kinh thánh - tân ước

kinh thánh - tân ước

Kinh Thánh - Tân Ước

Kinh Thánh lâu nay đã được xem là một tác phẩm kinh điển nhất mọi thời đại với những kỉ lục mà chưa từng có tác phẩm nào vượt qua được như: cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại (hơn 7 tỉ ấn bản được phát hành (ước tính tới năm 2020)); được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất (Kinh Thánh trọn bộ được dịch sang 700 ngôn ngữ, và hơn 1.500 ngôn ngữ có bản dịch Tân Ước); cuốn sách được trích dẫn nhiều nhất, có ảnh hưởng nhất và là nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng trên thế giới…

Kinh Thánh có tên gốc trong tiếng Hy Lạp là Biblia, nghĩa là “sách”; trong tiếng La Tinh là Scriptura, nghĩa là “trước tác” “bài viết”, “bản thảo”; trong tiếng Anh gọi là The Bible, nghĩa là sách kinh điển. Khi chuyển sang Tiếng Việt, các dịch giả sử dụng theo danh từ Hán Việt - thường gọi các sách tôn giáo dạy đạo lý là kinh, nên chúng ta có tên gọi là Kinh Thánh trong Tiếng Việt, được sử dụng rộng rãi từ xưa đến nay, dù tên gọi này mang màu sắc tôn giáo và gây nhiều hiểu lầm cho những độc giả chưa từng tiếp cận.

Kinh Thánh gồm hai phần: từ nhiều văn thư được thu lại thành hai bộ lớn là Cựu Ước và Tân Ước trong suốt hơn 1.600 năm từ thế kỷ 12 trước CN cho tới thế kỷ 2, được viết bằng ba ngôn ngữ, chủ yếu là chữ Hebrew (hay Hipri của người Do Thái), Hi Lạp cổ và một vài phân đoạn trong Kinh Thánh được viết bằng tiếng Aram - một cổ ngữ được dùng phổ biến tại Do Thái trong thời Đức Chúa Yêsu.

Cựu Ước là Giao ước cũ của người Hebrew (nay gọi là Do Thái) với Thiên Chúa, gồm 46 cuốn chia 4 phần, chứa đựng vũ trụ quan, nhân sinh quan cổ xưa nhất của nhân loại, do nhiều người viết suốt từ năm 1.200 đến năm 100 trước CN. Còn Tân Ước là Giao ước mới của các tín đồ Ki-tô giáo với Thiên Chúa, nguyên văn từ các cổ bản Hi Lạp, ra đời một thế kỷ sau khi xuất hiện đạo Ki-tô, trình bày cuộc đời và học thuyết của Chúa Yêsu.

Kinh Thánh là có thể được xem là một bách khoa toàn thư rất hữu ích trong việc nghiên cứu nhân loại cổ đại về các mặt lịch sử, chính trị, quân sự, pháp luật, luân lý đạo đức, kinh tế, khoa học kỹ thuật, y học, văn hoá... Nên có thể nói chưa đọc và hiểu Kinh Thánh thì rất khó hiểu được nền văn minh phương Tây nói riêng, cũng như thế giới nói chung.

VỀ BẢN DỊCH KINH THÁNH CỦA LINH MỤC NGUYỄN THẾ THUẤN

Việc chuyển ngữ Kinh Thánh sang tiếng Việt bắt đầu từ đầu thế kỷ XX, cách đây hơn 100 năm, và đã có khoảng 6 bản dịch đầy đủ của tác phẩm này được xuất bản tại Việt Nam và phổ biến chủ yếu trong cộng đồng Công giáo.

Bản tiếng Việt do Omega+ xuất bản là bản dịch của cố Linh mục Giuse Nguyễn Thế Thuấn - một học giả uyên thâm của Giáo hội Công giáo Việt Nam, lâu nay được xem là một trong những công trình dịch thuật khả tín, khoa học nhất đã từng được xuất bản bằng tiếng Việt, được giới nghiên cứu đánh giá rất cao và là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng đối với các chủng sinh Đại Chủng viện, Học viện của các Dòng Tu…

Bản dịch được thực hiện trong hơn 15 năm, kể từ khi Cha Thuấn du học về nước năm 1956 và gần hoàn tất cho đến khi mất năm 1975. Cuối năm 1976, toàn bộ bản dịch Kinh Thánh của Cha được các vị trong dòng tu hoàn thiện phần còn lại dở dang và xuất bản lần đầu tiên tại Sài Gòn. Đến nay (không tính các bản copy) thì chưa được in thêm một lần nào nữa. Lần in này là lần in thứ hai sau 46 năm.

Những điểm nổi bật của bản dịch:

- Bản dịch công phu được Linh mục Giuse Nguyễn Thế Thuấn thực hiện trên các nguyên bản tiếng Hipri, Aram và Hy Lạp, đối chiếu với các bản Syri và Latinh.

- Cha Thuấn đã dày công thực hiện việc chú giải Kinh Thánh một cách tỉ mỉ và công phu. Đây cũng là phần nội dung được đánh giá cao so với một số bản dịch khác.

- Cha khảo dị những sự khác nhau, thiếu/đủ từng chữ, từng câu trên các văn bản đã khảo sát. Ví dụ: (…) vòng lại những chữ trong văn bản không có, nhưng cần để rõ nghĩa chiếu theo mẹo, hay mạch lạc; hoặc […] vòng lại những chữ, hay câu, chắc được là có trong văn bản cựu trào, nhưng nhiều bản xưa lại không có…

- Cha Thuấn còn thực hiện một lớp chú giải khác bên lề sách, với nhiều trang sách chi chít ký tự và số, với mục đích chỉ ra các đoạn khác trùng nhau, đi song song với nhau về ý tưởng trong cùng một quyển sách.

NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA KINH THÁNH TÂN ƯỚC

Kinh Thánh – Tân Ước gồm 27 sách hợp lại. Nói về đặc điểm chung của 27 sách này, ấn bản do Linh mục Nguyễn Thế Thuấn nhận định rằng đây là “Hai mươi bảy văn thư, dài vắn khác nhau, nội dung và ngoại diện cũng có lắm điều thù dị, đã được thu lại làm thành một bộ, và mang tên chung là Tân Ước, hay nói cho rõ hơn: Kinh Thánh của Giao ước mới”.

Về bố cục sắp xếp của 27 sách nhỏ tạo thành Kinh Thánh – Tân Ước, ta có:

1) Những sách thuật lại đời Chúa Yêsu: các lời Ngài nói, các việc Ngài làm. Đó là các sách mà lâu nay quen gọi là Tin Mừng (Phúc âm): Tin Mừng theo thánh Matthêô (Mt), Tin Mừng theo thánh Marcô (Mc), Tin Mừng theo thánh Luca (Lc), Tin Mừng theo thánh Yoan (Yn);

2) Sách Công vụ các Tông đồ (Cv) cho biết việc các Tông đồ (Phêrô và Phaolô) đã làm, để lập Hội thánh trong dân Do Thái và nơi Dân ngoại;

3) Các Thư của thánh Phaolô, các Thư Chung để các Ngài dạy dỗ Cộng đoàn tân tòng sống theo ơn Thiên Chúa đã kêu gọi, hay là đề phòng chống lại những lầm lạc đương thời, có thể làm tổn thương đến lòng đạo chân chính;

4) Trong buổi cấm cách ghê sợ: đế quốc Roma muốn diệt đạo Chúa Kitô, chúng ta thấy xuất hiện Khải huyền của Yoan (Kh) với mục đích ủy lạo khuyến khích tín hữu kiên tâm chịu đựng vì Chúa.

Bên cạnh khía cạnh thần học, tôn giáo, bản thân Kinh Thánh – Tân Ước là lịch sử nội bộ của Hội thánh cùng Cộng đoàn Kitô hữu. Theo đó, khi đặt trong đối sánh với thế sử, Kinh Thánh – Tân Ước giúp ta nhìn nhận vào các giai đoạn lịch sử văn minh thế giới kể từ mốc Chúa Yêsu ra đời từ một góc nhìn khác – góc nhìn của một tôn giáo mới ra đời và hình thành kể từ năm 0 – vào những diễn biến lịch sử đương thời (như sự tồn tại và phát triển của Cộng đoàn Kitô có liên quan và chịu ảnh hưởng ra sao từ các thiết chế pháp luật của Do Thái giáo và Đế chế La Mã).

Lịch sử của Hội thánh bao gồm các quá trình khai sinh, bành trướng, xung đột với bên ngoài, và củng cố nội bộ của Cộng đoàn Kitô. Các sách Tân Ước phản ảnh lại các giai đoạn ấy. Duyệt qua các giai đoạn ấy là dịp để ta đặt niên biểu cho các sách Tân Ước. Và nhờ niên biểu, chúng ta cũng được rõ bối cảnh lịch sử của các sách: một điều có ích lợi không phải là nhỏ trong việc tìm hiểu các sách Tân Ước.

Ý NGHĨA KÝ HIỆU Ở BÌA 4

Hai ký hiệu trên là Alpha và Omega viết bằng chữ Coptic; IC XC là Jesus Christ.

Đây là một trong nhiều dạng Christogram (ký hiệu giữa Kitô hữu với nhau), một loại biểu tượng được dùng trong khoảng vài trăm năm sau khi Chúa Kitô sống lại và các Tông đồ đi rao giảng, với mục đích chính là tạo ám hiệu trốn tránh người Do Thái và La Mã và để nhận biết Kitô hữu với nhau.

Alpha vs Omega: Thiên Chúa là bắt đầu và kết thúc; sự sống đời đời.

THÔNG TIN TÁC

LINH MỤC GIUSE NGUYỄN THẾ THUẤN (1922–1975)

Linh mục Giuse Nguyễn Thế Thuấn sinh năm 1922, tại làng La Phù, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay thuộc thủ đô Hà Nội), thuộc giáo phận Hà Nội, vào Dòng Chúa Cứu Thế tại Hà Nội và thụ phong linh mục năm 29 tuổi, tức vào năm 1951.

