kinh tế học thiêng liêng - tiền bạc, quà tặng và xã hội trong thời đại chuyển giao (tái bản 2024)

kinh tế học thiêng liêng - tiền bạc, quà tặng và xã hội trong thời đại chuyển giao (tái bản 2024)

Kinh Tế Học Thiêng Liêng - Tiền Bạc, Quà Tặng Và Xã Hội Trong Thời Đại Chuyển Giao

Kinh tế học thiêng liêng của Charles Eisenstein sẽ phá vỡ những niềm tin của bạn về nền kinh tế hiện hành

Kinh tế học thiêng liêng khảo sát một lịch sử tiền tệ từ những nền kinh tế quà tặng thời cổ đại tới chủ nghĩa tư bản hiện đại, qua đó diễn trình cách hệ thống tiền tệ đã khiến xã hội loài người trở nên cạnh tranh, ích kỷ, bị chia rẽ, tham lam vô độ, với ước ao phát triển vô tận. Ngày nay, những xu hướng này đã đạt đến cực điểm và bắt đầu những sự dấu hiệu của sự sụp đổ, đồng thời hé lộ những mầm mống của một nền kinh tế mới mà trong đó các cá nhân kết nối tốt hơn, bền vững hơn và hòa hợp với hệ sinh thái hơn. Kinh tế học thiêng liêng còn bàn về cách hệ thống tiền tệ cần phải thay đổi – và đang thay đổi. Một loạt các phân tích liên ngành giữa lý thuyết kinh tế, nghiên cứu chính sách và khảo sát thực tiễn là nền tảng cho những khái niệm mới đi ngược lại niềm tin kinh tế đương thời, bao gồm “tiền tệ có lãi suất âm”, “nội tệ”, “kinh tế dựa trên tài nguyên”, “kinh tế quà tặng” và “sự phục hồi của đồng tiền”… Tác giả Charles Eisenstein cũng xem xét các khó khăn mà những cá nhân quân tâm đến “sinh kế đúng đắn” và lối sống bền vững trong một thế giới dường như bị tiền bạc cai trị. Đồng thời ông cũng đưa ra gợi ý về cách triển khai mô hình “Kinh tế học thiêng liêng” trên thực tế.

Tác giả Charles Eisenstein đã viết cuốn sách như thế nào?

Trong lúc nghiên cứu về sự tiến bộ của nhân loại và xem xét nguồn gốc của tất cả các cuộc khủng hoảng trên Trái đất, khi bạn đi sâu xuống vài cấp độ, bạn luôn tìm thấy tiền. Hệ thống tiền tệ rõ ràng có mối liên hệ sâu sắc đến mọi thứ đang xảy ra. Trong một thời gian, tôi đã tin rằng tiền là vấn đề, nhưng tiền được xây dựng trên những nguyên nhân sâu xa hơn – sự xác lập huyền thoại của nền văn minh. Tuy nhiên, tiền vẫn nằm sâu bên trong và ở cốt lõi. Tôi đã đọc triết học kinh tế của vô số các nhà kinh tế học nổi tiếng, bao gồm Keynes, Henry George, và các nhà kinh tế học chính thống khác. Tôi thấy rằng tất cả chúng đều mâu thuẫn. Tôi không có bằng Kinh tế, nhưng tất cả các Tiến sĩ Kinh tế này đều không đồng ý với nhau nên tôi nghĩ cần có một quan điểm mới để thay đổi và mở rộng cuộc đối thoại. Tôi mang triết học, lịch sử, tâm linh, tâm lý học, và các vấn đề kinh tế học vào đó. Về phương diện cá nhân, tôi đã trải qua giai đoạn nợ nần chồng chất, phá sản và sau đó tan vỡ. Tôi đã cùng con cái mình ngủ nhờ ở nhà người khác khi chạm đáy. Rõ ràng là những gì tôi vốn đang làm không hiệu quả. Điều đó khiến tôi quan tâm đến tâm lý tiền bạc. Tiền bạc là hiện thân của những niềm tin vô thức vào bản chất của thực tại, bản thân và thế giới như: nhiều hơn cho bạn thì ít cho tôi hơn, chúng ta sống trong một vũ trụ hữu hạn với nguồn tài nguyên khan hiếm, chúng ta tách biệt với nhau, về cơ bản chúng ta đang cạnh tranh.

Về Tác Giả

Tác giả Charles Eisenstein (sinh năm 1967) nổi tiếng với vai trò của một diễn giả và tác giả Mỹ trong một loạt các chủ đề bao gồm lịch sử văn minh nhân loại, kinh tế, tâm linh và phong trào sinh thái học. Tên tuổi ông gắn bó với nhiều khảo cứu liên quan đến sự chống chủ nghĩa tiêu dùng, sự phụ thuộc lẫn nhau và cách thần thoại – chuyện kể ảnh hưởng đến văn hóa. Theo Eisenstein, văn hóa toàn cầu đang chìm đắm trong diễn ngôn về “sự tách biệt”, mang tính hủy diệt, và một trong những mục tiêu chính trong các tác phẩm của ông là trình bày một “câu chuyện giao thoa” khác. Phần lớn các tác phẩm của Charles Eisenstein dựa trên nền tảng tư tưởng triết học phương Đông và những giáo lý tâm linh các nhiều dân tộc bản địa khác nhau. Eisenstein đã tham gia vào các phong trào xã hội như Occupy Movement, New Economy và Permaculture. Tác phẩm của ông được các độc giả chịu ảnh hưởng của phong trào New Age và phản văn hóa đặc biệt yêu thích.

thủy văn nhân văn học - quan hệ giữa nước và nhân loại sẽ đi về đâu?

thủy văn nhân văn học - quan hệ giữa nước và nhân loại sẽ đi về đâu?

Thủy Văn Nhân Văn Học - Quan Hệ Giữa Nước Và Nhân Loại Sẽ Đi Về Đâu?

Nước, với tính chất vừa cụ thể vừa biểu tượng, từ lâu đã gắn bó mật thiết với lịch sử và sự phát triển của nhân loại. Dòng chảy của nước không chỉ hình thành nên những cảnh quan tự nhiên mà còn định hình các nền văn minh, từ Nile, Tigris, và Yangtze đến những bờ biển và đại dương làm nên các tuyến thương mại toàn cầu. Những dòng sông vĩ đại từng chảy qua trung tâm của các đô thị cổ đại, đồng thời cũng là nguồn cảm hứng cho nghệ thuật và văn hóa. Nhưng nước không chỉ là tài nguyên – nó còn là một thực thể sống động, mang trong mình quyền lực mềm mại nhưng mạnh mẽ, có khả năng điều phối cuộc sống, kinh tế, và cả chính trị của loài người. Trong thời đại ngày nay, khi biến đổi khí hậu và khủng hoảng môi trường ngày càng nghiêm trọng, mối quan hệ giữa con người và nước đã trở thành một vấn đề trọng tâm cần được xem xét với nhiều chiều kích mới.

“THỦY VĂN NHÂN VĂN HỌC: Quan hệ giữa nước và nhân loại sẽ đi về đâu?” là một tác phẩm tiên phong trong việc kết nối nhân văn học với các nghiên cứu về nước. Nhóm tác giả Kim De Wolff, Rina C. Faletti, và Ignacio López-Calvo đã tái định hình nước không chỉ như một yếu tố sinh học mà còn là tác nhân xã hội và văn hóa. Tác phẩm khai phá những câu hỏi trọng tâm: Nước đã, đang, và sẽ tác động thế nào đến các hệ thống chính trị, văn hóa và sinh thái? Với ba phần chính – tính tự quyết của nước, các hình thái linh hoạt của nó, và giá trị văn hóa mà nước mang lại – cuốn sách mang đến cách nhìn mới mẻ về vai trò của nước trong thế giới hiện đại.

Đứng trước các cuộc khủng hoảng về tài nguyên và khí hậu đang đe dọa hành tinh, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn một tác phẩm cần thiết cho bất kỳ ai quan tâm đến tương lai của môi trường và mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. THỦY VĂN NHÂN VĂN HỌC mang đến một tiếng nói cấp thiết về vai trò của nhân văn học trong việc định hình tương lai bền vững. Cuốn sách lời kêu gọi hành động, khuyến khích mọi người suy ngẫm sâu sắc hơn về cách nước ảnh hưởng đến văn hóa, xã hội và môi trường. Đặc biệt, cuốn sách cung cấp những góc nhìn mới để giải quyết các thách thức hiện nay, từ công lý nước đến quản trị tài nguyên, từ đó khơi nguồn cảm hứng cho việc tạo dựng các chính sách và cách sống bền vững hơn.

anabasis - hồi ký viễn chinh xứ ba tư (tái bản 2024)

anabasis - hồi ký viễn chinh xứ ba tư (tái bản 2024)

Anabasis - Hồi Ký Viễn Chinh Xứ Ba Tư

Được mệnh danh là “một trong những cuộc mạo hiểm vĩ đại nhất trong lịch sử loài người”, Anabasis là cuốn tự truyện của Xenophon, thuật lại chuyến hành trình ông chỉ huy đoàn quân viễn chinh người Hy Lạp “đánh thuê” cho hoàng tử Ba Tư, rút lui trở về quê hương sau thất bại quân sự trên vùng đất này, trong hoàn cảnh mắc kẹt sâu ở lãnh thổ kẻ địch. Lúc này, thống lĩnh và các vị tướng cấp cao lần lượt bị giết chết hoặc bắt giữ, thiếu thốn quân lương và liên tục gặp trở ngại khi bị quân thù và dân bản địa tấn công cản đường.

Trong quá trình rút lui ấy, đội quân viễn chinh Hy Lạp này đồng thời cũng là một chính phủ dân chủ di động, các binh sĩ sẽ cử hành hội nghị đúng thời hạn, tiến hành bỏ phiếu biểu quyết đối với đề nghị của những tướng quân được bầu, quyết định chiến thuật mới, chế tạo vũ khí mới và cải tiến chế độ tổ chức hiện hữu thông qua tranh luận và bàn bạc. Các vị tướng được bầu hành quân và chiến đấu cùng binh sĩ, hơn nữa còn phải cung cấp danh sách chi tiết về các khoản chi tiêu của họ để giành được sự tín nhiệm.

Qua Anabasis, Xenophon đã cho thấy, phương thức chiến đấu của người Hy Lạp khác với quân địch của họ: Họ có cảm nhận cá nhân, kỉ luật nghiêm minh hơn, vũ khí cũng chí mạng hơn, quan hệ giữa các binh sĩ bình đẳng, ý thức chủ động tham chiến nổi trội, tư duy linh hoạt và có thể thích ứng với chiến thuật mới, hơn nữa còn có xu hướng tác chiến thiên về sử dụng bộ binh hạng nặng. Những đặc điểm này xuất phát từ việc họ có chung nhận thức về thể chế chính phủ, từ sự bình đẳng của nội bộ giai cấp trung tầng, từ sự giám sát của dân chúng đối với các sự vụ quân sự, và từ tư tưởng tách rời khỏi nhà nước và đền thờ, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa cá nhân và uy quyền tối cao của lý trí. Khi đoàn quân viễn chinh Hy Lạp đứng trước tuyệt cảnh, họ đã biến thể chế thành bang thành một thứ vũ khí kỳ diệu truyền cảm hứng cho sức mạnh nội tại của mỗi người lính và khiến những người Hy Lạp này chiến đấu trên mọi mặt trận với thái độ của những công dân thành phố, bởi vậy mà họ trở nên bất khả chiến bại.

Bên cạnh những ý nghĩa về lịch sử, “Anabasis” còn mang ý nghĩa trọng đại trong giáo dục khi là một trong những văn bản trọn vẹn đầu tiên được những người theo học tiếng Hy Lạp cổ nghiên cứu nhờ lối viết rành mạch và không hoa mỹ, tương tự như văn bản Commentarii de Bello Gallico của Caesar. Và hơn cả thế, đối với thế giới ngày nay, Anabasis là câu chuyện thực chứng cho một mô hình quản trị dựa trên các giá trị Bình Đẳng – Linh Hoạt – Tối Ưu, mà chúng ta có thể ứng dụng trong doanh nghiệp, tổ chức hay chính quyền địa phương.

Mùa hè năm 401 Trước Công Nguyên, hoàng tử Cyrus đã thuê mười ngàn bảy trăm binh sĩ Hy Lạp trợ giúp ông ta tranh giành ngôi báu của Đế quốc Ba Tư từ tay người anh trai của mình. Những người lính này được trang bị áo giáp hạng nặng, giáo và khiên lớn. Hầu hết trong số họ là những cựu chiến binh từ Chiến tranh Peloponnisos. Đội quân này đã thành công vượt 1500 dặn về phía đông và đập tan mọi chống cự dọc đường. Trong trận Cunaxa, phía Bắc Babylon, quân Hy Lạp đã phá vỡ trận tuyến của quân đội hoàng gia Ba Tư với cái giá duy nhất là một bộ binh hạng nặng bị thương bởi một mũi tên. Tuy nhiên, khi Cyrus xông vào trận địa kẻ thù để lùng sục anh trai mình, ông ta đã bị lính canh Ba Tư chém gục xuống đất, khiến những người Ba Tư vốn cùng trận doanh phản chiến. Thông qua bỏ phiếu, quân viễn chinh Hy Lạp từ chối đầu hàng nhà vua Ba Tư, chọn tuyến đường vòng qua Tiểu Á đi thẳng đến Biển Đen, trở về thế giới Hy Lạp.

Bản thân Xenophon, tác giả của cuốn sách, là một trong những thống lĩnh của quân Hy Lạp khi rút lui. Với cấu trúc gồm bảy quyển (có thể hiểu là 7 hồi như trong tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc) kể lại câu chuyện viễn chinh ấy, Anabasis là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông.

