đạo lộ - đường đến chân hạnh phúc

đạo lộ - đường đến chân hạnh phúc

<p>Tiếp nối sự lan tỏa của cuốn sách Trí Tuệ Đức Phật – Cách Đạt Được An Bình Thật Sự, Tôn sư Lama Thamthog Rinpoche viết tiếp cuốn sách Đạo Lộ - Đường Đến Chân Hạnh Phúc và bật mí sự kỳ diệu của “Tứ Diệu Đế”. Thông điệp của tôn sư Lama Thamthog Rinpoche trong cuốn sách “Đạo Lộ - Đường đến chân hạnh phúc” sẽ dẫn dắt hành giả từng bước ứng dụng những lời dạy của Đức Phật vào đời sống hằng ngày với lòng từ bi, vị tha. Vượt qua mọi cảm xúc phiền não để sống cuộc đời an bình với một trái tim nhân hậu là cách cuốn sách Đạo Lộ - Đường Đến Chân Hạnh Phúc muốn chúng ta hướng đến</p>

<p>Từ tháng 4 năm 2020, trong bối cảnh cách ly xã hội do đại dịch Covid-19 lan nhanh khiến mọi hoạt động bị đình trệ và gây ảnh hưởng sâu rộng trên toàn thế giới, tôn sư Lama Thamthog Rinpoche đã thực hiện những buổi thuyết Pháp trực tuyến qua mạng internet cho Phật tử vào mỗi cuối tuần với hàng trăm giờ giảng dạy.</p>

<p>Cuốn sách này là tập hợp các bài giảng trực tuyến của tôn sư Lama Thamthog Rinpoche về Tứ Diệu Đế; Cái chết, Thân trung gian và Tái sinh; Mười hai mắt xích nhân duyên. Trong các bài giảng này, thầy đã giải thích đầy đủ và dễ hiểu những điểm cốt lõi, giúp chúng ta có được hiểu biết cơ bản về Tứ Diệu Đế - nền tảng trong mọi giáo pháp của Đức Phật.</p>

<p>Theo ngài Thamthog Rinpoche: “Để loại bỏ khổ đau và đạt được hạnh phúc tuyệt đối, chúng ta cần loại bỏ nguyên nhân, hạt giống, dấu ấn thói quen (tập khí) của khổ”.</p>

<p>Đọc cuốn sách này, bạn đọc sẽ lĩnh hội những lời giảng một cách trực tiếp và sâu sắc của tôn sư. Qua đó, độc giả sẽ thấm sâu hơn giáo lý Tứ diệu đế, hiểu được nguyên nhân của khổ đau bắt nguồn từ vô minh, từ vô minh dẫn đến vô số khổ đau là quả.&nbsp;</p>

<p>“Quả chính là Khổ đế, Tập đế là nguyên nhân của khổ. Cho nên nhân là Tập đế và quả là Khổ đế. Hai sự thật tiếp theo là: Diệt đế và Đạo đế, trong đó Đạo đế là nhân và Diệt đế là quả. Cho nên, thực hành Đạo đế, tu tập phương pháp đối trị với phiền não, suy tư về duyên khởi cũng như tính không chính là phương pháp trực tiếp loại bỏ khổ đau, hoàn toàn đạt tới hạnh phúc tuyệt đối và quả giải thoát đó chính là Diệt đế”, tôn sư Thamthog Rinpoche nhấn mạnh.</p>

<p>Đạo Lộ&nbsp;cũng giúp chúng ta hiểu về sự chết, thân trung ấm, quy trình tái sinh… Đây là những quan niệm căn bản được Phật giáo lý giải trên nền tảng của cái thấy cực kỳ vi tế, tương ứng với khoa học hiện đại. Theo tôn sư Thamthog Rinpoche, hiểu về tiến trình của cái chết là vô cùng quan trọng. Đặc biệt với những người thực hành Phật pháp, hiểu về các giai đoạn của sự chết, hiểu về sự tan rã của các yếu tố sẽ rất hữu hiệu trong thực hành của chúng ta sau này.</p>

