôi có nghe được nhiều tranh luận kiểu như “Hiện tượng Makoto Kondo cứ như là một tôn giáo ấy” từ phía những người đang xem bác sĩ là kẻ địch.</p>

<p>Bác sĩ Kondo: Những lời phê phán cho rằng lý luận của tôi là một thứ “tôn giáo” không phải bây giờ mới có mà đã xuất hiện từ cả trước và sau khi tôi xuất bản cuốn sách Hỡi bệnh nhân! Xin đừng chiến đấu với ung thư!</p>

<p>Thực ra, người ta đã dùng đến những cụm từ như “giáo phái Kondo” hay “tín đồ của Kondo” từ hơn 20 năm nay rồi.</p>

<p>Tuy nhiên, như tôi vừa nói, những lời tuyên bố kiểu như, “hãy nghi ngờ Makoto Kondo” và “đừng tin Makoto Kondo” thể hiện triết lý và lập trường nền tảng của tôi trong vai trò một bác sĩ. Vì chính tôi đã nói ra những câu này nên những lời phê phán cho rằng lý luận của tôi giống như một thứ tôn giáo thực ra chỉ là “nói xấu sau lưng” vì một mục đích nào đó mà thôi.</p>

<p>Tôi không phải là “giáo chủ”, “lý luận Kondo” cũng không phải là một “tôn giáo”.</p>

<p>Nói tóm lại, vì chính tôi đã đề ra chủ trương: “Bằng cách nghi ngờ tất cả, bệnh nhân sẽ nhìn thấu những điều thiếu chính xác trong lời Nếu được phép phát biểu, tôi sẽ nói thế này: “Trong mắt tôi, chính các bác sĩ tin vào phương pháp điều trị nói của bác sĩ ung thư và sẽ biết tự động não” nên tôi có thể khẳng định rằng, tôi – Makoto Kondo, không phải là giáo chủ, và lý luận Makoto Kondo tuyệt đối không phải là tôn giáo.</p>

<p>Nếu được phép phát biểu, tôi sẽ nói thế này: “Trong mắt tôi, chính các bác sĩ tin vào phương pháp điều trị tiêu chuẩn mà không mảy may nghi ngờ mới giống các nhà truyền giáo của một đại tôn giáo.”</p>

<p>Thực ra, có nhiều bác sĩ ung thư ngày nào cũng thấy bệnh nhân chết đi nhưng lại không định thay đổi phương pháp trị liệu trước mắt. Có lẽ với họ, y học không phải là khoa học mà là một tôn giáo.</p>

<p>Bệnh nhân ung thư “bị giết hai lần”.</p>

<p>Anh Mori: Nếu nói như vậy thì các tòa nhà đồ sộ của các bệnh viện nổi tiếng mà đứng đầu là Trung tâm Điều trị Ung thư Quốc gia thật chẳng khác nào những cơ sở tôn giáo khổng lồ nhỉ?</p>

<p>Bác sĩ Kondo: Tôi cho rằng ngay cả “phẫu thuật” cũng là một thứ giống như tôn giáo vậy.</p>

<p>Hãy lấy phẫu thuật ung thư dạ dày làm ví dụ.</p>

<p>Sau cuộc phẫu thuật được bác sĩ ngoại khoa Christian Albert Theodor Billroth người Áo tiến hành vào năm 1881, bệnh nhân đã chỉ sống được đúng 4 tháng.</p>

<p>Rõ ràng là bệnh nhân đã chết vì phẫu thuật, và nếu người ta cứ để mặc căn bệnh ấy mà không mổ xẻ gì thì chắc chắn người ấy đã có thể sống lâu hơn. Thế nhưng, các bác sĩ ngoại khoa lúc đó lại vui sướng mà tuyên bố: “Bệnh nhân có thể sống thêm tận 4 tháng.” Và thế là họ bắt đầu đắm chìm vào việc mổ bụng phẫu thuật. Kết quả là sau đó đã diễn ra những thất bại liên tiếp kéo theo hàng loạt các ca tử vong.</p>

<p>Kể từ đó cho đến tận ngày nay, vẫn chưa hề có bằng chứng (dữ liệu thực tế) nào chứng minh được rằng việc phẫu thuật ung thư dạ dày có thể kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.</p>

<p>Những năm gần đây, ung thư dạ dày được phát hiện ở giai đoạn sớm hơn, và bệnh nhân sẽ tiếp nhận phẫu thuật cắt bỏ hoặc điều trị bằng nội soi. Nhưng vẫn chưa hề có dữ liệu nào chứng tỏ làm như vậy sẽ giúp họ kéo dài thêm tuổi thọ.</p>

<p>Số lượng người chết vì phẫu thuật trong các số liệu thống kê đã được che đậy một cách khéo léo, nhưng chính các bác sĩ ngoại khoa biết rõ hơn ai hết về mức độ nguy hiểm của phẫu thuật ung thư.</p>

<p>Tuy vậy, kể từ thời đại của bác sĩ Billroth ở thế kỉ 19, tư tưởng “hễ có khối u là phải cắt bỏ” cho đến nay vẫn không thay đổi. Đó là bởi vì tư tưởng ấy đã thực sự trở thành một loại hình tôn giáo.</p>

<p>Đối với hóa trị, mọi chuyện cũng diễn ra tương tự. Với các loại ung thư thể rắn như ung thư dạ dày, ung thư phổi cũng hoàn toàn không có dữ liệu nào chứng minh hóa trị giúp kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. (Ung thư thể rắn là tất cả các dạng ung thư ngoại trừ ung thư máu (bao gồm bệnh máu trắng, các loại ung thư hạch ác tính, v.v.), chẳng hạn như ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư tuyến tụy, ung thư đại tràng, ung thư bàng quang, trong đó các tế bào ung thư tụ lại thành cục rồi hình thành nên ổ bệnh.)</p>

<p>&nbsp;Nếu chúng ta xem xét những bài nghiên cứu được bác sĩ ung thư đưa ra làm “chứng cứ” thì nhất định sẽ tìm thấy trong đó có những thông tin sai sự thật hoặc sai sót nào đó.</p>

<p>Và khám tầm soát ung thư cũng vậy. Mặc dù các dữ liệu không thể chỉ ra chiều hướng giảm của số lượng người chết nhưng công việc này vẫn tiếp tục được duy trì vì sự phát triển của ngành “công nghiệp y tế”. Số lượng bệnh nhân bị mất đi cơ quan nội tạng hoặc bị chết vì điều trị cứ chồng chất như núi.</p>

<p>Anh Mori: Ấy vậy nhưng các bác sĩ ung thư vẫn nói với bệnh nhân rằng “Nếu không phẫu thuật thì sẽ gay go đấy” hoặc “Hãy bắt đầu kết hợp cả hóa trị nữa nhé!”</p>

<p>Bác sĩ Kondo: Bác sĩ ung thư không cho bệnh nhân “thời gian suy ngẫm”.</p>

<p>Trong thực tế, có những chuyện bất hạnh như thế này. Sau khi khám tầm soát và phát hiện ra ung thư, bệnh nhân nhận được giấy giới thiệu rồi vội vàng lao đến bệnh viện lớn. Lúc đó, các bác sĩ điều trị sẽ tận dụng tâm trạng bất an của họ rồi vội vã lấy bệnh tật ra làm cái cớ để hối thúc: “Hãy làm phẫu thuật ngay thôi. Giường phẫu thuật đang trống đấy.”</p>

<p>Đây là kỹ thuật làm bệnh nhân sợ hãi để kéo họ vào con đường điều trị tiêu chuẩn. Nhiều khi, những câu như “giường phẫu thuật còn trống đấy” cũng chỉ là lời nói dối cửa miệng. Lời nói chính là thứ khiến con người ta dao động. Chẳng phải chính vì bác sĩ đã nói điều trị là cần thiết nên bệnh nhân mới đồng ý tiếp nhận phẫu thuật hoặc hóa trị hay sao?</p>

<p>Còn những bệnh nhân không tuân theo lời bác sĩ sẽ nhận được thái độ thế này: “Nếu vậy thì tôi không chữa nữa. Anh/chị thử tìm bệnh viện khác xem sao.”</p>

<p>Thật đáng buồn, những bệnh nhân kém may mắn này đã “bị giết chết hai lần”: một lần bởi “lời nói” và một lần bởi việc “điều trị”</p>

ehon sự kì diệu của cơ thể - bí mật chuyện đi ị - (tái bản 2019)

ehon sự kì diệu của cơ thể - bí mật chuyện đi ị - (tái bản 2019)

<p>Bố mẹ ơi! Có bao giờ nghe con hỏi về bộ phận trên cơ thể của mình lại hoạt động như vậy không nhỉ. Đại loại như:

– Tại sao mình phải ngủ hả Bố?

– Tại sao con người cũng có móng tay nhưng lại không dùng để leo trèo như con vật?

– Mẹ ơi, cắt móng taị sao không bị đau mẹ nhỉ!

– Tại sao mình lại đi ị mỗi ngày vậy bố mẹ?

– Tại sao chân mình ngày càng cao nhưng tay, đầu, mình lại không dài ra bố nhỉ?

– Mẹ ơi, tại sao con đưa tay lên bên trái ngực nó lại có tiếng đập thình thịch vậy ạ?

– Bố ơi, cơ thể của mình lại lúc nóng lúc lạnh vậy bố nhỉ? Tại sao mình lại sốt</p>

<p>Và bạn đáp:….. Ờ, Ơ, À,, Ờ,….. “Vì bố mẹ nghe ông bà nói vậy,…..phải như thế này, như thế kia, blabla…”</p>

<p>Thôi nào! Điều đó không thể xảy ra với “tiểu vũ trụ” của chúng ta được. Hãy thỏa mãn sức khám phá của bé bằng câu trả lời thật logic, chính xác, và kèm theo đó là hình ảnh thật thú vị bố mẹ à. Điều này sẽ giúp rất nhiều cho tư duy của trẻ sau này.</p>

<p>Mà hỏi thật là bạn có bao giờ tự thắc mắc về những điều này không nhỉ?</p>

<p>Và nếu bạn có thắc mắc và đã giải đáp nó&nbsp; thì điều đó thật tuyệt. Nhưng chắc có lẽ bạn phải dùng một cái gì đó để chỉ lại cho con biết chứ đúng không?</p>

<p>Con nếu bạn chưa giải đáp được thắc mắc này. Thì cách tốt nhất bạn hãy thú nhận với con rằng: “Con yêu, bố mẹ cũng không biết lý do tại sao nữa, mình cùng tìm hiểu nó con nhé!”</p>

<p>Bí mật chuyện đi ị</p>

<p>Cuốn sách được xem là thú vị nhất và luôn là đề tài thu hút các bạn nhỏ. Dường như các bạn sẽ không ngần ngại để săn tay áo lên và bắt đầu cuộc hành trình “Vì sao cục phân ra đời?”</p>

<p>Một câu chuyện vô cùng hài hước giữa một đám bạn và Vương quốc Phân. Câu chuyện này chắc chắn sẽ giúp các bậc phụ huynh trả lời câu hỏi thắc mắc của bé tại sao con lại đi ị và bạn kia là bạn nào thế, tại sao lại chui ra từ con? Không những thế, tác giả rất thông minh khi đưa bé vào sâu trong cuộc trò chuyện bằng các kiến thức về việc sinh hoạt, ăn uống, vui chơi, thái độ,… Thông qua đó, các bé có thể nắm được các kiến thức một cách cụ thể, dễ hiểu và dễ thực hiện. Hãy tạo cho bé thói quen tốt ngay lúc này nhé!</p>

bộ bộ chuyện tình thanh xuân bi hài của tôi quả nhiên là sai lầm - tập 7.5 + 8 + 9

bộ bộ chuyện tình thanh xuân bi hài của tôi quả nhiên là sai lầm - tập 7.5 + 8 + 9

<p>Bộ Chuyện Tình Thanh Xuân Bi Hài Của Tôi Quả Nhiên Là Sai Lầm - Tập 7.5 + 8 + 9</p>

<p>Chuyện tình thanh xuân bi hài của tôi quả nhiên là sai lầm. (tên gốc: Yahari Ore no Seishun Rabukome wa Machigatteiru., gọi tắt là Oregairu), là một trong những series light novel ăn khách nhất trong vòng 20 năm trở lại đây, bộ truyện được viết bởi tác giả trẻ Wataru WATARI, do họa sĩ Ponkan8 vẽ minh họa và được xuất bản bởi NXB nổi tiếng Shogakukan.</p>

<p>Chuyện tình thanh xuân bi hài của tôi quả nhiên là sai lầm. đã dành giải light novel hay nhất của bảng xếp hạng uy tín Kono light novel ga sugoi! trong 3 năm liên tiếp là 2014, 2015 và 2016. Bên cạnh đó, nam chính và nữ chính của series này là Hachiman và Yokin oshita cũng đoạt giải nam nữ chính được yêu thích nhất trong các năm đó. Họa sĩ minh họa Ponkan8 với những bức tranh minh họa đẹp và sinh động của mình cũng được bình chọn là họa sĩ minh họa được yêu thích nhất trong năm 2015. Đến thời điểm hiện tại, series đã kết thúc với 14 tập, nhưng số sách bán ra đã vượt mốc 9 triệu bản.</p>

<p>Đây là bản combo 3 tập Chuyện tình thanh xuân bi hài của tôi quả nhiên là sai lầm 7.5, 8 và 9 tặng kèm 3 postcard và 1 sổ tay</p>

<p>Về tác giả:</p>

<p>Wataru WATARI </p>

<p>Sinh năm 1987. Nhóm máu A, cung Bảo Bình. Thường bị phê phán là dáng vẻ bận bịu và thiếu ngủ của mình khiến cho người khác rất khó chịu nhưng tôi có muốn thế đâu, phần lớn những lúc như vậy chỉ đơn thuần là tín hiệu SOS mà thôi. Tuy tinh thần tôi yếu ớt nhưng thể lực tôi lại mạnh mẽ đến mức thừa thãi</p>

branding for dummies

branding for dummies

<p>Nếu bạn đang nghĩ: “Mình làm gì có thương hiệu để mà kiểm soát”, vậy thì cuốn sách Branding for dummies chính xác là dành cho bạn đấy. Cuốn sách cũng dành cho những người muốn xây dựng một thương hiệu tốt hơn, khắc phục hình ảnh cho một thương hiệu đã bị phá hỏng, củng cố sức mạnh cho một thương hiệu giá trị, hay tạo dựng từ đầu một thương hiệu mới hoàn toàn.</p>

<p>Xây dựng thương hiệu luôn là một đề tài nóng hổi và có vai trò không ngừng tăng vì một lý do xác đáng: Thương hiệu mở đường cho thành công về marketing.</p>

<p>Khi nghe đến tên công ty của bạn – hay tên riêng của bạn, nếu là thương hiệu cá nhân – trong đầu mọi người sẽ xuất hiện những ý nghĩ, và chúng sẽ tác động đến quan niệm của họ cũng như cách họ mua hàng. Ý nghĩ tồn tại trong tâm trí mọi người là cơ sở nền tảng cho thương hiệu của bạn. Chúng có thể là kết quả của sự liên tưởng trực tiếp tới bạn hay công ty bạn, nhưng khả năng cao hơn thì chúng là kết quả của những hoạt động tìm kiếm trên mạng, những bài đánh giá trực tuyến, những lời nhận xét truyền miệng, hoặc những ấn tượng khác mà bạn tạo ra ngay cả khi bạn không hiện diện.</p>

<p>Mục tiêu của cuốn sách này là xác định tầm nhìn cũng như ý tưởng về hình ảnh thương hiệu theo mong muốn của bạn, sau đó làm sao để đảm bảo rằng những ấn tượng mà bạn tạo ra đều hướng đến những ý nghĩ tích cực mà bạn muốn mọi người lưu giữ trong đầu cũng như khiến họ tin tưởng vào con người bạn và giá trị mà bạn ủng hộ.</p>

<p>Cuốn sách sẽ hướng dẫn bạn về quá trình xây dựng thương hiệu, cùng bạn tạo dựng một thương hiệu tốt hơn, mạnh hơn, đủ sức cạnh tranh thành công trong thế giới rộng lớn với vô vàn thương hiệu xung quanh.</p>

<p>Mục lục:</p>

<p>Về tác giả&nbsp; </p>

<p>Lời giới thiệu&nbsp; </p>

<p>Phần 1: Bắt đầu xây dựng thương hiệu&nbsp; </p>

<p>Chương 1: Hiểu đúng về thương hiệu và xây dựng thương hiệu&nbsp;</p>

<p>Chương 2: Vì sao cần xây dựng thương hiệu, xây dựng cái gì, như thế nào, và vào khi nào?&nbsp;</p>

<p>Chương 3: Chuẩn bị xây dựng thương hiệu hoặc tạo nên một thương hiệu tốt hơn&nbsp;</p>

<p>Chương 4: Kích hoạt thương hiệu cá nhân và thương hiệu của công ty một-người&nbsp;</p>

<p>Phần 2: Các bước trong xây dựng thương hiệu&nbsp; </p>

<p>Chương 5: Lập hồ sơ và định vị thương hiệu&nbsp;</p>

<p>Chương 6: Diễn tả thương hiệu thành lời&nbsp;</p>

<p>Chương 7: Đặt tên cho thương hiệu&nbsp;</p>

<p>Chương 8: Thiết kế logo và khẩu hiệu&nbsp;</p>

<p>Phần 3: Thu hút người ủng hộ và người theo dõi cho thương hiệu&nbsp; </p>

<p>Chương 9: Đếm ngược tới ngày khởi hành: Ra mắt hoặc tái ra mắt thương hiệu</p>

<p>Chương 10: Xây dựng thương hiệu trong kỷ nguyên số&nbsp;</p>

<p>Chương 11: Gắn kết khán giả trực tuyến bằng mạng xã hội&nbsp;</p>

<p>Chương 12: Quảng cáo, quảng bá, và đưa thương hiệu ra công chúng&nbsp;</p>

<p>Phần 4: Chăm sóc cho thương hiệu&nbsp; </p>

<p>Chương 13: Hoàn thiện trải nghiệm thương hiệu&nbsp;</p>

<p>Chương 14: Giành sự trung thành với thương hiệu</p>

<p>Chương 15: Định giá và tận dụng thương hiệu&nbsp;</p>

<p>Chương 16: Hồi sinh thương hiệu với chương trình làm mới thương hiệu một phần hoặc toàn phần&nbsp;</p>

<p>Phần 5: Bảo vệ thương hiệu </p>

<p>Chương 17: Bảo vệ thương hiệu bằng các biện pháp pháp lý và thông qua việc sử dụng thương hiệu thận trọng</p>

<p>Chương 18: Hành động khi thương hiệu gặp sự cố&nbsp;</p>

<p>Phần 6: Danh sách mười điều&nbsp; </p>

<p>Chương 19: Mười dấu hiệu cho thấy thương hiệu cá nhân cần sự chú ý&nbsp;</p>

<p>Chương 20: Mười sai lầm lớn trong xây dựng thương hiệu và cách phòng tránh&nbsp;</p>

<p>Chương 21: Mười sự thật cần nhớ về xây dựng thương hiệu</p>

<p>Index</p>

<p>Thông tin tác giả:</p>

<p>Bill Chiaravalle am hiểu các thương hiệu và cách xây dựng chúng. Ông có 11 năm kinh nghiệm với công ty thiết kế và chiến lược thương hiệu nổi tiếng thế giới Landor Associates, nơi ông từng là Nhà thiết kế cao cấp, Giám đốc Thiết kế và Giám đốc Sáng tạo. Bill thực hiện các chương trình thương hiệu cho Hiệp hội Audubon, American Express, AT&amp;T, Bacardi, Bell Atlantic, xổ số bang California, Danone, Delta Airlines, FedEx, khách sạn Four Seasons, Gatorade, khách sạn Hyatt, IBM, Microsoft, Motorola, NEC, P&amp;G, Radio Shack, sở thú San Francisco, Smucker’s, Sunkist, Trinchero Winery, United Airlines, Đại học California, và nhiều doanh nghiệp khác.</p>

<p>Trích đoạn sách:</p>

<p>Cảnh báo: Có thể bạn đang có thương hiệu đấy, dù bạn có nhận thức được điều đó hay không</p>

<p>Khi nhắc đến tên bạn, trong đầu mọi người sẽ hiện lên những ấn tượng và ký ức định hình nên suy nghĩ của họ về bạn. Quan niệm của họ có thể là kết quả của những lần tiếp xúc trực tiếp với bạn hay tổ chức của bạn, hoặc xuất phát từ kết quả tìm kiếm trên mạng, danh tiếng tốt hay xấu, thông tin truyền miệng, những bài đánh giá và kết quả xếp hạng trực tuyến, hay bất kỳ hình thức đề cập nào khác đã gieo những ý nghĩ về bạn trong tâm trí họ.</p>

<p>Người khác có thể đã có sẵn vô số các quan niệm về bạn, hoặc họ hầu như không có bất kỳ ấn tượng nào về bạn cả. Dù quan niệm của mọi người về bạn nhiều hay ít, tốt hay xấu, chính xác hay không, chúng vẫn tạo nên được hình ảnh về thương hiệu của bạn, tác động đến cách suy nghĩ và hành vi mua sắm của khách hàng. Xây dựng thương hiệu là nhằm bảo đảm rằng hình ảnh thương hiệu của bạn trong tâm trí người khác hoàn toàn khớp với hình ảnh thương hiệu mà bạn mong muốn họ có trong đầu.</p>

<p>Vậy thương hiệu là gì?</p>

<p>Thương hiệu là lời hứa. Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày thêm những khái niệm toàn diện hơn, nhưng khi bạn chu du vào thế giới của xây dựng thương hiệu, hãy luôn ghi nhớ trong đầu định nghĩa “năm chữ” trên cùng với ba sự thật sau:</p>

<p>» Bạn thiết lập thương hiệu bằng cách tạo dựng lòng tin vào một lời hứa có-một-không-hai. Lời hứa truyền tải thông điệp về việc bạn là ai, bạn đại diện cho điều gì, bạn mang đến những lợi ích độc đáo và có ý nghĩa như thế nào.</p>

<p>» Bạn xây dựng thương hiệu bằng cách sống đúng với lời hứa đó mỗi lần mọi người tiếp xúc với bạn, tên của bạn, thông điệp của bạn, hay hoạt động của bạn . Điều này luôn đúng và không đổi, dù sự tiếp xúc đó đến từ đâu: một cuộc tìm kiếm trên mạng, website của bạn, mạng xã hội, quảng cáo, ấn phẩm truyền thông, thông tin truyền miệng, trải nghiệm mua sắm, dịch vụ khách hàng, thanh toán hóa đơn, hàng hóa trả lại, hay bất kỳ hình thức giao tiếp nào. Mỗi lần tiếp xúc đều tác động đến cách mọi người nhìn nhận thương hiệu của bạn.</p>

<p>» Bạn tăng cường sức mạnh cho thương hiệu của mình bằng cách liên tục củng cố lời hứa thương hiệu . Nếu những lần tiếp xúc với thương hiệu không khớp với kỳ vọng của mọi người, thì rốt cuộc những trải nghiệm đó sẽ là sự thất hứa, phá vỡ thương hiệu, và gây ảnh hưởng tiêu cực đối với danh tiếng của bạn.</p>

<p>Xây dựng thương hiệu đòi hỏi sự tập trung, niềm đam mê, sự kiên trì, và tính cẩn thận. Không chỉ có thế, xây dựng thương hiệu còn đòi hỏi nỗ lực và sự cam kết theo đuổi. Thành quả nhận về – một thành quả rất lớn – là thương hiệu mạnh sẽ tạo đà cho thành công cá nhân và thành công của tổ chức. Các phần dưới đây trình bày những điều mà thương hiệu có thể làm được và vì sao chúng lại quan trọng.</p>

dạy trẻ kiến thức bách khoa

dạy trẻ kiến thức bách khoa

<p>Cuốn sách “Dạy trẻ kiến thức bách khoa” được tái bản từ cuốn “Dạy trẻ về thế giới xung quanh”.</p>

<p>Glenn Doman đã dành hơn nửa thế kỷ để chứng minh rằng trẻ nhỏ có khả năng học hỏi tốt hơn chúng ta tưởng tượng rất nhiều. Ông đã thành lập Viện Nghiên cứu Thanh tựu Tiềm năng Con người để nghiên cứu lý do tại sao những trẻ em trong độ tuổi từ 0 đến 6 lại có thể học tốt hơn và nhanh hơn so với những đứa trẻ lớn tuổi hơn – đồng thời hướng dẫn các bậc phụ huynh phương pháp để giáo dục trẻ thông minh ngay từ khi còn nhỏ.</p>

<p>“Dạy trẻ kiến thức bách khoa” cung cấp một chương trình toàn diện để cho bạn thấy việc dạy trẻ cách đọc, làm Toán và mở rộng khả năng học hỏi dễ dàng và thú vị đến mức nào. Cuốn sách hướng dẫn bạn cách bắt đầu và mở rộng chương trình đầy ý nghĩa này. Cách tạo ra và sắp xếp các tài liệu cần thiết và cách để phát triển toàn diện hơn khả năng học hỏi của trẻ.</p>

<p>Bằng cách thực hiện những chương trình đơn giản hàng ngày với một thái độ thoải mái và yêu thương, bạn sẽ giúp trẻ có đủ khả năng để trải nghiệm niềm vui thích học hành và chính bạn sẽ tạo dựng cho con mình những lợi thế đầy sức mạnh để chúng có thể mang theo trong suốt cuộc đời.</p>

<p>Tài năng có sẵn trong tất cả những đứa trẻ sơ sinh. Nguồn gốc của thiên tài không chỉ nằm ở những gì được thừa hưởng từ tổ tiên, mà còn có ở một hạt giống mà chúng ta gieo trồng trong cơ thể của những đứa trẻ từ khi sinh ra.</p>

<p>Tác giả:</p>

<p>Glenn Doman tốt nghiệp ngành Vật lý trị liệu năm 1940 tại Đại học Pensylvania. Ông là người tiên phong trong lĩnh vực phát triển trí tuệ cho trẻ em. Năm 1955, ông thành lập Viện Nghiên cứu Thanh tựu Tiềm năng Con người tại Philadelphia, bang Pennsylvania. Ông cũng là tác giả của loạt sách bán chạy dành cho cha mẹ như: Nuôi dưỡng và phát triển giác quan của trẻ, Dạy trẻ về thế giới xung quanh, Dạy trẻ học Toán, Dạy trẻ biết đọc sớm,…</p>

<p>Janet Doman là Giám đốc của Viện Nghiên cứu Thành tựu Tiềm năng con người và là con gái của Gleen Doman. Sau khi hoàn thành chương trình đại học tại Đại học Pennsylvania, Janet đã cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp tạo nên “các bậc cha mẹ tuyệt vời nhất trên thế giới”, cô giúp họ khám phá tiềm năng to lớn của con cái mình và cả tiềm năng trở thành các nhà sư.</p>

"giáo sư" tôn giáo

"giáo sư" tôn giáo

<p>Tớ là Jonas và tớ ở trong đội bóng cùng với Sara, Indrani, Tenzin và Mehmet. Bọn tớ rất “khác nhau” có lẽ vì bọn tớ theo các tôn giáo khác nhau.&nbsp; Cách bọn tớ ăn mừng mỗi lần chiến thắng trong các trận đấu cũng chẳng hề giống nhau nốt.</p>

<p>Thầy huấn luyện của tớ tên là Ferdinand Lichte và rất am hiểu về các tôn giáo trên thế giới. Nhờ thầy mà giờ bọn tớ lại hiểu thêm về tôn giáo của chính mình. Ngoài thầy thì hai người bạn là thiên thần nhỏ và quỷ nhỏ cũng góp phần làm cho các cuộc thảo luận về tôn giáo thêm nhộn nhịp.</p>

<p>Bắt đầu, tất cả đều cùng thảo luận và tìm hiểu về Do Thái giáo, Ki tô giáo, Hồi giáo, Hindu giáo và Phật giáo. Nào thì có tổng cộng bao nhiêu tín đồ và họ tập trung chủ yếu ở đâu? Các tín đồ đến với tôn giáo như thế nào? Từ khi mới sinh hay họ tự giác ngộ? Biểu tượng của các tôn giáo là gì? Họ tôn thờ những ai? Họ sinh hoạt tôn giáo ở đâu? Họ đọc gì? Họ tin vào những gì? Mục tiêu của họ là gì? Nhận vật quan trọng là ai? Sự kiện quan trọng là gì? Những người lãnh đạo là ai? Hay giáo lý và ngày lễ quan trọng là gì? Thực ra trả lời được tất tần tật những câu hỏi này thì coi như bọn tớ đã trở thành các “giáo sư” tôn giáo rồi đấy.</p>

<p>Nhưng mà bọn tớ không chỉ hỏi thầy mà còn hỏi lẫn nhau, rồi hóa thân thành những nhân vật thời xưa để hiểu được rất nhiều điều kỳ thú về tôn giáo. Bọn tớ cũng còn theo chân một số nhân vật quan trọng để hiểu được lý do tại sao tứng tôn giáo lại có màu sắc siêu khác biệt. Vui nhất là bọn tớ còn tới nhà nhau dự những ngày lễ quan trọng nữa.</p>

<p>Cậu thấy tò mò về các tôn giáo trên thế giới không? Nếu có và chưa kể còn muốn trở thành “giáo sư” tôn giáo, rất đơn giản thôi. Cậu chỉ cần cầm cuốn sách có tên” “GIÁO SƯ” tôn giáo này và đọc ngấu nghiến đi. Biết đâu sau khi đọc xong, cậu sẽ trở thành một giáo sư tôn giáo đích thực. Rất có thể đấy! Vì có hẳn cả bài kiểm tra và câu đố giúp cậu ở cuối sách nữa mà.</p>

thẻ thông hành của santa (2+)

thẻ thông hành của santa (2+)

<p>Cùng thử làm hộ chiếu Santa nào! Làm 100 việc tốt đấy! Làm được một việc tốt thì sẽ được dán tem lên hộ chiếu.</p>

<p>Các bạn có giống với Kantaro, cũng muốn được nhận quà của ông già Noel, nên liền bắt đầu làm việc tốt. Nhưng Kantaro thì không biết làm việc tốt là làm việc như thế nào, cho tới khi cậu bé dần dần cảm nhận được đối phương mà cậu làm việc tốt cho phải thực sự hạnh phúc và vui vẻ thì mới được gọi là làm việc tốt. Cậu bé đều làm việc tốt cho từng người một và cảm giác rất sung sướng khi được dán tem lên thẻ. Nhưng tới khi cậu muốn làm việc tốt cho bà thì bà cậu lại từ chối và cảm thấy vô cùng tức giận, vì nghĩ cậu làm việc tốt chỉ là để tích đủ tem, dán lên thẻ thông hành mà thôi. Cậu đã xé rách luôn thẻ thông hành, khiến bà rất ngạc nhiên. Ngày noel cũng sắp tới, bà liền dán lại thẻ thông hành và cầu mong đứa cháu đáng yêu Kantaro của bà ược nhận quà.</p>

<p>Câu chuyện đơn giản, nhưng sẽ giúp các bạn biết thế nào là làm việc tốt và làm việc tốt cho ai và bằng cách nào.</p>

<p>Noel sắp tới, đây cũng là dịp để các bạn nhỏ ôn lại một năm qua mình đã làm được những việc gì, hoạch định tất cả những việc tốt mình sẽ làm và cảm nhận những việc đó cũng như phản ứng, cảm xúc của người nhận được việc tốt ấy. Việc này sẽ vô cùng ý nghĩa đấy!&nbsp;</p>

cẩm nang du học mĩ - nhật ký 300 ngày ở harvard - học để thay đổi thế giới

cẩm nang du học mĩ - nhật ký 300 ngày ở harvard - học để thay đổi thế giới

<p>Trước khi tham gia chương trình Thạc sĩ Giáo dục của Đại Học Harvard, tác giả Trương Phạm Hoài Chung có thời gian 5 năm làm việc trực tiếp với phụ huynh và học sinh cấp 3 ở thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả giúp họ vạch ra kế hoạch để xây dựng bộ hồ sơ du học Mỹ thành công, bên cạnh đào tạo các bài thi chuẩn hóa. Tuy nhiên, anh tự thấy mình chưa trả lời thỏa đáng các câu hỏi: Một học sinh điển hình của Mỹ được trang bị những gì trước khi bước vào đại học? Môi trường giáo dục Mỹ hiện đang theo những xu hướng gì? Bài học gì Việt Nam có thể áp dụng ngay để tạo niềm tin cho phụ huynh? Vì thế trong thời gian du học ở Harvard, anh luôn bị thôi thúc viết ra những suy nghĩ và quan sát của mình khi theo học ở ngôi trường này. Và đó là lý do&nbsp;Nhật ký&nbsp;300 ngày ở Harvard: Học để thay đổi thế giới&nbsp;ra đời.</p>

<p>Quyển sách là tập hợp những câu chuyện nhỏ sau 300 ngày học hỏi và lang thang đến mọi ngóc ngách của Harvard (và MIT, một trường đại học hàng đầu khác của vùng Boston mở rộng). Đây là chia sẻ hằng ngày trên Facebook vì thế nó chỉ là những ý tưởng lóe lên trong đầu của tác giả. Ý tưởng đó có thể là những công cụ mới giúp cho học sinh, sinh viên Việt Nam tự học kiến thức và kỹ năng mà một bạn người Mỹ đồng trang lứa đang được trang bị. Ý tưởng đó có thể là những mẹo vặt để phụ huynh định hướng tốt hơn cho con mình để theo kịp xu hướng tuyển sinh đại học Mỹ. Ý tưởng đó có thể là những triết lý hay đột phá trong giáo dục dẫn đến một nền giáo dục chất lượng cao cho mọi trẻ em ở một khu vực nào đó. Quyển sách được thiết kế như một trang Facebook của một người bạn mình hay theo dõi: giải trí mà vẫn có những bài học mình cần suy ngẫm thông qua những câu chuyện ngắn từ một trải nghiệm thật 100% ở Harvard. Hy vọng là độc giả sẽ tự trang bị cho mình những công cụ học hỏi mới và có định hướng đúng đắn hội nhập toàn cầu trong thế kỷ 21.</p>

<p>Bên cạnh những bài học trong lớp từ giáo sư và đồng môn Harvard, anh còn tường thuật lại những câu chuyện về cuộc sống sinh viên xa nhà và cách chống trầm cảm, về ước mơ hoài bão của cộng đồng du học sinh Việt, về những thử thách và cơ hội đối với giới trẻ trong thế kỷ 21, và thật tình cờ về một ngày dẫn ca sỹ Mỹ Tâm dạo chơi quanh khuôn viên trường.</p>

<p>Quyển sách không đưa ra câu trả lời cụ thể mà gợi mở những ý tưởng đang thịnh hành ở Mỹ để người đọc tò mò và tìm hiểu thêm bằng cách Google nhiều nguồn khác nhau. Tựa đề quyển sách là khẩu hiệu của trường Giáo Dục Harvard, với ý nghĩa đơn giản là không có điểm dừng cho quá trình cải thiện thế giới mình đang sống và việc tự học hỏi chính là chìa khóa mở ra cánh cửa đổi mới: “HỌC ĐỂ THAY ĐỔI THẾ GIỚI”.</p>

bộ ba siêu giàu

bộ ba siêu giàu

<p>“Bạn của tôi – bây giờ là cộng sự – Jorge Paulo và đội của ông là một trong những doanh nhân giỏi nhất trên thế giới. Ông là một người tuyệt vời và câu chuyện của ông sẽ là nguồn cảm hứng cho mọi người, cũng như với cả tôi” – Warren Buffett –</p>

<p>Một cách chưa từng có, Jorge Paulo Lemann, Marcel Telles và Beto Sicupira đã mua được Anheuser-Busch, Burger King và Heinz – 3 thương hiệu tượng trưng cho đất nước Mỹ. Barack Obama thậm chí từng tuyên bố rằng sẽ là một “nỗi ô nhục” nếu Anheuser-Busch bị một công ty nước ngoài mua lại.</p>

<p>Sau thương vụ đình đám này, công ty sáp nhập đã trở thành 1 trong 4 tập đoàn tiêu dùng lớn nhất thế giới, chỉ xếp sau những gã khổng lồ như: Proter &amp; Gamble, Coca – Cola và Nestle. Chỉ trong 40 năm, bộ ba người Brazil này đã xây dựng để chế lớn nhất trong lịch sử chủ nghĩa tư bản Brazil.</p>

<p>Với phương pháp quản trị họ theo đuổi: luôn luôn và trên hết – đầu tư vào con người, dựa trên nền tảng trọng dụng nhân tài, đơn giản mọi việc và liên tục cắt giảm chi phí.</p>

<p>Họ theo đuổi một nền văn hóa hiệu quả đến mức tàn nhẫn – nơi mà không còn chỗ cho kết quả tầm thường. Mặt khác, những người vượt qua và đạt kết quả tuyệt vời sẽ có cơ hội để trở thành đối tác của công ty và làm nên tài sản khổng lồ.</p>

<p>Bộ ba siêu giàu sẽ cho chúng ta thấy một bức chân dung chi tiết đằng sau hậu trường về sự trỗi dậy của 3 doanh nhân người Brazil – được ví như Ba chàng lính ngự lâm của kinh tế Brazil. Họ có xuất phát điểm khác nhau, nhưng cùng giấc mơ và khao khát để làm nên những điều không tưởng.</p>

<p>Nhà cố vấn kinh doanh người Mỹ Jim Collins đã nhận xét Bộ ba siêu giàu “là một trong những câu chuyện mà người Brazil nên tự hào. Nó sánh ngang với những câu chuyện về các doanh nhân lỗi lạc như Walt Disney, Henry Ford, Sam Walton, Akio Morita và Steve Jobs. Và nó là một câu chuyện mà các nhà lãnh đạo khắp thế giới nên đọc như một nguồn học hỏi và cảm hứng”.</p>

<p>Thông tin về tác giả:</p>

<p>Cristiane Correa là một nhà báo và diễn giả chuyên ngành kinh doanh và quản lý. Cô tốt nghiệp chuyên ngành Báo chí của trường Cao đẳng Cásper Lisbero, có bằng Thạc sỹ Xuất bản của Đại học Yale. Ngoài Bộ ba siêu giàu, cô còn xuất bản một cuốn sách khác có tên Abilio vào năm 2015. Vào năm 2013, Cristiane được tạp chí Época bình chọn là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất ở Brazil.</p>

mẹ là doctor chef

mẹ là doctor chef

<p>Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xã hội Việt Nam, thu nhập của mỗi hộ gia đình đều tăng lên. Mối bận tâm của ba mẹ từ “ăn sao cho no” thành “ăn sao cho đủ”. Khi mà sự hấp dẫn mang tên “đồ ăn nhanh”, sự lo lắng khi trẻ “không chịu ăn rau xanh” hay các thức quà ăn vặt tràn lan khiến bố mẹ không khỏi suy nghĩ xem nên tạo cho con một chế độ ăn như thế nào.</p>

<p>Nhưng có một sự thật là những món ăn không tốt cho sức khỏe thì thường thơm ngon và màu sắc lộng lẫy hơn hẳn và trẻ thì thường bị thu hút bởi điều đó. Cha mẹ thì thường bó tay trước sự nài nỉ hoặc cáu bẳn đòi hỏi của trẻ, những phụ huynh cương quyết hơn thì lại dẫn đến cãi vã hay khiến không khí gia đình trở nên căng thẳng. Rõ ràng là chúng ta muốn điều tốt cho con cơ mà.</p>

<p>Vậy làm thế nào để có thể giúp con hình thành thói quen ăn uống lành mạnh?</p>

<p>Hãy nhớ rằng trẻ đủ nhận thức nếu cha mẹ thể hiện đúng sai trước mặt con và giảng giải cho trẻ từ khi chúng con nhỏ. Và đặc biệt phải trở thành ví dụ cho con.</p>

<p>Cuốn sách Mẹ là Doctor Chef được viết bởi huấn luyện viên dinh dưỡng Trần Thị Ánh Phương nhưng cũng là một người mẹ, một người săm sắn từng bữa cơm cho gia đình với những mong muốn tốt đẹp nhất cho con.</p>

<p>Qua cuốn sách cha mẹ sẽ biết được:</p>

Cách giúp trẻ tự giác tiếp nhận và phân loại những loại thức ăn có lợi và hại cho sức khỏe.