Mục lục cuốn sách "Anabasis - Hồi Ký Viễn Chinh Xứ Ba Tư":

- Quyển I: Cyrus hội quân

- Quyển II: Mất chúa công

- Quyển III: Xenophon gánh trọng trách

- Quyển IV: Vượt núi băng sông

- Quyển V: Kết bằng hữu

- Quyển VI: Xoay sở duy trì nguồn lực

- Quyển VII: Về nhà

Thông tin tác giả

Xenophon

Xenophon (khoảng 430 - 354 trước Công nguyên), con của Gryllus, còn được gọi là “Xenophon của thành Athens”. Ông là một triết gia, nhà sử học, từng là lính đánh thuê người Hy Lạp. Xenophon là học trò của Socrates, có khả năng quan sát cặn kẽ xã hội Hy Lạp. Trong số các tác phẩm của mình, Xenophon dành nhiều tâm huyết cho các bản đối thoại hay bài viết về Socrates như Memorabilia (Những điều đáng nhớ), The Apology of Socrates to the Jury (Socrates tự biện trước tòa)

7 bài học rưỡi về não bộ

7 bài học rưỡi về não bộ

7 Bài Học Rưỡi Về Não Bộ

Cuốn sách “7 Bài Học Rưỡi Về Não Bộ” của tác giả Lisa Feldman Barrett mang đến những khám phá thú vị và dễ tiếp cận về khoa học thần kinh. Qua các chương ngắn gọn, tác giả không chỉ giải thích cách bộ não con người vận hành mà còn giúp người đọc hiểu sâu hơn về bản chất con người qua lăng kính của khoa học. Barrett trình bày rằng não bộ của chúng ta không tiến hóa để suy nghĩ, mà thay vào đó, nhiệm vụ chính của nó là quản lý nguồn lực cơ thể và dự đoán nhu cầu năng lượng, từ đó quyết định hành động hiệu quả nhất giúp chúng ta sinh tồn.

Cuốn sách phá vỡ nhiều quan niệm sai lầm phổ biến, chẳng hạn như ý tưởng về bộ não ba ngôi – nơi suy nghĩ, cảm xúc và bản năng được cho là tách biệt. Thay vào đó, tác giả chỉ ra rằng bộ não hoạt động như một mạng lưới phức tạp, kết nối hàng tỷ tế bào thần kinh để tạo ra những trải nghiệm tinh thần và hành vi của con người. Với lối viết sinh động và giản dị, tác phẩm không chỉ cung cấp kiến thức khoa học mà còn khơi gợi tư duy về bản chất con người, từ đó người đọc có thể tự suy ngẫm về mình và cách họ tương tác với thế giới xung quanh.

Đây là một cuốn sách hấp dẫn, phù hợp cho bất kỳ ai quan tâm đến não bộ, khoa học thần kinh, hoặc muốn khám phá những sự thật thú vị về chính bản thân mình.

Về tác giả:

Tiến sĩ Lisa Feldman Barrett nằm trong số 1% các nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới vì nghiên cứu mang tính cách mạng của bà về tâm lý học và khoa học thần kinh. Bà là Giáo sư Đại học Xuất sắc tại Đại học Đông Bắc, nhiều lần được mời thuyết trình và thỉnh giảng tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts và Trường Y Harvard. Tiến sĩ Barrett đã được trao học bổng Guggenheim về khoa học thần kinh vào năm 2019, đồng thời bà là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ và Hiệp hội Hoàng gia Canada. Bà hiện sống ở Boston.

MỤC LỤC

Lời Nói Đầu

Một Nửa Bài Học: Não của Bạn Không Phải để Suy Nghĩ

Bài Học Số 1: Não của Bạn là Một Khối (Không phải Ba Phần)

Bài Học Số 2: Não của Bạn là một Mạng Lưới

Bài Học Số 3: Những Bộ Não Nhỏ Tự Kết Nối Với Thế Giới Của Chúng

Bài Học Số 4: Não Bộ Của Bạn Dự Đoán (Hầu Như) Mọi Thứ Bạn Làm

Bài Học Số 5: Não của Bạn Bí Mật Làm Việc cùng Các Bộ Não Khác

Bài Học Số 6: Não Bộ Tạo Ra Nhiều Hơn Một Kiểu Tâm Trí

Bài Học Số 7: Não Bộ của Chúng Ta Có Thể Tạo Ra Hiện Thực

Lời Kết

Lời Cảm Ơn

Phụ Lục: Khoa Học Đằng Sau Khoa Học

khoa học của nghệ thuật trà

khoa học của nghệ thuật trà

Khoa Học Của Nghệ Thuật Trà

Từ bao đời nay, trà đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa của nhiều quốc gia, từ những nghi thức uống trà tinh tế của Nhật Bản, đến nét thanh lịch trong tách trà của người Anh vào mỗi buổi chiều. Dù vậy, phần lớn chúng ta chỉ tiếp cận trà qua góc độ văn hóa và nghệ thuật, mà ít ai biết hiểu sâu về những yếu tố khoa học ẩn sau hương vị đặc trưng của từng loại trà. Trong khi thế giới đã tiến hành nghiên cứu tỉ mỉ về cà phê hay rượu vang, những nghiên cứu khoa học toàn diện về trà, đặc biệt là trà đặc sản – loại trà chất lượng cao được yêu thích bởi sự đa dạng và phức tạp về hương vị – lại đang bị bỏ ngỏ. Đối với người sành trà, trà đặc sản không chỉ là một loại thức uống mà là một cuộc hành trình vị giác độc đáo. Nhưng bằng cách nào mà những hương vị ấy được hình thành? Mỗi lá trà đã trải qua quá trình chế biến cẩn thận thế nào để chuyển hóa thành những lớp hương vị đặc biệt?

Tony Gebely, người sáng lập Hiệp hội Trà đặc sản Hoa Kỳ, đã dành 10 năm để nghiên cứu, thử nghiệm và chia sẻ các ý tưởng của mình trên nền tảng World of Tea. Qua quá trình phản hồi và trao đổi, những ý tưởng này đã được tinh chỉnh và hoàn thiện, mang lại một tác phẩm dễ hiểu nhưng vẫn đầy đủ tính khoa học và chuyên môn. Từ đó, cuốn sách KHOA HỌC CỦA NGHỆ THUẬT TRÀ ra đời như một tác phẩm tiên phong trong việc mang đến cho độc giả cái nhìn sâu sắc và khoa học về trà, đặc biệt là trà đặc sản. Không đơn thuần chỉ là một cuốn sách về nghệ thuật thưởng trà, đây là sự kết hợp tinh tế giữa khoa học và nghệ thuật, giữa việc hiểu về từng quá trình sinh trưởng của cây trà, các thành phần hóa học có trong lá trà, cho đến cách chế biến và thưởng thức một cách tinh tế. Thông qua cuốn sách, anh đã giải mã những bí ẩn đằng sau các loại trà đặc sản và giúp người đọc tự tin pha chế, bảo quản và đánh giá trà tại chính ngôi nhà của mình.

Với cách tiếp cận đơn giản, dễ hiểu, tác phẩm không yêu cầu người đọc phải là một chuyên gia để có thể nắm bắt. Ngay cả những người mới bắt đầu hành trình khám phá trà cũng có thể dễ dàng nắm vững các nguyên tắc cơ bản, từ cách trồng và thu hoạch, đến phân loại và đánh giá trà. Hơn thế nữa, cuốn sách còn giúp độc giả hiểu được sự tương tác kỳ diệu giữa khoa học và thiên nhiên, giữa các thành phần hóa học trong lá trà và nghệ thuật chế biến tinh tế, tạo ra những tách trà đầy hương vị.

thế giới như là ý chí và ý niệm - bìa cứng

thế giới như là ý chí và ý niệm - bìa cứng

Thế Giới Như Là Ý Chí Và Ý Niệm - Bìa Cứng

Thế Giới Như Là Ý Chí Và Ý Niệm của Arthur Schopenhauer là một tác phẩm triết học sâu rộng, nơi ông đi sâu vào những ý tưởng siêu hình và nhận thức luận của mình. Schopenhauer thừa nhận rằng thế giới mà chúng ta trải nghiệm là sự tương tác phức tạp giữa nhận thức (ý niệm) của chúng ta và một sức mạnh nội tại sâu sắc hơn mà ông gọi là “ý chí”. Ông lập luận rằng những trải nghiệm giác quan và trí tuệ của chúng ta định hình cách chúng ta nhìn nhận thế giới, nhưng đây chỉ là những hiện tượng bề nổi. “Ý chí” là động lực cơ bản, điều khiển vạn vật trong vũ trụ, mặc dù nó phi lý và không có phương hướng. Khái niệm “Ý chí” của Schopenhauer là then chốt, cho thấy rằng mong muốn và động lực của chúng ta bắt nguồn từ lực cơ bản này. Tác phẩm được chia thành 3 cuốn, mỗi cuốn đề cập đến các khía cạnh khác nhau trong triết lý của ông, bao gồm cả thẩm mỹ và đạo đức. Tác phẩm này ảnh hưởng sâu sắc đến các lý thuyết triết học và tâm lý học sau này, đặc biệt là trong chủ nghĩa hiện sinh và phân tâm học.

Về tác giả:

Arthur Schopenhauer (1788 – 1860) là một nhà triết học người Đức. Ông là một trong những nhà tư tưởng phương Tây thế hệ đầu chia sẻ nhiều điểm chung với triết học Ấn Độ, chẳng hạn như sự khổ tu, sự chối bỏ bản thân, và ý niệm cho rằng thế giới là sự phô chiếu ảo ảnh. Tư tưởng của ông rất đặc biệt và độc lập, khó có thể xếp loại vào một hệ cụ thể nào, dù rằng đời sau nhiều người cho rằng ông là một nhà triết học duy tâm. Một số học giả coi các công trình triết học của ông là ví dụ điển hình của chủ nghĩa bi quan triết học. Ông là người phản biện hiếm hoi các tượng đài triết học như Hegel và Kant.

Lý thuyết siêu hình của ông chính là nền tảng cho các tác phẩm về đề tài tâm lý học, mỹ học, đạo đức học và chính trị học, Phật học những tác phẩm đã để lại tầm ảnh hưởng tới các danh nhân sau này như Friedrich Nietzsche, Wagner, Ludwig Wittgenstein, Sigmund Freud và nhiều người khác.

Mục lục:

Lời nói đầu của hai dịch giả

Lời nói đầu của tác giả cho ấn bản đầu tiên
Lời nói đầu của tác giả cho tái bản

Quyển I: Thế giới như là Ý niệm

Khía cạnh đầu tiên. Ý niệm Tuân Theo Nguyên Tắc Đủ Lý Trí: Đối Tượng Của Kinh Nghiệm Và Khoa Học
Quyển II: Thế giới như là Ý chí
Khía cạnh đầu tiên. Sự khách quan của Ý Chí
Quyển III: Thế giới như là Ý Niệm
Khía cạnh thứ hai. Ý niệm Độc lập với Nguyên tắc Đủ Lý trí – Ý niệm Plato: Đối tượng của Nghệ thuật
Quyển IV: Thế giới như là Ý chí
Khía cạnh thứ hai. Sự Khẳng Định Và Phủ Nhận Ý Chí Sống, Khi Đã Có Ý Thức Về Bản Thân
Bổ sung cho quyển I và một phần quyển II
Phụ lục: Phê bình Triết học Kant
Bổ sung cho Quyển I
Nửa đầu. Học thuyết về ý niệm về tri giác. (§ 1-7 của Tập đầu tiên.)
Chương I: Lập trường của chủ nghĩa duy tâm
Chương II: Học thuyết về Tri giác hay Kiến thức về Sự hiểu biết
Chương III: Về Các Giác Quan
Chương IV: Về Nhận thức tiên nghiệm
Nửa thứ Hai. Học thuyết về Ý niệm Trừu tượng, hay Tư duy
Chương V: Về trí tuệ phi lý
Chương VI: Về học thuyết về tri thức trừu tượng hoặc duy lý
Chương VII: Về mối quan hệ giữa tri thức cụ thể của tri giác với tri thức trừu tượng
Chương VIII: Về lý thuyết tiếng cười (*)
Chương IX: Về logic nói chung (*)
Chương X: Về tam đoạn luận
Chương XI: Về biện luận (*)
Chương XII: Về học thuyết khoa học (*)
Chương XIII: Về phương pháp toán học (*)
Chương XIV: Về Liên kết Ý niệm
Chương XV: Về những khuyết điểm cơ bản của trí tuệ
Chương XVI: Về việc sử dụng thực tế của lý trí và về chủ nghĩa ẩn nhẫn (*)
Chương XVII: Về nhu cầu siêu hình học của con người (*)
Bổ sung cho Quyển II
Chương XVIII: Về khả năng biết vật-tự-thân (*)
Chương XIX: Về tính ưu việt của ý chí trong tự ý thức (*)
Chương XX: Sự khách thể hóa của ý chí trong động vật (*)
Chương XXI: Nhìn lại và xem xét tổng quát hơn
Chương XXII: Góc nhìn khách quan về trí tuệ (*)
Chương XXIII: Về khách thể hóa ý chí trong bản tính vô thức (*)
Chương XXIV: Về vật chất
Chương XXV: Những cân nhắc siêu việt liên quan đến ý chí như vật-tự-thân
Chương XXVI: Về mục đích luận (*)
Chương XXVII: Về bản năng và khuynh hướng cơ học
Chương XXVIII: Cá biệt hóa ý chí sống (*)
Bổ sung cho Quyển III
Chương XXIX: Về nhận biết các ý niệm (*)
Chương XXX: Về chủ thể kiến thức thuần túy (*)
Chương XXXI: Về thiên phú (*)
Chương XXXII: Về sự điên rồ (*)
Chương XXXIII: Các nhận xét riêng lẻ về cái đẹp tự nhiên (*)
Chương XXXIV: Về bản tính nội tâm của nghệ thuật (*)
Chương XXXV: Về thẩm mỹ kiến trúc (*)
Chương XXXVI: Những nhận xét riêng về tính thẩm mỹ của nghệ thuật tạo hình và tranh (*)
Chương XXXVII: Về thẩm mỹ thơ ca (*)
Chương XXXVIII: Về lịch sử (*)
Chương XXXIX: Siêu hình âm nhạc (*)
Bổ sung cho Quyển IV
Chương XL: Lời nói đầu
Chương XLI: Cái chết và mối tương quan của nó với sự không thể phá hủy bản tính của ta (*)
Chương XLII: Đời sống của loài
Chương XLIII: Di truyền
Chương XLIV: Siêu hình tình yêu hai giới
Chương XLV: Sự khẳng định ý chí sống (*)
Chương XLVI: Đau khổ và phù phiếm trong cuộc sống (*)
Chương XLVII: Luân lý (*)
Chương XLVIII: Giáo lý về sự chối bỏ ý chí sống (*)
Chương XLIX: Con đường cứu độ
Chương L: Triết học biểu sinh
Phụ lục
Tóm tắt
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8

nguồn gốc cảm xúc

nguồn gốc cảm xúc

Nguồn Gốc Cảm Xúc

Được ngợi khen bởi nghiên cứu chặt chẽ, lối viết rõ ràng và những hiểu biết thực tế, Nguồn gốc cảm xúc – Bí ẩn sống động của bộ não của giáo sư Lisa Feldman Barrett là công trình nghiên cứu thách thức các quan điểm truyền thống về cảm xúc và đưa ra một lý thuyết mới về cấu trúc cảm xúc dựa trên những nghiên cứu mới nhất về khoa học thần kinh, tâm lý học và triết học.

