tìm bình yên trong gia đình (tái bản 2021)

tìm bình yên trong gia đình (tái bản 2021)

<p>“Tìm bình yên trong gia đình” cuốn sách của Sư ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh là tập hợp nhiều câu hỏi vấn đáp của quý Phật tử, mọi người ở khắp nơi gửi về cho Sư ông để giải đáp những vấn đề xoay quanh các mối quan hệ trong gia đình, giữa vợ với chồng, cha mẹ với con cái và cả cách vượt qua nỗi đau khi mất đi người thân…</p>

<p>“Quay về nương tựa</p>

<p>Hải đảo tự thân</p>

<p>Chánh niệm là Bụt</p>

<p>Soi sáng xa gần,</p>

<p>Hơi thở là pháp</p>

<p>Bảo hộ thân tâm</p>

<p>Năm uẩn là tăng</p>

<p>Phối hợp tinh cần</p>

<p>Thở vào, thở ra</p>

<p>Là hoa tươi mát</p>

<p>Là núi vững vàng</p>

<p>Nước tĩnh lặng chiếu</p>

<p>Không gian thênh thang”</p>

<p>Cuộc đời là một chuỗi tương quan tương duyên. Không có một hiện hữu nào tự nó có được. Một bông hoa, không thể tự nó mà hình thành. Hoa phải nhờ những yếu tố khác như đất, nước, hạt giống, phân bón, người làm vườn… mới hình thành. Mình cũng vậy, cũng do nhiều yếu tố kết hợp, như cha mẹ, thức ăn, nước uống, môi trường, xã hội… Hạnh phúc và khổ đau cũng như thế, cũng do nhiều yếu tố tạo thành. Những yếu tố tương quan tương duyên đó dân gian gọi nôm na là duyên nợ, những gì đem lại hạnh phúc cho mình thì gọi là duyên, những gì đem lại khổ đau thì gọi là nợ. Đạo Bụt gọi đó là tương quan tương duyên hay tương tức. Cũng cùng một người nhưng khi thương thì gọi là mình có duyên với người đó. Rồi cũng người ấy, cũng tình thương ấy nhưng vì mình không biết trân quý và tưới tẩm để cho tình thương lớn lên để rồi khổ đau, thì lại gọi là mình có nợ với người ấy. Như thế thì vô lý và mâu thuẫn quá phải không?</p>

<p>Mình đâu chọn nhầm người, mình đâu cưới người mình ghét, mình cưới người mình thương mà. Chỉ do mình không biết nuôi dưỡng thôi. Nếu nhìn sâu vào những khổ đau và hạnh phúc của mình, mình sẽ thấy được nguyên nhân và gốc rễ sâu xa của nó. Khi thấy được nguyên nhân và gốc rễ rồi, mình sẽ làm mới trở lại để nuôi lấy hạnh phúc của mình, không còn đổ lỗi cho duyên nợ nữa. Nếu nhìn sâu thêm một tí mình có thể thấy được rằng khuynh hướng đổ lỗi cũng là một tập khí của mình. Trong mối quan hệ giữa mình với người kia, có lúc mình giận hờn, khổ đau, mình cứ nghĩ là người kia có lỗi với mình, người kia đã gây nên những nỗi khổ đau cho mình nên mình không chấp nhận được người kia và làm cho sự truyền thông trở nên bế tắc. Khổ đau từ đó mà leo thang. Mình không nhìn lại để thấy rằng có thể mình đã đóng góp một phần nào đó trong nỗi khổ và cơn giận của người kia, nên người kia đã hành xử và nói năng như vậy. Có thể mình không đủ cảm thông, có thể mình không đủ niềm vui và hạnh phúc để hiến tặng cho người kia, có thể mình không tưới tẩm những hạt giống tốt trong người kia, mà chỉ có than phiền và trách móc. Hoặc trong mình còn có những nóng nảy, dễ bực bội cáu gắt, không dễ dàng tha thứ bỏ qua những lỗi lầm của người khác. Mình đã không nói những lời nói nhẹ nhàng ái ngữ, không hành xử khéo léo v.v… Khổ đau hay hạnh phúc đều mang tính hữu cơ, nghĩa là có thể chuyển đổi được. Hạnh phúc nếu không khéo gìn giữ thì một ngày nào đó sẽ mất, sẽ trở thành khó khăn và khổ đau. Nếu khổ đau mà biết tu tập chuyển hóa thì sẽ thương yêu nhau hơn, từ đó sẽ hạnh phúc hơn. Cho nên khổ đau hay hạnh phúc là do mình, do mình quyết định. Mình có đổ lỗi cho người kia, cho hoàn cảnh, môi trường, con cái… thì đó cũng là tập khí của mình. Sự thực tập là luôn luôn trở về để nhìn lại chính mình. Có thể mình không trân quý đủ người thương của mình, mình không trân quý đủ những gì mình đang có. Những gì mình không có hoặc chưa có thì mình ruổi rong tìm kiếm, khi có rồi thì mình lại không biết trân quý, đợi đến khi tuột khỏi tầm tay mới thấy tiếc nuối và ân hận.</p>

<p>Nếu mình không thay đổi những tập khí của mình thì cho dù có cưới bao nhiêu người đi nữa mình cũng khổ đau. Vì vậy, cùng với sự thực tập, mình luôn luôn trở về với giây phút hiện tại, nhận diện và trân quý những gì mình đang có để nuôi lớn hạnh phúc, và đồng thời chuyển hóa những tập khí trong mình.</p>

kéo giãn cơ thể (tái bản 2024)

kéo giãn cơ thể (tái bản 2024)

<p>Kéo Giãn Cơ Thể</p>

<p>Có rất nhiều người tin rằng độ linh hoạt của cơ thể sẽ giảm theo tuổi tác. Lẽ dĩ nhiên theo thời gian, hầu hết các cơ đều sẽ trở nên cứng hơn. Nhưng hiện nay không chỉ người lớn tuổi mà cả người trẻ cũng gặp những vấn đề về cơ thể. Với người trẻ, lý do thường gặp nhất ở là do lười vận động. Ngược lại, sử dụng cơ quá mức cũng khiến cũng khiến cơ bị co cứng. Cách giải quyết đơn giản và hiệu quả cho những vấn đề này chính là tập luyện kéo giãn cơ thể.</p>

<p>Tác giả của quyển sách “Kéo giãn cơ thể” - James Shuichi Nakano là huấn luyện viên thể chất cho nhiều nhân vật nổi tiếng như vận động viên quần vợt Kimiko Date, vận động viên bóng bàn Ai Fukuhara hay đội chạy đường dài của Đại học Aoyama Gakuin. Trong hơn 25 năm đào tạo và làm việc với nhiều loại cơ thể khác nhau, James Shuichi Nakano đã viết những tác phẩm để giúp mọi người áp dụng nhiều kỹ thuật để rèn luyện sức khỏe. Ông cũng là tác giả bán chạy nhất của Today’s Stretch, đã bán được hơn 100.000 bản.</p>

<p>Với tác phẩm “Kéo giãn cơ thể”, James Shuichi Nakano đã giới thiệu chi tiết những phương pháp và bí quyết để kéo giãn cơ có thể được thực hiện khi đứng, ngồi và cả khi nằm. Nắm rõ những vị trí kéo giãn cơ mang lại tác dụng tốt nhất, những hướng dẫn của ông có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi, ngay cả đối với những người bị cứng cơ hay bị đau toàn thân.</p>

<p>“Kéo giãn cơ thể” là một cẩm nang hướng dẫn với đầy đủ thông tin người đọc cần từ thông tin nền tảng, phương pháp, bí quyết đến những dụng cụ cần thiết cho công cuộc kéo giãn cơ thể, tăng cường độ linh hoạt. Với nhiều hình ảnh trực quan và chi tiết, người đọc hoàn toàn có thể thực hành theo chỉ dẫn mỗi ngày, kể cả khi làm việc lẫn sinh hoạt.</p>

<p>MỤC LỤC</p>

<p>5 lý do khiến cơ bị co cứng</p>

<p>Mang đến cho bạn cảm giác kéo giãn cơ tuyệt vời</p>

<p>Sự ra đời của phương pháp kéo giãn cơ tuyệt vời nhất thế giới</p>

<p>CHƯƠNG MỘT - Cơ thể trở nên co cứng và mềm dẻo như thế nào?</p>

<p>Tại sao cơ thể lại trở nên cứng?</p>

<p>Kéo giãn cơ giúp cơ thể trở nên mềm dẻo</p>

<p>5 điều người có cơ thể cứng thường nói</p>

<p>Các loại kéo giãn cơ</p>

<p>CHƯƠNG HAI - Quy tắc và bí quyết kéo giãn cơ hiệu quả nhất trên thế giới.</p>

<p>5 quy tắc kéo giãn cơ</p>

<p>2 bí quyết</p>

<p>Chỉ với một vài thay đổi, cơ thể được kéo giãn dễ dàng một cách đáng ngạc nhiên</p>

<p>Kiểm tra độ linh hoạt</p>

<p>5 phút kéo giãn cơ hiệu quả nhất thế giới</p>

<p>Những dụng cụ hữu ích khi kéo giãn</p>

<p>CHƯƠNG BA - Cổ - lưng - vai - tay.</p>

<p>Kéo giãn cổ - lưng</p>

<p>Kéo giãn lưng (1)</p>

<p>Kéo giãn lưng (1)</p>

<p>Kéo giãn vai và tay (1)</p>

<p>Kéo giãn vai và tay (2)</p>

<p>Kéo giãn vai và tay (3)</p>

<p>Kéo giãn tay</p>

<p>CHƯƠNG BỐN - Ngực -bụng - thắt lưng.</p>

<p>Kéo giãn ngực</p>

<p>Kéo giãn bụng</p>

<p>Kéo giãn bụng</p>

<p>Kéo giãn thắt lưng</p>

<p>CHƯƠNG NĂM - Mông - xung quanh khớp háng.</p>

<p>Kéo giãn mông (1)</p>

<p>Kéo giãn mông (2)</p>

<p>Kéo giãn mông (3)</p>

<p>Kéo giãn xung quanh khớp háng</p>

<p>Kéo giãn háng</p>

<p>CHƯƠNG SÁU - Đùi.</p>

<p>Kéo giãn mặt trước đùi (1)</p>

<p>Kéo giãn mặt trước đùi (2)</p>

<p>Kéo giãn mặt sau đùi (1)</p>

<p>Kéo giãn mặt sau đùi (2)</p>

<p>Kéo giãn mặt sau đùi (3)</p>

<p>Kéo giãn mặt trong đùi (1)</p>

<p>Kéo giãn mặt trong đùi (2)</p>

<p>Kéo giãn mặt ngoài đùi</p>

<p>CHƯƠNG BẢY - Bắp chân - cẳng chân - lòng bàn chân.</p>

<p>Kéo giãn bắp chân (1)</p>

<p>Kéo giãn bắp chân (2)</p>

<p>Kéo giãn cẳng chân</p>

<p>Kéo giãn lòng bàn chân</p>

<p>CHƯƠNG TÁM - Kéo giãn động.</p>

<p>Xoay khớp vai – bả vai (1)</p>

<p>Xoay khớp vai – bả vai (2)</p>

<p>Xoay khớp vai – bả vai (3)</p>

<p>Thân mình (4)</p>

<p>Sườn (5)</p>

<p>Thắt lưng – Khớp háng – Mông (6)</p>

<p>Xoay thắt lưng – Khớp háng (7)</p>

<p>Kéo giãn động Cơ đùi sau (8)</p>

<p>CHƯƠNG CHÍN - Kéo giãn cơ xóa tan mệt mỏi.</p>

<p>Thả lỏng vai cứng</p>

<p>Làm dịu cơn đau thắt lưng</p>

<p>Ngăn ngừa tư thế già nua</p>

<p>Ngăn ngừa chấn thương sau chạy</p>

<p>Làm dịu căng cứng chân</p>

<p>PHỤ LỤC - Chỉ mục theo từng loại.</p>

<p>TRÍCH ĐOẠN SÁCH:</p>

<p>Sự thật của việc “Giảm cân bằng kéo giãn”</p>

<p>“Không thể giảm cân chỉ bằng kéo giãn.” – Đây là một trong những điều chúng tôi nói mỗi lần được phỏng vấn. Kéo giãn cơ là hoạt động không phụ thuộc vào kinh nghiệm vận động nên sức hút của nó nằm ở chỗ ngay cả những người có thể lực yếu như người cao tuổi cũng có thể ngay lập tức bắt đầu. Thay vào đó, lượng calo tiêu thụ cực kỳ ít, nhiều hơn so với khi nghỉ ngơi nhưng chỉ bằng một nửa khi đi bộ. Ngay cả khi tập trong 30 phút thì cũng chỉ ở mức độ 2 viên kẹo với khoảng 40~50 calo, rất khó giảm cân nếu chỉ tập kéo giãn.</p>

<p>Vậy nỗ lực tạo thói quen kéo giãn hằng ngày của những người muốn giảm cân là lãng phí sao?</p>

<p>Thật ra không thể nói một cách chung chung như thế được.</p>

<p>Nếu duy trì kéo giãn, độ linh hoạt của cơ bắp sẽ tăng lên thúc đẩy lưu thông máu. Kết quả là bạn có thể cảm nhận được “Cơ thể dễ hoạt động”, “Giảm căng cứng hay đau mỏi”, “Mệt mỏi khó lưu lại”. Và một khi làm được điều đó, thì đi bộ cũng không thấy khó, leo cầu thang cũng không mệt. Sức mạnh hoạt động trong cuộc sống đời thường cũng tăng lên một cách tự nhiên. Nếu bạn để ý, có rất nhiều người đã thoát khỏi thói quen hằng ngày như “Lười”, “Cơ thể nặng nề”, và tạo thói quen đi bộ khi đi làm hay đi mua đồ. Ngay cả khi bạn không thể mong đợi kéo giãn cơ có thể đem lại hiệu quả đốt cháy mỡ thì việc kéo giãn cơ vẫn có thể giúp bạn khó béo hơn và hoàn toàn có khả năng giảm cân từ bây giờ. Nếu có ai đó xung quanh mà nói “Đã giảm cân bằng kéo giãn cơ!”, thì đó có thể là do thành quả của việc tăng lượng vận động một cách tự nhiên bằng cách tăng độ linh hoạt.</p>

<p>Sự khác nhau giữa yoga và giãn cơ</p>

<p>“Yoga và kéo giãn cơ cái nào tốt hơn?”</p>

<p>Thường có người hay đưa hai bộ môn này xếp ngang hàng với nhau. Kéo giãn cơ là phương pháp điều chỉnh điều kiện cơ thể, còn yoga là hoạt động cơ thể. Chúng tưởng là giống nhau nhưng thực chất không phải. Khác với giãn cơ, yoga yêu cầu độ linh hoạt cao và có nhiều nguy cơ gặp chấn thương, theo quan điểm của các bác sĩ Tây y, có những tư thế “Không cho phép thực hiện” hay “Cần phải chú ý kỹ”. Ví dụ những tư thế như “Tư thế con thỏ” hay “Tư thế trồng chuối” nâng đỡ toàn bộ cơ thế bằng đỉnh đầu sẽ khiến cột sống phải chịu gánh nặng lớn, và nếu mắc lỗi bạn có thể gây tổn thương đến cổ và lưng. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa khẳng định kéo giãn cơ mà phủ định yoga. Cũng giống như phát biểu của một chuyên gia rằng “Yoga kiểm soát cơ thể và tâm trí bằng ý chí và rõ ràng là điều chỉnh hành vi con người” (Ramacharaka, 1960), yoga là một môn rèn luyện tinh thần. Bởi để đạt được đến cảnh giới mong muốn, cần phải lặp đi lặp lại các tư thế khó đòi hỏi sự tập trung cao. Theo kinh nghiệm của tôi, đa số những người bị chấn thương trong khi tập yoga là do thực hiện các động tác quá sức khi chưa đủ độ linh hoạt. Đặc biệt nếu có gương, bạn dễ nhìn thấy những động tác mình đang chưa thể làm được so với những người xung quanh nên sẽ cảm thấy tự ti và cố gắng quá sức. Các bộ phận bị kéo giãn sau khi rung lên bần bật sẽ bị lỏng. Chừng nào trục cơ (tham khảo trang 30) còn đang ra mệnh lệnh “Co lại!”, các cơ sẽ không giãn ra và nguy cơ tổn thương sẽ tăng lên. Mục đích của yoga không phải là so kè độ linh hoạt. Hãy lắng nghe cơ thể và tiếp tục luyện tập vui vẻ để không làm tổn thương cơ thể.</p>

mẹ bình thường dạy con ưu tú

mẹ bình thường dạy con ưu tú

<p>Mẹ Bình Thường Dạy Con Ưu Tú</p>

<p>Mẹ bình thường dạy con ưu tú – Cuốn sách này là sự kết hợp hoàn hảo giữa quan điểm của trẻ nhỏ, của phụ huynh và của nhà giáo dục nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hóa.</p>

<p>Điểm nổi bật nhất của sách là tính bao quát và tầm quan trọng của các phương pháp giáo dục trẻ dựa trên kết quả thăm dò ý kiến có chất lượng cao.</p>

<p>Cuốn sách được dựa trên một lượng lớn phiếu thăm dò ý kiến của các sinh viên ưu tú về phương pháp giáo dục trong gia đình họ. Tác gải đã phân loại các kết quả theo “7 phương châm lớn và 55 hạng mục nhỏ” để đảm bảo tính bao quát và cụ thể của giáo dục trẻ trong gia đình.</p>

<p>Đặc điểm nổi bật thứ hai của cuốn sách này chính là kinh nghiệm phong phú của tác giả, do đó cuốn sách không chỉ dừng lại ở lý thuyết tổng quát mà còn là kho kinh nghiệm thực tế trong giáo dục trẻ nhỏ. .</p>

<p>Trong cuốn sách này, tác gải hết sức lưu ý đến việc đề xuất các phương pháp giáo dục mang tính bao quát dựa trên sự quan sát cá tính phong phú của trẻ. Đây là kết quả tổng hợp của hơn vài trăm trẻ khác nhau nên có thể áp dụng cho rất nhiều tuýp trẻ. Bên cạnh đó, họ cũng đề cập đến các phương pháp giáo dục riêng biệt dựa trên các luận điểm giáo dục khác nhau để đảm bảo tính khách quan.</p>

<p>Đặc điểm nổi bật thứ ba là cuốn sách không đơn thuần dạy về giáo dục trẻ mà còn truyền đạt phương pháp giáo dục những người lãnh đạo hàng đầu. Ở đầu tất cả các chương,&nbsp; đều nêu dẫn chứng về cách hành xử của các nhà lãnh đạo hàng đầu tại các công ty đa quốc gia và liên hệ các dẫn chứng đó với nội dung sẽ được thảo luận trong từng chương sách.</p>

<p>Tác giả đã từng làm việc với rất nhiều nhà lãnh đạo hàng đầu tại các công ty tư vấn lớn, các quỹ tín dụng, các công ty đa quốc gia, những người có tố chất lãnh đạo, năng động và có khả năng tự quyết cao. Những ý kiến quý giá của họ dành cho các vấn đề như “phương pháp giáo dục nào trong gia đình đã ảnh hưởng nhiều nhất đến thói quen sống và làm việc của họ” hay “họ đang nuôi dạy con cái như thế nào” cũng là những nội dung của các phương pháp giáo dục trong cuốn sách này.</p>

<p>Cuốn sách tổng hợp quan điểm của hơn 200 sinh viên ưu tú về cách giáo dục trẻ em trong gia đình; quan điểm của phụ huynh, dựa trên kinh nghiệm của mẹ tác giả, và quan điểm của tôi – người làm việc trong môi trường đa quốc gia và dựa trên kinh nghiệm làm việc thực tế . Do đó, đây là một cuốn sách giáo khoa về các phương pháp giáo dục những nhà lãnh đạo hàng đầu có khả năng tự hành động.</p>

<p>Ẩn sau những mục tiêu trước mắt đó, cuốn sách còn cung cấp những phương pháp giáo dục giúp trẻ có khả năng tự hành động, tư duy một cách độc lập và có khả năng lãnh đạo.</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Mục lục:</p>

<p>7 Phương châm lớn và 55 hạng mục nhỏ&nbsp; để nuôi dạy những đứa con ưu tú nhất</p>

<p>Con cái chúng ta biết ơn bố mẹ vì những phương châm giáo dục nào?</p>

<p>Chương 1:&nbsp;&nbsp; Làm hết sức để khuyến khích “cái tôi” ở trẻ</p>

<p>Chương 2:&nbsp;&nbsp; Hãy giúp trẻ mở rộng nhận thức, qua đó hướng trẻ&nbsp; tới những công việc thích hợp nhất với chúng</p>