<p>Chúng tôi hy vọng rằng cuốn sách này sẽ mang lại lợi ích cho bất kỳ ai, dù thuộc bất kỳ tôn giáo nào hay chưa chia sẻ niềm tin với tôn giáo.&nbsp;</p>

tâm linh như là sự tiến hoá tất yếu của con người

tâm linh như là sự tiến hoá tất yếu của con người

<p>Tâm Linh Như Là Sự Tiến Hoá Tất Yếu Của Con Người</p>

<p>CUỐN SÁCH NÀY DÀNH CHO NHỮNG AI QUAN TÂM TỚI::</p>

<p>- Con đường Phật giáo là sự chuyển hóa tâm thức, từ tâm bất tịnh đến tâm thanh tịnh (càng thanh tịnh đến đâu càng chứng nghiệm tự do và hạnh phúc đến đó).</p>

<p>- Mục đích sống thực sự của cuộc đời con người qua con đường giáo dục Phật giáo.</p>

<p>- Sự phát triển của cuộc đời con người qua các tầng tiến hóa.</p>

<p>- Tìm hiểu đời sống tâm linh thực sự là gì.</p>

<p>- Kết nối với thiên nhiên, với con người, với chính mình.</p>

<p>- Hòa hợp giữa “Đời” và “Đạo”, giữa đời sống vật chất và đời sống tâm linh.</p>

<p>GIỚI THIỆU SÁCH: Đúng như tên gọi của cuốn sách: “Tâm linh như là sự tiến hóa tất yếu của con người” – Tác giả Nguyễn Thế Đăng đã chỉ rõ cho độc giả thấy sự tiến hóa tâm linh là cần thiết cho con người. Sự tiến hóa đó được tác giả thể hiện qua việc phân tích ba tầng chính: Tầng thứ nhất là tầng vật chất, con người chia sẻ với nhau một đời sống giác quan để sống trong thế giới hay trái đất này: mắt để thấy, tai để nghe, mũi để ngửi, lưỡi để nếm, thân để xúc chạm. Tầng thứ hai là tầng ý thức, bao gồm trí thông minh và trí tuệ cảm xúc. Nhưng ý thức là giới hạn vì nó không thể giải quyết được nỗi khổ đau tiềm ẩn trong chúng ta, sinh ra để rồi chết, làm sao vượt khỏi cái chết và như thế cuộc đời chẳng có ý nghĩa gì. Tầng thứ ba giải quyết được tận cùng nỗi khổ của con người, đó chính là tầng tâm linh, nơi cội nguồn của cái Biết, của Tự do và Hạnh phúc.</p>

<p>Từ đó, giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về cuộc đời con người với ba tầng tiến hóa, tầng vật chất và ý thức không thể giải quyết được sự thiếu thốn muốn tìm kiếm hạnh phúc trọn vẹn. Có cái nhìn đó giúp chúng ta không còn bị lệ thuộc vào vật chất, vào ý thức, vào những ham muốn không có điểm dừng nữa. Khi đạt tới tầng cao nhất là tầng tâm linh thì con người được mở toang cánh cửa của tự do. Một cuốn sách thật giá trị dành cho những ai đang đi tìm kiếm hạnh phúc thực sự là gì và ở đâu?</p>

kinh địa tạng trực chỉ

kinh địa tạng trực chỉ

<p>Kinh Địa Tạng Trực Chỉ</p>

<p>Kinh Địa Tạng Trực Chỉ - Kinh này cho thấy các phương pháp theo các giáo lý của và giải thích các công đức, đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm. Nó liên quan đến Luật nhân quả và các hoạt động của nó bằng cách mô tả các hậu quả do những hành động xấu gây ra.</p>