Tác giả lập luận rằng cảm xúc không phải là những phản ứng cố định, được lập trình sẵn tự động xảy ra với chúng ta để đáp lại các sự kiện bên ngoài. Thay vào đó, cảm xúc được xây dựng bởi bộ não khi nó xử lý thông tin giác quan đến và khớp nó với những kinh nghiệm, dự đoán và chuẩn mực văn hóa trong quá khứ.

Cuốn sách giải thích cách bộ não liên tục dự đoán và cập nhật mô hình thế giới của chính nó, cũng như quá trình này làm nền tảng cho những trải nghiệm cảm xúc của chúng ta như thế nào. Tác giả cũng thảo luận về cách cảm xúc được hình thành bởi bối cảnh xã hội và văn hóa của chúng ta, cũng như cách chúng có thể khác nhau giữa các cá nhân và nền văn hóa. Qua đó, cuốn sách cũng đưa ra những gợi ý thực tế về cách chúng ta có thể hiểu rõ hơn và điều chỉnh trải nghiệm cảm xúc của mình cũng như cách chúng ta có thể phát triển các chiến lược hiệu quả hơn để giao tiếp và điều chỉnh cảm xúc.

Nguồn gốc cảm xúc là một cuốn sách đột phá thách thức những giả định lâu nay về bản chất của cảm xúc và mang đến một hiểu biết mới về cách bộ não xây dựng những trải nghiệm cảm xúc, đồng thời có tác động đáng kể đến các lĩnh vực tâm lý học, khoa học thần kinh và triết học.

Về tác giả:

Tiến sĩ Lisa Feldman Barrett nằm trong số 1% các nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới vì nghiên cứu mang tính cách mạng của bà về tâm lý học và khoa học thần kinh. Bà là Giáo sư Đại học Xuất sắc tại Đại học Đông Bắc, nhiều lần được mời thuyết trình và thỉnh giảng tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts và Trường Y Harvard. Tiến sĩ Barrett đã được trao học bổng Guggenheim về khoa học thần kinh vào năm 2019, đồng thời bà là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ và Hiệp hội Hoàng gia Canada. Bà hiện sống ở Boston.

trung quốc thoát khỏi bẫy nghèo như thế nào

trung quốc thoát khỏi bẫy nghèo như thế nào

Trung Quốc Thoát Khỏi Bẫy Nghèo Như Thế Nào

Trung Quốc đang trong bầu không khí kỉ niệm 73 năm thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Gác lại những mâu thuẫn chính trị, ta không thể phủ nhận những thành tựu phát triển vượt bậc của đất nước này, đặc biệt là về kinh tế. Trên tinh thần học hỏi để tiến bộ, Book Hunter xin gửi đến bạn cuốn sách TRUNG QUỐC THOÁT KHỎI BẪY NGHÈO NHƯ THẾ NÀO của nữ tiến sĩ Yuen Yuen Ang, cuốn sách mới nhất thuộc Tủ sách Kiến Tạo của chúng mình.

Được ngợi ca là “thay đổi cuộc chơi” và “xoay chuyển đấu trường”, TRUNG QUỐC THOÁT KHỎI BẪY NGHÈO NHƯ THẾ NÀO đã thúc đẩy một mô hình mới trong sự phát triển của nền kinh tế chính trị và làm sáng tỏ sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Làm thế nào để một đất nước nghèo nàn bạc nhược có thể thoát khỏi cạm bẫy đói nghèo? Các nhà kinh tế chính trị thường đưa ra ba câu trả lời: “trước tiên hãy kích thích tăng trưởng”, “trước tiên hãy xây dựng thể chế tốt”, hoặc “một số quốc gia may mắn đã được thừa hưởng thể chế tốt dẫn đến tăng trưởng”.

Yuen Yuen Ang bác bỏ cả ba học phái này và các giả định cơ bản của chúng bao gồm nhân quả tuyến tính, thuyết cơ giới và thuyết tất định của lịch sử. Thay vào đó, bà đưa ra một mô hình mới dựa trên các hệ thống có khả năng thích nghi phức tạp, bao gồm thực tế về sự phụ thuộc lẫn nhau và khả năng đổi mới của nhân loại.

Kết hợp với lăng kính gốc này cùng hơn 400 cuộc phỏng vấn với các quan chức và doanh nhân Trung Quốc, Ang đã tái hiện một cách có hệ thống quá trình phức tạp đã biến Trung Quốc từ vũng nước tù của chủ nghĩa xã hội trở thành kẻ phá bĩnh toàn cầu chỉ trong 35 năm. Trái ngược với những quan niệm sai lầm phổ biến, bà cho thấy điều đã thúc đẩy sự thay đổi lớn của Trung Quốc không phải là chế độ kiểm soát độc tài tập trung mà là “sự ứng biến có định hướng” – chỉ đạo từ Bắc Kinh song hành với sự ứng biến từ dưới lên của các quan chức địa phương.

Phân tích của bà cho thấy hai bài học lớn về sự phát triển. Thứ nhất, sự thay đổi mang tính chuyển đổi đòi hỏi một hệ thống quản lí có khả năng thích nghi trao quyền cho các nhân tố ở cấp cơ sở để đưa ra giải pháp mới cho các vấn đề đang tiến triển. Thứ hai, bước đầu tiên thoát khỏi bẫy nghèo là “sử dụng những gì bạn có” – khai thác các nguồn lực hiện có để khởi động các thị trường mới, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc bất chấp các tiêu chuẩn của “Thế giới thứ nhất”.

Được nghiên cứu một cách táo bạo và tỉ mỉ, Trung Quốc thoát khỏi bẫy nghèo như thế nào mở ra một hướng tư duy hoàn toàn mới cho các nhà nghiên cứu, nhà thực hiện và bất kì ai đang tìm cách xây dựng hệ thống có khả năng thích nghi.

nghệ thuật và thợ thủ công

nghệ thuật và thợ thủ công

Nghệ Thuật Và Thợ Thủ Công

Wilde cho rằng, người có thẩm mỹ là người yêu các nghệ sĩ và hiểu nghệ thuật của họ. Người Athen thì không thỏa mãn cả hai yếu tố ấy. Đây là một sự thật là lùng mà Wilde đem đến cho người đọc, nhưng nó lại có lý.

Đây chính là điểm đặc biệt của tập tiểu luận “Nghệ thuật và thợ thủ công”. Nó cung cấp cho người đọc những niềm tin đang hiện hữu trong công chúng, lật ngược lại các niềm tin đó, để người đọc nhận ra được bản chất của vấn đề.

Khi nhận ra rồi, độc giả có thể đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến của người viết. Và vì thế, nó kích thích mỗi chúng ta đọc và tư duy, không chỉ trong nghệ thuật, mà còn trong cuộc đời.

Book Hunter đã chọn lựa 4 tiểu luận và bài giảng của Oscar Wilde để dịch và nhóm lại thành tập sách lấy tựa đề “Nghệ thuật và thợ thủ công”. Cả 4 tiểu luận này đều là những suy tư của Oscar Wilde về sự kiến tạo tinh thần trong thời đại mà ông sống: Châu Âu thế kỷ 19 dưới thời đại trị vì của nữa hoàng Victoria.

Oscar Wilde bàn về cách nghệ thuật cần phải hướng tới các giá trị thẩm mỹ ra sao, người nghệ sĩ cần giữ thái độ độc lập và chuẩn mực sáng tác như thế nào, chúng ta cần phải hướng tới tự do cá nhân như một lẽ sống không thể chối bỏ.

Con đường kiến tạo của ông đi ngược lại xu hướng thế kỷ 19 ở Anh quốc nói riêng và châu Âu nói chung, khi mà cuộc Cách mạng công nghiệp lúc bấy giờ đã gây ra một thảm trạng về cảnh quan và môi trường sống. Ô nhiễm môi trường, những sản phẩm hàng loạt chất lượng kém, lối “trưởng giả học làm sang” của các trọc phú mới nổi, những công trình kiến trúc và nghệ thuật thô kệch, những sáng tác văn chương được viết vội vã và cố gắng hạ thấp độ tinh vi để phù hợp với đại đa số quần chúng đọc báo chí…

***

Oscar Wilde (1854 – 1900) là một nhà văn nổi tiếng của Ireland. Ông ra đời tại Dublin, Ireland, ngày 16 tháng 10 năm 1854 và mất tại Paris vì viêm não, ngày 30 tháng 11 năm 1900.

Đọc các tiểu luận của Oscar Wilde ta sẽ thấy rằng ông không phải chỉ là một nhà văn đỏm dáng và hài hước, ông ở một tầm cỡ lớn hơn thế!

Nếu George Orwell đã biến văn chương chính trị thành nghệ thuật thì Oscar Wilde là trường hợp hiếm hoi trong số các nhà văn duy mỹ đã chỉ rõ được vai trò chính trị của cái đẹp và nghệ thuật.

Cái đẹp và nghệ thuật không phải chỉ là những đóa hoa tô điểm cho cuộc sống mà hơn cả thế, đó là môi trường để những tâm hồn cao thượng và tự do có thể tồn tại và phát triển.

Hơn ai hết, Oscar Wilde rất ý thức và nỗ lực để kiến tạo một môi trường như vậy, và ông thuyết giảng không ít về thông điệp ấy với những người làm nghệ thuật.

những tiểu luận về tồn tại của arthur schopenhauer (tái bản 2023)

những tiểu luận về tồn tại của arthur schopenhauer (tái bản 2023)

Những Tiểu Luận Về Tồn Tại Của Arthur Schopenhauer

"Mặt khác, giáo dục nhân tạo là nhồi nhét vào đầu đủ thứ ý tưởng, bắt nguồn từ việc nghe người khác nói, từ việc học và đọc, trước khi người ta trải nghiệm được thế giới trí thức sâu rộng bằng mắt thấy tai nghe. Những quan sát mà sinh ra ý tưởng chủ yếu tới từ kinh nghiệm; nhưng trước khi trải nghiệm thì những ý tưởng ấy đã được áp dụng sai, và cứ như thế kể cả con người đều sẽ bị phán xét sai, bị nhìn sai và đối xử sai. Cứ như vậy, giáo dục làm tâm trí biến thái; đó là lý do tại sao sau một thời gian dài học và đọc, chúng ta bước vào một thế giới, khi còn trẻ, với những quan điểm nửa phần sai lạc nửa phần sơ sài; chúng ta tự khiến bản thân mình đong đưa lúc thì lo lắng, lúc khác thì đầy tính giả định. Đó là vì đầu óc ta tràn ngập ý tưởng mà ta cố gắng vận dụng, nhưng đều làm sai chỗ." ...

"Như tôi đã nói, cái chính trong giáo dục là kiến thức của một người phải có mục đích đúng đắn; và có thể nói mục tiêu của mọi nền giáo dục là đạt được nó. Nhưng tôi cũng đã chỉ ra rằng điều này phụ thuộc vào việc quan sát từng sự vật trước khi hình thành ý tưởng; xa hơn nữa là những ý tưởng nhỏ này sẽ được mở rộng hơn; và khi hướng dẫn thì chỉ cần bám theo cái quá trình hình thành ý tưởng là được. Nhưng trật tự này không được tuân thủ nghiêm ngặt, khiến những ý tưởng không trọn vẹn và cả sai lầm nảy sinh; kết quả cuối cùng là một nhân sinh quan biến thái tương tự như bản chất của cá nhân ấy – loại nhân sinh quan mà đa số người đều có suốt một thời gian dài, thậm chí đến cuối đời. Nếu như một người tự phân tích nhân cách của mình, anh ta sẽ thấy rằng phải đến khá muộn anh ta mới chợt nhận ra rất nhiều vấn đề khá là đơn giản."

Thông tin tác giả Arthur Schopenhauer

Arthur Schopenhauer

Sinh (1788 – 1860): là một nhà triết học duy tâm người Đức. Ông là một trong những nhà tư tưởng phương Tây thế hệ đầu chia sẻ nhiều điểm chung với triết học Ấn Độ, chẳng hạn như sự khổ tu, sự chối bỏ bản thân, và ý niệm cho rằng thế giới là sự phô chiếu ảo ảnh. Một số học giả coi các công trình triết học của ông là ví dụ điển hình của chủ nghĩa bi quan triết học. Lý thuyết siêu hình của ông chính là nền tảng cho các tác phẩm về đề tài tâm lý học, mỹ học, đạo đức học và chính trị học, Phật học những tác phẩm đã để lại tầm ảnh hưởng tới các danh nhân sau này như Friedrich Nietzsche, Wagner, Ludwig Wittgenstein, Sigmund Freud và nhiều người khác.

công cụ cộng sinh

công cụ cộng sinh

Công Cụ Cộng Sinh

Trong Công cụ cộng sinh, Illich lập luận rằng các xã hội hiện đại đã trở nên quá phụ thuộc vào các hệ thống thể chế và công nghệ hạn chế tự do cá nhân và cản trở sự phát triển thực sự của con người. Ông đặt ra thuật ngữ “cộng sinh” để mô tả một xã hội mà trong đó, các cá nhân có khả năng tương tác tự do và sáng tạo với nhau, cũng như với các công cụ và công nghệ của họ, để theo đuổi mục tiêu của riêng họ và phát huy hết tiềm năng của họ.

Một trong những luận điểm quan trọng của Illich là khái niệm “phản tác dụng”. Ông gợi ý rằng nhiều công nghệ và hệ thống, khi chúng vượt quá một ngưỡng nhất định, sẽ bắt đầu gây hại nhiều hơn là có lợi.

