tôi cầm mặt trời và ném

tôi cầm mặt trời và ném

<p>Tôi Cầm Mặt Trời Và Ném</p>

<p>Mỗi con người chỉ có một cuộc đời để sống. Cuộc đời đó rộng hay hẹp, phóng khoáng hay tù túng, thanh thản hay mệt mỏi phần nhiều là do chính bản thân mỗi người.</p>

<p>Trước khi chờ đợi ý kiến của người khác, hãy tự quyết định cuộc đời của mình.</p>

<p>Cuộc sống là quý giá, mỗi phút giây qua đi là chúng ta càng thêm tuổi tác, vậy thì sao không sống hết mình, sống rực rỡ, sống vui tươi trong mỗi phút giây? Đừng quàng lên cổ mình quá nhiều gánh nặng, quá nhiều lo toan, quá nhiều hy sinh, trừ khi hoàn cảnh bắt buộc và không thể xoay chuyển được nữa.</p>

<p align="center">-----</p>

<p>Tôi cầm mặt trời và ném là quyển sách thứ hai, sau Đàn bà thì phù phiếm, của tác giả Hà Thanh Vân được Saigon Books phát hành. Hẳn bất cứ ai theo dõi tác giả Hà Thanh Vân trên các trang mạng xã hội đều dễ dàng nhận ra Hà Thanh Vân bởi chữ ký của chị. Đó là chữ ký Tôi cầm mặt trời và ném.</p>

<p>Tôi cầm mặt trời và ném gợi lên một hành động thách thức: Vầng mặt trời chói lòa, mỗi ngày mỗi mọc như tượng trưng cho sự sống, cho rực rỡ huy hoàng giống như cuộc đời có những đỉnh cao, những giây phút vinh quang mà chúng ta luôn cố gắng vươn tới. Cuộc đời phải luôn hướng về những điều gì là kỳ vĩ nhất, tỏa sáng nhất, không những thế, phải bằng một thái độ chủ động, dấn thân, vượt lên trên những điều tầm thường, như vầng mặt trời có thể nắm gọn trong tay.</p>

<p>Mặt trời thì chói chang, mặt trời thì rực rỡ, mặt trời là quả cầu lửa mà ai đến gần đều có thể bị thiêu rụi thành tro bụi. Để cầm được mặt trời trong tay, không chỉ cần lòng dũng cảm, mà còn cần trí thông minh, sao cho vượt qua được những chướng ngại, hiểm nguy trên đường dấn bước.</p>

<p>Và thường trên đỉnh cao của sự huy hoàng vẻ vang, người ta thường nuối tiếc, thường muốn lưu lại những phút giây này mãi mãi. Nhưng vầng mặt trời rồi sẽ tắt vào các buổi hoàng hôn, cũng như những ánh hào quang rồi sẽ tan biến. Khi ấy, chúng ta phải học cách từ bỏ, nhưng không phải là bằng sự miễn cưỡng, cố gắng, mà bằng thái độ chủ động, tự tin.</p>

<p>Tôi cầm mặt trời và ném không chỉ là một chữ ký thông thường, nó là thái độ sống của tác giả đối với cuộc đời sôi động này, là lời tổng kết có ý nghĩa nhất những việc chị đã làm trong đời.</p>

sống giản dị và sâu lắng

sống giản dị và sâu lắng

<p>"Thượng đế không kêu gọi chúng ta bước vào

một cuộc sống bê tha nhếch nhác,

Ngài mời gọi chúng ta sống cuộc đời thánh thiện"</p>

<p>*****</p>

<p>"Sống giản dị và sâu lắng" là một câu chuyện tình yêu, giống như bao câu chuyện mà tôi yêu thích. Chuyện về việc cho phép bản thân được yêu, với tất cả những khiếm khuyết, nỗi đau và góc khuất trong tâm hồn. Và đó là sự thay đổi sâu sắc nhất trong cuộc đời mà tôi từng trải qua.</p>

<p>Vào một ngày thứ Bảy của ba năm trước, tôi nhìn chăm chăm lên trần nhà trong một căn phòng khách sạn ở Dallas, thấy mình kiệt sức. Tôi tự nhủ: “Nếu có ai muốn sống cuộc sống như hiện giờ của mình thì mình sẵn sàng cho họ. Mình không thể tiếp tục được nữa. Mình cần một cách sống mới”.</p>

<p>Theo nhiều lẽ, tôi yêu cuộc sống này, yêu chồng con và rất biết ơn vì được làm công việc viết lách. Giống như cờ đến tay ai người đó phất, và khi phất cờ, tôi đã mạnh tay đến mức chẳng còn sức mà phất nữa. Lá cờ nhỏ đó là cuộc đời tôi, và áp lực của việc phất lá cờ đó đang hủy hoại tôi. Tôi nhận ra mình đã bỏ lỡ những thứ mà bản thân khao khát: sự kết nối, ý nghĩa, sự bình yên. Nhưng có điều gì đó cứ đẩy tôi tiến về phía trước – niềm tin và bản năng cứ mãi thôi thúc tôi không ngừng bước tới, dù tôi chỉ mong được nghỉ ngơi.</p>

<p>Tôi yêu cuộc sống của mình, nhưng tôi đã trở thành người mà chính tôi còn không muốn ở bên cạnh. Tôi đã biến thành người mà tôi không muốn trở thành.</p>

<p>Cuốn sách này là hành trình “lên dây cót” của tôi, là con đường gian nan đi từ chỗ kiệt sức đến nơi bình yên, từ cô lập đến kết nối, từ hối hả và quay cuồng công việc đến hiện hữu thiêng liêng. "Sống giản dị và sâu lắng" cũng là lời mời gọi bạn bước vào hành trình tương tự, bởi vì nó là sự thay đổi lớn nhất, thử thách nhất và cũng là sự tưởng thưởng xứng đáng nhất trong cuộc đời trưởng thành của tôi.</p>

<p>- Tác giả Shauna Niequist</p>

sài gòn - chuyện đời của phố 2 (tái bản 2021)

sài gòn - chuyện đời của phố 2 (tái bản 2021)

Sài Gòn - Chuyện Đời Của Phố: Hành Trình Về Ký Ức

Giới thiệu

Sài Gòn, một thành phố phồn hoa, ẩn chứa trong mình những câu chuyện đời sống, lịch sử, văn hóa đầy mê hoặc. Những ký ức về một Sài Gòn xưa cũ, với những con phố rợp bóng cây, những ngôi nhà cổ kính, những câu chuyện đời thường, đang dần bị lãng quên theo thời gian. May mắn thay, chúng ta có Phạm Công Luận, một người con yêu Sài Gòn da diết, một người tình của thành phố, đã dành trọn tâm huyết để lưu giữ và tái hiện những khoảnh khắc đẹp đẽ ấy trong bộ sách Sài Gòn - Chuyện Đời Của Phố.

Hành Trình Khám Phá Ký Ức

Sài Gòn - Chuyện Đời Của Phố không chỉ là một bộ sách, mà còn là một hành trình ngược dòng thời gian, đưa người đọc về với Sài Gòn xưa, với những câu chuyện, hình ảnh đầy cảm xúc. Qua hai tập sách, Phạm Công Luận đã dày công sưu tầm, nghiên cứu những tư liệu quý hiếm, những câu chuyện đời thường, những tấm ảnh xưa cũ, như một lời tri ân sâu sắc dành cho thành phố yêu dấu của mình.

Tập 1 như một cỗ máy thời gian kỳ diệu, đưa người đọc trở về với Sài Gòn những năm 1950 - 1960, với những khung cảnh quen thuộc, những con người, những câu chuyện đầy tính nhân văn. Đọc Sài Gòn - Chuyện Đời Của Phố là được sống lại những cảm xúc của một thời, những rung động tinh tế, những hồi ức đẹp đẽ.

Tập 2 tiếp tục hành trình khám phá Sài Gòn, với những tư liệu hiếm và lạ hơn tập 1, như những bức tranh quý giá trong bộ sưu tập của chị Loan de Fontbrune, hình chụp Trịnh Công Sơn, những hình ảnh nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang... Những tư liệu này không chỉ là những minh chứng cho một quá khứ hào hùng, mà còn là những mảnh ghép đầy xúc động, góp phần tạo nên bức tranh toàn cảnh về một Sài Gòn rực rỡ, đầy sức sống.