<p>Chương 3:&nbsp;&nbsp; Giúp trẻ phát triển khả năng theo đuổi công việc&nbsp; đến cùng (GRIT)</p>

<p>Chương 4:&nbsp;&nbsp; Trau dồi kỹ năng giao tiếp đỉnh cao</p>

<p>Chương 5:&nbsp;&nbsp; Giúp trẻ tự học</p>

<p>Chương 6:&nbsp;&nbsp; Hãy cho trẻ học những kiến thức bên ngoài nhà trường</p>

<p>Chương 7:&nbsp;&nbsp; Giúp trẻ hiểu được tình yêu thương vô điều kiện&nbsp; của bố mẹ</p>

<p>Lời kết&nbsp;</p>

<p>Tiểu sử tác giả.</p>

<p>Tác giả:&nbsp;</p>

<p>Tac giả – Moogwi Kim sinh năm 1977, học và tốt nghiệp khoa Chính sách Tổng hợp tại trường Đại học Nghĩa Thục Keio. Theo học và nhận chứng chỉ MBA (Thạc sỹ Kinh doanh) tại INSEAD. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh từng làm việc tại bộ phận ngân hàng đầu tư của cơ quan tiền tệ có vốn nước ngoài. Tại đây, anh đã tham gia các công việc liên quan đến điều động vốn và các hoạt động gia nhập sàn chứng khoán của các công ty Nhật.</p>

<p>Đồng tác giả – Mrs. Pumpkin: Sinh năm 1947, tốt nghiệp khoa Luật trường Đại học Ritsumeikan. Bà đã nuôi dạy bốn người con thành những người hoạt động tiêu biểu trong các lĩnh vực khác nhau trên thế giới: người thì làm việc cho quỹ đầu tư cổ phần tư nhân thuộc hạng lớn nhất thế giới, người thì làm kiểm toán tại London, người là luật sư chuyên nghiệp ở New York và người còn lại làm giáo sư ở trường Đại học tại Canada. Bà là nhân vật chính trong chương trình tư vấn dài kì và được hâm mộ trên Toyo Keizai Online mang tên Văn phòng tư vấn cuộc sống của Mrs. Pumpkin.</p>

ăn dặm không phải là cuộc chiến (tái bản)

ăn dặm không phải là cuộc chiến (tái bản)

<p>“Ăn dặm không phải là cuộc chiến” là cuốn sách được viết nối tiếp theo thành công của cuốn sách “Nuôi con không phải là cuộc chiến”. Như tựa đề&nbsp; bộc lộ, cuốn sách này nhấn mạnh vào chủ đề ăn uống lành mạnh và chủ động cho trẻ em từ lứa tuổi bắt đầu tập ăn dặm, đồng thời cung cấp các thông tin dinh dưỡng cơ bản thiết yếu, các thực đơn gợi ý, các công thức nấu ăn và các mẹo nhỏ để bữa ăn cân bằng và hấp dẫn. Đây là cuốn sách giúp cha mẹ gợi mở và xây dựng mối quan hệ lành mạnh của trẻ em với ẩm thực - một hoạt động không thể thiếu hàng ngày.</p>

<p>Cuốn sách còn là tổng hợp những lời tâm sự của nhiều ông bố, bà mẹ trên khắp mọi miền đất nước Việt Nam đã áp dụng cách cho bé ăn uống chủ động và tích cực: những kinh nghiệm áp dụng và biến hoá theo từng gia đình, những khó khăn và thành công của quá trình kiên trì và tôn trọng nhu cầu của trẻ.</p>

<p>Hơn cả, sách viết nhiều về những lời khuyên an toàn cho các bé bắt đầu ăn dặm, về tầm quan trọng của dinh dưỡng lành mạnh (ăn ít muối, ít đường, cân bằng…) ngay từ bước đầu. Cuốn sách theo sát phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy, nhưng cũng gợi mở các giải pháp cho các gia đình không thực hiện phương pháp này từ đầu, hay thực hiện kết hợp với ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật.Cuốn sách còn bao gồm rất nhiều thông tin khoa học, dinh dưỡng cũng như giải thích những hiểu nhầm thường gặp trong ăn uống và dinh dưỡng, dành cho cả người lớn lẫn trẻ em. Những nội dung này được trình bày bằng hình ảnh đẹp mắt, biểu đổ dễ hiểu – dễ nhớ và dễ áp dụng.</p>

<p>Các thực đơn trong sách đã được lựa chọn từ các nguyên liệu dễ kiếm ngay tại Việt Nam sau đó được&nbsp; trực tiếp các tác giả nấu thử nghiệm. Trong mỗi món ăn có những gợi mở mới để làm thay đổi và đa dạng từng món ăn.Trong cuốn sách, cha mẹ sẽ có thông tin về con ăn bao nhiêu là đủ, lịch ăn uống thế nào là khoa học và hơn cả, làm thế nào để con biết cảm giác đói và sự thích thú khi thưởng thức các món ăn. Hơn thế, cuốn sách con đưa đến những gợi ý cách gắn bó tình cảm gia đình thông qua bữa ăn, các hoạt động cùng con nấu nướng hay cách chuẩn bị bữa tiệc sinh nhật của con. Cuốn sách nhấn mạnh đến tôn trọng nhu cầu dinh dưỡng tự nhiên của trẻ: ăn dặm mà không phải ép con ăn.</p>

<p>Với cuốn sách này, nhóm tác giả mong muốn cha mẹ có thái độ đúng đắn và thông tin phù hợp để có thể tạo dựng tình yêu với ẩm thực cho bé thơ: một nền tảng lành mạnh về dinh dưỡng, mối quan hệ tích cực với việc ăn uống, giảm tình trạng trẻ em bị ăn uống thụ động, hay bị cưỡng ép ăn không theo nhu cầu. Sách dành cho ông bà, cha mẹ và những người trực tiếp trông trẻ em từ 6 tháng tuổi.</p>

<p>Mục lục:</p>

<p>Chương 1: Tổng quan về &nbsp;ăn dặm Baby Led Weaning&nbsp;</p>

<p>Chương 2: Giai đoạn bắt đầu ăn dặm Baby Led Weaning&nbsp;</p>

<p>Chương 3: Giai đoạn phát triển kĩ năng - Bốc nhón và tập dùng thìa&nbsp;</p>

<p>Chương 4: Giai đoạn hoàn thiện&nbsp;</p>

<p>Chương 5: Baby Led Weaning không hoàn toàn&nbsp;</p>

<p>PHỤ LỤC&nbsp;</p>

<p>Giới thiệu tác giả:</p>

<p>1. Hachun Lyonnet</p>

<p>Hachun Lyonnet tên thật là Thu Hà, hiện đang sống cùng chồng và hai con tại Malaysia. Hachun đã từ bỏ việc tư vấn đầu tư tài chính, chỉ làm bán thời gian để ở nhà chuyên tâm chăm sóc và nuôi dạy con cái.</p>

<p>2. Mẹ Ong Bông</p>

<p>Mẹ Ong Bông tên thật là Liên Hương, hiện đang sống tại Hà Nội với chồng và con gái. Nghề nghiệp chính là làm mẹ. Bản tính ham vui nên rất thích buôn chuyện, nhất là mấy chuyện ăn chơi , ngủ ị của các chiến sĩ nhỏ tuổi.</p>

<p>3.&nbsp; Bubu Hương</p>

<p>Bubu Hương tên thật là Thanh Hương. Cô gái Hà Thành (Hà Nội) trên đất Sài Gòn, pha trộn một chút cá tính và hài hước của người Hà Thành với một tẹo nồng nhiệt và dịu dàng của người Sài Gòn tạo nên một “Thuyệt Phẩm” bà mẹ một con, lúc thì dữ dội như bão tố khi lại dịu dàng như gió mùa thu.</p>

bách khoa thư về giải tỏa mệt mỏi ở phụ nữ

bách khoa thư về giải tỏa mệt mỏi ở phụ nữ

<p>Bách Khoa Thư Về Giải Tỏa Mệt Mỏi Ở Phụ Nữ</p>

<p>Cuốn sách “Bách khoa thư về giải tỏa mệt mỏi ở phụ nữ” của tác giả Koike Hiroto gồm 106 lời khuyên để giải quyết các rắc rối về sức khỏe như da chảy xệ, đau đầu, cảm mạo, đau bụng kinh nguyệt…của phụ nữ hiện đại, từ đó giúp nuôi dưỡng một thể chất và tinh thần khỏe đẹp.</p>

<p>Theo tác giả, để có một cơ thể khỏe mạnh, oxy và chất dinh dưỡng phải được phân phối thông qua máu đến toàn bộ cơ thể, còn các chất cặn bã phải được thu gom và thải ra bên ngoài, làm cho sự tuần hoàn bên trong cơ thể được diễn ra thuận lợi. Tất cả những điều đó liên quan đến 04 yếu tố Ôn - Thực - Vận - Tưởng, chỉ cần một yếu tố bất kỳ trong 04 yếu tố mất cân bằng thì thể trạng sẽ bị rối loạn. 04 yếu tố đó bao gồm:</p>

<p>- Làm ấm cơ thể (ÔN)</p>

<p>- Thực hiện chế độ ăn uống cân đối (THỰC)</p>

<p>- Giải tỏa sự trì trệ của cơ thể (ĐỘNG)</p>

<p>- Giải tỏa sự trì trệ của tinhthần (TƯỞNG)</p>

<p>Bên cạnh đó, nội dung của cuốn sách được trình bày sinh động với nhiều hình ảnh minh họa nhằm giúp bạn dễ đọc hiểu và áp dụng ngay vào thực tiễn. Ngoài ra, trong cuốn sách tác giả cũng cung cấp nhiều thông tin hữu ích về:</p>

<p>- 10 lời khuyên tốt nhất khi muốn tập thói quen lành mạnh cho sức khỏe</p>

<p>- Bản đồ huyệt đạo và các phương pháp bấm huyệt cải thiện sức khỏe</p>

<p>- Tuyển chọn các danh mục thuốc Đông y</p>

<p>- Các liệu pháp vi lượng đồng căn</p>

<p>- Một số liệu pháp hương thơm để cải thiện sức khỏe cả bên trong lẫn bên ngoài.</p>

<p>Trích đoạn sách:</p>

<p>Thân nhiệt lý tưởng được cho là khoảng 36,5 độ C. Ở mức nhiệt này, quá trình trao đổi chất được thúc đẩy, đồng thời khả năng miễn dịch và hệ thần kinh thực vật hoạt động bình thường. Thân nhiệt của bạn là bao nhiêu? Nếu nó vào khoảng 35 độ thì đó là tín hiệu nguy hiểm. Chắc chắn bạn đang cảm thấy bất ổn ở chỗ nào đó trong cơ thể.</p>

<p>Không có định nghĩa chặt chẽ về “lạnh”, nhưng theo quan điểm trong cuốn sách này thì đây là sự trì trệ hoặc lệch lạc trong hệ tuần hoàn. Khi sự lưu thông máu ở những đầu cực của cơ thể như tay và chân bị kém, thường máu chỉ lưu thông theo những nhánh mạch máu nhất định và giảm lưu thông ở các mạch máu khác. Do đó, hãy để cho máu lưu thông đến những nơi nó chưa đến. Vì mục đích đó, điều quan trọng là phải làm cho cơ thể đủ ấm. Nhiều người cho rằng cơ thể phụ nữ bị lạnh là do họ ít cơ bắp hơn nam giới.</p>

<p>Bạn đừng coi nhẹ việc bị lạnh chỉ vì số đông người cũng gặp tình trạng như vậy. Cơ thể bị lạnh tức là lưu thông máu kém, và có thể tóm lại rằng đây là bằng chứng cho thấy cơ thể mất cân bằng. Đông y cho rằng “Cơ thể bị lạnh là nguồn gốc của mọi bệnh tật”, vì vậy, cũng có thể nói rằng nhiều phụ nữ đang gặp vấn đề bất ổn trong cơ thể. Chẳng hạn như đau bụng kinh nguyệt và hội chứng tiền kinh nguyệt, đau đầu, các vấn đề rắc rối về da, bực bội, chán nản... Trong nhiều trường hợp, chúng ta cũng có thể cải thiện mọi bất ổn bằng cách làm ấm cơ thể.</p>

<p>Khi con người chết đi, cơ thể họ sẽ lạnh đi. Ngược lại, làm ấm cơ thể có nghĩa là tiếp tục duy trì sự sống, là kết nối với một cơ thể khỏe mạnh.</p>

<p>Cuốn sách này giới thiệu nhiều phương pháp làm ấm cơ thể, cụ thể gồm hai phương pháp là “Làm ấm từ bên trong” − chẳng hạn như xoa bóp đều bắp chân để cải thiện tuần hoàn máu, hoặc ăn uống các thực phẩm làm ấm cơ thể, và phương pháp mang tính vật lý “Làm ấm từ bên ngoài” − chẳng hạn như ngâm nửa người dưới trong bồn nước nóng, hoặc dùng túi chườm nóng. Đặc biệt, trong Chương 2, chúng tôi đã tập hợp các lời khuyên cho trọng điểm “Ôn”. Hãy lựa chọn những phương pháp mà bạn thấy khả thi và thử áp dụng vào thực tế.</p>

chuyện tình thanh xuân bi hài của tôi quả nhiên là sai lầm - tập 14.5 - tặng kèm bookmark

chuyện tình thanh xuân bi hài của tôi quả nhiên là sai lầm - tập 14.5 - tặng kèm bookmark

<p>Chuyện Tình Thanh Xuân Bi Hài Của Tôi Quả Nhiên Là Sai Lầm - Tập 14.5</p>

<p>Chuyện tình thanh xuân bi hài của tôi quả nhiên là sai lầm. (tên gốc: Yahari Ore no Seishun Rabukome wa Machigatteiru., gọi tắt là Oregairu), là một trong những series light novel ăn khách nhất trong vòng 20 năm trở lại đây, bộ truyện được viết bởi tác giả trẻ Wataru WATARI, do họa sĩ Ponkan8 vẽ minh họa và được xuất bản bởi NXB nổi tiếng Shogakukan.</p>

<p>Chuyện tình thanh xuân bi hài của tôi quả nhiên là sai lầm. đã dành giải light novel hay nhất của bảng xếp hạng uy tín Kono light novel ga sugoi! trong 3 năm liên tiếp là 2014, 2015 và 2016. Bên cạnh đó, nam chính và nữ chính của series này là Hachiman và Yokin oshita cũng đoạt giải nam nữ chính được yêu thích nhất trong các năm đó. Họa sĩ minh họa Ponkan8 với những bức tranh minh họa đẹp và sinh động của mình cũng được bình chọn là họa sĩ minh họa được yêu thích nhất trong năm 2015. Đến thời điểm hiện tại, series đã kết thúc với 14 tập, nhưng số sách bán ra đã vượt mốc 10 triệu bản.</p>

<p>Quả nhiên thời thanh xuân của tôi thật sai lầm.</p>

<p>Vậy là tuổi thanh xuân của chúng ta vẫn chưa kết thúc. CLB Tình nguyện vốn dĩ chỉ có 3 thành viên đã được thổi một luồng gió mới nhờ vào cặp bài trùng tuổi trẻ tài cao: Isshiki Iroha – cô nhóc tệ hại (?) nhưng đáng yêu nhất trần đời, đồng thời cũng là nhân vật đàn em lớp dưới đầy quyền lực, đại diện hoàn hảo cho cụm từ “ranh mãnh lại dễ thương”, cùng với Hikigaya Komachi – cô em gái tuyệt vời nhất thế gian, dù bình thường luôn xảo quyệt, tinh quái nhưng (chẳng rõ là vô tình hay cố ý) đôi lúc lại chậm chạp, lơ ngơ.</p>

<p>Tuy theo phong cách trái ngược với Hachiman, Yukino và Yui, cặp đôi này vẫn thừa sức náo loạn CLB Tình nguyện, “thành công” không kém gì anh chị mình!</p>

<p>Dễ thương bậc nhất, mạnh mẽ hàng đầu, cặp đôi đáng quan ngại ấy đã cùng nhau vẽ nên một phần kết đặc sắc dến khó tin. Ngoài những truyện ngắn chưa từng xuất bản thành sách, Chuyện tình thanh xuân bi hài của tôi quả nhiên là sai lầm 14.5 còn bao gồm một vài câu chuyện hoàn toàn mới được sáng tác riêng cho dịp này!</p>

<p>Mục lục:</p>

<p>Chương 1: Hikigaya Komachi lúc nào cũng mong muốn có được chị dâu</p>

<p>Chương 2: Kể cả như vậy, Hikigaya Komachi vẫn quyết không từ bỏ chuyện tìm kiếm chị dâu</p>

<p>Chương 3: Rồi sau đó, khi lễ hội kết thúc, một lễ hội mới sẽ lại bắt đầu</p>

<p>Chương 4: Một cách dửng dưng hờ hững, Isshiki Iroha tình cờ dệt nên tương lai</p>

<p>Chương 5: Tuy vậy, chắc chắn họ sẽ còn tiếp tục phạm sai lầm</p>

<p>Thông tin tác giả:</p>

<p>Wataru WATARI</p>

<p>Sinh năm 1987, nhóm máu A, cung Bảo Bình. Tôi đã liên tục viết Chuyện tình thanh xuân bi hài của tôi quả nhiên là sai lầm trong suốt 10 năm nay rồi.</p>

<p>Ponkan8</p>

<p>Lâu lắm rồi mới có một tập truyện ngắn!</p>

<p>Tôi lại lần nữa cảm thấy, hình như các nhân vật nữ nhỏ tuổi trong Chuyện tình thanh xuân bi hài thực sự đã quá mạnh mẽ rồi!</p>

<p>Trích đoạn sách:</p>

<p>“Cộc cộc”, mấy tiếng cứng đanh khô khốc vang lên, đánh thức tôi dậy khỏi cơn mơ màng.</p>

<p>Trong lúc nằm lăn lóc chỗ bàn sưởi, hình như tôi đã thực sự chìm vào giấc ngủ. Tôi lập tức bật dậy, phát hiện ra Komachi đang ngồi chéo trước mắt, yên lặng quan sát tôi với dáng vẻ bất mãn. Thấy tôi đã tỉnh, con bé đẩy một trong mấy chiếc cốc cỡ lớn đang đặt trên bàn về phía tôi. Tôi cảm kích nhận lấy chiếc cốc.</p>

<p>“… Ồ ồ, cảm ơn… Em về nhà sớm quá nhỉ?”</p>

<p>“Câu này nên để Komachi nói mới đúng chứ?”</p>

<p>Con bé “phụt” một cái, bất ngờ nở một nụ cười nửa miệng đầy vẻ trống rỗng. Komachi nhấp một ngụm cà phê rồi nghiêng người tựa vào bàn sưởi, tiếp tục hỏi.</p>

<p>“… Vậy thì anh hai, tình hình thế nào rồi?”</p>

<p>“Cũng không có gì đặc biệt. Bình thường mà.”</p>

<p>Tôi không hiểu con bé đang muốn hỏi gì, chỉ đáp lại một câu qua loa. Thấy vậy, Komachi liền xua tay loạn xạ như muốn bày tỏ sự phản đối “thế này không ổn chút nào”.</p>

<p>“Không được, không được, ‘bình thường’ tức là sao hả? Anh có phải là học sinh cấp Hai đang trong thời kỳ nổi loạn đâu.”</p>

<p>“À-à ừ… Câu phê bình này của em nghe cũng không giống học sinh cấp Hai đang trong thời kỳ nổi loạn…”</p>

<p>Tôi đang thầm nghĩ “Sao em gái mình tự dưng lại đạt đến cảnh giới nhìn thấu hồng trần… hay nói đúng hơn là trở nên chai sạn trước sự đời thế nhỉ...?” thì Komachi bất chợt nghiêng thẳng người về phía trước và lên tiếng hỏi tôi với giọng điệu vô cùng giống với cô dì thím bác trong nhà.</p>

<p>“Anh và chị Yukino, hai người đã đi về nhà cùng với nhau còn gì? Chẳng lẽ không có chuyện gì xảy ra hết sao?”</p>

<p>“Đã đi về cùng với nhau mà vẫn còn có chuyện gì xảy ra à? Như thế không phải quá sức nguy hiểm rồi sao…? Em nghĩ xem vì sao ngày nay người ta cứ phải yêu cầu học sinh tiểu học không được phép rời trường một mình? Bởi vì đi cùng nhau mới an toàn! Em thiếu ý thức cảnh giác trước nguy cơ tiềm ẩn rồi đấy.”</p>

<p>“Ôi trời, lại nữa rồi. Đủ rồi đấy, anh không cần phải dạy em cái đó đâu.”</p>

<p>Buông một tiếng thở dài đầy vẻ phiền chán từ tận đáy lòng, Komachi đưa mắt về phía TV chứ không thèm nhìn tôi nữa. Trên TV lúc này đang chiếu chương trình chào năm mới.</p>