Illich đề xuất tư duy lại triệt để về giáo dục, ủng hộ các mạng lưới học tập trao quyền cho các cá nhân kiểm soát quá trình học tập của chính họ. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tập trong suốt cuộc đời và thúc đẩy ý tưởng rằng giáo dục nên là một nỗ lực tự do và tự định hướng.

Về lĩnh vực công nghệ, Illich ủng hộ các công cụ có thể truy cập, tùy chỉnh và trao quyền. Ông khuyến khích sự phát triển của các công nghệ thúc đẩy tính cộng sinh, cho phép các cá nhân sử dụng chúng theo những cách nâng cao quyền tự quyết cá nhân của họ và thúc đẩy xây dựng cộng đồng.

Mục lục:

Lời cảm ơn

Giới thiệu

Chương 1: Hai bước ngoặt

Chương 2: Tái thiết kế cộng sinh

Chương 3: Cán cân đa chiều

1. Suy thoái sinh học

2. Độc quyền triệt để

3. Lập trình quá mức

4. Phân cực

5. Sự lỗi thời

6. Sự thất chí

Chương 4: Hồi phục

1. Hóa giải sự thần thoại hóa đối với khoa học

2. Khám phá lại ngôn ngữ

3. Phục hồi quy cách pháp lý

Chương 5: Sự đảo ngược chính trị

1. Các huyền thoại và các đa số

2. Từ tan rã đến hỗn loạn

3. Cái nhìn thấu đáo về khủng hoảng

4. Thay đổi đột ngột

Về tác giả:

Ivan Illich (1926-2002) là một triết gia, nhà phê bình xã hội và linh mục Công giáo người Áo nổi tiếng với những ý tưởng khiêu khích và có ảnh hưởng về giáo dục, công nghệ và các thể chế xã hội. Ông sinh ra ở Vienna và sau đó du học ở Ý, nơi ông được thụ phong linh mục vào năm 1951. Illich giữ chức vụ tại nhiều trường đại học khác nhau, bao gồm Đại học Công giáo Puerto Rico và Đại học Bremen.

Illich là một nhà văn và nhà tư tưởng xuất sắc, người đã thách thức các giả định chính thống và đặt câu hỏi về vai trò của các thể chế và hệ thống trong việc định hình cuộc sống con người. Ông tin rằng nhiều tổ chức hiện đại, chẳng hạn như giáo dục, y tế và giao thông vận tải, đã đánh mất mục đích ban đầu của chúng, đó là phục vụ các cá nhân và cộng đồng.

Ý tưởng của Illich thường bị đánh giá là cực đoan và gây tranh cãi, nhưng chúng cũng truyền cảm hứng và ảnh hưởng đến nhiều nhà hoạt động, nhà giáo dục và học giả. Ông ủng hộ việc trao quyền cho các cá nhân, phân cấp quyền lực và nguồn lực, và tầm quan trọng của tính cộng sinh, một thuật ngữ mà ông đặt ra để mô tả một xã hội cho phép mọi người tương tác tự do và sáng tạo với nhau và các công cụ của họ. Ông tin vào giá trị của việc học tập suốt đời và khuyến khích các phương pháp giáo dục tự định hướng và có sự tham gia trực tiếp của người học.

Thông qua các tác phẩm viết, bài phát biểu và hoạt động của mình, Ivan Illich hướng đến hạnh phúc và tự do của con người. Hiện, ông vẫn là một nhân vật quan trọng trong lĩnh vực phê bình xã hội và những ý tưởng của ông tiếp tục truyền cảm hứng cho các cuộc thảo luận về các phương pháp thay thế cho giáo dục, công nghệ và tổ chức xã hội.

thực hành yoga hiện đại

thực hành yoga hiện đại

Thực Hành Yoga Hiện Đại

Nguồn gốc các tư thế và các xu hướng biến đổi

Cuốn sách là một phân tích chuyên sâu về sự phát triển của yoga hiện đại và sự biến đổi của nó so với nguồn gốc truyền thống. Singleton, một học giả về lịch sử yoga và là một chuyên gia trong lĩnh vực này, thách thức niềm tin phổ biến rằng yoga có một dòng dõi cổ xưa không bị gián đoạn. Thay vào đó, ông khám phá cách yoga đã được định hình bởi những ảnh hưởng lịch sử, văn hóa và xã hội.

Một khía cạnh quan trọng mà Singleton khám phá là tác động của chủ nghĩa thực dân đối với yoga. Ông xem xét yoga đã trải qua những thay đổi đáng kể như thế nào trong thời kỳ thuộc địa ở Ấn Độ, khi chịu ảnh hưởng bởi các ý tưởng, văn hóa thể chất và thể dục dụng cụ của người Anh. Sự pha trộn giữa các phương pháp tập luyện phương Đông và phương Tây này đã đặt nền móng cho các tư thế thể chất, thường được kết hợp với yoga hiện đại ngày nay. Ngoài ra, Singleton còn tìm hiểu về vai trò của chủ nghĩa dân tộc trong việc định hình yoga, dẫn đến sự quan tâm trở lại đối với yoga ở cả Ấn Độ và quốc tế.

Nghiên cứu của Singleton cung cấp những hiểu biết có giá trị về các thế lực lịch sử và văn hóa đã định hình việc thực hành yoga như ngày nay. Cuốn sách mời độc giả đánh giá lại sự hiểu biết của họ về nguồn gốc và sự tiến hóa của yoga, khuyến khích sự đánh giá sâu sắc hơn về sự phức tạp và đa dạng của môn tập luyện cổ xưa này trong thế giới hiện đại.

đạo tu yoga

đạo tu yoga

Đạo Tu Yoga

Đạo tu Yoga của Osho là một cách tiếp cận toàn diện và đa chiều để phát triển tâm linh và tự nhận thức. Cuốn sách kết hợp các nguyên tắc yoga truyền thống với những hiểu biết đương đại, mang đến một góc nhìn độc đáo về hành trình khám phá bản thân.

Trong cuốn sách, Osho giới thiệu với chúng ta về Patanjali, người sáng lập bộ môn Yoga cổ đại ở Ấn Độ, đưa chúng ta từng bước tiến nhập sự hiểu biết sâu sắc hơn về bản chất và nguồn gốc của Yoga. Osho giới thiệu và mở khóa những câu kinh cổ của Patanjali, cho thấy thông điệp cổ xưa này thực sự hiện đại như thế nào. Chúng ta đã sắp đạt được một cách rõ ràng những hiểu biết sâu sắc hơn về Yoga và vị trí của bộ môn này trong một thế giới đang không ngừng phát triển. Ngạc nhiên thay, hơn cả cơ thể, tâm trí mới là trọng tâm trong lời dạy của Patanjali. Ông nói: “Yoga là sự dừng lại của tâm trí.” và Osho khẳng định rằng: “Đây là định nghĩa về Yoga, định nghĩa đúng nhất. “

Đạo tu Yoga mời các cá nhân dấn thân vào hành trình khám phá bản thân, chuyển hóa nội tâm và sống có ý thức. Cuốn sách khuyến khích sự tích hợp của thiền định, nhận thức, tình yêu, niềm vui và sự sáng tạo trong mọi khía cạnh của cuộc sống, cuối cùng dẫn đến trạng thái mở rộng ý thức và tự nhận thức.

khí hậu - câu chuyện mới

khí hậu - câu chuyện mới

Khí Hậu - Câu Chuyện Mới

Trong Khí hậu: Câu chuyện mới, Eisenstein phê bình câu chuyện phổ biến về biến đổi khí hậu mà ở đó, người ta thường nhấn mạnh vào sự cần thiết của việc phải giảm phát thải khí nhà kính thông qua các giải pháp công nghệ và chính sách. Thay vào đó, Eisenstein lập luận rằng biến đổi khí hậu là triệu chứng của những vấn đề sâu sắc hơn trong xã hội và thế giới quan của chúng ta, và cần có một cách tiếp cận toàn diện hơn để giải quyết nó một cách hiệu quả.

Eisenstein gợi ý rằng cuộc khủng hoảng mà chúng ta phải đối mặt không chỉ là vấn đề môi trường mà còn là cuộc khủng hoảng về nhận thức và ý thức. Ông khám phá mối liên kết của nhiều vấn đề khác nhau như kinh tế, văn hóa và mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, đưa ra những hiểu biết sâu sắc về cách các yếu tố này góp phần gây ra biến đổi khí hậu. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận ra giá trị vốn có và mối liên kết với nhau của mọi sự sống và ủng hộ sự thay đổi trong ý thức tập thể của chúng ta hướng tới một thế giới quan sinh thái.

Thay vì chỉ tập trung vào việc giảm lượng khí thải carbon, Eisenstein cho rằng chúng ta cần thay đổi căn bản mối quan hệ của mình với thế giới tự nhiên và chuyển hướng sang các hoạt động tái tạo. Ông khuyến khích một sự thay đổi từ tư duy chi phối và bóc lột sang tư duy liên kết và hợp tác. Eisenstein tin rằng sự thay đổi trong nhận thức như vậy có thể dẫn đến các giải pháp sáng tạo và bền vững nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu đồng thời thúc đẩy phúc lợi xã hội và sinh thái.

Khí hậu: Một câu chuyện mới mời độc giả đặt câu hỏi về những câu chuyện phổ biến và khám phá những cách lí giải khác và biện pháp ứng phó với khủng hoảng khí hậu. Cuốn sách khuyến khích một cuộc trò chuyện rộng mở hơn và toàn diện hơn, xem xét tính liên kết của tất cả các khía cạnh trong cuộc sống, tìm kiếm các giải pháp vượt ra ngoài việc sửa chữa công nghệ và đón nhận một sự thay đổi mô hình và văn hóa sâu sắc hơn.

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU – Lạc trong Mê Cung

CHƯƠNG I: CUỘC KHỦNG HOẢNG CỦA SỰ TỒN TẠI

CHƯƠNG II: VƯỢT RA KHỎI CHỦ NGHĨA CƠ BẢN VỀ KHÍ HẬU

CHƯƠNG III: QUAN ĐIỂM VỀ KHÍ HẬU VÀ HƠN THẾ NỮA

CHƯƠNG IV: MÔ HÌNH CỦA NƯỚC

CHƯƠNG V: CARBON – TẦM NHÌN CỦA HỆ SINH THÁI

CHƯƠNG VI: MẶC CẢ VỚI QUỶ DỮ

CHƯƠNG VII: CÁCH MẠNG CHÍNH LÀ TÌNH YÊU

CHƯƠNG VIII: SỰ TÁI SINH

CHƯƠNG IX: NĂNG LƯỢNG, DÂN SỐ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN

CHƯƠNG X: TIỀN BẠC VÀ NỢ NẦN

CHƯƠNG XI: VẤN ĐỀ CỦA TRÁI TIM

CHƯƠNG XII: CẦU NỐI TỚI MỘT THẾ GIỚI SỐNG

thay vì giáo dục

thay vì giáo dục

Thay Vì Giáo Dục

THAY VÌ GIÁO DỤC - Cách giúp mọi người làm việc tốt hơn- John Holt

“Thay vì giáo dục” thách thức quan điểm cho rằng giáo dục phải được giới hạn trong các tổ chức cụ thể và phương pháp quy định. Cuốn sách khuyến khích người đọc đặt câu hỏi về các giả định và thực hành của giáo dục truyền thống và xem xét các con đường thay thế nhằm tôn vinh cá tính và khả năng học tập tự nhiên của trẻ em.

Holt đặt câu hỏi về tính hiệu quả của việc học chính thức trong thúc đẩy học tập thực sự và phát triển trí tuệ. Ông lập luận rằng cấu trúc cứng nhắc, chương trình giảng dạy tiêu chuẩn hóa, đề cao điểm số và bài kiểm tra có thể kìm hãm sự sáng tạo, óc tò mò và tư duy phản biện ở học sinh. Thay vào đó, ông gợi ý rằng trẻ em là những người học tự nhiên và phát triển mạnh trong môi trường cho phép chúng theo đuổi sở thích và đam mê của riêng mình.

Cuốn sách khám phá nhiều lựa chọn thay thế cho việc học truyền thống, chẳng hạn như giáo dục tại nhà, không đi học và học tập dựa vào cộng đồng. Holt ủng hộ cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm, trong đó trẻ em tích cực tham gia vào việc định hình trải nghiệm giáo dục của chúng. Holt cũng đề cập đến vai trò của cha mẹ và tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng mối quan hệ ủng hộ và tôn trọng với con cái. Ông nhấn mạnh sự cần thiết của việc phụ huynh tham gia tích cực vào quá trình học tập của con cái họ, đưa ra hướng dẫn và khuyến khích, đồng thời cho phép chúng tự do lựa chọn và học hỏi từ kinh nghiệm của mình

trường học kém thành tích

trường học kém thành tích

Trường Học Kém Thành Tích

Trường Học Kém Thành Tích - Sách kinh điển về sự phát triển ở trẻ em - John Holt

Cuốn sách là một tập hợp các bài tiểu luận và phản ánh của John Holt đi sâu vào những sai sót và thiếu thốn của hệ thống giáo dục truyền thống. Holt xem xét những lý do đằng sau thành tích kém ở trường học và thách thức những giả định phổ biến về trí thông minh, động lực và học tập.

Trong cuốn sách, Holt khám phá lí do cấu trúc cứng nhắc và chương trình giảng dạy tiêu chuẩn hóa của các trường học thường không đáp ứng được nhu cầu và sở thích đa dạng của học sinh. Ông chỉ trích việc quá chú trọng vào điểm số, bài kiểm tra và sự cạnh tranh, cho rằng những yếu tố này có thể cản trở việc học tập thực sự và không khuyến khích học sinh khám phá niềm đam mê và thế mạnh của chính mình.