Lời Của Tác Giả

Phạm Công Luận, với tâm hồn nhạy cảm và tình yêu tha thiết dành cho Sài Gòn, đã chia sẻ suy nghĩ của mình về bộ sách:

> "Tôi đọc được câu: “Lịch sử nhân loại như một dòng sông đôi khi đầy máu và xác những người chém giết nhau, cướp bóc lẫn nhau; mà các sử gia chỉ thường chép những hành động đó thôi. Nhưng trên bờ còn có những người khác cất nhà, làm vườn, nuôi con, làm thơ” (Will & Ariel Durant). Có những điều đã có người viết rất giỏi, nên tôi muốn góp sức viết chuyện “trên bờ” của dòng lịch sử, là những chuyện đời thường “cất nhà, làm vườn, nuôi con...”. Có thể chúng riêng tư nhưng cuộc sống đời thường của một giai đoạn quá khứ nào đó vẫn góp phần vào chuyện đời của một thành phố."

Phạm Công Luận muốn kể những câu chuyện đời thường, những “chuyện trên bờ” của dòng lịch sử, những câu chuyện giản dị nhưng ấm áp, tạo nên bức tranh toàn cảnh về một Sài Gòn xưa cũ, với những con người, những câu chuyện, những khoảnh khắc đẹp đẽ.

Nhận Xét Của Độc Giả

Sài Gòn - Chuyện Đời Của Phố nhận được nhiều lời khen ngợi từ độc giả và giới chuyên môn:

> "Điềm đạm, nhẹ nhàng và cẩn trọng là những gì người đọc có thể cảm nhận tính cách của Phạm Công Luận qua văn anh." - Tuổi Trẻ Cuối Tuần

> "Cuốn sách có nhiều hình ảnh xưa chưa công bố. Lật giở từng trang sách, người đọc có thể nhớ về Sài Gòn của một thời, những bìa báo xuân và đĩa nhạc xưa cũ, cội nguồn những tấm ảnh về các diễn viên nổi tiếng nay đã lui vào hậu trường, những sinh hoạt lạ lẫm của "hòn ngọc Viễn Đông" đầu thế kỷ 20, những câu chuyện kiếm sống đầy xúc động trên đường phố Sài Gòn - Gia Định và hồi ức Tết đậm đà thân thương.” - VnExpress

> "Luận có nhiều “hàng độc” để viết lắm: những căn nhà cổ, những bức tranh giấy và tranh kiếng Lục Tỉnh Nam Kỳ, những tấm ảnh “minh tinh, tài tử”, những tờ nhạc, tập báo, quyển sách xưa hiếm. Anh “moi móc” từ những vựa ve chai ngoài đường và trên mạng cho đến những sưu tập cá nhân ở Việt Nam và hải ngoại, để đưa ra những tư liệu không chỉ bằng chữ viết, chữ in mà còn là hình ảnh, lời kể, bức tranh, bức tượng, cuộn phim sống động. Tất cả những nhân chứng, vật chứng ấy, thấm đậm - cái nôn nao đi tìm sự thật và vẻ đẹp của ngày xưa và người xưa. Thấm đậm - cái cách anh yêu Sài Gòn không ồn ào mà lại sâu lắng... Và rồi, trên cái vốn thông tin và tư liệu giàu có đấy, để viết được thành sách, Luận có được một sự quan sát tỉ mỉ và tìm kiếm nhẫn nại. Luận có được một thần thái, một cách viết nhẹ nhàng, không cần điệu nghệ, không cần khoa trương mà vẫn cháy bỏng tình yêu đất và người.” - Nhà báo Phúc Tiến

Kết Luận

Sài Gòn - Chuyện Đời Của Phố là một món quà vô giá dành cho những ai yêu Sài Gòn, một tác phẩm kết hợp nhuần nhuyễn giữa khảo cứu nghiêm túc và văn chương tinh tế. Sách không chỉ là một kho tàng về lịch sử, văn hóa Sài Gòn, mà còn là một lời khẳng định về tình yêu, lòng biết ơn của Phạm Công Luận dành cho thành phố của mình. Hãy dành thời gian để đọc Sài Gòn - Chuyện Đời Của Phố và cùng khám phá những câu chuyện đầy cảm xúc về một Sài Gòn xưa cũ, một Sài Gòn đầy quyến rũ và thơ mộng.

vượt qua những ranh giới của văn chương

vượt qua những ranh giới của văn chương

<p>Trích dẫn nhập NGHIÊN CỨU LIÊN NGÀNH NHƯ MỘT XU HƯỚNG CỦA VĂN HỌC SO SÁNH HIỆN ĐẠI - Trần Thị Phương Phương</p>

<p>Với mong muốn mở rộng phạm vi quan tâm, hội nhập với bối cảnh nghiên cứu trên thế giới đầu thế kỷ XXI, công trình về văn học so sánh của tập thể các nhà nghiên cứu Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, sau cuốn thứ nhất với nhan đề Những cuộc hội ngộ văn chương thế giới - Văn học so sánh: nghiên cứu và dịch thuật tập trung vào các vấn đề lý thuyết và thực hành nghiên cứu nội văn học, được tiếp nối với cuốn thứ hai, tức cuốn sách này Vượt qua những ranh giới của văn chương – Văn học so sánh và hướng nghiên cứu liên ngành.</p>

<p>Các bài viết trong sách cũng đã phần nào chạm tới những vấn đề tiêu biểu nhất mà các nhà văn học so sánh nói riêng, cũng như những người chú ý đến khoa học nhân văn hiện đại quan tâm. Đó là những nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học với các loại hình nghệ thuật, đặc biệt là những nghệ thuật sử dụng ngôn từ, thông qua khảo sát những vấn đề lý thuyết kịch có từ thời cổ đại phương Đông và phương Tây, quá trình tiếp biến, cải biên từ các tác phẩm văn học đến những sân khấu truyền thống như hát bội của Việt Nam, khon của Thái Lan, hay việc chuyển thể văn học thành các tác phẩm văn học thời hiện đại. Đó cũng là những hướng tiếp cận nhân học văn học đối với hành động học trong lý thuyết tiếp nhận văn học của của Wolfgang Iser, nhân học văn hóa đối với một số hiện tượng văn học nữ. Những hiện tượng văn hóa đại chúng, dù có từ thời cổ&nbsp; xưa như trò Bói bài Tarot hay chỉ xuất hiện ở đầu thế kỷ này như mạng xã hội nhưng đều tác động không nhỏ đến đời sống cá nhân và xã hội, đã được các tác giả của sách quan tâm khảo sát. Vai trò của báo chí, của chữ viết ở đầu thế kỷ XXI như toàn cầu hóa, kinh tế thị trường, nữ quyền, sinh thái đều được soi chiếu trong tương quan với văn học.</p>

<p>Trích VĂN HỌC VIỆT NAM ĐỐI MẶT VỚI TOÀN CẦU HÓA - Huỳnh Như Phương</p>

<p>Trong thế giới đang biến đổi với không ít hiểm họa đó, văn học có thể làm gì để bảo vệ dân tộc, bảo vệ con người và bảo vệ chính mình? Văn học chủ lưu của dân tộc cần thu hút phù sa và dưỡng khí từ đất trời của Tổ quốc. Tuy rất kính trọng nhà văn hóa Phạm Quỳnh, và cũng như mọi người Việt Nam, rất yêu tiếng Việt và Truyện Kiều, nhưng từ lâu tôi không tin rằng “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn; có gì mà lo, có gì mà sợ…”. Không, sự còn mất của đất nước không phải chỉ liên quan đến địa hạt ngôn ngữ hay văn học, dù đây là những giá trị vô cùng quan trọng; mà còn là, và chủ yếu là, ở cương vực, lãnh thổ, ở chủ quyền dân tộc, những nền tảng hiện thực cho văn hóa phát triển. Nói “mất văn hóa mới là mất tất cả” có thể gieo rắc ảo tưởng rằng mất chủ quyền, mất lãnh thổ chưa phải là điều đáng sợ. Văn hóa suy đồi chắc chắn sẽ làm suy nhược tinh thần dân tộc, làm rã rời sức mạnh bảo vệ đất nước. Nhưng chủ quyền dân tộc, cương vực, lãnh thổ của Tổ quốc là giá trị vĩnh cửu, là thực thể bất khả nhượng; trong khi văn hóa thì vận động và biến đổi.</p>

