hai đứa trẻ (tái bản 2024)

hai đứa trẻ (tái bản 2024)

Hai Đứa Trẻ

Cuốn sách tập hợp những truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Thạch Lam: Nắng trong vườn, Gió lạnh đầu mùa, Tiếng chim kêu, Đứa con đầu lòng, Bắt đầu, Nhà mẹ Lê, Một cơn giận, Hai đứa trẻ, Đứa con, Trong bóng tối buổi chiều, Cuốn sách bỏ quên, Dưới bóng hoàng lan,...

"Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thể giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn."

(Thạch Lam)

"Những cơn gió mạnh của đồng nội, mùi thơm mát của hoa cỏ và vẻ rộng rãi của khoảng trời mấy chiếm cả linh hồn tôi. Những cuộc đi chơi lâu trong các vườn chè nương sắn, hay trên sườn đồi làm cho người tôi bồng bột, hoạt độnghơn lên. Những lúc ấy, tôi muốn có một người con gái đi bên cạnh, để chia sẻ bao nhiêu cảm giác say sưa ấy.

Nhưng tôi còn ham muốn những cái thú mà một cô thiếu nữ không đem đến được. Tôi còn thích ngắm cảnh rừng đồi, thích vượt qua những nơi cỏ và lau sậy sắc làm sây sát cả chân tay. Những buổi trưa nắng, tôi tìm chỗ có bóng mát, phanh áo nằm trên cỏ thiu thiu ngủ..."

(Trích Nắng trong vườn)

gió đầu mùa và hà nội băm sáu phố phường - ấn bản giới hạn - bìa da

gió đầu mùa và hà nội băm sáu phố phường - ấn bản giới hạn - bìa da

Ấn Bản Giới Hạn - Gió Đầu Mùa Và Hà Nội Băm Sáu Phố Phường

Trong cuốn sách này, Đông A và Nhà xuất bản Văn học giới thiệu đến bạn đọc hai tác phẩm ở giai đoạn đầu và cuối sự nghiệp sáng tác ngắn ngủi mà tài hoa của Thạch Lam: Tập truyện ngắn Gió đầu mùa và tùy bút Hà-nội băm sáu phố phường. Phần văn bản của tập truyện ngắn Gió đầu mùa được thực hiện theo bản in lần đầu năm 1937 của nhà xuất bản Đời Nay, với Lời tựa do nhà văn Khái Hưng viết. Còn phần văn bản của tùy bút Hà-nội băm sáu phố phường được thực hiện theo bản in đầu tiên năm 1943 của nhà xuất bản Đời Nay, cũng do Khái Hưng viết Lời tựa. Hy vọng rằng, nỗ lực truy nguyên tác phẩm của người làm sách có thể đem lại chút cảm xúc kết nối giữa người đọc với những sáng tác từ gần một thế kỷ trước.

Các minh họa trong ấn phẩm được thực hiện bởi họa sĩ Đào Hải Phong – người đã xây dựng một phong cách riêng khó lẫn trong hội họa Việt Nam đương đại. Hà Nội hiện ra trong tranh Đào Hải Phong vừa quen thuộc vừa mới lạ, kiêu hãnh thâm trầm nhưng cũng đầy sinh khí. Minh họa của họa sĩ đồng điệu với văn chương Thạch Lam ở nét thanh lịch dịu dàng và tình yêu chân thành, tha thiết dành cho cảnh vật, con người, những giá trị đẹp đẽ và cao quý.

ngày mới

ngày mới

Ngày Mới

Nhà văn Thạch Lam (1910-1942) là một cây bút chính trong nhóm Tự Lực văn đoàn với quan niệm "Văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn". Qua những sáng tác văn chương của Thạch Lam, ta cảm nhận được một tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn và nhân ái của nhà văn. Đọc những áng văn giản dị và nhẹ nhàng; hiện thực đan xen lãng mạn của Thạch lam, người ta luôn thấy len lỏi những tia nắng của hy vọng, tình yêu thương và sự sống. Thế nên Nguyễn Tuân cũng nói: “Ngày nay đọc lại Thạch lam, vẫn thấy đầy đủ cái dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học.”