<p>Chương trình năm mới mỗi năm đại khái đều tương tự như nhau, hầu như chẳng có gì cải thiện, chỉ toàn trình chiếu những hình ảnh hạnh phúc phù hợp với không khí Tết như những cặp đôi vừa mới đăng ký kết hôn vào dịp năm mới hay các em bé vừa mới chào đời vào ngày đầu năm…</p>

<p>“Vốn dĩ đã định xử lý sạch sẽ luôn từ năm ngoái rồi, nhưng mà… Xem ra năm nay cũng chẳng thể xử lý nổi…”</p>

<p>“Sao cơ? Em đang nói về chuyện xử lý rác thải đấy à?”</p>

<p>“Đúng vậy, em đang nói về chuyện xử lý ông anh rác.”</p>

<p>“Thời đại này người ta chú trọng thân thiện với môi trường và tái chế rác, không phải muốn là thẳng tay xử lý luôn được đâu.”</p>

<p>Tôi tùy ý nói đùa một câu nhưng Komachi đã khẽ thì thầm với dáng vẻ cực kỳ đáng sợ, theo đúng phong cách của cô bé đấu tranh bảo vệ môi trường vô cùng nổi tiếng nọ1 “Sao anh dám…?”. Ôi không, cách dùng từ này đáng sợ quá đi mất… Chẳng lẽ con bé đã lầm đường lạc lối, trở thành côn đồ rồi…?</p>

<p>Trong lúc tôi run rẩy vì sợ hãi, Komachi thì một mình phiền não về điều gì đó.</p>

<p>“À… Nhưng mà bởi vì anh hai là đồ rác rưởi mà. Thậm chí nếu bằng cách nào đó, Komachi khiến cho anh hai thành công kết hôn được đi nữa, anh hai cũng sẽ lập tức phạm sai lầm và bị ‘đá’ trở về nhà, sau đấy mọi chuyện còn phiền toái gấp đôi…”</p>

<p>Chuyện kết hôn của mình thì không lo, lại nghĩ đến hôn nhân của anh trước… Komachi cư xử y như đồ “nghiện” anh trai, đúng là hết thuốc chữa. Đương nhiên, việc này cũng có thể hiểu theo cách khác: thân làm anh trai, vậy mà đến chuyện kết hôn tôi còn phải để cho em gái lo lắng hộ… Hóa ra thứ hết thuốc chữa ở đây là lòng tự tôn và thể diện của tôi. Theo tôi thấy thì trong trường hợp này, chắc phương án hoàn hảo nhất chính là: hai anh em hết thuốc chữa nhà tôi kết hôn với nhau luôn. Nhưng xét từ khía cạnh pháp luật ở Nhật Bản thì cái này còn hết thuốc chữa hơn nữa. Vì vậy, chắc tôi chỉ còn cách từ bỏ mà thôi. Chết tiệt!!</p>

<p>Trong lòng tôi cháy bùng lên tinh thần đấu tranh vì cuộc cách mạng cá nhân ấy, còn Komachi hình như cũng đang “cháy” lên – nhưng vì một lý do hoàn toàn khác.</p>

<p>“Dù sao thì Komachi cũng không phải không có ứng cử viên cho vị trí chị dâu…”</p>

<p>“Đợi chút, mau dừng lại đi được không? Chưa có sự chấp thuận của đối phương mà em đã tự tiện lập danh sách ứng cử viên rồi hả? Mau dừng lại đi, nhất định phải dừng lại.”</p>

<p>“Xem nào, xét về khoản tuyển ứng cử viên chị dâu, đối với Komachi mà nói… ứng cử viên mạnh nhất quả nhiên là… chị Yukino đúng không?”</p>

<p>Con bé hoàn toàn không thèm lắng nghe tôi. Nếu như tôi tiếp tục trò chuyện với Komachi về những chủ đề nguy hiểm thế này, dịp nghỉ lễ năm mới hiếm hoi sẽ đi tong một cách vô ích cho mà xem. Tôi quay người về phía TV để bày tỏ mong muốn chấm dứt cuộc đối thoại ấy.</p>

<p>Tuy nhiên, ở bên cạnh, Komachi lại chọc chọc vào mạn sườn tôi phàn nàn: “Anh hai, anh có nghe em nói không đấy? Komachi đang nói chuyện nghiêm túc với anh mà.” Bản năng của người làm anh lại trỗi dậy trong tôi và tự động đẩy tôi chuyển sang chế độ lắng nghe, bất chấp sự phản kháng của lý trí.</p>

<p>“Nếu như chị Yukino là chị dâu của em, anh hai có thể yên tâm trở thành một ông chồng nội trợ chuyên nghiệp. Thử nghĩ mà xem, thu nhập hằng năm cả đời của anh được đảm bảo rồi.”</p>

<p>“Em đừng có dùng cụm từ ‘thu nhập hằng năm cả đời’ để thẳng thừng tuyên bố như thể cuộc đời của anh em thế là xong. Ít nhất em cũng phải giữ chút hy vọng rằng tương lai anh hai em sẽ sáng sủa hơn thế chứ.”</p>

<p>“Sáng sủa? Ý anh là tương lai của anh cũng sáng sủa như đòn Thái dương hạ san vậy, sáng quá mức, sáng lóa mắt đến độ không nhìn thấy gì luôn hả?”</p>

<p>Hóa ra không rõ từ lúc nào, tôi đã mượn kỹ năng của Tenshinhan và sử dụng nó một cách lão luyện rồi ư? Thì ra là vậy… sáng đến mức không nhìn thấy gì luôn… Tôi âm thầm xịu vai xuống, còn Komachi thì ngược lại, giơ cao nắm đấm lên và tuyên bố.</p>

<p>“Hơn thế nữa, nếu là chị Yukino, em nghĩ chị ấy sẽ sẵn sàng nuôi luôn cả Komachi nữa. Như vậy Komachi có thể làm việc nhà thay cho anh hai rồi! Tuyệt vời, anh hai! Cuối cùng thì anh cũng có được cuộc sống ‘ba không’2 đúng như mong muốn!”</p>

<p>“Như vậy thì cần đến anh làm gì nữa… Hai người chỉ cần kết hôn với nhau là ổn rồi mà… Trong trường hợp đó, chắc mọi chuyện sẽ tiến triển thuận lợi lắm, còn anh hai sẽ vĩnh viễn ở lại nhà bố mẹ đẻ…”</p>

<p>Nghe tôi nói, Komachi bất chợt nở một nụ cười trìu mến, và lên tiếng bằng giọng rất dịu dàng.</p>

<p>“Không sao đâu, anh hai. Chỉ cần anh hai còn ở đây với em là được rồi…”</p>

<p>Gì vậy, sao Komachi lại thốt lên một câu thoại tràn đầy từ bi thế này… Con bé đối xử với tôi hệt như với thú cưng vậy, tôi chẳng thấy vui mừng chút nào hết… Tình hình này chắc từ mai tôi nên tập ăn thực phẩm cho mèo cùng với Kamakura để làm quen dần với cuộc sống của thú cưng…</p>

<p>Đối diện với cuộc chiến sống còn để giành giật miếng ăn trong tương lai sắp tới, tôi và Kamakura trừng mắt nhìn nhau chằm chằm. Thấy vậy, Komachi bèn nhẹ nhàng bế bé mèo lên.</p>

làm sạch mạch và máu (tái bản 2024)

làm sạch mạch và máu (tái bản 2024)

<p>Làm Sạch Mạch Và Máu</p>

<p>Nhiều bạn đọc Việt Nam – những độc giả mến trọng của tôi, có thể là đang có trong nhà mình, hoặc đang đọc, hoặc đang trải nghiệm những điều nào đó trong cuốn sách nhỏ “Những phương thức phục hồi sức khỏe theo tự nhiên” của Thầy Nishi Katsuzo. Trong dòng chảy tràn đầy năng lượng mạnh mẽ của yêu thương đang dâng trào từ trái tim; trong niềm khát khao mãnh liệt muốn được cung cấp thêm những thông tin, tôi cho là, khá quan trọng, khá cấp thiết và luôn là thời sự, đến tất cả những ai đang rất quan tâm trong cuộc sống đương đại: Liệu có phương cách nào giúp chúng ta tránh được những căn bệnh hiểm nghèo ngày càng gia tăng, không chỉ ở những người cao tuổi, mà ngay cả những người còn khá trẻ – đang độ tuổi cống hiến nhiều nhất? Thủ phạm của các căn bệnh như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, liệt nửa người, thậm chí chết “bất đắc kỳ tử”… là gì? Những sự ra đi quá đường đột… đã để lại những nỗi đau xé ruột…!!! Mới 3 ngày trước đây tôi vừa hẹn qua điện thoại, sẽ tặng bạn tôi một cuốn sách tôi vừa dịch về sức khỏe… và bạn tôi cũng hẹn sẽ tặng tôi một tập thơ mà bạn tôi vừa xuất bản…</p>

<p>Chúng tôi chưa kịp trao cho nhau những món quà giản dị để sẻ chia… thì được tin bạn tôi đã ra đi một mình, đột ngột trong đêm không một ai biết…!!! Và thế là cả hai chúng tôi đã trở thành người mắc nợ lẫn nhau! Và tôi thì trong suốt cuộc đời mình, cho đến hôm nay, từ sâu thẳm trái tim mình không muốn mắc nợ ai! Nhưng tôi cũng không dám chắc là tôi đã không nợ nần ai. Bằng chứng là trong những ngày này, tôi không dấu nổi những suy nghĩ thôi thúc: “phải cố gắng làm sao để có thể nhanh nhất hoàn tất cuốn sách dịch thứ hai: Làm sạch mạch và máu trong số 4 cuốn sách mà tôi đã được gia đình Thầy Nishi Katsuzo cho bản quyền tác giả xuất bản tại Việt Nam, để nhiều người cùng được đọc.</p>

<p>Một lần nữa – lần thứ 2, tôi xin trân trọng kính chuyển tới các bạn đọc kính trọng của tôi lòng mong muốn và niềm tin chắc chắn rằng, cuốn sách dịch nhỏ thứ hai này, có thể sẽ cung cấp thêm những thông tin mới đầy ắp tính khoa học, tính thiết thực đối với việc giữ gìn sức khỏe cộng đồng. Hy vọng nó sẽ trở thành người bạn gần gũi, đáng tin cậy, luôn đồng hành cùng các bạn trong cuộc sống hiện tại. Cùng với cuốn “Những phương thức phục hồi sức khỏe theo tự nhiên”, có thể nó sẽ cho các bạn thêm chỗ dựa vững chắc để các bạn nương theo, mà vận dụng sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể trong việc chăm sóc sức khỏe cho chính bạn, cùng người thân của mình sao luôn giữ cho mình cả sức khỏe thân xác lẫn tâm hồn trong sáng, thanh tao.</p>

<p>Tôi thành tâm hy vọng những trang sách này sẽ đưa các bạn thẳng tới những chỉ dẫn cụ thể về việc ăn, uống, tập luyện thân thể và suy nghĩ nhằm giúp các bạn nhanh chóng “Làm sạch mạch và máu” – thứ mà Thầy Nishi Katsuzo cho là nguyên nhân cơ bản nhất và trực tiếp giúp ta đẩy lùi các bệnh nguy hiểm như đã nêu.</p>

<p>Nishi Katsuzo đã đưa ra các giải thích khoa học (ví dụ: chỉ riêng việc ăn uống) rằng thức ăn đưa vào cơ thể cần phải gồm những loại nào để hội đủ 4 nguyên tố cấu thành nên cơ thể con người. Đó là LỬA (ánh sáng mặt trời) là KHÔNG KHÍ, là ĐẤT và NƯỚC. Tác giả cũng đã khẳng định (ngay trong cuốn sách) là cứ qua mỗi 10 ngày một, khi cơ thể được nuôi dưỡng đúng sẽ nhận được máu mới hoàn toàn tốt, và cơ thể sẽ tự động điều chỉnh đáng kể về sức khỏe theo hướng tích cực. Các chỉ dẫn của ông rất rõ ràng, dễ hiểu. Các nguồn thức ăn mà ông giới thiệu đâu có đắt đỏ và khó kiếm tìm trong thực tế đời sống của chúng ta. Còn lợi ích của nó, các bạn hãy cùng trải nghiệm và tự các bạn sẽ có câu trả lời!</p>

phòng và chữa bệnh ung thư theo phương thức tự nhiên (tái bản 2023)

phòng và chữa bệnh ung thư theo phương thức tự nhiên (tái bản 2023)

<p text-align:="" justify;""="">Phòng Và Chữa Bệnh Ung Thư Theo Phương Thức Tự Nhiên</p>

<p text-align:="" justify;""="">Người ta dự đoán rằng, vào năm 2020, số ca ung thư mắc mới sẽ tăng gấp đôi từ mức hiện tại là 10 triệu một năm lên đến 20 triệu ca một năm. Điều gì đã sai ở đây? Và tại sao?</p>

<p text-align:="" justify;""="">Mọi người trên thế giới đang quá đề cao ý tưởng rằng khoa học và công nghệ là chìa khóa cho tiến bộ và thịnh vượng. Chúng ta đã quên làm một con người đơn giản và khiêm nhường - như những ""người bình thường"" đã vượt qua ung thư giai đoạn cuối mà chúng ta gặp trong các trang của Phòng và chữa bệnh ung thư theo phương thức tự nhiên.</p>

<p text-align:="" justify;""="">Điều chắc chắn là ai mà không ấn tượng bởi những đổi mới của khoa học và công nghệ cao mà chúng ta thấy ngày hôm nay? Ai mà không bị ấn tượng bởi cái gọi là phương thuốc diệu kỳ hoặc bức xạ, máy móc chẩn đoán hình ảnh tinh vi được sử dụng để điều trị ung thư?</p>

<p text-align:="" justify;""="">Một điều rất dễ hiểu là hầu hết các bệnh nhân đều cảm thấy rằng, với tất cả những đổi mới này, những bác sĩ và các chuyên gia của họ có thể dễ dàng đối phó với căn bệnh ung thư. Nhưng, xin đừng bị mê muội. Hãy lắng nghe những gì các Giáo sư Richard Deyo và Donald Patrick của Đại học Washington, Mỹ, đã nói: “Sự kết hợp của các ngành công nghiệp tham lam, sự thổi phồng của các phương tiện truyền thông, những thủ đoạn chính trị, và tư duy tiêu thụ công nghệ của chúng ta đang dẫn đến việc chúng ta ngày càng phụ thuộc nhiều hơn và thường xuyên hơn vào phương pháp điều trị tốn kém mà ít hiệu quả - và đôi khi hết sức nguy hiểm”.</p>

<p text-align:="" justify;""="">Sau một thập niên giúp đỡ bệnh nhân ung thư, TS. Chris K.H.Teo đã đi đến kết luận đơn giản sau: học vấn của bạn càng cao hoặc bạn càng có nhiều tiền, thì khả năng bạn chết vì ung thư càng lớn! Cái chết này có thể là kết quả của phương pháp điều trị chứ không phải là do bản thân bệnh.</p>

<p text-align:="" justify;""="">Lắng nghe thông điệp từ thiên nhiên... nhẹ nhàng dưỡng trị các tế bào nổi loạn của bạn để chúng trở lại bình thường</p>

<p text-align:="" justify;""="">Thông điệp (từ thiên nhiên) rất đơn giản: cơ thể có năng lực vô hạn trong việc tự chữa lành. Tương tự như vậy, ung thư không phải là do mầm bệnh hoặc vi trùng. Về cơ bản là do hệ thống miễn dịch đi sai hướng. Hóa trị, xạ trị và uống thuốc có tính độc lại tiếp tục phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể. Như vậy, làm sao bạn mong đợi cơ thể có thể tự chữa lành bệnh được?</p>

<p text-align:="" justify;""="">Trong cuốn sách của mình, Cuộc chiến với Ung thư - Một giải phẫu về sự thất bại (The War on Cancer – An Anatomy of Failure) Tiến sĩ Guy Faguet viết rằng việc cố gắng giết tất cả các tế bào ung thư (bằng liệu pháp hóa trị hoặc xạ trị) là dựa trên lý thuyết sai lầm. Đơn giản là nó không có nghĩa gì cả. Và làm bất cứ điều gì mà dựa vào những lý thuyết không hoàn thiện chắc chắn là cam chịu thất bại.</p>

<p text-align:="" justify;""="">Nhưng mặt khác, có rất nhiều Nhà chữa bệnh theo tự nhiên, những người được nêu điển hình trong cuốn sách Phòng và chữa bệnh ung thư theo phương thức tự nhiên, những người dạy cho bệnh nhân phải sống với căn bệnh ung thư của mình như thế nào. Cố gắng để tiêu diệt kẻ thù bên trong bằng cách tạo ra một kho vũ khí tàn phá sẽ không đánh bại được kẻ thù. Thay vào đó, chính chủ nhà sẽ bị giết đầu tiên.</p>

<p text-align:="" justify;""="">Cuốn sách này chứa đựng nhiều câu chuyện gợi cảm hứng của những người sống sót sau ung thư. Hãy tìm hiểu kinh nghiệm của họ, sao cho bạn cũng có thể phòng tránh và vượt qua được căn bệnh ung thư.</p>

ayurveda - phương pháp y thuật cổ truyền ấn độ hơn 5000 tuổi

ayurveda - phương pháp y thuật cổ truyền ấn độ hơn 5000 tuổi

<p>AYURVEDA - Phương Pháp Y Thuật Cổ Truyền Ấn Độ Hơn 5000 Tuổi</p>

<p>Y thuật Ayurveda là nghệ thuật sống hài hòa với các quy luật tự nhiên. Đó là trí tuệ tự nhiên từ ngàn xưa về sức khỏe và chữa bệnh, một môn khoa học về cuộc sống. Mục đích và mục tiêu của môn khoa học này là nhằm duy trì sức khỏe cho người khỏe mạnh và chữa lành bệnh tật cho người đau ốm. Cả hai nhiệm vụ này – phòng chống (tức là duy trì thể trạng khỏe mạnh) và chữa lành – đều được thực thi bằng những phương tiện hoàn toàn tự nhiên.</p>

<p>Theo Ayurveda, sức khỏe là trạng thái cân bằng hoàn hảo giữa ba năng lượng cơ bản của cơ thể, hay các dosha (vata, pita, kapha), kết hợp với một trạng thái cân bằng khác cũng quan trọng không kém giữa thể xác, tâm trí và linh hồn hay ý thức.</p>

<p>Ayurveda là một môn khoa học uyên thâm, gồm những kiến giải toàn diện về sự sống cũng như mối liên hệ giữa sự sống của một cá nhân với sự sống của vũ trụ. Đây là một hệ thống chữa bệnh tổng thể đúng nghĩa nhất. Cơ thể, tâm trí và ý thức liên tục tương tác qua lại lẫn nhau và nằm trong mối quan hệ với con người và môi trường xung quanh. Trong quá trình nghiên cứu nhằm tạo ra một cơ thể khỏe mạnh, Ayurveda xem xét tới tất cả những cấp độ khác nhau này của sự sống cùng tính liên kết giữa chúng.</p>

<p>Là môn khoa học về sự tự chữa lành, Ayurveda bao gồm chế độ ăn và dinh dưỡng, lối sống, việc luyện tập, nghỉ ngơi và thư giãn, thiền định, các bài tập thở, các loại thảo mộc, cùng những chương trình thanh lọc và trẻ hóa để chữa lành cơ thể, tâm trí và tinh thần. Ngoài ra, một số liệu pháp bổ trợ như âm thanh, màu sắc và mùi hương cũng có thể được đưa vào sử dụng. Cuốn sách này nhằm giúp bạn làm quen với những biện pháp tự nhiên kể trên, để từ đó bạn có thể lựa chọn lối sống cho riêng mình và nắm bắt những phương thức tự chữa lành phù hợp nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là tạo dựng, duy trì hoặc khôi phục sức khỏe và sự cân bằng.</p>

<p>Mục lục:</p>

<p>Lời cảm ơn</p>

<p>Giới thiệu: Nhu cầu chữa lành</p>

<p>Phần I: KHOA HỌC VỀ SỰ SỐNG</p>

<p>Chương 1: Y học Ayurveda: thể xác, tâm trí và linh hồn</p>

<p>Chương 2: Khám phá thể tạng của bạn trên phương diện tâm thần và sinh lý</p>

<p>Chương 3: Vì sao chúng ta đau ốm?</p>

<p>Phần II: ÁP DỤNG AYURVEDA VÀO THỰC TIỄN</p>

<p>Chương 4: Làm thế nào để duy trì sức khỏe?</p>

<p>Chương 5: Lối sống phù hợp với tinh thần Ayurveda: Phương thuốc phòng bệnh cơ bản</p>