<p>Ngày trước ông bà chúng ta đã từng lo âu, thậm chí hoảng hốt trước làn sóng hiện đại hóa và công nghiệp hóa. Người thiếu nữ trong thơ Nguyễn Bính chỉ mới ra tỉnh có một ngày, mang về một chút đổi thay, đã khiến người trai làng khổ tâm, hờn dỗi. Ngày nay bao nhiêu người con gái bỏ làng đi lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc… và mang về những đứa con hai dòng máu trước con mắt ngỡ ngàng của các chàng trai hàng ngày vùi đầu trên chiếu nhậu. Họ đã “mất bao nhiêu người tình” trong cuộc “toàn cầu hóa” dị thường này.</p>

<p>Tác động của toàn cầu hóa đối với gia đình Việt Nam không chỉ xuất hiện trên bề mặt như thế mà thôi. Trong âm thầm, một bộ phận tuổi trẻ đang bứt ra khỏi sợi dây liên kết về tinh thần và nới dần khoảng cách với các thế hệ trước không phải chỉ vì họ đi xa tìm kế mưu sinh, mà vì họ có blog, có facebook để kết nối với một thế giới khác do những quy luật giá trị khác điều chỉnh. Toàn cầu hóa đang biến không ít người trẻ trở thành những “người xa lạ”, theo nghĩa hoàn toàn trung tính - nghĩa là chưa định giá là tích cực hay tiêu cực, ngay trên quê hương mình. Không phải quá lời, khi có người nói một cách hình ảnh rằng toàn cầu hóa đang đi vào phòng riêng của từng gia đình.</p>

<p>…</p>

<p>Như người ta thường nói, khi tham gia một cuộc chơi lớn, hoặc ta phải chấp nhận luật chơi của nó, hoặc ta áp đặt luật chơi của ta. Với lực và thế của nước ta, khả năng thứ hai chỉ là chuyện viển vông. Nhưng điều đó không có nghĩa là ta chấp nhận vô điều kiện luật chơi của người khác. Bởi văn học mãi mãi vẫn là tiếng nói phản ứng của lương tri trước mọi lạm dụng và cưỡng ép. José Saramago, nhà văn Bồ Đào Nha được giải thưởng Nobel năm 1998, là người phản đối, đôi khi hơi cực đoan, những định chế của toàn cầu hóa gò ép nhân loại vào những khuôn khổ. Điều thú vị là chính nhờ toàn cầu hóa, trong đó giải Nobel cũng là một định chế, mà tác phẩm của ông, “mới gọi được cánh cửa trái tim của những người cùng thời” như ông từng ao ước.</p>

vì nghĩa vì tình

vì nghĩa vì tình

<p>Vì nghĩa vì tình (Tái bản lần 2 năm 2020)</p>

<p>Hồ Biểu Chánh</p>

<p>(01/10/1885-04/09/1958)</p>

<p>Tên thật Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh</p>

<p>Ông là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930.</p>

<p>Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh bao quát những mảng hiện thực, những nét văn hóa đặc trưng của Nam bộ vào những thập niên đầu thế kỷ XX. Đó là sự tha hóa của con người trong sự lớn lên vùn vụt của đầu óc trọng thương, là số phận đáng thương của những thường dân rơi vào cảnh cùng quẫn, là những câu chuyện thế sự giàu chất nhân văn của những con người trên vùng đất mới…</p>

<p>Ông đã để lại cho văn học Việt Nam một gia tài đồ sộ với hơn một trăm quyển tiểu thuyết, truyện ngắn, biên khảo… Với lối viết bình dị, ngôn ngữ gần với lời nói thường ngày, tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh luôn được nhiều thế hệ người dân Nam bộ đón nhận bằng một tình cảm đặc biệt và trân trọng.</p>

<p>Vì nghĩa vì tình</p>

<p>(Tái bản lần 2 năm 2020)</p>

<p>* Người đàn ông mon men đi lại bàn thờ lấy chai rượu đưa lên coi rồi rót ra chén chung mà uống. Người đàn bà xếp ba tấm giấy bạc kỹ lưỡng rồi bỏ vô túi áo nhỏ. Thằng nhỏ nằm trên võng cứ khóc hoài. Người đàn bà bước lại bồng nó đem để trên ván, rồi nhìn coi thì thấy nó mặc quần áo luôn một cái may bằng lụa trắng có sọc xanh, cổ có viền ren. Mặt mày tay chân nó trắng nõn, tóc nó hớt bôm bê nên trước trán vắn mà hai bên với sau ót lại dài.</p>

<p>Người đàn ông uống hai ba chung rượu rồi trở lại ván vỗ đầu thằng nhỏ mà nói rằng: “Đừng có khóc nữa. Nín đi, rồi sáng tao mua bánh tao cho ăn”. Thằng nhỏ sợ nên mắt ngó dớn dác ngoài cửa rồi khóc thút thít mà kêu rằng: “má ơi, má!”.</p>

<p>Người đàn bà cười mà nói rằng: “Má đâu có mà kêu. Mày ở đây với tao, không được về má mày nữa đâu. Má mày là tao đây, còn người này là tía mày biết hôn. Từ hồi đó đến giờ tao mượn người ta nuôi mày bây giờ tao bắt về. Rày sắp lên ở với tía má đây”.</p>

<p>Thằng nhỏ khóc ré lên. Người đàn bà dỗ nó hết sức mà nó không chịu nín. Người đàn ông trợn mắt nộ nó, nó sợ nên thôi khóc, mà nó còn thút thít hoài. Người đàn bà dỗ hỏi nó tên gì, thì nó nói tên Hội, mà vì nó nói nhỏ quá, lại vừa khóc vừa nói, hai người nghe không rõ, nên tưởng nó tên Hồi.</p>

<p>Người đàn bà bồng nó lại võng nằm mà dỗ nó ngủ. Gà trong xóm gáy vang rân; thầy chùa ở đằng&nbsp; chùa Phật thức dậy công phu, dộng chuông boong boong. Người đàn ông nằm ngay trên ván một lát rồi ngủ khò, mà đứa nhỏ đưa trên võng một hồi rồi cũng ngủ.</p>

<p>Thằng nhỏ này tên là Chánh Hội, cha nó là Lý Chánh Tâm, còn mẹ nó là Thái Cẩm Vân. Khi mẹ nó sanh nó ra được ít tháng thì cha nó đi Tây mà học, để mẹ con nó ở nhà với bà nội.</p>

<p>Cha đi học năm năm, lấy bằng cấp Tú tài rồi trở về xứ, vừa bước vô thì gặp cô nó là Lý Tố Nga, vì việc chồng con bối rối nên tự vận mà chết. Cha nó chôn cất cô nó rồi, kế gặp nhiều cái bằng cớ đủ tin mẹ nó lấy trai, lấy một người ở tỉnh Cần Thơ, mà lại tưởng mẹ nó lấy người ấy mà sanh ra nó đó nữa.</p>

<p>Trong lúc tức giận sầu não, cha nó đánh mẹ nó, rồi lại muốn trả thù sâu hiểm, nên thừa dịp bắt đặng ăn trộm trong nhà, mới bồng nó mà giao cho ăn trộm, cho ăn trộm tiền bạc, muốn ăn trộm đem giấu nó cho biệt tích và tập luyện tánh nết nó thế nào đặng chừng khôn lớn nó trở nên một đứa du côn trộm cướp, làm như vậy là có muốn phạt mẹ nó phải sầu não lìa con, và phạt nó là cái dấu tích dâm bôn, là cái duyên cớ làm cho cha nó đau đớn, xấu hổ. Tại như vậy đó, nên nó lọt vào chốn này đây.</p>

<p>Còn người đàn ông với người đàn bà này là hai vợ chồng: chồng tên là Tư Cu, vợ tên Tư Tiền. Vợ chồng thuở nay không có con, có hai chục sào đất với một cái nhà tranh ở cuối xóm Chí Hòa. Tư Cu không làm ruộng, không&nbsp; làm rẫy, thường nói với người trong xóm rằng để đi làm mướn ăn khỏe hơn, nhưng mà ít thấy làm việc gì cho ai trong làng, duy ban ngày thì be be đi xuống miệt Sài Gòn dọ đường rồi ban đêm rình mò coi nhà nào ngủ mê thì đào hầm, khoét vách mà ăn trộm đồ.</p>