Vì sao cả trẻ và ba mẹ đều cần “học ăn”.

Thức ăn bổ sung có thực sự tốt?

<p>Với những nội dung được gắn liền với những câu chuyện cổ tích, những hình tượng quen thuộc với trẻ không chỉ thu hút mà còn khiến những kiến thức dinh dưỡng khô khan trở nên dễ tiếp thu và áp dụng.</p>

<p>Trích đoạn sách hay:</p>

<p>MẸO KHUYẾN KHÍCH BÉ ĂN RAU DÀNH CHO BỐ MẸ</p>

<p>Với rau lá: Các bé có thể gặp khó khăn với phần cuống dai hơn, nên khi mới ăn có thể cắt ngắn cho bé ăn phần lá và cuống non trước. Rau lá trộn với vừng lạc giã nhuyễn (không thêm muối) rất ngon. Một số loại rau lá lại hợp với dầu vừng, dầu olive,... Rau đã luộc và trộn vừng lạc có thể được giã nhẹ nhàng nếu bé vẫn khó ăn. Bố mẹ nên tăng dần độ thô, độ “xơ” của rau để con làm quen và tự mình xử lý được rau chứa nhiều chất xơ hơn. Các bố mẹ biết không, trẻ em châu Phi thường xử lý chất xơ tốt hơn so</p>

<p>Dành cho bố mẹ với trẻ em châu Á và đặc biệt là hơn đứt trẻ em châu Âu, chính là nhờ việc làm quen với thức ăn có nhiều chất xơ từ nhỏ đấy.</p>

<p>Với củ: Nên hấp hoặc luộc cả củ rồi mới gọt vỏ và cắt thì củ sẽ ngon ngọt hơn. Các mẹ sẽ bất ngờ khi nếm thử su su nguyên vỏ luộc cả quả, cà rốt nguyên vỏ luộc cả củ hay đậu cô ve chỉ ngắt 2 đầu để dài ngoằng ngoẵng cho vào luộc. Tất nhiên, chúng ta cần chọn rau củ sạch không hóa chất phun xịt rồi. Luộc hay hấp xong rồi thì mới gọt vỏ, cắt nhỏ (nếu cần). Củ luộc kiểu này chấm vừng lạc rất ngon.</p>

<p>Để ý một chút, các mẹ sẽ biết kết hợp không chỉ rau mà còn cả củ và kết hợp nhiều loại rau củ màu sắc khác nhau, cách chế biến khác nhau cho thực đơn của nhà mình thêm phong phú mà không mất quá nhiều thời gian sơ chế chuẩn bị. Mỗi khi lên thực đơn, bạn chỉ cần tự hỏi “Hôm nay, rau củ nhà mình sẽ có mấy màu” thay vì thói quen xưa cũ “món mặn hôm nay là món gì?” Muốn thay đổi thói quen, cần phải thay đổi cách nghĩ trước đã.</p>

<p>Dù định hướng “ăn như cầu vồng” nhưng không nhất thiết các mẹ phải bày biện thành hình thù đẹp như tranh ảnh hay nhân vật hoạt hình đâu nhé, trừ khi bạn quyết định rằng mình có thể dành nhiều năm tháng để ngày nào cũng như ngày nào vui vẻ làm việc này. Còn bình thường, chỉ cần gắp đồ ăn ra đĩa một cách cẩn thận, xếp theo hình đĩa nếu được; thay vì đổ lẫn lộn một đĩa to đầy su su luộc miếng dài miếng ngắn lổn nhổn; là đã đủ đẹp mắt rồi.</p>

<p>Một bí kíp nhỏ rất thú vị là “rau củ quả xiên que”, áp dụng rất hiệu quả với các loại: củ luộc xắt nhỏ quân cờ, khoai luộc, cà chua bi, dưa chuột, dứa, hạt ô-liu, hạt sen tươi, bỏng ngô,... thậm chí có thể cho thêm giò hoặc chả xắt quân cờ nữa. Các bạn nhỏ thường không từ chối ăn kiểu này và bố mẹ có thể thoải mái thay đổi nguyên liệu cho phù hợp.</p>

<p>Các bé sẽ hào hứng ăn rau củ hơn khi chính các bé được tham gia nấu ăn, sơ chế thức ăn, đi chợ, thậm chí là trồng rau tưới rau hái rau cùng người lớn. Bất cứ khi nào có thể, hãy khuyến khích con làm cùng bố mẹ một phần những việc nhà này, nhưng không phải “làm giúp bố mẹ”, mà là “làm cùng bố mẹ” nhé. Việc nhà đâu phải việc của riêng bố mẹ mà lại gọi là làm giúp, phải không?</p>

<p>Đôi khi đi mua thức ăn cùng con, các bố mẹ có thể tỏ rõ sự hào hứng của mình khi tìm mua các nguyên liệu nấu ăn, chẳng hạn có thể thốt lên với con “Ôi nhìn xem, củ cà rốt này tươi ngon chưa kìa!”, “Mẹ tìm thấy rau cải bó xôi rồi nhé, mình sẽ làm món gì thật ngon với rau này nhỉ?”... Các bé sẽ cảm nhận rõ hơn mối liên hệ giữa nguyên liệu và món ăn, sẽ được tham gia vào công đoạn chọn lựa nguyên liệu tươi ngon cho chính gia đình mình. Chắc chắn là dù có những món các bé chỉ ăn được chút xíu nhưng các bé cũng sẽ biết ơn thức ăn, biết ơn người làm ra thức ăn, biết ơn người nấu ăn cho mình... hơn đấy!</p>

<p>Phụ huynh không được làm xao nhãng hay khuyến khích con ăn bằng những yếu tố bên ngoài bản thân việc ăn như: vô tuyến, hoạt hình, hò reo cổ vũ mỗi miếng con nuốt, thậm chí lấy bánh kẹo, thức ăn rác làm phần thưởng. Những “chiêu trò” đối phó này không đi từ gốc rễ vấn đề và cuối cùng cũng sẽ dẫn đến bế tắc. Ăn uống tự nó đã là niềm vui và là nhu cầu bản năng của bất cứ động vật nào trong đó có con người. Đừng đánh cắp niềm vui ấy trong mỗi miếng nhai của con và đừng xóa nhòa bản năng vốn đang rất mạnh mẽ ở trẻ nhỏ ấy các bố mẹ nhé!</p>

<p>Không có bí kíp khuyến khích bé ăn uống tốt nào hiệu quả bằng việc bố mẹ làm gương. Một tấm gương đúng sẽ không cần nhiều lời lẽ để dạy bảo. Lời nói của bạn, con có thể quên nhưng hành động của bạn, con sẽ nhớ mãi.</p>

con đường heartfulness - tim thiền - chuyển hóa tâm hồn

con đường heartfulness - tim thiền - chuyển hóa tâm hồn

<p>Kamlesh D.Patel chia sẻ: “Chúng ta không bao giờ biết cuộc sống dành cho chúng ta những gì và điều gì sắp xảy ra. Đó là điều bí ẩn và vẻ đẹp của cuộc sống. Tôi đã nhận được biết bao phước lành trong suốt 6 thập kỷ sống trên Trái đất này, và một trong những phước lành đó đến vào năm 1976 khi tôi còn là một thanh niên theo học ngành dược tại Ahmedabad, Ấn Độ. Thông qua một người bạn học, tôi tình cờ biết đến thiền Heartfulness, và vài tháng sau tôi đã gặp một người thật đặc biệt, người mà ngay lập tức đã trở thành vị guru đầu tiên và người dẫn dắt tôi trên con đường thực hành. Tên Ngài là Ram Chandra, và chúng tôi gọi Ngài là Babuji.</p>

<p>Tác động của buổi thiền Heartfulness đầu tiên đối với tôi sâu sắc đến mức tôi đã tìm thấy hướng đi và điểm tựa rõ ràng cho cuộc đời mình. Nhưng tác động của buổi gặp gỡ với Babuji thậm chí còn vượt xa hơn thế – một thứ gì đó kỳ diệu và tinh tế đến mức không ngòi bút nào có thể tả xiết. Kể từ ngày đó, những vũ trụ và những chiều không gian mở ra ở thế giới bên trong tôi, và nó chỉ là một phần của những gì được biểu lộ trong suốt 40 năm qua. Điều thậm chí còn tuyệt vời hơn là rất nhiều phẩm chất hàng ngày đã được tạo nên thông qua thực hành Heartfulness – những phẩm chất như tình yêu thương, sự chấp nhận, sự khiêm nhường, sự phụng sự, sự đồng cảm, lòng trắc ẩn và một mục đích cao cả hơn để tồn tại.</p>

<p>Tất cả bắt đầu bằng sự thực hành thiền đơn giản. Chúng ta không cần làm bất cứ điều gì ngoại trừ việc ngồi yên lặng, nhắm mắt lại và chú tâm vào Cội nguồn của mọi sự tồn tại bên trong trái tim. Nếu chúng ta có thể tiếp cận thiền với sự ngạc nhiên và hồn nhiên như trẻ nhỏ, vũ trụ bên trong sẽ tự nhiên mở ra trước mắt chúng ta. Trong thực hành thiền ở trái tim, chúng ta khám phá, trải nghiệm khía cạnh đơn giản nhất và tinh khiết nhất của sự tồn tại bên trong chính mình: linh hồn của chúng ta. Tất cả những gì thuộc về nó vô cùng tự nhiên.</p>

<p>Những thực hành Heartfulness trong cuốn sách này nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta, dọn sạch cỏ dại và bùn đất đang che khuất linh hồn, giải phóng sự hồn nhiên&nbsp; và ngạc nhiên như trẻ nhỏ bên trong chúng ta, nhờ đó làm cho cuộc sống thực sự có ý nghĩa. Đồng thời, chúng ta đang phải sống trong một thế giới đầy rẫy áp lực của lối sống đô thị, tiền lương và các khoản thế chấp, sự nghiệp và các mối quan hệ. Thực hành Heartfulness giúp chúng ta đơn giản hóa cách phản ứng đối với mọi việc, định hướng cuộc sống hàng ngày một cách phong phú và trọn vẹn.</p>

<p>Nếu bạn biết có một phương pháp thực tiễn để vượt lên khổ đau, bay lên với cả một bầu trời hy vọng và mãn nguyện, bạn có quan tâm không? Đó chính xác là những gì Heartfulness trao tặng – không phải bằng cách loại bỏ hay ngăn chặn&nbsp; các vấn đề, mà bằng cách chuyển hóa chúng ta từ trong ra ngoài để chúng ta chiêm ngưỡng thế giới theo một cách nhìn mới, không bị che lấp bởi các lớp vỏ bọc do những hạn chế của bản thân.</p>

<p>Trên con đường Heartfulness, chúng ta khám phá và mở rộng tâm&nbsp; thức, và thậm chí vượt lên tâm thức để khám phá ra tiềm năng thực sự. Tôi hy vọng bạn thích cuốn sách và có được lợi ích từ những gì tôi đã học được trong cuộc hành trình này của cuộc sống.”</p>

<p>MỤC LỤC:</p>

<p>Lời tựa&nbsp;</p>

<p>Giới thiệu&nbsp;</p>

<p>Phần một: TẠI SAO THIỀN HEARTFULNESS</p>

<p>1. Hành trình tìm kiếm</p>

<p>2. Sáng tỏ ý nghĩa của thiền</p>

<p>Thái độ</p>

<p>Dòng truyền nguyên khí</p>

<p>Phần hai: THỰC HÀNH HEARTFULNESS</p>

<p>3. Thiền</p>

<p>Thiền bao giờ và ở đâu</p>

<p>Tư thế thiền</p>

<p>Thư giãn</p>

<p>Thiền thế nào</p>

<p>Thiền bao lâu</p>

<p>Trạng thái thiền</p>

<p>4. Thanh lọc</p>

<p>Thực hành thanh lọc</p>

<p>5. Cầu nguyện</p>

<p>Kết nối&nbsp; qua cầu nguyện</p>

<p>Cầu nguyện Heartfulness</p>

<p>Phần ba: GURU</p>

<p>6. Vai trò của Guru</p>

<p>Lời kết &nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;&nbsp;</p>

<p>&nbsp;Trích đoạn sách:</p>

<p>THỰC HÀNH thiền là một phần không thể thiếu trong nhiều truyền thống&nbsp; tu hành. Nó được cho là cách hiệu quả nhất để tiếp cận&nbsp; tính Thiêng liêng, vượt lên cả nghi lễ và niềm tin. Các nghi lễ, hành động của chúng ta được thực hiện ở cấp độ vật chất của sự tồn tại và lưu dấu lại ở cấp độ vật chất. Niềm tin ở cấp độ tinh thần. Để vượt lên cả 2 và đạt tới trạng thái tâm linh chúng ta có sự hỗ trợ từ thứ gì đó thuộc về cấp độ cao hơn, cấp độ tâm linh. Đây là cách tiếp cận chúng ta thực hiện trong thiền Heartfulness. Để hiểu rõ hơn về điều này, tôi quyết định bắt đầu từ điểm xuất phát.</p>

<p>Tôi hỏi Daaji: “Thiền là gì?”</p>

<p>Ông lấy bút và vẽ ra một biểu đồ .</p>

<p>“Trục dọc tượng trưng cho phổ của tâm thức tập trung và không tập trung.” Ông nói. “Một tâm thức tập trung gắn vào một ý niệm và ở lại đó. Nó là nhất điểm. Trái lại, một tâm thức không tập trung lang thang từ chủ đề này sang chủ đề khác. Nó có nhiều ý niệm, và sự chú ý của nó lúc thì nhảy chỗ này, lúc thì nhảy chỗ kia. Giữa hai cực này, có một khoảng giữa. Hầu hết các hoạt động của tâm thức diễn ra trong khoảng giữa đó.</p>

<p>Còn đây là một sự phân cực khác: nỗ lực và không nỗ lực.</p>

<p>Đó là trục ngang. Tâm trí không nỗ lực thư giãn và thảnh thơi. Trong khi đó, tâm trí nỗ lực không thể thảnh thơi. Nó vật lộn để suy nghĩ, để hiểu và để tập trung.</p>

<p>Sự kết hợp khác nhau của 2 hai phổ này dẫn đến những trạng thái nhất định của tâm thức. Ở đây, chúng ta có mơ mộng, thất vọng, tập trung và thiền. Hãy cùng tìm hiểu về trạng thái tâm của thiền. Như chúng ta có thể thấy, đó là phần giao nhau giữa tập trung và không nỗ lực. Đó là sự đắm chìm trong một ý niệm, mà không nỗ lực.”</p>

<p>“Đó có thể là bất cứ ý nghĩ nào?”</p>

<p>“Đúng vậy.”</p>

<p>“Nhưng như thế có nghĩa là mọi người đều thiền!”</p>

<p>“Đó chính là điều tôi muốn nói.” Daaji cười khúc khích. “Ở đây không có việc phải học một kỹ năng mới. Tất cả chúng ta đều biết cách thiền. Chúng ta làm điều đó hàng ngày.&nbsp;</p>

<p>Ví dụ, một doanh nhân thiền về công việc kinh doanh của anh ấy. Khi lái xe, anh ấy thiền về nó. Khi đi ngủ, anh ấy thiền về nó. Có lẽ ai đó đang phải lòng anh ấy. Khi làm công việc thường ngày, cô thiền về anh ấy. Khi đánh răng, cô thiền về anh ấy. Cô đến cửa hàng tạp hóa, nhưng lúc nào cô cũng thiền về anh ấy. Cô đi qua một nhạc sĩ trong cửa hàng. Tâm trí người nhạc sĩ đang mải mê nghĩ về âm nhạc. Anh ấy cũng đang thiền. Thậm chí có một thuật ngữ được gọi là ‘giết người có chủ mưu’, ở đó thủ phạm thiền về cách thức thực hiện những mưu đồ đen tối của mình một cách hoàn hảo!”</p>

<p>“Nếu tất cả mọi người đều thiền, vậy điều thực sự sâu sắc về thiền là gì?” Tôi hỏi</p>

<p>“Điều làm cho nó sâu sắc là ý niệm mà chúng ta khám phá qua thiền.” Daaji nói. “Ý niệm đó là đối tượng thiền của chúng ta.</p>

<p>Đối tượng thiền tạo nên tất cả sự khác biệt. Một đối tượng sâu sắc cho chúng ta một&nbsp; tâm thức sâu sắc. Một đối tượng trần tục cho chúng ta một tâmthức trần tục. Một đối tượng tạm thời tạo nên một trạng thái thiền tạm thời. Một đối tượng sâu sắc, bất biến khiến cho thiền là bất biến. Các đối tượng khác nhau tạo ra các kết quả khác nhau, bạn thấy đấy.”</p>

<p>“Làm thế nào chúng ta có thể đạt được trạng thái thiền bất biến và sâu sắc?”</p>

<p>“Tập trung không nỗ lực vào một đối tượng sâu sắc.” Daaji trả lời. “Để&nbsp; đạt được điều đó, chúng ta phải thực hành. Không có mẹ thì không thể có con, và không có thực hành thiền sẽ không có trạng thái thiền.”</p>

<p>“Tôi thấy những người khao khát mới đến thường lo ngại khi thử tập thiền. Họ nghĩ họ sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý những ý nghĩ của mình.”</p>

<p>“Nhiều người nói rằng bản chất của tâm thức là không an tĩnh. Họ nói rằng trạng thái tự nhiên của nó là sự hỗn loạn. Tôi không đồng ý. Trên thực tế, tôi muốn xua tan quan niệm này .</p>

<p>“Tại sao quan niệm đó lại tồn tại cố hữu đến vậy ?”</p>

<p>“Nhiều vị thầy có uy tín đã tán thành quan niệm này. Theo tôi, họ đang bôi nhọ chính nghĩa. Nếu bạn tin rằng tâm thức&nbsp; vốn không an tĩnh, nó sẽ trở thành kẻ thù của bạn. Và bạn sẽ làm gì với kẻ thù?</p>

<p>“Chiến đấu với chúng.” Tôi trả lời.</p>

<p>“Và vì vậy thiền trở thành một cuộc chiến.” Ông nói. “Nó trở thành một bài tập đàn áp tâm thức. Nhưng những ý nghĩ và cảm xúc đã bao giờ ngăn bạn thưởng thức một bộ phim hay chưa?”</p>

<p>“Chưa.”</p>

<p>“Chúng đã bao giờ ngăn bạn thưởng thức một bữa ăn ngon chưa?”</p>

<p>“Chưa.”</p>

<p>“Và tại sao lại như thế?” Ông hỏi dồn.</p>

<p>&nbsp;“Một bộ phim hay thu hút sự chú ý của chúng ta.” Tôi trả lời. “Một bữa ăn ngon thu hút sự chú ý của chúng ta. Khi đó, chúng ta không để ý đến những thứ khác.”</p>

<p>“Chính xác.” Daaji nói. “Khi thứ gì đó thu hút và giữ sự chú ý của bạn lại, bạn sẽ không để ý đến những ý nghĩ không mong muốn. Bạn chỉ cần cho tâm&nbsp; thức thứ gì đó để&nbsp; thu hút sự tập trung của nó vào bên trong – thứ gì đó thực sự hấp dẫn. Khi đó, bạn sẽ thấy nó ổn định tự nhiên như thế nào, nó tập trung không nỗ lực như thế nào.</p>

<p>Thế nhưng, dường như chúng ta không có nhiều quyền kiểm soát&nbsp; điều này. Một số đối tượng hấp dẫn tâm trí, và một số khác chỉ đơn giản là không! Ví dụ, nếu con bạn say sưa học bài suốt cả ngày, có lẽ anh sẽ cảm thấy vui. Cậu ấy được thu hút vào một hoạt động tích cực. Nhưng nếu bạn thấy cậu ấy chơi điện tử trong 9 giờ liền, có lẽ bạn bắt đầu lo lắng. Trong cả hai trường hợp, con bạn thể hiện khả năng tập trung rất tốt. Nhưng thứ&nbsp; bạn quan tâm là đối tượng mà cậu ấy tập trung vào. Bạn quan tâm sở thích của cậu ấy nằm ở đâu.</p>

<p>Bạn thấy đấy, chúng ta không bị mất khả năng tập trung. Chúng ta&nbsp; tập trung không nỗ lực vào những thứ chúng ta thích. Nhưng chúng ta có thể lựa chọn sở thích không? Một số đối tượng dường như dễ dàng hấp dẫn chúng ta hơn những đối tượng khác. Lý do là những ấn tượng mà chúng ta mang chứa trong tâm thức&nbsp; – nhưng chúng ta sẽ khám phá chủ đề đó vào lúc khác. Dù sao, khi thứ gì đó hấp dẫn bạn, bạn&nbsp; gần như trở nên bị mê hoặc. Bạn hoàn toàn tập trung. Chỉ với một đối tượng mà bạn không quan tâm, bạn mới phải nỗ lực để tập trung.</p>

<p>Ví dụ, điều gì xảy ra khi bạn đọc một cuốn sách về chủ đề không chạm tới trái tim bạn? Tâm trí bạn lang thang mãi không tập trung được, phải không? Cuối cùng, anh nhận ra rằng anh không có ý niệm gì về những thứ mình vừa đọc. Anh xem lại cuốn sách cho đến khi mọi thứ bắt đầu trông quen thuộc. Để đọc xong cuốn sách, bạn thực sự phải tập trung!”</p>

<p>“Sự thích thú dẫn đến thành công còn áp lực thì không.” Tôi nói.</p>

<p>“Đúng vậy. Nếu thực sự thích thú một dự án, bạn chắc chắn sẽ thành công. Nếu không, bạn sẽ phải vật lộn. Không có sự thích thú, bất cứ việc gì cũng trở thành lực cản. Trừ khi tâm thức tìm thấy một ý tưởng hấp dẫn, nó sẽ không thích ở lại chủ đề đó. Nó sẽ tập trung vào thứ khác.”</p>

<p>“Chú tâm và tập trung không giống nhau phải không?” Tôi nhận xét.</p>

<p>“Tập trung thực sự không cần nỗ lực." Ông trả lời. “Nó xảy ra một cách tự nhiên. Chỉ khi nó không xảy ra theo cách của riêng nó thì chúng ta mới phải nỗ lực. Đó gọi là chú tâm – nỗ lực để tập trung .</p>

<p>Chúng ta định nghĩa thiền là liên tục nghĩ về một điều gì đó. Vì vậy, nhiều người nhầm nó với sự chú tâm. Nhưng thiền không phải là sự chú tâm. Chú tâm cần nỗ lực, trong khi thiền không cần nỗ lực, hoàn toàn không có áp lực.</p>

<p>Khi chú tâm, bạn phải sắp xếp tâm thức. Bạn tập trung vào một ý&nbsp; niệm duy nhất để loại trừ tất cả những ý niệm khác! Càng chú tâm cao độ, nhận biết của chúng ta càng trở nên có chọn lọc. Ở mức độ cao nhất, toàn bộ nhận biết&nbsp; của bạn tập trung vào một thứ duy nhất, loại trừ tất cả những thứ khác.&nbsp;&nbsp;</p>

<p>Điều này đòi hỏi nỗ lực! Thật không dễ để ngăn dòng suy nghĩ. Tâm thức có xung lượng tự nhiên. Nó muốn đi theo một hướng nhất định, nhưng bạn ép nó đi theo một hướng khác. Điều này giống như cố gắng chuyển hướng một con sông đang chảy xiết. Ngay cả khi bạn có thể buộc tâm thức phải phục tùng, bạn cũng phải duy trì điều đó! Giây phút chúng ta buông lỏng nỗ lực của mình, nó bật trở lại, giống như chiếc lò xo bị nén chặt. Bạn có thể duy trì cường độ nỗ lực như vậy trong bao lâu?”&nbsp;</p>

<p>“Mặc dù một số người đánh đồng thiền với sự tập trung, họ cũng cho rằng thiền có thể mang lại cảm giác thư giãn.” Tôi nói. “Họ cho rằng nó có thể mang lại cho chúng ta sự bình an.”</p>

<p>&nbsp;“Thiền có thể mang lại&nbsp; sự thư giãn hay bình an khi chúng ta nỗ lực quá nhiều để chú tâm không?” Daaji hỏi. “Vì vậy, chúng ta hãy quên sự chú tâm đi.&nbsp; Với thế giới vật chất, sự chú tâm có thể cần thiết, nhưng nó hoàn toàn thất bại trong cảnh vực tâm linh.</p>

<p>“Nhưng chúng ta định nghĩa thiền là một trạng thái tập trung.” Tôi nhắc ông.</p>

<p>“Tập trung không nỗ lực.” Daaji chỉnh lại. “Trong trạng thái như vậy, tâm thức bạn tự nhiên an định vào một ý niệm. Điều này tự nó xảy ra khi một đối tượng có khả năng thu hút và duy trì sự chú ý của bạn. Khi sự chú ý được thiết định, bạn ở trong một trạng thái gọi là sự đắm chìm. Đó là một từ khác để chỉ trạng thái thiền của tâm thức.</p>

cùng chơi với gấu con - bạn gấu con làm tài xế (0-3)

cùng chơi với gấu con - bạn gấu con làm tài xế (0-3)

<p>Câu chuyện kể về việc bạn gấu con làm tài xế, lái xe buýt đứa các bạn của mình tới công viên giải trí. Trên đường đi, gấu con cũng gặp trở ngại như va xe vào quả bóng to. Thế rồi gấu kiêm luôn tài xế lái xe cứu hộ tới để cứu hộ xe buýt.</p>

<p>- Với cha mẹ: Hãy phát triển trí tưởng tượng cho các con</p>

<p>Thế giới tưởng tượng của các con cứ thể rộng mở ra</p>

<p>Cụ thể thì gấu con ngồi lên chiếc xe buýt đồ chơi và làm tài xế như thật – Người lớn có thể nghĩ đó là hành động “chơi” của gấu con hay chính là con mình, nhưng thực tế gấu con hay các con đang tận hưởng cảm giác rất thật, được làm tài xế và lái chiếc xe buýt mình yêu thích.</p>

<p>Đặc biệt, các con là con trai thường rất thích chơi ô tô và vô cùng tận hưởng khi chơi với những chiếc ô tô. Vì thế, cha mẹ hãy yêu thương, trân trọng và tạo điều kiện để các con được làm những việc mình yêu thích thật nhiều.</p>

<p>Trong truyện cũng có chi tiết khi xe buýt tăng tốc trên đường cao tốc rồi va uỳnh vào quả bóng. Đây chính là cơ hội để cha mẹ thảo luận với các con về những thất bại và nguy hiểm mà gấu con gặp phải nhưng theo kiểu thật hài hước nhé!</p>

<p>- Với các em nhỏ: Qua truyện, các em sẽ</p>

<p>+ Ý thức được những vấn đề hay gặp phải nếu tham gia giao thông</p>

<p>+ Tận hưởng việc chơi với xe buýt, xe cứu hộ và làm tài xế</p>

<p>Không có sở thích hay ước mơ nào là viển vông cả. Chỉ cần các em thích thì cha mẹ cứ hãy tạo điều kiện để các em được bay cao và bay xa.</p>

cùng chơi với gấu con - bạn gấu con đau quá đau quá (0-3)

cùng chơi với gấu con - bạn gấu con đau quá đau quá (0-3)

<p>Câu chuyện kể về bạn gấu con chở khối xếp hình bằng xe tải đồ chơi. Khối xếp hình rơi, gấu con tò mò không biết khối xếp hình có đau hay không.&nbsp; Nhưng khối xếp hình lại rơi vào chân gấu con. Gấu con thấy đau quá đau quá! Gấu con lại chơi đếm bậc cầu thang với các bạn. Lên xuống cầu thang, gấu con lại bị trượt cahan và ngã. Đau quá đau quá! Gấu con nghĩ ra cách đặt gối lên đầu để đi lên xuống cầu thang, biết đâu bớt đau. Rồi khi ăn bánh xiên, cứ ăn một viên, que xiên lại lộ ra. Xiên chọc vào miệng. Gấu đau quá đau quá. Vậy là gấu con phải cho bánh ra khỏi xiên, để lên đĩa và ăn.</p>

<p>- Với cha mẹ: Hãy để con thử cảm giác “đau quá đau quá!” thay vì ngăn cấm hoặc đe dọa con. Dù vậy thì trong trường hợp nào cha mẹ cũng hay đặt sự an toàn của con lên trước hết.</p>

<p>Trong quá trình đọc truyện cho con nghe, cha mẹ hãy tương tác và hỏi con nhiều câu hỏi như nếu bị đau quá như gấu con thì con sẽ làm gì, để biết được con có lắng nghe truyện và hiểu được truyện hay không nhé!</p>

<p>- Với các em nhỏ: Các em sẽ được tận hưởng cảm giác “đau quá đau quá!” để rồi tự tìm ra cách hết đau, kiểu như bạn gấu khi bị khối xếp hình rơi vào chân, trượt cầu thang, xiên bánh chọc vào miệng.</p>

nuôi dưỡng và phát triển giác quan của trẻ - một chỉ dẫn cần thiết để đánh giá và phát triển bé yêu trong những năm đầu đời (tái bản 2020)

nuôi dưỡng và phát triển giác quan của trẻ - một chỉ dẫn cần thiết để đánh giá và phát triển bé yêu trong những năm đầu đời (tái bản 2020)

<p>Nuôi Dưỡng Và Phát Triển Giác Quan Của Trẻ</p>

<p>Nếu bạn tin rằng giáo dục từ sớm là vô cùng quan trọng, hãy đọc cuốn sách này. Nếu bạn cho rằng trẻ nhỏ cứ ăn được ngủ được là tốt rồi, đã biết gì mà học, bạn càng nên đọc cuốn sách này.&nbsp;</p>

<p>Glenn Doman và Janet Doman, 2 tác giả của những cuốn sách dành cho cha mẹ bán chạy nhất tại Mỹ, đã chứng minh rằng trẻ nhỏ có khả năng học hỏi nhiều hơn cả những gì chúng ta tưởng tượng. Những công trình khảo sát đặc biệt đã cho thấy trẻ em từ 0 đến 6 tuổi có thể học tốt và nhanh hơn những trẻ ở độ tuổi lớn hơn. Với tư cách là sáng lập viên của Viện Nghiên cứu Tiềm năng Con người, Glenn Doman đã lập nên những chương trình giáo dục tại nhà mà bất cứ bậc cha mẹ nào cũng có thể áp dụng cho con cái mình.</p>

<p>"Nuôi dưỡng và phát triển giác quan của trẻ"&nbsp;mang đến cho các bậc phụ huynh toàn bộ những thông tin họ cần để phát huy được tận độ tiềm năng của con mình. Cuốn sách được in đẹp, khoa học với những kiến giải khúc chiết, dễ hiểu về quá trình phát triển của não bộ và thể chất ở trẻ, phần lề để rộng dành cho những ghi chép của cha mẹ trong quá trình sử dụng sách, các bản mô tả quá trình phát triển của bé theo từng giai đoạn để cha mẹ có thể tự kiểm tra và theo dõi sự phát triển của con mình, kèm theo đó là các bài tập được hướng dẫn cụ thể, hình minh họa với các chú thích rõ ràng. Nuôi dưỡng và phát triển giác quan của trẻ &nbsp;thực sự là cuốn cẩm nang vàng cho các bà mẹ trẻ đang tìm kiếm một phương pháp giáo dục tốt nhất cho bé yêu của mình</p>

<p>Khi cha mẹ hiểu con mình phát triển như thế nào, họ có thể trở thành những bậc cha mẹ tốt đối với con cái họ. Và trên tất cả, điều tuyệt vời nhất là chương trình thú vị và hấp dẫn này sẽ mang cha mẹ và con cái đến gần nhau hơn, thiết lập một mối quan hệ học hỏi và yêu thương lâu bền, theo bé đến hết cuộc đời.</p>

hướng nghiệp for dummies

hướng nghiệp for dummies

<p>Một cuốn sách mới về hướng nghiệp. Chúng ta có thực sự cần một cuốn sách nữa về nghề nghiệp không? Một thao tác tìm kiếm nhanh về sách liên quan tới lĩnh vực nghề nghiệp trên Amazon sẽ mang lại khoảng 100.000 kết quả. Những cuốn sách về tìm việc ư? Khoảng 40.000 đầu sách.</p>

<p>Nhưng Hướng nghiệp for dummies là một cuốn sách được tổ chức, sắp xếp tốt, chứa đựng nhiều sáng kiến cũng như thông tin mới và là một cuốn sách làm sáng rõ những vấn đề hỗn độn. Cuốn sách khai thác tối đa những thông tin không ngừng được mở rộng trong lĩnh vực hướng nghiệp đang ngày càng phát triển. Nó sẽ giúp bạn sắp xếp mọi khía cạnh trong sự nghiệp: từ việc phát hiện ra sức mạnh của bản thân đến cách thức để thành công trong công việc. Đó thực sự là một cuốn cẩm nang dẫn bạn đi từ đầu đến cuối con đường tìm kiếm và phát triển một nghề nghiệp.</p>

<p>Những người đi tìm việc phải cân nhắc ba câu hỏi: Tôi là ai? Tôi có thể làm việc ở đâu? Và làm thế nào để đến được đó? Rất nhiều cuốn sách về hướng nghiệp tập trung vào vấn đề thứ nhất và thứ ba, Hướng nghiệp for dummies không phải là ngoại lệ. Những chủ đề này được đề cập đến trong suốt cuốn sách.</p>

<p>Nhưng khi đề cập tới câu hỏi số 2, có một thông tin vô cùng tốt về việc “Có gì ở ngoài đó”. Đây là một chủ đề khó nhằn vì nó khá mênh mông và chưa được chuyên môn hóa nhiều. Đây chính là điểm để Hướng nghiệp for dummies tỏa sáng. Trong Phần 2: Danh mục nghề nghiệp, bạn sẽ được giới thiệu khoảng hơn 300 nghề thú vị, hấp dẫn.</p>

<p>Hai chương đặc biệt gây chú ý là Chương 6, “Nghề nghiệp trong nhóm STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học)” và Chương 7, “Nghề nghiệp trong nhóm STEM, con người hay chữ nghĩa”. Rất ít cuốn sách về lĩnh vực hướng nghiệp xử lý những vấn đề quan trọng này của tuyển dụng, và những hiểu lầm về nó, bao gồm cả hiểu lầm rằng các công việc trong nhóm STEM luôn sẵn có. Nhưng sau cùng, chẳng phải chúng ta vẫn nghe nói nhóm việc này luôn trong tình trạng thiếu nhân sự hay sao? Và rõ ràng Yahoo vẫn thường xuyên cho chúng ta biết rằng những công việc được trả lương cao nhất là trong nhóm STEM đấy thôi.</p>

<p>Sự thật là những công việc này đòi hỏi sự chuyên môn hóa cao, thường yêu cầu bằng cấp cao và không chỉ nằm gọn trong một chuyên ngành ngay cả khi nó được tóm lược trong một cụm từ viết tắt hấp dẫn là STEM. Công việc cho một cử nhân sinh vật học không giống với công việc cho một tiến sĩ vật lý hay một thạc sĩ toán học. Hai chương này sẽ làm sáng tỏ sự đa dạng của nghề nghiệp ở mỗi lĩnh vực, đồng thời bổ sung thêm điều mà tác giả gọi là “chỗ đứng phù hợp”: Những chuyên môn thú vị ít được biết tới biết đâu lại đáng được đầu tư. Những công việc như bác sĩ thực tập ung bướu, kỹ sư đóng gói hay các lập trình viên thực tế ảo có thể không phải là nghề đứng hạng nhất trong danh sách nghề nghiệp của Yahoo – nhưng những nghề này nên đứng ở vị trí đó. Và phần này không chỉ liệt kê danh sách cơ hội nghề nghiệp mà còn chỉ ra và đào sâu vào tư duy rằng chuyên ngành STEM cần phải phát triển để thành công, bao gồm cả một tư duy học thuật liên ngành và trí tuệ cảm xúc cao.</p>