<p>Chương 6: Các kỹ thuật thở</p>

<p>Chương 7: Thiền và luyện tâm</p>

<p>Chương 8: Các chỉ dẫn về chế độ ăn theo Ayurveda</p>

<p>Phần III: BÍ QUYẾT TỰ CHỮA LÀNH THEO AYURVEDA: CẨM NANG CÁC LOẠI BỆNH VÀ CÁCH TRỊ BỆNH</p>

<p>Hướng dẫn sử dụng cẩm nang</p>

<p>Cẩm nang bệnh và cách trị bệnh</p>

<p>Phần kết:&nbsp;Tự định đoạt sức khỏe của bạn: Cách áp dụng Ayurveda vào đời sống</p>

<p>Phụ lục 1: Cách khai thác các đặc tính chữa bệnh của kim loại, đá quý, màu sắc và hương thơm</p>

<p>Phụ lục 2: Cách bào chế và sử dụng các loại thảo dược, bơ ghee và dầu</p>

<p>Phụ lục 3: Một số liệu pháp Ayurveda đặc biệt</p>

<p>Phụ lục 4: Các tư thế Yoga Asana</p>

<p>Thuật ngữ</p>

<p>Thông tin tác giả:</p>

<p>Vasant Lad</p>

<p>Ông nhận bằng Cử nhân Y học Ayurveda và Ngoại khoa năm 1968, bằng Thạc sĩ Khoa học Ayurveda năm 1980. Ông từng là Giám đốc Y tế của Bệnh viện Ayurveda ở Pune, Ấn Độ; Giáo sư Y học Lâm sàng tại Trường Cao đẳng Y học Ayurveda của Đại học Pune.</p>

<p>Năm 1979, ông bắt đầu đi khắp nước Mỹ chia sẻ kiến thức về Ayurveda và đến năm 1981, ôn quay trở lại New Mexico giảng dạy Ayurveda. Năm 1984, ông thành lập và bắt đầu là Giám đốc của Viện Ayurveda (The Ayrvedic Institute).</p>

lời nói thần kỳ nuôi dưỡng những đứa trẻ hạnh phúc (0-6 tuổi) (tái bản 2024)

lời nói thần kỳ nuôi dưỡng những đứa trẻ hạnh phúc (0-6 tuổi) (tái bản 2024)

<p text-align:="" justify;""="">Lời Nói Thần Kỳ Nuôi Dưỡng Những Đứa Trẻ Hạnh Phúc (0-6 Tuổi)</p>

<p text-align:="" justify;""="">Lời nói thần kỳ nuôi dưỡng những đứa trẻ hạnh phúc của Erika Takeuchi – người có trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, có cơ hội tiếp xúc với gần 9.000 cặp bố mẹ và con gái. Trong suốt quá trình đó, tác giả nhận thấy được lời nói của bố mẹ có ảnh hưởng to lớn như thế nào đến tính cách của con cái.</p>

<p text-align:="" justify;""="">Những đứa trẻ được khích lệ “Mẹ tin rằng con sẽ làm được” sẽ đón nhận thử thách không chút sợ hãi. Những đứa trẻ được động viên “Cố lên con nhé” sẽ luôn luôn nỗ lực. Những đứa trẻ được nghe lời “Cảm ơn con” sẽ trở thành những đứa trẻ biết giá trị của lòng biết ơn. Ngược lại, những đứa trẻ bị nói “Con chẳng được tích sự gì” sẽ trở nên tự ti, luôn mang ý nghĩ “Mình là đứa bỏ đi, chẳng được cái tích sự gì”.</p>

<p text-align:="" justify;""="">Trẻ em sẽ ghi nhớ 30.000 từ cho đến hết năm 6 tuổi. Hãy biến 30.000 từ này trở thành những lời động viên tích cực để cổ vũ, động viên trẻ trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Tính tình của con trở nên tốt hay xấu đều tùy thuộc vào lời ăn tiếng nói của bố mẹ. Trong Lời nói thần kỳ nuôi dưỡng những đứa trẻ hạnh phúc tác giả sẽ chia sẻ cho bố mẹ từng giai đoạn phát triển của trẻ và những câu nói nên sử dụng để có thể đưa ra những câu nói hiệu quả.</p>

<p text-align:="" justify;""="">0 tuổi: Tạo cảm giác yên tâm, nuôi dưỡng khả năng nhạy cảm</p>

<p text-align:="" justify;""="">1 tuổi: Kích thích tính hiếu kỳ</p>

<p text-align:="" justify;""="">2 tuổi: Tiếp nhận cảm xúc, xoa dịu sự bực dọc</p>

<p text-align:="" justify;""="">3 tuổi: Vừa hỗ trợ vừa tập cho con tính tự lập</p>

<p text-align:="" justify;""="">4 tuổi: Khả năng tự tư duy, biết vượt qua khó khăn</p>

<p text-align:="" justify;""="">5 tuổi: Năng lực cảm thông, biết quan tâm đến người khác</p>

<p text-align:="" justify;""="">6 tuổi: Nuôi dưỡng cảm giác khẳng định bản thân</p>

<p text-align:="" justify;""="">Mục lục:</p>

<p text-align:="" justify;""="">Lời nói đầu</p>

<p text-align:="" justify;""="">Chương 0: Lúc 0 tuổi, câu nói “có mẹ ở đây rồi” sẽ làm cho trẻ yên tâm</p>

<p text-align:="" justify;""="">Chương 1: Khi trẻ 1 tuổi, câu nói “con làm được rồi này” sẽ khuyến khích trẻ thử sức</p>

<p text-align:="" justify;""="">Chương 2: Xoa dịu khó chịu của trẻ lên 2</p>

<p text-align:="" justify;""="">Chương 3: Hỏi “con chọn cách nào?” để hỗ trợ trẻ 3 tuổi</p>

<p text-align:="" justify;""="">Chương 4: Hỏi “thế bây giờ làm gì nhỉ?” giúp trẻ 4 tuổi phải suy nghĩ</p>

<p text-align:="" justify;""="">Chương 5: Nuôi dưỡng lòng trắc ẩn, biết quan tâm đến người khác</p>

<p text-align:="" justify;""="">Chương 6: Nuôi dưỡng lòng tự tôn ở tuổi lên 6 với “thông điệp tình yêu”</p>

<p text-align:="" justify;""="">Lời kết</p>

<p text-align:="" justify;""="">Thông tin tác giả:</p>

<p text-align:="" justify;""="">Erika Takeuchi là nhà giáo dục trẻ em, giảng viên tại trường Đại học Shukutoku, chủ tịch Hiệp hội huấn luyện trẻ em Nhật Bản, bà mẹ của hai con. Bà tốt nghiệp thạc sĩ Khoa Nghiên cứu Khoa học nhân văn của trường Đại học Ochanomizu. Trong 20 năm nghiên cứu về tâm lý, giáo dục và sự phát triển của trẻ em, bà đã hướng dẫn cho hơn 9009 trẻ ở nhiều độ tuổi từ sơ sinh đến sinh viên đại học. Bà hỗ trợ khắc phục việc bỏ học giữa chừng do tác động tâm lý, chứng tăng động, chỉ đạo rèn luyện vận động cho trẻ… Ngoài việc đã đạt thành tích số 1 trong đại hội quy mô toàn quốc, bà còn nhận được 14 giải thưởng khác. Sau khi kết hôn, sinh con, bà đã thành lập Hiệp hội Đào tạo Trẻ em Nhật Bản với mục đích là hỗ trợ nuôi dạy trẻ em.</p>

<p text-align:="" justify;""="">Bà cũng là tác giả của hai cuốn sách bán chạy: Nuôi dạy bé gái: Từ 0 – 6 tuổi; Nuôi dạy bé trai: Từ 0 – 6 tuổi.</p>

<p text-align:="" justify;""="">Trích đoạn sách: </p>

<p text-align:="" justify;""="">Thay câu mệnh lệnh thành câu hỏi “Con muốn như thế nào?” khiến trẻ phải suy nghĩ</p>

<p text-align:="" justify;""="">Khi xảy ra vấn đề nào đó, lúc trẻ đang tự suy nghĩ, có phải người lớn thường đưa ngay cách giải quyết “Nên làm như này...”? Khi trẻ định thử làm gì, có phải người lớn thường cấm cản “Không được đâu”? Khi trẻ đặt niềm tin vào bản thân, có phải người lớn lại mang chuyện thất bại trong quá khứ ra để nói “Lúc nào con cũng vậy thôi”?</p>

<p text-align:="" justify;""="">Khi trẻ gặp chuyện gì, hãy luôn đặt ra câu hỏi “Con nghĩ bây giờ phải làm thế nào?”, “Cách làm nào tốt hơn?”, để khiến trẻ phải suy nghĩ. Trẻ sẽ tư duy theo cách riêng và tự mình lựa chọn. Nếu việc này được tạo thành thói quen thường xuyên thì khi đối diện trước một vấn đề, trẻ sẽ có thể tự vấn bản thân “Sẽ phải làm thế nào nhỉ?”, và tự mình tìm ra cách giải quyết. Người lớn hãy thử thay đổi từng chút một, từ chỗ dạy cho trẻ một điều gì đó thành huấn luyện cho trẻ, đặt câu hỏi cho trẻ tự suy nghĩ. Hãy tìm cách gợi mở những tiềm năng của trẻ. Chỉ cần người lớn thay đổi cách nói của mình, chắc chắn sẽ thấy được những thay đổi to lớn ở trẻ.</p>

<p text-align:="" justify;""="">Biết trước sự phát triển theo từng độ tuổi để có thể đưa ra những câu hỏi hiệu quả</p>

<p text-align:="" justify;""="">0 TUỔI TẠO CẢM GIÁC YÊN TÂM, NUÔI DƯỠNG khả năng nhạy cảm </p>

<p text-align:="" justify;""="">0 tuổi là giai đoạn quan trọng để nuôi dưỡng khả năng nhạy cảm, làm cơ sở cho cảm giác khẳng định bản thân. Dù trẻ chưa biết gì nhưng việc nói với con những lời đẹp đẽ “Thế giới mà con sinh ra thực sự là một nơi rất vui vẻ và tuyệt vời con ạ”, hay việc da tiếp da đầy đủ cộng với quá trình giao tiếp sử dụng nhiều từ ngữ phong phú nhằm truyền đạt thông điệp “Lúc nào cũng có mẹ ở đây, con yên tâm nhé” là những hành động cần thiết.</p>

<p text-align:="" justify;""="">1 TUỔI KÍCH THÍCH TÍNH HIẾU KỲ</p>

<p text-align:="" justify;""="">1 tuổi là thời kỳ sự phát triển về thể chất một cách rõ ràng, cũng là thời kỳ nuôi dưỡng tính hiếu kỳ ở trẻ. Giai đoạn này, chỉ cần cảm thấy thích thú với điều gì, trẻ sẽ lao đến thử ngay nên bố mẹ sẽ rất mệt mỏi để trông chừng. Nhưng bố mẹ hãy cố gắng luôn tạo môi trường kích thích sự tò mò để lúc nào trẻ cũng “muốn làm thử”, hạn chế nói “Không được” mà thay vào đó là sự khích lệ “Con đã làm được rồi”, để trẻ biết đến niềm vui của việc chinh phục thử thách. </p>

<p text-align:="" justify;""="">2 TUỔI TIẾP NHẬN CẢM XÚC, XOA DỊU SỰ BỰC DỌC</p>

<p text-align:="" justify;""="">2 tuổi là thời kỳ mà cùng với phát triển về trí não, tư duy, trẻ dễ trở nên cáu gắt do sự khác nhau giữa “điều muốn làm” và “điều có thể làm”. Việc bố mẹ tiếp nhận cảm xúc của con bằng cách lặp lại những từ ngữ của trẻ là rất quan trọng. Nhưng nếu những lúc không thể xoa dịu được sự khó chịu của trẻ, bố mẹ hãy ôm ấp, vỗ về để cùng trẻ vượt qua thời điểm đó. </p>

<p text-align:="" justify;""="">3 TUỔI VỪA HỖ TRỢ, VỪA TẬP CHO CON TÍNH TỰ LẬP</p>

<p text-align:="" justify;""="">3 tuổi là thời kỳ tự lập, cái gì cũng “Để con tự làm”. Ừ thì tự làm, nhưng đâu được suôn sẻ, đôi khi con sẽ thất bại vì không biết cách làm như thế nào. Người lớn nên hỗ trợ khéo léo bằng cách gợi ý cho trẻ “Mẹ con/Bố con mình cùng làm nhé?”, “Con muốn thử làm thế này không?”. Điều này sẽ cho trẻ cảm nhận được cảm giác thành công là như thế nào, đồng thời nuôi dưỡng tính tự lập của trẻ. </p>

<p text-align:="" justify;""="">4 TUỔI KHẢ NĂNG TỰ TƯ DUY, biết VƯỢT QUA KHÓ KHĂN</p>

<p text-align:="" justify;""="">4 tuổi là thời kỳ trẻ có thể lập kế hoạch “Phải làm thế nào cho suôn sẻ”, “Thực hiện lúc nào thì được”. Những câu hỏi cụ thể “Khi nào”, “Ở đâu”, “Với ai”, “Làm như thế nào”, “Tại sao” sẽ dẫn đến những hành động cụ thể, nhờ đó mà trẻ sẽ tự suy nghĩ để lên kế hoạch, dần hình thành khả năng tự giải quyết vấn đề, vượt qua khó khăn. </p>

<p text-align:="" justify;""="">5 TUỔI NĂNG LỰC CẢM THÔNG, BIẾT NGHĨ CHO NGƯỜI KHÁC</p>

<p text-align:="" justify;""="">5 tuổi là thời kỳ mà về mặt tình cảm, khả năng cảm thông và biết nghĩ cho người khác được nuôi dưỡng, phát triển cùng với khả năng tư duy. Hãy nói với trẻ “Nếu con làm như vậy, thì bạn con sẽ nghĩ như thế nào nhỉ?”, hay những thông điệp kiểu như “Có con giúp một tay, mẹ vui lắm”, “Bị nói như thế sẽ buồn lắm con nhỉ”. Bằng cách nói chuyện truyền đạt hay khơi gợi những suy nghĩ về cảm xúc như vậy, trẻ sẽ học được cách lý giải cảm xúc của người khác. </p>

<p text-align:="" justify;""="">6 TUỔI NUÔI DƯỠNG CẢM GIÁC KHẲNG ĐỊNH BẢN THÂN</p>

<p text-align:="" justify;""="">Cảm giác khẳng định bản thân cần được nuôi dưỡng trong giai đoạn 6 tuổi. Đó là loại cảm giác “Chỉ cần là chính mình cũng được rồi”, “Sự tồn tại của bản thân trong cuộc đời này luôn có giá trị”, là lòng tự tôn, mong muốn được khẳng định sự tồn tại của bản thân. Hay nói cách khác, đó là sự tự tin vào chính bản thân mình. Để nuôi dưỡng được sự tự tin này, bố mẹ không chỉ có ngợi khen hành động, mà hãy thường xuyên có những lời nói tôn trọng chính sự tồn tại của trẻ: “Cảm ơn con đã sinh ra trong cuộc đời này”, “Bố mẹ lúc nào cũng sẽ luôn bên con”. </p>

combo sách nuôi con không phải là cuộc chiến (bộ 4 cuốn)

combo sách nuôi con không phải là cuộc chiến (bộ 4 cuốn)

<p>Combo Sách Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến (Bộ 4 Cuốn)</p>

<p>1. Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến 1 - Chào Con - Em Bé Sơ Sinh</p>

<p>Các bạn thân mến, dù là người lớn hay trẻ em, thì chúng ta đều là những cá thể khác nhau từ hình thể, kích thước đến những quan điểm, tính cách, thẩm mỹ, cảm nhận và mong muốn không giống nhau.</p>

<p>Ngay cả những em bé sinh đôi, dù hình dạng có giống nhau đến thế nào đi chăng nữa, bên trong mỗi em là những nhịp sinh học, nguyện vọng và mong muốn hoàn toàn khác nhau. Mỗi em bé đều là duy nhất, với cân nặng khi sinh khác nhau, có các mốc phát triển đột phá không giống nhau.</p>

<p>Các em bé cũng sẽ chấp nhận và ăn những lượng thức ăn không giống nhau, với các chế độ dinh dưỡng riêng biệt và do đó mà các chu kỳ tiêu hoá sẽ dài ngắn khác nhau, tập lẫy, trƣờn, bò, đi đứng và nói năng cũng sẽ phát triển ở những mốc thời gian khác nhau mà chỉ có bé mới quyết định được – khi bé sẵn sàng. Vì thế, khi nuôi dạy một em bé sơ sinh, xin cha mẹ hãy luôn nhớ rằng: MỌI SỰ SO SÁNH ĐỀU LÀ KHẬP KHIỄNG.</p>

<p>Hãy nhìn bé. Và lấy bé làm cột mốc. Hãy đánh giá sự phát triển của bé, so với chính con vào tuần trước, tháng trước, năm trước. Cách này, cha mẹ không tạo sức ép cho bé và cũng không tạo sức ép cho chính bản thân mình.Làm cha mẹ rất khó mà cũng rất dễ. Bởi làm cha mẹ là bản năng tự nhiên. Xuyên suốt toàn bộ cuốn sách này, chúng tôi luôn đề cao bản năng làm cha mẹ của mỗi ngƣời đồng thời cũng tôn trọng tính khí, đặc điểm riêng và cá tính của từng em bé.</p>

<p>Làm cha mẹ thông thái không đòi hỏi các bạn phải có bằng đại học, thạc sỹ hay kỹ sư. Làm cha mẹ thông thái cần ở các bạn thật nhiều tình yêu nhưng quan trọng hơn là sự KIÊN NHẪN, kỹ năng quan sát, khả năng xử lí thông tin một cách có lô-gic; khi đó mọi quyết định liên quan đến bé và gia đình đều có cơ sở chứ không chạy theo trào lưu; khi đó, bạn đang làm chủ cuộc sống gia đình của chính mình.</p>

<p>Đồng hành từ đầu đến cuối của cuốn sách này, bạn sẽ đọc được rất nhiều về NÚT CHỜ và về trình tự sinh hoạt (routine.</p>

<p>Nút chờ chính là bài học về sự quan sát và kiên nhẫn từ cả phía cha mẹ và bé. Nút chờ là lúc cha mẹ quan sát và học “ngôn ngữ” của con, là lúc cha mẹ tìm ra câu hỏi đúng nhất cho từng tiếng khóc và từng cử chỉ của bé. Nút chờ là bài học quí giá về sự kiên nhẫn với cha mẹ và cả cho bé nữa.</p>

<p>Trình tự sinh hoạt (routine) chính là việc tạo phản xạ có điều kiện cho bé, giúp bé nhận biết trƣớc được điều gì sẽ xảy ra với chính mình. Từ đó, nếp sống của gia đình có thể theo một chu kỳ nhất định, nhịp nhàng và tƣơng đối ít biến động và ít chao đảo hơn rất nhiều so với sinh hoạt ngẫu hứng.</p>

<p>Chúng tôi sẽ bàn nhiều hơn về nút chờ và trình tự sinh hoạt, cũng nhƣ cách áp dụng những chìa khoá vàng này vào hoạt động hàng ngày của bé ở các chƣơng sau của cuốn sách. Sự chuyển biến từ sinh hoạt tuỳ tiện lộn tùng phèo sang nề nếp sẽ đƣợc trình bày qua rất nhiều ví dụ thực tế của các mẹ Việt đã và đang áp dụng hàng ngày.</p>

<p>Và một điều cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng đó là: không có một cặp cha mẹ nào giống nhau. Mỗi chúng ta, bậc làm cha làm mẹ cũng có những hoàn cảnh, quan niệm và tính cách khác nhau, nuôi dưỡng và chăm sóc những đứa trẻ không giống nhau. Thậm chí còn có thể ở những nền văn hoá và môi trƣờng sống rất khác nhau, vì thế, những điều đề cập trong sách này có thể rất có hiệu quả với gia đình này nhƣng lại hoàn toàn không thể áp dụng trong gia đình khác.</p>

<p>Nhiều cha mẹ có thể kiên nhẫn ru con ngủ hàng tiếng đồng hồ và có những cha mẹ khác lại chấp nhận hướng dẫn bé tự ngủ từ sớm. Nhiều em bé có thể hợp tác với phương pháp để trẻ khóc (CIO) nhưng lại có những em bé khác hoàn toàn khổ sở khi áp dụng phƣơng pháp này. Bởi thế, thông điệp lớn nhất và luôn luôn là nền tảng cho quá trình nuôi dạy con của bạn hãy nên là:</p>