<p>*Trời xui khiến thiệt là kỳ. Chánh Hội lìa mẹ, cách mẹ đã&nbsp; lâu, mà bây giờ sum hiệp, nó trìu mến&nbsp; cũng như thuở nay ở chung một nhà. Nó nói chuyện với mẹ mà cũng nói với cha; nó chọc cho hai người phải nói chuyện với nhau, nó muốn cho hai người đều yêu thương nó, nó nói tía lia, nó tính tưng bừng, làm cho Cẩm Vân chừng ăn rồi thì hết giận chồng nữa được.</p>

<p>Trọng Quí muốn thừa dịp này mà làm cho vợ chồng Chánh Tâm hòa hiệp với nhau, nên biểu Chánh Tâm ra khách sạn lấy hành lý đem vô đây mà ở. Chánh Tâm sửa soạn đi, Chánh Hội đòi đi theo, nó lại biểu mẹ nó cũng đi nữa, đặng chỉ cái nhà lầu hồi trước đó cho nó coi. Cẩm Vân dục dặc không chịu đi, mà không muốn cho con đi, ngặt vì Chánh Hội đòi quá, nên nàng phải đội khăn mà đi với chồng con. Trọng Quí ngồi trước với sốp-phơ và Phùng Sanh, thằng Quì ngồi kề một bên còn hai vợ chồng Chánh Tâm với Chánh Hội thì ngồi phía sau.</p>

<p>Xe chạy đường Thuận Kiều, chừng đi ngang qua nhà lầu, thì Chánh Tâm chỉ mà nói với con rằng: “Đó, nhà của mình đó, con. Để ít bữa ba đuổi họ đi rồi ba dọn đồ về đó cho con ở với ba má”. Thằng Hồi gặc đầu và cười. Nó lại ngó thằng Quì và nói với cha nó rằng: “Nè, ba nuôi thằng Quì nữa, nghe hôn ba. Tôi có hứa với nó hễ tôi gặp ba má tôi biểu ba má nuôi luôn nó nữa”.Chánh Tâm gặc đầu, Chánh Hội cười. Nó lại day qua&nbsp; nắm&nbsp; tay&nbsp; má&nbsp; nó&nbsp; mà&nbsp; nói&nbsp; rằng:&nbsp; “Má&nbsp; biểu&nbsp; ba&nbsp; mua cho cái xe hơi cho tôi đi chơi nghe hôn má”. Cẩm Vân ngó Chánh Tâm mà cười. Chánh Tâm cũng cười và nói rằng: “Con muốn xe hơi, để chiều ba mua cho”. Chánh Hội khoái chí bèn với tay vỗ lưng thằng Quì mà hỏi rằng: “Sướng hôn mậy? Chiều nay tao có xe hơi”.</p>

<p>Ra tới khách sạn. Trọng Quí ở lại đó với Phùng Sanh và thằng Quì, còn để Chánh Tâm lấy hành lý đi với Chánh Hội vô Chợ Lớn mà thôi. Cẩm Vân không chịu, cứ theo nài nỉ phải đi hết vô trong nhà nàng mà nghỉ. Trọng Quí lấy làm vui mà thấy Cẩm Vân đã thuận với chồng rồi, chàng không dám trái ý nàng, nên kêu sốp-phơ biểu đi trả tiền phòng và đem hết hành lý xuống xe.</p>

<p>Khi sửa soạn đi, Chánh Tâm bèn nói rằng: “Trong lúc con tôi bị hoạn nạn thì nó nhờ thằng Quì bảo hộ. Công ơn của thằng Quì tôi không thề quên được. Tôi muốn đem nó về tôi nuôi cũng như con tôi vậy, ngặt vì không biết tía nó có ngăn trở hay không. Vậy sẵn dịp đây, tưởng nên đi lên Đất Hộ kiếm cặp rằng Hơn đặng tôi nói chuyện một chút”.</p>

<p>* Mất con lìa vợ gần sáu năm trường rồi, thình lình trong một buổi mà cha con tương phùng, vợ chồng hội hiệp; làm người ai gặp cái cảnh như vậy, dầu tánh tình trầm tịnh đến thế nào đi nữa cũng khó mà giấu cái mừng, cái vui trong lòng được. Chánh Tâm được sum hiệp với vợ con, tuy chàng không lộ cái vẻ mừng của chàng cho ai thấy, nhưng mà chàng cứ ngồi ngó vợ rồi ngó con mà cười hoài. Lâu lâu chàng ngoắt con lại gần rồi ôm mặt nó mà hun, hoặc chàng lại đứng một bên vợ mà coi vợ may áo cho con bận. Chàng hưởng thú hòa hiệp một cách êm ái vậy đó, ngưởi ngoài dòm vô ai cũng tưởng chàng không vui mừng cho lắm duy Cẩm Vân biết tánh ý chồng, nên nàng hiểu cái cử chỉ ấy là cử chỉ khoái lạc của chồng thuở nay.</p>

quán thuỷ thần (tái bản 2020)

quán thuỷ thần (tái bản 2020)

Quán Thủy Thần - Nỗi Buồn Xuyên Suốt Dòng Chảy Cuộc Sống

Giới thiệu tác giả và tác phẩm

Quán Thủy Thần là tập truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Hải Yến, được tái bản lần 1 vào năm 2020 và đã giành giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2019.

Tác giả Nguyễn Hải Yến hiện là giáo viên trường THCS Thị trấn Gia Lộc, Gia Lộc, Hải Dương. Quê quán của bà ở Lam Sơn, Thanh Miện, Hải Dương.

Với 10 truyện ngắn, Quán Thủy Thần là một bức tranh buồn về dòng chảy cuộc sống, phản ánh những bi kịch của sự phát triển xã hội Việt Nam. Nỗi buồn trong truyện của Yến có nhiều sắc thái: thắt ruột, sáng trưng, nhẹ thênh, trong vắt… nhưng tất cả đều dẫn về cái bi kịch của sự phát triển xã hội, đặt ra những vấn đề nan giải về văn hóa và số phận dân tộc trong bối cảnh hội nhập toàn cầu đầy khốc liệt và phức tạp của thế kỷ 21.

Review nội dung sách

Quán Thủy Thần là một tập truyện ngắn đầy cảm xúc, khiến người đọc không khỏi bùi ngùi trước những câu chuyện đời thường đầy đau đớn, khốn cùng, khổ ải bởi chia ly, bởi nhầm lẫn, bởi tuyệt vọng và hy vọng.

Yến đặt cho mỗi truyện một cái tên đẹp đẽ, lãng mạn: Hoa đại đỏ, Hoa mơ dại, Hoa mẫu đơn trắng, Hoa gạo đỏ, Giếng mắt rồng, Đò giang sông nước, Quán xá ven bờ… Những cái tên ấy như những cánh hoa mỏng manh, tô điểm cho dòng chảy cuộc sống đầy bi thương.

Nỗi buồn trong truyện của Yến bao trùm lên tất cả các nhân vật nữ. Từ những cô gái trẻ bị số phận nghiệt ngã đẩy vào vòng xoáy đau khổ (mẹ phải bỏ thai vì sinh con gái, cô gái trẻ bị xe cán chết trên đường về nhà…), đến những người vợ bị phản bội, bị bạo hành, bị khinh rẻ, chà đạp… và cả những bà mẹ chồng, mẹ vợ già nua cũng không thoát khỏi kiếp lầm than.

Tuy nhiên, Yến không để cho nỗi buồn bao trùm lên tất cả. Bà vẫn dành cho những nhân vật của mình sự cảm thông, sẻ chia, lý giải thông suốt, để họ được an nhiên trong sự hồi tâm.

Quán Thủy Thần không chỉ là một tập truyện ngắn về nỗi buồn, mà còn là một tiếng thở dài xót thương của thi hào Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”:

> Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc phận cũng là lờichung.

Quán Thủy Thần là một tác phẩm đáng đọc, để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm về cuộc sống, về số phận con người, về những giá trị truyền thống đang dần bị mai một trong xã hội hiện đại.