Holt cũng đề cập đến tác động của các yếu tố xã hội trong môi trường học đường, chẳng hạn như áp lực từ bạn bè và nỗi sợ thất bại, đối với động lực và sự tham gia của học sinh. Ông gợi ý rằng một môi trường giáo dục mang tính nuôi dưỡng và hỗ trợ nhiều hơn, coi trọng tính cá nhân, sự sáng tạo và động lực nội tại, là điều cần thiết để giải quyết tình trạng kém hiệu quả.

học mọi lúc

học mọi lúc

Học Mọi Lúc

Học Mọi Lúc - Sách kinh điển về sự phát triển ở trẻ em - John Holt

Trong cuốn sách này, Holt trình bày ý tưởng rằng việc học không chỉ giới hạn trong môi trường giáo dục chính thức mà là một quá trình tự nhiên và liên tục diễn ra trong suốt cuộc đời. Ông thách thức quan niệm thông thường rằng việc học chỉ diễn ra trong các bức tường của lớp học và lập luận rằng trẻ em vốn tò mò và ham học hỏi. Ông tin rằng trường học truyền thống thường bóp nghẹt tình yêu học tập tự nhiên này bằng cách áp đặt các cấu trúc cứng nhắc, chương trình giảng dạy tiêu chuẩn hóa và tập trung vào điểm số và thành tích.

Theo Holt, học tập nên được xem như một quá trình tích cực và tự định hướng, trong đó các cá nhân theo đuổi kiến thức dựa trên sở thích và đam mê cá nhân của họ. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cho phép trẻ em tự do khám phá trí tò mò của bản thân và học hỏi thông qua trải nghiệm thực tế, vui chơi và tương tác thực tế. Đồng thời, Holt cũng khám phá vai trò của phụ huynh và các nhà giáo dục trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập. Ông khuyến khích người lớn trở thành người hướng dẫn và hỗ trợ thay vì chỉ là người hướng dẫn, cung cấp nguồn lực và cơ hội cho trẻ em theo đuổi sở thích của mình và tham gia vào các trải nghiệm học tập có ý nghĩa. Holt ủng hộ một môi trường học tập thúc đẩy quyền tự chủ, tư duy phản biện, tính sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề.

aristotle và lý tưởng giáo dục hy lạp cổ đại

aristotle và lý tưởng giáo dục hy lạp cổ đại

Aristotle Và Lý Tưởng Giáo Dục Hy Lạp Cổ Đại

Aristotle và Lý tưởng giáo dục Hy Lạp cổ đại - Thomas Davidson

Tác phẩm là công trình nghiên cứu của tác giả về các lý tưởng giáo dục trước, trong và sau thời kỳ của Aristotle, cho thấy những điều kiện xã hội trong lịch sử đã hình thành nên những lý thuyết giáo dục của từng thời đại như thế nào. Nhờ đó, người đọc có thể hiểu thêm về những gì trong quá khứ đã ảnh hưởng lên tư tưởng của Aristotle, cũng như những lý thuyết sau này chịu tác động như thế nào từ những tư tưởng của ông. Ba trụ cột trong triết học cổ đại cũng được nhắc tới và phân tích khá rõ ràng trên khía cạnh tư tưởng và lý thuyết giáo dục. Từ việc phân tích các đặc tính xã hội qua từng thời kỳ, ở từng thành bang, mối liên hệ giữa Nhà nước và thế chế đối với yêu cầu đặc ra cho giáo dục, tác giả đã chỉ ra những đặc điểm của những lý thuyết giáo dục nổi bật tương ứng với từng nhân vật tiêu biểu của từng thời kỳ. Nếu như những lý thuyết của Xenophon, Socrates hay Plato kéo con người ra khỏi thế giới tự nhiên và lịch sử, thì Aristotle lại hướng con người trở về với thế giới đó, biết bản thân mình thông qua tự nhiên, nỗ lực cố gắng vươn tới Toàn Thiện. Mặc dù lý thuyết của Aristole vẫn còn một số hạn chế như vẫn còn tồn tại sự phân chia tầng lớp và ít nhiều mang tính utopia bất biên như các lý tưởng của những người trước đó, nhưng những nguyên lý giáo dục mà ông đặt ra có giá trị cao và trường tồn với thời gian, đáng để những nhà lý thuyết giáo dục nghiên cứu và xem xét ở mọi thời kỳ, như mối tương quan giữa rèn luyện thân thể và đào tạo tâm trí, tầm quan trọng của việc thực hành trong học tập, tính nghiêm túc trong nghiên cứu và học tập ở bậc cao.

skandar và kẻ trộm kỳ lân

skandar và kẻ trộm kỳ lân

Skandar Và Kẻ Trộm Kỳ Lân

Giống như biết bao thiếu niên vừa tròn mười ba tuổi của Lục Địa, Skandar khao khát được đến Hải Đảo để tự mình ấp ra một con kỳ lân và được huấn luyện tại p.h.á.o đài Eyrie để trở thành một kỵ sĩ kỳ lân đầy pháp thuật. Cậu không bận tâm rằng kỳ lân là loài sinh vật cao quý nhưng cũng khát máu và thế giới của chúng không chỉ có phép màu mà còn biết bao hiểm nguy và âm mưu. Đúng lúc tưởng như mọi hy vọng đã tan vỡ thì một nhân vật bí ẩn bất ngờ xuất hiện và trao cho cậu cơ hội thực hiện hoài bão.

Bước chân vào một thế giới mới, Skandar và các bạn chưa kịp làm quen với những điều kỳ lạ thì đã khám phá ra âm mưu khủng khiếp của Thợ Dệt, kẻ luyện Nguyên Tố Chết. Và có phải sự hiện diện trái luật của Skandar ở Hải Đảo là một phần trong âm mưu ấy? Càng theo dấu những bí ẩn và tham gia sâu vào quá trình liên kết với kỳ lân, Skandar càng ngỡ ngàng trước quá nhiều bí mật xoay quanh thân thế của mình. Cậu có thật sự là cậu bé nhút nhát ở thị trấn Margate hay không? Kỳ lân liệu có giống như trong truyền thuyết mà mọi người hình dung?

Những bất ngờ cứ tiếp nối đến tận đoạn cuối trong hành trình đầu tiên của các kỵ sĩ kỳ lân và chúng ta nhận ra tác giả còn để ngỏ nhiều câu hỏi cho độc giả tiên đoán. Thành công của cuốn sách không chỉ là khả năng xây dựng nút thắt câu chuyện mà còn nằm ở những hình ảnh độc đáo đa nghĩa, gợi liên tưởng. “Skandar và Kẻ Trộm Kỳ Lân” đem đến một luồng gió mới cho bạn đọc yêu thích văn chương kỳ ảo. Một thế giới mới được xây dựng với những ý tưởng thú vị ẩn chứa nhiều thông điệp sẽ không chỉ là câu chuyện về những quái thú quyền năng, mà còn là câu chuyện về tình bạn, gia đình, về giáo dục nhân cách cho thanh thiếu niên, về sự hun đúc khát khao tìm ra bản thể của mình.

Về tác giả

A. F. Steadman có tên đầy đủ là Annabel Steadman, sinh năm 1992, lớn lên ở làng Chillenden thuộc hạt Kent, nước Anh. Năm bốn tuổi, cô mắc tiểu đường loại 1 và phải phẫu thuật thận khi lên chín tuổi.

Cô theo học trường King’s School tại Canterbury. Năm 13 tuổi, cô đã mơ ước trở thành nhà văn và có sáng tác đầu tiên viết về những tên cướp biển và gián điệp. Cùng năm đó, bố mẹ cô ly hôn và cô chỉ sống với mẹ. Trước khi đi chọn sự nghiệp sáng tác, cô đã học ngành luật và ngôn ngữ ở Cao đẳng Selwyn, thuộc đại học Cambridge và nhận bằng cử nhân về Viết Sáng Tạo ở Cambridge.

Năm 2020, cô ký hợp đồng loạt truyện giả tưởng về “những con kỳ lân khát máu” với công ty xuất bản Simon & Schuster. Cũng trong tuần đó, bản quyền làm phim của cuốn sách được hãng S.o.n.y Pictures mua lại.

Năm 2022, “Skandar và Kẻ Trộm Kỳ Lân” được ra mắt, là cuốn đầu tiên trong loạt sách về cậu bé Skandar, được độc giả nồng nhiệt đón nhận. Như dự định của tác giả, thế giới kỳ ảo của nhân vật Skandar và những con kỳ lân sẽ đến với bạn đọc qua năm cuốn sách, cuốn thứ hai của loạt truyện sẽ được ra mắt vào cuối tháng Tư năm 2023 với tựa đề “Skandar và Kỵ Sĩ Bóng Ma”.

từ phẫn nộ tới can đảm

từ phẫn nộ tới can đảm

Từ Phẫn Nộ Tới Can Đảm

Rút kinh nghiệm từ hàng thập kỷ liên kết các thế giới khác nhau mà trên thực tế chỉ là một thế giới: thế giới của những người giàu có (đã tạo ra chủ nghĩa nữ quyền của riêng họ, thường nhắm mắt làm ngơ sau lớp trần kính) và của người nghèo (nơi phụ nữ phải đối mặt với những thách thức rất khác nhau, từ thiếu nước và thực phẩm đến cái tử vong khi sinh con hoặc nạo phá thai do lựa chọn giới tính, chết trước khi sinh), cuốn sách TỪ PHẪN NỘ TỚI CAN ĐẢM – Tình trạng bất bình đẳng và thiếu lành mạnh đối với phụ nữ ở những quốc gia nghèo và cách họ hành động là một đóng góp to lớn của nhà hoạt động xã hội Anne Firth Murray cho phong trào bình đẳng giới, với cái nhìn về tình trạng bất bình đẳng tập trung vào xã hội và tình trạng sức khỏe của những phụ nữ nghèo nhất thế giới, một chủ đề bị bỏ quên trong văn học nữ quyền của thế giới giàu có, đồng thời, là câu chuyện truyền cảm hứng và đem lại hi vọng về sức mạnh và sự kiên cường của những người phụ nữ vô danh nhưng tiêu biểu đang đấu tranh để thay đổi cuộc sống của họ và xã hội của họ. Từ Châu Mỹ Latinh đến Châu Phi đến Hoa Kỳ, từ vùng chiến sự đến trại tị nạn, từ làng mạc đến khu ổ chuột, Murray đã liên kết kinh nghiệm cá nhân – những câu chuyện của những người phụ nữ thực phải đối mặt với các vấn đề rất thực — với các ràng buộc cấu trúc ít nhìn thấy hơn, nhiều điều trong đó bắt nguồn từ một nền kinh tế toàn cầu hóa và bất công — mà chúng phải vật lộn đấu tranh.

TỪ PHẪN NỘ TỚI CAN ĐẢM là tác phẩm đầy tính học thuật nhưng không chứa quá nhiều thuật ngữ phức tạp, về cách chuyển hóa sự phẫn nộ — một tình cảm cần thiết nhưng không ổn định — sang hành động bằng cách hỗ trợ các nhóm nhỏ phụ nữ hoạt động theo hướng phù hợp thực tiễn và quan trọng nhất. Cuốn sách này cho những ai muốn tìm hiểu về sự bất bình đẳng giới đang thực sự hiện hữu và cho những ai thực sự muốn làm gì đó để thay đổi điều ấy.

Từ Châu Mỹ Latinh đến Châu Phi đến Hoa Kỳ, từ vùng chiến sự đến trại tị nạn, từ làng mạc đến khu ổ chuột, Murray đã liên kết kinh nghiệm cá nhân – những câu chuyện của những người phụ nữ thực phải đối mặt với các vấn đề rất thực — với các ràng buộc cấu trúc ít nhìn thấy hơn, nhiều điều trong đó bắt nguồn từ một nền kinh tế toàn cầu hóa và bất công — mà chúng phải vật lộn đấu tranh.

TỪ PHẪN NỘ TỚI CAN ĐẢM là tác phẩm đầy tính học thuật nhưng không chứa quá nhiều thuật ngữ phức tạp, về cách chuyển hóa sự phẫn nộ — một tình cảm cần thiết nhưng không ổn định — sang hành động bằng cách hỗ trợ các nhóm nhỏ phụ nữ hoạt động theo hướng phù hợp thực tiễn và quan trọng nhất. Cuốn sách này cho những ai muốn tìm hiểu về sự bất bình đẳng giới đang thực sự hiện hữu và cho những ai thực sự muốn làm gì đó để thay đổi điều ấy.

chủ đề - τοπικά - tác phẩm triết học kinh điển

chủ đề - τοπικά - tác phẩm triết học kinh điển

Chủ Đề - Τοπικά - Tác Phẩm Triết Học Kinh Điển

“Chủ đề” của Aristotle là một tác phẩm triết học liên quan đến cách diễn tả hay biểu thái một sự vật và thiết lập hoặc loại bỏ một biểu thái. Cuốn sách bao gồm cách xử lý có hệ thống các phương pháp tìm lập luận cho các mệnh đề, vấn đề và được coi là một trong những đóng góp chính của Aristotle cho lĩnh vực logic học.

Nội dung của “Chủ đề” được chia thành thành tám quyển, mỗi quyển đề cập đến một khía cạnh khác nhau của lập luận. Aristotle thảo luận về nhiều loại lập luận khác nhau, bao gồm cả lập luận quy nạp và diễn dịch, cũng như các lỗi lập luận và ngụy biện thường thấy, từ đó hướng dẫn cách tránh rơi vào ngụy biện hay lập luận vòng quanh. Ông cũng thảo luận về khái niệm phổ quát, hoặc những phẩm tính được chia sẻ mà các đối tượng có và cách những phổ quát này có thể được sử dụng trong các lập luận.

Một trong những chủ đề chính của “Chủ đề” là ý tưởng rằng các lập luận nên dựa trên các nguyên tắc chung chi phối chủ đề cụ thể đang được thảo luận. Aristotle nhấn mạnh tầm quan trọng của việc biết đối tượng thích hợp cho một cuộc tranh luận và cách thu hút đối tượng đó một cách hiệu quả. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự rõ ràng và chính xác trong ngôn ngữ, cũng như tầm quan trọng của việc tìm kiếm sự cân bằng hợp lý giữa các nguyên tắc chung và các chi tiết cụ thể.