<p>HÃY TIN VÀO BẢN NĂNG LÀM CHA MẸ CỦA CHÍNH MÌNH.</p>

<p>NẾU MỌI CHUYỆN ĐỀU ỔN, KHÔNG SAI KHÔNG HỎNG, ĐỪNG THAY ĐỔI, ĐỪNG SỬA CHỮA.</p>

<p>Một đặc tính chung của tất thảy các bậc cha mẹ là hay lo lắng. Chúng ta hay lo về bệnh tật và những khiếm khuyết có thể đến với con. Khi nghi ngờ, đừng ngần ngại hỏi ý kiến từ các bác sỹ chuyên môn. Còn nếu con vui vẻ, hạnh phúc, thì những vấn đề nho nhỏ cũng không cần quá lo lắng. Không ai hiểu con bằng chính cha mẹ và những ngƣời chăm sóc bé. Bản năng làm cha mẹ sẽ được nuôi dưỡng và phát triển khi bạn có sự kết nối và hiểu con.</p>

<p>Đừng sửa chữa khi mọi chuyện đang êm đẹp. Khi con ăn ngoan, ngủ kỹ và phát triển bình thường, dù lịch sinh hoạt của con không giống y nhƣ những gì bạn đƣợc đọc hay đƣợc biết thì cũng đừng quá lo lắng và đừng vội sửa chữa. Hãy chọn những gì phù hợp nhất với hoàn cảnh gia đình bạn và khả năng của con.</p>

<p>Chúng tôi sẽ giúp các bạn cập nhật các thông tin khoa học gần nhất liên quan đến nếp sống, dinh dưỡng và sức khoẻ của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, sự lựa chọn cuối cùng vẫn nằm trong tay của các bạn: những bậc làm cha làm mẹ.</p>

<p>2. Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến 2 - E.A.S.Y - Nếp Sinh Hoạt Cho Bé Yêu</p>

<p>Những năm trở lại đây, cùng với sự phát hành của hàng loạt các đầu sách về nuôi con tự lập và nuôi con khoa học thì khái niệm sinh hoạt E.A.S.Y hay chu kì sinh hoạt Bú – Chơi – Ngủ cũng đã không còn xa lạ với các cha mẹ Việt. Việc áp dụng trình tự sinh hoạt nhất quán cho con ngay từ khi trẻ mới lọt lòng ngày càng được phổ biến và mang đến không ít niềm vui cho nhiều gia đình. Chính vì những thành công của việc áp dụng trình tự sinh hoạt này, nhiều cha mẹ có thêm can đảm mở rộng quy mô gia đình cũng nhƣ có thêm những lời khuyên sáng suốt cho bạn bè và ngƣời thân.</p>

<p>E.A.S.Y là một chuỗi trình tự sinh hoạt (routine) (Xem thêm quyển 1, chương 4, phần Trình tự sinh hoạt) lặp đi lặp lại đơn giản, dễ thực hiện có thể đựợc áp dụng ngay từ ngày đầu tiên bé chào đời. Nó được cố chuyên gia về trẻ sơ sinh Tracy Hogg giới thiệu trong bộ sách nổi tiếng Baby Whisperer và đã trở thành một trong những trình tự sinh hoạt cho trẻ sơ sinh đƣợc áp dụng rộng rãi nhất trên toàn cầu. Trong một ngày, từ sau khi thức dậy cho đến khi đi ngủ đêm, một em bé sơ sinh sẽ trải qua các chu trình E.A.S.Y ngắn, đã được định trước, đƣợc lặp đi lặp lại cho đến khi nó trở thành một thói quen – một phản xạ đối với bé. Mỗi một chữ cái trong E.A.S.Y tương ứng với một hoạt động trong chu trình đó, nhƣ sau:</p>

<p>Một ngày của bé sẽ là những chuỗi lặp đi lặp lại của nhiều chu kỳ E.A.S.Y. Bé ngủ dậy sẽ được ăn (E), sau đó mẹ cho bé hoạt động (A) rồi bé ngủ (S) và mẹ có thời gian thƣ giãn (Y). Khi ngủ dậy, bé lại đƣợc tiếp tục cho ăn, hoạt động, ngủ và mẹ có thời gian riêng dành cho mình. Cứ như vậy lặp đi lặp lại cho đến khi bé đi ngủ đêm và một ngày của mẹ con kết thúc!</p>

<p>Trình tự sinh hoạt E.A.S.Y này sẽ theo bé từ khi còn lọt lòng cho tới khi chập chững biết đi, khi vào mẫu giáo và thậm chí cả khi đã đi học tiểu học hay lớn hơn. E.A.S.Y là một trình tự sinh hoạt (routine), chứ không phải một thời gian biểu – một lịch trình (schedule). Rất nhiều cha mẹ đã nhầm lẫn hai khái niệm này với nhau và gộp chung chúng lại làm một và cho rằng áp dụng E.A.S.Y thật cứng nhắc. Tuy nhiên, chúng lại khác nhau hoàn</p>

<p>E.A.S.Y không có gì to tát cả, nó bắt đầu từ khái niệm về qui luật/chu kì/nhịp sinh hoạt. E.A.S.Y giúp con và cả những người chăm sóc bé nắm bắt đƣợc những gì sẽ xảy ra trong ngày. Em bé có quyền đƣợc biết những gì xảy ra với mình. Những ngƣời chăm sóc bé cũng có thể đoán trƣớc đƣợc nhu cầu sắp tới của bé khi bé theo một chu kỳ sinh hoạt nhất định. Điều này giúp cho tất cả các thành viên trong gia đình – dù ở bất cứ cƣơng vị nào – đều có thể trở nên chủ động hợn, biết trƣớc đƣợc những điều gì sắp đến, mọi việc sẽ diễn ra trôi chảy hơn, ít các biến động bất ngờ hơn và từ đó việc chăm sóc trẻ cũng trở nên dễ dàng hơn. . Đây cũng chính là nền tảng xây dựng sự tin tƣởng lẫn nhau giữa em bé và ngƣời chăm sóc, cũng nhƣ xây dựng mối liên kết giữa bé và gia đình.</p>

<p>Ở phần 2 của bộ sách này, nhóm tác giả mời đọc giả cùng tìm hiểu về khái niệm E.A.S.Y và lý do vì sao nó lại thành công đến vậy; cách áp dụng E.A.S.Y cho từng lứa tuổi; những lịch sinh hoạt mẫu và những khúc mắc trong áp dụng E.A.S.Y khi con trải qua các giai đoạn phát triển thể chất và tinh thần.</p>

<p>Chúng tôi cũng ghi nhận lại những trƣờng hợp kinh điển và những kinh nghiệm quý báu của các bậc cha mẹ đi trước truyền lại hay những giải pháp tổ chức cuộc sống khoa học khi mẹ quay trở lại đi làm… Xuyên suốt cuốn sách này, với mong muốn nhấn mạnh đến tính chất duy nhất và đặc biệt của từng em bé, chúng tôi cũng không quên đưa ra những giải pháp đặc biệt để cha mẹ có thể tự thiết kế lịch sinh hoạt phù hợp với con và với điều kiện của từng gia đình.</p>

<p>3. Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến 2 - Bé Thơ Tự Ngủ, Cha Mẹ Thư Thái - Quyển 3 (Tái Bản 2021)</p>

<p>Ngủ là một trong những hoạt động quan trọng nhất của quá trình phát triển, nhất là ở trẻ em. Bấy lâu nay ở Việt Nam nhu cầu ngủ ở trẻ không được coi trọng một cách đúng đắn. Trong một hội thảo gần đây của ngành y tế, Bác sĩ Johnathan Halevy, Trưởng Khoa Nhi Trung tâm phòng khám Family Medical Practice đã chia sẻ tình trạng sức khỏe do thiếu ngủ của trẻ em Việt Nam cần sớm cải thiện.</p>

<p>Theo Bác sĩ Johnathan Halevy, tình trạng thiếu ngủ có thể dẫn đến hàng loạt hệ quả nghiêm trọng như tình trạng giảm sút khả năng nhận thức, gây ra các vấn đề về trí nhớ, chức năng vận động, trầm cảm, hành vi và các rối loạn về tâm lý cũng như sự an toàn của trẻ. Có đến một nửa trẻ mầm non và 40% trẻ vị thành niên ngủ ít hơn thời lượng cần thiết mà nguyên nhân phát sinh chủ yếu đến từ sự thiếu coi trọng thời lƣợng nghỉ ngơi cho các bé từ khi còn nhỏ của phụ huynh.</p>

<p>Ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, não và các chức năng nội tiết. Thậm chí, cơ bắp của chúng ta cũng phát triển ngay trong lúc chúng ta đang ngủ, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Ngủ không đủ giấc hoặc chất lượng giấc ngủ kém sẽ gây ra những ảnh huởng về thể chất, tinh thần, tình cảm, hành vi và nhận thức.</p>

<p>Bé thơ tự ngủ có lẽ là mơ ước của rất nhiều bậc phụ huynh - những người mà dường như việc nuôi con nhỏ đồng nghĩa với việc ru - bế con liên tục và chứng mất ngủ kinh niên. Để không vướng vào tình cảnh này, nhiều bậc cha mẹ chu đáo đã tìm hiểu từ sớm các thông tin giúp bé có thể tự đi vào giấc ngủ mà không cần đến bầu ngực của mẹ, bàn tay ẵm bế của bà hay lời ru của cha, thay vào đó - đến giờ mẹ làm “thủ tục đi ngủ”, đặt con xuống và bé chấp nhận điều đó. Con tự đi vào giấc ngủ một mình trong cũi của chính mình, thậm chí từ khi bé còn rất nhỏ.</p>

<p>Nghe hoang đường quá phải không các bạn? Nhưng, thực sự điều đó là hoàn toàn có thể thực hiện được.</p>

<p>Em bé tự ngủ là một trong những chủ đề nhạy cảm mà bấy lâu nay tuy được áp dụng rất phổ biến tại phương tây nhưng còn khá xa lạ với các bậc cha mẹ Việt. Em bé tự ngủ hầu như là không thể trong quan niệm của cha mẹ Việt, nhưng một thực tế ngày càng đƣợc hình thành và khẳng định rằng một khi những em bé biết tự ngủ, ngủ tự lập mà không cần sự hỗ trợ (ti mẹ, ru ẵm…) có nhiều cơ hội hơn để ngủ đủ theo nhu cầu của mình.</p>

<p>Cha mẹ có biết, một em bé sơ sinh cần ngủ 16-18h mỗi ngày trong 3 tháng đầu đời? Con số này giảm xuống còn 15-16h khi bé chạm ngƣỡng 6 tháng. Và hầu hết các em bé đều cần ngủ khoảng 14h/ngày cho đến hết sinh nhật 3 tuổi của mình. Nếu con bạn thiếu ngủ, dù chỉ 2h mỗi ngày, đến sinh nhật 1 tuổi bé đã thiếu hụt mất hơn 720h nghỉ ngơi. Không những thế, năm đầu đời trẻ phát triển nhận thức và thể chất khi con ngủ, đặc biệt là ở các giấc ngủ lơ mơ – REM, vậy con bạn đã bỏ lỡ bao nhiêu thời lượng để lớn.</p>

<p>Ngược lại với ăn, là một trong những phản xạ tự nhiên và bản năng sinh tồn lớn ở động vật, để đạt được trạng thái thư giãn và nghỉ ngơi, con cần học cách để trấn an bản thân mình, để quên đi môi trường xung quanh và đưa con vào giấc ngủ. Ở các em bé sơ sinh, khả năng giao tiếp và cảm nhận còn hạn chế, việc mệt mỏi được thể hiện bằng sự cáu giận, tiếng khóc mà cha mẹ hay gọi là gắt ngủ, nếu không được đáp ứng kịp thời con sẽ chuyển trạng thái ức chế thần kinh, quá mệt và do đó giấc ngủ mất đi khả năng phục hồi sức khỏe.</p>

<p>Trong những năm phát hành và theo sát các bậc cha mẹ Việt dạy con tự ngủ, chúng tôi đã chứng kiến sự thay đổi khả năng ngủ và việc đáp ứng tốt nhu cầu tự nhiên của một em bé biết tự ngủ so với chính em bé đó, khi con còn bị phụ thuộc vào người lớn để ru ẵm. Chúng tôi cũng nhận thấy không ít sự thay đổi tích cực trong cuộc sống gia đình, tinh thần của cha mẹ và ông bà khi con biết tự ngủ và ngủ đủ, và chính những điều đó là động lực để trong cuốn sách này, chúng tôi có quyết tâm để đi sâu nghiên cứu, ghi chép và truyền tải lại những phương pháp hướng dẫn tự ngủ cho bé thơ!</p>

<p>Đồng hành cùng rất nhiều gia đình, chúng tôi không quên ghi nhận lại những khó khăn tâm lí của các bậc cha mẹ. Chúng tôi khẳng định, trầm cảm hậu sạn là có tồn tại và có thể gây hậu quả đến cuộc sống của gia đình. Chúng tôi hiểu vai trò tham gia của ngƣời cha có thể cân bằng cuộc sống rất nhiều khi nuôi con nhỏ. Hơn thế, khi soạn thảo bộ sách này, mong muốn tột cùng của chúng tôi là chia sẻ và xóa bớt những lo lắng cùng các gia đình, để các bậc phụ huynh sẽ trở thành những chuyên gia của nghệ thuật làm “cha mẹ thông thái”.</p>

<p>Chúc các em có những giấc ngủ ngon trong những gia đình hạnh phúc.</p>

<p>4. Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến</p>

<p>Bạn đã được làm mẹ, được ôm trên tay sinh linh bé bỏng của mình. Hẳn bạn đang rất băn khoăn và trăn trở với hàng ngàn thắc mắc: làm thế nào để giúp bé làm quen với gia đình, bắt nhịp với cuộc sống mới lạ bên ngoài, làm thế nào để hiểu và đáp ứng đúng những nhu cầu của em bé sơ sinh chỉ mới biết dùng tiếng khóc làm công cụ duy nhất để giao tiếp đây. Những câu hỏi cứ liên tiếp nảy ra, bạn cuống cuồng tìm sự trợ giúp và giải đáp từ nhiều nguồn khác nhau, để rồi dễ dàng rơi vào một vòng xoáy sai lầm và một cuộc chiến mệt mỏi trong sự nghiệp nuôi con nhỏ.</p>

<p>Những ngày đầu tiên bạn sẽ cố gắng cho bé bú liên tục, nhằm kích sữa, để con biết đây là mẹ. Đôi khi bạn sẽ đánh thức con dậy để cho con bú khi thấy bé ngủ li bì vì bạn sợ lâu quá con không bú sẽ bị đói. Bạn liên tục tự hỏi: con bú ít thế có đói không? Mình làm như thế có sao không? Con có ngủ được không? Con có nóng không? Con có lạnh không? Và làm thế nào để con tăng cân nhanh nhất có thể. Con tăng cân thế có chậm so với anh, chị, em hay con nhà hàng xóm không?</p>

<p>Khi được 4 tháng tuổi, tự nhiên bạn thấy con bú ít hẳn, con cáu gắt, con ngủ không yên, con dậy đêm nhiều lần. Bạn nghĩ là con đói, hốt hoảng cho con bú mỗi giờ. Con quấy khóc, chỉ có ti mẹ hay cái bình mới có thể cho con ngủ được. Và chỉ khi ngủ con mới chịu ăn. Mỗi giấc ngủ của con chỉ kéo dài 30 phút rồi con choàng dậy và kích động như chưa bao giờ được nghỉ ngơi. Đêm con dậy liên tục, con đòi bú, bạn nghĩ con ngày bú ít chắc cần bú bù, cả đêm bạn chẳng ngủ vì phục vụ “tiếp dưỡng” cho con. Mẹ mệt và cảm giác càng ngày con càng “khó tính”.</p>

<p>6 tháng con bắt đầu ăn dặm, con cứ nhè chẳng ăn được bao nhiêu. Bạn quyết cho con nằm ngửa ra bón để chờ trọng lực của tự nhiên giúp thức ăn “rơi” vào bụng con. Sữa cũng vậy – cách duy nhất để uống sữa là nằm ngửa đút thìa, hay tệ hơn là uống bằng xi-lanh. Con vẫn quấy khóc đêm, dậy liên tục. Bạn cảm giác những đêm mất ngủ có lẽ sẽ kéo dài đến vô tận. 9 tháng, cân nặng của con mãi không tăng, con cự tuyệt và sợ hãi với thức ăn. Sữa giờ phải bỏ ra đút thìa. Mà kể cả vậy, một thìa vào bụng con thì một thìa rơi xuống đất. Lãng phí. Bạn thấy thất vọng và bất lực với con. Bạn đọc hơn trăm trang tài liệu ăn dặm, các loại Tây Tàu Nhật Thổ, nhưng dường như con bạn là đối tượng không phù hợp với bất cứ phương pháp nào.</p>

<p>Mười mấy tháng con chào đời, bạn những tưởng con càng lớn sẽ càng dễ, nhưng không, mọi sự trở nên khó hơn. Lúc này, mỗi bữa ăn bạn phải cho con ra đường đi dạo, phải cho ra sân chơi, phải có đồ chơi nếu con ngồi ghế, đi ăn nhà hàng là một cơn ác mộng. Con có thể đòi hỏi nhiều điều không tưởng, và bạn đáp ứng vô điều kiện, miễn là con ăn… Cuối cùng con cũng không muốn ăn. Rồi con ăn vạ, con khóc, con dọa nôn ra thức ăn, và thế là bạn lại tìm mọi cách thực hiện yêu sách miễn là con không ăn vạ, con không nôn kẻo con lại sụt cân…. Bạn những tưởng con qua nấc 1 tuổi sẽ có thể cho bạn một giấc ngủ nguyên đêm, nhưng không, con vẫn thức dậy vài lần, mỗi đêm trằn trọc không ngon giấc. Bạn đi khám mọi bác sỹ dinh dưỡng, uống đủ các loại men tiêu hóa và cảm giác bất lực càng thêm bất lực vì bạn không thể thay đổi tự nhiên, không thể làm con béo, hay con ngủ ngoan.</p>

<p>Hơn thế nữa, lúc nào bạn cũng cảm thấy như có thêm cái đuôi bất đắc dĩ, bạn vừa chạy ra ngoài 5 phút thì ở trong phòng đã nghe tiếng khóc nức nở. Bạn đi vào nhà tắm làm công tác bí mật cũng phải có khán giả bất đắc dĩ vừa nhăn mũi vừa nhăm nhăm trèo lên lòng . Lâu hơn chút, bạn cảm giác như mình có thêm ông vua bà chúa con trong nhà, thích gì là phải có ngay lập tức, trái ý là lăn đùng ra đất giãy giụa, tiếng khóc át tiếng bom, thậm chí còn dọa đập đầu vào tường, càng ở chốn đông người thì bạn càng được nghe ca nhạc kịch với âm lượng quá tải. Bạn thường xuyên trong tâm trạng lo sợ con ngã, con khóc; đôi khi bạn cảm thấy xấu hổ khi thấy người đi đường ngoái lại nhìn rồi xì xào nên lại chạy ra bế, ra ôm và lại đáp ứng mọi nhu cầu của các thượng đế tí hon. Hay thỉnh thoảng khi con bị ngã, bạn liền lập tức ra tay “đánh chừa” này, đôi khi ông bà cha mẹ lại được con “phát” miễn phí vài cái tát, hay vài dấu răng trên tay, trên vai. Những tưởng lớn dần bạn nói con sẽ hiểu, thế nhưng đời đâu như mơ, một ngày đẹp trời, thiên thần nhỏ của bạn chỉ biết nói duy nhất từ “không” đối với tất cả những gì bạn yêu cầu hay đòi hỏi ở con: tắm xong thì nhất quyết không chịu mặc quần áo, không chịu ngồi yên một chỗ để ăn, không chịu cất đồ chơi. Nói nhẹ không được chuyển qua nói nặng rồi ép buộc rồi dọa nạt, thế là ngôi nhà biến thành trận chiến nơi có tiếng la hét quát tháo của mẹ và những cơn nức nở của con…</p>

<p>Nếu bất cứ trường hợp nào trên đây giống như những gì xảy ra ở gia đình bạn, thì cuốn sách này là dành cho bạn!</p>

<p>Cuốn sách không là cẩm nang để bé ăn nhiều tăng cân nhanh hay dạy bé nghe lời răm rắp, mà giúp bạn hiểu con mình hơn. Giúp bạn hiểu chu kỳ sinh học của con và cách phối kết hợp cuộc sống gia đình với chu kỳ sinh học đó của bé. Hơn thế, cuốn sách còn hướng dẫn bạn cách cho ăn khi con đói, các thông tin kinh nghiệm và các trường hợp thực tế áp dụng thành công của các “bà mẹ tuyệt vọng” khác giúp bạn có thông tin cũng như nghị lực thay đổi cách áp dụng nuôi và dạy con ở gia đình. Suy cho cùng, nuôi không hẳn đã khó, đến đoạn dạy con còn khó hơn nhiều.</p>

<p>Cuối cùng đây là kinh nghiệm đặt những khuôn khổ hợp lý cho từng lứa tuổi, là bài học về tôn trọng trẻ thơ trong những khuôn khổ ấy. Nó sẽ làm cho kinh nghiệm làm mẹ của bạn ngọt ngào hơn và tránh cho con một tuổi thơ nước mắt bên bát cơm.</p>

<p>Giới thiệu tác giả:</p>

<p>1. Hachun Lyonnet</p>

<p>Hachun Lyonnet tên thật là Thu Hà, hiện đang sống cùng chồng và hai con tại Malaysia. Hachun đã từ bỏ việc tư vấn đầu tư tài chính, chỉ làm bán thời gian để ở nhà chuyên tâm chăm sóc và nuôi dạy con cái.</p>

<p>2. Mẹ Ong Bông</p>

<p>Mẹ Ong Bông tên thật là Liên Hương, hiện đang sống tại Hà Nội với chồng và con gái. Nghề nghiệp chính là làm mẹ. Bản tính ham vui nên rất thích buôn chuyện, nhất là mấy chuyện ăn chơi , ngủ ị của các chiến sĩ nhỏ tuổi.</p>

<p>3. Bubu Hương</p>

<p>Bubu Hương tên thật là Thanh Hương. Cô gái Hà Thành (Hà Nội) trên đất Sài Gòn, pha trộn một chút cá tính và hài hước của người Hà Thành với một tẹo nồng nhiệt và dịu dàng của người Sài Gòn tạo nên một “Thuyệt Phẩm” bà mẹ một con, lúc thì dữ dội như bão tố khi lại dịu dàng như gió mùa thu.</p><p>1. Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến 1 - Chào Con - Em Bé Sơ Sinh (Tái Bản 2021)</p><p>2. Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến 2 - E.A.S.Y - Nếp Sinh Hoạt Cho Bé Yêu (Tái Bản 2021)</p><p>3. Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến 2 - Bé Thơ Tự Ngủ, Cha Mẹ Thư Thái - Quyển 3 (Tái Bản 2021)</p><p>4. Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến (Tái Bản 2023)</p>

để con tự học - câu chuyện từ tự giác đến tự học

để con tự học - câu chuyện từ tự giác đến tự học

Để Con Tự Học - Câu Chuyện Từ Tự Giác Đến Tự Học

Giới thiệu

Cuốn sách "Để Con Tự Học" là một hành trình dẫn dắt các bạn nhỏ từ việc tự giác đến việc tự học hiệu quả. Với những hướng dẫn cụ thể, gợi ý hay ho, cuốn sách giúp trang bị cho các bạn kỹ năng, thói quen và cách tư duy hiệu quả để tự chủ trong học tập, chấm dứt những câu thúc giục quen thuộc "Con học bài đi!".