<p>Ý nghĩa trọng tâm của Kinh Địa Tạng là “lòng hiếu thảo” với cha mẹ, nó như một ánh sáng rực rỡ chiếu sáng toàn thể vũ trụ. Cả vũ trụ đều vui mừng vì lòng hiếu thảo và vì thế người ta nói: “Trời và đất cho rằng, lòng hiếu thảo là thiết yếu, hiếu thảo là quan trọng nhất, với một người con hiếu thảo, cả gia đình đều an lạc”.</p>

<p>Nếu bạn hiếu thảo với cha mẹ, con cái của bạn sẽ hiếu thảo với bạn, nếu bạn không hiếu thảo với cha mẹ, con của bạn sẽ đối xử với bạn theo cách tương tự. Người ta có thể nghĩ, “Thế nào là một con người? Không phải chỉ đơn thuần là cố gắng đạt được thành công bằng mọi cách?” Điều này hoàn toàn sai!</p>

<p>Nhiệm vụ đầu tiên của con người là hiếu thảo với cha mẹ. Cha mẹ là trời đất, cha mẹ đều là chư Phật. Nếu không có cha mẹ bạn sẽ không có cơ thể, và nếu bạn không có cơ thể, bạn không thể trở thành một vị Phật. Nếu bạn muốn trở thành một vị Phật, bạn phải bắt đầu bằng cách hiếu thảo với cha mẹ.</p>

<p>Kinh này cho thấy các phương pháp theo các giáo lý của và giải thích các công đức, đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm. Nó liên quan đến Luật nhân quả và các hoạt động của nó bằng cách mô tả các hậu quả do những hành động xấu gây ra.</p>

khuyên người bỏ sự tham dục

khuyên người bỏ sự tham dục

<p>Khuyên Người Tin Bỏ Sự Tham Dục</p>

<p>An Sĩ Toàn Thư là một bộ sách khuyến thiện từng được Đại sư Ấn Quang hết lời ngợi khen. Từ trước đến nay, tuy sách này được rất nhiều người biết đến nhưng chưa từng có bản Việt dịch hoàn chỉnh nào</p>

<p>Sách dày hơn ngàn trang khổ lớn trong nguyên bản Hán văn. Phần đầu tiên là Giảng rộng bài văn Âm chất (Âm chất văn quảng nghĩa) chiếm khoảng hơn 400 trang, hiện đã được chuyển dịch hoàn chỉnh sang tiếng Việt và chú giải công phu bởi dịch giả Nguyễn Minh Tiến. Các phần tiếp theo sẽ được tiếp tục chuyển dịch và phát hành trong thời gian sắp tới.</p>

<p>Về nội dung sách, soạn giả sách này đã dựa vào bài văn Âm chất rất ngắn gọn (chỉ khoảng hơn 800 chữ) để biên soạn thành một bộ sách hơn 400 trang chữ Hán khổ lớn. Cách trình bày khá nhất quán trong toàn bộ sách. Cứ mỗi một câu được mang ra phân tích, bao giờ cũng An Sĩ toàn thư có một phần giảng rộng mà ông gọi là “phát minh”, sau đó đến phần đưa ra nhận xét, lời bàn, mà ông gọi là “án”. Tiếp đó, hầu hết đều có thêm phần trưng dẫn sự tích, gồm những câu chuyện được rút ra từ kinh điển hoặc các truyện tích trong Phật giáo, nhằm mục đích minh họa cho ý nghĩa của các phần trên.</p>

<p>Chính phần giảng rộng và lời bàn của tiên sinh An Sĩ đã khai phá và mở rộng ý nghĩa của bài văn Âm chất hoàn toàn theo tinh thần Phật giáo, giúp người đọc qua đó tiếp nhận được những giáo lý tinh hoa, những tri thức hướng thiện trên tinh thần từ bi, vị tha và trí tuệ. Không khó để chúng ta nhận ra rằng, tuy dựa trên bài văn Âm chất, nhưng hầu như phần trước tác của tiên sinh An Sĩ đã chi phối hoàn toàn nội dung của sách này.</p>