Nhìn chung, Chủ đề của Aristotle cung cấp một cách xử lý toàn diện về nghệ thuật lập luận, và vẫn là một tác phẩm quan trọng trong lịch sử triết học và logic phương Tây. Cùng với “Biện Luận”, “Chủ Đề” là bộ công cụ tư duy quan trọng đặc biệt trong biểu đạt thực tại bằng ngôn ngữ.

bàn về linh hồn - peri psychēs - tác phẩm triết học kinh điển

bàn về linh hồn - peri psychēs - tác phẩm triết học kinh điển

Bàn Về Linh Hồn - Peri Psychēs - Tác Phẩm Triết Học Kinh Điển

“Bàn Về Linh Hồn” của Aristotle luận giải sự quan hệ mật thiết giữa linh hồn và cơ thể, trái với quan niệm cho rằng linh hồn tách bạch với cơ thể hay linh hồn điều khiển cơ thể. Aristotle cho rằng linh hồn và vật chất có mối quan hệ tương quan với nhau, hay có thể nói là linh hồn sao thì vật chất vậy và ngược lại.

Aristotle thực hiện một sự phân loại các khía cạnh biểu hiện khác nhau của linh hồn bao gồm các giác quan, tâm trí, ý niệm, trí tuệ… và cách linh hồn tương tác với cuộc sống.

Chúng ta cũng phải cân nhắc tới việc liệu linh hồn có thể phân chia được, hay không thể chia tách thành các phần, và liệu nó có đồng nhất ở mọi nơi hay không, và nếu không đồng nhất, thì liệu các dạng thức của nó sẽ khác nhau một cách cụ thể, hay khác nhau ở dạng nguyên thể: cho tới nay những người đã và đang thảo luận và nghiên cứu linh hồn dường như giới hạn bản thân họ trong khuôn khổ linh hồn con người. Chúng ta phải cẩn thận để không bỏ qua câu hỏi liệu linh hồn có thể được định nghĩa trong một công thức duy nhất rõ ràng, như trường hợp của động vật, hay liệu chúng ta không được đưa ra một công thức riêng biệt cho từng thứ, như cách chúng ta làm với ngựa, chó, con người, thần thánh...

Quyển I, chương 1

Trước tiên chúng ta phải xem xét tới dinh dưỡng và sinh sản, vì linh hồn nuôi dưỡng (dưỡng hồn) được tìm thấy cùng với tất cả các dạng linh hồn khác và là năng lực khởi nguồn nhất của linh hồn được phân bố rộng rãi, thực tế cái gì có nó đều được nói là có sự sống. Dưỡng hồn tự bộc lộ qua các hoạt động sinh sản và sử dụng thức ăn - sinh sản, tôi nhắc đến, bởi bất kỳ sinh vật sống nào khi đạt đến ngưỡng tăng trưởng bình thường của nó mà không bị tổn hại, và những sinh vật mà cách thức sinh sản của chúng không phải là tự phát, hành động tự nhiên nhất là tạo ra một sinh vật giống chính nó, động vật tạo ra động vật, thực vật tạo ra thực vật, theo cách đó, chừng nào bản nhiên của nó cho phép, nó có thể trở nên bất diệt và linh thiêng. Đó là mục tiêu mà tất cả mọi thứ đấu tranh để giành lấy, vì bất kỳ mục đích gì chúng làm mà bản nhiên của chúng có thể thực hiện.

Quyển II, chương 4

biện luận - rhētorikḗ - tác phẩm triết học kinh điển

biện luận - rhētorikḗ - tác phẩm triết học kinh điển

Biện Luận - Rhētorikḗ - Tác Phẩm Triết Học Kinh Điển

Trước nay, chúng ta thường nhầm lẫn giữa “biện luận”, “hùng biện” và “diễn thuyết”… từ đó dẫn đến sự phân tích và đánh giá sai tính khả tín của các diễn ngôn và văn bản. Mặc dù “Biện Luận” của Aristotle là một tác phẩm quan trọng trong phương pháp tư duy và biểu đạt, nhưng sự nhầm lẫn giữa “biện luận” và “hùng biện” hay “diễn thuyết” đã khiến tác phẩm bị hiểu theo chiều hướng thuyết phục niềm tin của người nghe.

Trên thực tế “Biện Luận” của Aristotle là một công cụ tư duy để truy vấn các luận điểm và biểu đạt thực tại thông qua ngôn ngữ. “Biện Luận” cần thiết cho bất cứ ai hoạt động trong ngành khoa học thông tin, báo chí, truyền thông, nghiên cứu, pháp luật. Và mỗi sinh viên, dù ở ngành học hay cấp bậc nào, cũng cần biết cách “Biện Luận” để thực hiện các tiểu luận, luận văn, luận án nghiên cứu có giá trị. Cuốn sách đặc biệt hữu ích trang bị công cụ tư duy cho những ai không muốn bị thao túng tâm lý bởi các thuật ngụy biện thường thấy.

Cái đúng và cái gần đúng được nhận dạng theo cùng một cách, có thể hiểu là mọi người đều có một đặc tính bẩm sinh đầy đủ để hiểu đâu là đúng, và thường hướng đến chân lý. Bởi vậy hễ ai phán đoán đúng về sự thật thì cũng có thể phán đoán đúng về tính không chắc chắn.

Quyển I, chương 1

Biện luận hiệu quả bởi vạn sự đều đúng và chúng luôn có một chiều hướng tự nhiên để thắng thế trước cái đối lập của mình, cho nên nếu phán quyết của các thẩm phán không hợp lẽ thì việc thành bại lại nằm trong tay các nhà diễn thuyết và theo đó họ phải bị định tội. Hơn nữa, trước khi khán giả nào đó thậm chí còn chưa bị ám ảnh với tri kiến chính xác nhất thì cũng sẽ tùy tiện với những gì chúng ta nói để đưa ra lời buộc tội. Với các luận điểm dựa trên tri kiến ẩn chứa sự chỉ dẫn, vẫn có những người mà không ai có thể chỉ dẫn. Do đó, tại đây, chúng ta phải dùng các ý niệm mà ai cũng hiểu như thể đó là lối biện thuyết và lập luận của mình khi trình bày các Chủ đề trong thương thảo để luận giải trước công chúng.

Quyển I, chương 1

Như ta thấy, mỗi phần chính trong một bài diễn thuyết phải có mục đích rõ ràng. Xét mỗi trường hợp, chúng ta đã ghi chú và chấp nhận những quan điểm và đề xuất mà dựa vào đó ta có thể hình thành lên lập luận của mình - với chính trị, với tưởng thưởng, với cả diễn thuyết pháp lý. Chúng ta hơn nữa đã quyết định những phương tiện nào của tính cách đạo đức cần có để đầu tư vào bài nói. Bây giờ chúng ta tiến hành thảo luận các luận điểm chung cho tất cả các bài diễn thuyết. Tất cả các nhà diễn thuyết, bên cạnh khả năng lập luận chuyên biệt, thì cũng rất tiết chế khi sử dụng đề tài Khả thi và Bất khả, ví dụ; và cố gắng chỉ ra rằng một điều có thể xảy ra, hoặc sẽ xảy ra trong tương lai.

Quyển II, chương 18

kỹ thuật tuyên truyền trong thế chiến

kỹ thuật tuyên truyền trong thế chiến

Kỹ Thuật Tuyên Truyền Trong Thế Chiến

Cuốn sách được viết bởi nhà nghiên cứu chính trị người Mỹ Harold D. Lasswell, người đồng thời cũng là một nhà lý thuyết truyền thông hàng đầu của thế kỷ 20. Ông được xem là học giả tiên phong trong việc đưa ra quy trình phân tích nội dung truyền thông đại chúng.

Kỹ thuật tuyên truyền trong thế chiến của Harold D. Lasswell tập trung vào việc phân tích định lượng và định tính nội dung tuyên truyền được các bên sử dụng trong hai thế chiến. Từ đó, ông đưa ra một số kết luận nổi bật, giúp người đọc hiểu rõ hơn chính sách tuyên truyền ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống xuyên suốt thời chiến cũng như kết quả trực tiếp trên chiến trường như thế nào. Ngoài phân tích chuyên môn, Harold D. Lasswell còn sử dụng những phân tích liên ngành từ xã hội, lịch sử, tâm lý… nhằm lý giải cho sự ra đời cũng như thành bại của từng chính sách. Qua công trình nghiên cứu của Harold D. Lasswell, bạn đọc có thể tìm thấy những khuôn mẫu cũng như mô hình sơ khai sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành lên nền tảng truyền thông hiện đại.

Về tác giả

Tác giả Harold D. Lasswell từng có thời gian làm việc trong bộ phận Thử nghiệm Nghiên cứu Truyền thông Thời chiến tại Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, nắm giữ vị trí chủ tịch Hiệp hội Khoa học Chính trị Hoa Kỳ giảng dạy Luật tại Đại học Yale. Ông cũng là tác giả của mô hình truyền thông Lasswell.

vương quốc an nam và dân an nam - ký sự du hành của j. l. dutreuil de rhins

vương quốc an nam và dân an nam - ký sự du hành của j. l. dutreuil de rhins

Vương Quốc An Nam Và Dân An Nam - Ký Sự Du Hành Của J. L. Dutreuil De Rhins

Trong mắt thực dân, Việt Nam như thế nào?”

Những năm gần đây, các tác phẩm nghiên cứu, ký sự về Việt Nam của những học giả người Pháp vào nửa cuối thế kỷ 19 dần nhận được nhiều sự quan tâm hơn. Các nghiên cứu về lịch sử, tín ngưỡng, tập tục, giải mã tâm lí đã dần lấp đầy bức tranh ghép về đất nước và con người Việt Nam trong mắt thực dân. Cuốn ký sự du hành của nhà thám hiểm, nhà địa lý J. L. Dutreuil de Rhins – VƯƠNG QUỐC AN NAM VÀ CON NGƯỜI AN NAM sẽ là một mảnh ghép địa lý – khí hậu và một chút văn hóa – chính trị góp phần hoàn thiện bức tranh toàn cảnh ấy.

De Rhins đã khởi đầu sự nghiệp thám hiểm – địa lý của mình vào năm 1876 tại không đâu khác mà ở xứ An Nam, lúc này đã kí Hòa ước Giáp Tuất (1874) với Pháp. Cuốn ký sự ghi lại những điều tai nghe mắt thấy và cảm nhận mang tính cá nhân của tác giả trong 9 tháng làm nhiệm vụ cho nhà vua An Nam, và sau đó, chính nhờ chuyến hành trình được ghi chép trong đây, tác giả đã giúp người Pháp vẽ lại một tấm bản đồ mới về Đông Dương thuộc Pháp vào năm 1881. Với những quan sát và nhận xét tuy được nhìn qua lăng kính thực dân song vẫn có sự khách quan và chân thực nhất định của một nhà địa lý, cuốn sách là một tư liệu lịch sử có giá trị đáng để tham khảo.

Ý tưởng chính:

Đầu năm 1876, vua An Nam lúc bấy giờ là Tự Đức đã yêu cầu Pháp gửi năm thuyền trưởng điều khiển thuyến chiến người Pháp tặng An Nam, J. L. Dutreuil de Rhins, sau khi tốt nghiệp Học viện Hải quân và đã có vài năm kinh nghiệm đi biển đường dài, đã được Bộ trưởng Bộ Hải quân Pháp chọn cho nhiệm vụ này. Vương Quốc An Nam và Dân An Nam là cuốn ký sự được ông thực hiện với tư cách là một nhà địa lý, ghi lại những quan sát và sự kiện ông gặp được trong 9 tháng làm nhiệm vụ tại xứ xở phương Đông này. Với 16 chương về từng giai đoạn của chuyến hành trình, tác giả cho người đọc một cái nhìn khái quát về địa lý, khí hậu cũng như đời sống xã hội xứ An Nam, đặc biệt là các địa phương ven biển thời bấy giờ.

Về tác giả

J. L. Dutreuil de Rhins là nhà địa lý, nhà thám hiểm người Pháp sinh năm 1846 tại Lyon. Ông phục vụ cho Hải quân Pháp với cương vị là một thuyền trưởng đường dài trong các cuộc thám hiểm tại châu Phi, châu Á và Mỹ Latin, đồng thời nhận nhiệm vụ khảo sát và vẽ bản đồ. Năm 1894, trong chuyến thám hiểm Thượng Á, ông hy sinh trong một cuộc đụng độ với người bản địa tại Tây Tạng.

dữ kiện lấp lửng

dữ kiện lấp lửng

Dữ Kiện Lấp Lửng

Asa Wikforss là một triết gia người Thụy Điển, người đã viết rất nhiều về bản chất của sự thật và tri thức. Trong cuốn sách Dữ kiện lấp lửng – Bàn về tri thức và sự khước từ tri thức, bà đã xem xét khái niệm “dữ kiện lấp lửng” và tranh luận về cách giải thích thực tế về dữ kiện.

“Dữ kiện lấp lửng (alternative facts)” là một thuật ngữ đã trở nên nổi tiếng vào năm 2017, khi người phát ngôn của chính quyền Trump sử dụng nó để bảo vệ những tuyên bố sai sự thật của Tổng thống về quy mô đám đông tại lễ nhậm chức của ông. Thuật ngữ này đề cập đến ý tưởng rằng có thể có nhiều phiên bản sự thật có giá trị như nhau và mọi người được tự do lựa chọn tin vào phiên bản nào.

Wikforss bác bỏ ý kiến này, lập luận rằng sự thật không phải là vấn đề sở thích hay niềm tin cá nhân, mà dựa trên bằng chứng và xác minh thực nghiệm. Bà bảo vệ quan điểm thực tế về sự thật, cho rằng một niềm tin là đúng nếu nó phù hợp với những niềm tin khác của mọi người và có thành quả thực tế trong việc chỉ dẫn hành động và trải nghiệm của con người.

Theo Wikforss, sự gia tăng của “dữ kiện lấp lửng” là dấu hiệu của một sự thay đổi văn hóa lớn hơn khỏi ý niệm về sự thật khách quan và hướng tới một quan điểm kiến ​​thức mang nhiều tính tương đối hơn. Bà cho rằng sự thay đổi này là một mối nguy, vì nó làm suy yếu năng lực của các cá nhân và xã hội trong việc đưa ra các quyết định sáng suốt dựa trên thông tin chính xác.

Dữ kiện lấp lửng của Asa Wikforss là một phân tích sâu sắc và kịp thời về khái niệm “dữ kiện lấp lửng” và ý nghĩa của nó đối với nhận thức của chúng ta về sự thật và kiến thức. Cuốn sách cung cấp một sự bảo vệ thuyết phục về tầm quan trọng của lập luận dựa trên bằng chứng và một quan niệm mạnh mẽ về sự thật trong diễn ngôn đương đại.