<p>Cuối cùng thì Hướng nghiệp for dummies vượt xa phần lớn các cuốn sách về nghề nghiệp vốn chỉ cung cấp thông tin giúp người đọc thành công tại nơi làm việc khi có một vị trí nhất định. Cuốn sách này có lẽ là cuốn sách về nghề nghiệp duy nhất mà bạn cần nhằm hoàn thành việc tìm kiếm một công việc cho mình.</p>

<p>Mục lục:</p>

<p>Về tác giả </p>

<p>Lời nói đầu</p>

<p>&nbsp;Lời giới thiệu </p>

<p>Phần 1: Định vị bạn trong thế giới công việc </p>

<p>Chương 1: Hiểu về thế giới công việc hiện tại và tương lai</p>

<p>Chương 2: Tìm ra những gì khiến bạn trở nên đặc biệt</p>

<p>Phần 2: Danh mục nghề nghiệp </p>

<p>Chương 3: Nhóm nghề nghiệp liên quan đến con người</p>

<p>Chương 4: Nhóm nghề nghiệp liên quan đến chữ nghĩa</p>

<p>Chương 5: Nhóm nghề nghiệp liên quan tới con người và chữ nghĩa</p>

<p>Chương 6: Nhóm việc sTEM</p>

<p>Chương 7: Nhóm việc STEM + con người hoặc chữ nghĩa</p>

<p>Chương 8: Công việc sử dụng đôi bàn tay</p>

<p>Chương 9: Các nghề tự do</p>

<p>Chương 10: Lựa chọn</p>

<p>Phần 3: Được đào tạo, học cách tự tin</p>

<p>Chương 11: Đào tạo chính quy</p>

<p>Chương 12: Đào tạo không bằng cấp</p>

<p>&nbsp;Chương 13: Vững chắc trong cảm xúc</p>

<p>Phần 4: Chốt được một công việc như ý nhanh hơn </p>

<p>Chương 14: Kỹ năng viết để có được một công việc như ý</p>

<p>Chương 15: Kiếm một “tay trong”</p>

<p>Chương 16: Cuộc phỏng vấn tuyển dụng thoải mái mà thành công</p>

<p>Chương 17: Một tuần (vất vả) để có công việc như ý</p>

<p>Chương 18: Thương lượng khôn ngoan</p>

<p>Phần 5: Thành công trong sự nghiệp </p>

<p>Chương 19: Trở thành nhân viên được yêu mến</p>

<p>Chương 20: Tự xây dựng thương hiệu</p>

<p>Chương 21: Kiểm soát những nỗi sợ không tên: thời gian và sự căng thẳng</p>

<p>Chương 22: Thay đổi ngành nghề</p>

<p>Chương 23: Tìm kiếm nền tảng của bạn</p>

<p>Chương 24: Điều gì đang đợi phía trước?</p>

<p>Phần 6: Danh sách mười điều</p>

<p>Chương 25: Mười cách tìm việc nhanh nhất</p>

<p>Chương 26: Mười lầm tưởng về sự nghiệp</p>

<p>Chương 27: Mười (+ 3) lời răn dạy</p>

<p>Index</p>

<p>Thông tin tác giả:</p>

<p>Marty Nemko đã huấn luyện về sự nghiệp cho hơn 5.400 khách hàng, với tỷ lệ khách hàng hài lòng lên tới 96%. Tờ San Francisco Bay Guadian đã vinh danh ông là Huấn luyện viên Sự nghiệp Giỏi nhất Khu vực vịnh San Francisco. Ông đã tham gia phỏng vấn trong hàng trăm số báo của New York Times và Los Angeles Times, và từng xuất hiện trong các chương trình như The Today Show và The Daily Show with Jon Stewart.</p>

<p>Trích đoạn sách:</p>

<p>Tìm ra những gì khiến bạn trở nên đặc biệt</p>

<p>&nbsp;Đôi khi, bạn chỉ muốn cảm thấy mình phù hợp. Nhưng khi lựa chọn một công việc, bạn có thể muốn tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi như: Mình có gì đặc biệt không? Công việc nào sẽ giúp mình được trả lương cao? Liệu tôi có được gọi đi làm không? Tóm lại, bạn sẽ hỏi một cách đơn giản nhất là: “Cuối cùng thì tôi là ai?” Chương này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.</p>

<p>“Cuối cùng thì tôi là ai?” </p>

<p>Những phần tiếp theo có thể giúp bạn xác định được khả năng, kỹ năng, mối quan tâm, giá trị và sở thích cốt lõi của mình.</p>

<p>Khả năng </p>

<p>Một cách để bạn khám phá ra khả năng cốt lõi của bản thân là hoàn thành các bước dưới đây.</p>

<p>1. Liệt kê thành tích của mình, từ lớn đến nhỏ, bắt đầu từ những việc hồi còn bé. Bước này có thể bao gồm cả việc gắn lại bánh xe cho chiếc xe đẩy hay khả năng tự học đọc, rồi cả việc có thể an ủi, dỗ dành một cô bạn đang khóc nhè khi còn học mẫu giáo.</p>

<p>Tiếp tục liệt kê cho tới hiện tại – lúc bạn đạt điểm A cho bài tiểu luận chẳng hạn, hoặc bạn đã đăng gì đó trên Instagram thu hút được rất nhiều lượt xem, hay việc bạn ứng cử vào vị trí chủ tịch câu lạc bộ, ứng dụng mà bạn đã phát triển, chuyến đi bạn đã tổ chức hay món đồ nào đó bạn đã thiết kế.</p>

<p>2. Bên cạnh mỗi thành tích, bạn hãy viết ra một hoặc hai khả năng chủ chốt đi kèm đã giúp bạn tạo ra được thành quả đó, như là: học nhanh, khả năng sửa các vật dụng bể, vỡ, gãy nhanh chóng hoặc là tìm lỗi trên các tập dữ liệu chẳng hạn.</p>

<p>3. Đánh một dấu sao bên cạnh những khả năng mà bạn muốn dùng nó cho nghề nghiệp của mình. Và bạn vừa xác định được những viên gạch quan trọng cho công cuộc lựa chọn nghề nghiệp của mình rồi đấy.</p>

<p>Kỹ năng</p>

<p>Từ khi vừa mới sinh ra, con người đã liên tục tiếp nhận các kỹ năng. Gần đây hơn, có thể bạn vừa học được cách điều hành một cuộc họp, cách thao tác hồi sức tim phổi, hay truy vấn dữ liệu bằng framework Hadoop chẳng hạn. Trong phần này, tôi sẽ giúp bạn xác định một hay nhiều kỹ năng mà bạn muốn sử dụng cho công việc của mình.</p>

<p>Việc bạn chưa có một kỹ năng đặc biệt nào đó là hoàn toàn bình thường. Nếu bạn có thiên hướng và mong muốn nào đó, bạn có thể phát triển được một kỹ năng. Ví dụ, nhiều người sợ việc phát biểu trước đám đông lại trở nên rất giỏi việc đó. Tôi có đưa ra một kế hoạch giúp từng bước phát triển các kỹ năng nói trước đám đông ở Chương 20.</p>

<p>Ghi nhớ: Có kỹ năng tốt ở một việc gì đó không đồng nghĩa với việc bạn chắc chắn sẽ muốn dùng kỹ năng đó cho sự nghiệp của mình. Giả dụ bạn rất giỏi chào hàng nhưng bạn lại không thích trở thành nhân viên bán hàng. Không vấn đề gì! Chỉ việc cho nó ra khỏi danh sách của bạn là được. Bạn chỉ nên đưa vào danh sách những kỹ năng mà bạn thật sự muốn dùng trong công việc.</p>

<p>Những kỹ năng này sẽ rơi vào một trong năm danh mục sau:</p>

<p>» Kết nối: Giỏi việc động viên hoặc an ủi, thuyết phục, xoa dịu hay chỉ dạy cho người khác, hoặc giả như bạn là một người dễ lập đội với người khác.</p>

<p>Ngay cả khi bạn nghĩ rằng bản thân là một người mang tính cách “quần chúng” đi nữa, chưa chắc bạn đã giỏi tất cả những việc kể trên. Vì vậy, để biết kỹ năng kết nối nào là điểm mạnh của bạn, hãy liệt kê vài thành quả mà bạn đã tạo ra từ ảnh hưởng của mình lên người khác. Bạn có thấy điểm nào chung không?</p>

<p>» Ngôn ngữ: Một vài người rất giỏi viết, đọc những tài liệu phức tạp, nói chuyện với một hay một nhóm người, cũng có vài người may mắn giỏi tất cả những kỹ năng này.</p>

<p>Hãy nhớ rằng hiện tại bạn không nhất thiết phải thành thạo bất cứ kỹ năng nào trong số này. Nếu bạn thấy rằng mình có tiềm năng và có động lực để làm những việc này thì hãy cho chúng vào danh sách.</p>

<p>Vậy, có kỹ năng nào liên quan tới ngôn ngữ mà bạn muốn dùng cho công việc của mình không?</p>

<p>» Khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học (STEM): Những kỹ năng có giá trị nhất trong các loại ngành nghề này là toán học cao cấp, lập trình phần mềm và có kiến thức sâu về lĩnh vực khoa học nào đó – cấu trúc gen thực vật, hóa học thực phẩm hay vật lý học laser chẳng hạn. Bạn có giỏi (hoặc cảm thấy mình có thể cố gắng đạt được) một hoặc một vài kỹ năng trong số đó không?</p>

<p>» Thực hành (Hands-on): Bao gồm cả những kỹ năng thiên về nghệ thuật – như chỉnh sửa khung mẫu một website để khiến nó trở nên hấp dẫn, độc đáo hơn, và những việc chuyên môn hóa như cài đặt hay sửa chữa robot công nghiệp.</p>

<p>Một vài người giỏi các kỹ năng này trong những việc có quy mô nhỏ hơn như đồ trang sức, thợ đúc khuôn hay sửa iPhone. Có người lại giỏi những việc ở quy mô lớn như hệ thống sưởi, sửa chữa xe tải hay đóng đồ nội thất…</p>

<p>Bạn thì sao? Bạn có thấy mình có kỹ năng thực hành đặc biệt nào có thể sử dụng cho công việc không? Nếu có thì là kỹ năng gì? Hay bạn cũng giống tôi: Khi cái gì đó hỏng hóc, ý nghĩ đầu tiên là gọi thợ đến sửa?</p>

<p>» Kinh doanh: Bạn nghĩ mình có thể xác định được những nhu cầu chưa được thỏa mãn và đáp ứng những nhu cầu đó, đồng thời kiếm được một khoản lợi nhuận nhất định từ việc này không? Bạn cũng cần biết cách mua rẻ, bán đắt và nghệ thuật thuyết phục để khiến nhà cung cấp bán rẻ, người mua trả hậu hĩnh, và tất cả những điều này vẫn nằm trong khuôn khổ đạo đức của bạn. Nếu câu trả lời là Có thì bạn có xác định kinh doanh như một kỹ năng mà bạn muốn sử dụng trong sự nghiệp của mình không?</p>

<p>Ghi nhớ: Bạn không cần phải tự mình làm chủ mới có thể kinh doanh. Các tổ chức lợi nhuận hay phi lợi nhuận đều chào đón những người có thể nhận biết một món lợi mới và khiến nó thực sự sinh lời.</p>

trí tuệ nhân tạo trong marketing

trí tuệ nhân tạo trong marketing

<p>Trí tuệ nhân tạo đang có những phát triển vượt bậc trong những năm vừa qua, đem đến cả cơ hội và thách thức cho mọi lĩnh vực. Marketing cũng không phải là ngoại lệ. Trí tuệ nhân tạo hứa hẹn giúp các chuyên gia marketing nghiên cứu thị trường chính xác hơn, tiếp cận dữ liệu lớn trong giây lát, và đáp ứng nhu cầu của khách hàng 24/7. Nhưng làm thế nào để tận dụng hiệu quả tiến bộ công nghệ này trong marketing? Những tác động của AI đến các lĩnh vực khác nhau như thế nào? Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời toàn diện nhất trong cuốn sách gối đầu giường của mọi chiến lược gia marketing thời 4.0: Trí tuệ nhân tạo trong marketing.</p>

<p>Những ngành nghề và châu lục sẽ được phân tích trực tiếp bao gồm: khu vực châu Á - Thái Bình Dương với ngành du lịch; khu vực châu Âu với ba ngành mà AI đang tạo ra sự đổi lớn: viễn thông, ngân hàng và môi trường xây dựng (bao gồm bất động sản, xây dựng và quản lý cơ sở vật chất); khu vực Bắc Mỹ, Anh với ngành ngân hàng và bán lẻ; cuối cùng là khu vục Trung Đông với ngành công nghệ.</p>

<p>Mục lục:</p>

<p>1. Cú gọi thức tỉnh của ai: Sự chuyển đổi chiến lược của marketing</p>

<p>2. Nghịch lý của việc cá nhân hóa: Xu hướng toàn cầu về ai và hành trình khách hàng đang thay đổi</p>

<p>3. Marketing chuyển đổi và ai trong ngành du lịch: Góc nhìn về khu vực châu Á – Thái Bình Dương</p>

<p>4. Marketing chuyển đổi và ai ở châu Âu: Các nghiên cứu tình huống về ngành viễn thông, ngân hàng và môi trường xây dựng</p>

<p>5. Marketing chuyển đổi và ai ở Bắc Mỹ: Các nghiên cứu tình huống về ngành ngân hàng và bán lẻ</p>

<p>6. Marketing biến đổi và ai trong lĩnh vực công nghệ và vốn đầu tư mạo hiểm: Với trọng tâm về Trung Đông</p>

<p>7. Khuôn khổ thành công: Sự dân chủ hóa ai</p>

<p>8. Mô hình marketing mới: Làm mới vai trò của marketing, đạo đức và sự minh bạch</p>

<p>9. Tương lai của marketing đã đến: Ảnh hưởng rộng hơn của ai đến giáo dục, chính sách và chính trị</p>

<p>Thông tin tác giả:</p>

<p>Katie King là CEO và cố vấn chuyển đổi kinh doanh với hơn 28 năm kinh nghiệm. Cô từng cố vấn cho những thương hiệu và doanh nhân hàng đầu thế giới như Rich and Branson, Accenture, Huawei hay câu lạc bộ bó đá Arsenal. Katie King đã có nhiều buổi thuyết trình TED; cô cũng là bình luận viên trên BBC và đài phát thanh, đồng thời là diễn giả thường xuyên tại các hội nghị quốc tế.</p>

<p>Trích đoạn sách:</p>

<p>AI: bạn hay thù của chuyên gia marketing?</p>

<p>Trong một kỷ nguyên vừa hào hứng vừa đáng lo ngại hiện nay, những chuyên gia marketing như chúng ta sẽ đóng vai trò dẫn dắt. AI và học máy (machine learning) đang định nghĩa lại marketing và vai trò của các chức năng marketing trong cả nội bộ công ty lẫn trong giới agency. Marketing đang đi trước các bộ phận khác của doanh nghiệp trong việc ứng dụng AI. Đó chắc hẳn là một bức tranh làm rối trí bất kỳ vị Chief marketing officer nào, khi các báo cáo đáng tin cậy về việc ứng dụng AI trong marketing lại hoàn toàn trái ngược nhau. Chu kỳ kỳ vọng của Gartner khẳng định rằng AI sẽ không trở nên phổ biến trong vòng 5 – 10 năm tới, và rằng hiện nay chúng ta chỉ ở mức độ ứng dụng AI 3% thôi. Tuy nhiên, nghiên cứu của Econsultancy thực hiện cùng IBM Watson, trong đó khảo sát 1.200 chuyên gia marketing cấp cao, dự đoán một mức độ ứng dụng AI lên đến 29% trong 18 tháng tới (Econsultancy, 2018). Điều không cần phải bàn cãi là dù bạn làm việc ở quốc gia nào, dù trong mảng nào hay quy mô tổ chức nào, AI cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng marketing ở mức độ nền tảng nhất, nếu không phải ngay hôm nay thì chắc chắn cũng sẽ trong ngắn hạn hay trung hạn thôi.</p>

<p>Để có thể khẳng định điều này, chúng tôi đã xin lời khuyên từ nhiều nhà nghiên cứu hàn lâm, nhà phân tích, các thương hiệu hàng đầu thế giới trong nhiều ngành và khu vực kinh tế cũng như một nhóm lớn các nhà tạo đột phá công nghệ. Nhưng việc của chúng tôi không phải là bắt bạn phải mua ngay một công cụ AI. Dù bạn có nhiệm vụ phải xem xét ảnh hưởng của AI tới marketing hay không, dự định của chúng tôi là giúp bạn mở rộng tâm trí, bước ra khỏi vùng an toàn của mình và cung cấp cho bạn một khuôn khổ thành công có tính ứng dụng cao có thể áp dụng cho bất kỳ quốc gia nào hay bất kỳ ngành nào.</p>

<p>Tái định nghĩa sự sáng tạo và gia tăng sự linh hoạt</p>

<p>Một hội thảo gần đây của McKinsey&amp;Company mang tên “Tái định nghĩa sự sáng tạo trong kỷ nguyên định hướng dữ liệu” đã nhận định chính xác về ý nghĩa của việc ứng dụng AI đối với các tổ chức marketing trong một thời đại định hướng dữ liệu và có tính linh hoạt (YesICannes, 2018). Hội thảo này được Brian Gregg, đồng lãnh đạo của Khối Dịch vụ Marketing của McKinsey trong khu vực Bắc Mỹ và Khối Bán lẻ/ Tiêu dùng ở khu vực Bờ Tây của nước Mỹ, và Jason Heller, Đối tác và Lãnh đạo toàn cầu của bộ phận vận hành Digital Marketing và Ứng dụng Công nghệ ở McKinsey and Company dẫn dắt. Kết luận của họ là các tổ chức marketing ứng dụng AI một cách lạc quan sẽ có tiềm năng tăng gấp đôi lợi nhuận trên đầu tư (ROI) của họ.</p>

<p>Nghiên cứu của McKinsey tiết lộ rằng việc tích hợp dữ liệu và các phân tích trong quá trình sáng tạo sẽ cải thiện đáng kể trải nghiệm tiêu dùng và có thể tăng gấp đôi mức tăng trưởng doanh thu. Với nhịp độ thay đổi công nghệ nhanh chóng hiện nay, Gregg và Heller tin rằng công thức tăng trưởng cho các tổ chức marketing trong thời đại này bao gồm ba nguyên liệu chính: 1) tích hợp dữ liệu và sự sáng tạo; 2) linh hoạt; và 3) việc thuê các tài năng toàn diện, những người vừa có thể sáng tạo vừa rất lý trí (YesICannes, 2018).</p>

<p>Một số người có thể lý luận rằng nói thì dễ hơn làm. Bất chấp các ưu thế hiển nhiên mà các CMO có thể gặt hái được từ việc chào đón AI đến với tổ chức của họ, nhiều người vẫn không thể thoát khỏi làn sương mù của sự bất định. McKinsey and Company đã tiết lộ rằng các công nghệ mới đang tạo ra đột phá trong nhiều ngành và đang hình thành nên các mô hình kinh doanh mới. Những thay đổi nhanh chóng này đang làm rung chuyển sự tự tin của các CMO. Dù có thể là một chuyên gia trong ngành của mình, bạn chưa chắc đã là bậc thầy trong việc hiểu được bản chất đầy phức tạp của những lịch trình mới mà AI đang khởi tạo. Giải pháp là gì? Thời đại đột phá đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải gia tăng sự linh hoạt để có thể bẻ lái đưa tổ chức của họ ra khỏi làn sương mù của sự bất định. Để có thể “làm” những thứ linh hoạt, bản thân bạn cần phải trở nên linh hoạt hơn. Việc này đòi hỏi bạn phải có sự tự nhận biết và sự cởi mở nhiều hơn. Hành vi mới này khiến việc xử lý sự phức tạp dường như đơn giản hơn, giống như câu ngạn ngữ: “Sẽ rất tốt nếu kết bạn với thói quen” (Lavoie và Riese, 2018).</p>

bộ sói & gia vị - tập 13

bộ sói & gia vị - tập 13

<p>Sói &amp; Gia Vị - Tập 13</p>

<p>Sói và Gia vị (Ookami to Koushinryou/Spice and Wolf) là một series light novel đình đám được phát hành vào năm 2006 của tác giả Isuna Hasekura. Sói &amp; Gia vị đã tạo nên một cơn sốt cực lớn khi ở ngay những tập đầu tiên của series, bộ light novel này đã ghi tên mình vào hàng loạt bảng xếp hạng danh giá, cũng như đem lại doanh số bán ấn tượng (năm 2009, Sói &amp; Gia vị được ghi nhận là đã bán được khoảng 3,5 triệu bản).</p>

<p>Ra mắt cùng thời điểm với Cô gái văn chương (Bungaku Shoujo), bộ light novel ăn khách của nữ nhà văn Nomura Mizuki, nhưng trong khi Cô gái văn chương ở thời điểm mới ra mắt (2007) chỉ lọt vào top 8 bảng xếp hạng Kono Light novel ga Sugoi! thì Sói &amp; Gia vị đã chiếm ngôi đầu bảng xếp hạng, và đứng thứ năm trong hai năm liên tiếp sau đó. Cũng trong năm 2007, bảng xếp hạng này đã vinh danh Holo là Nhân vật nữ chính được yêu thích nhất năm.</p>

<p>Sau cơn náo động của vụ vận chuyển vàng lậu, Norah đã từ bỏ nghề chăn cừu và cùng Enek bắt đầu chuyến du hành, đi tìm một thế giới mới. Để thực hiện ước mơ trở thành thợ may, họ đã tìm về thị trấn Kuskov, vì nghe đồn rằng nơi đây đang rất cần nhân lực. Trên đường đi, Norah đã vô tình ra tay cứu giúp một vị Giám mục bị kẻ cướp tấn công. Không ngờ, đích đến của ông cũng là thị trấn mà Norah đang hướng tới. Thế nhưng, ở Kuskov, một nửa dân số đã qua đời vì dịch bệnh…? “Cô gái chăn cừu và hiệp sĩ đen” – Truyện ngắn đặc biệt ghi lại cuộc sống về sau của Norah, mà fan nhất định không thể bỏ lỡ!</p>

<p>Hơn thế nữa, trong tập này ta sẽ còn được thưởng thức chuyến hành trình của Holo và Lawrence thông qua ba truyện ngắn đặc sắc khác.</p>

<p>Bố cục sách:</p>

<p>Sói và đào ủ mật ong…</p>

<p>Sói và món quà màu hoàng hôn…</p>

<p>Sói và tiếng thở dài màu bạc…</p>

<p>Cô gái chăn cừu và hiệp sĩ đen…</p>

<p>Lời tác giả…</p>

<p>Trích dẫn:</p>

<p>“Vừa nãy tôi đã được đức Giám mục giao phó chuyện này. Chúng tôi muốn nhờ cô giúp một chuyện.”</p>

<p>Có lẽ bình thường, Ars là một người thợ thủ công ít nói và nghiêm túc với kỹ năng tuyệt vời, kiểu người mà sự ngoan cố chính là đặc trưng nổi tiếng nhất.</p>

<p>Ars vẫn trông xuống sàn nhà, sau đó mới lên tiếng, ngẩng đầu nhìn cô chủ một chút:</p>

<p>“Tôi bổ nhiệm cô làm mục sư phụ tá, nhân danh đức Giám mục…”</p>

<p>Đó chính là những lời vừa nãy đã được nói ra rồi.</p>

<p>Mặc dù nghe lần thứ hai giúp ta có thể bình tĩnh chấp nhận hơn một chút, thế nhưng ta vẫn hoàn toàn chẳng hiểu gì cả. Cô chủ cũng có vẻ giống như ta, nhưng cô không hoảng hốt, mà là hướng ánh mắt đầy nghi vấn về phía Ars.</p>

<p>“Thị trấn này đang lâm vào hiểm cảnh.”</p>

<p>Ars nhìn sang chỗ khác, ném ra một câu rồi quay mặt đi, chỉ có ánh mắt là trở lại quan sát cô chủ.</p>

<p>“Một thị trấn mang tên Rezul đang muốn tiếp quản thị trấn này.”</p>

<p>“…Tiếp quản ư?”</p>

<p>“Cô… lúc cô đến xưởng làm việc của tôi, chắc cô cũng đã thấy rồi đúng không? Trong thị trấn này đã không còn thứ nguyên vật liệu nào tử tế nữa rồi. Tất cả các hàng hóa thành phẩm có khả năng kiếm tiền được, đều đã bị bán rẻ cho đám thương nhân táo gan dám liều mạng đến đây rồi. Chẳng còn ai đến đây để bán bất cứ thứ gì nữa, thế nên giá cả của lúa mì và thịt thì tăng lên vùn vụt. Mọi người đều phá sản cả rồi. Rezul đã lợi dụng điều đó.”</p>

<p>Ngay đến cả những con thú lớn như gấu, một khi bị thương, cũng khó tránh khỏi số phận trở thành mồi săn cho những động vật khác.</p>

<p>Trong cuộc chiến đem cả tính mạng ra đánh cược ấy, nếu như thất bại, thì chỉ có nước rơi vào dạ dày đối phương mà thôi.</p>

<p>Dường như quy luật đó không chỉ tồn tại ở rừng núi và thảo nguyên.</p>

<p>“Mặc dù tình hình thị trấn như vậy, thế nhưng chỉ cần vẫn còn nguyên liệu thì thợ thủ công có thể làm việc, và các thương nhân sẽ có hàng hóa để bán. Nhưng nếu như không có tiền bạc, thì chúng tôi cũng hết cách. Thấy tình cảnh này của chúng tôi, Rezul đã đề nghị cho chúng tôi mượn tiền.”</p>

<p>Nhìn qua thì tưởng rằng đối phương đưa tay ra giúp đỡ, nhưng không ngờ rằng, bàn tay ấy hóa ra lại muốn kéo mình thẳng xuống địa ngục…</p>

<p>Những chuyện như vậy, ta rất hiểu.</p>

<p>Cứ nghĩ đến lý do tại sao anh chàng cho vay nặng lãi Johan lại bị người ta căm ghét đến mức đó là có thể biết được rồi.</p>

<p>“Thế nhưng, tại sao lại cần tôi trở thành… mục sư phụ tá?”</p>

<p>Cô chủ ngước mắt nhìn lên, hỏi.</p>

<p>“Bởi vì chúng tôi tuyệt đối không thể chấp nhận yêu cầu này được. Tuyệt đối không được. Nếu chúng tôi mà làm như vậy, thì thị trấn này nhất định sẽ bị tiếp quản. Chúng tôi sẽ phải trả lại số tiền mình đã vay, còn kèm thêm không biết bao nhiêu lãi suất nữa.”</p>

<p>Người khách tìm gặp Ars khi cô chủ đến xưởng làm việc của cô ta, không ai khác chính là Johan.</p>

<p>Có lẽ đại đa số những người trong thị trấn này đều đã nợ đầm nợ đìa. Những kẻ duy nhất được vỗ béo bằng cách săn đuổi những người thương tật sau dịch bệnh, chắc chỉ có Johan và lũ chó mà thôi.</p>

<p>Chắc hẳn tình trạng của thị trấn trở nên như thế này cũng là vì lý do ấy.</p>

<p>Tuy nhiên, đó vẫn không phải là câu trả lời cho câu hỏi của cô chủ.</p>

<p>Có lẽ Ars cũng nhận ra điều đó, thế nên cô ta lúng túng gãi gãi mũi, hít thở thật sâu, rồi tiếp tục nói:</p>

<p>“Chúng tôi rất mong cô có thể đảm nhận nhiệm vụ đàm phán với Rezul. Với tư cách là mục sư phụ tá.”</p>

<p>Cô nàng này vẫn không giải thích vào trọng điểm gì cả. Ta đoán cô ta thực sự rất vụng về trong chuyện ăn nói.</p>

<p>Tuy nhiên, vì khả năng xử lý mấy việc kiểu này của cô chủ cũng chẳng lớn hơn ngực của cô ấy là bao, thế nên từng mẩu thông tin nho nhỏ như thế, có lẽ vừa đủ để cô ấy tiêu hóa dần dần.</p>

<p>“Muốn đàm phán…”</p>

<p>“Đúng vậy. Nói thật thì nếu như để cho những tên thương nhân nào đó đi đàm phán, thì chắc hẳn là chúng tôi sẽ thua mất. Nếu tuyên bố rằng thị trấn này sẽ không bán hàng cho thị trấn kia nữa, thì tuyệt đối sẽ cãi nhau to. Thật sự rất nan giải. Chỉ cần bất cẩn một chút thôi là sẽ dẫn đến chiến tranh. Thế nhưng, nếu như có người của Giáo hội xuất hiện, tuyên bố mấy câu đại loại như ‘tuyệt đối không thể nào giao dịch được với những kẻ ngoại đạo bất tín như các người’, thì mọi chuyện lại khác. Bởi vì chẳng ai muốn gây chiến với Giáo hội cả. Như vậy, chắc chúng tôi sẽ có hy vọng thoát khỏi hiểm cảnh.”</p>

<p>Thì ra là vậy. Ta cũng đồng ý, và nhìn về phía Giuseppe – người vẫn đang nằm ngủ trên giường.</p>

bộ bộ sách sói & gia vị - tập 13 & 14 (bộ 2 tập)

bộ bộ sách sói & gia vị - tập 13 & 14 (bộ 2 tập)

<p>Bộ Sách Sói &amp; Gia Vị - Tập 13 &amp; 14 (Bộ 2 Tập)</p>

<p>Sói và Gia vị (Ookami to Koushinryou/Spice and Wolf) là một series light novel đình đám được phát hành vào năm 2006 của tác giả Isuna Hasekura. Sói &amp; Gia vị đã tạo nên một cơn sốt cực lớn khi ở ngay những tập đầu tiên của series, bộ light novel này đã ghi tên mình vào hàng loạt bảng xếp hạng danh giá, cũng như đem lại doanh số bán ấn tượng (năm 2009, Sói &amp; Gia vị được ghi nhận là đã bán được khoảng 3,5 triệu bản).</p>

<p>Ra mắt cùng thời điểm với Cô gái văn chương (Bungaku Shoujo), bộ light novel ăn khách của nữ nhà văn Nomura Mizuki, nhưng trong khi Cô gái văn chương ở thời điểm mới ra mắt (2007) chỉ lọt vào top 8 bảng xếp hạng Kono Light novel ga Sugoi! thì Sói &amp; Gia vị đã chiếm ngôi đầu bảng xếp hạng, và đứng thứ năm trong hai năm liên tiếp sau đó. Cũng trong năm 2007, bảng xếp hạng này đã vinh danh Holo là Nhân vật nữ chính được yêu thích nhất năm.</p>

<p>Bản combo 2 tập 13 và 14 của Sói và gia vị, với những câu chuyện thả thính bên lề của cặp đôi Lawrence và Holo trong chuyến hành trình đầy rẫy những đoạn hội thoại ngốc nghếch khi vẫn chỉ có 2 người trong chuyến hành trình ấy, cho tới mẩu truyện ngắn về cô gái chăn cừu nhận được rất nhiều sự yêu mến từ độc giả, đã từng cùng nhóm Lawrence trải qua một vụ náo động do buôn lậu vàng, về cuộc sống sau này của cô cùng chú chó trung thành dũng cảm Enek. Phần chính truyện của Sói và gia vị tiếp tục ở tập 14, khi cả nhóm quay ngược trở lại Lenos để hướng tới phương bắc. Với chiếc bản đồ mà Fran vẽ cho, những tưởng họ có thể thuận lợi tìm về quê hương Yoitsu của Holo. Nào ngờ, một biến cố bất ngờ xảy ra, sự vận động của dòng chảy hàng hóa cho lính đánh thuê cùng tin đồn về một cuốn sách cấm ghi chép lại kỹ thuật khai khoáng chỉ cho Lawrence thấy viễn cảnh Yoitsu sẽ bị xới tung lên để thực hiện mưu đồ cho những kẻ quyền lực. Và rất có thể khi ấy, Holo sẽ một lần nữa bị cuốn vào cuộc chiến với con người, kéo theo những hệ lụy mà anh không thể tưởng tượng được. Lawrence bị buộc phải đưa ra lựa chọn, hoặc tự mình ngăn chặn cuốn sách cấm kia đến tay những kẻ mang dã tâm và không thể cùng Holo tới Yoitsu, hoặc cứ lờ đi mọi chuyện mà đi cùng Holo tới Yoitsu với một nỗi bất an lơ lửng trước mặt. Đứng trước quyết định đau đớn này, cả Lawrence và Holo đều đưa ra lựa chọn của mình….</p>

bão giông mới là cuộc đời

bão giông mới là cuộc đời

<p>Chúng ta có luôn hài lòng với cuộc sống của mình không? Chư vị thánh hiền trong quá khứ dạy rằng nếu chia đời mình thành mười phần bằng nhau, ta thường chỉ thấy hạnh phúc một hoặc hai phần. Đức Phật cũng luôn dạy rằng đời là bể khổ. Dẫu không phải là đau khổ của sinh lão bệnh tử thì cũng không tránh được nỗi đau khi xa lìa người thân yêu, đối mặt với kẻ thù và không đạt được những điều mong muốn.</p>

<p>Một số người chỉ mong cầu thuận cảnh và không muốn đối mặt với khổ đau nằm ẩn trong những thuận cảnh đó. Điều này hoàn toàn phi thực tế. Cuộc sống luôn đầy bão giông và những chuyến đi gập ghềnh. Bên cạnh đó, nếu không có gió, sương, tuyết và mưa sẽ không có hoa nở vào mùa xuân hay trái ngọt vào mùa thu. Ngoài ra, rất nhiều người tin rằng lòng vị tha, nỗ lực vì hạnh phúc của người khác, không mang lại phần thưởng gì; họ không nhận ra rằng đó mới chính là phần thưởng xứng đáng nhất. Họ nghĩ rằng chấp nhận chân lý vô thường sẽ làm giảm ước muốn cháy bỏng và tham vọng của họ mà không hề nhận ra rằng sống với chân lý vô thường làm cho cuộc sống trở nên vi diệu hơn. Thay vào đó, họ dành thời gian lo lắng về tài sản và danh tiếng. Thật không may, không ai trong số họ được đảm bảo một cái chết an bình, nói gì đến hạnh phúc trong những đời tương lai. Chúng ta cần trở thành bậc thầy của nội tâm mình. Bất kể tình hình phức tạp thế nào hay cuộc sống không thể chịu đựng được ra sao, phương thuốc tốt nhất cho cuộc sống là thực hành những gì Đức Phật đã dạy.</p>

<p>Quyển sách Bão giông mới là cuộc đời tập hợp những bài viết và thuyết pháp của tác giả - nhà sư Khenpo Sodargye mang những thông điệp gần gũi, giản đơn mà lại đầy thuyết phục để người đọc có thể tự điều phục tâm, vượt qua những khổ đau của cuộc đời.