"Cứu tinh" cho cả bố mẹ và con

"Để Con Tự Học" không chỉ là cuốn sách dành cho các bạn nhỏ, mà còn là "cứu tinh" cho cả bố mẹ trong hành trình rèn luyện thói quen tự học cho con. Cuốn sách giúp cả hai cùng đạt được mong ước "tự giác học" trong hoà bình, tránh những căng thẳng và mâu thuẫn không đáng có.

Khắc phục những thói quen xấu

Cuốn sách đi thẳng vào những vấn đề mà các bạn nhỏ thường gặp phải: tính lề mề, hay quên, hay trì hoãn, cẩu thả, chỉ thích làm việc mình thích mà không muốn làm việc phải làm.

Hướng dẫn đúng cách để tự giác và tự học

"Để Con Tự Học" là người bạn đồng hành giúp các bạn nhỏ loại bỏ những rào cản cho việc tự giác và tự học, làm cho việc học tập trở nên dễ dàng hơn.

Bí mật của tự học

Cuốn sách chia sẻ những bí mật quan trọng:

Tự giác là nền tảng: Trước khi rèn luyện thói quen tự học, các em phải rèn luyện cho mình thói quen tự giác.

Kỷ luật và mục tiêu: Để tạo nên thói quen tự học, các em cần đến sự kỷ luật và biết đề ra các mục tiêu rõ ràng.

Tò mò và ham đọc sách: "Sự tò mò" và tinh thần "ham đọc sách" là động lực giúp các em nâng cao năng lực học tập.

Kết quả tích cực

Khi thực hành theo những gợi ý trong cuốn sách, các em không chỉ hình thành thói quen tự giác, tự học mà còn:

Tự tin vào chính bản thân mình.

Trưởng thành hơn trong suy nghĩ.

Mở mang tâm trí, tiến xa hơn ở những bậc học tiếp theo.

Lời khuyên cho bố mẹ

Bố mẹ hãy đồng hành cùng các bạn nhỏ đọc cuốn sách này, hỗ trợ con trong việc rèn luyện thói quen tự giác học, giúp con dần học tập chủ động. Hãy đặt niềm tin vào con, nhất định con sẽ làm được những điều mà bố mẹ tin tưởng.

Giới thiệu tác giả

TS Nguyễn Thị Thu – tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Tsukuba, Nhật Bản. Chị là đồng sáng lập, kiêm giám đốc đào tạo của hệ thống giáo dục Tsubaki – theo triết lý giáo dục của Nhật Bản. Là người đầu tiên đã đưa phương pháp đọc ehon của cha mẹ Nhật về Việt Nam. Là tác giả những đầu sách hot dành cho cha mẹ Kỷ luật mềm của trái tim, Đọc ehon cho bé.

search inside yourself - tạo ra lợi nhuận vượt qua đại dương và thay đổi thế giới (tái bản 2022)

search inside yourself - tạo ra lợi nhuận vượt qua đại dương và thay đổi thế giới (tái bản 2022)

<p>Tất cả chúng ta đều biết công cụ tìm kiếm Google và công ty Google với văn hóa doanh nghiệp tuyệt vời nổi tiếng khắp thế giới, nhưng liệu có bao nhiêu người trong số chúng ta biết được điều gì đã làm nên nền tảng cho sự nổi tiếng đó? Chade-Meng Tan – tác giả cuốn sách&nbsp;Search Inside Yourself&nbsp;sẽ giải thích cho bạn bí mật đó.</p>

<p>Mỗi năm, có đến hàng nghìn kĩ sư Google tham gia một trong 12 khóa đào tạo về thiền để tăng cường khả năng “cân bằng nhận thức” về những gì đang diễn ra xung quanh. Khóa học nổi tiếng nhất – mang tên “Search inside yourself” (Tìm kiếm bên trong bạn) – luôn là khóa học được trông đợi nhất và thu hút nhiều người tham gia nhất với danh sách học viên chờ tham dự dài đến sáu tháng. Khóa học do Chade-Meng Tan khởi sướng, ông là người rất có ảnh hưởng đến văn hóa Google, là người mà bất cứ nhân vật nổi tiếng nào khi đến thăm công ty cũng đều muốn gặp. Tham vọng của Meng chính là:&nbsp;“Soi sáng tâm trí, mở rộng trái tim và tạo ra hòa bình thế giới”.</p>

<p>Cuốn sách&nbsp;Search inside yourself&nbsp;đã được ông viết lại dựa trên các kinh nghiệm đúc kết từ khóa học cùng các bài tập thiền để mọi người trong chúng ta đều có thể áp dụng được mà không cần phải tham gia khóa học kia của Google. Bằng ngôn từ đơn giản, dễ hiểu, cùng các bước luyện tập cơ bản nhằm giúp con người kiểm soát trí thông minh cảm xúc – làm chủ được cảm xúc bản thân, từ đó trở thành con người hạnh phúc nhất thế giới và lan tỏa niềm vui đến mọi người. “Tôi không thích mang Phật giáo vào Google”, Meng nói.&nbsp;“Tôi thích giúp đỡ mọi người ở Goolge tìm kiếm chìa khóa hạnh phúc”.</p>

<p>Đúng như Eric Schmidt, Giám đốc điều hành của Google đã từng nói: “Cuốn sách này và khóa học mà nó dựa trên đại diện cho một trong những khía cạnh tuyệt vời nhất của văn hóa Google – một cá nhân với một ý tưởng thật sự vĩ đại có thể thay đổi thế giới”.</p>

<p>Cuốn sách được chia làm ba phần chính:</p>

<p>Rèn luyện khả năng chú ý:&nbsp;Chú ý là nền tảng của mọi năng lực cảm xúc và nhận thức cao hơn. Do đó, bất cứ giáo trình rèn luyện trí thông minh cảm xúc nào cũng đều phải bắt đầu với việc rèn luyện khả năng chú ý. Ý tưởng ở đây là rèn luyện khả năng chú ý để tạo ra một tâm trí vừa an bình vừa sáng sủa. Một tâm trí như vậy sẽ tạo nền tảng cho trí thông minh cảm xúc.</p>

<p>Tự phát triển kiến thức và tự làm chủ bản thân:&nbsp;Sử dụng khả năng chú ý đã qua rèn luyện để nâng cao khả năng nhận thức quá trình cảm giác và tư duy của bạn. Từ đó, bạn có thể quan sát ngày càng rõ ràng dòng suy nghĩ và quá trình cảm giác của mình, với sự khách quan như từ góc nhìn của một người thứ ba. Khi làm được như vậy, bạn sẽ tạo ra một loại kiến thức sâu sắc do bạn tự khám phá ra và loại kiến thức này cuối cùng sẽ dẫn đến sự tự làm chủ bản thân.</p>

<p>Tạo ra các thói quen hữu ích cho tâm:&nbsp;Hãy tưởng tượng rằng bất cứ khi nào bạn gặp ai đó, ý nghĩ đầu tiên, theo bản năng, theo thói quen của bạn là,&nbsp;tôi muốn người này được hạnh phúc. Có những thói quen như vậy sẽ thay đổi mọi thứ ở nơi làm việc, vì ý tốt chân thành này sẽ được người khác cảm nhận một cách vô thức, và tạo ra loại tin tưởng dẫn đến những sự hợp tác có hiệu quả cao. Những thói quen như vậy có thể được rèn luyện để trở thành tự nhiên.</p>

<p>Thông tin tác giả:</p>

<p>Chade-Meng Tan&nbsp;là chàng kỹ sư vui tính của Google (người không ai có thể phủ nhận được). Ông là một trong những kỹ sư đầu tiên của Google. Ông bắt đầu làm việc cho Google từ năm 2000 sau năm năm cống hiến cho Kent Ridge Digital Laboratories ở Singapore. Tại Google, ông có tám năm làm việc dưới chức danh kỹ sư cho một số dự án như tìm kiếm trên nền tảng di động. Công việc hiện tại của ông là “Khai sáng trí óc, cởi mở tâm hồn và tạo ra sự yên bình”.</p>

ung thư - sự thật, hư cấu và gian lận - những phương pháp chữa bệnh không độc hại (tái bản 2021)

ung thư - sự thật, hư cấu và gian lận - những phương pháp chữa bệnh không độc hại (tái bản 2021)

<p>Ung Thư - Sự Thật, Hư Cấu Và Gian Lận - Những Phương Pháp Chữa Bệnh Không Độc Hại</p>

<p>&nbsp;Những gì bạn biết về ung thư đã được tạo dựng cẩn thận và chế tác dưới tay các nghệ sĩ tuyên truyền trong ngành công nghiệp dược phẩm, tất cả nhằm mục đích không cho bạn biết về tính ưu việt to lớn của Mẹ Tự nhiên trong điều trị ung thư.</p>

<p>Tin tốt lành là cuốn sách này, “Ung thư – Sự thật, hư cấu, gian lận và những phương pháp chữa lành không độc hại”, sẽ đem lại sự thật. Nó sẽ cho bạn biết về các liệu pháp điều trị ung thư thay thế thực sự hiệu quả. Hãy xem các số liệu thống kê thực tế:</p>

<p>- Tỷ lệ chữa khỏi bệnh 90% hoặc cao hơn có thể dễ dàng đạt được với các bệnh nhân ung thư không theo y học chính thống mà theo y học thay thế ngay từ đầu và tuân thủ nghiêm ngặt.</p>

<p>- Tỷ lệ chữa khỏi bệnh của y học chính thống là 3% hoặc ít hơn.</p>

<p>- Trước khi tìm đến liệu pháp điều trị ung thư thay thế, 95% bệnh nhân đã điều trị đầy đủ theo phương pháp chính thống và được trả về nhà chờ chết. Có nghĩa là y học thay thế phải tiếp nhận một số lượng lớn các bệnh nhân ung thư đã ở trong tình trạng nguy kịch.</p>

<p>- Đối với những người cho đến khi được trả về nhà chờ chết mới làm theo liệu pháp điều trị ung thư thay thế, chỉ có một số ít trong hơn 300 liệu pháp điều trị ung thư thay thế là đủ mạnh để cho họ cơ hội sống sót.</p>

<p>- Nhưng ngay cả đối với số ít những người tìm thấy một liệu pháp điều trị hiệu nghiệm, cao nhất họ cũng chỉ có tỷ lệ sống sót khoảng 50%.</p>

<p>Nói cách khác, nếu bạn tìm đến y học thay thế trước và tuân thủ nghiêm ngặt thì tỷ lệ sống sót là 90% hoặc cao hơn. Nếu theo y học chính thống trước sau đó mới theo y học thay thế, bạn sẽ mất hàng năm trời chịu đựng và nếu may mắn bạn sẽ có 50% tỷ lệ sống sót.</p>

<p>Bạn thấy đó, những cuốn sách như “Ung thư – Sự thật, hư cấu, gian lận và những phương pháp chữa lành không độc hại” là rất quan trọng. Cuốn sách này tiết kiệm cho bạn hàng tháng trời nghiên cứu tìm hiểu và chỉ cho bạn hướng chính xác cần phải đi.</p>

<p>Dịch giả của cuốn sách chia sẻ: “Cuốn Thoát khỏi ung thư (Cancer-Free) đã nhận được sự quan tâm của nhiều bệnh nhân ung thư và cả những người không mắc bệnh ung thư. Cuốn sách được tái bản bốn lần trong vòng hai năm. Nhiều bạn đọc cho rằng đấy là cuốn sách bổ ích, cho họ hy vọng, khích lệ họ rằng ung thư không phải là một bản án tử hình. Chính điều này đã tạo động lực để tôi tiếp tục chuyển ngữ cuốn sách bạn đang cầm trên tay: Ung thư – Sự thật, hư cấu, gian lận và những phương pháp chữa lành không độc hại (Cancer – Step Outside The Box). </p>

<p>Cuốn sách có nhiều thông tin quan trọng được sắp xếp theo cách rất dễ đọc, bạn không thể tìm thấy lượng thông tin phong phú như thế ở bất cứ nơi nào khác. Theo tôi, cho đến thời điểm này, đây là cuốn sách đánh giá đầy đủ và thích đáng nhất các liệu pháp điều trị ung thư thay thế. Cuốn sách đã được tái bản sáu lần ở Mỹ, nhận được sự hưởng ứng của đông đảo độc giả tại Mỹ và các nước khác trên thế giới. Vì khối kiến thức to lớn trong nội dung cuốn sách có thể mang những điều bổ ích đến cho bệnh nhân trong điều trị ung thư và cho tất cả những người khỏe mạnh trong phòng ngừa bệnh ung thư, bạn nên đọc cuốn sách này.</p>

<p>Dĩ nhiên, những quan điểm hay nhận xét của tác giả hoàn toàn mang tính cá nhân, dựa trên hiểu biết của mình về thực tế điều trị ung thư tại Mỹ hay một vài nơi khác, nên chúng ta không thể coi đây là một cẩm nang bách khoa duy nhất và thẩm quyền nhất về điều trị ung thư, mà chỉ nên coi là tài liệu tham khảo, bổ sung kiến thức cho chúng ta.</p>

combo sách nhân tố enzyme - tập 1 - 4 (bộ 4 cuốn)

combo sách nhân tố enzyme - tập 1 - 4 (bộ 4 cuốn)

<p>Combo Sách Nhân Tố Enzyme - Tập 1 - 4 (Bộ 4 Cuốn)</p>

<p>1. Nhân Tố Enzyme - Tập 1 - Phương Thức Sống Lành Mạnh</p>

<p>Từ kết quả lâm sàng khi tiến hành kiểm tra dạ dày của hơn 300.000 người, bác sĩ Hiromi Shinya đã rút ra kết luận: “Người có sức khỏe tốt là người có dạ dày đẹp, ngược lại, người có sức khỏe kém là người có dạ dày không đẹp.”</p>

<p>Trong cuốn sách này, Hiromi Shinya sẽ giới thiệu với các bạn về phương pháp sống lâu và khỏe mạnh mà ông đã dày công nghiên cứu cùng với sự trợ giúp của đông đảo các bệnh nhân của ông.</p>

<p>Vậy, làm thế nào để có thể sống lâu và khỏe mạnh? Nếu nói ngắn gọn trong một câu thôi thì đó là sống mà không tiêu tốn hết “enzyme diệu kỳ”.</p>

<p>Có lẽ sẽ có nhiều người thắc mắc về cụm từ “enzyme diệu kỳ”. Nói một cách đơn giản, “enzyme diệu kỳ” là enzyme nguyên mẫu của hơn 5.000 loại enzyme trong cơ thể, đảm nhiệm các hoạt động duy trì sự sống của con người. Các ezyme cần thiết này hình thành ngay trong tế bào của cơ thể sống và chúng ta còn có thể tự tổng hợp enzyme qua các bữa ăn hàng ngày.</p>

<p>Vậy điều khiến chúng ta tiêu tốn enzyme diệu kỳ, làm thế nào để để bổ sung enzyme diệu kỳ hãy cùng tìm hiểu trong cuốn sách Nhân tố Ezyme này nhé.</p>

<p>2. Nhân Tố Enzyme - Tập 2 - Thực Hành</p>

<p>Ngày nay, nền y học hiện đại đang không ngừng phát triển, thế nhưng tại sao số người phải chống chọi với bệnh tật vẫn không hề giảm bớt?</p>

<p>Sau hàng chục năm nghiên cứu, bác sĩ Hiromi Shinya nhận ra rằng việc một người hấp thu loại thực phẩm gì, với số lượng bao nhiêu, cũng như có thói quen sinh hoạt như thế nào đều quan hệ mật thiết tới vị tướng, tràng tướng. Hơn nữa, việc này còn liên quan tới cả tình trạng sức khỏe của chính người đó.</p>

<p>Tại các cơ sở y tế, các bác sĩ cũng hướng dẫn ăn uống đối với một số căn bệnh cần phải hạn chế ăn uống như bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, những hướng dẫn đó chỉ giúp bệnh tình không trở nặng hơn. Không quá lời khi nói rằng cho đến nay, những hướng dẫn trong cách ăn uống, sinh hoạt để bệnh nhân không bị bệnh, hay có thể sống thọ một cách khỏe mạnh vẫn còn là điểm mù của nền y học hiện đại.</p>

<p>Vốn dĩ cơ thể con người có rất nhiều hệ thống phòng vệ và cơ chế miễn dịch bảo vệ khỏi bệnh tật. Do đó, nếu không phải là các vấn đề bẩm sinh, chỉ cần không làm những việc quá bất thường thì dù đôi khi vi phạm một hai điều, bạn vẫn sẽ không bị mắc bệnh.</p>

<p>Nguyên nhân lớn nhất khiến cơ thể vốn có cơ chế tự bảo vệ bị mắc bệnh chính là do “thói quen ăn uống và sinh hoạt sai lầm” được tích lũy trong thời gian dài.</p>

<p>Do phần lớn mọi người không biết thực phẩm nào là tốt, thực phẩm nào là không tốt đối với cơ thể con người nên mới bị mắc bệnh. Với tâm nguyện giới thiệu về thói quen ăn uống và sinh hoạt đúng đắn để giúp mọi người có thể duy trì sức khỏe của bản thân, tác giả đã cho ra đời cuốn sách Nhân tố enzyme – Phương thức sống lành mạnh giới thiệu với mọi người về “bữa ăn lý tưởng” và thói quen sinh hoạt lý tưởng”. Đã nhận được rất nhiều phản hồi từ bạn đọc trên thế giới.</p>

<p>Nhưng nếu như Nhân tố enzyme – Phương thức sống lành mạnh chỉ là những đề xuất “lý tưởng”, thì cuốn sách này của tác giả chính là “cuốn thực hành” để bạn có thể vừa tận hưởng cuộc sống, vừa biết cách ăn uống, sinh hoạt tốt cho cơ thể của mình. Trong cuốn sách này, tác giả đã trình bày nhiều phương pháp để bạn có thể biết được giới hạn cho phép của bản thân và có thể thực hiện những thói quen sinh hoạt tốt cho cơ thể mà không quá hà khắc.</p>

<p>Hy vọng rằng bạn có thể tìm thấy phương pháp phù hợp với lối sống riêng của mình để có thể vừa tận hưởng cuộc sống, vừa có thể sống khỏe mạnh mỗi ngày.</p>