Về tác giả

Åsa Wikforss có bằng tiến sĩ triết học tại Đại học Columbia, New York và là Giáo sư Triết học tại Đại học Stockholm. Bà có sự nghiệp là một học giả quốc tế, giảng dạy khắp thế giới và đã đăng nhiều bài báo rộng rãi trên các tạp chí nghiên cứu quốc tế. Bà là thành viên của Viện hàn lâm châu Âu, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia và gần đây đã được bầu làm thành viên của Viện Hàn lâm Thụy Điển. Với việc xuất bản cuốn sách nổi tiếng về hậu sự thật, bà nhanh chóng được công nhận là một trí thức của công chúng trong bối cảnh châu Âu rộng lớn hơn – với tư cách là một phụ nữ bảo vệ lý trí và sự thật trước những kẻ thù của tri thức.

thoát khỏi tuổi thơ

thoát khỏi tuổi thơ

Thoát Khỏi Tuổi Thơ

Thoát Khỏi Tuổi Thơ - Những nhu cầu và quyền của trẻ em - John Holt

Trong cuốn sách này, Holt gợi ý rằng trẻ em có khả năng xử lý nhiều trách nhiệm và quyền ra quyết định hơn mức xã hội thường cho phép chúng. Ông đặt câu hỏi về việc hạn chế quyền tự do của trẻ em và đối xử với chúng như những cá nhân chưa sẵn sàng để tự lập. Holt đề xuất rằng trẻ em nên được trao nhiều quyền tự quyết hơn trong việc định hình cuộc sống và đưa ra lựa chọn.

Ông đề cập đến cách xã hội đang hạn chế quyền tự do của trẻ em thông qua nhiều biện pháp khác nhau, chẳng hạn như giáo dục bắt buộc, phương pháp nuôi dạy nghiêm khắc của cha mẹ và những kỳ vọng của xã hội. Holt lập luận rằng những hạn chế này có thể cản trở sự phát triển của trẻ em và làm giảm sự tò mò tự nhiên cũng như niềm yêu thích học tập của chúng.

“Thoát khỏi tuổi thơ” khuyến khích người lớn đối xử với trẻ em như những cá nhân có năng lực, tôn trọng quan điểm của chúng và để chúng tham gia vào quá trình ra quyết định. Holt lập luận rằng bằng cách trao cho trẻ em nhiều quyền tự do và trách nhiệm hơn, chúng có thể học cách điều hướng thế giới hiệu quả hơn và phát triển sự tự tin cũng như kỹ năng tư duy phản biện.

cỗ máy thao túng

cỗ máy thao túng

Cỗ Máy Thao Túng

Cỗ máy thao túng: Mạng xã hội đã can thiệp vào cuộc sống của chúng ta như thế nào và chúng ta phải thích ứng ra sao

Bằng những ví dụ như trường hợp về cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 hay đại dịch COVID-19, Sinan Aral, giáo sư quản lý tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), đã chỉ ra rằng các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Twitter và Instagram đã trở thành một “cỗ máy thao túng” khuếch đại, truyền bá thông tin sai lệch, thuyết âm mưu và nội dung độc hại, được sử dụng để thao túng dư luận.

Trong cuốn sách, Aral cũng thảo luận về tác động kinh tế của mạng xã hội, lập luận rằng nó đã dẫn đến sự gia tăng của “những người có ảnh hưởng kỹ thuật số” và một kỷ nguyên tiếp thị mới ưu tiên nội dung thu hút sự chú ý hơn chất lượng hoặc độ chính xác. Ông cũng khám phá những cách mà mạng xã hội đã ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta, trích dẫn các nghiên cứu về mối liên hệ giữa việc sử dụng mạng xã hội với tỷ lệ trầm cảm, lo lắng và nghiện ngập gia tăng.

Tuy nhiên, bất chấp những tác động tiêu cực này, Aral vẫn lạc quan về tiềm năng truyền thông xã hội trở thành một lực lượng tốt. Ông lập luận rằng bằng cách hiểu các cơ chế cơ bản thúc đẩy sự lan truyền thông tin trên mạng xã hội, chúng ta có thể phát triển các chiến lược hiệu quả hơn để chống lại thông tin sai lệch và thúc đẩy thông tin chính xác.

“Cỗ máy thao túng” là một cuốn sách kịp thời và quan trọng, cung cấp một phân tích sắc thái về những cách thức phức tạp mà mạng xã hội đang biến đổi xã hội của chúng ta. Những hiểu biết sâu sắc và đề xuất của Aral dựa trên nghiên cứu nghiêm ngặt và cung cấp một lộ trình có giá trị về cách chúng ta có thể thích ứng với những thách thức do mạng xã hội đặt ra đồng thời khai thác tiềm năng thay đổi tích cực của nó.

Về tác giả

Sinan Aral là Giáo sư Quản lý, Tiếp thị, CNTT và Khoa học Dữ liệu của David Austin tại MIT; giám đốc Sáng kiến MIT về Kinh tế Kỹ thuật số; và Trưởng Phòng thí nghiệm phân tích xã hội của MIT. Ông là một doanh nhân và nhà đầu tư mạo hiểm tích cực, từng là nhà khoa học trưởng tại một số công ty khởi nghiệp; đồng sáng lập Manifest Capital, một quỹ VC phát triển các công ty khởi nghiệp thành Cỗ máy Hype; và hợp tác chặt chẽ với Facebook, Yahoo, Twitter, LinkedIn, Snapchat, WeChat và The New York Times, trong số các công ty khác. Ông hiện đang phục vụ trong ban cố vấn của Viện Alan Turing, Viện Khoa học Dữ liệu Quốc gia Anh ở London, Trung tâm Đổi mới và Công nghệ Truyền thông có trách nhiệm ở Na Uy và Ngân hàng C6, ngân hàng kỹ thuật số đầu tiên của Brazil.

bàn về người hùng, tín ngưỡng người hùng và tinh thần anh hùng

bàn về người hùng, tín ngưỡng người hùng và tinh thần anh hùng

Bàn Về Người Hùng, Tín Ngưỡng Người Hùng Và Tinh Thần Anh Hùng

Thomas Carlyle (1795–1881) là một trong những nhà tư tưởng lớn nhất của thời kỳ Victoria, đóng vai trò tiên phong trong việc định hình tư duy văn hóa và triết học của thế kỷ 19. Carlyle được biết đến không chỉ bởi phong cách văn xuôi sắc bén và hùng hồn, mà còn bởi những tư tưởng mang tính cách mạng về lịch sử, tôn giáo, và xã hội. Trong thế giới tư tưởng thời bấy giờ, Carlyle sánh vai cùng các tên tuổi như Ralph Waldo Emerson, người chịu ảnh hưởng sâu sắc từ ông, và Oscar Wilde, người dù mang phong cách đối lập nhưng vẫn không thể phủ nhận sức ảnh hưởng từ di sản tinh thần mà Carlyle để lại.

Carlyle thuộc nhóm những trí thức không ngừng đặt câu hỏi về những giá trị cốt lõi của thời đại mình. Trong khi Emerson ca ngợi sự tự cường và Wilde tôn vinh cái đẹp, Carlyle đi tìm bản chất của “vĩ đại” và “anh hùng,” những yếu tố ông cho là cốt lõi định hình lịch sử và văn minh nhân loại. Ông không chỉ là nhà văn hay nhà sử học; ông là một “nhà tiên tri” của thời đại, một người không ngừng kêu gọi nhân loại tái khẳng định giá trị của sự chân thành, trí tuệ, và lòng ngưỡng mộ.

Trong BÀN VỀ NGƯỜI HÙNG, TÍN NGƯỠNG NGƯỜI HÙNG VÀ TINH THẦN ANH HÙNG, Carlyle khám phá một ý tưởng đầy tham vọng: lịch sử loài người thực chất là câu chuyện về những vĩ nhân và sức ảnh hưởng của họ. Với Carlyle, các anh hùng không chỉ là những cá nhân vượt trội, mà còn là hiện thân của sức mạnh sáng tạo và những tư tưởng vĩ đại. Tác phẩm đưa độc giả qua sáu bài diễn thuyết, mỗi bài tập trung vào một hình mẫu anh hùng khác nhau: thần linh (Odin), ngôn sứ (Mohamed), nhà thơ (Dante, Shakespeare), nhà cải cách (Luther), văn sĩ (Johnson, Rousseau), và nhà lãnh đạo chính trị (Cromwell, Napoleon).

Carlyle cho rằng lòng ngưỡng mộ chân thành đối với các anh hùng là biểu hiện của tâm hồn cao quý và hơn thế nữa, là nền tảng của sự phát triển văn minh. Ông lập luận rằng, trong mọi thời đại, những người vĩ đại là ngọn đuốc dẫn đường, là tia sáng đốt cháy nhiên liệu của xã hội để thúc đẩy sự thay đổi và tiến bộ. Từ những tín ngưỡng nguyên thủy đến các tôn giáo lớn, từ thi ca đến chính trị, Carlyle chứng minh rằng mỗi lĩnh vực đều phản ánh sự cần thiết của nhân loại trong việc tôn vinh những hình mẫu phi thường./-strong/-heart:>:o:-((:-h Tác phẩm không chỉ dừng lại ở việc ca ngợi anh hùng mà còn là một lời kêu gọi cho thời đại của Carlyle, khi những giá trị cũ đang lung lay trước làn sóng của chủ nghĩa hoài nghi và công nghiệp hóa. Carlyle nhấn mạnh rằng, dù trong bất kỳ thời điểm nào, con người cần có lòng trung thành và sự tôn kính đối với những giá trị vĩ đại, bởi đó chính là nền tảng để xây dựng một thế giới bền vững và nhân văn.

Với ngôn ngữ giàu sức lay động và tầm nhìn sâu sắc, BÀN VỀ NGƯỜI HÙNG, TÍN NGƯỠNG NGƯỜI HÙNG VÀ TINH THẦN ANH HÙNG – một áng văn lịch sử và triết học vượt thời gian, thách thức độc giả đối mặt với những câu hỏi lớn lao về ý nghĩa của vĩ đại, sự ngưỡng mộ, và vai trò của con người trong dòng chảy bất tận của lịch sử.

MỤC LỤC

Diễn thuyết I: Anh hùng với tư cách thần linh. Odin. Ngoại giáo: Thần thoại Scandinavia

Diễn thuyết II: Anh hùng với tư cách bậc ngôn sứ. Mohamed:Islam

Diễn thuyết III: Anh hùng với tư cách nhà thơ. Dante: Shakespeare

Diễn thuyết IV: Anh hùng với tư cách linh mục. Luther; Cải cách: knox; chủ nghĩa Thanh giáo

Diễn thuyết V: Anh hùng với tư cách văn sĩ. Johnson, Rousseau, Burns

Diễn thuyết VI: Anh hùng với tư cách nhà vua. Cromwell, Napoleon: Chủ nghĩa cách mạng hiện đại

đắng cay và ngọt bùi

đắng cay và ngọt bùi

Đắng Cay Và Ngọt Bùi

Cuốn sách “Đắng Cay và Ngọt Bùi – Nông thôn Trung Quốc trong quá trình đô thị hóa và kinh tế thị trường” của tác giả Ellen Oxfeld tập trung vào vai trò của thực phẩm trong đời sống văn hóa và xã hội của người dân làng Nguyệt Ảnh Trì, một ngôi làng nông thôn ở phía đông nam Trung Quốc. Qua quá trình đô thị hóa và cải cách kinh tế, thực phẩm vẫn giữ vai trò trung tâm trong việc duy trì các mối quan hệ xã hội, biểu thị bản sắc văn hóa và phản ánh những thay đổi trong đời sống hàng ngày.

Tác phẩm đi sâu vào việc thực phẩm không chỉ là nhu cầu sinh tồn, mà còn là một hệ thống văn hóa phức tạp, được gắn với những giá trị gia đình, đạo đức, và căn tính cộng đồng. Tác giả cũng khám phá tác động của quá trình cải cách kinh tế đến đời sống nông dân và các mối quan hệ xã hội xung quanh việc sản xuất và tiêu thụ thực phẩm.

Qua những câu chuyện và trải nghiệm cá nhân với người dân Nguyệt Ảnh Trì, tác giả phác họa một bức tranh sống động về sự thay đổi trong các thói quen ăn uống, vai trò của thực phẩm trong việc xây dựng quan hệ xã hội, cũng như những thách thức mà cộng đồng nông thôn này phải đối mặt trong bối cảnh hiện đại hóa và toàn cầu hóa.

sinh lý học vị giác

sinh lý học vị giác

Sinh Lý Học Vị Giác

“Sinh Lý Học Vị Giác” của Jean Anthelme Brillat-Savarin là hành trình xuyên suốt các giác quan, lối sống và những triết lý sâu sắc về nghệ thuật ăn uống. Được coi là tác phẩm kinh điển đặt nền móng cho khoa học ẩm thực hiện đại, cuốn sách kết hợp sự hài hước, lối viết dí dỏm và phong cách sang trọng để mang lại cho người đọc trải nghiệm độc đáo về bản chất của vị giác và ẩm thực.

Điểm nổi bật trong “Sinh Lý Học Vị Giác” là cách tác giả đưa ra các châm ngôn bất hủ, như “Hãy nói cho ta biết ngươi ăn gì, ta sẽ nói cho ngươi biết ngươi là ai,” và “Phát hiện một món ăn mới mang lại nhiều hạnh phúc cho nhân loại hơn là phát hiện ra một ngôi sao.” Những câu nói này không chỉ nhấn mạnh sự trân trọng đối với việc thưởng thức món ăn mà còn phản ánh một cái nhìn triết học về lối sống và bản sắc cá nhân.

Trong từng chương, Brillat-Savarin sử dụng một lối tiếp cận tinh tế để phân tích vị giác và các giác quan, từ đó đào sâu vào cảm xúc và trải nghiệm con người. Ông đưa người đọc đi qua những suy ngẫm về các loại thức ăn, từ thịt đến rau củ, từ gia cầm đến các món đặc sản như nấm truffe và sô-cô-la. Bằng sự tinh tế của mình, ông lý giải mối liên hệ giữa vị giác và khứu giác, đồng thời chỉ ra những yếu tố tạo nên niềm vui khi thưởng thức ẩm thực – đó không chỉ là sự ngon miệng, mà còn là sự thăng hoa về tinh thần.