Hy vọng cuốn sách này có thể mang đến sự an dịu cùng hạnh phúc cho nhiều người hơn trong thời kỳ nhiễu loạn này.</p>

<p>Trích dẫn từ sách:</p>

<p>NẾU BẠN ĐEO ĐUỔI THỨ SAI LẦM, ĐAU KHỔ SẼ ĐEO ĐUỔI BẠN</p>

<p>Mọi thứ đều vô thường. Tất cả mọi thứ, kể cả thân thể, của cải, danh tiếng và các mối quan hệ, đều sẽ thay đổi. Chúng ta không thể mang theo những thứ này khi từ giã cuộc đời. Chỉ có tâm thức luôn theo chúng ta xuyên suốt cuộc đời và vào lúc chết. Ngày xửa ngày xưa có một thương gia nọ có bốn người vợ. Ông hết mực thương yêu người vợ thứ tư và luôn chiều theo ý cô. Người vợ thứ ba ông phải nỗ lực mới chiếm được trái tim nên lúc nào cũng kề sát bên và dành cho cô những lời nói ngọt ngào. Người vợ thứ hai là người bầu bạn tâm sự của ông và ngày nào ông cũng cùng cô trò chuyện. Còn người vợ cả giống như người giúp việc, luôn nghe lời ông và chưa từng than phiền bất cứ điều gì, nhưng trong trái tim ông, bà không hề có một vị trí thực sự. Một lần nọ, ông thương gia chuẩn bị đi đến một nơi xa xôi, hẻo lánh và ông hỏi người vợ nào sẽ đi cùng với ông. Người vợ thứ tư từ chối thẳng thừng.</p>

<p>Người vợ thứ ba lên tiếng: “Ngay cả cô vợ yêu quý nhất của ông cũng chẳng đi thì tại sao tôi lại phải đi?”</p>

<p>Còn người vợ thứ hai thì nói: “Tôi sẽ tiễn ông nhưng tôi không muốn đến một nơi xa xôi.”</p>

<p>Chỉ duy nhất người vợ đầu tiên đáp: “Bất kể ông đi đến đâu và xa xôi thế nào, tôi luôn sẵn lòng đi cùng với ông!”</p>

<p>Câu chuyện này có ý nghĩa gì? Người vợ thứ tư và cũng là người vợ yêu quý nhất của ông đại diện cho thân thể. Khi chúng ta còn sống, chúng ta thấy nó là thứ quan trọng nhất mình có nhưng vào lúc chết, nó sẽ không đi cùng chúng ta. Người vợ thứ ba đại diện cho của cải. Dù chúng ta nỗ lực làm việc bao nhiêu đi nữa, vào lúc chết, chúng ta cũng chẳng thể mang theo dù chỉ một xu. Người vợ thứ hai đại diện cho bạn bè và người thân của chúng ta. Khi chúng ta chết, cùng lắm họ chỉ có thể rơi nước mắt và chôn cất chúng ta. Người vợ đầu tiên đại diện cho tâm thức của chúng ta. Đó là thứ gần gũi nhất với chúng ta nhưng cũng là thứ dễ bị lãng quên nhất vì chúng ta luôn dành hết năng lượng của mình cho những thứ bên ngoài.</p>

<p>Đây là lý do tại sao một vị thầy từng nói: “Chúng ta thường có nhiều ý nghĩ lạ lùng: Chúng ta luôn mong ngóng đến ngày trưởng thành nhưng sau đó lại tiếc nuối thời thơ ấu đã trôi qua từ lâu. Chúng ta lao đầu vào kiếm tiền đến mức phát bệnh chỉ để sau đó lại tiêu hết tiền vào việc hồi phục sức khỏe. Cái chết luôn có vẻ còn xa nhưng khi chúng ta lìa đời thì dường như cuộc đời lại quá ngắn ngủi. Chúng ta liên tục lo lắng về tương lai mà quên mất hạnh phúc trong hiện tại.” Nếu chúng ta hiểu rằng tất cả mọi thứ luôn biến đổi – chúng hình thành khi duyên sinh và kết thúc khi duyên diệt – thì dù chúng ta đang có trong tay gì đi nữa, chúng đều sẽ có vẻ diệu kỳ. Chúng ta sẽ ngừng điên cuồng theo đuổi danh vọng và vật chất thế gian. Khi bất hạnh ập đến, chúng ta sẽ không bị rơi vào tuyệt vọng. Tóm lại, nếu chúng ta quen với sự thay đổi và chấp nhận nó, chúng ta sẽ ngưng đổ lỗi cho người khác về những vấn đề của bản thân, chúng ta sẽ thư giãn thân thể và cởi mở tâm hồn.</p>

<p>LẠC QUAN VÀ BI QUAN</p>

<p>Cách đây không lâu, một đệ tử tại gia gọi điện cho tôi và nói: “Thưa Khenpo, gần đây con thấy vô cảm và chán nản. Con nghĩ việc thay đổi môi trường có lẽ sẽ tốt cho con.” Việc này khiến tôi nhớ đến một câu chuyện.</p>

<p>Xưa kia có một người đàn ông sinh được hai cậu con trai và quyết định đặt tên là Lạc Quan và Bi Quan. Hai đứa trẻ lớn lên trong môi trường giống nhau nhưng tính nết lại rất khác nhau. Lạc Quan luôn vui vẻ bất kể gặp chuyện gì còn Bi Quan luôn thấy bức bối ngay cả khi mọi chuyện diễn ra tốt đẹp.</p>

<p>Một ngày, người đàn ông cảm thấy hối hận vì đã đặt những cái tên vô lý như vậy cho con mình. Để đảo ngược tình hình, ông quyết định bỏ Lạc Quan lên đống phân và Bi Quan lên đống trang sức cùng đồ chơi. Một lát sau, người đàn ông quay trở lại xem sự việc diễn ra thế nào. Ông ngạc nhiên khi thấy Lạc Quan đang thích thú khám phá đống phân và còn nói rằng: “Cha bảo con ở lại đây thì chắc hẳn phải có một kho báu quanh đây!” Trong khi đó, Bi Quan đang ngồi buồn bã giữa đống đồ trang sức và đã đập vỡ một nửa số đồ chơi. Khi nhìn thấy cảnh tượng này, người cha chợt nhận ra rằng để thay đổi tâm trạng thì thay đổi hoàn cảnh không thôi chưa đủ. Tất cả trải nghiệm đều là những phóng chiếu của chính tâm ta. Do trạng thái tinh thần khác nhau, quan điểm của chúng ta về cùng một đối tượng có thể cách xa nhau một trời một vực. Đó là lý do tại sao người ta nói rằng khi một người bi quan nhìn thấy bụi hoa hồng, anh ta sẽ ca thán về những chiếc gai còn người lạc quan sẽ hân hoan vì những bông hoa. Chúng ta có thể thử thay đổi môi trường nhưng chuyển hóa được nội tâm thì mạnh mẽ hơn nhiều.</p>

<p>Cuộc sống của chúng ta hạnh phúc hay khổ đau không phải do những yếu tố bên ngoài quyết định. Nhà văn Mỹ Ralph Waldo Emerson đã viết rằng: “Cuộc đời vui thú hay không là tùy vào con người chứ không phải vào công việc hay nơi chốn.” Sẽ có nhiều điều trong cuộc sống không diễn ra theo kế hoạch. Nếu bạn không thể đối mặt với các vấn đề, chỉ đổ lỗi cho mọi người và cố gắng tìm hạnh phúc bằng cách thay đổi điều kiện bên ngoài, thì bạn sẽ chỉ làm mình đau khổ mà thôi. Cho dù bạn ở trong hoàn cảnh nào hay cảm thấy thất vọng ra sao, tốt hơn là hãy điều phục tâm mình thay vì đổ lỗi cho hoàn cảnh. Làm như vậy tốt hơn bất kỳ điều gì.</p>

tàn khốc mới là thanh xuân

tàn khốc mới là thanh xuân

<p>Từ xưa tới nay người thế gian cũng thường dùng những lời tốt đẹp nhất để ca ngợi thanh xuân. Nhưng thanh xuân có lúc không như vậy, luôn có rắn độc nấp sau những khóm hoa diễm lệ. Cho nên thanh xuân cũng có mặt tàn khốc của nó – áp lực công việc, niềm bất an trong tình cảm, cảm giác vô định trong cuộc sống, sự đả kích của thất bại, nỗi cô đơn ấm ức khi bị lừa gạt… Những điều đấy đã khiến các bạn trẻ không tìm được phương hướng, thậm chí còn gây ra các hành vi rất cực đoan.</p>

<p>Một bộ phận giới trẻ ngày nay hay cho rằng Phật giáo là tôn giáo dành cho người già, tới bất kì ngôi chùa nào cũng thấy rất nhiều người già đang niệm Phật, dường như không liên quan gì tới giới trẻ. Đây là một lối suy nghĩ sai lầm. Thông qua quá trình tu học Phật pháp 30 năm nay, tác giả &nbsp;thấy rằng: Phật pháp vô cùng hữu ích cho người trẻ!</p>

<p>Tác giả vô cùng đau lòng mỗi khi nhìn thấy người trẻ vì những việc nào đó mà phiền não, bị giày vò, sống không bằng chết. Bởi vậy ông rất mong có thể đem những phương pháp của Phật giáo nói cho họ biết, nguyện cầu có thể giúp giới trẻ đủ dũng khí đối diện với sự tàn khốc của thanh xuân.</p>

<p>Thanh xuân là thời kì rất quan trọng trong cuộc sống, cũng chính là thời kì giới trẻ bước chân vào xã hội, thiết lập nhân sinh quan của mình. Nếu như định hình sai thì cả một đời chỉ có mưu đồ danh lợi, nhằm đạt được mục đích, lãng phí một kiếp người quý báu. Cho nên, con đường đời về sau nên đi như thế nào thì mọi người hãy suy nghĩ cho kĩ.</p>

<p>Bởi vậy, tác giả Khenpo Sodargye quyết định trích những nội dung thích hợp với giới trẻ từ những bài giảng trong những lần đi thuyết pháp và diễn giảng cho sinh viên, biên tập lại thành sách. Hi vọng thông qua sự chỉ dẫn của Phật pháp, người trẻ nhận ra được bản chất của cuộc sống, hiểu rõ được lí thủ – xả trong đời, có trí tuệ để xử lí mọi việc chứ không dừng ở những khẩu hiệu suông, lừa mình lừa người, trốn tránh hiện thực.</p>

<p>Các bạn trẻ thân mến, hãy đọc quyển sách này, vì một câu nói trong sách có thể đem lại rất nhiều điều chỉ dẫn cho bạn, soi sáng con đường của bạn trong tương lai.</p>

<p>Trích dẫn từ sách:</p>

<p>NHÌN KHẮP THẾ GIAN, KHÔNG AI KHÔNG KHỔ</p>

<p>Nhiều người khi còn đang học đại học không hề chuẩn bị kĩ càng cho tương lai, chỉ tưởng tượng mông lung rằng: “Chỉ cần học xong đại học là tôi có thể bước ra ngoài xã hội thể hiện tài năng, tự do làm công việc mình mơ ước, thích gì làm nấy!” Thực ra, khi bạn thực sự bước chân vào xã hội, bạn sẽ ngộ ra nhiều chuyện chưa từng nghĩ tới, ẩn giấu phía sau vinh quang và nụ cười sẽ là hiện thực xấu xí. Khi đó, nếu bạn không có sự trợ lực của tín ngưỡng hay chuẩn bị tâm lí kĩ càng, một khi lí tưởng và thực tế trái ngược nhau, bản thân sẽ cảm thấy bất lực khi đối diện với hiện thực. Lúc đó, giả sử nếu bạn có thể nhận ra: Nhân sinh vốn dĩ là khổ đau, nhưng có thể dựa vào phương pháp được đức Phật thuyết giảng để loại bỏ, thì bạn sẽ có thêm nguồn hi vọng rời xa khổ đau đạt được hạnh phúc, gặp phải nghịch cảnh cũng không cảm thấy bế tắc.</p>

<p>Đức Phật từng dạy chúng ta rằng: “Ba cõi không an, như ở trong nhà lửa”. Nhân sinh trên thế gian vốn dĩ khổ đau nhiều, hạnh phúc chẳng bao nhiêu. Điều này một số người có lẽ chưa nhận ra, tuy nhiên ta hãy thử tính xem: Mỗi ngày từ sáng đến tối, bạn vui vẻ mấy lần, đau khổ mấy lần? Hoặc sống đến bây giờ việc khiến bạn vui có bao nhiêu, chuyện buồn có bao nhiêu? Đừng cho rằng tiền tài, danh vọng hay địa vị có thể mang đến niềm vui. Elizabeth Taylor từng nói: “Đời tôi nhan sắc, danh tiếng, thành công, phú quý đều có cả, nhưng lại không hề cảm thấy hạnh phúc”. Tại sao lại như vậy? Một người nếu không biết hài lòng, hạn chế ham muốn, không có khái niệm “Thiện giả thiện báo, ác giả ác báo”, chỉ phụ thuộc mọi việc bên ngoài, thì không cách nào chống lại được khổ đau luân hồi. Ngày nay chưa chắc các bạn trẻ đã hiểu được chân lí này, nhưng đợi đến khi bắt đầu lăn lộn ngoài xã hội sẽ ngộ ra khổ mới là cuộc đời.</p>

<p>Ở nơi làm việc phải đối mặt với đủ kiểu cạnh tranh, về đến nhà phải đối diện với than phiền của người thân, bước ra cửa lại bực tức với việc tắc đường, thường ngày cũng có lúc tâm tình buồn bực vô cớ, có khi sức khoẻ có vấn đề hoặc cũng có lúc nhìn người khác đã thấy không vừa ý... Tôi thường nghĩ rằng: Sức mạnh mà Phật pháp mang lại cho tôi có đổi lấy bao nhiêu tiền bạc, danh vọng cũng không sánh được. Nếu không học Phật tôi cũng sẽ đối diện cuộc sống với tâm thế phàm tục, chắc chắn phải chịu vô vàn đau khổ. Ví dụ khi nảy sinh mâu thuẫn với người khác, nghĩ không thông rất dễ gây hấn hoặc thậm chí hận thù đối phương cả đời. Nhưng khi học Phật rồi phần lớn khổ đau đều có thể được giải trừ thông qua giáo lí nhà Phật, nhiều lúc cơ thể và tâm trí có thể được điều chỉnh ngay lập tức. Thậm chí có khi kết quả không nhìn ra ngay được, nhưng ít nhất tôi hiểu được rằng đau khổ bắt nguồn từ nghiệp lực của chính bản thân mình.</p>

<p>Bằng cách này, dù chuyện gì xảy ra ta vẫn sẽ vui vẻ đón nhận, bình tĩnh đối mặt, chứ không chìm đắm trong đau khổ, không cách nào thoát ra.</p>

<p>TRƯỞNG THÀNH TỪ KHỔ ĐAU</p>

<p>Thông thường mọi người đều cho rằng hạnh phúc và khổ đau là hai phạm trù riêng biệt, như nước với lửa không thể dung hoà. Nhưng có thể tìm ra hạnh phúc từ trong nỗi đau, nhìn rõ đau khổ tồn tại trong niềm vui, đó mới là bậc cao minh trí giả. Rất nhiều người khi nhắc đến đau khổ liền tránh như tránh tà mà không biết rằng nó cũng có mặt lợi. Đau khổ có thể làm tiêu tan cảm giác vượt trội, xua tan sự kiêu ngạo, giúp bạn biết thương cảm với nỗi đau của chúng sinh, giúp ta nhìn rõ chân tướng sự việc, hiểu được việc gì nên làm, việc gì không nên làm… Do đó khổ đau không phải là không có ích lợi, mấu chốt là bạn có thể tinh chế “dưỡng chất” từ nó hay không mà thôi.</p>

<p>Trong Phật giáo, cách đối mặt với đau khổ hoàn toàn không giống với nhân gian. Người đời rất sợ nghịch duyên và đau khổ, họ thường lui tới chùa chiền thắp hương bái Phật, xin Bồ tát phù hộ tránh bệnh bớt nạn, thăng quan phát tài, bình an hạnh phúc... Nhưng trong Phật giáo Đại thừa, chỉ có một cách có thể biến đau khổ thành hữu dụng.</p>

<p>Giả dụ như mắc bệnh vốn dĩ là việc vô cùng khốn khổ, nhưng Phật giáo dạy rằng có thể biến bệnh tật thành công đức. Có lẽ một số người không hiểu: “Mắc bệnh thì có ích lợi gì? Không thể nào như vậy được!” Thực ra bản thân chúng ta vốn cực kì ngạo mạn, không bao giờ để tâm đến bất cứ điều gì, nhưng nhờ việc lâm trọng bệnh, ta có dịp thể nghiệm sâu sắc nỗi khổ nhân sinh, đồng thời thay đổi hoàn toàn thái độ, bắt đầu chú ý để tâm tới những điều xung quanh, phương hướng sống cũng có những khác biệt rõ rệt. Khi đó, bệnh tật sẽ đem lại giá trị nhất định. Giống như Milarepa, chính vì bố mẹ bị bức hại, sau này ngài mới có thể đạt được thành tựu lớn như vậy. Do bị chiếm đoạt toàn bộ gia sản, nhằm trả thù nhà, Milarepa đi học huyền thuật và giết hại nhiều người. Sau khi gây ra tội lỗi nghiêm trọng như vậy, ông vô cùng ăn năn, cảm giác bản thân chính là kẻ ác nhân tàn độc nhất thế gian. Ông trải qua muôn vàn khổ hạnh để sám hối về tội ác mà mình đã gây ra, cuối cùng đã đạt được chứng ngộ tối thượng, trở thành nhân vật nổi tiếng lưu danh sử sách. Có thể thấy, nếu hiểu được lợi ích của đau khổ, ta sẽ thu được lợi ích to lớn. Vì vậy, chúng ta không nhất thiết phải ngày ngày cầu mong bình an, hạnh phúc, mà có thể ước nguyện có khả năng biến khổ đau, trắc trở, nghịch cảnh thành một điều giúp ích cho chúng ta. Nếu nghĩ được như vậy, dù cho kiếp nạn lớn thế nào, ta cũng có thể chuyển hoá thành hỉ sự.</p>

<p>Tôi từng đọc truyện kí về cuộc đời Marie Curie: Năm 19 tuổi, do bị ngăn cấm không được kết hôn với ý trung nhân, bà suýt nữa đã tự sát. Sau này bà quyết tâm biến nỗi bất hạnh đó thành động lực học tập nghiên cứu. Bà rời khỏi Ba Lan đến Đại học Paris nước Pháp, chuyên tâm nghiên cứu. Thời gian du học là quãng thời gian vô cùng khổ cực, mùa đông lạnh đến nỗi bà không thể ngủ nổi. Có lúc thời tiết quá khắc nghiệt, bà thậm chí phải lấy ghế chèn lên chăn để chống chọi lại cái lạnh thấu xương. Chính những năm tháng khốn khó ấy đã góp phần tạo nên sự nghiệp huy hoàng sau này của Marie Curie. Năm 1903, Marie Curie nhận giải Nobel Vật lí, năm 1911 giành được giải Nobel Hoá học. Một người phụ nữ nhỏ bé hai lần nhận giải Nobel thật hiếm có trong lịch sử. Lí do giúp bà đạt được thành công rực rỡ như vậy không thể không kể đến mối tình tan vỡ năm xưa cùng với những tháng ngày du học vất vả. Không có những khổ đau trước đây thì không thể nào có một Marie Curie tài năng xuất chúng sau này.</p>

<p>Balzac cũng từng nói: “Đau khổ là bước đệm của thiên tài, là gia tài đối với người có năng lực, còn đối với kẻ yếu lại là vực sâu thăm thẳm.”</p>

triết lý kinh doanh của kyocera - bìa cứng

triết lý kinh doanh của kyocera - bìa cứng

<p>Triết Lý Kinh Doanh Của Kyocera - Bìa Cứng</p>

<p>Điều gì tạo nên thành công cho một doanh nghiệp: nguồn vốn, nhân tài hay công nghệ? Theo doanh nhân huyền thoại Inamori Kazuo, câu trả lời không phải ba yếu tố kể trên mà là triết lý của người chủ doanh nghiệp. Thực tế đã minh chứng cho tư tưởng của ông. Bằng việc tạo nên một triết lý kinh doanh cho chính bản thân và công ty, Inamori Kazuo đã đưa Kyocera từ một doanh nghiệp nhỏ trở thành một tập đoàn công nghệ cao đa quốc gia hùng mạnh. Ông đã tóm tắt lại những tư tưởng của mình trong cuốn Triết lý kinh doanh của Kyocera.</p>

<p>Trong cuốn sách, Inamori Kazuo đã chỉ ra tầm quan trọng của tâm thế hay cách tư duy qua công thức sau: Thành quả trong cuộc đời và công việc = Cách tư duy x Nhiệt huyết x Năng lực. Dù một người có năng lực cao hay nhiệt huyết bỏng cháy đến đâu, nhưng nếu có tâm thế tiêu cực thì vẫn phải gánh chịu thất bại. Mọi sự đều xuất phát từ cái tâm. Doanh nhân nào có cái tâm hướng thiện sẽ đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp. Inamori Kazuo đã nhiều lần nhấn mạnh điều này trong cuốn sách. Ông còn khuyên các doanh nhân phải có lòng vị tha, biết ơn, luôn tin vào khả năng không giới hạn của bản thân và hướng tới sự hoàn hảo. Bạn đọc cũng có thể tìm thấy trong Chương 1 của cuốn sách rất nhiều lời khuyên vô giá của một trong những doanh nhân ưu tú nhất trên thế giới.</p>

<p>Nửa sau của cuốn sách hé lộ cho các doanh nhân những bí kíp quản trị kinh doanh hiệu quả, trong đó nổi bật nhất là việc chia toàn bộ doanh nghiệp thành những nhóm tự hành và cho tất cả nhân viên cùng tham gia quản trị kinh doanh. Inamori Kazuo cũng đề cao tính minh bạch, tinh thần tiết kiệm và sự sát sao trong việc điều hành doanh nghiệp. Thông qua phần này của cuốn sách, các doanh nhân sẽ học được những chiến lược hữu hiệu để tối đa hóa doanh thu và tối thiểu hóa chi phí nhằm đạt mức lợi nhuận cao nhất.</p>

<p>Ở tuổi 88, Inamori Kazuo hiện đã xuất gia và không còn trực tiếp tham gia điều hành tập đoàn, nhưng triết lý kinh doanh của ông vẫn lan truyền năng lượng tích cực cho vô số doanh nhân ở Nhật Bản cũng như trên thế giới. Triết lý kinh doanh của Kyocera thật sự là kim chỉ nam cho những ai muốn thành công trong kinh doanh cũng như cuộc sống.</p>

<p>Mục lục:</p>

<p>Lời nói đầu</p>

<p>Triết lý kinh doanh của Kyocera đã được hình thành như thế nào?</p>

<p>Triết lý kinh doanh của Kyocera</p>

<p>Chương 1: Để sống một cuộc đời tuyệt diệu</p>

<p>Chương 2: Tâm trong quản trị kinh doanh</p>

<p>Chương 3: Ở Kyocera, mỗi người đều là chủ doanh nghiệp</p>

<p>Chương 4: Đối với việc tiến hành công việc hàng ngày</p>

<p>Thông tin tác giả:</p>

<p>Inamori Kazuo – Ông là một doanh nhân huyền thoại của Nhật Bản. Ông đã gây dựng nên Kyocera, một tập đoàn công nghệ cao đa quốc gia với hơn 66.000 nhân viên. Trong hai năm 2010-2012, Inamori Kazuo đã góp công lớn trong việc tái sinh hãng hàng không Japan Airlines, vốn đang trên bờ vực phá sản. Ông đã được một số trường đại học ở Nhật Bản, Mỹ và Anh trao bằng tiến sĩ danh dự cho các cống hiến trong kinh doanh và hoạt động xã hội.</p>

<p>Những tác phẩm của Inamori Kazuo được ThaiHaBooks xuất bản: Cách sống, Tâm trong kinh doanh tạo thành tựu lớn, Thách thức từ con số 0, Tuổi 20 hiên ngang bước vào đời.</p>

<p>Trích đoạn sách:</p>

<p>Lặp đi lặp lại những nỗ lực nhỏ bé</p>

<p>Việc có những ước mơ và khát vọng lớn lao là quan trọng. Tuy nhiên, cho dù chúng ta có đặt ra những mục tiêu to lớn như thế nào thì trong công việc hàng ngày, chúng ta vẫn phải làm những công việc giản đơn đến nhàm chán. Do đó, cũng có khi chúng ta cảm thấy lo lắng: “Giữa ước mơ và hiện thực vẫn còn một khoảng cách quá lớn.”</p>

<p>Nhưng dù trong lĩnh vực nào, để tạo ra được thành quả rực rỡ, chúng ta vẫn phải không ngừng thực hiện những nỗ lực tưởng như rất bé nhỏ và nhàm chán như không ngừng cải tiến, cải tạo, thực hiện những thí nghiệm cơ bản, thu thập thông tin, hay tìm kiếm đơn đặt hàng.</p>

<p>Làm việc hết mình</p>

<p>Làm việc hết mình nghĩa là chăm chỉ, cần cù và luôn có thái độ thành thật trong công việc.&nbsp;</p>

<p>Niềm vui mà trái tim chúng ta thực sự cảm nhận được nằm ngay trong công việc. Dù bỏ bê công việc, đi tìm niềm vui từ sở thích cá nhân hay việc chơi bời đi chăng nữa, đó cũng chỉ là niềm vui tức thời, chứ không phải niềm vui thực sự. Công việc là thứ chiếm phần lớn nhất trong cuộc đời mỗi người. Nếu chúng ta không thể tìm thấy sự thỏa mãn trong công việc, cuối cùng chúng ta sẽ cảm thấy thiếu thốn điều gì đó.</p>

<p>Lấy trái tim vì người khác làm tiêu chuẩn phán đoán, quyết định</p>

<p>Trong mỗi người, có cái tâm vị kỷ nghĩ rằng “chỉ cần mình tốt là được,” và có cả cái tâm vị tha “dù phải hy sinh bản thân mình cũng sẽ cứu giúp người khác.” Khi phán đoán, quyết định bằng trái tim vị kỷ, chúng ta chỉ nghĩ tới bản thân mình. Do đó, chúng ta sẽ không nhận được sự hợp tác của mọi người. Chúng ta chỉ tập trung vào bản thân mình nên tầm nhìn của chúng ta cũng sẽ hẹp hơn, dẫn tới việc đưa ra những phán đoán, quyết định sai lầm.</p>

<p>Ngược lại khi đánh giá, quyết định bằng tấm lòng vị tha, “vì người khác”, chúng ta sẽ nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Hơn nữa, tầm nhìn của chúng ta cũng sẽ rộng hơn, nên có thể đưa ra được những phán đoán, quyết định đúng đắn.</p>

<p>Để có thể làm tốt công việc hơn, chúng ta không nên chỉ nghĩ về bản thân mình mà cần phải nghĩ về những người xung quanh, cần phải đưa ra phán đoán, quyết định dựa vào “trái tim vị tha” tràn đầy cảm thông.</p>

để lớp 9 không là đáng sợ

để lớp 9 không là đáng sợ

<p>Ngày biết kết quả thi lên Cấp 3 của con tôi, nhiều người rất ngạc nhiên: “Ơ, Minh Đức điểm cao thế?”. Con đã đủ điểm đỗ vào tất cả các trường công top đầu của Hà Nội và hiện nay, con đang học ở một trường chuyên có tiếng trên địa bàn. Mọi người ngạc nhiên có lẽ do mang ấn tượng về con khi còn nhỏ là một thằng bé học hành không tới nơi tới chốn và luôn nghịch ngợm.</p>

<p>Ngay từ Cấp 1, con đã rất hiếu động, có biểu hiện của một trẻ tăng động, thiếu tập trung, không ham học và đánh nhau tưng bừng suốt ngày. Vì muốn con có tuổi thơ đúng nghĩa, tôi cũng không ép con học. Kết quả là con được “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” nhưng điểm số không xuất sắc. Cuối năm con học Lớp 5, chuẩn bị lên Lớp 6 thì vợ chồng tôi đột ngột ly hôn. Việc này đã tác động rất mạnh đến tâm lý và kết quả học tập của con, khiến mọi thứ trở nên tệ hơn rất nhiều. Có những người đã nghĩ lên Cấp 2, con sẽ học hành vớ vẩn, là “trùm trường”, chỉ giỏi dẫn các bạn đi đánh nhau. Không ai tin vào việc đến một ngày con có sự thay đổi. Nhưng tôi lại nghĩ khác. Tôi tin những điều tốt đẹp trong con và cách đồng hành kiên định của mình thì cuối cùng, con sẽ “không là đồ bỏ đi”, có tương lai tươi sáng.</p>

<p>Lên Cấp 2, con đã vào một lớp với chương trình học “khá nặng” tại một trường có tiếng ở Hà Nội – nơi mà các bạn ở lớp hầu hết đều học từ Cấp 1 của hệ thống Trường lên (trường có hệ thống từ Cấp 1 lên Cấp 3) và được học hành bài bản. Có thể nói con đã thiếu hẳn nền tảng về kiến thức và nề nếp học so với các bạn. Kết quả là năm Lớp 6, con chỉ đạt học sinh tiên tiến và rơi vào danh sách những bạn học kém nhất lớp. Tuy nhiên, tôi không thất vọng vì điều đó. Với tôi thì kết quả năm Lớp 6 chỉ mang ý nghĩa giúp con định vị lại bản thân để bước chân tiếp trên chặng đường mới vô cùng gian nan đối với cả con và gia đình: Chặng đường chinh phục mục tiêu đỗ vào một trường công Cấp 3 tốt.</p>

<p>Biết rằng với tính cách và lực học hiện tại, nếu nuôi dạy con theo cách bình thường thì con sẽ không thể đỗ được vào trường Cấp 3 có tiếng nên tôi đã xây dựng cách nuôi dạy con riêng. Đó là sau khi xác định được mục tiêu vào Cấp 3 của con thì tôi vạch ra những mục đích, cách thức cụ thể cho từng năm học. Ngay từ đầu Cấp 2, tôi không ép con học tốt và không tập trung vào kết quả học tập của con, mà từng bước, từng bước, “đánh từ vòng ngoài” giúp con thay đổi lối suy nghĩ, thói quen sinh hoạt và học tập để con dần say mê với học tập và biết ý thức về tương lai của chính mình. Một cách làm tưởng chừng đơn giản và không hiệu quả đó lại hóa ra có tác dụng lớn. Đến khoảng năm Lớp 8, nhất là Lớp 9 con đã giảm hẳn việc tự do, vô kỷ luật và không có ý chí. Lúc đó tôi mới tạo sức ép một cách hợp lý đối với con. Kết quả là con đã dần bứt phá trong điểm số.</p>

<p>Riêng đối với năm con học Lớp 9, tôi gần như gác hết tất cả mọi việc để đồng hành cùng con. Năm cuối cấp là thời điểm mà các con phải tăng tốc, tập trung cho việc học, nhưng cũng là thời điểm tiềm ẩn nhiều yếu tố khiến các con sao nhãng như: sự thay đổi lớn về tâm sinh lý, những mâu thuẫn với thầy cô, bạn bè và thậm chí với chính gia đình mình. Minh Đức cũng trải qua rất nhiều rắc rối trong năm học này. Nhưng do thân thiết với cha mẹ và được rèn luyện từ những năm trước đó nên con đã vượt qua những khó khăn này một cách nhẹ nhàng, để duy trì sự cố gắng đạt được mục tiêu đề ra. Ngoài ra, với quá trình đồng hành cùng con vừa qua, tôi rút ra một điều rằng để con có kết quả thi tốt nghiệp THCS tốt, thì ngoài lực học của con, những yếu tố khác mang tính “kỹ thuật” mà cha mẹ đảm nhiệm cũng rất quan trọng, nhưng rất tiếc là nhiều gia đình đã bỏ qua hoặc không quan tâm đúng mức. Đó là những việc làm trước khi con thi (cùng con chọn trường, chọn nơi học ôn, cách ôn tập cụ thể từng môn, chăm sóc sức khỏe, động viên con, v.v.), ngày trước hôm con thi và ngày con thi (ôn lại kiến thức, chăm sóc ăn uống cho con, những lưu ý khi con vào phòng thi, tìm địa điểm thi, v.v.) cũng như sau khi thi (trong khi chờ kết quả, lúc biết kết quả). Đó cũng là quá trình cha mẹ cần có được các thông tin, kinh nghiệm cần thiết liên quan đến việc thi cử của con. Nếu bạn đồng hành cùng con trong quá trình ôn thi một cách phù hợp, khơi gợi được động lực, sự tự giác học, hoàn thiện lối sống trong con và làm con luôn thấy được gia đình yêu thương, ở bên thì không chỉ giúp con học tốt hơn mà còn khiến con trở nên độc lập, trưởng thành hơn rất nhiều. Điều này còn được phát huy rõ trong những năm Cấp 3 tiếp theo và tương lai sau này của con. Đối với Minh Đức cũng vậy. Con đã thay đổi rất nhiều cả về thái độ học tập lẫn lối sống nhờ những năm Cấp 2 và nhất là năm Lớp 9. Hiện nay, con đang học Lớp 10 tại một ngôi trường chuyên của Hà Nội cách nhà 16 cây số. Mỗi ngày, con đều dậy từ 5 giờ 15 phút sáng để đi học nhưng con vẫn vui vẻ, quyết tâm học tập và rất tự lập trong cuộc sống. Đây chính là điều khiến tôi khá yên tâm về con.</p>

<p>Có thể nói rằng một yếu tố khác khiến Minh Đức có được sự thay đổi là nhờ “tình yêu kiểu bon sai” của cha mẹ. Bởi lẽ con là đứa trẻ rất cá tính. Không dễ dàng gì để con nghe lời, thực hiện theo các mục tiêu mà tôi đặt ra cho con. Tôi đã từng rất bế tắc, nhưng may mắn đến một ngày, tự nhiên trong đầu tôi nảy ra một suy nghĩ: Mình phải nuôi dạy con như uốn một cái cây thế bon sai. Theo đó, mình cần từ từ, bình tĩnh, để ý đến đặc điểm riêng của con cũng như mong muốn của gia đình và trao cho con tình yêu thương như khi mình chăm chút, uốn nắn từng cành cây nhỏ. Có như vậy thì mới có được một đứa con dần trưởng thành cũng như có được một cây bon sai thật đẹp.</p>

<p>Mặc dù đã “hoạch định” những chiến lược rất cụ thể, nhưng trong quá trình nuôi dạy con, nhất là năm Lớp 9, cũng giống như bao phụ huynh khác, tôi không khỏi có những lúc hoang mang, bối rối, không biết tìm hiểu thông tin ở đâu, không biết định hướng cho con và đồng hành cùng con như thế nào mới là tốt nhất. Với sự tích lũy, đúc kết tri thức và trải nghiệm trong quá trình nuôi dạy con suốt những năm qua, tôi đã viết cuốn sách “Để lớp 9 không là đáng sợ” với hy vọng sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh có con học Cấp 2 những thông tin hữu ích, giúp quá trình đồng hành cùng con được hiệu quả hơn và không bị hoang mang, lo lắng khi con đứng trước kỳ thi tốt nghiệp THCS.</p>

<p>Chúc các con sẽ có những năm tháng Cấp 2 vui vẻ, hạnh phúc và có kết quả thi lên Cấp 3 thật tốt. Hy vọng các gia đình sẽ gắn bó với nhau hơn nhờ chính quá trình đồng hành này với con.</p>

<p>Mục lục: </p>

<p>CHƯƠNG 1: GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ (KHI CON HỌC LỚP 6, LỚP 7, LỚP 8)</p>

<p>Cha mẹ có chiến lược cho con</p>

<p>1. Xác định mục tiêu lớn cho con</p>

<p>2. Xây dựng yêu cầu của từng năm học cụ thể</p>

<p>3. Một số cách thức để thực hiện hiệu quả các chiến lược cho con</p>

<p>Cha mẹ giúp con hình thành các đức tính tốt</p>

<p>1. Dạy con về tình yêu thương</p>

<p>2. Dạy con biết lắng nghe</p>

<p>3. Phát triển khả năng biết phân tích đúng sai của con</p>

<p>4. Dạy con biết dám chịu trách nhiệm</p>

<p>5. Giúp con sống có mục tiêu</p>

<p>6. Giúp con hiểu rõ những ưu nhược điểm của bản thân và gia đình mình</p>

<p>Cha mẹ dạy con các thói quen tốt</p>

<p>1. Thói quen dạy sớm tập thể dục</p>

<p>2. Thói quen đúng giờ, có kế hoạch</p>

<p>3. Thói quen nỗ lực, không bỏ cuộc</p>

<p>4. Thói quen viết chữ rõ ràng, cẩn thận, biết nhìn lại khi làm bài</p>

<p>5. Thói quen tự học</p>

<p>6. Thói quen đọc sách báo, theo dõi các chương trình bổ ích trên ti-vi</p>

<p>Cha mẹ giúp con có hứng thú với việc học</p>

<p>1. Tìm động lực học cho con</p>

<p>2. Giúp con học vui vẻ</p>

<p>Cha mẹ giúp con có kỹ năng sống</p>

<p>1. Dạy con biết chơi với bạn</p>

<p>2. Dạy con có kỹ năng sống tốt</p>

<p>CHƯƠNG 2: TĂNG TỐC LỚP 9</p>

<p>Xác định mục tiêu cụ thể của Lớp 9</p>

<p>1. Xác định trường mục tiêu cho con</p>

<p>2. Xác định trường dự phòng cho con</p>

<p>3. Một số lưu ý về xác định trường mục tiêu và trường dự phòng</p>

<p>4. Chia nhỏ mục tiêu để đạt được mục đích đề ra</p>

<p>Cha mẹ đồng hành cùng con trong học tập</p>

<p>1. Giúp con học tập khoa học, hiệu quả</p>

<p>2. Khuyến khích khả năng tự học của con</p>

<p>3. Ôn luyện cùng con một cách hợp lý và khoa học</p>

<p>4. Đồng hành cùng con trong giai đoạn thi cử</p>

<p>Tình yêu năm cuối cấp và việc học hành của con</p>

<p>1. Giúp con hiểu về những ảnh hưởng của tình yêu cuối cấp</p>

<p>2. Cha mẹ làm bạn với con khi con có người yêu</p>

<p>3. Lớp 9 - thời điểm vàng để rèn luyện sự thành công trong tương lai cho con</p>

<p>4. Rèn luyện con ý thức đối với tương lai của chính mình</p>

<p>5. Rèn luyện ý chí, khả năng chinh phục mục tiêu của con</p>

<p>6. Rèn luyện con dám đối diện với thất bại</p>

<p>7. Rèn luyện khả năng trở thành công dân toàn cầu</p>

<p>CHƯƠNG 3: CHA MẸ TỐT, CON SẼ THÀNH CÔNG</p>

<p>Đồng hành cùng con những năm tháng cấp 2</p>

<p>1. Hãy đồng hành sớm cùng con ngay khi con còn “chưa kịp bướng”</p>

<p>2. Nội dung đồng hành cùng con</p>

<p>Đồng hành cùng con năm Lớp 9</p>

<p>1. Đặc điểm tâm sinh lý của các con</p>

<p>2. Những mâu thuẫn của các con</p>

<p>3. Những khó khăn mà các con Lớp 9 dễ gặp phải</p>

<p>4. Đặc trưng của đồng hành với con Lớp 9</p>

<p>Những vấn đề phụ huynh cần tránh</p>

<p>1. “Đối đầu” với con</p>

<p>2. Áp đặt góc nhìn, mong muốn của cha mẹ vào con</p>

<p>3. Náo loạn gia đình vì việc học của con</p>

<p>4. Cha mẹ quá sốt ruột, muốn “đốt cháy giai đoạn”</p>

<p>Hạnh phúc khi trưởng thành cùng con</p>

<p>1. Cha mẹ hạnh phúc là cha mẹ tốt</p>

<p>2. Không hạnh phúc vẫn có thể là cha mẹ tốt</p>

<p>3. Đừng mất ý chí, chán nản nếu kết quả thi tốt nghiệp của con không như ý</p>