Năm 1952, cha Nguyễn Thế Thuấn được cử đi du học tại Rome, kế đó, sang học tại trường Thánh Kinh Jerusalem trong vòng 4 năm (1952–1956). Về nước, cha được cử dạy môn Thánh Kinh tại Học viện của Dòng ở Đà Lạt. Cha từng giữ chức Giám học Học viện và bề trên nhà Dòng Chúa Cứu Thế tại Đà Lạt. Về sau, cha không giữ chức vụ này nữa mà chuyên tâm với việc dịch Kinh Thánh, bắt đầu với Tân Ước và theo sau là Cựu Ước.

trần nhân tông, đời - đạo không hai

trần nhân tông, đời - đạo không hai

Trần Nhân Tông, Đời - Đạo Không Hai

Trần Nhân Tông (1258-1308) là một vị vua anh minh, nhân vật lịch sử nổi bật trong

triều đại nhà Trần. Ngài còn là một thiền sư lớn của Phật giáo Việt Nam, ngài đã sáng lập ra

dòng Thiền Trúc Lâm, vẫn phát triển cho đến ngày nay. Bên cạnh việc triều chính, ngài không chọn hẳn chỉ con đường tâm linh (Đạo) ngay từ đầu bằng cách xuất gia, cũng không chỉ chọn hẳn con đường xã hội (Đời), ở mãi với đời. Hai con đường ấy đi song song với nhau, đến tuổi trưởng thành thì hòa hợp với nhau, đến tuổi trung niên thì hợp nhất với nhau cho tới khi ra đi khỏi thế gian. Qua bình giảng các bài thơ của ngài, cuốn sách Trần Nhân Tông, Đời - Đạo không hai đã nói lên được điều đó. Cuốn sách đặc biệt ở chỗ, tác giả cũng là một tu sĩ Phật giáo, vừa là một nhà tu hành vừa là một người sống trong đời sống, nên cái nhìn Đời - Đạo không hai của tác giả với ngài Trần Nhân Tông có sự thông giao nhau. Tác giả cảm, thấu, hiểu, bình giảng thơ của ngài với cùng một cái thấy ra “khuôn mặt chúa xuân nay khám phá”.

Với lối bình thơ gần gũi, dễ hiểu, lật mỗi trang sách lại cho người đọc chạm vào những ngày tháng từ “đãi cát kén vàng” cho đến ngày thấy ra “khuôn mặt chúa xuân” của ngài. Nhìn vào cuộc đời cao đẹp đó, chúng ta thấy rằng mình cũng cần “rèn lòng làm Bụt, chỉ cần chuyên nhất dồi mài” thì có ngày chúng ta thấy Trần Nhân Tông ở trong mình.

Có thể nói, Trần Nhân Tông không chỉ là nhà chính trị nhìn xa trông rộng mà còn là nhà quân sự có tài; không chỉ là nhà ngoại giao, mà còn là nhà tư tưởng, nhà văn, nhà thơ; không chỉ là bậc quân vương mà còn là nhà tu hành; không chỉ là nhà văn hoá mà còn là vị thiền sư lỗi lạc. Thời đại oanh liệt đã sản sinh ra ngài và ngài đã làm cho thời Trần càng thêm oanh liệt.

*Tác giả:

Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng là một nhà sư, thuộc thế hệ thứ ba của chùa Tây Tạng ở Bình Dương. Nhiều năm qua, tác giả Nguyễn Thế Đăng đã viết hàng trăm bài đăng trên Văn Hóa Phật Giáo. Tuần san và Nguyệt san Giác Ngộ cũng đã đăng hàng chục bài của tác giả, chưa kể các báo điện tử, mỗi báo cũng đã đăng hàng chục bài. Tổ khai sơn chùa Tây Tạng ở Bình Dương là Thiền sư Nhẫn Tế (1888 – 1951). Tổ vốn thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 40, từng sang Ấn Độ, Nepal và Tây Tạng tham bái và tu học. Tổ đã cầu đạo ở Tây Tạng, đắc pháp và được ban cho pháp danh Thubten Osel bởi những vị cao cấp của dòng Mũ Vàng (Gelugpa). Sau hơn một năm ở Tây Tạng, Tổ được phép trở về Việt Nam để lập chùa Tây Tạng, Bình Dương.

*Cuốn sách này dành cho:

- Những ai quan tâm, tìm hiểu lịch sử dân tộc, đặc biệt là lịch sử Phật giáo Việt Nam nói chung và dòng Thiền Trúc Lâm nói riêng

- Những ai quan tâm đến những nhân vật lịch sử nổi tiếng, mang bản sắc Việt Nam nhưng có tầm ảnh hưởng thế giới

- Những ai muốn tự hoàn thiện bản thân, hướng tới chân - thiện - mỹ

- Ai đó muốn đóng góp cho đất nước và thế giới trong thời đại toàn cầu hoá ngày nay, có thể coi Trần Nhân Tông là một con người lý tưởng để noi theo

*Trích đoạn sách hay

Đây là câu đầu tiên trong bài Xuân Vãn của ngài. Bài này nói sơ qua về con đường tâm linh cá nhân:

Niên thiếu chưa từng rõ sắc – Không,

Một xuân tâm ở tại trăm hoa

Khuôn mặt chúa Xuân nay khám phá

Giường gỗ, đệm thiền ngắm rụng hồng.

Niên thiếu chưa từng rõ Sắc – Không. Vào thời niên thiếu, chưa từng rõ (liễu), chưa từng ngộ (liễu ngộ), chưa từng biết trực tiếp tánh Không là gì.

Chưa có kinh nghiệm tâm linh trực tiếp về tánh Không, nhưng không phải ngài không có kiến thức và không học hỏi về tánh Không, bởi vì ông nội ngài là vua Trần Thái Tông (1218 – 1277) và cha ngài là vua Trần Thánh Tông (1240 – 1292) đều là những người ngộ đạo, và ngộ đạo khi đang làm vua.

10 tư tưởng pháp hoa trong đời sống hằng ngày

10 tư tưởng pháp hoa trong đời sống hằng ngày

10 Tư Tưởng Pháp Hoa Trong Đời Sống Hằng Ngày

Đúng như tên gọi của cuốn sách:“Tâm linh như là sự tiến hóa tất yếu của con người”– Tác giả Nguyễn Thế Đăng đã chỉ rõ cho độc giả thấy sự tiến hóa tâm linh là cần thiết cho con người. Sự tiến hóa đó được tác giả thể hiện qua việc phân tích ba tầng chính: Tầng thứ nhất là tầng vật chất, con người chia sẻ với nhau một đời sống giác quan để sống trong thế giới hay trái đất này: mắt để thấy, tai để nghe, mũi để ngửi, lưỡi để nếm, thân để xúc chạm. Tầng thứ hai là tầng ý thức, bao gồm trí thông minh và trí tuệ cảm xúc. Nhưng ý thức là giới hạn vì nó không thể giải quyết được nỗi khổ đau tiềm ẩn trong chúng ta, sinh ra để rồi chết, làm sao vượt khỏi cái chết và như thế cuộc đời chẳng có ý nghĩa gì. Tầng thứ ba giải quyết được tận cùng nỗi khổ của con người, đó chính là tầng tâm linh, nơi cội nguồn của cái Biết, của Tự do và Hạnh phúc.

Từ đó, giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về cuộc đời con người với ba tầng tiến hóa, tầng vật chất và ý thức không thể giải quyết được sự thiếu thốn muốn tìm kiếm hạnh phúc trọn vẹn. Có cái nhìn đó giúp chúng ta không còn bị lệ thuộc vào vật chất, vào ý thức, vào những ham muốn không có điểm dừng nữa. Khi đạt tới tầng cao nhất là tầng tâm linh thì con người được mở toang cánh cửa của tự do. Một cuốn sách thật giá trị dành cho những ai đang đi tìm kiếm hạnh phúc thực sự là gì và ở đâu?

chú rùa khổng lồ - the gaint turtle

chú rùa khổng lồ - the gaint turtle

Chú Rùa Khổng Lồ - The Gaint Turtle

“Trong mỗi bước đi cùng với thiên nhiên, chúng ta luôn nhận được nhiều hơn những gì ta tìm kiếm” (John Muir). Thật vậy, mẹ thiên nhiên luôn giúp đỡ, bao bọc và che chở chúng ta với tấm lòng nhân ái. Vì thế, chúng ta nên biết cách đáp lại sự hy sinh đó bằng thái độ tôn trọng, biết ơn và có trách nhiệm hơn về những việc mình làm với môi trường. Tựa như câu chuyện trong cuốn sách Chú Rùa khổng lồ (The Giant Turtle) đề cập đến, vì những hành động “ích kỷ” của con người mà làm tổn thương đến thân thể của chú Rùa, dẫu hàng ngày họ vẫn thường được chú nâng đỡ và nuôi nấng.

Chú Rùa khổng lồ (The Giant Turtle) là một cuốn truyện tranh song ngữ (Anh – Việt) dành cho trẻ em của Hội dịch kinh Phật, được Sư cô Liên Phát thuộc Trung tâm Biên phiên dịch Tư liệu Phật giáo Quốc tế chuyển ngữ. Cuốn truyện tranh không chỉ hấp dẫn bởi nội dung đầy ý nghĩa được truyền tải qua từng con chữ, mà chúng còn lôi cuốn người đọc bằng những hình ảnh được vẽ đầy chân thực và tươi mát. Tất cả quyện lại một cách hài hòa y như chính các bạn nhỏ từng nét phác họa nên câu chuyện trong cuốn sách vậy. Từ đó, những gì đọng lại về bài học cư xử với thiên nhiên nơi người đọc sẽ trở nên vừa gần gũi lại vừa dễ dàng cảm nhận.

phật thuyết kinh a di đà

phật thuyết kinh a di đà

"Phật thuyết kinh A Di Đà" của Lâm Cự Tinh là một tác phẩm tâm linh quan trọng trong Phật giáo, đặc biệt là trong tông phái Tịnh Độ. Cuốn sách này tập trung vào việc giải thích và diễn giải Kinh A Di Đà, một trong những bộ kinh quan trọng nhất của Phật giáo Đại Thừa, nhấn mạnh vào việc niệm danh hiệu Phật A Di Đà để đạt được sự giải thoát và được tái sinh vào cõi Tây Phương Cực Lạc. Lâm Cự Tinh, một học giả Phật giáo nổi tiếng, đã sử dụng kiến thức sâu rộng của mình để giải thích các đoạn kinh văn, phân tích ý nghĩa sâu xa và cách ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày, giúp người đọc hiểu rõ hơn về giáo lý của Đức Phật.

Cuốn sách còn hướng dẫn cách niệm danh hiệu Phật A Di Đà, giải thích lợi ích của việc niệm Phật và những điều cần lưu ý khi thực hành. Thông qua các câu chuyện minh hoạ và ví dụ thực tế, tác giả giúp người đọc có cái nhìn thực tế và cụ thể hơn về hiệu quả của việc thực hành niệm Phật. "Phật thuyết kinh A Di Đà" không chỉ là một tài liệu học tập cho những người mới bắt đầu tìm hiểu về Phật giáo mà còn là một tài liệu tham khảo quý báu cho các học giả và người thực hành Phật pháp. Cuốn sách giúp người đọc hiểu rõ hơn về giáo lý của Đức Phật, đồng thời cung cấp những hướng dẫn cụ thể và thực tế để đạt được sự an lạc và giải thoát. Đây là một tác phẩm đáng quý trong kho tàng văn học Phật giáo, truyền cảm hứng và hướng dẫn họ trên con đường tu học và thực hành Phật pháp.

ngũ uẩn và pháp hành thiền tuệ trong a-tỳ-đàm

ngũ uẩn và pháp hành thiền tuệ trong a-tỳ-đàm

Ngũ Uẩn Và Pháp Hành Thiền Tuệ Trong A-Tỳ-Đàm

Con người và cuộc đời là vấn đề được quan tâm hàng đầu của mọi lĩnh vực tôn giáo, triết học, xã hội học, v.v. Đó cũng là vấn đề mà nhân loại luôn trầm tư bao đời nay. Với Phật giáo, con người và cuộc đời đề cập một cách tổng quát qua giáo lý Ngũ uẩn, một trong những giáo lý căn bản có tầm quan trọng được Đức Phật thuyết giảng sau khi Ngài chứng ngộ Vô thượng Chính đẳng Chính giác dưới cội Bồ đề. Đức Phật đã trình bày giáo lý Ngũ uẩn bằng chính cuộc đời mình, cho chúng ta một nhân sinh quan toàn diện, khẳng định Phật giáo rất thực tiễn trong quan niệm về nhân sinh và vũ trụ.