Ngày Mới là một trong những tiểu thuyết nổi bật của Thạch Lam, được viết vào năm 1939. Truyện kể về nhân vật chính là Trường, một chàng trai nghèo vừa thi đỗ bằng thành chung. Trường từ chối sự sắp đặt hôn nhân của mẹ để kết hôn với Trinh - người con gái anh yêu, tuy nhiên Trường không ngờ cuộc sống sau hôn nhân đã đẩy anh vào nhiều áp lực. Ngày mới mang lại cái nhìn về cuộc sống của một gia đình, ở đó ta thấy những nỗi lo về cơm áo gạo tiền và tương lai nhưng họ vẫn luôn hy vọng vào một ngày mai tốt đẹp hơn.

“Một lần nữa, Trường thấy rõ rệt sự thi đỗ của chàng sẽ có một kết quả tốt cho cái đời sống chung của gia đình chàng. Đó là cái hy vọng độc nhất của những nhà nghèo như nhà chàng để bước lên được một địa vị cao hơn. Mẹ chàng đã để vào đấy bao nhiêu điều mong ước! Lúc chàng nộp giấy má để thi, mẹ chàng không ngần ngại mở cái tráp con, lấy ra năm tờ giấy bạc mới nguyên đưa cho; sự tin cậy ấy Trường thấy ân cần và thấm thía, bởi vì vốn nghèo nên chàng đã hiểu biết giá trị của đồng tiền.”

(Trích Ngày Mới)

hai đứa trẻ

hai đứa trẻ

Hai Đứa Trẻ

Nhà văn Thạch Lam (1910-1942) là một cây bút chính trong nhóm Tự Lực văn đoàn với quan niệm "Văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn". Qua những sáng tác văn chương của Thạch Lam, ta cảm nhận được một tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn và nhân ái của nhà văn. Đọc những áng văn giản dị và nhẹ nhàng; hiện thực đan xen lãng mạn của Thạch lam người ta luôn thấy len lỏi những tia nắng của hy vọng, tình yêu thương và sự sống. Thế nên Nguyễn Tuân cũng nói: “Ngày nay đọc lại Thạch lam, vẫn thấy đầy đủ cái dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học.”

Hai Đứa Trẻ là tập truyện gồm 15 truyện ngắn với những tựa như Hai đứa trẻ, Dưới bóng hoàng lan, Cô hàng xén, Đứa con đầu lòng, Sợi tóc, Cuốn sách bỏ quên, Nhà mẹ Lê, Đứa con, Trở về, Một cơn giận, Đói, Người đầm, Hai lần chết, Một đời người và Trước Tết, Tết và sau Tết. Những truyện ngắn chủ yếu viết về cuộc sống thường nhật và thế giới nội tâm của những thân phận nhỏ bé, bình thường ở thành thị và nông thôn.

“Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sang hơn. Nhưng họ ở Hà Nội về. Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn các vầng sáng ngọn đèn của chị Tý và ánh lửa của bác Siêu.”

(Trích Hai Đứa Trẻ)

danh tác việt nam - gió lạnh đầu mùa

danh tác việt nam - gió lạnh đầu mùa

Danh Tác Việt Nam - Gió Lạnh Đầu Mùa

Nhà văn Thạch Lam (1910-1942) là một cây bút chính trong nhóm Tự Lực văn đoàn với quan niệm "Văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn". Qua những sáng tác văn chương của Thạch Lam, ta cảm nhận được một tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn và nhân ái của nhà văn. Đọc những áng văn giản dị và nhẹ nhàng; hiện thực đan xen lãng mạn của Thạch lam, người ta luôn thấy len lỏi những tia nắng của hy vọng, tình yêu thương và sự sống. Thế nên Nguyễn Tuân cũng nói: “Ngày nay đọc lại Thạch lam, vẫn thấy đầy đủ cái dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học.”

“Gió lạnh đầu mùa” là tập truyện ngắn với những tác phẩm Gió lạnh đầu mùa, Tình xưa, Đêm trắng sáng, Nắng trong vườn, Tối ba mươi, Buổi sớm, Tiếng chim kêu, Người bạn trẻ, Cái chân què, Người lính cũ, Người bạn cũ, Trong bóng tối buổi chiều, Hà Nội ban đêm, Nghe hát quan họ một đêm ở Lũng Giang, Trẻ con lấy vợ.