<p>Trích đoạn sách:</p>

<p>Nếu bạn muốn dạy con tốt thì cần phải làm sao để con biết lắng nghe lời cha mẹ. Nhưng đây là việc khó khăn đối với nhiều gia đình, nhất là khi trẻ bước vào cuối Cấp 2. Nhiều khi cha mẹ nhắc nhở học hành nhưng con không nghe, lại còn lông bông, ham mê điện tử, nhắn tin, gọi điện, chat chit suốt ngày và ngang bướng, cãi cha mẹ như “chém chả”. Vì thế, trước khi con vào năm Lớp 9, bạn cần dạy cho trẻ thói quen biết lắng nghe người khác nói, ngay cả khi đó là điều con không thực sự thích thú, quan tâm.</p>

<p>Để dạy con biết lắng nghe, cha mẹ có thể áp dụng cách sau:</p>

<p>Tăng cường nói chuyện với con, lắng nghe con</p>

<p>- Lắng nghe để hiểu con hơn. Khi bạn lắng nghe con, tức là bạn đang dạy con một thói quen tốt là biết lắng nghe người khác. Ngoài ra, đây là một cách rất hữu hiệu để bạn hiểu con. Bạn hãy để ý lời con trẻ, chắp nối vào để hiểu về thế giới của trẻ thơ nói chung và của con bạn nói riêng.</p>

<p>Bạn có biết rằng rất nhiều ông bố bà mẹ khi con vào Lớp 9 hay Cấp 3 thì chỉ mong con về đến nhà, “mồm 5 miệng 10” ríu rít kể chuyện cho mình nghe như khi con còn nhỏ mà không được. Đó có thể là do những lần trước đây con kể mà bố mẹ đã thờ ơ hoặc gạt đi khiến con cụt hứng hoặc thấy lẻ loi. Nếu như khi con còn bé, làm vậy đã là không tốt cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái thì đến khi con học Cấp 2, hậu quả này lại càng rõ rệt. Bởi lẽ lúc này con đã nhạy cảm hơn hơn so với trước. Có một cách đơn giản để bạn khiến con “đóng cửa lòng” với mình, đó là con nói gì thì gạt phắt đi theo kiểu “con sai rồi”, “mẹ không muốn nghe con nói nữa”, “đúng là chuyện trẻ con”, v.v. hay là tảng lờ đi như không nghe thấy.</p>

<p>Trên thực tế, có nhiều ông bố, bà mẹ sau này khi thấy con “dở chứng” thì vội vàng đăng ký cho con học các lớp kỹ năng sống, đưa con đi tư vấn tâm lý hoặc bản thân họ đi học các lớp nuôi dạy con. Những hoạt động này tốn kém thời gian, tiền của nhưng hiệu quả không cao bởi lẽ việc xây dựng các mối quan hệ hoặc thay đổi tính cách, lối sống của mỗi người là cả một quá trình chứ không phải “ngày một, ngày hai”. Thay vào đó, nếu như trước đây, trong cuộc sống hàng ngày họ biết lắng nghe con thì họ sẽ có thể hiểu con và tự đưa ra được cách cư xử hợp lý với con mình.</p>

<p>- Cha mẹ cần vượt qua các rào cản để lắng nghe con. Mặc dù biết là rất cần thiết nhưng có một sự thật là cha mẹ nhiều khi không dễ tập trung nghe con nói vì:</p>

<p>+ Thời điểm con nói thường là cuối ngày - thời điểm bạn đã mệt mỏi do công việc và có thể vẫn còn phải cơm nước, lo việc gia đình;</p>

<p>+ Do tính chất các câu chuyện của con. Thế giới người lớn không giống như con trẻ, khiến câu chuyện của con có vẻ nhạt nhẽo, trẻ con, ví dụ như bạn này trêu bạn kia, các con thích nhau.</p>

<p>Do đó, sau một ngày làm việc căng thẳng, khi về nhà nghe con kể những chuyện ở lớp thì đôi khi chúng ta muốn gạt bỏ để nghỉ ngơi. Nhưng nếu như bạn yêu con, hoà mình vào thế giới của con, hiểu rằng đó là những nguyên liệu quý báu giúp bạn hiểu con và thấy rằng con cũng có nhu cầu được cha mẹ chia sẻ thì bạn sẽ quên đi mệt mỏi, hào hứng với những gì con nói.</p>

<p>- Cha mẹ tích cực nói chuyện với con. Muốn dạy con một kỹ năng thì không có gì bằng việc phải rèn luyện thường xuyên và cha mẹ làm gương cho con. Để dạy con kỹ năng biết lắng nghe cũng vậy. Khi về nhà, bố mẹ hãy tăng cường trò chuyện với con. Mỗi lúc nói chuyện, bạn cần tập trung vào việc con nói, chăm chú nghe. Tuỳ theo mạch chuyện của con mà bạn có cách phản hồi thích hợp. Bởi lẽ phản hồi là một hình thức thể hiện mức độ lắng nghe, khuyến khích người nói tiếp tục chia sẻ câu chuyện của mình. Nếu con đang hăng hái kể, có thể đơn giản là bạn chỉ cần thêm vào những câu như: “À, ra vậy”, “Thế hả”, “Rồi sao nữa”, v.v. Còn đối với những việc phức tạp, con kể chuyện với mục đích cần lời khuyên hoặc cha mẹ thấy cần giúp con rút ra các bài học thì nên chọn “điểm dừng” phù hợp để có thể đưa ra những câu hỏi. Ví dụ như sau khi con đã nói xong ý của mình, bạn sẽ hỏi: “Con nghĩ tại sao lại như vậy?”, “Theo con vấn đề ở đây là gì?”, “Chúng ta nên làm thế nào?”, v.v.</p>

<p>- Cha mẹ đưa ra lời khuyên một cách cẩn trọng. Lưu ý là chỉ sau khi bạn đã đưa ra những câu hỏi gợi mở thì mới đưa ra lời khuyên. Mục đích là để giúp con và chính bản thân bạn nhìn nhận một cách khách quan, chính xác và có đủ thông tin về vấn đề. Từ đó, lời khuyên mà bạn đưa ra mới phù hợp với tình huống. Và đây cũng là một cách giúp con biết cách lắng nghe người khác.</p>

<p>- Hiểu rộng hơn khái niệm “lắng nghe con”. Là cha mẹ, bạn không chỉ biết nghe những gì con nói mà còn “nghe” được những điều con muốn nói mà không/chưa nói thông qua các ngôn ngữ cơ thể khác như nét mặt, thái độ, cách cư xử của con. Nếu con đi học về mà nét mặt không vui, cáu gắt với mọi người thì dù con không nói ra, bạn cũng có thể đoán được là con có điều gì đó không hay ở trường lớp hoặc sức khoẻ con có vấn đề, để từ đó có cách cư xử với con cho phù hợp.</p>

<p>- Lắng nghe phải đi đôi với thấu hiểu. Muốn hiểu được con nói gì thì bạn cần phải tôn trọng con, biết đặt mình vào vị trí của con, không vội vàng phán xét, biết tìm nguyên nhân của vấn đề, kiên trì, bình tĩnh không vội vàng ngắt lời, nếu có phản đối ý kiến thì cũng cần biết cách (như khen trước rồi mới chê sau, nói một cách ý nhị để người nghe tự hiểu rằng mình nói chưa đúng). Khi bạn lắng nghe con theo cách này thì cũng là làm gương cho con trong việc biết lắng nghe cha mẹ nói. Dù cha mẹ nói những điều mình không thấy hài lòng hay là nói về chủ đề mình không muốn thì con cũng biết cách lắng nghe và nếu muốn tỏ thái độ thì cũng phải có cách phù hợp, tránh gây tổn thương cho cha mẹ.</p>

<p>Khi áp dụng cách này đối với Minh Đức, tôi thấy khá hiệu quả. Mặc dù có những lúc con thấy mẹ nói không thuyết phục, nhưng khi mẹ nói, con đều lắng nghe và phản đối lại bằng giọng từ tốn: “Mẹ ơi, con thấy là...” hoặc là “Mẹ ơi, mẹ nghĩ thế chưa đúng rồi”. Nhờ đó mà có những vấn đề hai mẹ con có quan điểm trái ngược nhau, phải nói chuyện nhiều lần mới tìm ra được giải pháp nhưng bao giờ con cũng biết lắng nghe mẹ nói hết ý.</p>

gìn giữ cho nhau

gìn giữ cho nhau

<p>“Khôn ngoan ở đời ai cũng có thừa, nhưng những người quá khôn ngoan thì không thể sống với nhau cả đời được. Vì họ luôn nghĩ cho cá nhân họ mà không bao giờ nghĩ cho người khác. Họ thích mang về cho trái tim mình thật nhiều yêu thương từ kẻ khác, mà chưa bao giờ biết hiến tặng sự yêu thương của mình đến người kia. Khi mình chưa biết nhìn cuộc đời bằng con mắt từ bi, bằng tấm lòng rộng mở, bằng một cử chỉ đôi bàn tay yêu thì không bao giờ mình cảm nhận được thế nào là sự yêu thương. Phải chăng có cái gì đó mất mát đi mình mới hiểu sao là yêu thương, là gìn giữ, là cho đi, là của nhau? Hãy nhìn lại những người mình từng thương yêu buổi ban đầu, đến nay đã không còn cùng mình nắm tay nhau đi nốt đoạn đường còn lại. Thế thì nguyên nhân từ đâu ra? Phải chăng từ không biết trân quý, không biết gìn giữ mà ra.</p>

<p>Nếu em có đủ chánh niệm, có đủ tỉnh thức nhận định cuộc đời, em sẽ thấy mỗi người đến với mình đôi lúc chỉ là dạy cho mình một bài học về cuộc sống yêu thương rồi lặng lẽ ra đi. Bài học đó là bước đầu tiên để mình trưởng thành, để mình biết thế nào là được mất hơn thua, giận hờn yêu ghét, nhớ nhung ghen tức, chờ đợi lo âu.</p>

<p>Giữa muôn ngàn cảm xúc của cuộc sống, giữa muôn ngàn lý do gây thương tổn, lại cũng nhiều khi chỉ cần một lời nói cử chỉ chân thật là đủ để dựng lại niềm tin đã mất ban đầu. Căn bản của niềm tin là yêu sự thật và tôn trọng sự thật. Sự thật đủ dựng lại niềm tin, đủ gìn giữ, tin tưởng mối quan hệ của nhau.”</p>

<p>Quyển sách Giữ gìn cho nhau là những tâm sự, những lời chia sẻ rất chân thành của tác giả Hồng Bối. Không chỉ là những câu chuyện về đời, tác giả còn gửi gắm vào đấy các triết lý Đạo Phật sâu sắc. Với giọng văn nhẹ nhàng mà không kém phần thu hút, Hồng Bối giúp chúng ta hiểu rằng cuộc đời này cần nhiều tình thương hơn là tình yêu. Nhưng thương như thế nào mới thực sự là thương. Mời các bạn đón đọc Gìn giữ cho nhau.</p>

<p>Hy vọng quyển sách này sẽ giúp các bạn gìn giữ yêu thương cho các mối quan hệ của mình.</p>

<p>TRÍCH DẪN TỪ SÁCH:</p>

<p>Mười năm còn nhớ hay đã quên</p>

<p>Bên tách cà phê sáng nay, nhìn đôi bàn tay gầy guộc của em sau bao năm gặp lại, anh nghe văng vẳng từng giọt thời gian rơi qua làn ký ức của ngày dài nỗi nhớ “Em ra phố rộng dịu hiền. Bỏ quên chiếc lá bên hiên cửa thiền”.</p>

<p>Tháng 12 lại sắp đi qua. Và Tết âm lịch đang đến rất gần. Thế mà anh đã ở cái thành phố này mười năm rồi đó em. Mười năm ăn mười cái Tết. Mười năm gặp nhiều người lạ và xa nhiều người quen. Mười năm đủ thấy mình không còn trẻ nữa. Mình trẻ hơn so với người lớn tuổi và mình già hơn so với người nhỏ tuổi. Nghĩa là mình đã không còn trẻ.</p>

<p>Nói như người bạn: “Ngày xưa, người mang tuổi 20 của mình, xuôi dòng nơi phố thị; ta mang tuổi 20 của mình, ngược dòng, về khép cửa, chép những câu kinh xưa. Tháng năm khép cửa từ dạo đó. Mỗi người về gom hết những tháng năm tuổi trẻ của mình để vẽ ra cho mình một cuộc hành trình đi qua cuộc đời này. Kẻ ngược dòng người xuôi dòng. Ngược dòng hay xuôi dòng cũng đều có khó khăn của nó. Cuộc hành trình duy nhất người ta không thể nhìn thấy kết thúc chính là cuộc sống. Kẻ ngược, người xuôi”.</p>

<p>Một năm đi qua đủ để hiểu cuộc đời. Một thập niên đi qua mình đã “được” và “mất” gì với cuộc đời? Nếu một đời người đi qua, cái cuối cùng mình còn lại là gì? Có phải chăng là tình người, dù tình người đó chỉ để gió cuốn đi?</p>

<p>Một người hỏi đức Dalai Lama Tenzin Gyatso: “Nếu bây giờ chúng ta đừng bàn đến những vấn đề cao siêu như niết bàn, giải thoát hay giác ngộ, thì với đời sống này ngay hiện tại ngài muốn mình đạt được điều gì?” Đức Dalai Lama trả lời: “Tôi muốn được hạnh phúc. Và nếu tôi có thể giúp một ai đó có một chút hạnh phúc là tôi thấy cuộc đời mình có ý nghĩa. Mỗi khi tôi giúp được người khác là tôi thấy mình hạnh phúc. Đối với tôi thì điều quan trọng nhất trong cuộc đời này là tình người với sự quan tâm và chăm sóc cho nhau”.</p>

<p>Tình người được làm bằng sự có mặt và sự chân thành. Chúng ta không thể có được tình người nếu như không có sự chân thành. Khi lớn lên, khi đã kinh qua nhiều chuyện sóng gió của tuổi trẻ, ta mới thấy cuộc đời như một giấc mộng, thời gian thì cứ trôi đi vô tình. Duyên đến duyên đi đều đã được định sẵn, an bài. Có lúc là gặp nhau trong khoảnh khắc, có khi là chia tay trong ngậm ngùi. Dẫu sao cũng là để trùng phùng dịp khác đẹp hơn. Người có nhiều kỷ niệm đẹp là người có nhiều tình thương. Người có nhiều tình thương là người sống tử tế. Càng sống lâu thì phải càng tử tế với nhau. Sau này sẽ thấy tử tế nó nuôi dưỡng tâm hồn mình nhiều lắm. Bởi vì hoài niệm đẹp nhất của cuộc đời là khi mình thích “cái gì” mà không thuộc về mình nhưng mình luôn đối xử tử tế với cái đó thì tâm hồn mình là một tâm hồn rộng rãi bao dung.</p>

<p>Cho nên, bắt đầu từ hôm nay em phải sống cho bản thân mình. Làm những việc cần làm, buông những gánh nặng cần buông, quên đi những muộn phiền của quá khứ, tập cho mình có một lối sống lành mạnh để chữa lành những vết thương ngày nào. Và nhất là không đặt nặng quá vấn đề tình cảm. Có cũng được mà không thì cũng chẳng sao. Mình vui được với chính mình thì mình rộng lượng được với mọi người. Phải tập thả cho “nó” bay đi. Nếu nó trở về thì nó vốn là của mình. Còn nó bay đi mà không trở về thì căn bản nó không phải là của mình. Cái không thuộc về mình thì mình có cố nắm giữ, níu kéo cũng chẳng làm được gì, có khi lại còn tạo thêm nhiều rắc rối cho bản thân. Đôi lúc phải tự nhủ với lòng mình: Lớn rồi phải học cách bình thản. Lớn rồi phải biết quý trọng sức khỏe bản thân. Lớn rồi phải biết cám ơn cuộc đời đã cho mình thêm thời gian được sống. Lớn rồi phải tập viết ra những dòng suy nghĩ của mình lắm lúc còn hơi ngập ngừng. Lớn rồi phải biết giúp đỡ mọi người những lúc gặp khó khăn. Lớn rồi phải biết cám ơn vì mọi chuyện xung quanh mình luôn được yên bình an ổn.</p>

<p>Mười năm đi qua và mười năm trở lại. Em giờ đã có một đời sống khác. Còn anh vẫn như ngày nào, vẫn lặng lẽ an vui theo gót chân Phật. Mượn tạm câu thơ của Dalai Lama Tsangyang Gyatso để thấy rằng, học cách bình thản trước dòng đời là học cách nuôi lớn tâm hồn:</p>

<p>Gặp người, hay không gặp người</p>

<p>Ta vẫn ở đây</p>

<p>Không vui, không buồn</p>

<p>Người nhớ, hay không nhớ</p>

<p>Ta vẫn ở đây</p>

<p>Không thêm, không bớt</p>

<p>Người theo, hay không theo ta</p>

<p>Tay ta vẫn nơi người</p>

<p>Không mừng, không lụy. …</p>

<p>Tĩnh lặng, vì mười năm trước và mười năm sau đã đổi thay rất nhiều. Một người cần từ bi, và một người cần tình thương. Phải đủ vững chãi vì có lúc có những trái tim thương tổn cần một nơi để trở về nương tựa tâm hồn chính mình. Hãy nghĩ rằng cửa Phật luôn rộng mở, ai đến ai đi chỉ là tùy duyên.</p>

bộ ẩn tàng thư dantalian - tập 4

bộ ẩn tàng thư dantalian - tập 4

<p>Ẩn Tàng Thư Dantalian - Tập 4</p>

<p>Thế gian luôn tồn tại những tri thức không được phép biết đến. Chúng được ghi chép trong ảo thư, những cuốn sách nguy hiểm có khả năng làm xáo trộn luật nhân quả và những quy tắc của thế giới này. Thế nhưng, vẫn có những người chẳng thể nào kháng cự lại được sự hấp dẫn của chúng , và không rõ tự bao giờ, họ đã vượt qua ranh giới, bị những cuốn ảo thư chi phối và lạc lối. Chính vì vậy, thư viện mê cung - Ẩn tàng thư Dantalian – mới tồn tại nhằm phong ấn những cuốn ảo thư đầy quyền lực ấy…</p>

<p>Một cuốn ảo thư kỳ lạ đang lưu lạc nơi nhân gian, tình cờ lạc vào tay tên sát nhân hàng loạt Benjamin Diffring và giúp hắn vượt ngục. Có tin đồn rằng Diffring mang theo cuốn ảo thư ấy và xâm nhập vào một trường nội trú nằm ở ngoại thành, gây nên những vụ mất tích liên tiếp. Lần theo những tin đồn ấy, Huey và Dalian ghé thăm ngôi trường nọ. Tại đây, họ gặp gỡ cô nữ sinh Jessica, người cũng đang truy tìm tung tích Diffring, kẻ tình nghi gây nên sự mất tích của bạn cô. Từ những manh mối Jessica thu thập, Dalian và Huey đã giăng nên một cái bẫy để đối phó với tên tội phạm xuất quỷ nhâp thần.</p>

<p>Cuộc phiêu lưu truy tìm và phong ấn những cuốn ảo thư mạnh mẽ đầy quyền năng trong nhân thế của công chúa đọc sách Dalian và chàng kiện thủ Huey đã bước sang tập thứ tư.</p>

<p>Thaihabooks trân trọng giới thiệu!</p>

<p>Về tác giả:</p>

<p>Mikumo Gakuto</p>

<p>Sinh ra ở tỉnh Oita, sinh sống tại thành phố Yokohama. Chủ yếu viết tiểu thuyết. Về tác phẩm gần đây có thể nhắc đến Asura Crying tiểu thuyết dài kỳ thuộc Dengeki bunko.</p>

<p>Minh họa bìa</p>

<p>G-Yusuke</p>

<p>Bố cục sách:</p>

<p>Chương 1: Cuốn sách trắng</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Chương 2: Ảo khúc</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Chương 3: Cuốn sách đan duyên</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Chương đặc biệt 1: Cuốn sách thôi miên</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Chương 4: Nhà điều chế hương</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Chương đặc biệt 2: Những trắc trở của gia tinh</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Chương 5: Kẻ cắp ảo thư</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Trích dẫn:</p>

<p>"Kẻ này là Benjimin Diffring sao...?"</p>

<p>Huey chĩa khẩu súng về phía Diffring nhưng không hề kéo cò. Loại súng này không có khả năng ngắm bắn chính xác cao, nên rất ít ưu thế khi phải cận chiến với kẻ cầm dao. Nếu không thể tạo ra vết thương chí mạng cho địch thủ ngay phát bắn đầu tiên, anh hoàn toàn có khả năng bị lật ngược tình hình, rơi vào thế yếu và bị giết.

Huey nắm rõ điều này, nên anh mới chờ Diffring hành động trước để tìm sơ hở của hắn. Nhưng cũng chính vì vậy, Diffring vẫn chẳng động cựa chút gì.

Sự tĩnh lặng như đông cứng cả không khí chỉ diễn ra trong một tích tắc.

"Hi...!"

Diffring nhảy tới. Lực dậm nhảy hoàn toàn không phải của người thương. Chỉ bằng một cú nhảy đã phóng lên trên đầu Hueye, gã giáng con dao xuống từ góc chết của anh.

"Chậc."

Huey dùng thân khẩu súng lục chặn lấy mũi dao. Gương mặt vẫn thường trực nụ cười của Diffring thoáng nhăn nhím lại với chút bàng hoàng. Chắc gã không nghĩ nổi ở chốn này lại có kẻ ngăn được cú tấn công đoạt mạng của mình.

Một âm thanh chát chúa vang lên khi hai thanh kim loại va vào nhau, Huey đánh văng Diffring. Jessica chỉ biết ngẩn ra nhìn chiêu thức phòng thủ trong thoáng chốc đó. (Còn nữa)</p>

bộ ẩn tàng thư dantalian - tập 5

bộ ẩn tàng thư dantalian - tập 5

<p>Ẩn Tàng Thư Dantalian - Tập 5</p>

<p>Thế gian luôn tồn tại những tri thức không được phép biết đến. Chúng được ghi chép trong ảo thư, những cuốn sách nguy hiểm có khả năng làm xáo trộn luật nhân quả và những quy tắc của thế giới này. Thế nhưng, vẫn có những người chẳng thể nào kháng cự lại được sự hấp dẫn của chúng , và không rõ tự bao giờ, họ đã vượt qua ranh giới, bị những cuốn ảo thư chi phối và lạc lối. Chính vì vậy, thư viện mê cung - Ẩn tàng thư Dantalian – mới tồn tại nhằm phong ấn những cuốn ảo thư đầy quyền lực ấy…</p>

<p>Mới rạng sáng, Dalian và Huey đã bị Camilla đập dậy trong phòng ngủ. Đi xem đoàn tàu ma thôi! Đáng tiếc… Camilla đã bị người hầu lôi về nhà mất, rốt cuộc chỉ có hai người họ tìm tới nhà ga vắng vẻ nọ. Một đoàn tàu chở khách Pullman đặc biệt sang trọng lại xuất hiện trên tuyến đường sắt chuyên dành cho tàu chở hàng. Bọn họ nhảy lên tàu và gặp gỡ một bé gái nhỏ xíu! Chìa khóa của bí ẩn lần này lại là một cuốn bảng giờ tàu? &nbsp;&nbsp;</p>

<p>Xoay quanh những cuốn ảo thư ghi chép lại tri thức cấm, series truyện ăn khách về nàng độc cơ đã bước sang tập thứ 5!</p>

<p>Về tác giả:</p>

<p>Mikumo Gakuto</p>

<p>Sinh ra ở tỉnh Oita, sinh sống tại thành phố Yokohama. Chủ yếu viết tiểu thuyết. Về tác phẩm gần đây có thể nhắc đến Asura Crying tiểu thuyết dài kỳ thuộc Dengeki bunko.</p>

<p>Minh họa bìa</p>

<p>G-Yusuke</p>

<p>Bố cục sách:</p>

<p>Chương 1: Bảng giờ tàu</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Chương đặc biệt 1: Hoa nơi đầm nước</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Chương 2: Mèo và độc cơ</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Chương đặc biệt 2: Cuốn sách của kẻ ngốc</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Chương 3: Nhật ký hải trình</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Chương đặc biệt 3: Người quan sát</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Chương 4: Cuốn sách liên thông</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Trích dẫn:</p>

<p>"Thả tôi ra! Thả tôi ra đi. Tôi là Laice Heiring! Thợ phụ lái con tàu này."

Người đàn ông gầy gò vẫn cứ giãy giụa dữ dội trong khi tuyên bố điều kia.

"... Gì cơ?"

Vị thanh tra tròn mắt nhìn người đàn ông. Phụ lái chính là người lãnh nhiệm vụ hỗ trợ lái tàu, đồng thời là tay lái thay thế cho đoàn tàu. Đương nhiên, người phụ lái phải có mặt ở đầu tàu, không thể lượn lờ ngoài toa khách.

Nhưng người đàn ông tự xưng là Heiring kia lại đang khẩn khoản van nài vị thanh tra.

"Tôi biết! Chính mắt tôi đã chứng kiến. Con tàu này chạy như điên như loạn và rất nhiều người đã ch.ết!"

"Im đi, thằng khốn này... lại ăn nói hàm hồ rồi."

Vị thanh tra khổ sở ấn đầu kẻ đó xuống.

"Giả mạo danh tính còn nặng tội hơn đấy. Heiring là một thằng nhóc mới đôi mươi. Chứ không phải tay trung niên bẩn thỉu như mày."

Trưởng tàu hùng hổ giữ lấy chân Heiring lớn tiếng nạt nộ.

Nhưng người đàn ông lại van vỉ với vẻ mặt rất đỗi bi thương.

"Đúng, là tôi đây. Xin các vị, hãy dừng... hãy dừng ngay con tàu lại! Tôi đã nhìn thấy, vào ngày đó mười hai năm về trước!"

Những lời giải thích khốn khổ của người đàn ông gầy gò khiến nét mặt Huey rắn lại.

Mấy lời hồ ngôn loạn ngữ của ông ta gợi lên điều gì đó trong Huey.

Đoàn tàu này chính là đoàn tàu ma không thể tồn tại trong thực tế.

Chưa kể, tuyến đường sắt cao nguyên từng xảy ra một vụ tai nạn vào mười hai năm trước. Tai nạn thảm khốc với con số thương vong khổng lồ.

"Dalian... những lời anh ta vừa nói..."

"Bảng giờ tàu của Auld Bradshaw... Có vẻ là đồ thật rồi?"

Cô gái y phục đen lẩm bẩm, gương mặt trở nên vô hồn tới đáng sợ.

"Đó chính là tên của cuốn Bảng giờ tàu người đàn ông này nắm trong tay sao? Cô biết nó hả, Dalian?"

"Yes... 'Auld Bradshaw' sẽ chỉ cho chúng ta thấy giờ chạy của tất cả các chuyến tàu trong lịch sử. Bảng giờ tàu ghi chép cả quá khứ lẫn tương lai, dành cho một chuyến tàu đang, đã và sẽ tồn tại."

Huey nặng nề thở hắt ra trước những lời của Dalian.

"Một cuốn ảo thư về Bảng giờ tàu sao... vậy thì đoàn tàu..."

Người con gái áo đen gật đầu khẽ khàng.

"Đây chính là đoàn tàu đã gặp tai nạn trên tuyến đường này mười hai năm về trước."

"Có nghĩa là chúng ta đã nhảy lên một con tàu chạy trong quá khứ?"</p>

<p>(Còn nữa)</p>

true north groups - nhóm chính bắc: chiếc la bàn dẫn lối thành công

true north groups - nhóm chính bắc: chiếc la bàn dẫn lối thành công

<p>Nhóm Chính Bắc: Chiếc La Bàn Dẫn Lối Thành Công</p>

<p>Chúng ta luôn mong mỏi được chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống của mình và trao đổi chân thành với những người chúng ta tin tưởng. Đã bao giờ bạn cảm thấy cô độc giữa đám đông chưa? Bạn có từng mong mỏi được thoát khỏi những câu chuyện phiếm hời hợt và tự do thể hiện con người thật với những cảm xúc thật của mình mà không sợ bị phán xét?</p>

<p>Chúng ta cần có những người bạn để nhờ cậy và xin lời khuyên. Họ có thể giúp chúng ta phát triển bản thân và trở thành những nhà lãnh đạo giỏi hơn trong công việc, cộng đồng cũng như gia đình.</p>

<p>Chúng ta muốn mở rộng cửa trái tim mong manh của mình, nhưng liệu có thể tìm được người nào biết quan tâm đến lợi ích của chúng ta và giữ bí mật những điều chúng ta tin cậy thổ lộ với họ? Có thể tìm được ở đâu mối quan hệ sâu sắc, gần gũi thân tình, và tương trợ nhau như thế trong cuộc sống? Chúng ta có thể chia sẻ với ai những niềm vui, nỗi buồn hay tìm đến ai khi phải đối diện với những quyết định khó khăn?</p>

<p>Những thách thức chúng ta gặp phải ngày nay thường lớn đến độ chúng ta không thể hoàn toàn chỉ dựa vào bản thân hay sự giúp đỡ của cộng đồng và tổ chức để đi đúng hướng. Chúng ta cần một nhóm nhỏ mà khi ở bên họ, chúng ta có thể có những cuộc trao đổi sâu sắc và chia sẻ thành thật về những điều quan trọng nhất trong cuộc sống của mình – về hạnh phúc và nỗi buồn, về niềm hy vọng và nỗi sợ hãi, về niềm tin và những quan niệm của chúng ta.</p>

<p>Những nhóm này là nhóm Chính Bắc, vì họ giúp chúng ta đi đúng hướng. Là nhóm đại diện cho những gì quan trọng nhất đối với chúng ta trong cuộc sống: niềm tin, những giá trị chúng ta trân trọng, đam mê, động lực sống, và niềm hạnh phúc. Nhóm là kim chỉ nam giúp mỗi người nói chung và nhà lãnh đạo nói riêng đi đúng đường. Nó thể hiện con người chúng ta ở góc độ sâu thẳm nhất.</p>

<p>Phần lớn chúng ta thường xuyên bị những yếu tố ngoại lai tác động, gây sức ép khiến chúng ta đi chệch hướng. Hoặc cũng có khi chúng ta bị những phần thưởng bề ngoài như tiền bạc, quyền lực, sự công nhận của xã hội mê hoặc, và cuối cùng đi sai đường.</p>

<p>Giáo sư Bill George và người bạn của ông, Doug Baker, đã cùng nhau viết cuốn sách Nhóm Chính Bắc với mục đích hướng dẫn cho những ai đang mong muốn xây dựng các nhóm hỗ trợ cho riêng mình để vươn tới những đỉnh cao trong kinh doanh cũng như cuộc sống.</p>

<p>Mục lục:</p>

<p>Lời giới thiệu</p>

<p>Lời nói đầu</p>

<p>Giới thiệu: tìm kiếm chiều sâu và sự gần gũi trong cuộc sống</p>

<p>Chương 1: Nhóm Chính Bắc</p>

<p>Chương 2: Phát triển bản thân và nâng cao năng lực lãnh đạo</p>

<p>Chương 3: Thành lập nhóm</p>

<p>Chương 4: Thiết lập nguyên tắc</p>

<p>Chương 5: Xáo động</p>

<p>Chương 6: Hoạt động</p>

<p>Chương 7: Cải tổ nhóm</p>

<p>Nguồn lực 1: Chương trình cho nhóm mới thành lập (12 chủ đề đầu tiên)</p>

<p>Nguồn lực 2: Các ý tưởng khác về chương trình hoạt động của nhóm</p>

<p>Nguồn lực 3: Cuộc họp đầu tiên của nhóm</p>

<p>Nguồn lực 4: Bản cam kết thành viên</p>

<p>Nguồn lực 5: Hình thức tổ chức cuộc họp</p>

<p>Nguồn lực 6: Những nguyên tắc nền tảng cho các cuộc thảo luận nhóm</p>

<p>Nguồn lực 7: Hướng dẫn điều hành nhóm</p>

<p>Nguồn lực 8: Khảo sát sự hài lòng của thành viên</p>

<p>Nguồn lực 9: Các kỳ nghỉ của nhóm</p>

<p>Nguồn lực 10: Bổ sung thành viên mới vào nhóm</p>

<p>Nguồn lực 11: Đóng góp và tiếp thu ý kiến phản hồi</p>

<p>Nguồn lực 12: Quá trình nghiên cứu</p>

<p>Thông tin tác giả:</p>

<p>Bill George là giảng viên chính về lãnh đạo của Trường Kinh doanh Harvard từ năm 2004 đến nay. Ông từng là thành viên hội đồng quản trị của ExxonMobil và Goldman Sachs. Các bài viết của ông thường xuyên xuất hiện trên những tạp chí uy tín như Wall Street Journal, New York Times, Fortune…</p>

<p>Doug Baker lấy bằng MBA tại trường Cao học Kinh doanh Stanford. Với vai trò nhà cố vấn, ông đã và đang giúp nhiều đội nhóm trên thế giới phát triển và làm việc hiệu quả hơn.</p>

<p>Trích đoạn sách:</p>

<p>NHÓM CHÍNH BẮC</p>

<p>Nhóm Chính Bắc bao gồm 6-8 người gặp nhau thường xuyên để chia sẻ về những khó khăn của mỗi cá nhân và thảo luận về những câu hỏi quan trọng trong cuộc sống. Vào các thời điểm khác nhau, nhóm Chính Bắc có thể đóng vai trò là người nuôi dưỡng, người kết nối, sứ giả của sự thật và tấm gương phản chiếu. Cũng có lúc nhóm mang đến những thách thức hay lời động viên, khích lệ. Lý tưởng nhất, các thành viên trong nhóm sẽ đóng vai trò huấn luyện viên và cố vấn cho nhau.</p>

<p>Đặc điểm nổi bật của nhóm Chính Bắc là sự tin tưởng cao độ giữa các thành viên, điều chắc hẳn rất khó tìm được ở nơi làm việc hay thậm chí trong cộng đồng của bạn. Khi bạn nghi ngờ chính mình, nhóm sẽ giúp bạn có được lòng dũng cảm và khả năng đương đầu với thách thức. Sự tin tưởng trong nhóm cho phép tất cả các thành viên được thoải mái chia sẻ với nhau dựa trên một cam kết chung là bảo vệ sự kín đáo nghiêm ngặt cho nhóm.</p>

<p>Nhóm sẽ gợi mở trong bạn niềm tin về những vấn đề trọng đại trong cuộc sống và giúp bạn suy nghĩ thông suốt về những thách thức bản thân đang phải đối mặt. Các thành viên trong nhóm sẽ đưa ra cho bạn những góp ý mang tính xây dựng vào lúc bạn cần đến chúng nhất. Quan trọng nhất, nhóm là nơi trú ẩn an toàn khi bạn gặp phải những khó khăn, căng thẳng hay đau khổ – điều mà tất cả chúng ta đều có đôi lần trải qua.</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>NHÓM CHÍNH BẮC CỦA CHÚNG TÔI</p>

<p>Để hiểu rõ hơn về nhóm Chính Bắc cũng như cách hoạt động của nó, hãy bàn kỹ hơn về nhóm chúng tôi thành lập vào mùa xuân năm 1975. Sau kỳ nghỉ cuối tuần cùng nhau, tám người chúng tôi nghĩ cách để tiếp tục duy trì bầu không khí cởi mở, sẻ chia và gần gũi cho cả nhóm.</p>

<p>Chúng tôi quyết định gặp nhau hằng tuần ở phòng khách của một nhà thờ trong vùng vào các buổi sáng thứ Tư, từ 7h15 đến 8h30. 36 năm sau, đến nay nhóm vẫn gặp nhau vào thứ Tư hằng tuần ở chỗ hẹn cũ. Ba thành viên ban đầu hiện vẫn tham gia sinh hoạt cùng nhóm, và có thêm một số thành viên mới. Một thành viên đã qua đời, một người ly hôn và rời nhóm, một số khác không còn ở thành phố này.</p>

<p>Nhóm hiện tại của chúng tôi bao gồm hai luật sư, năm doanh nhân và một kiến trúc sư. Mỗi người đều đóng góp cho nhóm một góc nhìn độc đáo về cuộc sống, đức tin và nhân sinh. Tuy có sự khác biệt lớn trong suy nghĩ và đức tin, nhưng chúng tôi đều cam kết chia sẻ với nhau thật thoải mái về cuộc sống của mình, tôn trọng những điểm khác biệt, và trao đổi về những thách thức và khó khăn mỗi người gặp phải.</p>

<p>TẦM QUAN TRỌNG CỦA NHÓM ĐỐI VỚI CÁC THÀNH VIÊN</p>

<p>Đâu là chất keo giúp nhóm gắn bó với nhau suốt bao năm qua? Thành viên Peter Gillette, cựu chủ tịch một ngân hàng lớn, nói: “Đó là sự kết hợp kỳ lạ giữa con người, bối cảnh, trải nghiệm, sự tôn trọng lẫn nhau và khiếu hài hước.” Sự linh hoạt về các chủ đề tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi tự do thể hiện cá tính và thoải mái chia sẻ.</p>

<p>Ở đây có sự gắn bó, có tình cảm bạn bè và sự tin cậy. Chính sự khác biệt giữa chúng tôi đã trở thành chất xúc tác khiến các cuộc trao đổi thú vị hơn. Doanh nhân Tom Schaefer giải thích: “Ngoài gia đình, nhóm đã trở thành cộng đồng quan trọng nhất trong cuộc sống của tôi.” Ông nói thêm:</p>

<p>Đó là một cộng đồng gồm bảy người anh em đã giúp tôi định hướng cuộc sống của mình xét ở các khía cạnh đời sống tâm linh, công việc và phát triển bản thân. Cộng đồng này liên tục thách thức những quan điểm của tôi về cuộc sống, các giá trị và linh hồn. Nhóm là nơi an toàn để tôi khám phá, chiêm nghiệm về những đề tài này, và tìm hiểu suy nghĩ của người khác về các vấn đề quan trọng.</p>

<p>Tôi coi những người anh em này là ban cố vấn đặc biệt của mình, vì họ hướng dẫn cho tôi rất nhiều về cuộc sống. Nhóm đóng vai trò quan trọng đến mức có nhiều lần tôi nghỉ việc một phần vì muốn được ở lại với nhóm. </p>