Ngũ uẩn là vấn đề then chốt của Đạo Phật, được đề cập phổ biến trong Kinh tạng và Luật tạng cả Nam truyền lẫn Bắc truyền. Điểm nổi bật của phân tích ngũ uẩn là chú trọng về con người và nhấn mạnh phần tâm lý hơn vật lý. Ngũ uẩn là pháp thực tính (Sabhāvadhamma) hay Pháp chân đế (Paramatthadhamma), là sự thật, là những gì đang diễn ra trong giây phút hiện tại. “Pháp hành Thiền tuệ” là cách thức giúp con người tiếp cận thực tại đó một cách trực tiếp và chân thực nhất. Phật giáo chủ trương con người và thế giới là một hợp thể của năm yếu tố: Sắc (Rùpa), Thọ (Vedana), Tưởng (Samjnà), Hành (Samkàra), Thức (Vijnàna). Đây chính là phần kết cấu căn bản đặc thù, là cơ sở hình thành nhân sinh quan, vũ trụ quan và giải thoát quan của Phật giáo, đặc biệt cho những ai liễu ngộ và thực thi trọn vẹn để thấu triệt về tính Không, Vô ngã tính của Ngũ uẩn.

Trong cuốn Ngũ uẩn và Pháp hành Thiền tuệ trong A-tỳ-đàm - luận án tiến sĩ của thầy Thích Đạo Tấn (thế danh Nguyễn Hữu Thắng) đã trình bày: Tiến trình nhận thức bắt đầu bằng sự nhận biết đơn thuần. Khoảnh khắc đơn thuần của ý thức đó là chính niệm và chính niệm này đã sáng soi thực tại.

Như vậy, quá trình nhận biết thực tại của mỗi chúng ta không thể thiếu ý thức chính niệm. Trong thiền tuệ, chính niệm là trái tim, là chìa khóa, là mục đích và là phương tiện. Chính niệm nhắc nhở chúng ta chú tâm vừa đủ (đúng mức) và đúng thời điểm trên đối tượng thực hành, Khi chính niệm có mặt đầy đủ, chúng ta sẽ luôn đón nhận nguồn năng lượng trong lành với những phẩm chất tốt đẹp, như an vui, tĩnh tại, giải thoát, v.v.

tủ sách huyền môn - tây tạng huyền bí

tủ sách huyền môn - tây tạng huyền bí

Tủ Sách Huyền Môn - Tây Tạng Huyền Bí

Xứ Tây Tạng, với một địa thế núi non hiểm trở, sống cách biệt với thế giới bên ngoài, ít khi đón tiếp những du khách muốn tìm hiểu bí mật của nó. Từ xưa nay, những kẻ tò mò dám mạo hiểm đột nhập vào thủ đô Lhasa vẫn luôn gặp phải vô vàn những khó khăn trở ngại. Ngày nay, dẫu rằng Tây Tạng có khuynh hướng phát triển dần thành một lãnh thổ tân tiến, nhưng người dân nơi đây vẫn giữ một thái độ dè dặt và khép kín đối với mọi ảnh hưởng du nhập từ bên ngoài.

Hiện nay đã có không ít sách vở nói về Tây Tạng, nhưng thường là các tác phẩm của những tác giả Âu Tây. Riêng cuốn sách Phật giáo này được trình bày như một tác phẩm tự thuật về cuộc đời của một vị Lạt-ma Tây Tạng. Vì thế, có thể xem Tây Tạng Huyền Bí là một tài liệu vô cùng hiếm có cho thấy rõ về sự giáo dục, đào tạo và trưởng thành của một thiếu niên Tây Tạng trong gia đình và trong một tu viện Lạt-ma giáo.

Trong Tây Tạng Huyền Bí , tác giả đã diễn tả cả một nền văn minh truyền thống dưới cặp mắt của một người bản xứ nhìn vào mọi khía cạnh sinh hoạt, vật chất và tâm linh, của đất nước Tây Tạng “từ bên trong”, tức là từ một vị thế đặc biệt ẩn giấu mà không một người du khách ngoại quốc nào có thể có được. Bởi thế, chúng ta không lấy làm ngạc nhiên khi quyển sách này đã làm dư luận chú ý ngay khi vừa xuất hiện ở Anh quốc và các nước phương Tây.

Hy vọng quyển sách về tôn giáo này sẽ giúp hé mở nhiều khía cạnh về một vùng đất mà từ trước đến nay vẫn còn khá xa lạ đối với rất nhiều người.

các tông phái đạo phật

các tông phái đạo phật

Các Tông Phái Đạo Phật

Đạo phật từ khi đức Phật tổ lập giáo cho đến nay, đã hơn hai ngàn năm trăm năm,vốn vẫn là một đạo duy nhất. Song hoàn cảnh xã hội và con người ở khắp trên toàn cầu là khác nhau. Vì trên đường đời, nhân loại tiến hoá chẳng giống nhau. Kẻ thông minh tột bực, người mê thấp tối tăm, chẳng giống nhau; kẻ thong tha làm ăn, người vướng nhiều tình dục; kẻ tự do về trí, người lận đận việc nhà; kẽ đã từng học lý xem kinh, người vừa mới nghe văn tầm sách, có kẻ mới nhập mà thông, lại có người già đời còn dốt...

Bởi thế cho nên các bậc hiền thánh đều tuỳ phương tiện mà độ thế , cứu người. Chính đức Phật tổ từ thuở xưa cũng đã làm như vậy. Tuỳ thuận nơi những người đến nghe trong pháp hội, ngài thuyết dạy giáo pháp phù hợp. Hoặc giảng rộng lý lẽ, hoặc dẫn chuyện tích xưa, hoặc bày ra giới luật. Có khi nói xa, có lúc nói gần, có khi chỉ thẳng, có lúc dùng ẩn dụ...... Ngài dùng đủ cách như thế, cốt yếu cũng chỉ là muốn giúp cho chúng sanh đạt hiệu chân lý. Với hàng đệ tử xuất thân quý tộc nhưng dốc lòng tinh tấn, ngài dạy theo một cách. Với bậc vua quan còn tham đắm lợi danh, ngài lại dạy theo một cách khác. Với hàng gia thương rộng lòng bố thí, ngài dạy theo một cách. Với kẻ trung tín thành tâm, ngài lại dạy theo một cách khác hơn nữa. Cách sử dụng ngôn ngữ của ngài tiến hoá rất tuyệt diệu, phi thường. Trong kinh vẫn thường nói có đến tám vạn bốn ngàn pháp môn, cũng không ngoài ý này.

Muốn dễ hiểu hơn, ta hãy so sánh các tông phái của đạo Phật với những con đường đưa lên núi. Dầu theo con đường nào, lâu hay mâu, khó hay dễ, đi thẳng hay đi vòng, cuối cùng đều lên đến đỉnh cao của ngọn núi. Nghĩa là, dù tu theo tông phái nào mà dốc lòng, tận lực, thì cũng đều có thể đạt đến chỗ giải thoát rốt ráo cả.

Người ta cũng so sánh những tông phái với các thứ hoa. Tuy nhiên nhiều hương thơm, lắp sắc đẹp, đều là mọc lên từ khu vườn đạo Phật. Các tông phái dù khác nhau cũng không ra ngoài đạo Phật. Tông phái nào cũng nhắm đến cảnh giới Niết - bàn, giải thoát. Dù là Tiểu thừa, Trung thừa hay Đại thừa, nếu là người tu hết lòng chuyên cần thì chắc chắn sẽ gặt hái được kết quả tốt lành.

mông sơn thí thực khoa nghi

mông sơn thí thực khoa nghi

Mông Sơn Thí Thực Khoa Nghi

Bắt nguồn sâu xa từ kinh Cứu Bạt Diệm Khẩu Đà-la-ni do đại sư Bất Không phiên dịch và truyền bá ở Trung Quốc vào đời Đường, phép cúng thí thực có mục đích đem tình thương bao la cứu độ loài ngạ quỷ lang thang khổ sở giữa chốn u minh. Sang đời Tống, đại sư Bất Động tham cứu thêm các kinh điển Mật tông khác, diễn dịch thành phép Tiểu thí thực. Vì đại sư tu tập ở núi Mông Sơn (nay thuộc huyện Danh Sơn, tỉnh Tứ Xuyên), nên phép này được gọi là Tiểu Mông Sơn và được thực hành hằng ngày như một khoa nghi thiết yếu của Mật tông.Qua các đời Nguyên, Minh, khoa nghi này dần biến đổi, pha trộn với nghi thức của các tông phái khác, chen thêm phần văn thí thực, triệu thỉnh vào phần trì chú biến thực, siêu độ, thể hiện trọn vẹn lòng từ bi vô lượng của Phật giáo, nhằm cứu độ mọi chúng sinh còn trôi nổi lạc loài trong Ba đường dữ. Khoa nghi này truyền sang nước ta đã lâu đời, thường được gọi là nghi thức đăng đàn chẩn tế, do các cao tăng làm sám chủ.

Hiện còn thấy 2 bản bằng chữ Hán in đời Khải Định: một bản tàng trữ ở chùa Báo Quốc (Huế) và một bản có phần diễn Nôm của Hòa thượng Bích Liên (in năm 1922 tại chùa Vĩnh Khánh, Bình Định). Bản thứ hai có nội dung phong phú hơn bản đầu. Bản đầu đã được phiên dịch và phát hành, tuy nhiên vẫn còn đôi chỗ sai sót. Bản sau chưa được phiên âm công bố.

tứ diệu đế - nền tảng những lời phật dạy

tứ diệu đế - nền tảng những lời phật dạy

Tứ Diệu Đế - Nền Tảng Những Lời Phật Dạy

Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 hiện nay là một trong số ít các vị lãnh đạo tinh thần được tôn kính trên toàn thế giới. Không chỉ giới hạn trong phạm vi tôn giáo, sự trân trọng đối với những hoạt động thực tiễn và nhân cách siêu Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 hiện nay là một trong số ít các vị lãnh đạo tinh thần được tôn kính trên toàn thế giới. Không chỉ giới hạn trong phạm vi tôn giáo, sự trân trọng đối với những hoạt động thực tiễn và nhân cách siêu tuyệt của Ngài còn được cụ thể hóa qua giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1989 - một trong những giải thưởng cao quý nhất của nhân loại.