<p>Trọn bộ An Sĩ toàn thư gồm:

- Khuyên người bỏ sự giết hại</p>

<p>- Khuyên người bỏ sự tham dục</p>

<p>- Khuyên người tin sâu nhân quả (Quyển thượng)</p>

<p>- Khuyên người niệm Phật cầu sinh tịnh độ</p>

<p>- Khuyên người tin sâu nhân quả (Quyển hạ)</p>

các tông phái đạo phật

các tông phái đạo phật

<p>Các Tông Phái Đạo Phật</p>

<p>Đạo phật từ khi đức Phật tổ lập giáo cho đến nay, đã hơn hai ngàn năm trăm năm,vốn vẫn là một đạo duy nhất. Song hoàn cảnh xã hội và con người ở khắp trên toàn cầu là khác nhau. Vì trên đường đời, nhân loại tiến hoá chẳng giống nhau. Kẻ thông minh tột bực, người mê thấp tối tăm, chẳng giống nhau; kẻ thong tha làm ăn, người vướng nhiều tình dục; kẻ tự do về trí, người lận đận việc nhà; kẽ đã từng học lý xem kinh, người vừa mới nghe văn tầm sách, có kẻ mới nhập mà thông, lại có người già đời còn dốt...</p>

<p>Bởi thế cho nên các bậc hiền thánh đều tuỳ phương tiện mà độ thế , cứu người. Chính đức Phật tổ từ thuở xưa cũng đã làm như vậy. Tuỳ thuận nơi những người đến nghe trong pháp hội, ngài thuyết dạy giáo pháp phù hợp. Hoặc giảng rộng lý lẽ, hoặc dẫn chuyện tích xưa, hoặc bày ra giới luật. Có khi nói xa, có lúc nói gần, có khi chỉ thẳng, có lúc dùng ẩn dụ...... Ngài dùng đủ cách như thế, cốt yếu cũng chỉ là muốn giúp cho chúng sanh đạt hiệu chân lý. Với hàng đệ tử xuất thân quý tộc nhưng dốc lòng tinh tấn, ngài dạy theo một cách. Với bậc vua quan còn tham đắm lợi danh, ngài lại dạy theo một cách khác. Với hàng gia thương rộng lòng bố thí, ngài dạy theo một cách. Với kẻ trung tín thành tâm, ngài lại dạy theo một cách khác hơn nữa. Cách sử dụng ngôn ngữ của ngài tiến hoá rất tuyệt diệu, phi thường. Trong kinh vẫn thường nói có đến tám vạn bốn ngàn pháp môn, cũng không ngoài ý này.</p>

<p>Muốn dễ hiểu hơn, ta hãy so sánh các tông phái của đạo Phật với những con đường đưa lên núi. Dầu theo con đường nào, lâu hay mâu, khó hay dễ, đi thẳng hay đi vòng, cuối cùng đều lên đến đỉnh cao của ngọn núi. Nghĩa là, dù tu theo tông phái nào mà dốc lòng, tận lực, thì cũng đều có thể đạt đến chỗ giải thoát rốt ráo cả.</p>

<p>Người ta cũng so sánh những tông phái với các thứ hoa. Tuy nhiên nhiều hương thơm, lắp sắc đẹp, đều là mọc lên từ khu vườn đạo Phật. Các tông phái dù khác nhau cũng không ra ngoài đạo Phật. Tông phái nào cũng nhắm đến cảnh giới Niết - bàn, giải thoát. Dù là Tiểu thừa, Trung thừa hay Đại thừa, nếu là người tu hết lòng chuyên cần thì chắc chắn sẽ gặt hái được kết quả tốt lành.</p>