Phong cách viết

Phong cách viết của Nguyễn Hải Yến rất riêng biệt. Bà sử dụng ngôn ngữ giản dị, gần gũi, nhưng vẫn đầy sức gợi. Những chi tiết miêu tả về cuộc sống đời thường được Yến khắc họa một cách tinh tế, tạo nên những bức tranh chân thực, sống động.

Bà có khả năng dẫn chuyện thu hút, khiến người đọc bị cuốn hút vào câu chuyện từ những trang đầu tiên. Yến dành cho mỗi nhân vật của mình một sự quan tâm đặc biệt, miêu tả họ một cách chân thật, đầy cảm thông.

Đánh giá chung

Quán Thủy Thần là một tập truyện ngắn đầy cảm xúc, phản ánh chân thực những khía cạnh đời sống xã hội Việt Nam. Tác phẩm mang đến cho người đọc những giây phút lắng đọng, suy ngẫm về cuộc sống, về số phận con người, về những giá trị truyền thống đang dần bị mai một trong xã hội hiện đại.

Phong cách viết của Nguyễn Hải Yến rất riêng biệt, đầy sức gợi, tạo nên những bức tranh chân thực, sống động về cuộc sống đời thường. Quán Thủy Thần xứng đáng là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại.

vương quốc nghìn năm

vương quốc nghìn năm

<p>TIỂU THUYẾT VƯƠNG QUỐC NGHÌN NĂM CỦA KIM KYUNG UK: XỨ KIMCHI QUA CÁI NHÌN SÂU VÀO BẢN THỂ</p>

<p>Kim Kyung Uk sinh năm 1971 tại Gwangju, lấy bằng Tiến sĩ Văn học từ Đại học Quốc gia Seoul và hiện đang giảng dạy chuyên ngành Viết sáng tạo ở Đại học Nghệ thuật Quốc gia Hàn Quốc. Ông là thành viên của Hội đồng Nghệ thuật Hàn Quốc.</p>

<p>Kể từ khi chính thức gia nhập văn đàn Hàn Quốc năm 1993 với giải thưởng của Tạp chí Thế giới Nhà văn cho truyện vừa Người ngoài cuộc, đến nay Kim Kyung Uk đã nhận được nhiều giải thưởng văn học danh giá cho 6 tuyển tập truyện ngắn [trong đó có Leslie Chung mất rồi sao? (2005), Đọc trị liệu (2008), Chúa Trời không có cháu chắt (2011)] và 6 tiểu thuyết [trong đó có Quả táo vàng (2002), Vương quốc nghìn năm (2007), Như một cổ tích (2010) và Bóng chày là gì? (2012)].</p>

<p>Ngay cả so sánh với những tác phẩm trước và sau đó của chính Kim Kyung Uk, Vương quốc nghìn năm vẫn đem đến bất ngờ mới mẻ.</p>

<p>Tiểu thuyết xoay quanh số phận của ba thủy thủ sống sót trên con tàu Hà Lan trôi giạt vào bờ biển Joseon những năm đầu thế kỷ 17. Denison trẻ trung trước sau cuồng nhiệt, kiên quyết kiếm đường tẩu thoát, cuối cùng chịu chết trong ngục tù, chưa tròn 18 tuổi. Evoken, ngược lại, có vẻ dễ dàng thích nghi trong cuộc sống với người đàn bà bản xứ, nhưng rồi cũng chết trên chiến trường, sát cánh bên những chiến hữu “dị giáo” chống giặc ngoại xâm, để lại lời trăng trối bằng tiếng “thổ dân” đứt đoạn giữa chừng. Còn duy nhất nhân vật xưng “tôi” để kể lại câu chuyện anh cảm thấy được ký thác, câu chuyện dường như chỉ thực sự bắt đầu khi hai người bạn đã ra đi, để lại anh hoàn toàn cô độc nơi đất khách quê người, cô độc lựa chọn sinh tử, lựa chọn bản ngã chính mình giữa hai tên gọi: cái tên Weltevree anh nhận từ cha mẹ và cái tên Park Yeon quốc vương xứ này đã đặt cho anh.</p>

<p>Lựa chọn? Hay đúng hơn là hòa giải?</p>

<p>“Đồng bào duy nhất của tôi trên mặt đất này chính là bản thể tôi”.</p>

<p>Bằng chuyện kể từ ngôi thứ nhất của Weltevree / Park Yeon như vậy, Vương quốc ngàn nămđã hợp nhất sự thực lịch sử với mộng tưởng, đại tự sự với tiểu tự sự, khám phá xứ sở Kim chi qua cái nhìn từ bên ngoài đồng thời là cái nhìn vào sâu thẳm, vũ trụ và thời gian.</p>

<p>Hơn nữa, đối với dân tộc Hàn như Weltevree / Park Yeon thấy biết thì “thứ khiến đầu óc họ bận rộn hối hả chẳng phải là điều gì thuộc về bản thân họ mà là điều đó được phản chiếu thế nào trong mắt người khác”. Chính đối tượng của cái nhìn đồng thời là cái nhìn. Chiếc gương soi soi vào chiếc gương soi. Tương giao những cái nhìn, những tấm gương soi phương Tây và phương Đông trong Vương quốc ngàn năm có thể khai mở và đan dệt vô vàn ảo diệu, vô vàn sự thật.</p>

<p>“Vương quốc này là một câu đố vĩ đại”. Hay “Nền văn minh của nó là một bài thơ”?</p>

<p>“Khuôn mặt những con người nơi đây không biết chừng đã trở nên giống với những ngọn núi tròn trịa mà họ thấy mỗi ngày”.</p>

<p>“Khí chất tâm hồn họ vừa chứa sức nóng rừng rực của mặt trời vừa mang sự lạnh lẽo của mặt trăng”.</p>

<p>“Ngạo mạn và thương người, nghiêm nghị cùng chân thật đều ẩn chứa trong đôi mắt họ”.</p>

<p>Không chỉ lịch sử bán đảo những tháng ngày gian khó phải đương đầu với giặc Tatar mà muôn mặt đời sống xã hội cùng truyền thống văn hóa lâu đời của Joseon được phản ánh trong Vương quốc nghìn năm vừa chân thực, sinh động vừa xúc cảm kịch tính đồng thời lắng đọng suy tư. Đặc biệt là chân dung tinh thần của một dân tộc hiện lên qua những nét chạm khắc rắn rỏi mà nồng nàn, cô đúc mà vời vợi dư ba.</p>

<p>Bởi&nbsp; vậy, cùng Kim Kyung Uk về với Vương quốc nghìn năm là một hành trình thi vị, quyến rũ đối với độc giả cả ở Hàn Quốc lẫn ở nước ngoài. Tác phẩm đã được dịch sang tiếng Anh và tiếng Đức.</p>

<p>Ở Việt Nam, bạn đọc từng được làm quen Kim Kyung Uk qua tác phẩm “Đọc trị liệu” (Hiền Nguyễn và Hoàng Thị Trang dịch) trong sách Truyện ngắn đương đại Hàn Quốc (tuyển chọn từ Tạp chí Koreana) [với sự tài trợ của Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc (Korea Foundation), quý III năm 2019]. Và lần này tái ngộ cùng Kim trong tiểu thuyết Vương quốc nghìn năm qua bản chuyển ngữ của Nguyễn Thị Thu Hà [với sự tài trợ của Viện Dịch thuật văn học Hàn Quốc &nbsp;(Korea Literature Translation Institute)]. Đều là duyên may của những giao lưu nghệ thuật, giao lưu tâm hồn ngày càng thắm thiết giữa hai dân tộc Việt-Hàn.</p>

<p>Tp Hồ Chí Minh, tháng Ba 2020</p>

<p>Phan Thị Thu Hiền</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Trích đoạn VƯƠNG QUỐC NGHÌN NĂM</p>