Không dừng lại ở sự tu tập hướng đến giải thoát tự thân khỏi mọi phiền não trong đời sống, Ngài còn nêu cao hạnh nguyện của một vị Bồ Tát trong tinh thần Phật giáo Đại thừa, luôn nỗ lực không mệt mỏi vì sự an vui và hạnh phúc của hết thảy mọi chúng sinh.

Những lời dạy của Ngài đi thẳng vào lòng người, mang lại lợi ích lớn lao cho tất cả mọi người thuộc đủ mọi tầng lớp khác nhau ở các nền văn hóa khác nhau, vì chúng luôn giúp ta giảm nhẹ những khổ đau trong cuộc sống.

Tác phẩm Tứ Diệu Đế , được dịch giả Võ Quang Nhân dịch từ bản Anh ngữ, là một trong những tác phẩm ghi lại những lời giảng dạy của đức Đạt-lai Lạt-ma được nhiều người biết đến nhất ở phương Tây. Giới thiệu tác phẩm này với độc giả Việt Nam, chúng tôi hy vọng có thể chia sẻ những giá trị tinh thần lớn lao đã được Ngài ban tặng đến với tất cả mọi người trên tinh thần vươn lên hoàn thiện chính mình trong cuộc sống.

Với phương pháp tiếp cận và giải thích vấn đề một cách khoa học, những lời giảng của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong sách này sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức cơ bản nhất và cả những nhận thức sâu xa về giáo pháp Tứ diệu đế, một trong những nền tảng căn bản nhất của giáo lý đạo Phật.

Sách trình bày song ngữ Anh-Việt, đảm bảo tính chính xác và tôn trọng tối đa nguyên tác. Người đọc có thể tham khảo và đối chiếu nguyên tác một cách dễ dàng để hiểu sâu hơn nội dung các lời giảng cũng như có thể sử dụng vào mục đích trau dồi Anh ngữ. Được chuyển dịch với sự chuẩn thuận và khuyến khích của chính Đức Đạt-lai Lạt-ma, đây là phần giáo pháp quan trọng đối với tất cả những ai đang tu tập theo lời Phật dạy.

Sách đã được sử dụng tham khảo thêm tại nhiều buổi giảng của Đức Đạt-lai Lạt-ma về chủ đề này, dành cho cả người Việt lẫn các thính giả phương Tây. Nằm trong loạt sách Anh ngữ được Đức Đạt-lai Lạt-ma đích thân đề tặng và khuyến khích chuyển dịch, phát hành, nhóm dịch thuật đã nỗ lực hết sức để đảm bảo tính chính xác và dễ hiểu cho bản dịch. Tiếp theo sách này sẽ có một loạt các bài giảng khác của Đức Đạt-lai Lạt-ma lần lượt được phát hành như Phát tâm Bồ-đề, Tu tập như thế nào, Lam-rim tiểu luận,.

khuyên người tin sâu nhân quả - quyển hạ

khuyên người tin sâu nhân quả - quyển hạ

Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả - Quyển Hạ

An Sĩ Toàn Thư là một bộ sách khuyến thiện từng được Đại sư Ấn Quang hết lời ngợi khen. Từ trước đến nay, tuy sách này được rất nhiều người biết đến nhưng chưa từng có bản Việt dịch hoàn chỉnh nào

Sách dày hơn ngàn trang khổ lớn trong nguyên bản Hán văn. Phần đầu tiên là Giảng rộng bài văn Âm chất (Âm chất văn quảng nghĩa) chiếm khoảng hơn 400 trang, hiện đã được chuyển dịch hoàn chỉnh sang tiếng Việt và chú giải công phu bởi dịch giả Nguyễn Minh Tiến. Các phần tiếp theo sẽ được tiếp tục chuyển dịch và phát hành trong thời gian sắp tới.

Về nội dung sách, soạn giả sách này đã dựa vào bài văn Âm chất rất ngắn gọn (chỉ khoảng hơn 800 chữ) để biên soạn thành một bộ sách hơn 400 trang chữ Hán khổ lớn. Cách trình bày khá nhất quán trong toàn bộ sách. Cứ mỗi một câu được mang ra phân tích, bao giờ cũng An Sĩ toàn thư có một phần giảng rộng mà ông gọi là “phát minh”, sau đó đến phần đưa ra nhận xét, lời bàn, mà ông gọi là “án”. Tiếp đó, hầu hết đều có thêm phần trưng dẫn sự tích, gồm những câu chuyện được rút ra từ kinh điển hoặc các truyện tích trong Phật giáo, nhằm mục đích minh họa cho ý nghĩa của các phần trên.

Chính phần giảng rộng và lời bàn của tiên sinh An Sĩ đã khai phá và mở rộng ý nghĩa của bài văn Âm chất hoàn toàn theo tinh thần Phật giáo, giúp người đọc qua đó tiếp nhận được những giáo lý tinh hoa, những tri thức hướng thiện trên tinh thần từ bi, vị tha và trí tuệ. Không khó để chúng ta nhận ra rằng, tuy dựa trên bài văn Âm chất, nhưng hầu như phần trước tác của tiên sinh An Sĩ đã chi phối hoàn toàn nội dung của sách này.

Trọn bộ An Sĩ toàn thư gồm:

- Khuyên người bỏ sự giết hại

- Khuyên người bỏ sự tham dục

- Khuyên người tin sâu nhân quả (Quyển thượng)

- Khuyên người niệm Phật cầu sinh tịnh độ

- Khuyên người tin sâu nhân quả (Quyển hạ)

khuyên người tin sâu nhân quả - quyển thượng

khuyên người tin sâu nhân quả - quyển thượng

Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả - Quyển Thượng

An Sĩ Toàn Thư là một bộ sách khuyến thiện từng được Đại sư Ấn Quang hết lời ngợi khen. Từ trước đến nay, tuy sách này được rất nhiều người biết đến nhưng chưa từng có bản Việt dịch hoàn chỉnh nào

Sách dày hơn ngàn trang khổ lớn trong nguyên bản Hán văn. Phần đầu tiên là Giảng rộng bài văn Âm chất (Âm chất văn quảng nghĩa) chiếm khoảng hơn 400 trang, hiện đã được chuyển dịch hoàn chỉnh sang tiếng Việt và chú giải công phu bởi dịch giả Nguyễn Minh Tiến. Các phần tiếp theo sẽ được tiếp tục chuyển dịch và phát hành trong thời gian sắp tới.

Về nội dung sách, soạn giả sách này đã dựa vào bài văn Âm chất rất ngắn gọn (chỉ khoảng hơn 800 chữ) để biên soạn thành một bộ sách hơn 400 trang chữ Hán khổ lớn. Cách trình bày khá nhất quán trong toàn bộ sách. Cứ mỗi một câu được mang ra phân tích, bao giờ cũng An Sĩ toàn thư có một phần giảng rộng mà ông gọi là “phát minh”, sau đó đến phần đưa ra nhận xét, lời bàn, mà ông gọi là “án”. Tiếp đó, hầu hết đều có thêm phần trưng dẫn sự tích, gồm những câu chuyện được rút ra từ kinh điển hoặc các truyện tích trong Phật giáo, nhằm mục đích minh họa cho ý nghĩa của các phần trên.

Chính phần giảng rộng và lời bàn của tiên sinh An Sĩ đã khai phá và mở rộng ý nghĩa của bài văn Âm chất hoàn toàn theo tinh thần Phật giáo, giúp người đọc qua đó tiếp nhận được những giáo lý tinh hoa, những tri thức hướng thiện trên tinh thần từ bi, vị tha và trí tuệ. Không khó để chúng ta nhận ra rằng, tuy dựa trên bài văn Âm chất, nhưng hầu như phần trước tác của tiên sinh An Sĩ đã chi phối hoàn toàn nội dung của sách này.

Trọn bộ An Sĩ toàn thư gồm:

- Khuyên người bỏ sự giết hại

- Khuyên người bỏ sự tham dục

- Khuyên người tin sâu nhân quả (Quyển thượng)

- Khuyên người niệm Phật cầu sinh tịnh độ

- Khuyên người tin sâu nhân quả (Quyển hạ)

khuyên người bỏ sự giết hại

khuyên người bỏ sự giết hại

Khuyên Người Tin Bỏ Sự Giết Hại

An Sĩ Toàn Thư là một bộ sách khuyến thiện từng được Đại sư Ấn Quang hết lời ngợi khen. Từ trước đến nay, tuy sách này được rất nhiều người biết đến nhưng chưa từng có bản Việt dịch hoàn chỉnh nào

Sách dày hơn ngàn trang khổ lớn trong nguyên bản Hán văn. Phần đầu tiên là Giảng rộng bài văn Âm chất (Âm chất văn quảng nghĩa) chiếm khoảng hơn 400 trang, hiện đã được chuyển dịch hoàn chỉnh sang tiếng Việt và chú giải công phu bởi dịch giả Nguyễn Minh Tiến. Các phần tiếp theo sẽ được tiếp tục chuyển dịch và phát hành trong thời gian sắp tới.

Về nội dung sách, soạn giả sách này đã dựa vào bài văn Âm chất rất ngắn gọn (chỉ khoảng hơn 800 chữ) để biên soạn thành một bộ sách hơn 400 trang chữ Hán khổ lớn. Cách trình bày khá nhất quán trong toàn bộ sách. Cứ mỗi một câu được mang ra phân tích, bao giờ cũng An Sĩ toàn thư có một phần giảng rộng mà ông gọi là “phát minh”, sau đó đến phần đưa ra nhận xét, lời bàn, mà ông gọi là “án”. Tiếp đó, hầu hết đều có thêm phần trưng dẫn sự tích, gồm những câu chuyện được rút ra từ kinh điển hoặc các truyện tích trong Phật giáo, nhằm mục đích minh họa cho ý nghĩa của các phần trên.

Chính phần giảng rộng và lời bàn của tiên sinh An Sĩ đã khai phá và mở rộng ý nghĩa của bài văn Âm chất hoàn toàn theo tinh thần Phật giáo, giúp người đọc qua đó tiếp nhận được những giáo lý tinh hoa, những tri thức hướng thiện trên tinh thần từ bi, vị tha và trí tuệ. Không khó để chúng ta nhận ra rằng, tuy dựa trên bài văn Âm chất, nhưng hầu như phần trước tác của tiên sinh An Sĩ đã chi phối hoàn toàn nội dung của sách này.