“Nhưng Hậu bây giờ đã có chồng rồi. Khi tôi quay lại nhìn chồng nàng, tôi thấy rõ cái lãnh đạm của người đàn ông ấy, bên cái vẻ đẹp lộng lẫy đáng yêu của Hậu. Nàng có sung sướng không? Nàng có nhớ đến tôi không? Ngậm ngùi, tôi nghĩ đến cuộc ái ân ngắn ngủi của Hậu với tôi trong mấy tháng hè; cái tình yêu ấy biết đâu không còn để lại trong lòng một vẻ rực rỡ như ánh nắng trong vườn.”

(Trích Nắng trong vườn)

danh tác việt nam - gió lạnh đầu mùa (tái bản 2023)

danh tác việt nam - gió lạnh đầu mùa (tái bản 2023)

Danh Tác Việt Nam - Gió Lạnh Đầu Mùa

Gió lạnh đầu mùa tập hợp toàn bộ những tác phẩm trong tập truyện ngắn Gió đầu mùa của nhà văn Thạch Lam, cuốn sách bao gồm các truyện: Đứa con đầu lòng, Nhà mẹ Lê, Trở về…Trong những truyện ngắn của ông người ta thấm thía nỗi khổ đau, bất hạnh, hoàn cảnh éo le của những con người nghèo khổ vừa cảm nhận sâu sắc tình người ấm nồng, cao quý, thiêng liêng.

Khi giới thiệu về tập truyện ngắn Gió đầu mùa, Thạch Lam viết rằng: "Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn".

Quả thực Thạch Lam đã rất trung thành với triết lý viết văn này và từng trang truyện của ông đều hướng về lớp người lao động bần cùng trong những khung cảnh ảm đạm, heo hút. Một mẹ Lê góa bụa, nghèo khổ phải nuôi một đàn con đông đúc, một bác Dư làm phu xe ở phố hàng Bột, cô Tâm hàng xén trong buổi hoàng hôn... Thạch Lam không gắn nhân vật với những sự kiện bi thảm hóa hoàn cảnh của họ nhưng cũng không khoác lên họ "một thứ ánh trăng lừa dối". Chính vì vậy, tác phẩm của Thạch Lam giữ được chất hiện thực nhưng không quá bi kịch như Lão Hạc, Chí Phèo... của Nam Cao.

tuyển tập thạch lam (2023)

tuyển tập thạch lam (2023)

"... Lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc. Dưới cái hình thức không những thoát khỏi khuôn sáo cũ của cách hành văn đương thời mà lại có rất nhiều đức tính sáng tạo ấy, văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đời. Thạch Lam có những nhận xét tinh tế về cuộc sống hàng ngày. Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với những con người ở tầng lớp dân nghèo thành thị và thôn quê. Thạch Lam là một nhà văn quý mến cuộc sống, trân trọng sự sống của những người xung quanh. Ngày nay đọc lại Thạch Lam, vẫn thấy đầy đủ cái dư vị và nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất NXB Văn Học..."

(Nhà văn Nguyễn Tuân)
Trong NXB Văn Học Việt Nam trước cách mạng 1945, Thạch Lam là một trong số những nhà văn được nhiều cảm tình của người đọc. Những tác phẩm như:"Hai đứa trẻ", "Gió lạnh đầu mùa", "Nhà mẹ Lê", "Dưới bóng hoàng lan" hay "Hà Nội băm sáu phố phường"... đã để lại nhiều dấu ấn khó quên trong biết bao độc giả bởi "nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đời"
"Tuyển tập Thạch Lam” xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Thạch Lam: Hà Nội băm sáu phố phường, Qùa Hà Nội, Trẻ con lấy vợ; Theo giòng; Hà Nội ban đêm; Những biển hàng; Người ta viết chữ Tây; Hai đứa trẻ; Dưới bóng hoàng lan; Nhà mẹ Lê; Gió lạnh đầu mùa; Sợi tóc; Hai lần chết...

việt nam danh tác - ngày mới

việt nam danh tác - ngày mới

“THI ĐỖ, RỒI ĐI LÀM CÔNG SỞ, đó là mục đích của cả một đời. Nhưng bây giờ Trường mới rõ cái nhỏ mọn của điều mong ước ấy. Sự sống đã cho chàng bao nhiêu bài học hay. Trường không băn khoăn vì cảnh nghèo của mình nữa. Chàng không ganh ghét với những người sang trọng, giàu có hơn chàng, - Trường nghĩ đến Quang, đến người bạn học cũ ở nhà quê, - và tự thấy mình giàu hơn họ nhiều, giàu hơn họ nhiều, giàu những tính tình tốt đẹp, những ý nghĩ đằm thắm mà những người chỉ biết đến mình không bao giờ có được.”