<p>Số phận đang lặp lại. Có lúc là bi kịch, có lúc lại là hài kịch. Giữa lúc đó biển vẫn cuồn cuộn và cái chết thì đang nhảy múa. Biển yêu cái chết còn cái chết nhớ thương biển. Chỉ có duy nhất mình cái chết nhận được sự sủng ái của số phận. Về bản chất, cái chết không phải là bi kịch cũng&nbsp; không phải là hài kịch. Nỗi sợ cái chết ám ảnh đẻ ra bi kịch, còn sự tôn sùng cái chết mù quáng thai nghén nên hài kịch. Vì vậy, phải thân thiết hơn với cái chết để yêu thương số phận một cách chân thật. Trên biển, số phận và cái chết là họ hàng của nhau. Các thuyền viên thường uống rượu vang thâu đêm, vừa hát hò vừa gõ chân nhịp nhàng. Chỉ cần không cảm thấy tuyệt vọng vì khổ đau và không vấn vương vì khoái lạc, thì dẫu có hát về quê hương đã rời bỏ, hay hát về ngôi sao sẽ tạm biệt thì họ đều cảm thấy ổn thỏa.</p>

<p>Kỳ thực, đã rất lâu rồi tôi mới về với biển. Thậm chí tôi còn không thể phỏng tính được đã bao nhiêu năm. Ngay cả năm tháng khiến khắp thế gian đều hằn nếp nhăn dường như cũng né tránh biển. Biển hiện diện ngay trước mắt tôi không khác gì biển trong ký ức. Biển kiêu ngạo như mặt trời và nhạy cảm như mặt trăng. Biển vẫn kích thích trái tim tôi giống như ngày xưa.</p>

<p>Càng xa dần đất liền thì gió càng giật mạnh và sóng biển càng dâng cao. Cả cơn gió dữ dội ập đến cũng kêu rên lặng lẽ khi bị cánh buồm căng phồng như trăng rằm giam cầm lại. Âm thanh khe khẽ của ngọn gió không thể đoán biết giai điệu đã đẩy tàu ra khơi. Khơi xa phương Nam sắp bước vào mùa đông, ngấu nghiến ngoạm vào mạn tàu một miếng rồi liền nhả ra, chẳng khác gì con sói đói cồn cào. Biển cứ xa tít tắp, tận mãi bên kia đại dương.</p>

<p>chẳng ai biết tới.</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Trích đoạn BIỂN XA RẤT XA</p>

<p>Cái đáng sợ hơn gió mưa bão tố ở nơi biển cả vô chủ là đụng độ với chiến hạm của quân địch hay đối mặt với hải tặc. Chiến hạm Bồ Đào Nha chỉ cần nhìn thấy lá cờ màu cam là xả đại bác. Ngay cả với chiến hạm Tây Ban Nha, chúng tôi cũng không thể kỳ vọng sự thân thiện. Giữa lúc tình hình mậu dịch ở phương Đông đang phát triển mạnh mẽ thì hải tặc cũng tung hoành trên hải phận các đảo Đông Ấn Độ. Người ta đồn đại rằng hải tặc Trung Quốc sẽ lột da đầu thuyền viên, còn hải tặc Nhật Bản thì cắt tai họ.</p>

<p>Nền văn minh dạy chúng tôi phải khiêm tốn với cái chết. Đứng trước cái chết của một cá nhân, con người của thế giới văn minh sẽ cảm thấy kinh ngạc và khiếp sợ.</p>

<p>Song, với những kẻ dã man thì mọi cái chết đều chỉ là sự phổ quát, y như mọi vật đều bị nhuốm màu chạng vạng khi mặt trời lặn vậy. Lột da hay cắt thịt là đặc tính riêng của cái chết. Cái thi thể có tính cá biệt dữ dội của cái chết làm mất đi sự uy nghiêm của vật sáng tạo do Đấng tạo hóa mô phỏng theo hình tượng của Chúa và thoái hóa chỉ còn là chiến lợi phẩm chứng minh cho sự thắng cuộc bốc mùi hôi tanh.</p>

loạn 12 sứ quân - tập 5: mưu chước thiền sư + tập 6: vạn thắng vương (1 cuốn)

loạn 12 sứ quân - tập 5: mưu chước thiền sư + tập 6: vạn thắng vương (1 cuốn)

Loạn 12 Sứ Quân - Tập 5: Mưu Chước Thiền Sư + Tập 6: Vạn Thắng Vương (1 Cuốn)

Khơi Dậy Lịch Sử: Loạn 12 Sứ Quân - Cuộc Nổi Loạn Khốc Liệt Sau Thời Ngô Quyền

Sau khi Ngô Quyền mất (năm 944), đất nước rơi vào tình trạng hỗn loạn. Dương Tam Kha cướp ngôi vua từ tay cháu gọi bằng cậu ruột là Ngô Xương Ngập, mở đầu cho một chuỗi biến loạn, xung đột và tranh chấp nội bộ. Chính quyền trung ương suy yếu, tạo cơ hội cho các thế lực phong kiến nổi dậy, chia cắt đất nước thành những lãnh địa riêng biệt.

Cuộc chiến tranh giành quyền lực khốc liệt này được gọi là "Loạn 12 Sứ Quân", diễn ra từ năm 965 khi chính quyền trung ương hoàn toàn tan rã. 12 sứ quân, mỗi người nắm giữ một vùng đất, tranh giành quyền lực bằng mọi cách, gây ra biết bao đau khổ cho nhân dân.

12 Sứ Quân - Những Kẻ Hung Hăng Chia Cắt Đất Nước

Kiều Công Hãn: Chiếm giữ Phong Châu (Bạch Hạc, Vĩnh Phú)

Kiều Thuận: Chiếm giữ Hồi Hồ (Cẩm Khê, Vĩnh Phú)

Ngô Nhật Khánh: Chiếm giữ Đường Lâm (Ba Vì, Hà Tây)

Nguyễn Khoan: Chiếm giữ Tam Đái (Yên Lạc, Vĩnh Phú)

Đỗ Cảnh Thạc: Chiếm giữ Đỗ Đặng Giang (Thanh Oai, Hà Tây)

Lý Khuê: Chiếm giữ Siêu Loại (Thuận Thành, Hà Bắc)

Nguyễn Thủ Tiệp: Chiếm giữ Tiên Du (Tiên Sơn, Hà Bắc)

Lã Đường: Chiếm giữ Tô Giang (Văn Lâm, Hải Hưng)

Nguyễn Siêu: Chiếm giữ Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Nội)

Phạm Bạch Hổ: Chiếm giữ Đăng Châu (Bàn Động, Hải Hưng)

Trần Lãm: Chiếm giữ Bố Hải Khẩu (Vũ Tiên, Thái Bình)

Ngô Xương Xí: Rút về chiếm giữ Bình Kiều (Triệu Sơn, Thanh Hóa)

Mỗi lãnh địa của sứ quân tương đương với một vài huyện ngày nay. Cuộc chiến tranh tàn khốc không chỉ khiến nhân dân lâm vào cảnh lầm than, mà còn đe dọa nghiêm trọng nền độc lập vừa mới giành được của đất nước.

Đinh Bộ Lĩnh - Anh Hùng Thống Nhất Quốc Gia

Trước nguy cơ đất nước bị chia cắt và thống nhất bị đe dọa, người dân khao khát một vị anh hùng, một người có thể chấm dứt loạn lạc, mang lại hòa bình cho đất nước. Và vị anh hùng ấy chính là Đinh Bộ Lĩnh.

Đinh Bộ Lĩnh, người làng Hoa Lư, là một con người thông minh, cương nghị và có chí lớn. Ban đầu, ông liên kết với sứ quân Trần Lãm. Sau khi Trần Lãm qua đời, ông trở thành thủ lĩnh của một lực lượng vũ trang hùng mạnh. Với tài năng quân sự lỗi lạc, ông lần lượt đánh bại các sứ quân khác.

Đến năm 967, sau những trận đánh ác liệt, Loạn 12 Sứ Quân chính thức chấm dứt, đất nước được thống nhất dưới quyền cai trị của Đinh Bộ Lĩnh. Chiến thắng này là kết quả của sự đoàn kết toàn dân, là minh chứng cho ý chí độc lập, tự cường của dân tộc Việt Nam.

Review Nội Dung Sách

Tác giả Nguyễn Đình Tư đã dày công nghiên cứu và sáng tác nên bộ sách "Loạn 12 Sứ Quân". Ông đã phải đối mặt với nhiều khó khăn khi giai đoạn này là "khuyết sử", chính sử chỉ ghi lại những điểm chính, thiếu đi những chi tiết cụ thể. Tuy nhiên, với tâm huyết và lòng yêu nước, ông đã vận dụng mọi khả năng của mình để tái hiện lại một cách chân thực cuộc chiến tranh khốc liệt, đầy biến động, góp phần làm sáng tỏ những câu hỏi về thời kỳ Loạn 12 Sứ Quân.