Trọn bộ An Sĩ toàn thư gồm:

- Khuyên người bỏ sự giết hại

- Khuyên người bỏ sự tham dục

- Khuyên người tin sâu nhân quả (Quyển thượng)

- Khuyên người niệm Phật cầu sinh tịnh độ

- Khuyên người tin sâu nhân quả (Quyển hạ)

khuyên người bỏ sự tham dục

khuyên người bỏ sự tham dục

Khuyên Người Tin Bỏ Sự Tham Dục

An Sĩ Toàn Thư là một bộ sách khuyến thiện từng được Đại sư Ấn Quang hết lời ngợi khen. Từ trước đến nay, tuy sách này được rất nhiều người biết đến nhưng chưa từng có bản Việt dịch hoàn chỉnh nào

Sách dày hơn ngàn trang khổ lớn trong nguyên bản Hán văn. Phần đầu tiên là Giảng rộng bài văn Âm chất (Âm chất văn quảng nghĩa) chiếm khoảng hơn 400 trang, hiện đã được chuyển dịch hoàn chỉnh sang tiếng Việt và chú giải công phu bởi dịch giả Nguyễn Minh Tiến. Các phần tiếp theo sẽ được tiếp tục chuyển dịch và phát hành trong thời gian sắp tới.

Về nội dung sách, soạn giả sách này đã dựa vào bài văn Âm chất rất ngắn gọn (chỉ khoảng hơn 800 chữ) để biên soạn thành một bộ sách hơn 400 trang chữ Hán khổ lớn. Cách trình bày khá nhất quán trong toàn bộ sách. Cứ mỗi một câu được mang ra phân tích, bao giờ cũng An Sĩ toàn thư có một phần giảng rộng mà ông gọi là “phát minh”, sau đó đến phần đưa ra nhận xét, lời bàn, mà ông gọi là “án”. Tiếp đó, hầu hết đều có thêm phần trưng dẫn sự tích, gồm những câu chuyện được rút ra từ kinh điển hoặc các truyện tích trong Phật giáo, nhằm mục đích minh họa cho ý nghĩa của các phần trên.

Chính phần giảng rộng và lời bàn của tiên sinh An Sĩ đã khai phá và mở rộng ý nghĩa của bài văn Âm chất hoàn toàn theo tinh thần Phật giáo, giúp người đọc qua đó tiếp nhận được những giáo lý tinh hoa, những tri thức hướng thiện trên tinh thần từ bi, vị tha và trí tuệ. Không khó để chúng ta nhận ra rằng, tuy dựa trên bài văn Âm chất, nhưng hầu như phần trước tác của tiên sinh An Sĩ đã chi phối hoàn toàn nội dung của sách này.

Trọn bộ An Sĩ toàn thư gồm:

- Khuyên người bỏ sự giết hại

- Khuyên người bỏ sự tham dục

- Khuyên người tin sâu nhân quả (Quyển thượng)

- Khuyên người niệm Phật cầu sinh tịnh độ

- Khuyên người tin sâu nhân quả (Quyển hạ)

truyện cổ phật giáo

truyện cổ phật giáo

Truyện Cổ Phật Giáo

Trong bất cứ nền văn hóa nào trên thế giới cũng đều có sư hiện diện từ rất sớm của những câu chuyện cổ, mà phần lớn là dưới hình thức truyền khẩu, được những người thuộc tầng lớp bình dân kể cho nhau nghe qua những thế hệ nối tiếp nhau. Đặc điểm chung của những câu chuyện kể dân gian này là sự bình dị nhưng không kém phần sâu sắc, bởi chúng luôn có sự liên kết từ vô vàn những kinh nghiệm sống thực tiễn, và những nhận xét chân xác của nhiều thế hệ, được đưa vào từng thế hệ được đưa vào từng thế hệ, được đưa vào từng câu chuyện kể một cách thoải mái mà không cần quan tâm đến bất cứ một sự vi phaỉ bản quyền nào như trong văn học viết.

Qua hơn 100 câu truyện cổ bao gồm những truyện dã xảy ra hoặc được kể vào thời Đức Phật còn tại thế, cho đến những truyện tiền thân Đức Phật vốn được rất nhiều người biết đến qua Kinh Bản sanh cũng như những truyện có nguồn gốc dân gian được kể lại bằng nhận thức của người Phật Tử…. tập sách này sẽ dẫn dắt độc giả vào một thế giới lý tưởng và tươi đẹp, nơi ĐIỀU THIỆN luôn được tôn vinh và ĐIỀU ÁC luôn bị chê bai, trừng trị. Xét cho cùng, đó chẳng phải là niềm mơ ước khát khao và mục tiêu hướng đến từ muôn đời nhân loại đó sao.

kinh địa tạng trực chỉ

kinh địa tạng trực chỉ

Kinh Địa Tạng Trực Chỉ

Kinh Địa Tạng Trực Chỉ - Kinh này cho thấy các phương pháp theo các giáo lý của và giải thích các công đức, đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm. Nó liên quan đến Luật nhân quả và các hoạt động của nó bằng cách mô tả các hậu quả do những hành động xấu gây ra.

Ý nghĩa trọng tâm của Kinh Địa Tạng là “lòng hiếu thảo” với cha mẹ, nó như một ánh sáng rực rỡ chiếu sáng toàn thể vũ trụ. Cả vũ trụ đều vui mừng vì lòng hiếu thảo và vì thế người ta nói: “Trời và đất cho rằng, lòng hiếu thảo là thiết yếu, hiếu thảo là quan trọng nhất, với một người con hiếu thảo, cả gia đình đều an lạc”.

Nếu bạn hiếu thảo với cha mẹ, con cái của bạn sẽ hiếu thảo với bạn, nếu bạn không hiếu thảo với cha mẹ, con của bạn sẽ đối xử với bạn theo cách tương tự. Người ta có thể nghĩ, “Thế nào là một con người? Không phải chỉ đơn thuần là cố gắng đạt được thành công bằng mọi cách?” Điều này hoàn toàn sai!

Nhiệm vụ đầu tiên của con người là hiếu thảo với cha mẹ. Cha mẹ là trời đất, cha mẹ đều là chư Phật. Nếu không có cha mẹ bạn sẽ không có cơ thể, và nếu bạn không có cơ thể, bạn không thể trở thành một vị Phật. Nếu bạn muốn trở thành một vị Phật, bạn phải bắt đầu bằng cách hiếu thảo với cha mẹ.

Kinh này cho thấy các phương pháp theo các giáo lý của và giải thích các công đức, đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm. Nó liên quan đến Luật nhân quả và các hoạt động của nó bằng cách mô tả các hậu quả do những hành động xấu gây ra.

tâm linh như là sự tiến hoá tất yếu của con người

tâm linh như là sự tiến hoá tất yếu của con người

Tâm Linh Như Là Sự Tiến Hoá Tất Yếu Của Con Người

CUỐN SÁCH NÀY DÀNH CHO NHỮNG AI QUAN TÂM TỚI::

- Con đường Phật giáo là sự chuyển hóa tâm thức, từ tâm bất tịnh đến tâm thanh tịnh (càng thanh tịnh đến đâu càng chứng nghiệm tự do và hạnh phúc đến đó).

- Mục đích sống thực sự của cuộc đời con người qua con đường giáo dục Phật giáo.

- Sự phát triển của cuộc đời con người qua các tầng tiến hóa.

- Tìm hiểu đời sống tâm linh thực sự là gì.

- Kết nối với thiên nhiên, với con người, với chính mình.

- Hòa hợp giữa “Đời” và “Đạo”, giữa đời sống vật chất và đời sống tâm linh.

GIỚI THIỆU SÁCH: Đúng như tên gọi của cuốn sách: “Tâm linh như là sự tiến hóa tất yếu của con người” – Tác giả Nguyễn Thế Đăng đã chỉ rõ cho độc giả thấy sự tiến hóa tâm linh là cần thiết cho con người. Sự tiến hóa đó được tác giả thể hiện qua việc phân tích ba tầng chính: Tầng thứ nhất là tầng vật chất, con người chia sẻ với nhau một đời sống giác quan để sống trong thế giới hay trái đất này: mắt để thấy, tai để nghe, mũi để ngửi, lưỡi để nếm, thân để xúc chạm. Tầng thứ hai là tầng ý thức, bao gồm trí thông minh và trí tuệ cảm xúc. Nhưng ý thức là giới hạn vì nó không thể giải quyết được nỗi khổ đau tiềm ẩn trong chúng ta, sinh ra để rồi chết, làm sao vượt khỏi cái chết và như thế cuộc đời chẳng có ý nghĩa gì. Tầng thứ ba giải quyết được tận cùng nỗi khổ của con người, đó chính là tầng tâm linh, nơi cội nguồn của cái Biết, của Tự do và Hạnh phúc.

Từ đó, giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về cuộc đời con người với ba tầng tiến hóa, tầng vật chất và ý thức không thể giải quyết được sự thiếu thốn muốn tìm kiếm hạnh phúc trọn vẹn. Có cái nhìn đó giúp chúng ta không còn bị lệ thuộc vào vật chất, vào ý thức, vào những ham muốn không có điểm dừng nữa. Khi đạt tới tầng cao nhất là tầng tâm linh thì con người được mở toang cánh cửa của tự do. Một cuốn sách thật giá trị dành cho những ai đang đi tìm kiếm hạnh phúc thực sự là gì và ở đâu?

đạo lộ - đường đến chân hạnh phúc

đạo lộ - đường đến chân hạnh phúc

Tiếp nối sự lan tỏa của cuốn sách Trí Tuệ Đức Phật – Cách Đạt Được An Bình Thật Sự, Tôn sư Lama Thamthog Rinpoche viết tiếp cuốn sách Đạo Lộ - Đường Đến Chân Hạnh Phúc và bật mí sự kỳ diệu của “Tứ Diệu Đế”. Thông điệp của tôn sư Lama Thamthog Rinpoche trong cuốn sách “Đạo Lộ - Đường đến chân hạnh phúc” sẽ dẫn dắt hành giả từng bước ứng dụng những lời dạy của Đức Phật vào đời sống hằng ngày với lòng từ bi, vị tha. Vượt qua mọi cảm xúc phiền não để sống cuộc đời an bình với một trái tim nhân hậu là cách cuốn sách Đạo Lộ - Đường Đến Chân Hạnh Phúc muốn chúng ta hướng đến

Từ tháng 4 năm 2020, trong bối cảnh cách ly xã hội do đại dịch Covid-19 lan nhanh khiến mọi hoạt động bị đình trệ và gây ảnh hưởng sâu rộng trên toàn thế giới, tôn sư Lama Thamthog Rinpoche đã thực hiện những buổi thuyết Pháp trực tuyến qua mạng internet cho Phật tử vào mỗi cuối tuần với hàng trăm giờ giảng dạy.