<p>Tôi biết mình sẽ không gặp được một nhóm như thế này ở nơi khác. Tôi luôn muốn cảm thấy tự hào khi nói về công việc và hành động của mình trước mặt bạn bè trong nhóm, vì vậy tôi thường tự hỏi liệu nhóm sẽ phản ứng ra sao về những gì tôi đang cân nhắc. Điều đó mang lại cho tôi một chiếc la bàn về đạo đức, một cách để kiểm tra khả năng phân biệt đúng sai của tôi.</p>

bộ chuyện tình thanh xuân bi hài của tôi quả nhiên là sai lầm - tập 10

bộ chuyện tình thanh xuân bi hài của tôi quả nhiên là sai lầm - tập 10

<p>Chuyện Tình Thanh Xuân Bi Hài Của Tôi Quả Nhiên Là Sai Lầm - Tập 10</p>

<p>Chuyện tình thanh xuân bi hài của tôi quả nhiên là sai lầm. (tên gốc: Yahari Ore no Seishun Rabukome wa Machigatteiru., gọi tắt là Oregairu), là một trong những series light novel ăn khách nhất trong vòng 20 năm trở lại đây, bộ truyện được viết bởi tác giả trẻ Wataru WATARI, do họa sĩ Ponkan8 vẽ minh họa và được xuất bản bởi NXB nổi tiếng Shogakukan.</p>

<p>Chuyện tình thanh xuân bi hài của tôi quả nhiên là sai lầm. đã dành giải light novel hay nhất của bảng xếp hạng uy tín Kono light novel ga sugoi! trong 3 năm liên tiếp là 2014, 2015 và 2016. Bên cạnh đó, nam chính và nữ chính của series này là Hachiman và Yokin oshita cũng đoạt giải nam nữ chính được yêu thích nhất trong các năm đó. Họa sĩ minh họa Ponkan8 với những bức tranh minh họa đẹp và sinh động của mình cũng được bình chọn là họa sĩ minh họa được yêu thích nhất trong năm 2015. Đến thời điểm hiện tại, series đã kết thúc với 14 tập, nhưng số sách bán ra đã vượt mốc 10 triệu bản.</p>

<p>Nghỉ đông. Thời điểm những ngày cuối năm thành thơi và tiếp đến sẽ là năm mới. Do phải ra ngoài nhiều hơn tưởng tượng để đi lễ đầu thi đỗ và mua sắm nên ngay đầu năm, Hachiman đã gặp phải Yukinoshita Haruno, Hayama Hayato và… Sau những khoảng thời gian đã trải qua cùng với nhau, có thể thấy rằng mọi người đã biết về nhau chút ít. Thế nhưng hẳn vẫn còn rất nhiều điều mà họ chưa hề biết đến. Cả bây giờ, cả từ giờ về sau cũng vậy. Chỉ còn chút ít thời gian nữa là năm lớp Mười Một sẽ kết thúc. Càng muốn trân trọng quãng thời gian này bao nhiêu, mọi người càng nhút nhát bấy nhiêu. Dù có suy nghĩ đến mức nào cũng không tìm ra được câu trả lời. Dù có chạy lâu cỡ nào cũng không tìm ra được câu trả lời. Dù có chạy lâu cỡ nào cũng không tìm thấy đích. Những mối quan hệ mới, khoảng thời gian mới dành cho những cô cậu này lại bắt đầu.</p>

<p>Tập thứ 10 của Chuyện tình thanh xuân bi hài của tôi quả nhiên là sai lầm.</p>

<p>Về tác giả:</p>

<p>Wataru WATARI </p>

<p>Sinh năm 1987. Nhóm máu A, cung Bảo Bình. Thường bị phê phán là dáng vẻ bận bịu và thiếu ngủ của mình khiến cho người khác rất khó chịu nhưng tôi có muốn thế đâu, phần lớn những lúc như vậy chỉ đơn thuần là tín hiệu SOS mà thôi. Tuy tinh thần tôi yếu ớt nhưng thể lực tôi lại mạnh mẽ đến mức thừa thãi</p>

<p>Ponkan 8</p>

<p>Đến mùa nằm dưới bàn sưởi ăn kem rồi</p>

<p>Bố cục sách:</p>

<p>Ghi chép thứ nhất: Có lẽ, đó chẳng phải lời bộc bạch của ai cả.</p>

<p>Chương 1: Cuối cùng thì Hikigaya Komachi cũng đi cầu nguyện</p>

<p>Chương 2: Như mọi khi, Yukinoshita Haruno lại đến phá bĩnh</p>

<p>Chương 3: Chẳng biết từ bao giờ, Isshiki Iroha đã trở thành khách quen</p>

<p>Chương 4: Dẫu vậy, Miura Yumiko vẫn muốn được biết</p>

<p>Chương 5: Cho tới ngày ấy, Totsuka Saika vẫn sẽ đợi</p>

<p>Chương 6: Yukinoshita Haruno lộng lẫy tan biến vào trong bóng tối</p>

<p>Ghi chép thứ hai: Hoặc có thể, đó là lời bộc bạch của tất cả mọi người</p>

<p>Chương 7: Lúc nào Hayama Hayato cũng đáp ứng kỳ vọng của mọi người</p>

<p>Chương 8: Cứ thế, quá khứ và tương lai của mọi người hoà lẫn vào nhau rồi tập kết ở hiện tại</p>

<p>Ghi chép thứ ba: Nếu như vậy thì đó là lời bộc bạch của ai đây</p>

<p>Chương 9: Nhưng rồi, Yukinoshita Haruno đã nói như thế này</p>

<p>Lời bạt</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Trích dẫn:</p>

<p>“Hikigaya, cậu... bị thương à?”</p>

<p>Yukinoshita nheo mắt lại với vẻ thương tâm khi liếc về phía đôi chân của tôi.</p>

<p>“Ờ, một chút thôi.”</p>

<p>Tôi không thể nói mình bị vướng chân vào nhau rồi ngã lăn ra được. Nghe tệ lắm. Với lại như thế thì giống hệt như lúc nạn nhân của một vụ bạo hành gia đình đang viện cớ còn gì. Kiểu như “Không phải đâu! Vết thương này là do bị ngã thôi mà!” ấy. Không thể để cậu ta lo lắng thừa thãi rằng tôi đang bị bạo hành gia đình được.</p>

<p>“Đáng lẽ cậu phải sơ cứu ở đấy luôn chứ. Chỗ đó cũng có nhân viên y tế mà.”</p>

<p>“Lúc tôi đến đích thì không còn ai nữa rồi...”</p>

<p>Nghe tôi trả lời vậy, Yukinoshita bèn chống tay lên trán và bắt đầu suy nghĩ.</p>

<p>“Có vẻ hơi không đúng lúc nhỉ?.. Hay là tại số cậu đen. Hoặc cũng có thể là do đôi mắt của cậu nữa.”</p>

<p>“Ờ thì tôi xấu cả tính cách lẫn tâm hồn đấy. Mà chỗ thuốc sát trùng này có được tự ý sử dụng không nhỉ?”</p>

<p>Tôi vừa hỏi, vừa lướt qua mấy kệ thuốc không hề có khoá.</p>

<p>Nghe thấy vậy, Yukinoshita thở dài.</p>

<p>“Thậm chí đến cách hành xử của cậu cũng xấu nữa.”</p>

<p>Yukinoshita đứng dậy, vẫy tay đuổi tôi tránh khỏi kệ thuốc, sau đó lấy thuốc sát trùng và băng ra rồi chỉ vào chiếc ghế trước mặt.</p>

<p>“Ngồi xuống chỗ kia đi.”</p>

<p>“Thôi không cần đâu, chừng này tôi cũng tự làm được.”</p>

<p>“Cứ để đấy.”</p>

<p>Tuy không can tâm cho lắm nhưng tôi cũng ngồi xuống đúng như những gì được bảo. Sau đó, Yukinoshita cũng di chuyển tới trước mặt chiếc ghế mà tôi vừa ngồi xuống.</p>

<p>Cậu ta đưa tay lại gần chân tôi và bắt đầu sát trùng vết thương. Mùi thuốc sát trùng xộc vào mũi tôi. Lúc Yukinoshita cúi xuống, tôi ngửi thấy được mùi dầu gội thoang thoảng.</p>

<p>Mỗi lần tấm khăn có tẩm thuốc sát trùng chà vào vết thương của tôi, một cơn đau âm ỉ lại chạy dọc trong tôi. Cậu ta có lẽ cũng không quen với việc chữa trị vết thương kiểu này cho lắm. Do cậu ta quá tay nên thỉnh thoảng thuốc sát trùng lại khiến vết thương của tôi đau nhói.</p>

<p>“Á, khoan, đau, đau quá đấy...”</p>

<p>“Đang sát trùng thì làm sao mà tránh được. Đương nhiên là việc này phải có hiệu quả với cậu rồi, Hikigaya à.”</p>

<p>“Này, cậu đừng có coi người khác như vi khuẩn thế nữa có được không?”</p>

<p>“Như thế mới chứng tỏ cái này có tác dụng. Ráng chịu đi.”</p>

<p>Cái này là lý luận “thuốc đắng dã tật” đấy à? Chẳng đáng tin chút nào. Đắng mà đã tốt thì cuộc đời tôi chắc hẳn phải tuyệt vời lắm rồi ấy chứ.</p>

<p>Nói thì nói vậy nhưng có lẽ Yukinoshita cũng đã để ý đôi chút vì tôi thấy cậu ta chạm vào vết thương nhẹ hơn, hành động cũng cẩn thận hơn. Giờ thì tôi lại cảm thấy nhột, thành ra tôi phải cố ấn người mình xuống để không bị giật thót lên.</p>

<p>Cả hai đều im lặng đến tận lúc cậu ta sát trùng xong vết thương đã lan rộng của tôi. Dần dà tôi cũng quen được với cảm giác đau âm ỉ ấy và cơ thể tôi cũng thả lỏng dần. Sau khi quấn thêm một hai lớp băng nữa, Yukinoshita mới ngập ngừng lên tiếng.</p>

<p>“Hình như lúc nãy cậu có chạy cùng Hayama... Cậu hỏi được điều gì rồi à?”</p>

<p>“Ờ. Ít nhất thì cậu ta cũng không chọn khối tự nhiên...”</p>

<p>Do không nghĩ ra cách nói nào chính xác hơn nên tôi đành đưa ra một câu trả lời mập mờ. Nghe thấy thế, Yukinoshita cười khúc khích.</p>

<p>“Nghe kỳ vậy. Xong rồi đấy.”</p>

<p>Yukinoshita thở phào với vẻ thỏa mãn rồi ngẩng đầu lên. Hành động đó khiến cho khuôn mặt của chúng tôi gần nhau tới mức sắp sửa chạm vào nhau đến nơi.</p>

<p>“...”</p>

<p>Cả hai đều ngớ người ra trong tư thế hiện tại.</p>

<p>Cậu ta có làn da trắng như tuyết mùa Đông, đôi mắt đen dịu dàng long lanh, hàng lông mi dài khẽ lay động khi nháy mắt, cái mũi xinh đẹp và hơi thở đang thoát ra từ khoé miệng cậu ta.</p>

<p>Mái tóc dài óng ả của Yukinoshita buông xuống khi đôi vai mỏng manh của cậu ta run lên một cái.</p>

<p>Tôi vội vã ngước mặt lên trần và đổ người về phía sau để giữ khoảng cách. Vết thương của tôi đau nhói lên.</p>

<p>“À, cảm ơn cậu nhé.”</p>

<p>“Không sao, có gì to tát đâu mà.”</p>

<p>Tôi cảm ơn cậu ta để đánh trống lảng. Yukinoshita cũng ngồi lại lên ghế và quay mặt đi chỗ khác.</p>

<p>Kể từ lúc đó, sự im lặng bao trùm trong phòng y tế.</p>

<p>Tôi chẳng có việc gì để làm nên đành liếc nhìn chỗ băng cậu ta đã quấn cho tôi khi nãy. Nút buộc của miếng băng hiện đang tạo thành hình cái nơ. Trông cũng đáng yêu đấy chứ.</p>

<p>Tôi bật cười khi trông thấy nút buộc hình cái nơ ấy. Tâm trạng của tôi dần trở nên thoải mái hơn.</p>

<p>Tôi ngồi cách lưng ghế ra một chút và bắt đầu vươn vai. Chắc là do cảm thấy tư thế đó của tôi quá lạ lùng nên Yukinoshita hơi nghiêng đầu.</p>

<p>Tự nhiên giờ tôi lại muốn hỏi thử Yukinoshita.</p>

<p>“Này, tôi có được hỏi xem định hướng tương lai của cậu là gì không?”</p>

<p>Yukinoshita tỏ vẻ hơi hoang mang khi nghe tôi hỏi vậy. Cậu ta định ôm cằm để ra chiều suy nghĩ nhưng lại ngừng lại giữa chừng khi đưa tới trước ngực.</p>

<p>“Tôi học chương trình quốc tế nên chọn khối tự nhiên hay xã hội cũng không liên quan cho lắm...”</p>

<p>“Cũng phải. Tôi chỉ muốn hỏi thử xem sao thôi. Cậu đừng để bụng.”</p>

<p>Câu trả lời ấy cũng từa tựa như những gì tôi đã dự đoán, cơ mà tôi cũng thấy thoả mãn rồi. Có lẽ đây cũng là một kiểu tự thoả mãn.</p>

<p>Tôi nói vậy để gạt chuyện này đi, thế nhưng Yukinoshita đã đặt cánh tay hiện đang không làm gì kia lên đầu gối rồi hơi cúi mặt xuống nhìn tôi.</p>

<p>“Đây là lần đầu tiên cậu hỏi về những chuyện như vậy đấy nhỉ?”</p>

<p>“Thế hả?”</p>

<p>Tôi nói vậy rồi giả ngơ.</p>

<p>Từ trước tới giờ tôi có rất nhiều cơ hội để hỏi về những chuyện vô cùng cá nhân như thế, nhưng lần nào tôi cũng tự vẽ ra ranh giới và không bao giờ chịu vượt qua chúng. Lý do là vì tôi luôn cho rằng mình không được phép làm việc đó.</p>

<p>Yukinoshita hắng giọng một cái rồi liếc vào mắt tôi giống như đang cố gắng dò xét.</p>

<p>“Tạm thời thì tôi quyết định chọn khối xã hội.”</p>

<p>“Thế à.” “Ừ. Vậy tức là... tạm thời mọi người vẫn được ở cùng nhau.”</p>

<p>Nói xong, Yukinoshita mỉm cười. Nụ cười ấy trông giống hệt như cách một cô bé mỉm cười khi sắp được ra ngoài chơi.</p>

<p align="right">&nbsp;(Còn nữa)</p>

châm cứu bàn tay - vừa dễ vừa hay

châm cứu bàn tay - vừa dễ vừa hay

<p>Châm Cứu Bàn Tay – Vừa Dễ Vừa Hay</p>

<p>Kể từ sau khi được xuất bản tại Hàn Quốc vào năm 2012 cho đến nay, cuốn “Châm cứu bàn tay - vừa dễ vừa hay” thực sự đã nhận được sự quan tâm và yêu mến từ rất nhiều độc giả.</p>

<p>Nếu trước đây, ở Hàn Quốc, phương pháp chữa trị các loại bệnh đều được hiểu chung là “Tây y” thì thời gian gần đây, những khái niệm như y học thay thế, y học bổ sung đang dần được nhắc đến nhiều hơn trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Những phương pháp chữa bệnh có tác động trực tiếp đến cơ thể con người – một vũ trụ thu nhỏ kỳ diệu và thần bí – khi áp dụng lên người bệnh cần phải “tuyệt đối” không có tác dụng phụ hay sự nguy hiểm, đồng thời phải dễ thực hiện. Vì vậy, để ngày càng nhiều người có cơ hội tiếp cận với phương pháp châm cứu bàn tay, chúng tôi đã tập trung chọn ra những phương pháp châm cứu cần thiết nhất trong sinh hoạt hằng ngày.</p>

<p>Phương pháp châm cứu bàn tay có ba nguyên lý cơ bản. Trước hết, bàn tay được gọi là phiên bản thu nhỏ của cơ thể người. Trên bàn tay có 14 kinh mạch và 345 huyệt điều chỉnh chức năng của các tạng. Thêm nữa, năm ngón tay, mỗi ngón lại có mối liên hệ với ngũ tạng (can, tâm, tỳ, phế, thận). Từ ba nguyên lý cơ bản này, các phương pháp quản lý, chẩn đoán và chữa trị theo từng giai đoạn được triển khai. Những kết quả kiểm chứng lâm sàng cho thấy phương pháp châm cứu bàn tay mang lại hiệu quả vượt trội trong việc kiểm soát và chữa trị các bệnh về thần kinh, cao huyết áp, bệnh về tim mạch v.v..</p>

<p>Những từ ngữ được sử dụng trong cuốn sách này cũng không phải là những từ chuyên ngành y học khó hiểu mà đều là những từ ngữ thường dùng trong sinh hoạt hằng ngày, được các bác sỹ sử dụng khi giải thích cho bệnh nhân hiểu. Bởi vì nếu sử dụng những thuật ngữ chuyên môn liên quan đến việc chẩn đoán, kê đơn, chữa trị thì có thể khiến cho độc giả bối rối, khó suy đoán được ý nghĩa của chúng.</p>

<p>Mặc dù trong phương pháp châm cứu bàn tay còn có phương pháp kê đơn theo từng giai đoạn và phương pháp chẩn đoán bệnh chính xác, tuy nhiên cuốn sách này sẽ chỉ giới thiệu đến độc giả những phương pháp hỗ trợ chữa trị những căn bệnh đang ở giai đoạn đầu hoặc đang trong thời kỳ tiềm tàng. Bởi vì cuốn sách này không phải là một tài liệu chuyên khoa hay một luận văn mang tính học thuật. Do đó, tôi hi vọng rằng sau khi áp dụng những phương pháp được giới thiệu trong cuốn sách này, nếu các bạn độc giả thấy các triệu chứng của mình không có dấu hiệu thuyên giảm nhiều, hay không được chữa khỏi hoàn toàn thì cũng đừng vội nghi ngờ về hiệu quả chữa bệnh của phương pháp châm cứu bàn tay. Có một điều tôi có thể chắc chắn, đó là nếu kết hợp phương pháp châm cứu bàn tay với những phương pháp điều trị khác như điều trị chuyên sâu tại bệnh viên thì sẽ thu được kết quả rõ rệt hơn hẳn.</p>

<p>Nếu có thể, tôi hi vọng rằng thông qua cuốn sách này, các bạn độc giả có thể hiểu được tầm quan trọng của đôi bàn tay, nắm bắt được phương pháp chăm sóc sức khỏe thông qua bàn tay và có một cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh. Sẽ không có gì khiến tôi cảm thấy có ý nghĩa hơn việc cuốn sách này có thể giúp những người mắc những căn bệnh mạn tính giảm bớt được ít nhiều nỗi đau mà họ đang ngày ngày phải chịu đựng. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến ban biên tập của nhà xuất bản Nexus, những người đã rất nhiệt tình, tỉ mỉ biên tập để cuốn sách này có thể được xuất bản.</p>

<p>Mục lục:</p>

<p>Lời mở đầu: Bàn tay ta chứa đựng những điều thần bí của cơ thể 7</p>

<p>Chương 1: Phương pháp châm cứu bàn tay ai cũng học được dễ dàng 11</p>

<p>1. Kỷ nguyên mới của nền y học gia đình thế giới 13</p>

<p>2. Châm cứu bàn tay 1 phút mỗi ngày, cả ngày dài sẽ trở nên sảng khoái 33</p>

<p>3. Những căn bệnh của con người trong xã hội hiện đại, chăm sóc sức khỏe bằng châm cứu bàn tay 43</p>

<p>Chương 2: Châm cứu bàn tay, phương pháp tự bảo vệ sức khỏe 53</p>

<p>1. Những điều cơ bản của châm cứu bàn tay – phương pháp giúp giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi 55</p>

<p>2. Châm cứu tay để chăm sóc sức khỏe căn bản, cần thiết cho sinh hoạt thường ngày 65</p>

<p>3. Châm cứu bàn tay để giữ gìn vẻ đẹp 73</p>

<p>4. Vệ sĩ sức khỏe trong lòng bàn tay – Quản lý lục phủ ngũ tạng 85</p>

<p>Chương3: Châm cứu bàn tay - phương pháp bảo vệ sức khỏe cho gia đình 105</p>

<p>1. Phương pháp châm cứu phục hồi sinh lực cho người chồng 107</p>

<p>2. Phương pháp châm cứu để yêu thương, săn sóc vợ 119</p>

<p>3. Châm cứu bàn tay dành cho học sinh đang ôn thi và trẻ nhỏ 135</p>

<p>4. Phương pháp châm cứu vì một cuộc sống 145</p>

<p>5. khỏe mạnh cho cha mẹ 145</p>

<p>Chương 4: Nếu có kiến thức, châm cứu là một tủ thuốc gia đình vô cùng cần thiết 165</p>

<p>1. Các biện pháp cấp cứu cần thiết trong gia đình 167</p>

<p>2. Châm cứu bàn tay theo từng bệnh 179</p>

<p>3. Châm cứu bàn tay tùy theo triệu chứng 193</p>

<p>4. Câu chuyện về châm cứu bàn tay 206</p>

<p>5. Câu chuyện về châm cứu bàn tay 207</p>

<p>Trích đoạn sách:</p>

<p>Người có bàn tay khỏe mạnh thì đầu óc cũng sáng suốt</p>

<p>Bàn tay là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng của cơ thể người, là bộ phận sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật, sử dụng vô vàn những đầu dây thần kinh cực nhỏ để vận động và tiếp nhận thông tin, tri thức. Đặc biệt, bàn tay có mối liên hệ vô cùng mật thiết với đại não. Mặc dù đại não và bàn tay có cấu tạo giải phẫu hoàn toàn độc lập nhưng bàn tay người chỉ hoạt động khi nhận được mệnh lệnh từ đại não, và thông thường, những thông tin tiếp nhận từ bàn tay cũng chỉ được truyền về đại não.</p>

<p>Trong số các vùng chức năng của đại não, có tới hơn một nửa là các vùng quản lý hoạt động của bàn tay. Do đó, nếu chúng ta sử dụng nhiều đến bàn tay thì có thể gián tiếp kích thích hoạt động của đại não. Cũng có nghĩa là người có bàn tay khỏe mạnh là người có đại não khỏe mạnh, đại não khỏe mạnh có nghĩa là thân thể khỏe mạnh. Vì vậy, có thể nói, bàn tay khỏe mạnh chính là bàn tay đẹp nhất.</p>

<p>Dấu hiệu của bàn tay khỏe mạnh:</p>

<p>1. Khi duỗi hay nắm các ngón tay lại cũng đều rất tự nhiên</p>

<p>2. Các khớp ngón tay và cổ tay không bị sưng hay nhiễm trùng</p>

<p>3. Khi cầm nắm đồ vật đều có lực</p>

<p>4. Không gặp phải khó khăn gì khi thực hiện động tác xoay cổ tay</p>

<p>5. Lòng bàn tay có màu hơi ánh hồng</p>

<p>6. Màu sắc ở mu bàn tay hơi nâu vàng so với lòng bàn tay (Mu bàn tay có màu trắng bệch hoặc quá đỏ hay quá vàng đều không phải là bàn tay khỏe mạnh.)</p>

<p>7. Không bị viêm, bị thương hay phù nề</p>

<p>8. Không có những đường kẻ sọc trên móng tay và hình bán nguyệt nhỏ trên mỗi móng tay (Móng tay giòn, dễ gãy hay bị bật móng, màu sắc tối hoặc trắng bệch đều không phải là bàn tay khỏe mạnh.)</p>

<p>9. Có các chỉ tay và vân tay rõ ràng</p>

<p>10. Có sự mềm dẻo, có thể bẻ các ngón tay ra sau (Cơ thể của những người này cũng rất mềm dẻo và khỏe mạnh.)</p>

<p>11. Độ dài các ngón tay tương đối đồng đều (Nếu có một ngón tay nào đó quá ngắn hoặc quá cong thì không phải là bàn tay khỏe mạnh.)</p>

<p>12. Trên tất cả, bàn tay khỏe mạnh là bàn tay ấm áp, mềm mại và không có vết chai sần</p>

<p>Người có bàn tay giống như miêu tả ở trên thì có thể được coi là một người khỏe mạnh. Đặc biệt, trong châm cứu bàn tay, bàn tay là bộ phận có thể dễ dàng chữa những căn bệnh trên cơ thể nên bàn tay còn có thể gọi là món quà đẹp đẽ mà tạo hóa ban cho con người.</p>

<p>Tay là phiên bản thu nhỏ của cơ thể người</p>

<p>Có một lý luận rất thú vị cho rằng trên mỗi bộ phận cơ thể người đều có một “con người” trọn vẹn đang được đề xuất và lan truyền ngày càng phổ biến. Một tiến sỹ ở xã Noisy-le-Grand, Pháp đã tập trung vào việc hình dáng tai của con người đồng nhất với hình dáng cuộn mình trong bụng mẹ của bào thai để từ đó phát triển phương pháp nhĩ châm (耳針). Trong nhân tướng học có phương pháp Tiểu nhân hình pháp (小人形法), phân chia toàn bộ cơ thể người vào các vị trí trên khuôn mặt. Lý thuyết của phương pháp này cho rằng trán tương ứng với khuôn mặt, hai bên mắt tương ứng hai tay, mũi tương ứng với phần bụng, xung quanh miệng tương ứng bộ phận sinh dục, đường pháp lệnh hai bên miệng (còn gọi là nếp nhăn hình chữ bát) tương ứng với hai chân.</p>

<p>Cũng có phương pháp kích thích các huyệt vị dựa trên lý thuyết cho rằng bàn chân cũng tương ứng với cơ thể người. Gần đây còn xuất hiện lý thuyết cho rằng các bộ phận của hàm răng cũng tương ứng và có sự liên kết với các tạng của cơ thể.</p>

<p>Các ngón tay là phát ngôn viên của ngũ tạng</p>

<p>Khi nói về con cái, người xưa có câu “Con nào cũng là con”. Tình yêu của cha mẹ đối với các con đều giống nhau, không có yêu ai nhiều hơn hay ít hơn. Nhưng trong châm cứu bàn tay thì trong năm ngón tay, chỉ cần một ngón tay có biểu hiện lạ cũng có thể phá vỡ sự cân bằng của sức khỏe. Lý do là vì mỗi ngón tay có liên hệ mật thiết tới ngũ tạng. Tức là ngón cái tương ứng với can (gan), ngón trỏ tương ứng với tâm (tim), ngón giữa tương ứng với tỳ, ngón áp út tương ứng với phế (phổi), ngón út tương ứng với thận và tử cung.</p>

<p>Do đó, nếu trên ngón tay có vết thương hoặc vết sẹo, dị hình hay bị nấm trên móng tay thì dần dần, chức năng của tạng phủ tương ứng với ngón tay đó sẽ xấu đi. Lúc này, để ngăn chặn trước việc chức năng của các tạng phủ bị suy giảm, có thể đeo nhẫn bấm huyệt (nhẫn bạc, nhẫn có gai châm cứu) vào các ngón tay tương ứng.</p>

<p>Với nữ giới, những người có ngón út rất ngắn hoặc trắng bệch thì nhiều trường hợp là bị bệnh về tử cung hoặc bị đau bụng do kinh nguyệt. Trong trường hợp này, nếu đeo nhẫn bấm huyệt vào ngón út thì sẽ đỡ hơn rất nhiều. Nếu không có nhẫn bấm huyệt thì chúng ta có thể thử sử dụng giấy nhôm bọc thực phẩm. Đầu tiên, gập miếng giấy nhôm bọc thực phẩm lại nhiều lần thành một thanh dài, mảnh, sau đó quấn lên một vật có hình trụ tròn như cái bút bi thì thanh giấy nhôm sẽ tạo thành hình lò xo. Đeo chiếc lò xo này lên tay sẽ có hiệu quả trong chốc lát. Vì các ngón tay có liên hệ mật thiết với ngũ tạng và bàn tay là phiên bản thu nhỏ của cơ thể nên giữ gìn và bảo vệ đôi tay thật tốt chính là một phương pháp giúp bảo vệ cơ thể.</p>

hướng đi của đạo bụt cho hòa bình và sinh môi

hướng đi của đạo bụt cho hòa bình và sinh môi

<p>“Mỗi người chúng ta đều có thể đóng góp một cái gì đó cho công việc bảo vệ và chăm sóc hành tinh xinh đẹp của chúng ta. Phải sống như thế nào để con cháu chúng ta có một tương lai tươi sáng, đó là gia tài đích thực ta để lại cho con cháu chúng ta”. Lời dạy của thầy Thích Nhất Hạnh.</p>

<p>Khi chúng ta gieo một hạt bắp xuống lòng đất ẩm, khoảng một tuần sau, hạt bắp sẽ nảy mầm và dần dần trở thành một cây bắp con. Ta có thể hỏi cây bắp con: “Bắp ơi, em có nhớ lúc em còn là một hạt bắp không?” Có thể cây bắp con không nhớ, nhưng nhờ quan sát, ta biết cây bắp con đã đến từ hạt bắp. Khi nhìn vào cây bắp, ta không còn thấy hạt bắp, và ta tưởng là hạt bắp đã chết, nhưng kỳ thực hạt bắp đâu có chết, mà hạt bắp đã trở thành cây bắp. Khi chúng ta thấy được hạt bắp trong cây bắp là chúng ta có thứ tuệ giác mà Bụt gọi là vô phân biệt trí.</p>

<p>Vô phân biệt trí là không có sự phân biệt giữa hạt bắp và cây bắp, vì hạt bắp và cây bắp có trong nhau, chúng chỉ là một thứ. Ta không thể tách hạt bắp ra khỏi cây bắp và ngược lại. Nhìn sâu vào cây bắp con, ta có thể thấy được hạt bắp, hạt bắp chỉ thay hình đổi dạng. Cây bắp là sự tiếp nối của hạt bắp.</p>

<p>Nhờ có thiền tập, ta thấy được những điều mà người khác không thấy. Nhờ có quán chiếu, ta thấy được mối quan hệ mật thiết giữa cha mẹ và con cái, giữa cây bắp và hạt bắp. Cho nên chúng ta cần sự thực tập để giúp ta thấy rằng chúng ta tương tức với nhau. Khổ đau của một người là khổ đau của tất cả mọi người. Nếu người Hồi giáo và Cơ Đốc giáo, hay người Ấn Độ giáo và Hồi giáo, người Do Thái và người Palestin nhận ra rằng họ đều là anh em với nhau, khổ đau của bên này cũng là khổ đau của bên kia thì chiến tranh sẽ chấm dứt mau chóng.</p>

<p>Nếu chúng ta thấy được rằng chúng ta và các loài sinh vật khác đều có chung một bản thể thì đâu có sự chia cách hay phân biệt, chúng ta sẽ sống chung hòa bình với mọi loài, với thiên nhiên. Thấu suốt được tính tương tức, ta sẽ không còn phàn nàn, đổ lỗi cho nhau, sẽ không còn bóc lột, chém giết nhau. Chỉ với ý thức sáng tỏ đó mới mong cứu vãn được trái đất xinh đẹp của chúng ta. Là người, chúng ta vẫn nghĩ rằng ta và thế giới thực vật và động vật khác biệt nhau, chẳng có gì liên quan với nhau.</p>

<p>Cho nên đôi khi ta bâng khuâng không biết nên đối xử với thiên nhiên như thế nào. Nếu chúng ta hiểu rằng con người và thiên nhiên không thể tách rời nhau thì ta sẽ biết cách đối xử với thiên nhiên như đối xử với chính bản thân mình, với tất cả sự cẩn trọng nhẹ nhàng, với tất cả tình thương yêu, không có sự bạo động.</p>

<p>Cho nên nếu chúng ta không muốn mình bị thương tổn thì không nên làm thương tổn thiên nhiên, vì làm thương tổn thiên nhiên là làm thương tổn chính mình và ngược lại. Chúng ta không biết rằng khi chúng ta gây thiệt hại cho người khác là chúng ta gây thiệt hại cho chính mình. Vì muốn tích lũy của cải mà ta đã không ngần ngại khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên, và ta tước đoạt quyền sinh sống của bao nhiêu người đồng loại.</p>

<p>Những áp bức và bất công xã hội đã tạo ra hố ngăn cách giữa người giàu và người nghèo, và ta tiếp tục dung túng những tệ nạn xã hội, thản nhiên để chiến tranh leo thang mà không biết rằng khổ đau của con người là khổ đau chung của cả đại gia đình nhân loại. Trong khi bao nhiêu người phải chịu khổ đau vì chiến tranh, vì đói khát, ta vẫn đắm chìm trong những ảo vọng của tiền tài, tưởng rằng có thể tìm đựợc một nơi an toàn cho riêng mình.</p>

<p>Chúng ta cần phải thấy rõ rằng số phận của mỗi người đóng góp vào số phận chung của toàn thể nhân loại. Nếu chúng ta muốn sống bình an hạnh phúc, chúng ta cũng phải giúp cho những loài khác sống bình an hạnh phúc. Một nền văn minh mà trong đó ta phải chém giết và bóc lột lẫn nhau để sống là một nền văn minh không lành mạnh. Muốn có một nền văn minh lành mạnh, tất cả mọi người dân phải có quyền bình đẳng về giáo dục, về công ăn việc làm, có đủ thức ăn, chỗ ở, không khí và nước uống trong sạch. Họ có tự do đi lại và có thể ở bất cứ nơi đâu.</p>

<p>Con người là một phần của thiên nhiên, chúng ta cần ý thức rõ điều này trước khi biết cách tạo dựng một đời sống hòa hợp giữa con người với nhau. Nếu ta vẫn còn tâm độc ác, muốn chia cắt, thì ta phá hủy tính hài hòa nơi con người và nơi thiên nhiên. Chúng ta cần những đạo luật có nội dung từ bi giúp ta biết hành xử nhẹ nhàng với chính bản thân mình và với thiên nhiên, nhờ đó, ta có thể chữa trị được những thương tích và chấm dứt được tình trạng độc ác đối với con người và thiên nhiên.&nbsp;</p>

<p>Chúng ta cần phải học cách sống hài hòa với thiên nhiên, vì chúng ta là một phần của thiên nhiên. Thiên nhiên có thể rất tàn bạo, có thể gây cho ta rất nhiều thiệt hại. Nhưng ta cần phải đối xử với thiên nhiên như đối xử với chính bản thân mình. Nếu chúng ta tìm cách khống chế thiên nhiên thì thiên nhiên sẽ nổi loạn.</p>

<p>Chúng ta phải là những người bạn đầy chân tình đối với thiên nhiên thì chúng ta mới biết cách sử dụng những điều kiện thuận lợi của thiên nhiên để tạo dựng một môi trường sống hài hòa. Điều này đòi hỏi một sự hiểu biết đúng đắn về thiên nhiên. Cuồng phong, bão tố, hạn hán, lũ lụt, núi lửa, sự sinh sôi nẩy nở của những loài sâu bọ độc, tất cả những hiện tượng này gây nguy hại cho sự sống.</p>

<p>Chúng ta có thể dễ dàng ngăn ngừa những tai họa này nếu chúng ta biết nghiên cứu ngay từ lúc đầu địa chất của vùng đất ta đang sống. Nhờ nắm rõ tình hình địa chất, ta có thể có những phương án xây dựng để phòng ngừa, thay vì tìm cách áp đảo thiên nhiên bằng những đập ngăn nước, hay phá rừng và những chính sách thiết bị khác mà cuối cùng chỉ gây thêm tổn hại cho môi trường.</p>

<p>Vì muốn ức chế thiên nhiên mà ta đã sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, giết hại không biết bao nhiêu loại côn trùng và chim chóc, làm xáo trộn đời sống tự nhiên của muôn loài. Nền kinh tế phát triển gây ô nhiễm môi trường, làm kiệt quệ nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, phá hủy chỗ cư trú của bao nhiêu loài sinh vật. phát triển kinh tế như thế chỉ đem lợi lộc cho một số ít người, và trong thực tế đã dần dần phá hủy toàn bộ đời sống thiên nhiên.</p>

<p>Vì vậy mà con người trở nên bệnh hoạn, xã hội trở nên bệnh hoạn, thiên nhiên trở nên bệnh hoạn. Ta phải làm gì đây để tái lập sự quân bình? phải bắt đầu từ đâu để tìm cách chữa trị? Bắt đầu từ mỗi cá nhân, hay từ xã hội? Hay từ thiên nhiên? Ta phải làm việc chữa trị trong cả ba lĩnh vực cùng một lúc. Các ngành khác thường chỉ chú tâm đến lĩnh vực riêng của họ. Các nhà chính trị thì nghĩ rằng một xã hội trật tự là cần thiết để bảo vệ con người và thiên nhiên, vì thế, họ khuyến khích mọi người tham gia vào cuộc đấu tranh thay đổi guồng máy chính trị.</p>

<p>Các tu sĩ phật giáo thì giống như những bác sĩ tâm lý trị liệu thấy được vấn đề từ quan điểm tâm lý. Mục đích của thiền tập là để giúp ta tìm lại sự cân bằng trong đời sống. Thực tập thiền trong đạo Bụt là để điều hòa thân và tâm, thực tập hơi thở giúp làm lắng dịu thân tâm.</p>

<p>Cũng như những phương pháp chữa bệnh khác, bệnh nhân được đặt trong một môi trường có những điều kiện thuận lợi cho việc khôi phục lại sức khỏe. Thông thường, các bác sĩ tâm lý trị liệu để nhiều thì giờ quan sát bệnh nhân, sau đó có những lời khuyên thích ứng với mỗi bệnh nhân.</p>