Bởi lẽ, giai đoạn lịch sử này xảy ra cách đây hơn một nghìn năm, việc tái hiện lại bối cảnh, ngôn ngữ sao cho phù hợp với thời đại là điều hết sức khó khăn. Do đó, tác giả mong nhận được sự thông cảm và góp ý của bạn đọc.

"Loạn 12 Sứ Quân" là tác phẩm lịch sử có giá trị, mang đến cho bạn đọc cái nhìn sâu sắc về một thời kỳ đầy biến động, đầy hào hùng của dân tộc.

sống đừng bao giờ từ bỏ

sống đừng bao giờ từ bỏ

Sống Đừng Bao Giờ Từ Bỏ: Hành Trình Vượt Qua Cơn Bão Ung Thư

Giới Thiệu Cuốn Sách

"Sống Đừng Bao Giờ Từ Bỏ" là câu chuyện đầy cảm động về hành trình chống chọi với căn bệnh ung thư của đôi vợ chồng trẻ Huỳnh Ngọc Trước và Lê Thanh Phong. Cuốn sách được xuất bản bởi Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ vào cuối năm 2019.

Nội Dung Chính

Cuốn sách kể về cuộc sống bình yên và hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ, cho đến ngày "tử thần" gõ cửa khi anh Trước được chẩn đoán mắc ung thư. Từ đó, họ bước vào một hành trình đầy gian nan, đối mặt với bệnh tật và những thử thách nghiệt ngã của số phận.

Tác giả chia sẻ về những khó khăn, những giọt nước mắt, những nỗi sợ hãi và cả những niềm tin, nghị lực phi thường mà họ đã trải qua trong 450 ngày đêm. Cuộc chiến chống lại căn bệnh ung thư là một cuộc chiến cam go, nhưng với niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, họ đã kiên cường chiến đấu, không bao giờ từ bỏ hy vọng.

Thông Điệp Của Cuốn Sách

"Sống Đừng Bao Giờ Từ Bỏ" không chỉ là câu chuyện riêng tư của một gia đình, mà còn là lời nhắn nhủ đầy ý nghĩa về sức mạnh phi thường của ý chí con người. Tác giả muốn truyền tải thông điệp:

Ung thư là một căn bệnh khó chữa, nhưng không phải là không chữa được.

Niềm tin là liều thuốc quý giá giúp con người vượt qua mọi thử thách.

Sống là một món quà vô giá, hãy trân trọng từng khoảnh khắc.

Review Nội Dung

"Sống Đừng Bao Giờ Từ Bỏ" là một cuốn sách đầy cảm xúc, mang đến cho người đọc những bài học sâu sắc về cuộc sống, tình yêu, hy vọng và nghị lực. Câu chuyện chân thực, giản dị nhưng đầy sức lay động, giúp người đọc nhìn nhận về những giá trị đích thực của cuộc sống và khơi dậy lòng dũng cảm, ý chí kiên cường để vượt qua mọi khó khăn.

Cuốn sách phù hợp cho mọi độc giả, đặc biệt là những người đang đối mặt với bệnh tật, những người muốn tìm kiếm động lực và niềm tin để sống một cuộc đời ý nghĩa.

thiên đường và địa ngục (ghi chép trong đại dịch coronavirus)

thiên đường và địa ngục (ghi chép trong đại dịch coronavirus)

<p>Thiên đường và địa ngục - Ghi chép trong đại dịch Coronavirus</p>

<p>Tặng những anh hùng nơi tuyến đầu</p>

<p>For frontline heroes!</p>

<p>LỜI GIỚI THIỆU</p>

<p>Cuốn sách này là những ghi chép của bản thân tôi trước và trong đại dịch Coronavirus bùng phát năm 2020 ngay sau Tết dương lịch. Vì vậy tôi sẽ dùng BCP (Before Coronavirus Pandemic) để chỉ thời gian trước đại dịch và ACP (After Coronavirus Pandemic) chỉ thời gian sau đại dịch.</p>

<p>Chương 1 viết về Giấc mơ Mỹ trước đại dịch là khoảng thời gian tôi học tập ở xứ cờ hoa từ 2008 - 2010, cũng là niềm mơ ước của tôi khi còn trẻ, với những cảm nhận về một thiên đường mơ ước của nhiều người.</p>

<p>Chương 2 viết về Đại dịch Coronavirus là dạng ghi chép phi hư cấu (nonfiction) bắt đầu với một vài thông tin từ địa ngục Vũ Hán đến sự hoang mang, lo sợ của nhiều người ở Việt Nam. Tiếp đến là những thông tin liên tục được cập nhật hằng ngày hằng giờ tại Việt Nam và thế giới trong thời gian “cách ly xã hội” cho đến ngày 27/4/2020 khi học sinh 30 tỉnh thành được trở lại trường học sau kỳ nghỉ Tết dài nhất trong lịch sử.</p>

<p>Chương 3 viết về Bài học cho thế giới sau đại dịch là những cảm nhận, so sánh, chiêm nghiệm,… để rút ra bài học cho bản thân và nhìn nhận về thế giới chúng ta đang sống cũng như tương lai của nhân loại.</p>

<p>Những góc nhìn so sánh liên tục được đặt ra giữa các quốc gia nhưng tập trung chủ yếu vào Việt Nam và Mỹ. Vì Việt Nam là nơi tôi chứng kiến tận mắt, còn Mỹ là nơi tôi có một khoảng thời gian thiên đường khi sống và học tập ở đó. Khi nước Mỹ đau đớn vật lộn trong đại dịch CV (Coronavirus)&nbsp;1&nbsp;với hàng nghìn người chết mỗi ngày và những ngôi mộ tập thể ở New York (đúng 10 năm sau khi tôi rời Mỹ), tôi chợt nhận ra thiên đường và địa ngục không hề cách xa nhau, nó có thể cùng một chỗ.</p>

<p>1.&nbsp;Trong cuốn sách này tôi sẽ dùng chữ viết tắt CV thay cho Coronavirus, nCoV, Covid-19, SARSCoV-2,… để thuận tiện cho bạn đọc. Tuy nhiên, khi trích dẫn tôi sẽ dùng đúng từng cách gọi.</p>

<p>Ghi chép về hai trạng thái đối lập này chính là cảm nhận của cá nhân tôi về thế giới của chúng ta, một thế giới vô cùng mong manh mà tất cả chúng ta đang dựa vào đó. Tốt đẹp và xấu xa, cao thượng và thấp hèn, giàu có và nghèo túng, ngay thẳng và xảo trá,... đó chính là hai nửa thế giới, hay đúng hơn là hai mặt của một thế giới, luôn song hành tồn tại có cả thiên đường và địa ngục.</p>

<p>Thế giới hậu Covid (ACP) sẽ hoàn toàn đổi khác. Chúng ta sẽ phải thích nghi với một hoàn cảnh mới, một thời đại mới với vô vàn sự khác biệt, có thể tốt đẹp hơn nhưng cũng có thể tồi tệ hơn. Có thể là thiên đường nhưng cũng có thể là địa ngục. Ngay bây giờ, mỗi con người chúng ta hãy bắt đầu trở lại, bằng ý thức trách nhiệm với môi trường tự nhiên, với thế giới mà chúng ta đang sống, với Ngôi nhà xanh duy nhất, nơi có Bà mẹ Thiên nhiên bao dung, nhân hậu nhưng đang quằn quại trong đau khổ vì những đứa con của bà.</p>

<p>Những dòng sông chết, những khu rừng bị đốn trụi, những đại dương ô nhiễm, những rừng bê tông hút tầm mắt cùng bầu không khí đậm đặc bụi mịn PM 2.5 ở mức tím, mức nâu. Nghiệp lực toàn cầu (như lời cậu bé Abhigya ở Ấn Độ nói đến) do những đứa con bất hiếu của Bà mẹ Thiên nhiên tạo ra. Bạn và tôi, tất cả chúng ta có thể xây nên một thiên đường hay tạo ra một địa ngục? Điều đó phụ thuộc vào ý thức và trách nhiệm của mọi người nhưng lại luôn khởi đầu từ mỗi người.</p>