Cuốn sách này là tập hợp các bài giảng trực tuyến của tôn sư Lama Thamthog Rinpoche về Tứ Diệu Đế; Cái chết, Thân trung gian và Tái sinh; Mười hai mắt xích nhân duyên. Trong các bài giảng này, thầy đã giải thích đầy đủ và dễ hiểu những điểm cốt lõi, giúp chúng ta có được hiểu biết cơ bản về Tứ Diệu Đế - nền tảng trong mọi giáo pháp của Đức Phật.

Theo ngài Thamthog Rinpoche: “Để loại bỏ khổ đau và đạt được hạnh phúc tuyệt đối, chúng ta cần loại bỏ nguyên nhân, hạt giống, dấu ấn thói quen (tập khí) của khổ”.

Đọc cuốn sách này, bạn đọc sẽ lĩnh hội những lời giảng một cách trực tiếp và sâu sắc của tôn sư. Qua đó, độc giả sẽ thấm sâu hơn giáo lý Tứ diệu đế, hiểu được nguyên nhân của khổ đau bắt nguồn từ vô minh, từ vô minh dẫn đến vô số khổ đau là quả. 

“Quả chính là Khổ đế, Tập đế là nguyên nhân của khổ. Cho nên nhân là Tập đế và quả là Khổ đế. Hai sự thật tiếp theo là: Diệt đế và Đạo đế, trong đó Đạo đế là nhân và Diệt đế là quả. Cho nên, thực hành Đạo đế, tu tập phương pháp đối trị với phiền não, suy tư về duyên khởi cũng như tính không chính là phương pháp trực tiếp loại bỏ khổ đau, hoàn toàn đạt tới hạnh phúc tuyệt đối và quả giải thoát đó chính là Diệt đế”, tôn sư Thamthog Rinpoche nhấn mạnh.

Đạo Lộ cũng giúp chúng ta hiểu về sự chết, thân trung ấm, quy trình tái sinh… Đây là những quan niệm căn bản được Phật giáo lý giải trên nền tảng của cái thấy cực kỳ vi tế, tương ứng với khoa học hiện đại. Theo tôn sư Thamthog Rinpoche, hiểu về tiến trình của cái chết là vô cùng quan trọng. Đặc biệt với những người thực hành Phật pháp, hiểu về các giai đoạn của sự chết, hiểu về sự tan rã của các yếu tố sẽ rất hữu hiệu trong thực hành của chúng ta sau này.

Chúng tôi hy vọng rằng cuốn sách này sẽ mang lại lợi ích cho bất kỳ ai, dù thuộc bất kỳ tôn giáo nào hay chưa chia sẻ niềm tin với tôn giáo. 

tìm hiểu phật học phổ thông

tìm hiểu phật học phổ thông

Tìm Hiểu Phật Học Phổ Thông

Dù có tu hành Phật pháp hay không, đều nên ăn chay, vì xét về phương diện khoa học hay Phật học, về phương diện cá nhân hay đoàn thể, về hiện tại hay tương lai, ăn chay đều có rất nhiều lợi ích. Vì vậy, nếu muốn thân thể được khỏe mạnh, tinh thần được nhẹ nhàng, thanh sạch, minh mẫn, tiết kiệm được tiền của, công sức, thời gian, gia đình được hòa thuận yên vui, sự nghiệp thành đạt, thì hãy mau chóng làm quen với những thức ăn chay. Vẫn biết, nói thì dễ mà làm thì khó. Nhưng một con người khi đã muốn tiến bộ và đã thấy rõ những điều lợi ích đó, thì dù khó bao nhiêu, cũng dũng mãnh tinh tiến tiến lên quyết thực hành cho được. Sự thực hành ấy, không phải là nóng vội nhanh chóng làm ngay trong một lần, mà phải tuần tự tiến bước. Nếu thực hành ăn chay như những cách trên, thì thiết nghĩ không có gì là khó lắm. Ðiều quan trọng nhất là có thật sự quyết tâm hay không mà thôi. Nếu đem công đức ăn chay mà hồi hướng cho chúng sinh tin sâu nhân quả, đoạn ác tu thiện, phát tâm ăn chay trường, thì công đức vô lượng.

Trích đoạn sách:

CHƯƠNG I

SÁU CÕI LUÂN HỒI

“Thế gian là bể khổ, muôn nghìn đắng cay”, “nước mắt chúng sinh nhiều hơn bốn biển”. Đúng như những gì Phật nhãn1 của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thấy khi Ngài thành đạo, Ngài đã thấy lại vô lượng vô biên kiếp quá khứ và vô lượng vô biên kiếp tương lai của bản thân và của chúng sinh4 . Cái thấy đó là sự thống khổ của chúng sinh. Chúng sinh đến thế gian này chỉ là cõi tạm, đời sống chỉ là để thọ quả báo tức là chính báo và y báo, đã hiện ra trong thời khắc đó, sự khổ đau của chúng sinh không một từ ngữ nào có thể diễn tả hết được. Nỗi khổ này chưa vơi, thì niềm đau khác lại ập đến. Tâm lý đau đớn, bức xúc nối tiếp, chồng chất diễn ra trong tâm trí không ngừng dứt, chi phối toàn bộ đời sống. Sự vô minh chìm đắm trong khổ đau ấy là sinh tử khổ đau luân hồi vô cùng tận, như bánh xe lăn không ngừng nghỉ qua vô lượng vô biên các chiều không gian thế gian tương tự như sáu đạo là: Trời, Atula, Người, Súc Sinh, Ngạ Quỷ, Địa Ngục. Cách sinh ra và tuổi thọ của chúng sinh trong vô lượng vô biên các chiều không gian ấy đều có sự khác nhau: Một là Thai sinh tức là những loài trong thai mẹ sinh ra; Hai là Noãn sinh tức là những loài trong trứng sinh ra; Ba là Thấp sinh tức là những loài từ nơi ẩm thấp mà sinh ra; Bốn là Hóa sinh tức là những loài hóa hiện sinh ra, tự biến hiện thân thể theo nghiệp lực quả báo.

I. CÕI NGƯỜI

Cõi này là thai sinh. Những ai biết đoạn ác tu thiện, tu hành năm giới nghiệp thiện gồm:

Một: Không sát sinh; Hai: Không trộm cướp; Ba: Không tà dâm; Bốn: Không nói dối; Năm: Không dùng rượu bia, chất kích thích thì thường được chuyển sinh vào các chiều không gian cõi Người.

Chư Phật thường hay xuất hiện ở cõi Người để giảng kinh thuyết pháp. Do quá khứ gieo nhân khác nhau nên quả báo của cõi Người không đồng đều, dưới đây chỉ là khái lược, còn rất nhiều loại quả báo khác nữa.

Mục lục:

CHƯƠNG I: SÁU CÕI LUÂN HỒI

I. Cõi Người

1. Quy ước thời gian và đơn vị trong đạo Phật

2. Năm Trược Ác Thế

3. Tam Khổ và Bát Khổ

II. Cõi Trời

1. Dục Giới Thiên

2. Sắc Giới Thiên

3. Vô Sắc Giới Thiên

4. Năm Tướng Suy

III. Cõi Atula

IV. Cõi Súc Sinh

V. Cõi Ngạ Quỷ

VI. Cõi Địa Ngục

VI. Kết luận

CHƯƠNG II: QUY Y TAM BẢO

1. Quy y Phật

2. Quy y Pháp

3. Quy y Tăng

4. Kết luận

CHƯƠNG III: MƯỜI NGHIỆP THIỆN

1. Không sát sinh

2. Không trộm cướp

3. Không tà dâm

4. Không nói dối

5. Không nói thêu dệt

6. Không nói lưỡi hai chiều

7. Không nói lời hung ác

8. Không tham lam

9. Không sân hận

10. Không si mê

CHƯƠNG IV: BÁT CHÍNH ĐẠO

1. Chính Kiến

2. Chính Tư Duy

3. Chính Ngữ

4. Chính Nghiệp

5. Chính Mạng

6. Chính Tinh Tiến

7. Chính Niệm

8. Chính Định

CHƯƠNG V: LỤC ĐỘ BA LA MẬT

1. Bố thí Ba La Mật

2. Trì giới Ba La Mật

3. Nhẫn nhục Ba La Mật

4. Tinh tiến Ba La Mật

5. Thiền định Ba La Mật

6. Trí tuệ Ba La Mật

CHƯƠNG VI: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT

I. Đại nguyện của Đức Phật A Di Đà

1. Lợi ích và công đức của pháp môn niệm Phật

2. Tam Tư Lương

3. Lục Hòa

II. Giáo lý và kiến giải

1. Niết Bàn

2. Giáo lý kiến giải

3. Kết luận

III. Hành trì và chứng đắc

IV. Phát nguyện niệm Phật

V. Hồi hướng cho chúng sinh khi vô tình giết hại hoặc ăn năm tịnh nhục

CHƯƠNG VII: ĂN CHAY

I. Vì sao nên ăn chay

1. Vì lòng từ bi và bình đẳng

2. Vì muốn tránh quả báo luân hồi khổ đau

3. Vì tốt cho sức khỏe

4. Vì lợi ích cho bản thân và xã hội nhân loại

II. Phương pháp ăn chay

1. Ăn chay kỳ

2. Những việc nên làm khi ăn chay

III. Kết luận

thực hành theo luận đại thừa khởi tín

thực hành theo luận đại thừa khởi tín

Thực Hành Theo Luận Đại Thừa Khởi Tín

Luận Đại Thừa Khởi Tín là căn bản, quan trọng và quý báu, vì tổng hợp hai nhánh của Đại thừa: Tánh Không Trung Đạo và Duy thức. Từ hai nhánh Tánh Không và Duy Thức này mà có tất cả các tông phái của Đại thừa, và chúng gồm cả ba thời thuyết pháp của đức Phật Thích Ca là:

1/ Bốn Đế và Khổ, Không, Vô thường, Vô ngã

2/ Tánh Không

3/ Phật tánh, hay Như Lai tạng, hay Tâm Chân Như

Ấn phẩm Thực Hành Theo Luận Đại Thừa Khởi Tín này được xem là rất cần thiết đối với những người muốn tìm hiểu và thực hành đầy đủ về con đường Đại thừa:

- Ba môn Chỉ, Quán và Chỉ Quán song tu mà Kinh Viên Giác nói rằng hoàn thành ba môn này tức là “Phật xuất hiện ở thế gian”

- Sáu ba la mật có giá trị như thế nào trong việc thể nhập Pháp thân

- Hai sự tích tập Trí huệ và Công đức

- Chi tiết về vô minh bất giác sanh sôi như thế nào để che chướng Pháp thân Chân Như và cách để tiêu trừ, tịnh hóa chúng

- Những cấp độ của con đường và những cấp độ tu chứng của Bồ tát

- Những ma chướng

Luận có tên là Đại Thừa Khởi Tín, vì luận giảng về Nền tảng và Quả của tất cả tông phái Đại thừa, kể cả Mật thừa, tức là “Pháp thân của tất cả chư Phật”. Luận đã giảng dạy đầy đủ cả Ba thân Phật: Pháp thân, Báo thân và Ứng thân hay Hóa thân.