<p>Cũng có một số bác sĩ biết thực tập như các tu sĩ là biết quán sát bản thân trước, biết nhận diện để vượt thoát được những sợ hãi, giận hờn và tuyệt vọng trong lòng họ. Ða số các bác sĩ khác thì thường nghĩ rằng họ không có vấn đề gì về tâm lý cả. Người tu sĩ, trái lại, luôn nhận diện được rằng là người, họ rất dễ bị sợ hãi, lo âu trấn ngự, nhất là dễ bị ảnh hưởng bởi những căn bệnh trầm kha của thời đại mới.</p>

<p>Người phật tử tin vào mối tương quan mật thiết của mọi cá nhân trong xã hội và môi trường sống, cho nên khi họ lành bệnh là xã hội và môi trường sống cũng lành bệnh, vì vậy mà họ chấm dứt được những lo âu sợ hãi trong lòng. Người phật tử biết rằng chính họ phải bắt đầu sự chuyển hóa trong nội thân thì xã hội và thiên nhiên sẽ tự động chuyển hóa theo. Cho nên, muốn cho xã hội và môi trường sống trở lại lành mạnh, mỗi người chúng ta phải biết cách khôi phục trở lại sức khỏe tinh thần của mình. Khôi phục lại tinh thần lành mạnh không có nghĩa là phải thích ứng với những điều kiện mới của đời sống hiện đại.</p>

<p>Bởi vì đời sống hiện đại không lành mạnh chút nào, thích nghi với đời sống đó chỉ làm mình thêm bệnh hoạn. Những người tìm đến các bác sĩ tâm lý trị liệu đều là nạn nhân của lối sống hiện đại. Lối sống này chỉ làm con người xa cách nhau, gia đình nhân loại bị phân tán.</p>

<p>Cách hay nhất là chuyển về sinh sống ở miền quê, nơi đó, ta được cuốc đất, trồng rau, sản xuất hoa màu, giặt quần áo trên sông, sống nếp sống đơn giản như hàng triệu người nông dân trên thế giới. Muốn việc chữa trị có hiệu quả, ta cần phải thay đổi môi trường sinh sống. Thay đổi guồng máy hoạt động chính trị chưa phải là phương án duy nhất.</p>

<p>Tìm cách tự trấn an mình khỏi những bức xúc bằng lối tiêu thụ bừa bãi cũng không giải quyết được vấn đề. Bởi vì nguồn gốc của mọi tâm bệnh hiện nay đều phát xuất từ sự phát triển quá mức của nền kinh tế, đưa đến nhiều tệ nạn xã hội như là ô nhiễm sinh môi, quá nhiều tiếng ồn, nơi nào bạo động cũng có mặt, và hầu như ai cũng bị áp lực thời gian đè nặng. Muốn chấm dứt tình trạng này thì phải biết phòng bệnh. Khi ta hiểu được trách nhiệm của mình đối với nhân loại thì ta biết giữ gìn cho tinh thần luôn được lành mạnh.</p>

<p>Làm được như vậy cho ta là đồng thời giúp cho người khác không bị bệnh hoạn. Dù ta là ai đi nữa, thầy tu hay thầy cô giáo, bác sĩ trị liệu, nghệ sĩ, thợ mộc, hay là chính trị gia, chúng ta cũng đều là con người như nhau. Nếu chính ta không áp dụng được những gì ta dạy cho người khác trong đời sống hàng ngày thì ta cũng mắc bệnh tâm thần như họ thôi. Nếu ta cứ tiếp tục sống theo lề lối hiện tại thì có ngày ta cũng trở thành nạn nhân của lối sống vị kỷ, đầy sợ hãi và lo âu.</p>

<p>Mục lục:</p>

<p>Lời giới thiệu …………………………………………………………………………..7</p>

<p>Phần I: Ý thức cộng đồng</p>

<p>Chương 1: Tiếng chuông chánh niệm ………………………………………..23</p>

<p>Chương 2: Nền đạo đức toàn cầu ………………………………………………31</p>

<p>Chương 3: Sống biết tiết chế là giữ gìn cho đất Mẹ………………………45</p>

<p>Chương 4: Thiên nhiên và tình thương bất bạo động……………………63</p>

<p>Chương 5: Vượt thoát sợ hãi …………………………………………………….77</p>

<p>Phần II: Tình thương bằng hành động</p>

<p>Chương 6: Sự tiếp nối đẹp đẽ …………………………………………………..97</p>

<p>Chương 7: Biết chăm sóc chính ta, người muốn bảo vệ môi trường 105</p>

<p>Chương 8: Thành phố vắng bóng cây xanh ……………………………….117</p>

<p>Chương 9: Chuyển hóa tâm thức cộng đồng ……………………………..127</p>

<p>Chương 10: Đôi mắt của voi chúa ……………………………………………139</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Phần III: Sống chánh niệm</p>

<p>Thi kệ: Thiền tập trong đời sống hằng ngày ………………………………149</p>

thuật lãnh đạo trong khủng hoảng và biến động

thuật lãnh đạo trong khủng hoảng và biến động

<p>Nhà lãnh đạo của một doanh nghiệp hay một đất nước luôn phải đối mặt với sự bất ổn. Đó có thể là những cuộc khủng hoảng kinh tế, những vụ tấn công khủng bố, thiên tai hay dịch bệnh. Trong cơn biến động, những giải pháp thông thường và rập khuôn sẽ không phát huy hiệu quả. Các nhà lãnh đạo cần có một phong cách lãnh đạo mới để dẫn dắt tổ chức của họ vượt qua sóng gió.</p>

<p>Trong cuốn Thuật lãnh đạo trong khủng hoảng và biến động, các chuyên gia đến từ trường Đại học Harvard giới thiệu với bạn đọc một mô hình rất thực tế và hiệu quả mang tên Siêu lãnh đạo, đồng thời đưa ra ví dụ về những nhà lãnh đạo từng tham gia vào chiến dịch ứng phó với các cuộc khủng hoảng lớn nhất trên thế giới. Mô hình Siêu lãnh đạo bao gồm ba khía cạnh: con người, tình huống và sự kết nối. Trước hết, bạn cần trả lời được câu hỏi “Bạn là ai?”, đồng thời hiểu rõ về vai trò của bản năng trong quá trình lãnh đạo. Thứ hai, trên cương vị nhà siêu lãnh đạo, bạn cần xác định rõ ràng tình huống nào đang xảy ra và phải làm gì để ứng phó. Sau cùng, bạn phải thiết lập sự kết nối thông qua các chiều lãnh đạo khác nhau: lên trên, xuống dưới, ngang hàng, và ra ngoài. Ở phần cuối của cuốn sách, các tác giả đưa ra một phương pháp lãnh đạo giúp các bên liên quan đạt được sự đồng thuận trong khủng hoảng và biến động mang tên Chuyến đi dạo trong rừng. Thông qua “chuyến đi dạo” này, các bên sẽ hiểu rõ về những mong muốn và yêu cầu của nhau, hóa giải được xung đột và chung tay đẩy lui sự bất ổn.</p>

<p>Hiện nay, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra hết sức phức tạp, chúng ta cần đến năng lực Siêu lãnh đạo hơn bao giờ hết. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng như lãnh đạo quốc gia cần nắm bắt đầy đủ ba chiều kích của Siêu lãnh đạo để giúp công ty hay đất nước của mình đứng vững trong đại dịch, và phục hồi trong giai đoạn Hậu COVID. Điều quan trọng nhất là phải đồng sức đồng lòng và hiểu rằng mỗi bên có quan điểm khác nhau về vấn đề. Đó là điều kiện tiên quyết để vượt qua khủng hoảng và biến động.</p>

<p>Mục lục:</p>

<p>Lời giới thiệu</p>

<p>Lời nói đầu</p>

<p>Chương 1. 102 giờ khủng hoảng</p>

<p>Chương 2. Chớp lấy cơ hội</p>

<p>Chương 3. Sự phức tạp là sự phức tạp</p>

<p>Chương 4. Tư duy siêu lãnh đạo</p>

<p>Chương 5. Tạo đòn bẩy</p>

<p>Chương 6. Khía cạnh thứ nhất</p>

<p>Chương 7. Khía cạnh thứ hai</p>

<p>Chương 8. Khía cạnh thứ ba</p>

<p>Chương 9. Sự kết nối</p>

<p>Chương 10. Sự kết nối</p>

<p>Chương 11. Chuyến đi dạo trong rừng</p>

<p>Chương 12. Vào lúc quan trọng nhất</p>

<p>Chương 13. Định hình sự thay đổi</p>

<p>Chương 14. Mệnh lệnh siêu lãnh đạo</p>

<p>Thông tin tác giả:</p>

<p>Leonard J. Marcus, Eric J.McNulty, Joseph M. Henderson, and Barry C.Dorn là những trụ cột của Sáng kiến Huấn luyện Lãnh đạo Sẵn sàng Ứng phó Quốc gia (NPLI), một chương trình của Đại học Harvard. Học viên của chương trình này trở thành những nhà lãnh đạo chiến dịch ứng phó với các khủng hoảng như đại dịch H1N1, sự cố tràn dầu của giàn khoan Deepwater Horizon, siêu bão Sandy…</p>

<p>Trích đoạn sách:</p>

<p>“Một mối gắn kết đã được hình thành giữa người đứng đầu các cơ quan và tổ chức này. Sức mạnh của “Boston mạnh mẽ” trỗi dậy từ một mục tiêu chung thống nhất lan tỏa từ các nhà lãnh đạo này tới cộng đồng rồi từ cộng đồng dội ngược lại. Đúng vậy, ở đây có những sự cạnh tranh, ganh đua nhau và đáng lẽ đã dẫn đến sự phân tâm và các tính toán sai lầm. Boston vốn rất thích cạnh tranh: giữa các cơ quan thi hành luật, giữa các trung tâm y tế, cũng như giữa các quan chức liên bang, trong bang, và trong vùng với nhau. Chúng tôi không muốn phủ nhận rằng không có dấu vết nào của sự cạnh tranh trong đợt ứng phó với vụ đánh bom này. Chỉ có điều, sự ganh đua đó không phải là lực lượng định hình nên 102 giờ ấy. Các vị lãnh đạo này đã vượt qua được sự khác biệt giữa họ, và bằng trực giác, họ biết rằng họ sẽ mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn rất nhiều nếu phối hợp với nhau. Họ cũng biết rằng bản thân họ nói riêng và thành phố nói chung sẽ suy yếu đi rất nhiều nếu họ hành động độc lập hoặc theo đuổi những mục tiêu khác nhau. Họ thiết lập một tiếng nói chung ngay từ đầu và duy trì nó trong suốt tuần đó. Nói một cách đơn giản nhưng vẫn rất ấn tượng thì, những kẻ khủng bố – những kẻ xấu – là “phe địch”. Tất cả những người khác đều thuộc về “phe ta”. Chiến dịch ứng phó này lấy sức mạnh từ cảm thức chung về mối liên kết, sự hỗ trợ, và sự tin tưởng lẫn nhau.</p>

<p>[…]</p>

<p>“Vì sao bạn lãnh đạo?</p>

<p>Vì sao bạn lãnh đạo? Mỗi người lại có một câu trả lời khác nhau cho câu hỏi này. Nhưng hầu hết mọi người đều sẽ đề cập đến những điều mang lại ý nghĩa cho cuộc sống. Kiến tạo ý nghĩa là trọng tâm trong trải nghiệm về cuộc sống của con người. Đối với một số người, ý nghĩa của cuộc sống nằm ở việc tìm kiếm một mục đích và cố gắng tạo ra một sự khác biệt trong xã hội. Đối với một số khác, ý nghĩa được đo lường bằng tiền bạc và sự thống trị trên thị trường. Ý nghĩa có thể liên quan đến việc đạt được quyền lực, được ghi nhận, sửa chữa những điều sai trái, vượt qua những khó khăn, tìm kiếm sự hứng khởi, bảo vệ một truyền thống, hoặc thiết lập một truyền thống mới. Một số người đón nhận sứ mệnh của một tổ chức như sứ mệnh của chính mình. Câu trả lời của bạn là gì?</p>

<p>Điểm khác biệt của các nhà siêu lãnh đạo nằm ở niềm đam mê và sự cam kết mà họ đưa vào công cuộc tìm kiếm ý nghĩa của mình: nó khích lệ và lôi kéo sự tham gia của những người khác.</p>

<p>Người ta đi theo các nhà lãnh đạo bởi nhà lãnh đạo đó giúp họ trong công cuộc tìm kiếm ý nghĩa. Đó có thể là một nhà lãnh đạo chính trị, nhà lãnh đạo tinh thần, nhà lãnh đạo kinh doanh, hay nhà lãnh đạo nghệ thuật. Người ta tập hợp đằng sau các vị lãnh đạo này dù rằng những người đó không trả lương hay không giám sát công việc của họ. Hãy hình dung về những nhà lãnh đạo truyền cảm hứng cho bạn và là những người mà bạn đi theo. Bạn tin tưởng vào họ và nhìn thấy những niềm khao khát của mình trong những khát khao của họ. Bạn trân trọng việc họ ghi nhận giá trị của bạn. Bạn không chỉ có mặt ở đó khi các nhà lãnh đạo này khích lệ và ghi nhận những nỗ lực của bạn. Bạn còn chia sẻ và khuếch tán niềm đam mê của họ.</p>

<p>Có một cảm giác rất mãn nguyện khi đi theo những người vạch ra được các giải pháp hiệu quả và sáng tạo, đồng thời lại biết thực lòng quan tâm đến những người xung quanh. Cách lãnh đạo này có thể khích lệ người khác làm việc hăng say và củng cố long trung thành của họ hơn bất kỳ bản mô tả công việc hay bản đánh giá hiệu suất làm việc nào. Siêu lãnh đạo theo cách này rất có ý nghĩa về mặt huy động năng lượng của tập thể. Nó mang lại sự mãn nguyện trong những thành tích mà bạn đạt được, và cũng khiến những người mà bạn lãnh đạo thỏa mãn.”</p>

<p>[…]</p>

<p>“Một cách để đạt được trật tự là phát huy tầm ảnh hưởng thay vì áp dụng quyền lực. Bạn có thể lôi kéo mọi người bằng cách vạch ra một mục tiêu và trình bày nó rõ ràng để qua đó kêu gọi sự tham gia và hành động tự nguyện của họ. Thu hút mọi người khác với ra lệnh cho mọi người. Khi bạn thuyết phục được mọi người, họ sẽ tập trung nhau lại vì họ tin tưởng vào sứ mệnh mà bạn đặt ra và muốn được đóng góp cũng như tham gia vào đó. Họ biết cách củng cố trật tự, và làm điều đó với lòng nhiệt tình. Khi không có sự hiện diện của các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt từ trên xuống, họ sẽ được tự do nâng cao năng lực thích nghi của mình để đáp ứng những thách thức mà họ phải đối mặt. Bạn còn nhớ trí tuệ đàn được thể hiện trong chiến dịch ứng phó với các vụ đánh bom khủng bố trong cuộc đua marathon ở Boston chứ? Nó thể hiện sự trật tự ở mức cao vượt quá phạm vi của các biện pháp kiểm soát.</p>

<p>Là một nhà siêu lãnh đạo, bạn thu hút mọi người tự nguyện đi theo mình. Họ được khích lệ từ nhân cách, các giá trị, và mục đích của bạn. Sức hút của tài năng lãnh đạo hấp dẫn hơn nhiều so với sự kiểm soát.”</p>

<p>[…]</p>

<p>“Các nhà siêu lãnh đạo hiếm khi chỉ dựa vào thẩm quyền chính thức, ngay cả trong những tình huống họ có thẩm quyền trong tay. Sự kết hợp tối ưu giữa thẩm quyền và tầm ảnh hưởng phụ thuộc vào bối cảnh trong đó bạn đứng ra lãnh đạo.</p>

<p>Điều này đặc biệt đúng khi bạn lãnh đạo ngang hàng với những người đồng cấp và lãnh đạo ra ngoài đối với các nhà cung cấp, cơ quan điều tiết của chính phủ, các tổ chức cộng đồng, và những người khác không nằm trong tổ chức của mình. Dĩ nhiên, bạn có thể lấy thẩm quyền từ địa vị của mình, hồ sơ thành tích, các thỏa thuận và hợp đồng trong nội bộ tổ chức, và danh tiếng của công ty. Nhưng bạn không có thẩm quyền trực tiếp theo cấp bậc đối với các bên nói trên. Chẳng hạn, một bác sĩ có thể không có vị trí cao trong sơ đồ tổ chức của bệnh viện, nhưng vẫn có tầm ảnh hưởng lớn đến các công việc trong bệnh viện. Bất luận thẩm quyền của bạn có quy mô như thế nào hay có nguồn gốc từ đâu, thì để thành công, các nỗ lực của bạn phải có mối quan hệ tương thuộc với nỗ lực và nguồn lực của những người khác. Đó là khi bạn dựa vào tầm ảnh hưởng. Khi kết hợp thẩm quyền chính thức đang có trong tay với tầm ảnh hưởng mà bạn tạo ra, bạn sẽ thu về năng lực lôi kéo sự tham gia của người khác và hoàn thành sứ mệnh đã đặt ra cho mình.”</p>

giải pháp đặc biệt nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển hệ thống khách hàng cho các doanh nghiệp việt nam

giải pháp đặc biệt nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển hệ thống khách hàng cho các doanh nghiệp việt nam

<p>Phần lớn các Doanh nghiệp Việt Nam đang rơi vào “Bẫy Tư Duy” trong chiến lược phát triển, gặp phải “nhiều vấn đề” trong việc “nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở rộng hệ thống khách hàng” khiến Doanh nghiệp “tốn nhiều chi phí đầu tư” nhưng “hiệu quả chưa cao”.</p>

<p>Vậy:</p>

<p>Làm sao giữ được nhân tài và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng?</p>

<p>Làm sao để mở rộng, phát triển hệ thống khách hàng với chi phí tối giản?</p>

<p>Làm sao nâng cao năng lực cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp?</p>

<p>Cuốn sách này được phân tích, nhận định dưới một góc nhìn đa chiều “toàn vẹn” dự theo “Học thuyết Tâm Thái” và các “công trình nghiên cứu phát triển doanh nghiệp” nổi tiếng trên thế giới, đã được triển khai ứng dụng thành công trong nhiều năm qua. Cuốn sách mang đến những “giải pháp vô cùng đặc biệt”, “giá trị” và “hữu ích” cho bất cứ ai, bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển nguồn nhân lực và mở rộng hệ thống khách hàng “trở thành một khối thống nhất, gắn kết, cộng hưởng và phát triển lớn mạnh”.</p>

<p>Mục lục:</p>

<p>Lời mở đầu

Phần I. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC (Yếu tố then chốt tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp)

Luận bàn về nguồn nhân lực</p>

<p>Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực</p>

<p>Huấn luyện, đào tạo và phát triển con người trong doanh nghiệp</p>

<p>Các nhân tố ảnh hưởng tới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp</p>

<p>Vấn đề đặt ra trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay</p>

<p>Giải pháp đặc biệt nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp Việt Nam</p>

<p>Giải pháp nâng cao Tâm Thái</p>

<p>Chương trình huấn luyện, đào tạo Tâm Thái giải quyết được những vấn đề gì cho doanh nghiệp?</p>

<p>Phần II. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KHÁCH HÀNG CHO DOANH NGHIỆP</p>

<p>Khách hàng – yếu tố sống còn của doanh nghiệp</p>

<p>Phát triển hệ thống khách hàng là gì?</p>

<p>Giải pháp đặc biệt phát triển hệ thống khách hàng cho các doanh nghiệp Việt Nam</p>

<p>Chia sẻ kỹ năng Tâm Thái cho khách hàng</p>

<p>Phụ lục. CẢM NGHIỆM CỦA MỘT SỐ HỌC VIÊN KHÁC SAU KHI THAM GIA CÁC CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN, ĐÀO TẠO TÂM THÁI</p>

<p>Giới thiệu đôi nét về chuyên gia độ hoá</p>

<p>Trích đoạn sách:</p>

<p>Con người có là “tài sản đặc biệt” của doanh nghiệp?</p>

<p>Con người trong tổ chức chính là “tài sản đặc biệt giá trị” quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Con người được coi là nguồn lực “nội sinh” chi phối quá trình phát triển kinh tế xã hội và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong những năm qua, quá trình hội nhập mở cửa nền kinh tế cùng sự năng động của nó đã giúp các nhà lãnh đạo nhận ra tầm quan trọng của nguồn lực con người đối với sự phát triển bền vững của tổ chức, họ đã chú trọng hơn tới việc tạo lập môi trường làm việc thuận lợi, phát huy tối đa năng lực cho nhân sự và tạo sức hút giữ được nhân tài.</p>

<p>Tuy nhiên, quan điểm “nguồn nhân lực là tài sản của tổ chức” thực chất đã được thiết lập từ cuối thế kỷ 20 với tư tưởng cho rằng con người là “cỗ máy chủ đạo” tạo ra “sự thịnh vượng” cho hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp.

Bản chất của quan điểm này là coi trọng sự đóng góp, cống hiến và những giá trị nguồn nhân lực tạo ra và mang lại những phần thưởng mà họ xứng đáng được hưởng.</p>

<p>Ngày nay, sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất kinh doanh ngày càng đa dạng, tạo nên sự tiến bộ, năng động của nền kinh tế. Sản xuất hiện đại, nguồn lực mạnh mẽ, nhưng chủ thể quan trọng nhất quyết định sự thành công bền vững và trường tồn của tổ chức vẫn là nguồn lực con người với tất cả năng lực trí tuệ, sự hiểu biết, sự sáng tạo, khả năng thích nghi và những phẩm chất lao động phù hợp với sản xuất hiện đại. Trên bình diện quốc gia, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta cũng luôn coi “con người” là vốn quý nhất, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng và là nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp cách mạng. Trong thời kỳ đổi mới, “phát triển toàn diện con người Việt Nam” là mục tiêu xuyên suốt, nhất quán của Đảng. Đại hội XI của Đảng cũng xác định xây dựng con người Việt Nam “phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật”. Kế đến Đại hội XII, vấn đề “phát triển con người toàn diện” được đặt thành trung tâm của chiến lược phát triển đất nước, là xây dựng “con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa”. Với quan điểm coi nguồn lực con người là vốn quý và quan trọng nhất, Đảng ta luôn xác định việc xây dựng và phát triển toàn diện con người là nhiệm vụ hàng đầu trong các nhiệm vụ nâng tầm quốc gia. Do đó, nguồn lực con người luôn là “tài sản đặc biệt giá trị” quyết định vận mệnh phát triển của mọi tổ chức trong mọi thời kỳ.</p>

<p>Hiện nay, trong xu thế hội nhập toàn cầu, vị thế và năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam có đủ tầm sánh ngang cùng các nước

năm châu hay không là phụ thuộc phần lớn vào năng lực phát triển bền vững của hệ thống các doanh nghiệp Việt. Trong bất kì tổ chức nào, đội ngũ nguồn nhân lực có tài năng là chủ thể chính đảm bảo sự sáng tạo, văn hóa làm việc của tổ chức, tạo ra doanh thu, lợi nhuận và quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp và ngược lại. Do đó, không nguồn lực nào khác ngoài yếu tố con người mới là “nguyên khí” quyết định sự thành công bền vững của mỗi doanh nghiệp. So với các nguồn lực khác của tổ chức, nguồn lực con người khác biệt ở chỗ nếu được học tập, rèn luyện liên tục thì trí tuệ của họ sẽ không ngừng được nâng cao và phát triển vô hạn.</p>

<p>Chất lượng nguồn nhân lực được biểu hiện như thế nào?</p>

<p>Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều nhận thấy rõ những cơ hội phát triển do quá trình hội nhập nền kinh tế và sự phát triển của khoa học công nghệ, thông tin… nhưng cũng nhận thức rõ nhiều khó khăn, thách thức trong từng bước đi trước áp lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp sở hữu nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, tâm huyết, sẵn sàng gắn kết, chung sức, đồng lòng với tổ chức thì doanh nghiệp đó sẽ vượt qua thách thức, vươn tới thành công. Do đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đảm bảo tổ chức có đủ số lượng và chất lượng nhân lực đáp ứng được yêu cầu công việc trước những thách thức lớn là yêu cầu cấp thiết của bất cứ doanh nghiệp nào.</p>

<p>Theo tiêu chuẩn Việt Nam ISO 8402, “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể đó có khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn”. Theo đó, chất lượng là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá, lựa chọn một sản phẩm, dịch vụ nào đó.</p>

<p>Theo từ điển Tiếng Việt của Viện nghiên cứu phát triển Giáo dục cho rằng: “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, sự vật, sự việc”.

Theo PGS. TS Phùng Rân: “Chất lượng nguồn nhân lực được đo bằng 2 tiêu chí bao gồm năng lực hoạt động và phẩm chất đạo đức của nguồn nhân lực”. Theo ông, năng lực hoạt động của con người có được thông qua giáo dục, đào tạo, cần có thời gian để năng lực đó được biểu hiện thông qua các học hàm, học vị, cấp bậc công việc, năng lực giải quyết các vấn đề trong công việc và cuộc sống. Khái niệm này cho rằng chất lượng nguồn nhân lực là năng lực chuyên môn mà mỗi người có được do học tập, rèn luyện, có thể đạt được và có thể điều chỉnh trong quá trình trải nghiệm công việc thực tiễn.</p>

<p>Theo PGS. TS Vũ Thị Ngọc Phùng: “Chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá qua trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng của người lao động cũng như sức khỏe của họ”.</p>

<p>Quan điểm về chất lượng nguồn nhân lực đã được bàn luận nhiều nhưng đến nay chưa thực sự nhất quán, khó định hướng cho các doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức. Trong cuốn sách này, chất lượng nguồn nhân lực được hiểu là những giá trị bên trong của mỗi người được biểu lộ trong quá trình làm việc, thông qua các chỉ tiêu như năng suất, hiệu quả lao động, chất lượng sản phẩm dịch vụ họ tạo ra và chất lượng mối quan hệ họ tương tác,… Hay “Chất lượng nguồn nhân lực là tổng thể năng lực bên trong của nguồn nhân lực, tạo thành năng lực làm việc của con người, có khả năng thỏa mãn những nhu cầu của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện mục tiêu, sứ mệnh và lý tưởng chung”.</p>

<p>Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực bao gồm: Thể lực, Trí lực, Tâm lực, Tinh thần, Tâm Thái. Trong đó, Thể lực là nền tảng, là phương tiện để truyền tải tri thức; Trí lực là yếu tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực; Tâm lực là yếu tố chi phối chính tới thể lực và trí tuệ; Tinh thần là năng lượng sống bên trong mỗi người gắn liền với sức khỏe của Thể lực, Trí lực, Tâm lực; Tâm Thái là kết quả của sự tác động qua lại của con người về cuộc sống, là nguồn gốc sản sinh ra Tinh thần và có tính ảnh hưởng, chi phối và định đoạt các yếu tố còn lại, cụ thể như sau:</p>

<p>Thể lực là một loại năng lực hoạt động của thân thể con người, là tình trạng sức khỏe được biểu hiện thành sức mạnh, sức nhanh, sức bền, sự mềm dẻo và linh hoạt của con người khi vận động trong lao động. Theo Hiến chương của tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải là không có bệnh hoặc thương tật”. Do đó, thể lực là sự phát triển hài hòa của con người về cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Sức khỏe tinh thần được biểu hiện thông qua sự “minh mẫn, tích cực”, “không hằn học, không lo âu, không tức giận, không buồn phiền, không căng thẳng hay dồn nén,...” dẫn đến không kiểm soát được hành vi của bản thân. Sức khỏe thể lực là cơ sở quan trọng cho hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình lao động và trong cuộc sống hàng ngày.

Trí lực là năng lực của trí tuệ con người. Trí lực là sức mạnh của tri thức và trí tuệ con người thể hiện qua trình độ học vấn, kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm làm việc của con người so với yêu cầu của công việc mà người đó đảm nhận. Trí lực là yếu tố phản ánh sức sản xuất và năng lực sáng tạo của con người trong quá trình lao động. Một con người vừa có khả năng sáng tạo, vừa có kinh nghiệm thì có kỹ năng làm việc vượt trội hơn, do đó, các yếu tố thuộc về trí lực của con người trong tổ chức là tài sản quý giá của doanh nghiệp mà nguồn nhân lực chính là đối tượng sở hữu. Trí lực của con người vừa có tính chất bẩm sinh, vừa có được thông qua huấn luyện, đào tạo và qua quá trình tích lũy kinh nghiệm.

Tâm lực là năng lực của ý chí của con người, biểu hiện thành “sức mạnh nội tâm của mỗi người”. Sức mạnh nội tâm phản ánh sức mạnh tâm lý của con người thể hiện qua mức độ nhận thức, ý thức trách nhiệm, ý chí phấn đấu, thái độ lao động, tác phong làm việc, kỷ luật lao động, năng lực làm việc độc lập, tinh thần hợp tác tương trợ, khả năng làm việc tập thể và lòng trung thành với doanh nghiệp. Ngoài ra, tâm lực còn phản ánh nhân cách, quan điểm sống, sự sáng tạo và thể hiện nét văn hóa đạo đức của mỗi người. Tâm lực tạo ra động cơ bên trong con người, là yếu tố thúc đẩy, điều chỉnh hoạt động của mỗi cá nhân, là năng lực định tâm và sức mạnh vô hình giúp con người tránh được những cám dỗ hay lôi kéo từ bên ngoài, góp phần quan trọng vào việc phát huy vai trò của thể lực và trí lực.</p>

tài sản của mr. king

tài sản của mr. king

<p>Bộ sách Mr.King và các bạn là bộ sách song ngữ, là những tác phẩm được các em tại Active Skills dịch trong dự án Active Skills triển khai cùng Thái Hà Books “TRẺ EM DỊCH SÁCH CỦA TRẺ EM”. Qua những câu chuyện, các bạn nhỏ sẽ có thêm nhiều bài học về cách ứng xử với bạn bè và với môi trường xung quanh.</p>

<p>Bộ sách gồm 3 cuốn:</p>

<p>TÀI SẢN CỦA MR. KING (MR. KING’S THINGS)</p>

<p>Mr. King thích các món đồ mới. Vì thế, cậu sẽ liệng ngay món đồ nào chỉ hơi cũ kĩ vào cái ao gần đó. Một ngày, khi đang nằm phơi nắng trên thuyền, cậu bị kéo bất ngờ. Ngỡ là QUÁI VẬT xuất hiện, cậu chèo thuyền thật nhanh rồi lên bờ trốn. Các bạn đi tìm cậu nhưng chỉ thấy một đống đồ cũ TO BỰ bên bờ ao. Mỗi bạn đều lượm cho mình một món đồ có ích, rồi phần cho Mr. King một vài món. Khi thấy các bạn, Mr. King nhận ra con QUÁI VẬT mà cậu sợ chính là đống đồ cũ của chính cậu. Sau đó, cậu nhấc vài món đồ lên rồi làm diều hình bông hoa, vòng quay cá, đài phun nước nổi, ván trượt sặc sỡ và thuyền đôi. Các bạn đều hồ hởi với những món đồ này.&nbsp;&nbsp;</p>

<p>&gt;&gt;&gt; Bài học: Mỗi bạn nhỏ chắc đã từng là cậu bạn Mr. King, luôn hào hứng với những món đồ mới, nhưng lại chán những món đồ ấy siêu nhanh. Nhờ các bạn, Mr. King đã nhận ra điều ấy. Thay bằng việc mua thêm đồ mới, cậu đã biết TÁI CHẾ những món đồ cũ thành đồ mới. Đây cũng là bài học về lối cư xử với các món đồ và với môi trường xung quanh choc các bạn nhỏ. Nếu bạn nào cũng giống Mr. King, đều vứt ngay món đồ cũ vào một cái ao, thì không biết sẽ có bao nhiêu cái ao như thế nhỉ? Và chẳng lạ khi thế giới cứ đầy ứ, đầu ứ toàn đồ cũ mà có những bạn còn chẳng có để chơi. Bất cứ một món đồ nào đều có ích, khi món đồ trở nên cũ rồi, thì hãy TÁI CHẾ chúng để món đồ được khoác lên mình bộ quần áo mới và vẫn ở bên mình cho tới khi không thể dùng được nữa các bạn nhỏ nhé!</p>

<p>CHIẾC MÁY CỦA MR. KING (MR KING’S MACHINE)</p>

<p>Mr. King rất thích hoa, vì hoa có mùi thơm và nhìn rất đẹp. Vì thế, khi phát hiện ra hoa bị chú sâu bướm cắn, cậu đã tự tay chế tạo ra một chiếc máy bắt sâu. Nhưng khi cậu điều khiển chiếc máy đi bắt chú sâu bướm, cậu thấy thật hài lòng. Vậy mà các bạn của cậu lại phàn nào. Nào thì chiếc máy ấy thải ra rất nhiều khói, giẫm nát hoa. Nào thì sao lại dùng chiếc máy đi bắt sâu bướm. Vì sâu bướm sẽ hóa thành bướm để thụ phấn cho hoa mà. Thế là Mr. King khựng lại, cảm xúc hài lòng bay biến mất. Cậu liền dỡ bỏ chiếc mày, nối phần này với phần kia, làm thành một chiếc quạt hình hoa. Chiếc quạt ấy nhả ra những hạt giống hoa màu xanh vào không khí. Vậy là bầu trời đã trong xanh trở lại, còn những bông hoa đua nhau khoe sắc. Bạn nhỏ nào cũng thấy thật vui&nbsp;</p>

<p>&gt;&gt; Bài học: Các bạn nhỏ sẽ ý thức được những chiếc máy thông thường đều có thể nhả khói đen hay khói xám, khiến bầu trời chẳng còn trong xanh nữa. Thay vì những chiếc máy ấy, hãy cùng nhau chế tạo ra những chiếc máy nhả hạt giống để trồng thêm cây thêm hoa. Ngoài bài học về cách cư xử với môi trường, cuốn sách còn chỉ ra bài học: Hãy suy nghĩ thật cẩn thận trước khi bắt tay làm việc gì đó. Có thể việc ấy khiến mình cảm thấy hài lòng, nhưng rất có thể lại gây “hại” cho mọi người và môi trường xung quanh.</p>

<p>LÂU ĐÀI CỦA MR. KING (MR. KING’S CASTLE)</p>

<p>Mr. King sống ở trên đỉnh đồi TO BỰ. Vào một ngày đẹp trời, cậu ý cắt những hình khối để xây LÂU ĐÀI TO BỰ cho mình. Nhưng vì xây lâu đài mà cậu đẻ lại NHỮNG CHIẾC HỐ TO BỰ. Mr. King quên mất rằng chính mình đang phá hoại chỗ ngủ trưa, thức ăn, cảnh quanh, chỗ giấu hạt bí mật của các bạn mình. Khi nhận ra điều ấy, Mr. King thấy mình mắc một lỗi TO BỰ. Vậy là cậu bắt tay vào cùng các bạn tháo dỡ chiếc lâu đài TO BỰ. Mọi thứ nhanh chóng trở về như cũ. Và chỉ còn miếng hình khối nhỏ, các bạn và Mr. King đã mở một bữa tiệc tại ấy và gọi là LÂU ĐÀI BÉ NHỎ.</p>

<p>&gt;&gt;&gt; Bài học: Giúp các bạn nhỏ học được bài học lớn về cách cư xử với các bạn của mình và với môi trường xung quanh mình sống. Không phải những gì mình làm đều sẽ đúng với cả chính mình và với các bạn hay môi trường xung quanh. Hãy cân nhắc thật kĩ trước khi làm gì đó. Các bạn và môi trường đều cần được đối xử tốt như nhau.</p>

combo sách mr.king và các bạn (bộ 3 cuốn)

combo sách mr.king và các bạn (bộ 3 cuốn)

<p>Combo Sách Mr.king Và Các Bạn (Bộ 3 Cuốn)</p>

<p>Bộ sách Mr.King và các bạn&nbsp;là bộ sách song ngữ, là những tác phẩm được các em tại Active Skills dịch trong dự án Active Skills triển khai cùng Thái Hà Books “TRẺ EM DỊCH SÁCH CỦA TRẺ EM”. Qua những câu chuyện, các bạn nhỏ sẽ có thêm nhiều bài học về cách ứng xử với bạn bè và với môi trường xung quanh.</p>

<p>Bộ sách gồm 3 cuốn:</p>

<p>TÀI SẢN CỦA MR. KING (MR. KING’S THINGS)</p>

<p>Mr. King thích các món đồ mới. Vì thế, cậu sẽ liệng ngay món đồ nào chỉ hơi cũ kĩ vào cái ao gần đó. Một ngày, khi đang nằm phơi nắng trên thuyền, cậu bị kéo bất ngờ. Ngỡ là QUÁI VẬT xuất hiện, cậu chèo thuyền thật nhanh rồi lên bờ trốn. Các bạn đi tìm cậu nhưng chỉ thấy một đống đồ cũ TO BỰ bên bờ ao. Mỗi bạn đều lượm cho mình một món đồ có ích, rồi phần cho Mr. King một vài món. Khi thấy các bạn, Mr. King nhận ra con QUÁI VẬT mà cậu sợ chính là đống đồ cũ của chính cậu. Sau đó, cậu nhấc vài món đồ lên rồi làm diều hình bông hoa, vòng quay cá, đài phun nước nổi, ván trượt sặc sỡ và thuyền đôi. Các bạn đều hồ hởi với những món đồ này.&nbsp;&nbsp;</p>