Một trong những điều làm nên nét độc đáo của cuốn sách là cách tác giả thể hiện ẩm thực như một dạng ngôn ngữ, nơi mà từng bữa ăn trở thành buổi trình diễn trên “sân khấu” của bàn ăn, nơi con người giao tiếp và thể hiện bản thân. Theo Brillat-Savarin, ẩm thực là cầu nối giúp con người gắn kết với nhau, là biểu hiện của nền văn hóa, và là cách con người tự do thể hiện sức mạnh và cá tính.

Cuốn sách cũng đi xa hơn khi đưa ra các quan điểm về sức khỏe, thói quen ăn uống và nghệ thuật sống. Brillat-Savarin khéo léo lồng ghép những câu chuyện, các giai thoại cá nhân và suy tư sâu sắc về bản chất con người, làm cho cuốn sách không chỉ là một hướng dẫn ẩm thực mà còn là bức tranh toàn cảnh về cuộc sống Pháp cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Ông đề cao sự quan trọng của “người sành ăn” – những người không chỉ biết ăn uống mà còn thấu hiểu và cảm nhận sâu sắc niềm vui từ từng món ăn, biến ẩm thực thành một loại nghệ thuật sống thực thụ.

“Sinh Lý Học Vị Giác” là tác phẩm kết hợp giữa tri thức và nghệ thuật, khai phá chiều sâu của ẩm thực không chỉ với tư cách là nhu cầu sinh lý, mà còn là phương tiện thể hiện tâm hồn, văn hóa và sự tao nhã của con người. Đây là cuốn sách gợi mở niềm đam mê ẩm thực và cảm giác thưởng thức trọn vẹn cuộc sống qua từng bữa ăn, một tác phẩm mà bất kỳ người yêu ẩm thực hay triết học nào cũng không nên bỏ qua.

nhạc đại chúng việt nam - chuyển đổi xã hội giữa hai miền nhớ quên

nhạc đại chúng việt nam - chuyển đổi xã hội giữa hai miền nhớ quên

Nhạc Đại Chúng Việt Nam - Chuyển Đổi Xã Hội Giữa Hai Miền Nhớ Quên

Cuốn sách “Nhạc Đại Chúng Việt Nam: Chuyển Đổi Xã Hội Giữa Hai Miền Nhớ Quên” của Dale A. Olsen là một nghiên cứu sâu sắc về sự phát triển của nhạc đại chúng Việt Nam trong bối cảnh xã hội, chính trị và văn hóa từ cuối thế kỷ 20 đến đầu thế kỷ 21.

Tác phẩm khám phá mối quan hệ phức tạp giữa âm nhạc và các chuyển đổi xã hội, từ ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa đến những thay đổi trong đời sống hàng ngày của người dân Việt Nam.

Thông qua việc phân tích các ngôi sao nhạc pop, các ban nhạc rock và pop, cũng như những sự kiện âm nhạc lớn và văn hóa karaoke, cuốn sách mang đến cái nhìn toàn diện và phong phú về vai trò của nhạc đại chúng trong việc phản ánh và định hình xã hội Việt Nam đương đại. Đây là một tài liệu quý giá cho những ai quan tâm đến âm nhạc, văn hóa và lịch sử Việt Nam.

Mục lục

Lời nói đầu

Lời cảm ơn

1. Mở Đầu

2. Bối Cảnh Văn Hóa Và Chính Trị Của Nhạc Đại Chúng Việt Nam

3. Các Ngôi Sao Nhạc Pop Việt Nam Và Con Đường Gập Ghềnh Đến Với Vị Thế Ngôi Sao

4. Các Ban Nhạc Rock, Pop-Rock, và Pop Việt Nam

5. Các Nhạc sĩ Việt Nam, các Vấn đề xã hội, và Sự thuyết phục của chính phủ

6. Những Địa Điểm Biểu Diễn Nhạc Đại Chúng (Hầu Hết Là) Live

7. Phổ Biến Nhạc Đại Chúng: Các Buổi Hòa Nhạc Pop và Rock, Các Liên Hoan, và Các Show

8. Phổ Biến Nhạc Đại Chúng: Các Sản Phẩm Ghi Âm và Ghi Hình

9. Karaoke ở Việt Nam: Địa Điểm, Lạc Thú, Chính Trị, và Lợi Nhuận

10. Tổng Kết: Chính Trị và Kinh Tế của Nhạc Đại Chúng ở Việt Nam

Ghi chú

Từ vựng

Danh mục sách tham khảo

Chỉ mục

Danh sách hình minh họa

cặp song sinh kỳ ảo - tiểu thuyết bộ ba: quyển vở lớn + chứng cứ + lời nói dối thứ ba

cặp song sinh kỳ ảo - tiểu thuyết bộ ba: quyển vở lớn + chứng cứ + lời nói dối thứ ba

Cặp Song Sinh Kỳ Ảo - Tiểu Thuyết Bộ Ba: Quyển Vở Lớn + Chứng Cứ + Lời Nói Dối Thứ Ba

Ágota Kristóf, nữ văn sĩ gốc Hungary, đã để lại dấu ấn khó phai trong văn học thế giới với những câu chuyện đầy ám ảnh về chiến tranh và con người. Sinh năm 1935 tại Hungary, Kristóf rời khỏi quê hương vào năm 1956 khi cuộc cách mạng Hungary bị đàn áp. Bà cùng gia đình chạy sang Thụy Sĩ, và từ đây, cuộc sống lưu vong đã trở thành nguồn cảm hứng sâu sắc cho văn chương của bà. Không viết bằng tiếng mẹ đẻ, Kristóf lựa chọn sáng tác bằng tiếng Pháp – một ngôn ngữ lưu vong, và qua ngôn ngữ này, bà đã khắc hoạ những nỗi đau và đấu tranh của con người dưới cái nhìn hiện thực tàn khốc. Chính sự lựa chọn đó đã giúp bà tạo nên những trang viết sắc bén và trần trụi.

Trong số những tác phẩm của Kristóf, bộ tiểu thuyết CẶP SONG SINH KỲ ẢO đã khẳng định vị thế của bà trên văn đàn quốc tế. Câu chuyện xoay quanh hai anh em song sinh bị bỏ rơi trong cuộc chiến, được gửi đến sống với người bà nghiêm khắc ở vùng quê. Từ đây, cuộc sống của họ biến thành một chuỗi những thử thách sinh tồn và những bài học khắc nghiệt để đối diện với thế giới tàn bạo. Kristóf đã dựng lên một bức tranh đầy ám ảnh về sự vô cảm và đấu tranh, nơi mà tình người trở nên xa lạ, và những bài tập của hai đứa trẻ là những hình thức tự hành hạ để rèn luyện cho sự cứng cỏi.

Giá trị của CẶP SONG SINH KỲ ẢO nằm ở khả năng khai thác tận cùng những góc khuất của bản chất con người. Với ngôn ngữ cô đọng, tinh giản đến sắc lạnh, Kristóf tạo nên một không gian nơi mà từng dòng chữ đều thấm đẫm nỗi đau và sự chịu đựng. Bà sử dụng phong cách văn chương hiện thực trần trụi nhưng thấm đẫm tính biểu tượng, phơi bày những xung đột nội tâm giữa sự sống và cái chết, tình yêu và lòng căm ghét. Bộ tiểu thuyết không chỉ kể về cuộc sống của hai đứa trẻ mà còn là một hành trình triết lý về sự tồn tại. Những cảnh đời trong tác phẩm khiến người đọc không khỏi trăn trở và day dứt.

CẶP SONG SINH KỲ ẢO không phải là một câu chuyện về sự can đảm hay lòng trắc ẩn; thay vào đó, nó đặt ra những câu hỏi về bản chất của nhân tính trong những tình huống tàn khốc nhất. Ágota Kristóf đã biến bộ ba tiểu thuyết của mình thành một kiệt tác, nơi mà ngôn từ trở nên sắc bén như lưỡi dao, và những khoảng lặng trong từng trang sách khiến ta tự hỏi: trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, con người sẽ trở thành ai?

nước pháp qua các thời đại

nước pháp qua các thời đại

Nước Pháp Qua Các Thời Đại

Nước Pháp, với bề dày lịch sử và văn hóa phong phú, luôn là điểm đến hấp dẫn trong mắt những người yêu thích khám phá quá khứ và nghệ thuật. Từ những ngày đầu của người Gaul cổ đại đến thời kỳ hoàng kim dưới sự trị vì của các vị vua như Clovis và Charlemagne, lịch sử Pháp là một câu chuyện đầy những cuộc chiến oanh liệt, sự chuyển mình mạnh mẽ và những nhân vật huyền thoại. Sức hấp dẫn của nước Pháp không chỉ nằm ở cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, mà còn ở những câu chuyện lịch sử hào hùng và các di sản văn hóa đa dạng đã định hình nên bản sắc quốc gia này.

Cuốn sách đặc biệt nhấn mạnh vào tinh thần kiên cường và lòng dũng cảm của người Pháp qua các thời kỳ, từ những trận chiến khốc liệt đến những cuộc cách mạng biến động. Những nhân vật lịch sử huyền thoại như Clovis, Charlemagne, và Louis XIV không chỉ là những cái tên trong sách vở, mà còn là những con người với câu chuyện và tính cách riêng biệt, tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho tác phẩm.

Không chỉ dừng lại ở lịch sử quân sự và chính trị, “Nước Pháp qua các thời đại” còn đưa người đọc khám phá những thay đổi văn hóa và xã hội sâu sắc. Sự lan rộng của Thiên Chúa giáo, với những vị thánh như Thánh Denis và Thánh Martin, đã góp phần định hình nền văn hóa Pháp qua các thời kỳ. Những công trình kiến trúc vĩ đại, các tác phẩm nghệ thuật và văn học cũng được mô tả một cách sinh động, làm nổi bật sự phát triển rực rỡ của nền văn minh Pháp. Marshall đã tài tình kết hợp yếu tố lịch sử và văn hóa, biến “Nước Pháp qua các thời đại” trở thành một cuốn sách không chỉ mang tính giáo dục cao mà còn đem đến trải nghiệm của một hành trình kỳ diệu qua thời gian, khám phá một trong những nền văn minh có sức lôi cuốn bậc nhất thế giới.

những đứa con của rồng

những đứa con của rồng

Những Đứa Con Của Rồng

“Những Đứa Con Của Rồng”là một tập du ký đặc sắc của Hữu Vi, ghi lại những trải nghiệm thực tế và sâu sắc của tác giả về cuộc sống và văn hóa của các dân tộc thiểu số ở vùng núi Nghệ An, đặc biệt là người Thái, Khơ Mú, và Mông. Qua những trang viết chân thực và đầy cảm xúc, Hữu Vi đưa người đọc vào một hành trình khám phá những nét đẹp văn hóa và những câu chuyện huyền thoại của các dân tộc này.

Cuốn sách bao gồm nhiều câu chuyện và ký sự về những nghi lễ, phong tục tập quán, và cuộc sống thường ngày của người dân. Từ lễ cúng rẫy, lễ tế trâu, đến những truyền thuyết về rồng và các vị anh hùng, Hữu Vi đã khéo léo tái hiện lại một cách sống động và chi tiết. Những câu chuyện như “Lấy vợ là lên chức ‘bố'”, “Ma nhà ở trong bếp”, “Lễ tế trâu”, và “Chuẩn bị làm lễ cúng rẫy” không chỉ là những ghi chép thực tế mà còn là những bức tranh văn hóa đầy màu sắc và cảm xúc.

Hữu Vi cũng không quên đưa vào những câu chuyện mang đậm tính huyền thoại và truyền thuyết, như “Những đứa con của rồng”, “Hình hài của rồng”, và “Huyền tích rồng sông Lam”. Những câu chuyện này giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về sự đa dạng và phong phú của văn hóa các dân tộc thiểu số, đồng thời hiểu thêm về những giá trị tinh thần và tín ngưỡng mà họ gìn giữ.

“Những Đứa Con Của Rồng” là một tác phẩm không chỉ giúp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Nghệ An, mà còn mở ra cho người đọc một cánh cửa đến với những thế giới văn hóa đa dạng và phong phú, nơi mà thiên nhiên và con người hòa quyện tạo nên những câu chuyện đẹp và đầy ý nghĩa.

ngắn dần đều

ngắn dần đều

Ngắn Dần Đều

Cuốn sách “Ngắn Dần Đều” của tác giả Hoàng Đăng Khoa là một tập hợp các tiểu luận mang tính nghiên cứu và phê bình văn học. Được xuất bản bởi Nhà xuất bản Đà Nẵng, cuốn sách này là sản phẩm hợp tác giữa tác giả và Book Hunter, thể hiện nỗ lực của Hoàng Đăng Khoa trong việc đi sâu vào những vấn đề cốt lõi của văn chương và nghệ thuật.

Nội dung của cuốn sách được chia thành nhiều chương, mỗi chương đều tập trung vào một khía cạnh khác nhau của văn học, từ nghệ thuật sáng tạo đến các vấn đề liên quan đến phê bình và tiếp nhận văn học. Chẳng hạn, các chương như “Nghệ thuật của cái nhìn”, “Người viết trẻ có đáng bị bắt bẻ?”, và “Thơ là hơi thở” khám phá những góc nhìn sâu sắc về cách thức nhìn nhận và thể hiện trong văn học, cũng như vai trò và trách nhiệm của nhà văn trong xã hội hiện đại.

Tác giả Hoàng Đăng Khoa không chỉ phê bình mà còn dẫn dắt người đọc qua những cuộc đối thoại với các triết gia, nhà văn nổi tiếng trên thế giới, từ Lão Tử, Nietzsche đến Murakami, Pamuk, và nhiều người khác. Qua đó, ông giúp người đọc hiểu rõ hơn về những triết lý và tư duy đứng sau mỗi tác phẩm văn học.

Với giọng văn thuyết phục và những lập luận chắc chắn, “Ngắn Dần Đều” không chỉ là một tác phẩm phê bình văn học mà còn là một công trình nghiên cứu sâu rộng về văn hóa và nghệ thuật, hướng đến việc nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về văn học đương đại của người đọc.

Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

Liên Hệ