THẠCH LAM (1910-1942)

Khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi lại là Nguyễn Tường Lân, thuở nhỏ chủ yếu sống ở quê ngoại tại Cẩm Giàng, Hải Dương, nguyên quán ở làng Cẩm Phô, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam). Ông là nhà văn nổi tiếng thuộc nhóm Tự Lực văn đoàn và cũng là em ruột của hai nhà văn khác trong nhóm: Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam) và Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long).

MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA THẠCH LAM:

Gió đầu mùa (tập truyện ngắn, 1937)

Nắng trong vườn (tập truyện ngắn, 1938)

Ngày mới (truyện dài, 1939)

Sợi tóc (tập truyện ngắn, 1942)

Hà Nội băm sáu phố phường (bút ký, 1943)

gió đầu mùa & hà nội băm sáu phố phường

gió đầu mùa & hà nội băm sáu phố phường

Gió Đầu Mùa & Hà Nội Băm Sáu Phố Phường

Không mộng mơ lãng đãng như Nhất Linh, Khái Hưng, không dữ dội giằng xé như Nam Cao, Ngô Tất Tố, không chua chát giễu đời như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng… Thạch Lam đã rẽ một lối rất riêng trong văn chương, qua mọi nẻo trần ai và để lại dấu ấn tuy nhỏ nhẹ, thanh lịch, nhưng không vì thế mà thiếu đi sự thâm trầm, sâu sắc.

Trong cuốn sách này, Đông A và Nhà xuất bản Văn học giới thiệu đến bạn đọc hai tác phẩm ở giai đoạn đầu và cuối sự nghiệp sáng tác ngắn ngủi mà tài hoa của Thạch Lam: Tập truyện ngắn Gió đầu mùa và tùy bút Hà-nội băm sáu phố phường. Phần văn bản của tập truyện ngắn Gió đầu mùa được thực hiện theo bản in lần đầu năm 1937 của nhà xuất bản Đời Nay, với Lời tựa do nhà văn Khái Hưng viết. Còn phần văn bản của tùy bút Hà-nội băm sáu phố phường được thực hiện theo bản in đầu tiên năm 1943 của nhà xuất bản Đời Nay, cũng do Khái Hưng viết Lời tựa. Hy vọng rằng, nỗ lực truy nguyên tác phẩm của người làm sách có thể đem lại chút cảm xúc kết nối giữa người đọc với những sáng tác từ gần một thế kỷ trước.

Các minh họa trong ấn phẩm được thực hiện bởi họa sĩ Đào Hải Phong – người đã xây dựng một phong cách riêng khó lẫn trong hội họa Việt Nam đương đại. Hà Nội hiện ra trong tranh Đào Hải Phong vừa quen thuộc vừa mới lạ, kiêu hãnh thâm trầm nhưng cũng đầy sinh khí. Minh họa của họa sĩ đồng điệu với văn chương Thạch Lam ở nét thanh lịch dịu dàng và tình yêu chân thành, tha thiết dành cho cảnh vật, con người, những giá trị đẹp đẽ và cao quý.

Mong rằng tập sách nhỏ này sẽ chạm đến cảm xúc của bạn, không những giúp bạn mường tượng rõ hơn về chân dung văn học của một trong những tác giả nổi bật nhất trên văn đàn Việt Nam thế kỷ XX, mà còn khơi tỏ thêm tình yêu quê hương, đất nước, con người, như cái cách mà những người nghệ sĩ đã yêu.