<p>&gt;&gt;&gt;&nbsp;Bài học:&nbsp;Mỗi bạn nhỏ chắc đã từng là cậu bạn Mr. King, luôn hào hứng với những món đồ mới, nhưng lại chán những món đồ ấy siêu nhanh. Nhờ các bạn, Mr. King đã nhận ra điều ấy. Thay bằng việc mua thêm đồ mới, cậu đã biết TÁI CHẾ những món đồ cũ thành đồ mới. Đây cũng là bài học về lối cư xử với các món đồ và với môi trường xung quanh choc các bạn nhỏ. Nếu bạn nào cũng giống Mr. King, đều vứt ngay món đồ cũ vào một cái ao, thì không biết sẽ có bao nhiêu cái ao như thế nhỉ? Và chẳng lạ khi thế giới cứ đầy ứ, đầu ứ toàn đồ cũ mà có những bạn còn chẳng có để chơi. Bất cứ một món đồ nào đều có ích, khi món đồ trở nên cũ rồi, thì hãy TÁI CHẾ chúng để món đồ được khoác lên mình bộ quần áo mới và vẫn ở bên mình cho tới khi không thể dùng được nữa các bạn nhỏ nhé!</p>

<p>CHIẾC MÁY CỦA MR. KING (MR KING’S MACHINE)</p>

<p>Mr. King rất thích hoa, vì hoa có mùi thơm và nhìn rất đẹp. Vì thế, khi phát hiện ra hoa bị chú sâu bướm cắn, cậu đã tự tay chế tạo ra một chiếc máy bắt sâu. Nhưng khi cậu điều khiển chiếc máy đi bắt chú sâu bướm, cậu thấy thật hài lòng. Vậy mà các bạn của cậu lại phàn nào. Nào thì chiếc máy ấy thải ra rất nhiều khói, giẫm nát hoa. Nào thì sao lại dùng chiếc máy đi bắt sâu bướm. Vì sâu bướm sẽ hóa thành bướm để thụ phấn cho hoa mà. Thế là Mr. King khựng lại, cảm xúc hài lòng bay biến mất. Cậu liền dỡ bỏ chiếc mày, nối phần này với phần kia, làm thành một chiếc quạt hình hoa. Chiếc quạt ấy nhả ra những hạt giống hoa màu xanh vào không khí. Vậy là bầu trời đã trong xanh trở lại, còn những bông hoa đua nhau khoe sắc. Bạn nhỏ nào cũng thấy thật vui&nbsp;</p>

<p>&gt;&gt;&nbsp;Bài học:&nbsp;Các bạn nhỏ sẽ ý thức được những chiếc máy thông thường đều có thể nhả khói đen hay khói xám, khiến bầu trời chẳng còn trong xanh nữa. Thay vì những chiếc máy ấy, hãy cùng nhau chế tạo ra những chiếc máy nhả hạt giống để trồng thêm cây thêm hoa. Ngoài bài học về cách cư xử với môi trường, cuốn sách còn chỉ ra bài học: Hãy suy nghĩ thật cẩn thận trước khi bắt tay làm việc gì đó. Có thể việc ấy khiến mình cảm thấy hài lòng, nhưng rất có thể lại gây “hại” cho mọi người và môi trường xung quanh.</p>

<p>LÂU ĐÀI CỦA MR. KING (MR. KING’S CASTLE)</p>

<p>Mr. King sống ở trên đỉnh đồi TO BỰ. Vào một ngày đẹp trời, cậu ý cắt những hình khối để xây LÂU ĐÀI TO BỰ cho mình. Nhưng vì xây lâu đài mà cậu đẻ lại NHỮNG CHIẾC HỐ TO BỰ. Mr. King quên mất rằng chính mình đang phá hoại chỗ ngủ trưa, thức ăn, cảnh quanh, chỗ giấu hạt bí mật của các bạn mình. Khi nhận ra điều ấy, Mr. King thấy mình mắc một lỗi TO BỰ. Vậy là cậu bắt tay vào cùng các bạn tháo dỡ chiếc lâu đài TO BỰ. Mọi thứ nhanh chóng trở về như cũ. Và chỉ còn miếng hình khối nhỏ, các bạn và Mr. King đã mở một bữa tiệc tại ấy và gọi là LÂU ĐÀI BÉ NHỎ.</p>

<p>&gt;&gt;&gt;&nbsp;Bài học: Giúp các bạn nhỏ học được bài học lớn về cách cư xử với các bạn của mình và với môi trường xung quanh mình sống. Không phải những gì mình làm đều sẽ đúng với cả chính mình và với các bạn hay môi trường xung quanh. Hãy cân nhắc thật kĩ trước khi làm gì đó. Các bạn và môi trường đều cần được đối xử tốt như nhau.</p>

từ tân thế giới - quyển trung

từ tân thế giới - quyển trung

<p>Từ Tân Thế Giới - Quyển Trung</p>

<p>Từ tân thế giới – quyển trung là cuốn thứ hai trong trilogy 3 tập của tác giả Yusuke Kishi, một kiệt tác văn học giả tưởng và khoa học viễn tưởng Nhật Bản đã xuất sắc giành Grand Prize tại Lễ trao giải khoa học viễn tưởng Nhật Bản lần thứ 29 Nihon SF Taisou 29th do Hiệp hội các nhà văn giả tưởng và khoa học viễn tưởng Nhật Bản bình chọn. Từ tân thế giới cũng được chuyển thể TV series anime do A-1 Pictures studio thực hiện năm 2012, cùng một chuyển thể truyện tranh phát hành bởi Kodansha Comics năm 2012. Bản chuyển thể anime nhận được tiếng vang lớn và được đánh giá là một trong những TV series anime xuất sắc nhất thế kỷ 21.</p>

<p>Tiếp nối Quyển thượng, trải qua cuộc chiến kịch liệt giữa các bầy đàn quái thử, Saki và Satoru đều rơi vào tình trạng sức cùng lực kiệt. Do đã biết được quá nhiều thứ không nên biết, cùng với tình trạng mất chú lực của cả nhóm trừ Satoru, Saki và Satoru đã quyết định chạy trốn ngay trong đêm. Đêm dài đằng đẵng, căng thẳng vì lo ngại bị đuổi theo, họ may mắn tìm đến được nơi neo thuyền và hội ngộ với những người còn lại. Cả bọn đều vô sự, một sự may mắn đến khó tin. Nhóm Saki xoay sở lấy lại được chú lực, qua mắt những người lớn, tránh khỏi việc bị trừng phạt.</p>

<p>Nhưng đấy chỉ là sự sắp đặt của giới chóp bu trong thị trấn, nhằm quan sát sự biến đổi của nhóm những đứa trẻ đặc biệt này. Ngay từ bé, đội của Saki đã được ghép lại một cách có chủ ý. Những người đứng sau chính là Uỷ ban Đạo đức, tổ chức nắm quyền tối cao, quyết định vận mệnh của những đứa trẻ. Đây là thực nghiệm nhằm tìm ra, bồi dưỡng những đứa trẻ mang phẩm chất lãnh đạo, dẫn dắt thị trấn sau này. Còn những đứa trẻ mang mầm mống bất ổn sẽ bị giải quyết, ngay cả ký ức về chúng cũng sẽ bị tác động để mọi người không nhận ra được.</p>

<p>Khi bản chất của thế giới bên ngoài tối tăm ô uế và ý nghĩa thực sự của những truyền thuyết về ác ma mà con người kinh sợ bị vạch trần, sự thật đen tối ẩn giấu trong “sức mạnh thần thánh” được ban tặng cho con người dần trở nên điên loạn.</p>

<p>Quyển thứ hai của Từ tân thế giới, khúc ca bi thống tựa tiếng sấm rền vang đêm đông hiu quạnh.</p>

<p>Về tác giả:</p>

<p>Yusuke Kishi sinh năm 1959 ở Osaka. Tốt nghiệp khoa Kinh tế Đại học Kyoto. Sau khi làm việc ở công ty Bảo hiểm Nhân thọ thì trở thành nhà văn. Năm 1996, Nhân cách thứ mười ba – ISOLA trở thành tác phẩm dự bị tranh giải thưởng tiểu thuyết kinh dị Nhật Bản hạng mục truyện dài lần thứ ba. Năm 1997, Nhà đen đạt giải Nhát giải thưởng tiểu thuyết kinh dị Nhật Bản lần thứ tư. Năm 2005, Búa thủy tinh đạt giải của hiệp hội nhà văn trinh thám Nhật Bản lần thứ 58 hạng mục truyện dài. Năm 2008, Từ tân thế giới &nbsp;đạt giải Nhất Nihon SF lần thứ 29. Năm 2010, Kinh thư của cái ác &nbsp;nhận giải thưởng Yamada Fuutaro lần thứ nhất. Ông còn có các tác phẩm khác như Mê cung đỏ thẫm, Tiếng hót của thiên sứ, Lửa xanh.</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Bố cục sách:</p>

<p>Hạ tối</p>

<p>Thu sâu thẳm</p>

<p>Sấm rền nơi xa giữa mùa đông</p>

<p>Trích dẫn:</p>

<p>Shun đi cắt ngang qua căn phòng vô vị rồi ngồi xuống trước một chiếc bàn gỗ rất to. Trên mặt bàn cực kì lồi lõm với bốn góc cong vênh đặt hơn chục cuốn sách và rất nhiều tập giấy.</p>

<p>“Cậu cũng ngồi xuống đó đi?”</p>

<p>Cậu ấy gợi ý tôi ngồi vào cái ghế ở phía đối diện của căn phòng. Tôi lắc đầu rồi nhìn quanh phòng một lượt. Chất liệu gỗ với chất liệu đá vốn dĩ cứng và bền, giờ đã bị biến dạng, trở nên nhão nhoẹt ở khắp mọi nơi. Nhìn chúng dường như gây nên tổn hại về mặt tâm lí, thậm chí còn làm cảm giác về hiện thực của tôi trở nên mỏng manh hơn.</p>

<p>“Nên nói từ chuyện gì bây giờ nhỉ?... Tất cả mọi vấn đề đều đến từ trái tim con người đấy.”</p>

<p>Tôi nhíu mày, không hiểu Shun đang nói chuyện gì.</p>

<p>“Trong trái tim của con người, ý thức chẳng hơn gì một góc của tảng băng trôi. Phần vô thức nằm dưới mặt nước còn to lớn hơn nhiều. Vì vậy mà chúng ta không thể nào thấu hiểu được chính hoạt động của trái tim mình.”</p>

<p>“Tớ không đến đây để nghe giờ giảng về tâm lí học đâu. Tớ muốn biết có chuyện gì đã xảy ra với cậu.”</p>

<p>“Bây giờ tớ đang giải thích chuyện đó đây.”</p>

<p>Shun nói bằng giọng nghèn nghẹn.</p>

<p>“Này, tại sao cậu lại đeo cái mặt nạ đó? Bỏ ra đi. Chẳng hiểu sao nó làm tớ không bình tĩnh được.”</p>

<p>“Không được.”</p>

<p>Shun cộc lốc đáp.</p>

<p>“Quan trọng hơn là chúng ta không có thời gian... Nghe này. Con người dù làm thế nào cũng không thể kiểm soát hoàn toàn trái tim của bản thân mình. Dù chúng ta nghĩ rằng có thể dùng ý thức điều khiển một cách hoàn hảo thì thực tế là những chuyện ta chưa từng nghĩ đến vẫn xảy ra trong vô thức. Điều đó sẽ bộc lộ rõ rệt nhất đối với chú lực.”</p>

<p>“Nghĩa là sao?”</p>

<p>“Trường hợp thực hiện hành động mang tính vật lí, sẽ cần vài giai đoạn cho đến khi thứ chúng ta vẽ ra trong tâm tưởng thực sự xảy ra. Kể cả lúc động cơ phát sinh từ trạng thái vô thức, thì trước khi chuyển sang hành động vẫn phải đi qua vùng ý thức, nhờ vậy mà có thể đặt điểm dừng hoặc sửa chữa nhờ vào lí tính. Tuy nhiên, trong trường hợp là chú lực, có thể nói rằng điều chúng ta nghĩ trở thành hiện thực gần như là cùng thời điểm. Giả sử, ngay cả khi có sai lầm, thì cũng không có thời gian để mà sửa chữa.”</p>

<p>“Nhưng, bọn mình chắc chắn sẽ tuân theo trình tự được quy định, sau khi vạch ra trong đầu hình ảnh rõ ràng thì mới phát động chú lực mà?”</p>

<p>“Ngay cả hình ảnh ấy cũng sẽ bao gồm thứ được ý thức rõ rệt và thứ bị che giấu trong bóng tối vô thức đấy.”</p>

<p>Tôi có cảm giác những viên ngọc ong đang trôi nổi trong phòng phát ra tần số hơi cao hơn trước.</p>

<p>“Tớ không hiểu thứ cậu đang nói đâu. Cho dù sâu trong tâm trí có tồn tại hình ảnh mà bản thân không nhận ra đi chăng nữa, thì cho đến lúc nó xuất hiện vẫn luôn có một chốt chặn rất khỏe mà. Bởi vì, nếu không niệm Chân ngôn thì sẽ không thể phát động được chú lực còn gì.”</p>

<p>“Cậu vẫn chưa hiểu. Dù chúng ta cố gắng dùng ám thị và Chân ngôn để quản lí nghiêm ngặt đến mức độ nào thì sự rò rỉ vẫn nhất định sẽ xảy ra từ lối thoát tồn tại trong vô thức.”</p>

<p>“Rò rỉ?”</p>

<p>“Phải. Chú lực luôn luôn bị rò rỉ. Theo một nghĩa nào đó, bọn mình liên tục cải biến thế giới xung quanh dưới mệnh lệnh của tiềm thức.”</p>

<p>“Không thể nào...!”</p>

<p>Tôi không thốt nên lời. Tuy trong lòng tôi nghĩ rằng chuyện ấy thật nhảm nhí, nhưng lời phản biện chẳng thể bật ra ngay.</p>

<p>“Saki nghĩ Bát Dinh Tiêu tồn tại với mục đích gì? Cậu nghĩ cái dây trừ tà shimenawa đó có thể ngăn chặn khi có thứ gì đó tấn công từ bên ngoài à?”</p>

<p>“Tớ không biết. Cậu đang nói cái gì thế?”</p>

<p>Đầu óc tôi trở nên rối loạn.</p>

<p>“Bát Dinh Tiêu được tạo ra để đối phó với kẻ địch bên trong chứ không phải bên ngoài. Kẻ địch trong trường hợp này là chú lực không ngừng rò rỉ của chúng ta. Dẫu là Ác quỷ hay Nghiệp ma thì đối với chúng ta, nỗi sợ luôn là thứ đến từ bên trong đấy.”</p>

<p>Giọng nói của Shun nghe bình thản nhưng những viên ngọc ong đang lặng lẽ xoay tròn trong không trung lại bắt đầu run rẩy.</p>

<p>“Dĩ nhiên chú lực bị rò rỉ cực kì yếu nên sẽ không gây ra chuyện gì to tát trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, nếu chúng ta liên tục bị phơi nhiễm bởi ý niệm của nhau trong thời gian dài thì sức ảnh hưởng sẽ không thể nào đo đếm được. Vì thế, cần phải hướng chú lực bị rò rỉ đó ra bên ngoài bằng bất cứ giá nào.”</p>

<p>“Bằng cách gì cơ?”</p>

<p>“Từ khi còn bé, bọn mình đã khắc ghi nỗi sợ đối với thế giới bên ngoài vào tiềm thức, một cách lặp đi lặp lại. Hình ảnh thế giới bên ngoài đen tối và rộng lớn đã bị đồng nhất với vô thức, một vũ trụ đen tối khác tồn tại trong mỗi chúng ta. Trong tâm trí, chú lực bị rò rỉ sẽ được dẫn lối ra phía ngoài Bát Dinh Tiêu bằng cách ràng buộc trực tiếp sự vô thức với thế giới bên ngoài. Bát Dinh Tiêu là một công cụ tinh thần có tác dụng giải phóng ‘ô uế’, nói cách khác là chú lực rò rỉ, ra bên ngoài.”</p>

<p>Những điều Shun đang nói quá khó nên tôi chẳng hiểu được là bao.</p>

<p>“... Thế thì, cái chú lực được giải phóng ra bên ngoài đó, sẽ thành như thế nào?”</p>

<p>“Có lẽ nó sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng. Vì không có ai tìm hiểu nên tớ chỉ có thể nói rằng mình không biết mà thôi.”</p>

<p>Khi Shun xòe tay ra, đám ngọc ong bắt đầu chậm rãi di chuyển quanh phòng.</p>

<p>“Tuy nhiên, tớ cũng có suy nghĩ rằng dựa vào đó mà ta có thể giải mã những bí ẩn. Ví dụ như Minoshiro. Một nghìn năm trước không hề có loài sinh vật đó. Nếu nói về thước đo tiến hóa thì một nghìn năm chỉ như ngày hôm qua thôi. Tổ tiên của Minoshiro có lẽ là một loài sên ở biển tên là minoumiushi1 , nhưng làm thế nào nó có thể tiến hóa thành một sinh vật to lớn trong khoảng thời gian ngắn ngủi như vậy chứ?”</p>

<p>“Ý cậu là chú lực bị rò rỉ của chúng ta đã tạo ra Minoshiro?”</p>

<p>“Không chỉ Minoshiro. Bẫy Hổ và cả Mao Xà có lẽ đều như vậy. Tớ đã xem một lượt từ điển sinh vật được tạo ra trong vòng một nghìn năm nay. Sự tăng tốc trong tiến hóa nằm ngoài hiểu biết thông thường ấy đã bắt đầu từ một địa điểm cực kì bị giới hạn, chính là khu vực xung quanh Bát Dinh Tiêu.”</p>

<p>Điều Shun nói quá sức đường đột, khiến cho tôi không tài nào tin ngay được.</p>

<p>“… Nhưng mà, chú lực rò rỉ chỉ là một tập hợp các ý niệm rời rạc, đúng không? Thứ đó tại sao có thể tạo nên một hình thái hợp nhất như Minoshiro được?”</p>

<p>“Trong vô thức tập thể của con người có tồn tại rất nhiều những thứ như là điển hình được sinh ra từ khuôn đúc chung thông thường. Trong tâm lí học của Jung gọi thứ đó là nguyên hình. Ví dụ như là bóng, thái mẫu, lão hiền giả hay kẻ lừa đảo. Trong thần thoại thế giới, việc ta có thể thấy rất nhiều nhân vật tương đồng cũng là kết quả nơi nguyên hình như vậy được phóng chiếu. Nếu thử tìm hiểu việc Minoshiro hay Mao Xà được sinh ra dưới sự ảnh hưởng của nguyên hình nào chắc sẽ hay ho lắm.”</p>

<p>Tôi thử nghiền ngẫm lại câu chuyện mình vừa mới nghe được, nhưng bản thân cũng không dám chắc là mình đã hiểu được đầy đủ hay chưa.</p>

<p>“Tớ không biết giả thuyết đó có đúng hay không? Nhưng thật lòng mà nói thì sao cũng được. Điều tớ muốn biết là chuyện gì đã xảy ra với cậu.”</p>

<p>Shun im lặng.</p>

<p>“Shun. Cậu...”</p>

<p>Lúc đó, một thứ gì đó loạng choạng lại gần chúng tôi từ trong góc phòng. Kể cả khi nó đã lọt vào tầm nhìn, tôi cũng không thể lập tức nhận ra nó là cái gì. Sau đó, tôi cất tiếng hét thất thanh.</p>

<p>“Không sao đâu. Là Subaru đấy.”</p>

<p>Shun đến bên cạnh Subaru và vuốt ve dưới cằm nó.</p>

<p>“Tại sao? Cậu đã làm gì Subaru?”</p>

<p>“Không làm gì cả... Tớ thực sự không hề muốn làm gì.”</p>

<p>Ngọc ong bắt đầu bay vòng vòng trong phòng như phát rồ, nhưng khi Shun ngước mắt lên, chúng lại trở nên yên lặng.</p>

<p>“Cậu hiểu đúng không? Đây là kết quả của chuyện đã xảy ra với tớ.”</p>

<p>Toàn bộ lưng của Subaru bị bao phủ bởi mai cứng và xúc tu dạng gai nhọn, trưng ra vẻ bề ngoài như một con quái vật Armadillo.</p>

<p>“Chú lực của tớ không ngừng rò rỉ. Hơn nữa, nó càng ngày càng trở nên dữ dội và dần không còn khả năng kiểm soát. Do sự mất kiểm soát vô thức, sự rò rỉ chú lực bất thường xảy ra, khiến tất cả mọi thứ xung quanh chịu ảnh hưởng mang tính hủy hoại rồi biến dạng dị thường. Đây là Hội chứng Hashimoto Appelbaum. Tớ đã biến thành Nghiệp ma rồi.”</p>

vũ khí hoàn hảo - chiến tranh, sự phá hoại và nỗi sợ trong kỷ nguyên mạng

vũ khí hoàn hảo - chiến tranh, sự phá hoại và nỗi sợ trong kỷ nguyên mạng

<p>Ngày nay khi công nghệ thông tin phát triển hơn bao giờ hết, an ninh mạng đã trở thành một lĩnh vực vô cùng quan trọng. Nếu không có những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ mạng máy tính của mình, bất kỳ cá nhân, tổ chức hay quốc gia nào cũng có thể bị tấn công mạng. Một khi đã xâm nhập được mạng máy tính, những tên tội phạm và khủng bố có thể chiếm đoạt dữ liệu của bạn, khiến hệ thống vận hành của tổ chức rối loạn, hay thậm chí làm tê liệt cơ sở hạ tầng của một đất nước.</p>

<p>Đây là một loại vũ khí hoàn hảo vì nó gần như vô hình và thủ phạm có thể dễ dàng phủ nhận trách nhiệm. Theo phóng viên chuyên về an ninh quốc gia của tờ New York Times, David E. Sanger, một số quốc gia đã tiến hành những chiến dịch tấn công mạng chống lại các nước khác với nhiều mục đích bao gồm: khiến xã hội của quốc gia địch thủ rối loạn, triệt hạ các cơ sở hạ tầng thiết yếu, đánh cắp sở hữu trí tuệ, phá hoại kho vũ khí của địch thủ, hoặc can thiệp vào tiến trình bầu cử. Sau khi phỏng vấn những tướng lĩnh, chính trị gia và lãnh đạo có liên qua trực tiếp đến các chiến dịch tấn công mạng, David Sanger đã tường thuật lại sống động và chi tiết cách các quốc gia triển khai loại vũ khí đáng sợ này.</p>

<p>Cuốn sách của ông về đề tài này, Vũ khí hoàn hảo: Chiến tranh, sự phá hoại và nỗi sợ trong kỷ nguyên mạng, được tạp chí Proceedings đánh giá là “hấp dẫn như một tiểu thuyết trinh thám, ngoại trừ việc mọi tình tiết trong sách đều là thật”. Thông qua tác phẩm, độc giả sẽ có cái nhìn sâu sắc về vũ khí mạng cũng như cách nhân tố này thay đổi luật chơi trong kỷ nguyên công nghệ số ngày nay.</p>

<p>Mục lục:</p>

<p>Mở đầu: Tình yêu từ nước Nga &nbsp;</p>

<p>Chương 1: Tội tổ tông</p>

<p>Chương 2: Hộp thư Pandora</p>

<p>Chương 3: Cú hạ thủ trị giá một trăm đô-la</p>

<p>Chương 4: Kẻ xen giữa</p>

<p>Chương 5: Luật lệ Trung Quốc &nbsp;</p>

<p>Chương 6: Nhà họ Kim phản công &nbsp;</p>

<p>Chương 7: Đĩa petri của Putin</p>

<p>Chương 8: Sự dò dẫm</p>

<p>Chương 9: Cảnh báo từ Cotswolds</p>

<p>Chương 10: Sự thức tỉnh chậm chạp</p>

<p>Chương 11: Ba cuộc khủng hoảng ở thung lũng</p>

<p>Chương 12: Dập trước khi phóng</p>

<p>Lời bạt</p>

<p>Thông tin tác giả:</p>

<p>David E. Sanger là phóng viên an ninh quốc gia của tờ New York Times. Ông từng góp mặt trong hai nhóm phóng viên đoạt giải Pulitzer. Hiện ông đang giảng dạy về chính sách an ninh quốc gia tại trường học về chính phủ John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard.</p>

<p>Trích đoạn sách:</p>

<p>“Điều nực cười là Hoa Kỳ vẫn là cường quốc về mạng tài giỏi nhất nhưng cũng kín đáo nhất, như người Iran đã phát hiện ra lúc máy ly tâm của họ mất kiểm soát, và người Bắc Triều Tiên cũng nghi ngờ về điều này khi tên lửa của họ rơi khỏi bầu trời. Nhưng khoảng cách này đang dần bị thu hẹp. Vũ khí mạng có thể được phát triển với chi phí thấp và dễ dàng che giấu đến mức chúng có một sức hút khó cưỡng lại. Và những quan chức Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng trong một thế giới mà gần như mọi vật dụng đều kết nối với nhau – điện thoại, ô tô, mạng lưới điện, vệ tinh không gian – thì mọi vật đều có thể bị quấy phá, thậm chí hủy diệt. Trong 70 năm ròng, Lầu Năm Góc cho rằng chỉ những quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân mới có thể đe dọa sự tồn tại của Hoa Kỳ. Hiện nay, giả định này đang vấp phải nhiều nghi vấn.</p>

<p>Trong hầu như mọi tình huống tuyệt mật của Lầu Năm Góc giả định về những cuộc đối đầu tương lai với Nga và Trung Quốc, thậm chí với Iran và Bắc Triều Tiên, đòn đánh phủ đầu của đối thủ chống lại Hoa Kỳ sẽ bao gồm hàng loạt cuộc tấn công mạng nhắm vào thường dân. Hành động này sẽ đốt cháy mạng lưới điện, chặn đứng những đoàn tàu, làm điện thoại di động lặng im, và khống chế mạng Internet. Trong tình huống xấu nhất, thức ăn và nước sạch sẽ bắt đầu cạn kiệt; bệnh viện sẽ không nhận bệnh nhân. Khi bị tách rời khỏi những thiết bị điện tử cùng kết nối của chúng, người Mỹ sẽ hoảng loạn, hoặc quay ra chống lại nhau.</p>

<p>Lầu Năm Góc đang lập kế hoạch cho tình huống này vì biết rõ rằng rất nhiều kế hoạch chiến tranh của chính mình sẽ mở màn với những cuộc tấn công mạng gây tê liệt tương tự nhắm vào đối thủ của nước Mỹ, bao gồm những chiến lược mới với mục tiêu giành thắng lợi ngay cả trước khi nổ súng. Những hình ảnh thoáng qua của tình huống xấu nhất này đã bị rò rỉ trong những năm vừa qua, một phần nhờ Edward J. Snowden, một phần vì hội nhóm bí ẩn có tên Shadow Brokers – bị nghi có liên hệ mật thiết với giới tình báo Nga – đã thu thập nhiều terabyte dữ liệu chứa đựng nhiều “công cụ” được Cục An ninh Quốc gia (NSA)1 sử dụng để xuyên thủng những mạng máy tính nước ngoài. Các thế lực thù địch sẽ không mất nhiều thời gian để tấn công Hoa Kỳ và các đồng minh của mình bằng những vũ khí mạng bị đánh cắp này. Các vụ tấn công mạng với những cái tên kỳ dị như WannaCry , đột ngột xuất hiện trên những dòng tít lớn của các báo mỗi tuần.</p>

<p>Nhưng bí mật bao quanh những chương trình này che mờ hầu hết các tranh luận công khai về sự khôn ngoan trong việc sử dụng chúng, hay những nguy cơ hiện hữu nếu chúng mất kiểm soát. Sự im lặng của chính phủ Hoa Kỳ về kho vũ khí mới của mình và tác động của chúng cho thấy sự tương phản rõ rệt với những thập niên đầu tiên trong thời đại hạt nhân. Việc hủy diệt Hiroshima và Nagasaki khiến năng lực hủy diệt của Hoa Kỳ – và sau một thời gian ngắn là của Nga và Trung Quốc – trở nên rõ ràng và không thể bàn cãi. Ngay cả khi chính phủ nước này vẫn giữ bí mật về những chi tiết liên quan – cách thức tạo ra vũ khí hạt nhân, nơi chúng được lưu trữ, và ai có quyền ra lệnh sử dụng chúng – thì Hoa Kỳ cũng đã tham gia vào cuộc tranh luận chính trị kéo dài hàng thập niên về thời điểm đe dọa sử dụng bom hạt nhân và liệu có nên ngăn cấm sử dụng chúng hay không. Những luận điểm cuối cùng lại rất khác so với ban đầu: trong thập niên 1950, Hoa Kỳ thản nhiên nói về việc sử dụng vũ khí hạt nhân để kết thúc chiến tranh Triều Tiên; còn vào những năm 1980, có một sự nhất trí ở quy mô quốc gia cho rằng Hoa Kỳ chỉ viện đến vũ khí hạt nhân khi sự tồn tại của chính họ bị đe dọa.</p>

<p>Đến nay, vẫn chưa có những tranh luận tương đương về việc sử dụng vũ khí mạng, ngay cả khi sức mạnh hủy diệt của nó ngày càng trở nên rõ ràng sau mỗi năm. Những vũ khí này vẫn vô hình, những cuộc tấn công vẫn có thể bị phủ nhận trách nhiệm, và kết quả của chúng vẫn chưa rõ ràng. Vốn thích giữ bí mật, những sĩ quan tình báo và quân đội từ chối thảo luận về quy mô năng lực mạng của Hoa Kỳ vì lợi thế vốn đã khá nhỏ của nước này so với các đối thủ sẽ bị thu hẹp.</p>

<p>Kết quả, Hoa Kỳ hầu như bí mật sử dụng thứ vũ khí mới mạnh đến mức đáng kinh ngạc này trên cơ sở quyết định từng trường hợp một, trước khi hoàn toàn hiểu rõ những hậu quả của nó. Lực lượng vũ trang Hoa Kỳ gọi những hành động này là “thăm dò khám phá mạng ảo” khi chính họ tiến hành, nhưng lại coi đó là “tấn công mạng” khi công dân Hoa Kỳ là mục tiêu. Thuật ngữ này bao quát mọi thứ từ việc làm tê liệt các mạng lưới năng lượng đến thao túng bầu cử, hoặc một bức thư cảnh báo rằng những tên tội phạm vừa lấy cắp thông tin thẻ tín dụng, số bảo hiểm xã hội, hay bệnh sử của bạn, thậm chí lần thứ hai hay thứ ba.</p>

<p>[…]</p>

<p>““Thế Vận Hội” là một cách để người Israel tập trung vào việc phá hỏng chương trình hạt nhân của Iran mà không cần khai hỏa một cuộc chiến tranh cục bộ. Nhưng đưa được đoạn mã vào nhà máy là việc không hề dễ dàng. Hệ thống máy tính ở Natanz “cách khí” với bên ngoài, tức là không kết nối với Internet. CIA và Israel cố gắng thả đoạn mã vào những ổ USB và áp dụng những kỹ thuật khác với sự giúp sức vô tình hay hữu ý của những kỹ sư Iran. Kế hoạch này hoạt động khá ổn trong vài năm và tạo ra được một số trục trặc. Những người Iran không hiểu tại sao một số máy ly tâm lại tự tăng hoặc giảm tốc bất thường và cuối cùng tự hủy diệt. Họ hoảng hốt và dừng hoạt động những máy ly tâm còn lại trước khi chúng chịu chung số phận. Họ bắt đầu sa thải các kỹ sư.</p>

<p>Tại Fort Meade và Nhà Trắng, trò gian trá này xem chừng đạt được thành công vượt ngoài mong đợi. Nhưng sau đó tất cả đi sai đường.</p>

<p>Không có phóng viên hay tổ chức tin tức nào vạch mặt “Thế Vận Hội”. Tuy nhiên, chính phủ Hoa Kỳ và Israel lại tự làm điều đó vì một sơ suất. Các bên bắt đầu đổ lỗi cho nhau, Israel khẳng định Hoa Kỳ quá chậm chạp, còn Hoa Kỳ cho rằng Israel đã nóng vội và cẩu thả. Nhưng có một sự thật không thể bác bỏ là con sâu Stuxnet đã thoát ra thế giới hoang dã vào mùa hè năm 2010 và nhanh chóng tự sao chép chính mình vào những hệ thống máy tính trên toàn thế giới.</p>

<p>Nó xuất hiện trên mạng máy tính từ Iran đến Ấn Độ, và thậm chí quay đầu về Hoa Kỳ. Các nước đột nhiên có được bản sao của nó bao gồm Iran, Nga, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, cùng các hacker trên toàn thế giới. Đó là lúc nó được đặt tên là “Stuxnet,” sự kết hợp những từ khóa rút ra từ bên trong đoạn mã.</p>

<p>Khi nhìn lại, chúng ta thấy rằng chiến dịch “Thế Vận Hội” là loạt đạn mở màn của xung đột mạng hiện đại. Nhưng vào thời điểm đó, không ai biết điều này. Tất cả những gì có thể khẳng định chắc chắn là một loại sâu máy tính kỳ lạ trôi nổi khắp thế giới bắt nguồn từ Iran, và vào mùa hè năm 2010, nó đã chọn chương trình hạt nhân của Iran làm mục tiêu.”</p>

<p>[…]</p>

<p>“Nếu chiến tranh trong quá khứ chỉ là về súng đạn và dầu mỏ, thì chiến tranh trong thế kỷ 21 là về thông tin.”</p>

<p>Không rõ Kim Jong-il có thật sự tin tưởng vào lời lẽ về chiến tranh thông tin – hoặc ông có thật sự có ý tưởng gì về việc biến khẩu hiệu thành chiến lược hay không. Nhưng sau tất cả, ông lại dựa vào kho vũ khí hạt nhân để bảo vệ đất nước. Nhưng ông bị thuyết phục rằng xác định những sinh viên đầy hứa hẹn ở độ tuổi non trẻ để đào tạo đặc biệt về nghệ thuật xâm nhập mạng máy là một việc làm đáng giá. Bước đi đầu tiên là những chương trình khoa học máy tính đỉnh cao của Trung Quốc.</p>

<p>Sau đó, bộ phận phản gián của FBI quan sát thấy người Triều Tiên làm việc ở Liên Hợp Quốc lặng lẽ đăng ký vào các khóa học lập trình đại học ở New York. James Lewis nhớ lại rằng khi số lượng những người Triều Tiên đăng ký tăng cao, “FBI gọi tôi và nói: ‘Chúng ta nên làm gì đây?’”</p>

<p>“Tôi nói với họ: ‘Đừng làm gì cả. Cứ theo dõi và xem thử họ làm gì.’”</p>

<p>[…]</p>

<p>“NẾU CÓ MỘT BÀI HỌC nảy sinh từ những năm cố gắng tìm kiếm, theo dõi và ngăn chặn những kẻ khủng bố thì đó là việc chính những nước đã tìm được cách phá hủy máy ly tâm từ xa hay làm gián đoạn mạng lưới điện và hệ thống tên lửa lại đang bị cản trở bởi việc làm thế nào để đối phó với những thứ được gọi là “mạng xã hội được vũ khí hóa.” Ngay chính thuật ngữ này cũng đã gây tranh cãi. Liệu một thông điệp tuyển quân chứa lệnh nhập ngũ có phải là vũ khí hóa mạng xã hội, hay đó chỉ là thứ thường được gọi là tuyên truyền nhưng lại được lưu hành nhanh chóng và rộng rãi hơn vào lúc này? Thế còn một đoạn video chặt đầu để gieo rắc sợ hãi, hay những thông điệp tinh vi hơn nhiều của Putin tốt bụng được sử dụng để làm rộng thêm những chia cắt về tôn giáo và xã hội?</p>

<p>Nếu tính đến hàng tỉ đô-la chính phủ đã chi tiêu để xây dựng lực lượng tấn công mạng và những nguồn lực mà các công ty công nghệ đã cống hiến để bảo vệ nền tảng của họ khỏi trở thành nơi trú ẩn kỹ thuật số của những kẻ thánh chiến, thì tưởng như có thể dễ dàng dự đoán những chiến thắng nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu trong những trận đánh trên mạng chống lại các băng nhóm khủng bố được trợ cấp nghèo nàn. Nhưng điều ngược lại hóa ra mới đúng. “Đó là trận chiến khó khăn nhất mà chúng ta đối mặt,” một sĩ quan cao cấp nói với tôi. Kết quả của việc làm nổ tung một ngôi nhà trú ẩn ở Pakistan hay một căn cứ tên lửa ở Syria là đống gạch vụn. Nhưng nhắm bắn tiêu diệt các máy chủ gửi đi những đoạn video chặt đầu hay tin nhắn tuyển mộ, thì vài ngày sau chúng sẽ tái xuất ở một nơi khác.</p>

<p>“Thật hão huyền khi xâm nhập một hệ thống và nghĩ rằng bạn sẽ làm những thứ này biến mất mãi mãi,” là nhận xét của Joshua Geltzer, giám đốc kỳ cựu của bộ phận chống khủng bố tại Cục An ninh Quốc gia dưới thời Obama. Vào thời điểm Obama rời nhiệm sở, câu hỏi về việc liệu Bộ Chỉ huy Không gian mạng đã theo đuổi ISIS đủ hăng hái hay chưa đã gây ra nhiều bức xúc đến mức có một phong trào trong nội bộ chính quyền Obama đòi sa thải Đô đốc Rogers.</p>

<p>Nhưng trong lúc Washington đang khó khăn trong việc hiểu rõ làm thế nào để tiếp tục duy trì cuộc công kích vào các hội nhóm đang sử dụng mạng xã hội để tổ chức các cuộc tấn công, thì Thung lũng Silicon vẫn chưa thể hoặc chưa sẵn lòng đối mặt với mức độ nghiêm trọng của vấn đề này. Bao nhiêu năm nay, những tay công nghệ thông minh nhất thế giới tự thuyết phục bản thân rằng một khi họ đã kết nối thế giới với nhau, thì một nền dân chủ toàn cầu đích thực hơn sẽ xuất hiện. Họ mừng rỡ khi Twitter và WhatsApp đã giúp Mùa Xuân Ả-rập ra đời, và họ bị thuyết phục rằng họ đã chế tạo được thứ vũ khí đánh bại những kẻ độc tài và sản sinh ra những nền dân chủ mới minh bạch hơn.”</p>

Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

Liên Hệ