<p>Mục lục:</p>

<p>Lời nói đầu: Cơ thể con người có thể sống mà không mắc bệnh</p>

<p>CHƯƠNG 1 PHƯƠNG PHÁP SỐNG ĐẠT ĐẾN TUỔI THỌ TỰ NHIÊN</p>

<p>Câu nói cửa miệng của mẹ tôi là: “Hãy trở thành một bác sĩ như Hideyo Noguchi!”</p>

<p>Đừng sống “bùng nổ để rồi vụt tắt”, hãy sống “bùng nổ nhưng vẫn dài lâu”</p>

<p>Đừng để giá trị tuổi thọ trung bình đánh lừa</p>

<p>Lý do người dân Okinawa sống lâu dù rất hay ăn thịt lợn</p>

<p>Tại sao vẫn có những người có thói quen hút thuốc mà lại sống được đến 90 tuổi?</p>

<p>“Cả nhà tôi đều bị ung thư”, chuyện này không phải là số mệnh</p>

<p>Bạn nên cẩn thận với các phương pháp chống lão hóa</p>

<p>Phương pháp chống lão hóa tốt nhất chính là sống lành mạnh</p>

<p>Bí quyết trường thọ và khỏe mạnh mà enzyme chỉ cho chúng ta</p>

<p>CHƯƠNG 2 GIẢI MÃ ENZYME</p>

<p>Táo bón cũng là nguyên nhân dẫn đến ung thư</p>

<p>Coi nhẹ những thay đổi nhỏ sẽ dẫn đến những biến đổi lớn</p>

<p>Hai mươi điềm báo − tín hiệu nguy hiểm thông báo sự thiếu hụt enzyme</p>

<p>Hấp thu “gen di truyền tốt”</p>

<p>Đường ruột chính là “bộ não thứ hai” biết tự suy nghĩ</p>

<p>“Lịch sử của sự sống” được lưu lại trong gen di truyền</p>

<p>Gen − enzyme − vi sinh vật, mối quan hệ ba bên</p>

<p>Năm quá trình lưu thông và bảy phương pháp sống khỏe</p>

<p>CHƯƠNG 3 THÓI QUEN ĂN UỐNG LÀNH MẠNH</p>

<p>Tại sao người Ấn Độ lại có thể uống nước sông Hằng?</p>

<p>Tinh hoa trí tuệ được cất giấu trong các món ăn truyền thống giúp con người sống khỏe mạnh</p>

<p>Quyết định ăn gì dựa trên quan điểm enzyme</p>

<p>Dù là rau hay thịt, tất cả các loại thức ăn đều là sinh mệnh</p>

<p>Các thực phẩm có nguồn gốc từ nhà máy không có sinh mệnh</p>

<p>Cách ăn đúng đắn nằm trong ngũ cốc</p>

<p>Lựa chọn hạt ngũ cốc chưa tinh chế hay ngũ cốc nguyên hạt</p>

<p>Nấu cơm gạo lứt dễ hơn bạn tưởng</p>

<p>Gạo lứt nảy mầm cũng có thể tự làm ở nhà</p>

<p>Lý do ăn sống thực phẩm tươi mới là tốt</p>

<p>Hoa quả là món quà sinh mệnh do thiên nhiên ban tặng</p>

<p>Bạn có biết quá trình chế tạo nước ép hoa quả cô đặc không?</p>

<p>Lý do tôi khuyến khích ăn toàn bộ</p>

<p>Hãy nhớ những loại rau bạn thấy đẹp mắt cũng là “thực phẩm có nguồn gốc từ nhà máy”</p>

<p>Thành phần quan trọng bị thiếu trong các loại “rau trồng trong nhà kính”</p>

<p>Tại sao muối ăn lại không tốt cho cơ thể?</p>

<p>Hấp thu nước qua các loại nước ngọt là cực kỳ ngu ngốc</p>

<p>“Phụ gia thực phẩm là an toàn”, có thực sự như vậy không?</p>

<p>Nỗi đáng sợ của chất béo chuyển hóa mà người Nhật chưa biết đến</p>

<p>Tôi đang ôm một mối lo về lò vi sóng</p>

<p>Đường cát trắng là thực phẩm đáng sợ</p>

<p>Hãy nhớ “thực phẩm trắng” là “thực phẩm không tốt cho cơ thể”</p>

<p>Sản phẩm thay thế bơ thực vật, sữa bò, sữa chua</p>

<p>Những bí quyết trong cách hấp thu thực phẩm động vậ</p>

<p>Cảm giác đói bụng chính là thước đo cho sức khỏe</p>

<p>Những người không chịu lắng nghe “tiếng gọi của dạ dày” sẽ bị bệnh</p>

<p>CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH GIÚP KÉO DÀI TUỔI THỌ</p>

<p>Nếu chỉ cải thiện bữa ăn thì không thể khỏe mạnh</p>

<p>Cách phòng tránh lãng phí enzyme</p>

<p>Người có thân nhiệt thấp dễ mắc bệnh ung thư</p>

<p>Phân, nước tiểu, mồ hôi là phương tiện quan trọng để bài tiết “độc tố”</p>

<p>Năm mươi câu kiểm tra cấp độ độc tố</p>

<p>Bốn phương pháp giải độc thân thiện với cơ thể</p>

<p>Ba mươi năm sử dụng coffee enema</p>

<p>Sự khác biệt giữa “thụt, rửa ruột thông thường” và “coffee enema”</p>

<p>Hít thở sâu bằng bụng là phương pháp sống khỏe ưu việt không cần dụng cụ, thiết bị</p>

<p>Hít thở bằng miệng là mở chốt bệnh tật</p>

<p>Vận động không phải vào ban đêm, vận động vào buổi sáng mới tốt</p>

<p>Các bài giãn cơ đơn giản có thể thực hiện ở văn phòng</p>

<p>Tại sao “ngủ trưa sau khi ăn” lại có lợi cho cơ thể?</p>

<p>Sống sao cho mỗi một tế bào trong cơ thể đều thấy hạnh phúc</p>

<p>Bộ não và cơ thể bao giờ cũng lắng nghe lời nói của bạn</p>

<p>Lời kết</p>

<p>3. Nhân Tố Enzyme - Tập 3 - Trẻ Hóa</p>

<p>Trên thế giới này, không có ai trẻ hơn tuổi thực của mình cả. Có chăng chỉ là người đúng với tuổi thực và người già hơn tuổi thực mà thôi.</p>

<p>Nói cách khác, những người trẻ nhất mà bạn thấy cũng chỉ là những người đang ở trạng thái đúng với tuổi thật của mình. Sự trẻ trung khiến người khác phải ghen tị thực ra cũng chính là dáng vẻ vốn có đúng với độ tuổi của bạn.</p>

<p>Giữa thân thể và tinh thần của con người có một mối quan hệ khăng khít bền chặt không thể tách rời. Nếu bạn chỉ làm những việc tốt cho cơ thể hay chỉ làm những việc tốt cho tinh thần thì bạn không thể có được sự trẻ trung thực sự. Con người chỉ có được sự trẻ trung thực sự khi đồng thời thực hiện cả hai việc là trẻ hóa cơ thể và trẻ hóa tâm hồn.</p>

<p>Nằm trong bộ sách Nhân tố Enzyme, cuốn sách Nhân tố Enzyme – Trẻ hóa sẽ tập trung vào những kiến thức và bí quyết giúp bạn đạt được điều đó.</p>

<p>4. Nhân Tố Enzyme 4 - Minh Họa</p>

<p>Sách nói về phương pháp sống đúng, sống khỏe đã được tác giả đã truyền tải hết trong ba cuốn trước của bộ sách Nhân tố Enzyme, và trong cuốn này, ông tóm tắt lại các điểm chính. Mỗi phần đều có kèm theo sơ đồ hay hình ảnh minh họa để độc giả dễ theo dõi. Mỗi phần đều được trình bày trên hai trang mở liền nhau nên dễ đọc, dễ theo dõi.</p>

<p>Việc đọc lại toàn bộ ba cuốn trong bộ sách có thể sẽ khá vất vả với các bạn, nhưng với cuốn sách này, bạn chỉ cần 30 phút là có thể đọc xong. Do đó, cuốn sách này có lẽ sẽ rất cần thiết cho những ai muốn củng cố lại kiến thức hay kể cả những người mới bắt đầu đọc.</p>

<p>Sách có 4 phần, mỗi phần đều nói về các phương pháp khác nhau để có sức khỏe sống trong cuộc sống chúng ta:</p>

<p>Phần 1: Hãy làm sạch vị tướng, tràng tướng.</p>

<p>Phần 2: Thói quen ăn uống lành mạnh.</p>

<p>Phần 3: Phương pháp thải độc cho cơ thể.</p>

<p>Phần 4: Thói quen tạo cho một cơ thể không bị bệnh.</p><p>1. Nhân Tố Enzyme - Tập 1 - Phương Thức Sống Lành Mạnh (Tái Bản 2023)</p><p>2. Nhân Tố Enzyme 2 - Thực Hành (Tái Bản 2021)</p><p>3. Nhân Tố Enzyme 3 - Trẻ Hóa (Tái Bản 2021)</p><p>4. Nhân Tố Enzyme 4 - Minh Họa (Tái Bản 2021)</p>

nhân tố enzyme 2 - thực hành (tái bản 2021)

nhân tố enzyme 2 - thực hành (tái bản 2021)

<p>Ngày nay, nền y học hiện đại đang không ngừng phát triển, thế nhưng tại sao số người phải chống chọi với bệnh tật vẫn không hề giảm bớt?</p>

<p>Sau hàng chục năm nghiên cứu, bác sĩ Hiromi Shinya nhận ra rằng việc một người hấp thu loại thực phẩm gì, với số lượng bao nhiêu, cũng như có thói quen sinh hoạt như thế nào đều quan hệ mật thiết tới vị tướng, tràng tướng. Hơn nữa, việc này còn liên quan tới cả tình trạng sức khỏe của chính người đó.</p>

<p>Tại các cơ sở y tế, các bác sĩ cũng hướng dẫn ăn uống đối với một số căn bệnh cần phải hạn chế ăn uống như bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, những hướng dẫn đó chỉ giúp bệnh tình không trở nặng hơn. Không quá lời khi nói rằng cho đến nay, những hướng dẫn trong cách ăn uống, sinh hoạt để bệnh nhân không bị bệnh, hay có thể sống thọ một cách khỏe mạnh vẫn còn là điểm mù của nền y học hiện đại.</p>

<p>Vốn dĩ cơ thể con người có rất nhiều hệ thống phòng vệ và cơ chế miễn dịch bảo vệ khỏi bệnh tật. Do đó, nếu không phải là các vấn đề bẩm sinh, chỉ cần không làm những việc quá bất thường thì dù đôi khi vi phạm một hai điều, bạn vẫn sẽ không bị mắc bệnh.</p>

<p>Nguyên nhân lớn nhất khiến cơ thể vốn có cơ chế tự bảo vệ bị mắc bệnh chính là do “thói quen ăn uống và sinh hoạt sai lầm” được tích lũy trong thời gian dài.</p>

<p>Do phần lớn mọi người không biết thực phẩm nào là tốt, thực phẩm nào là không tốt đối với cơ thể con người nên mới bị mắc bệnh. Với tâm nguyện giới thiệu về thói quen ăn uống và sinh hoạt đúng đắn để giúp mọi người có thể duy trì sức khỏe của bản thân, tác giả đã cho ra đời cuốn sách Nhân tố enzyme – Phương thức sống lành mạnh giới thiệu với mọi người về “bữa ăn lý tưởng” và thói quen sinh hoạt lý tưởng”. Đã nhận được rất nhiều phản hồi từ bạn đọc trên thế giới.</p>

<p>Nhưng nếu như Nhân tố enzyme – Phương thức sống lành mạnh chỉ là những đề xuất “lý tưởng”, thì cuốn sách này của tác giả chính là “cuốn thực hành” để bạn có thể vừa tận hưởng cuộc sống, vừa biết cách ăn uống, sinh hoạt tốt cho cơ thể của mình. Trong cuốn sách này, tác giả đã trình bày nhiều phương pháp để bạn có thể biết được giới hạn cho phép của bản thân và có thể thực hiện những thói quen sinh hoạt tốt cho cơ thể mà không quá hà khắc.</p>

<p>Hy vọng rằng bạn có thể tìm thấy phương pháp phù hợp với lối sống riêng của mình để có thể vừa tận hưởng cuộc sống, vừa có thể sống khỏe mạnh mỗi ngày.</p>

<p>Mục lục:</p>

<p>Lời nói đầu: Cơ thể con người có thể sống mà không mắc bệnh</p>

<p>CHƯƠNG 1 PHƯƠNG PHÁP SỐNG ĐẠT ĐẾN TUỔI THỌ TỰ NHIÊN</p>

<p>Câu nói cửa miệng của mẹ tôi là: “Hãy trở thành một bác sĩ như Hideyo Noguchi!”</p>

<p>Đừng sống “bùng nổ để rồi vụt tắt”, hãy sống “bùng nổ nhưng vẫn dài lâu”</p>

<p>Đừng để giá trị tuổi thọ trung bình đánh lừa</p>

<p>Lý do người dân Okinawa sống lâu dù rất hay ăn thịt lợn</p>

<p>Tại sao vẫn có những người có thói quen hút thuốc mà lại sống được đến 90 tuổi?</p>

<p>“Cả nhà tôi đều bị ung thư”, chuyện này không phải là số mệnh</p>

<p>Bạn nên cẩn thận với các phương pháp chống lão hóa</p>

<p>Phương pháp chống lão hóa tốt nhất chính là sống lành mạnh</p>

<p>Bí quyết trường thọ và khỏe mạnh mà enzyme chỉ cho chúng ta</p>

<p>CHƯƠNG 2 GIẢI MÃ ENZYME</p>

<p>Táo bón cũng là nguyên nhân dẫn đến ung thư</p>

<p>Coi nhẹ những thay đổi nhỏ sẽ dẫn đến những biến đổi lớn</p>

<p>Hai mươi điềm báo − tín hiệu nguy hiểm thông báo sự thiếu hụt enzyme</p>

<p>Hấp thu “gen di truyền tốt”</p>

<p>Đường ruột chính là “bộ não thứ hai” biết tự suy nghĩ</p>

<p>“Lịch sử của sự sống” được lưu lại trong gen di truyền</p>

<p>Gen − enzyme − vi sinh vật, mối quan hệ ba bên</p>

<p>Năm quá trình lưu thông và bảy phương pháp sống khỏe</p>

<p>CHƯƠNG 3 THÓI QUEN ĂN UỐNG LÀNH MẠNH</p>

<p>Tại sao người Ấn Độ lại có thể uống nước sông Hằng?</p>

<p>Tinh hoa trí tuệ được cất giấu trong các món ăn truyền thống giúp con người sống khỏe mạnh</p>

<p>Quyết định ăn gì dựa trên quan điểm enzyme</p>

<p>Dù là rau hay thịt, tất cả các loại thức ăn đều là sinh mệnh</p>

<p>Các thực phẩm có nguồn gốc từ nhà máy không có sinh mệnh</p>

<p>Cách ăn đúng đắn nằm trong ngũ cốc</p>

<p>Lựa chọn hạt ngũ cốc chưa tinh chế hay ngũ cốc nguyên hạt</p>

<p>Nấu cơm gạo lứt dễ hơn bạn tưởng</p>

<p>Gạo lứt nảy mầm cũng có thể tự làm ở nhà</p>

<p>Lý do ăn sống thực phẩm tươi mới là tốt</p>

<p>Hoa quả là món quà sinh mệnh do thiên nhiên ban tặng</p>

<p>Bạn có biết quá trình chế tạo nước ép hoa quả cô đặc không?</p>

<p>Lý do tôi khuyến khích ăn toàn bộ</p>

<p>Hãy nhớ những loại rau bạn thấy đẹp mắt cũng là “thực phẩm có nguồn gốc từ nhà máy”</p>

<p>Thành phần quan trọng bị thiếu trong các loại “rau trồng trong nhà kính”</p>

<p>Tại sao muối ăn lại không tốt cho cơ thể?</p>

<p>Hấp thu nước qua các loại nước ngọt là cực kỳ ngu ngốc</p>

<p>“Phụ gia thực phẩm là an toàn”, có thực sự như vậy không?</p>

<p>Nỗi đáng sợ của chất béo chuyển hóa mà người Nhật chưa biết đến</p>

<p>Tôi đang ôm một mối lo về lò vi sóng</p>

<p>Đường cát trắng là thực phẩm đáng sợ</p>

<p>Hãy nhớ “thực phẩm trắng” là “thực phẩm không tốt cho cơ thể”</p>

<p>Sản phẩm thay thế bơ thực vật, sữa bò, sữa chua</p>

<p>Những bí quyết trong cách hấp thu thực phẩm động vậ</p>

<p>Cảm giác đói bụng chính là thước đo cho sức khỏe</p>

<p>Những người không chịu lắng nghe “tiếng gọi của dạ dày” sẽ bị bệnh</p>

<p>CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH GIÚP KÉO DÀI TUỔI THỌ</p>

<p>Nếu chỉ cải thiện bữa ăn thì không thể khỏe mạnh</p>

<p>Cách phòng tránh lãng phí enzyme</p>

<p>Người có thân nhiệt thấp dễ mắc bệnh ung thư</p>

<p>Phân, nước tiểu, mồ hôi là phương tiện quan trọng để bài tiết “độc tố”</p>

<p>Năm mươi câu kiểm tra cấp độ độc tố</p>

<p>Bốn phương pháp giải độc thân thiện với cơ thể</p>

<p>Ba mươi năm sử dụng coffee enema</p>

<p>Sự khác biệt giữa “thụt, rửa ruột thông thường” và “coffee enema”</p>

<p>Hít thở sâu bằng bụng là phương pháp sống khỏe ưu việt không cần dụng cụ, thiết bị</p>

<p>Hít thở bằng miệng là mở chốt bệnh tật</p>

<p>Vận động không phải vào ban đêm, vận động vào buổi sáng mới tốt</p>

<p>Các bài giãn cơ đơn giản có thể thực hiện ở văn phòng</p>

<p>Tại sao “ngủ trưa sau khi ăn” lại có lợi cho cơ thể?</p>

<p>Sống sao cho mỗi một tế bào trong cơ thể đều thấy hạnh phúc</p>

<p>Bộ não và cơ thể bao giờ cũng lắng nghe lời nói của bạn</p>

<p>Lời kết</p>

power vs force - trường năng lượng và những nhân tố quyết định hành vi của con người (tái bản)

power vs force - trường năng lượng và những nhân tố quyết định hành vi của con người (tái bản)

<p>Tiến sĩ, bác sĩ tâm thần, nhà nghiên cứu nhận thức và giảng viên tâm linh nổi tiếng người Mỹ, ông David R.Hawkins (1927–2012), đã chứng minh được mối liên hệ mật thiết giữa bệnh tật của con người và những suy giảm năng lượng trong cơ thể, đến từ những tư tưởng tiêu cực. Kết quả nghiên cứu được ông trình bày trong cuốn sách bán chạy nhất của mình- “Power vs Force – Trường năng lượng và những nhân tố quyết định tinh thần, sức khỏe con người”.</p>

<p>Theo đó, mỗi người có một tần số rung động hay mức năng lượng khác nhau tùy theo cảnh giới tinh thần của họ, nằm trong khoảng từ 1 đến 1000. Ví dụ như:</p>

<p>Vui vẻ, thanh tĩnh: 540</p>

<p>Lý tính, thấu hiểu: 400</p>

<p>Khoan dung độ lượng: 350</p>

<p>Hy vọng lạc quan: 310</p>

<p>Tự cao, khinh thường: 175</p>

<p>Căm ghét, thù hận: 150</p>

<p>Dục vọng, khao khát: 125</p>

<p>Sợ hãi, lo lắng: 100</p>

<p>Đau buồn, tiếc nuối: 75</p>

<p>Thờ ơ, tuyệt vọng: 50</p>

<p>Nhục nhã, hổ thẹn: 20</p>

<p>Ông cho biết những người không được thương yêu hay có tư tưởng tiêu cực, oán giận, chỉ trích, hận thù người khác hoặc sống ích kỷ đều có tần số rung động thấp. Trong quá trình trách móc, hận thù người khác sẽ làm tiêu hao rất nhiều năng lượng của họ và nó cũng tạo ra nhiều áp lực trên cơ thể vì thế tần số rung động sẽ giảm và những người này có nguy cơ bị mắc rất nhiều loại bệnh. Tần số rung động chính là từ trường mà mọi người thường hay nói.</p>