GIỚI THIỆU TÁC GIẢ:

Thạch Lam (1910 - 1942) tên thật là Nguyễn Tường Vinh, là nhà văn Việt Nam nổi tiếng thời tiền chiến. Trong 32 năm tại thế ngắn ngủi, Thạch Lam đã lưu lại dấu ấn không thể phai mờ trên văn đàn. Sau khi đỗ Tú tài phần thứ nhất, Thạch Lam thôi học, bắt đầu làm báo và trở thành thành viên chủ chốt của nhóm Tự lực văn đoàn, bên cạnh hai người anh trai là nhà văn Nhất Linh và Hoàng Đạo. Ban đầu, Thạch Lam phụ trách biên tập cho hai tờ báo Phong hóa và Ngày nay của văn đoàn, về sau trở thành chủ bút của tờ Ngày nay. Cuối thập niên 1930, Thạch Lam ra mắt các tập truyện ngắn Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), và truyện dài Ngày mới (1939). Văn phong Thạch Lam nổi bật với những câu chữ dịu dàng, tình cảm, thâm trầm và sâu sắc. Ngòi bút Thạch Lam hướng đến những phận đời đau khổ trong xã hội, đặc biệt là những nỗi đau về mặt tinh thần của người trí thức trong xã hội Việt Nam trước năm 1945. Ngoài sở trường truyện ngắn, Thạch Lam còn viết bình luận văn học với tập Theo giòng (1941). Tùy bút Hà-nội băm sáu phố phường của Thạch Lam được nhà xuất bản Đời Nay in năm 1943, một năm sau khi tác giả mất vì căn bệnh lao phổi.

MỘT SỐ NHẬN XÉT:

“Ngay trong tác phẩm đầu tay [Gió đầu mùa], người ta đã thấy Thạch Lam đứng vào một phái riêng... Ông có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp... Phải là người giàu tình cảm lắm mới viết được như vậy.” - Nhà văn Vũ Ngọc Phan

“Cuốn Hà Nội băm sáu phố phường có phong vị đậm đà của quê hương xứ sở, lại rất gợi cảm. Văn Thạch Lam nhẹ nhàng, giàu chất thơ, sâu sắc, thâm trầm, thường để lại một ấn tượng ngậm ngùi, thương xót.” - Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam

“Lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc… Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và tầng trải về sự đời.” - Nhà văn Nguyễn Tuân

“Thạch Lam yêu sự sống hơn bất kỳ ai. Anh quý từ cốc nước chè tươi nóng, trang trọng đưa lên miệng uống một cách gần như thành kính... như thể cảm ơn trời đất đã cho mình sống để thưởng thức ngon lành như vậy... Anh là một người độc đáo có tài lại khiêm nhường, người nhỏ mà nhân cách lớn...” - Nhà văn Vũ Bằng.

hà nội 36 phố phường (tái bản)

hà nội 36 phố phường (tái bản)

ĐÔI NÉT TIỂU SỬ

Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường Lân. Ngoài tên Thạch Lam, ông còn có bút danh khác như Việt Sinh, Thiện Sỹ.

Thạch Lam sinh ngày 7-7-1910, mất ngày 23-6-1942. Quê nội ông ở làng Cẩm Phô, Hội An, Quảng Nam; quê ngoại: phố huyện Cẩm Giàng, Hải Dương. Ông là em ruột của nhà văn Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam) và Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long). Thuở nhỏ ông sống với gia đình ở quê ngoại, sau đó theo cha chuyển đến Tân Đệ, Thái Bình. Lớn lên ông ra Hà Nội, học trường Canh nông, trường Albert Sarraut, đỗ tú tài phần thứ nhất rồi ra làm báo.

Thạch Lam bắt đầu hoạt động NXB Văn Học từ năm 1936, là thành viên quan trọng của nhóm Tự lực văn đoàn. Ông tham gia biên tập các báo Phong hóa, Ngày nay. Thạch Lam sáng tác nhiều thể loại NXB Văn Học khác nhau như truyện ngắn, tiểu thuyết, bút ký,tiểu luận, hầu như tất cả đều được đăng báo trước khi in thành sách.

Tác phẩm chính:

- Gió đầu mùa (tập truyện ngắn) - Nxb. Đời nay, Hà Nội, 1937.

- Nắng trong vườn (tập truyện ngắn) - Nxb. Đời nay, Hà Nội, 1938.

- Ngày mới (tiểu thuyết) - Nxb. Đời nay, Hà Nội, 1939.