Luận Đại Thừa Khởi Tín đề cập đến tất cả những pháp môn làm nên con đường Đại thừa, con đường Bồ tát. Thế nên những lời bình giảng ở đây hẳn là chưa đủ. Trong phần bình giảng, chúng tôi chú trọng vào sự thực hành, cho nên đã lặp lại nhiều lần những chữ trong luận: niệm, lìa niệm, phân biệt, vô tướng, vô niệm, vô trụ, huân tập, tùy thuận, tương ưng... Mỗi người tu tập có thể tìm thấy những đoạn, những câu trong luận để tự mình khai phá qua thực hành để càng ngày càng mở rộng con đường thẳng đến thực tại Chân Như.

Nguyện mọi người được an vui và lợi ích khi đọc và thực hành theo luận này.

kinh vua của định - bài ca đại ấn

kinh vua của định - bài ca đại ấn

Kinh Vua Của Định - Bài Ca Đại Ấn

Bản Kinh Vua của Định được xem là cực kỳ quan trọng đối với những người muốn hiểu và thực hành Đại Ấn, bởi vậy cuốn sách này dành cho:

Những ai đang tìm hiểu và thực hành theo Kim cương thừa nói chung và dòng Karma Kagyu nói riêng

Những ai đang thực hành và nghiên cứu Phật giáo nói riêng và tâm linh nói chung, trên tinh thần Bất bộ phái

Những ai còn đang loay hoay trên con đường tu học và thực hành Phật giáo

Những ai muốn tìm hiểu về bản chất thực sự của Định

Những ai hiểu rằng tâm linh là con đường tiến hóa tất yếu của con người và khát khao đi trên con đường nà

TRÍCH ĐOẠN TRONG SÁCH

HỌC TRÒ: Khi ngài nói định (samadhi), nó có giống như trạng thái thiền định thực sự?

RINPOCHE: Vâng, chúng ta có thể nói như thế. Trong tiếng Tây Tạng, ryamshag, từ dùng để diễn tả trạng thái thiền định có nghĩa đen là “Nghỉ ngơi trong trạng thái xả”. Truyền thống của những giáo huấn cốt lõi vạch ra hai cách lạc khỏi trạng thái xả: một được gọi là “lạc vào tinh túy bất động” và cái kia là “lạc vào sự khái quát tánh Không”. Khái quát tánh Không nghĩa là trùm phủ ý niệm tánh Không lên khái niệm của chúng ta về thực tại, giữ trong tâm ý niệm rằng mọi sự vật cụ thể là trống không. Đây là một tạo dựng giả tạo làm che ám trạng thái định.

HỌC TRÒ: Ngu độn hay vô minh thì vi tế hơn sân hay tham. Thế nên phương thuốc áp dụng cũng phải vi tế. Vô minh có phải là cái chúng ta kinh nghiệm như trạng thái bình thường của tâm? Nó có phải là tấm màn tự nhiên mà chúng ta phải làm tan biến hay nhìn thấu qua?

RINPOCHE: Chúng ta đã nói ngu độn hay vô minh có thể là trộn lẫn hay không trộn lẫn. Vô minh không trộn lẫn là không hiểu, hiểu sai, hay cảm thấy nghi ngờ. Nhưng khi chúng ta nhìn vào cái không hiểu, hiểu sai hay cảm thấy nghi ngờ, chúng ta không tìm thấy thực thể nào cả. Vào giây phút khám phá sự không có thực thể này, trạng thái ngu độn và vô minh không còn nữa. Thay vào đó, một sáng tỏ sống động hiện diện. Cái tỉnh thức sống động ấy vượt khỏi ngu độn và ngu tối.

HỌC TRÒ: Đôi khi bản tánh của tâm được thấy trong một thoáng chốc, như một le lói của sự thấy biết. Đâu là sự liên quan giữa khoảnh khắc ấy với tinh túy của giác ngộ?

RINPOCHE: Theo Uttara Tantra (Luận Phật tánh), trạng thái thức tỉnh, tinh túy của giác ngộ, là chứng ngộ hoàn toàn bản tánh vốn có của những sự vật - Pháp tánh. Thí dụ được dùng ở đây là so sánh với một đứa bé mới sinh nằm trong một căn phòng. Mặt trời chiếu sáng bên ngoài và vài tia sáng lọt qua cửa sổ. Đứa bé thấy tia sáng mặt trời, nhưng không thể bước ra ngoài và thấy mặt trời thực sự. Khi lớn lên và có thể ra ngoài, nó sẽ thấy mặt trời. Có liên hệ nào giữa ánh sáng mặt trời mà đứa bé thấy với mặt trời thật? Hẳn là có, nhưng để thấy mặt trời thật thì phải chờ đi ra ngoài khi lớn lên. Theo cùng cách, một thoáng thấy của sự thấy biết, một chớp sáng của nội quán mà bạn nói thì cũng giống như tia sáng mặt trời chiếu qua cửa sổ. Có một liên hệ chắc chắn giữa cái này và trạng thái giác ngộ, nhưng không phải là bản thân trạng thái giác ngộ. Chúng ta cần kiên trì tu hành thiền định để chứng ngộ đầy đủ trạng thái này, thế nên hãy thực hành!

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CUỐN SÁCH

Kinh Vua của Định, tiếng Sanskrit là SamadhiRaja Sutra. Có nhiều lý do để Khenchen Thrangu Rinpoche chọn Kinh này để bình giảng. Bản Kinh này là cơ sở của sự tiếp cận căn bản để tu hành samadhi được dùng ở những tổ chức tâm linh chính thuộc dòng Karma Kagyu. Thiền định chính của dòng này là về bản tánh của Đại Ấn, Mahamudra. Khi đại sư Gampopa, cũng được biết đến là Dakpo Rinpoche, giải thích hệ thống Đại Ấn, ngài đã dùng chính Kinh này. Bởi thế bản Kinh này phải được xem là cực kỳ quan trọng đối với những người muốn hiểu và thực hành Đại Ấn. Họ cần học, tư duy và hiểu nghĩa của Kinh Vua của Định. Kinh Vua của Định được Đức Phật ban theo lời thỉnh cầu của một Bồ tát tên là Ánh trăng Trẻ trung, trong tiếng Tây Tạng là Dawö Shönnu Gyurpa. Vị Bồ tát này được xem là một trong những Hóa thân trong chuỗi những đời trước của Gampopa. Kinh này được Đức Phật thuyết ở Đỉnh Núi Linh Thứu gần Thành Vương Xá (Rajgir).

Tác giả: Khenchen Thrangu Rinpoche sinh năm 1933 tại Kham, Tây Tạng. Ngài là giám hộ riêng của Đức Karmapa thứ XVII – Ogyen Trinley Dorje theo chỉ định của Thánh Đức Dalai Lama. Từ 1976, Ngài bắt đầu hoằng pháp tại phương Tây, và đã thành lập nhiều tu viện, ni viện, trường học cho trẻ em Tây Tạng và nhiều phòng khám bệnh. Ngài đã xuất bản 45 cuốn sách về Phật pháp bằng tiếng Anh. Ngài được đặc biệt biết đến vì khả năng làm cho những giáo lý phức tạp trở nên dễ tiếp cận với các học trò thời hiện đại.

vũ trụ trong hạt bụi - đi vào kinh hoa nghiêm

vũ trụ trong hạt bụi - đi vào kinh hoa nghiêm

Vũ Trụ Trong Hạt Bụi - Đi Vào Kinh Hoa Nghiêm

Từ “Vũ trụ” hay “Kosmos” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là trật tự, hài hòa. Hy Lạp là cái nôi của nền văn minh Tây phương cho đến hiện đại. Vũ trụ về mặt vĩ mô là các hành tinh, các ngôi sao, cho đến các thiên hà, về mặt vi mô là thế giới của các nguyên tử và các hạt hạ nguyên tử. Tất cả chúng đều hiện hữu trật tự và hài hòa với nhau.

Với Đông phương cũng có những quan niệm xưa cổ về vũ trụ, trong văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa. Nhưng nói về vũ trụ rộng nhất và sâu nhất là Kinh Hoa Nghiêm, được xem là kinh cao nhất của Phật giáo, được nói ngay sau khi Đức Phật giác ngộ.

Kinh Hoa Nghiêm cũng nói vũ trụ ở mặt vĩ mô: những thế giới hải, những thế giới úp, những thế giới ngửa, những thế giới hình như hoa xoắn tròn, những thế giới hình hoa sen…về mặt vi mô, kinh nói “lỗ chân lông, vi trần (hạt bụi nhỏ), sát na (phần nhỏ nhất của một khoảnh khắc)… Và tất cả những cái đó hoàn toàn trật tự, hài hòa với nhau để tạo thành vũ trụ.

Nhưng trật tự hài hòa của vũ trụ Hoa Nghiêm còn sâu sắc hơn nữa, mở rộng hơn nữa, đến gần như vô tận. Một sự vật không chỉ trật tự hài hòa với tất cả các sự vật khác mà còn bao gồm tất cả các sự vật khác (nhiếp) và thâm nhập tất cả các sự vật khác (nhập). Điều này chỉ có thể xảy ra khi tất cả đều “vô ngại” với nhau, và vô ngại bởi vì đều là tánh Không. Như thế cho đến cảnh giới rốt ráo là “sự sự vô ngại” và “trùng trùng duyên khởi, trùng trùng vô tận”.

Để đạt đến sự thật “sự sự vô ngại”, người ta phải thấy trực tiếp, chứng kiến trực tiếp, qua thí nghiệm trực tiếp, như khoa học. Phòng thí nghiệm, dụng cụ khoa học của chúng ta chính là thân tâm mình. Chính nơi phòng thí nghiệm thân tâm mình mà người ta tìm ra, nhìn thấy sự thực “sự sự vô ngại” của vũ trụ. Thế nên người xưa thường dùng chữ “thân chứng”, đích thân chứng nghiệm. Phật giáo có rất nhiều dụng cụ phương tiện cho việc này, tất cả nằm trong những khả năng sẵn có – chỉ cần mài giũa, làm tinh xảo thêm – của con người. Đó là sức tập trung (Chỉ, Định), khả năng quan sát, tưởng tượng sắc bén (Quán), những hoạt động tương ứng với sự thật (Hạnh), sự tha thiết mong cầu (Nguyện), lòng vị tha muốn ích lợi cho người khác (từ bi)…

Bởi vì cảnh giới sự sự vô ngại này ở khắp mọi không gian thời gian của vũ trụ, không nơi nào không có, không phút giây nào không hiện hữu, thế nên người ta có thể bắt gặp nó vào bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Rồi cứ thế đi sâu vào thực tại ấy như phẩm Nhập Pháp Giới của kinh diễn tả.

Bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào, cho nên người ta có thể bắt gặp Nó nơi một góc phố, nơi một chiếc lá nằm trên ghế đá công viên, nơi một đám mây lơ lửng trên thành phố chẳng ai để ý, nơi một âm thanh tình cờ buổi sáng, nơi khuôn mặt một người xa lạ, nơi một mảnh ngói bên lề đường, nơi một ngọn cỏ rung rinh theo gió…

Đó là điều kinh nói, “Một là Tất Cả, Tất Cả là Một”.

Nguyện mọi người được an vui và lợi ích khi đọc và thực hành theo luận này.

hiện tại vĩnh cửu

hiện tại vĩnh cửu

Hiện Tại Vĩnh Cửu

GIỚI THIỆU SÁCH:

Tình yêu với đất nước, con người, tình yêu với Phật giáo nói riêng và trí tuệ cổ xưa nói chung đã hiển bày thật hiện hữu qua từng câu chữ trong Hiện Tại Vĩnh Cửu. Với một ấn phẩm chứa đựng nhiều trí tuệ, được viết bằng thứ ngôn ngữ tràn đầy cảm hứng, qua mỗi một chương phần, chiều kích tinh thần của người đọc như được mở rộng thêm, sâu hơn, tràn hứng khởi để có thêm cơ hội tiếp chạm với sự tự do toàn diện, đó cũng chính là hiện tại vĩnh cửu.

Trong sự tự do toàn diện, có mặt khắp cả, tự do không còn là tự do hạn hẹp để phải chọn lựa, vì chọn lựa là mất mát. Tự do ở đây là một cái toàn thể, tự do như chim bay trong không gian, có tất cả mọi chọn lựa, có tất cả mọi phương hướng để chọn lựa, sự tự do ấy, không gian bao la của con chim bay có mọi tiềm năng, mọi khả thể cho sự chọn lựa. Khi người ta không còn sống trong những phần tử phân mảnh mà sống trong một đời sống toàn thể là Không, vô tướng, giải thoát thì sự chọn lựa không làm cho người ấy bị giới hạn, mà chọn lựa chính là tự do. Đó chính là tự do chọn lựa tự do.

Sự tự do toàn diện, đó cũng chính là cái hiện tại vĩnh cửu, cái quê nhà, cái nguồn mà tác giả đã nhiều lần nhắc đến:

Về đến quê nhà thì thấy khắp cả đều là quê nhà, đều là tánh Không, tánh Như…. Tất cả những con đường, những phương pháp, những pháp môn Phật giáo đều đưa chúng ta về đến nguồn ấy….

Đồng nguồn, đó là đại từ đại bi.

Nguyện ai ai cũng sẽ tiếp chạm được hiện tại vĩnh cửu nơi mỗi người khi đọc tác phẩm tuyệt vời này!

TRÍCH ĐOẠN SÁCH:

Mặc áo giáp đi xuyên qua lịch sử

Lịch sử là kết quả của những hành động đã tạo ra của con người và tiếp tục được tạo ra bằng những hành động hiện tại. Hành động có thể là tốt, xấu, hoặc trung tính. Làm người không ai thoát khỏi việc tạo ra hành động, tạo ra lịch sử, dù của một cá nhân hay một xã hội.

Lịch sử là sự biểu hiện của nghiệp và nghiệp quả, nghĩa là sự biểu hiện của những hành động của con người. Lịch sử con người là những hưng thịnh và suy vi, những thành công và thất bại, những xây dựng và điêu tàn, những hòa bình và chiến tranh. Lịch sử, với rất nhiều máu và nước mắt, là những vết thương khổ đau in hằn lên cuộc sống của con người.

Một trong những công việc của Bồ tát là chữa trị những vết thương, những tai hại của giết hại, chiến tranh, trộm cướp, tà dâm, nói dối, say sưa và chuyển hóa tâm xấu ác của con người để họ không gây ra những nguyên nhân cho những tệ nạn ấy nữa. Thế nên Bồ tát là người sống cùng chúng sanh, chia sẻ cùng một lịch sử tốt xấu, hưng phế của chúng sanh, nhưng Bồ tát đi xuyên qua lịch sử mà không có các vết thương, các phiền não nhờ mặc áo giáp của trí huệ tánh Không và đại bi vô ngại...

Một ngàn năm, nhiều giấc mộng trong một giấc mơ

Một ngàn năm…

Một ngàn năm đã qua đi cho đến khi tôi nhìn thấy viên gạch hoàng thành Thăng Long này, bởi thế mà bỗng dưng tôi nhòe nước mắt. Trong giọt nước mắt của ngàn năm ấy, tôi mộng thấy tro cốt mình đã mấy lần rắc xuống sông Hằng, tôi mộng thấy mình trong một ngàn năm ấy đã có lần mở cửa phòng thiền để nhìn những đỉnh núi tuyết trắng dưới trời xanh mùa xuân Tây Tạng, tôi mộng thấy mình trong một ngàn năm ấy đã có một lần mình tụng kinh trên Ngũ Đài Sơn nhìn về phương Nam cố quốc, tôi mộng thấy mình trong một ngàn năm ấy có lần mặc áo thụng dài ngồi bên bờ sông Nile cạnh những vườn ô liu ngát nắng, tôi mộng thấy mình trong một ngàn năm ấy có lần bì bõm cày ruộng giữa trưa, trên bờ là người vợ nghèo mặt đỏ bừng, mồ hôi lấm tấm đang ngồi nghỉ… Tôi mộng thấy biết bao “mình” trong một ngàn năm…

Cầm viên gạch trên tay, tôi tưởng thấy quân Pháp chiếm Việt Nam vào nửa sau thế kỷ 19. Cầm viên gạch trên tay, tôi thấy những ngày kháng chiến cho đến sự chia đôi đất nước giữa thế kỷ 20. Cầm viên gạch trên tay, tôi thấy những người lính trẻ và già của hai miền ngã xuống, ngã xuống ở hai bên chiến tuyến vô hình, và những người dân cả trẻ lẫn già, cả nam lẫn nữ vĩnh viễn nằm lại bên những con đường nơi chiến tranh và lịch sử đã đi qua. Tất cả và tất cả những đồng bào của tôi nằm lại đâu đó rải rác trên quê hương này, trên đôi mắt khép vẫn còn loáng thoáng giấc mơ Thăng Long mờ mịt hương khói. Cầm viên gạch trên tay, tôi thấy ngày thống nhất, mọi đôi mắt của tất cả những người còn sống đều nhòa lệ. Và bây giờ, cầm viên gạch hoàng thành trên tay, tôi tưởng thấy nhịp đập của hàng chục triệu trái tim ở đất nước này và của hàng triệu trái tim của người Việt xa xứ, ở Nam Phi, Ai Cập, ở châu Âu, Bắc Mỹ, ở những nơi xa xôi nhất của trái đất, tất cả và tất cả đều ít nhất vẫn có một cái gì đó chung cùng với nhịp đập của Thăng Long....

Cầm viên gạch trên tay, tôi thấy rất nhiều giấc mộng trong chỉ một giấc mơ:

Suốt một ngàn năm, tôi chưa hề mơ làm vương làm tướng,

Chỉ mơ làm một người lính già giữ mãi một Thăng Long.

chuyện phật đời xưa (tái bản 2022)

chuyện phật đời xưa (tái bản 2022)

Chuyện Phật Đời Xưa

Tập sách "Chuyện Phật Đời Xưa" đã được tác giả Đoàn Trung Còn biên soạn cách đây gần nửa thế kỷ, từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau trong Phật giáo. Nội dung của sách được chọn lọc một cách khá nhất quán xoay quanh trục chủ đề chính là các vấn đề luân lý, đạo đức. Bên cạnh đó, những vấn đề như đức tin, luật nhân quả và các phần giáo lý căn bản như Tam quy, Ngũ giới cũng được đưa vào. Có thể xem đây là một sự minh họa phong phú và lý thú cho những bài giảng về giáo lý nhà Phật.

"Thuở xưa, tại thành Ba la nại có một vị vua rất nhân từ, thường noi theo đạo từ bi để trị nước và giáo hóa daanc húng. Ngài rất công minh, không bao giờ có sự thiên vị với bất cứ ai, ngài cai trị hơn 60 nước chư hầu, gồm hơn tám mươi quận, có trong tay hàng trăm thớt voi,. Trong nội cung của ngài có đến hai chục ngàn cung phi mỹ nữ. Nhưng thật không may là ngài vẫn chưa có con nối dõi.

Ngài hằng cầu nguyện trời Phật thánh thần, xin cho có được một mụn con để nối dòng. Mười hai năm sau hoàng hậu thọ thai, rồi bà thứ phi cùng lúc thọ thai. Vua lấy làm vui mừng, tự mình chăm sóc cho hai bà rất thận trọng, tự tay lo từng miếng ăn, thức uống cho đến lúc nằm khi nghỉ, vua cũng đích thân lo giường nệm cho..."

trí tuệ đức phật (tái bản 2023)

trí tuệ đức phật (tái bản 2023)

Trí Tuệ Đức Phật

Cuốn sách này giới thiệu tập hợp các bài giảng của Tôn sư Lama Thamthog Rinpoche trong một số buổi thuyết Pháp và nhập thất tổ chức tại Viện Nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng Ghe Pel Ling ở Milan, Ý. Cuốn sách này là kết quả từ các bài học bao gồm những chủ đề được dạy theo truyền thống trong tác phẩm Lam rim (Đèn soi nẻo giác), do học giả, hành giả người Ấn Độ Atisha viết ở Tây Tạng vào thế kỉ 11 và được Lama Tsong Khapa- một trong số nhiều đạo sư Tây Tạng – luận giải vào nữa sau thế kỉ 14. Lam rim bao gồm toàn bộ phần thuyết Pháp nguyên thuỷ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, được tổ chức theo một trình tự nhằm dẫn dắt thiền giả từng bước tinh luyện tâm mình, vượt qua các cảm xúc phiền não và quan điểm sai lầm, đạt được thành tựu giác ngộ.

Những điều chúng ta nghe được từ Tôn sư Lama Thamthog Rinpoche trong các buổi thuyết Pháp quý giá đó và có may mắn đọc ở đây, đến với chúng ta qua dòng truyền thừa thanh tịnh và trọn vẹn của thầy. Cuốn sách này bao hàm toàn bộ con đường từng bước đi đến giác ngộ được giải thích theo kinh nghiệm dày dặn và kiến thức uyên thâm của Tôn sư Lama Thamthog Rinpoche với sự thanh thoát mà chỉ có tiếp xúc trực tiếp với thính giả mới mang lại được. Những hướng dẫn này cho chúng ta thấy rằng, mặc dù đã xuất hiện từ hai nghìn năm trăm năm trước, đạo Phật vẫn đầy ý nghĩa thích hợp với tất cả chúng ta trong cuộc sống và trong xã hội ngày nay.

Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

Liên Hệ