<p>Lấy ví dụ một người vô gia cư. Anh ta thường cảm thấy thất vọng, tự ti, mặc cảm, chỉ muốn buông xuôi thì tần số rung động chỉ ở mức 20. Tuy nhiên cách nhìn của người xung quanh đối với người vô gia cư này sẽ chỉ rõ tần số rung động của họ ở mức nào. Có người thì cho rằng người vô gia cư kia nghiện ngập và nếu cho tiền thì anh ta cũng đem mua rượu hay cung phụng cho cơn ghiền mà thôi. Họ nghĩ những người vô gia cư không nên tồn tại. Tư tưởng này cho thấy tần số rung động của họ cũng chỉ ở mức 20. Điều thú vị là 2 hoàn cảnh này dường như trái ngược nhau nhưng tần số rung động lại tương đương. Lại cũng có người khác muốn tránh xa người vô gia cư vì có cảm giác sợ sệt hay vô cảm thì tần số rung động cũng chỉ ở mức từ 50-100.</p>

<p>Từ bi, giác ngộ là cảnh giới cao</p>

<p>Cũng theo Tiến sĩ Hawkins, tần số rung động cao nhất mà ông đã quan sát được là 700, tần số trên 700 là những người thuộc hàng đã ở trong cảnh giới giác ngộ, tu hành đắc đạo, tràn đầy từ bi. Năng lượng của họ rất phong phú đầy đủ, khi họ xuất hiện có thể ảnh hưởng tới từ trường của vùng xung quanh.</p>

<p>Tiến sĩ Hawkins lấy ví dụ về nữ tu sĩ Thiên Chúa giáo Teresa. Khi bà xuất hiện trong buổi lễ trao giải Nobel Hòa Bình, bầu không khí trong toàn hội trường rất hòa ái tốt đẹp, tần số rung động cũng rất cao. Tại sao lại như vậy? Nguyên nhân vì tần số rung động của bà làm cho tất cả mọi người trong hội trường đều cảm nhận được nguồn năng lượng đó và chịu ảnh hưởng theo.</p>

<p>Tần số năng lượng là chìa khóa cho sức khỏe, hạnh phúc</p>

<p>Tiến sĩ, bác sĩ David Hawkins đã điều trị rất nhiều bệnh nhân đến từ khắp nơi trên thế giới. Mỗi ngày ông đều tiếp xúc hơn một nghìn bệnh nhân, nhiều khi quá tải, ông đều phải nhờ đến vị trợ lý của mình. Trong nhiều trường hợp, chỉ cần nhìn thấy bệnh nhân, ông đã biết người đó tại sao mắc bệnh, là vì ông không thể tìm thấy bất kể sự ‘yêu thương’ nào toát ra từ người đó, chỉ toàn là đau khổ và tuyệt vọng bao trùm khắp thân.</p>

<p>Trải qua một loạt các trường hợp thực chứng, Tiến sĩ Hawkins đúc kết ra rằng: những người bị mắc bệnh vì trong nội tâm họ có suy nghĩ tiêu cực.</p>

<p>Nếu tần số rung động của một người từ 200 trở lên thì người đó không mắc bệnh. Những người hay bệnh tật thường có tần số rung động thấp hơn 200. Vậy những ý niệm tiêu cực này là gì? Đó chính là những suy nghĩ thích chỉ trích người khác, khi họ chỉ trích người khác sẽ tiêu hao lượng lớn năng lượng của tự thân, do vậy tần số rung động của họ tụt xuống dưới mức 200. Những người này rất dễ mắc bệnh, mỗi người có thể mắc một loại bệnh khác nhau.</p>

<p>Tiến sĩ Hawkins cho biết, ông đã trải qua trên hàng chục nghìn trường hợp để kiểm chứng điều này và kết quả đều thống nhất như nhau.</p>

<p>Tần số rung động trong xã hội hiện đại</p>

<p>Tiến sĩ Hawkins cũng cung cấp những thực tế thú vị mà ít người biết về tần số rung động dưới đây:</p>

<p>85% dân số trên toàn thế giới có tần số rung động ở mức dưới 200.</p>

<p>Tần số rung động cao gắn với sự khỏe mạnh, tần số rung động thấp gây ra trạng thái ốm yếu/bệnh tật. Từng suy nghĩ, cảm xúc, lời nói, hành động, cũng như mỗi khoảnh khắc mà con người trải qua trong ngày đều đi về một trong hai hướng nêu trên.</p>

<p>Sách, thực phẩm, nước uống, quần áo, người, động vật, các tòa nhà, xe hơi, phim ảnh, thể thao, âm nhạc… đều có thể hiệu chỉnh tần số rung động từ thấp lên cao.Hầu hết phim ảnh sẽ làm suy yếu những người xem chúng bằng cách đưa các mức năng lượng xuống dưới 200.

Những cuốn sách/tri thức mang tần số rung động cao: Kinh Vệ Đà (910), sử thi Ramayana (810), giáo lý Thiền (795), sử thi Mahabarata (780), Tâm Kinh và Kinh Pháp Hoa (cùng 780), Kinh Koran và Kinh Kim Cương (cùng 700)…</p>

<p>Bởi vậy xuất phát từ góc độ là một bác sĩ tâm lý, Tiến sĩ Hawkins khuyên mọi người nên có chính niệm, suy nghĩ lạc quan… Điều này rất quan trọng và có thể mang đến cho bạn những lợi ích đáng kinh ngạc.</p>

<p>Nhiều chuyên gia có cùng quan điểm với David R.Hawkins, là chế độ ăn kiêng và tập thể dục không phải là yếu tố quan trọng nhất để có tuổi thọ. Tiến sĩ Elizabeth Blackburn, người đoạt giải Nobel năm 2009 về sinh lý học, tổng kết các yếu tố sống thọ: Nếu bạn muốn sống hơn 100 năm, chế độ ăn uống hợp lý chiếm 25%, các yếu tố khác 25%, trong khi cân bằng tâm lý chiếm 50%.</p>

<p>---</p>

<p>Thập niên 1990, cuộc đời của David R.Hawkins đã rẽ sang một bước ngoặt không ngờ. Đáp ứng niềm mong mỏi của bạn bè và người thân yêu, những người đã nhận ra tầm quan trọng của cuốn sách này với thế giới, ông đã tự xuất bản cuốn Power vs. Force: Anatomy of Consciousness (Sức mạnh và lực: Giải phẫu ý thức) vào năm 1995. Ông phân vân khi quyết định đứng tên tác giả cho cuốn sách; thực tế, nó là tác phẩm của không chỉ bản thể cá nhân ông.</p>

<p>Power vs. Force đã được dịch ra 25 thứ tiếng và đã bán được trên một triệu bản. Tiếp theo đó là hơn 10 cuốn sách với hàng trăm bài giảng, các cuộc phỏng vấn truyền thanh, và công tác tổ chức Nhóm nghiên cứu Hawkins trong hầu hết các thành phố lớn trên khắp thế giới, từ Seoul tới Cape Town hay Los Angeles.</p>

<p>Cuốn sách này đã đem đến một bước đột phá lớn lao cho tinh thần con người, phác ra những chiều kích ý thức mà trước đây chỉ những người có khả năng thần bí mới biết tới. Những con người có thiên khiếu trực nhận Thực tại (hay cách gọi gì chăng nữa) như thế, luôn luôn khẳng định vai trò trung tâm của cái “vô hình”.</p>

<p>--</p>

<p>MỤC LỤC</p>

<p>Lời giới thiệu cho lần xuất bản đầu tiên</p>

<p>Lời tựa cho lần xuất bản đầu tiên</p>

<p>Lời giới thiệu cho lần xuất bản mới</p>

<p>Đôi dòng tự sự</p>

<p>Lời tựa mới &nbsp;</p>

<p>Mở đầu</p>

<p>PHẦN MỘT: CÔNG CỤ</p>

<p>Chương 1: Những tiến bộ quan trọng trong nhận thức</p>

<p>Chương 2: Lịch sử và phương pháp luận &nbsp;</p>

<p>Chương 3: Kết quả thử nghiệm và diễn giải &nbsp;</p>

<p>Chương 4: Các cấp độ ý thức con người</p>

<p>Chương 5: Phân bố xã hội của các cấp độ ý thức &nbsp;</p>

<p>Chương 6: Những chân trời mới trong nghiên cứu</p>

<p>Chương 7: Phân tích điểm tới hạn trong đời thường</p>

<p>Chương 8: Cội nguồn sức mạnh</p>

<p>PHẦN HAI: CÔNG VIỆC</p>

<p>Chương 9: Mô thức sức mạnh trong thái độ của con người &nbsp;</p>

<p>Chương 10: Sức mạnh trong chính trị</p>

<p>Chương 11: Sức mạnh nơi thương trường</p>

<p>Chương 12: Sức mạnh và thể thao</p>

<p>Chương 13: Sức mạnh xã hội và tinh thần nhân loại</p>

<p>Chương 14: Sức mạnh trong nghệ thuật</p>

<p>Chương 15: Thiên tài và sức mạnh sáng tạo &nbsp;</p>

<p>Chương 16: Đứng vững trước thành công &nbsp;</p>

<p>Chương 17: Sức khỏe thể chất và sức mạnh</p>

<p>Chương 18: Cuộc sống khỏe mạnh và quá trình bệnh tật</p>

<p>PHẦN BA: Ý NGHĨA</p>

<p>Chương 19: Cơ sở dữ liệu của ý thức &nbsp;</p>

<p>Chương 20: Quá trình tiến hóa của ý thức &nbsp;</p>

<p>Chương 21: Nghiên cứu về ý thức thuần khiết</p>

<p>Chương 22: Cuộc đấu tranh tâm linh &nbsp;</p>

<p>Chương 23: Tìm kiếm chân lý &nbsp;</p>

<p>Chương 24: Giải pháp</p>

<p>Phụ lục A: Tính điểm cho chân lý của các chương sách &nbsp;</p>

<p>Phụ lục B: Bản đồ ý thức</p>

<p>Phụ lục C: Cách tính điểm hiệu chỉnh cho các cấp độ ý thức</p>

<p>Thuật ngữ &nbsp;</p>

<p>Giới thiệu về tác giả &nbsp;</p>

<p>Tóm tắt tiểu sử tác giả</p>

<p>Tài liệu tham khảo</p>

<p>--</p>

<p>Trích đoạn sách:</p>

<p>Sức khỏe thể chất và Sức mạnh </p>

<p>Chúng ta khỏe mạnh hay giàu có là nhờ trí tuệ. Nhưng trí tuệ là gì? Theo nghiên cứu của chúng tôi, đó là kết quả của việc sống nhất quán với các mô thức điểm hút năng lượng cao. Mặc dù trong cuộc sống bình thường, chúng ta thấy có nhiều vùng năng lượng đan xen, trộn lẫn nhau, nhưng mô thức có sức mạnh lớn nhất sẽ thống lĩnh. Hiện tại chúng tôi đã khám phá dữ kiện đủ để đưa ra một tuyên bố cơ bản về vận động học phi tuyến và nghiên cứu điểm hút: các điểm hút tạo ra bối cảnh. Về cơ bản, điều này có nghĩa là động cơ của một người, phát sinh từ các nguyên tắc mà người đó cam kết tuân thủ, sẽ quyết định khả năng nhận thức và do đó, trao ý nghĩa cho những hành động của người đó.</p>

<p>Hiệu ứng của sự nhất quán với nguyên tắc thể hiện rõ nhất ở những hệ quả sinh lý. Nhất quán với những mô thức điểm hút năng lượng cao tạo ra sức khỏe; nhất quán với mô thức điểm hút năng lượng thấp tạo ra bệnh tật. Kiểu biểu hiện này cụ thể và có thể dự đoán được. Việc có thể chứng minh được rằng mô thức năng lượng cao có tính củng cố và mô thức năng lượng thấp mang tính hủy hoại qua một thử nghiệm minh họa đáp ứng tiêu chuẩn khoa học, với tỉ lệ khả năng tái lặp 100%, là một sự thực mà người đọc đến giờ đã hoàn toàn quen thuộc.</p>

<p>Hệ thần kinh trung ương của con người rõ ràng có khả năng tinh nhạy phân biệt mô thức củng cố sự sống và mô thức hủy hoại sự sống. Các vùng điểm hút năng lượng cao, khiến cơ thể thử mạnh, giải phóng chất endorphin trong não và có hiệu ứng tăng cường sức khỏe cho tất cả các bộ phận. Trong khi đó, các kích thích có hại lại giải phóng adrenaline, trấn áp phản ứng miễn dịch và ngay lập tức làm suy yếu một số cơ quan cụ thể, tùy vào bản chất của kích thích.</p>

<p>Kiểu hiện tượng này chính là cơ sở cho các phương pháp điều trị như tác động cột sống, châm cứu, bấm huyệt và nhiều phương pháp khác. Tuy nhiên, tất cả những phương pháp này đều được tạo ra nhằm điều chỉnh kết quả của một sự mất cân bằng năng lượng nào đó, nhưng, nếu không điều chỉnh tận gốc thái độ gây ra sự mất cân bằng năng lượng này thì căn bệnh có thể quay trở lại. Hàng triệu người trong các nhóm tự thân đã chứng tỏ rằng sức khỏe và sự hồi phục khỏi hầu hết các vấn đề do hành vi con người, cùng bệnh tật đi kèm, là hệ quả của việc điều chỉnh thái độ sao cho tương ứng với những mô thức điểm hút năng lượng cao.</p>

<p>Nói chung, thái độ tích cực có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần, trong khi bệnh tật lại gắn liền với những thái độ tiêu cực như tức giận, ghen tị, thù địch, tự ti, sợ hãi, lo âu... Trong lĩnh vực phân tâm học, thái độ tích cực được gọi là những cảm xúc có ích và thái độ tiêu cực gọi là những cảm xúc nguy cấp. Đắm chìm quá lâu trong những cảm xúc nguy cấp sẽ làm suy yếu thể chất hoặc tinh thần và sức mạnh cá nhân của con người. Làm thế nào người ta có thể vượt qua được thái độ tiêu cực để tránh bị bào mòn năng lượng và sức khỏe như thế? Quan sát lâm sàng cho thấy bệnh nhân phải đạt đến một điểm quyết định. Chân thành khát khao thay đổi cho phép người ta tìm kiếm những mô thức điểm hút năng lượng cao hơn trong những biểu hiện phong phú của chúng.</p>

<p>Người ta không vượt qua được thái độ bi quan khi cứ mãi hoài nghi, yếm thế; có một quan niệm phổ biến là người ta có thể nhận xét về chúng ta qua bạn bè của ta, nhận định đó không phải là không có cơ sở khoa học. Các mô thức điểm hút có xu hướng thống trị bất cứ vùng nào mà ở đó nó được tiếp nhận; do đó, điều thực sự cần làm là phải cho phép bản thân tiếp xúc với một trường năng lượng cao, rồi thái độ sẽ tự nhiên bắt đầu thay đổi. Đây là một hiện tượng nổi tiếng trong các nhóm tự thân − như được phản ánh trong câu nói: “Chỉ cần lê xác đến cuộc họp mặt.” Bạn chỉ cần cho phép mình tiếp xúc với những mô thức năng lượng cao, chúng sẽ bắt đầu “tự bén”, như người ta vẫn nói: “gần bùn thì đen, gần đèn thì rạng.”</p>

<p>Y học truyền thống thường tin rằng căng thẳng là nguồn cơn của nhiều chứng rối loạn và bệnh tật của con người. Chẩn đoán này có vấn đề ở chỗ nó không chỉ ra chính xác nguồn cơn gây căng thẳng. Có vẻ như nó quy trách nhiệm cho những hoàn cảnh bên ngoài, mà không nhận ra rằng mọi căng thẳng đều phát sinh từ bên trong, từ thái độ của con người. Không phải là những sự kiện cuộc sống, mà chính phản ứng của con người với chúng mới kích hoạt các triệu chứng căng thẳng. Một cuộc li dị, như đã nói, có thể đem đến nỗi đau đớn hoặc niềm thanh thản. Thử thách trong công việc có thể gây kích thích hoặc lo lắng, tùy vào việc người đó coi cấp trên của mình là một người thầy hay một tên ác ma.</p>

<p>Thái độ của chúng ta bắt nguồn từ quan điểm của chúng ta, quan điểm của chúng ta liên quan đến động cơ và do đó liên quan đến bối cảnh. Tùy vào cách lý giải ý nghĩa sự kiện, cùng một tình huống có thể là bi kịch hoặc có thể là điều may mắn. Xét trên phương diện sinh lý học mà nói, trong khi lựa chọn thái độ, người ta chọn giữa endorphin đồng hóa hoặc adrenaline dị hóa và hormone gây căng thẳng.</p>

<p>Hẳn là ngốc nghếch khi tuyên bố rằng những tác động duy nhất đối với sức khỏe là những tác động bắt nguồn từ bên trong. Những yếu tố của thế giới vật lý bên ngoài cũng có thể gia tăng hoặc làm suy yếu sức khỏe của chúng ta. Ở đây, lại một lần nữa, thử nghiệm vận động học chứng tỏ là công cụ có giá trị. Nó sẽ chỉ rõ cho bạn biết chất tổng hợp, nhựa, chất tạo màu, chất bảo quản, thuốc trừ sâu và chất tạo ngọt (đấy là tôi chỉ mới kể qua một vài thứ) sẽ khiến cơ thể suy yếu thế nào; trong khi những chất thuần tính, hữu cơ và được gia công tự nhiên có xu hướng ích lợi cho sức khỏe chúng ta. Chẳng hạn, nếu thử nghiệm với vitamin C, chúng ta sẽ nhận ra vitamin C hữu cơ tốt hơn a xít ascobic; vitamin C hữu cơ khiến bạn khỏe mạnh còn axit ascobic thì không. Trứng gà thả có nhiều dinh dưỡng hơn trứng gà nuôi nhốt và trứng gà nuôi bằng thức ăn công nghiệp. Phong trào ăn sạch uống lành dường như đã đi đúng hướng.</p>

<p>Thật đáng tiếc, cả Hiệp hội Y tế Mỹ lẫn Hội đồng Quốc gia về Dinh dưỡng Thực phẩm (Mỹ) từ xưa đến nay chưa có tiền sử được khai sáng trong lĩnh vực dinh dưỡng. Ngày nay, cộng đồng khoa học cuối cùng cũng nhận ra rằng dinh dưỡng liên quan đến hành vi và sức khỏe, 20 năm trước, khi Linus Pauling và tôi tuyên bố trong cuốn sách Orthomolecular Psychiatry (Tâm thần học theo dinh dưỡng vi lượng) rằng dinh dưỡng tác động đến môi trường hóa học trong não bộ và mạch máu, và do đó tác động đến nhiều hành vi, cảm xúc, rối loạn tinh thần và chất hóa học trong não, phát hiện này đã làm nổ ra một cuộc tranh cãi.</p>

<p>Gần đây, tác giả này đã công bố một loạt bài báo, bài cuối cùng được đăng vào năm 1991, về nghiên cứu kéo dài 20 năm cho thấy chế độ hấp thụ một số vitamin nhất định có thể tránh phát triển một hội chứng rối loạn thần kinh có tên là loạn động chậm, một hội chứng bất thường diễn ra thường xuyên ở phần lớn bệnh nhân từng uống thuốc chống loạn thần trong thời gian dài.2 Trong một nghiên cứu trên 61.000 bệnh nhân được điều trị bởi 100 bác sĩ khác nhau trong 20 năm, việc sử dụng vitamin B3, C, E, và B6 đã làm giảm tỷ lệ bệnh nhân mắc chứng rối loạn thần kinh khủng khiếp này từ 25% xuống còn 0,04%.3 (Trong số 61.000 bệnh nhân được bảo vệ bằng liệu pháp dùng vitamin liều cao, chỉ có 37, thay vì 20.000 bệnh nhân như dự đoán, mắc chứng rối loạn này.)</p>

<p>Ở Mỹ, bài báo này gần như là bị lờ đi vì vẫn chưa có một mô hình nào chứng minh cho độ tin cậy của nó. Giới y khoa không quan tâm chẳng qua vì họ cũng chẳng thiết tha gì với vấn đề dinh dưỡng, và các ban bệ y tế vốn không thiết tha gì với những cải cách mới mẻ. Bạn nên nhớ rằng một trong những nhược điểm trong bản chất con người là cố thủ bảo vệ một quan điểm lâu đời mặc cho vô vàn bằng chứng chống lại nó; chẳng còn cách đối xử nào khác với sự hờ hững, không công nhận này ngoài việc chấp nhận nó. Một khi đã thật hiểu bản chất con người, chúng ta sẽ thấy cảm thông với chính những điều mà có thể trước đây ta đã chỉ trích. Cảm thông là một trong những mô thức điểm hút năng lượng cao nhất. Như chúng ta sẽ thấy, khả năng thấu hiểu, tha thứ và chấp nhận có liên quan trực tiếp đến sức khỏe cá nhân của chúng ta.</p>

Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

Liên Hệ