- Theo giòng (tập tiểu luận) - Nxb. Đời nay, Hà Nội, 1941.

- Sợi tóc (tập truyện ngắn) - Nxb. Đời nay, Hà Nội, 1942.

- Hà Nội 36 phố phường (tập ký) - Nxb. Đời nay, Hà Nội, 1943.

Ngoài ra ông còn hai truyện viết cho thiếu nhi: Quyển sách và Hạt ngọc in trong Tủ sách hồng, 1940 và một số bài phóng sự, bút ký như Hà Nội ban đêm (in báo Phong hóa số 44, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 59-1933); Trẻ con lấy vợ (in báo Phong hóa số 27, tháng 12-1932); Trước Tết, Tết và sau Tết (in báo Phong hóa số 31, tháng 1-1933); Nghe hát quan họ một đêm ở Lũng Giang (in báo Phong hóa, 1934).

Hà Nội 36 phố phường (Bút ký)

Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Tàu có Thượng Hải... Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu... Ta phải nghe người Pháp nói đến Paris, người ở Paris, mới hiểu được sự yêu quý ấy đến bực nào.

Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố có nhiều vẻ đẹp, vì Hà Nội đẹp thật (chúng ta chỉ còn tìm những vẻ đẹp ấy ra), và cũng vì chúng ta yêu mến. Yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội, cũng như người Parisien chính hiệu yêu mến Paris... Trong những cuộc phiếm du, - phiếm du ngoài các phố Hà Nội là một cái thú vô song chỉ người Hà Nội có - ta nên chú ý đến những nét đổi thay của thành phố, nên nhận xét những vẻ đẹp cũng như vẻ xấu của phố phường, thân mật với những thú vui chơi hay những cảnh lầm than, với những người Hà Nội cũng như ta.

Hà Nội có một sức quyến rũ đối với các người ở nơi khác... Ở những hang cùng ngõ hẻm của làng xa, hay ở những nương mật thẳm trong rừng núi, ban chiều vẫn có nhiều người ngóng về một phương trời để cố trông cái ánh sáng của Hà Nội chiếu lên nền mây. Để cho những người mong ước kinh kỳ ấy, và để cho những người ở Hà Nội, chúng ta khuyến khích yêu mến Hà Nội hơn, chúng ta nói đến tất cả những vẻ riêng của Hà Nội, khiến mọi sự đổi thay trong ba mươi sáu phố phường đều có tiếng vang ra khắp mọi nơi.

THẠCH LAM

gió lạnh đầu mùa - tập truyện ngắn (tái bản 2022)

gió lạnh đầu mùa - tập truyện ngắn (tái bản 2022)

Gió Lạnh Đầu Mùa - Tập Truyện Ngắn (Tái Bản 2022)

Gió lạnh đầu mùa tập hợp toàn bộ những tác phẩm trong tập truyện ngắn Gió đầu mùa của nhà văn Thạch Lam, cuốn sách bao gồm các truyện: Đứa con đầu lòng, Nhà mẹ Lê, Trở về…Trong những truyện ngắn của ông người ta thấm thía nỗi khổ đau, bất hạnh, hoàn cảnh éo le của những con người nghèo khổ vừa cảm nhận sâu sắc tình người ấm nồng, cao quý, thiêng liêng.

Khi giới thiệu về tập truyện ngắn Gió đầu mùa, Thạch Lam viết rằng: "Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn".

Quả thực Thạch Lam đã rất trung thành với triết lý viết văn này và từng trang truyện của ông đều hướng về lớp người lao động bần cùng trong những khung cảnh ảm đạm, heo hút. Một mẹ Lê góa bụa, nghèo khổ phải nuôi một đàn con đông đúc, một bác Dư làm phu xe ở phố hàng Bột, cô Tâm hàng xén trong buổi hoàng hôn... Thạch Lam không gắn nhân vật với những sự kiện bi thảm hóa hoàn cảnh của họ nhưng cũng không khoác lên họ "một thứ ánh trăng lừa dối". Chính vì vậy, tác phẩm của Thạch Lam giữ được chất hiện thực nhưng không quá bi kịch như Lão Hạc, Chí Phèo... của Nam Cao.

    Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

    Liên Hệ