10 tư tưởng pháp hoa trong đời sống hằng ngày

10 tư tưởng pháp hoa trong đời sống hằng ngày

<p>10 Tư Tưởng Pháp Hoa Trong Đời Sống Hằng Ngày</p>

<p>Đúng như tên gọi của cuốn sách:“Tâm linh như là sự tiến hóa tất yếu của con người”– Tác giả Nguyễn Thế Đăng đã chỉ rõ cho độc giả thấy sự tiến hóa tâm linh là cần thiết cho con người. Sự tiến hóa đó được tác giả thể hiện qua việc phân tích ba tầng chính: Tầng thứ nhất là tầng vật chất, con người chia sẻ với nhau một đời sống giác quan để sống trong thế giới hay trái đất này: mắt để thấy, tai để nghe, mũi để ngửi, lưỡi để nếm, thân để xúc chạm. Tầng thứ hai là tầng ý thức, bao gồm trí thông minh và trí tuệ cảm xúc. Nhưng ý thức là giới hạn vì nó không thể giải quyết được nỗi khổ đau tiềm ẩn trong chúng ta, sinh ra để rồi chết, làm sao vượt khỏi cái chết và như thế cuộc đời chẳng có ý nghĩa gì. Tầng thứ ba giải quyết được tận cùng nỗi khổ của con người, đó chính là tầng tâm linh, nơi cội nguồn của cái Biết, của Tự do và Hạnh phúc.

Từ đó, giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về cuộc đời con người với ba tầng tiến hóa, tầng vật chất và ý thức không thể giải quyết được sự thiếu thốn muốn tìm kiếm hạnh phúc trọn vẹn. Có cái nhìn đó giúp chúng ta không còn bị lệ thuộc vào vật chất, vào ý thức, vào những ham muốn không có điểm dừng nữa. Khi đạt tới tầng cao nhất là tầng tâm linh thì con người được mở toang cánh cửa của tự do. Một cuốn sách thật giá trị dành cho những ai đang đi tìm kiếm hạnh phúc thực sự là gì và ở đâu?</p>

kinh thánh cựu ước và tân ước - bìa da có dây kéo

kinh thánh cựu ước và tân ước - bìa da có dây kéo

<p>Kinh Thánh Cựu Ước Và Tân Ước</p>

<p>Trên thế giới, Kinh Thánh thường được mặc nhiên thừa nhận là “sách bán chạy nhất mọi thời đại” và xứng đáng là sách nên có trong tủ sách của mỗi cá nhân và gia đình.</p>

<p>Là một nguồn mạch lớn của văn chương thế giới, Kinh Thánh truyền cảm hứng cho vô số tác phẩm văn học trên khắp thế giới qua các câu chuyện kinh điển như: chuyện A-đam và Ê-va ăn “trái cấm”; chuyện chiếc tàu Nô-ê; chuyện chàng chăn cừu Đa-vít và gã khổng lồ Gô-li-át…</p>

<p>Đối với người Cơ Đốc, Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời — Ngài có quyền năng đem lại sự sống, sự khôn ngoan, bình an, và hy vọng cho những ai hết lòng tìm kiếm lẽ thật.</p>

<p>Bản dịch Kinh Thánh 1925 đã chuyển tải thành công một tác phẩm kinh điển của nhân loại bằng một thứ tiếng Việt rất đẹp và trong sáng của thập niên 1920. Đây là kết tinh trí tuệ của một tập thể bao gồm các nho sĩ Tin Lành Việt Nam, các học giả người Việt cấp tiến, và các giáo sĩ ngoại quốc yêu mến Việt Nam.</p>

<p>Kinh Thánh tiếng Anh bản King James là một trong những bản dịch Kinh Thánh tiếng Anh được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay. Ngôn từ trang trọng và nhịp điệu văn xuôi của bản King James đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của văn học và ngôn ngữ Anh trong vòng 400 năm qua.</p>

Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

Liên Hệ