<p>Đại dịch CV có thể qua đi nhưng cũng có thể không bao giờ chấm dứt, bởi lẽ, nó được tạo ra từ nghiệp lực (karma) của chúng ta, cũng giống như những điều tốt đẹp hay những thảm họa khác do chính con người tạo nên.</p>

<p>Hà Nội, mùa Hè 2020.</p>

<p>Đinh Hồng Hải</p>

<p>Trích đoạn:</p>

<p>Họ đã cho chúng ta thấy một thực tế rằng các đội quân tinh nhuệ, lực lượng phản ứng nhanh của các quốc gia cùng các đội tàu sân bay với chi phí hàng nghìn tỷ đôla chỉ để phản ứng với kẻ thù hữu hình. Còn với kẻ thù vô hình như CV thì chỉ có chuyên môn khoa học mới có thể phòng và tránh được từ xa bằng chính sự xả thân và đạo đức khoa học của những người anh hùng nơi tuyến đầu đó. Nhân loại sẽ tri ân họ và cũng sẽ phải rút ra những bài học vô cùng đắt giá từ đại dịch này. – tr 69</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Thật may cho Việt Nam, do đã quá hiểu “người anh em núi liền núi sông liền sông” hàng nghìn năm qua nên những tin tức từ Vũ Hán ngay từ đầu đã được nhiều người lưu tâm. Chính phủ Việt Nam đã có những động thái nhanh và mạnh chưa từng thấy. Mức độ nguy hiểm của dịch bệnh được tính toán chi tiết và công bố trên truyền hình. Do tiềm lực y tế của Việt Nam có hạn nên chính phủ đã huy động người dân và mọi tổ chức xã hội đóng góp nhân tài vật lực cho cuộc chiến. Nhờ đó, Việt Nam đã thoát hiểm một cách ngoạn mục ít ai ngờ tới sau nửa năm dịch bệnh bùng phát trên thế giới.</p>

<p>Mặc dù dịch bệnh trên thế giới vẫn chưa kết thúc và dịch bệnh ở Việt Nam vẫn có thể bùng phát trở lại nhưng sau hơn nửa năm hoành hành ở Việt Nam, đây là một trong những quốc gia hiếm hoi vượt qua được một giai đoạn quan trọng của dịch bệnh với chi phí thấp trong một nguồn lực hạn chế.</p>

<p>Nội dung dưới đây là những gì đã diễn ra như một cuốn phim quay chậm ở Việt Nam, ở Mỹ và nhiều nơi trên thế giới trong gần hai tháng “cách ly xã hội” vừa qua. Lượng thông tin dày đặc, tràn ngập các phương tiện truyền thông, nếu chúng ta không ghi lại thì những luồng tin tức của ngày hôm sau sẽ nhấn chìm luồng thông tin hôm trước. Vì vậy, cá nhân tôi đã cố gắng hết mức để cập nhật từng ngày, thậm chí từng giờ để theo kịp diễn tiến của các sự kiện chính. Từ đó xâu chuỗi các vấn đề để chúng ta có thể theo dõi và sử dụng như một tư liệu. – tr 72</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Trạng thái “bình thường mới” này có thể khiến những tập đoàn hàng không khổng lồ hay những tập đoàn dầu mỏ lừng danh sụp đổ. Nó buộc các tập đoàn chuyên sản xuất siêu xe thành nơi sản xuất máy thở. Trạng thái “bình thường mới” này có thể biến những “ngôi sao” hàng trăm triệu đôla như Ronaldo rớt giá xuống còn một nửa chỉ sau vài tuần.</p>

<p>Nó có thể biến những thương hiệu thời trang nổi tiếng thành nơi sản xuất khẩu trang. Nó có thể buộc những người không đeo khẩu trang phải ra đi, nằm lạnh lẽo ngoài nghĩa trang. Nó có thể biến những bộ đầm “tiền tỷ” thành trang phục đi đổ rác. Nó có thể bắt một biểu tượng sức mạnh quân sự (như tàu sân bay USS Roosevelt) phải kêu cứu thì nó cũng có thể buộc một đế chế đã tồn tại 5.000 năm phải sụp đổ mà không vì mũi tên viên đạn nào,…</p>

<p>Nhưng trạng thái “bình thường mới” đó cũng có thể đưa một đất nước đang ở vị thế “trung bình thấp” như Việt Nam lên một tầm cao mới. Nó có thể cho thấy một nền y tế linh động an toàn hơn một nền kinh tế có quy mô lớn. Nó có thể đưa một bài ca về “dịch tễ học” như Ghen cô Vy vươn xa khắp hành tinh thì nó cũng có thể biến kỹ sư nông nghiệp Hồ Quang Cua và cộng sự thành những “ngôi sao” trên bầu trời mới, bầu trời nông nghiệp Việt Nam, vốn bị nhấn chìm bởi công nghiệp hóa và toàn cầu hóa. Và nó có thể biến Đồng bằng Sông Cửu Long thành “nhà hát của những giấc mơ,” giấc mơ “được mùa giá cao” của những loại gạo Việt Nam ngon nhất thế giới.</p>

<p>Trạng thái “bình thường mới” có thể vá những “lỗ thủng tầng ozôn” vài chục năm qua chỉ trong một vài tháng. Nó cũng có thể lấy lại những không gian rộng lớn mà con người đã xâm chiếm của các loài để làm sân golf và khu nghỉ dưỡng (resort). Nó có thể làm nước biển ở Venice trong xanh chỉ sau vài ngày mà không cần đến một thiết bị lọc nước nào.</p>

<p>Nó có thể ngăn chặn hàng triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm đổ xuống lòng đại dương vì con người phải chuyển từ “ăn nhanh” sang “ăn chậm” và “ăn ít” đi, nó cũng có thể cứu hàng nghìn loài sắp tuyệt chủng. Nó có thể khiến các nhà máy ngừng xả nước thải độc hại giết chết các dòng sông. Nó có thể khiến các ông trùm khủng bố ngừng bắn và buộc các nhà máy vũ khí dừng sản xuất vì các vũ khí hạng nặng hay tối tân chẳng thể nào tiêu diệt được nó,…</p>

<p>Tại sao trạng thái “bình thường mới” có thể khiến thế giới của chúng ta thay đổi lớn đến như vậy? – tr186 + 187</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Quá khứ của người Việt đã phải trải qua vô số cuộc chiến trong hàng nghìn năm lịch sử, họ thấu hiểu những mất mát đau thương khi buộc phải tham gia vào bất cứ cuộc chiến tranh nào. Nhưng có vẻ như cái “nghiệp chiến binh” đã vận vào họ nên gần như thế kỷ nào nước Việt cũng có chiến tranh. Dường như kinh nghiệm chiến đấu “nghìn năm” đã giúp họ có được những kỹ năng sống còn khi đối mặt với hiểm nguy. Trong những hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo họ lại phát huy được những phẩm chất tốt nhất của những con người biết chịu đựng: Nếm mật nằm gai. Và trong lúc khổ đau và mất mát họ lại phát huy được tình tương thân tương ái: Lá lành đùm lá rách.</p>

<p>Truyền thống</p>

<p>Truyền thống chống giặc ngoại xâm của người Việt trong lịch sử nghìn năm của dân tộc đã rèn luyện nên những phẩm chất tốt đẹp của những chiến binh thực thụ. Dù không phải là những người lính, những bác sĩ và nhân viên y tế của Việt Nam đã luôn chiến đấu trên 100% sức lực nơi tuyến đầu. Thậm chí, những tình nguyện viên chưa bao giờ nghĩ đến việc họ phải làm nhân viên trong các khu cách ly đã hy sinh quyền lợi cá nhân của mình cho những người đang cách ly (không phải bệnh nhân). Họ sẵn sàng nằm giữa lối đi giữa “màn trời chiếu đất” để nhường chỗ ngủ cho những người khác. Hàng nghìn sinh viên ngành y sẵn sàng lên tuyến đầu chống dịch dù họ biết rõ hơn ai hết mức độ nguy hiểm của CV và nguy cơ lây nhiễm cho mình và cả gia đình. – tr 190</p>

đại dịch! tim không đập thình thịch: corona từ a - z (mẫu bìa 2)

đại dịch! tim không đập thình thịch: corona từ a - z (mẫu bìa 2)

<p>Đại Dịch! Tim Không Đập Thình Thịch: Corona Từ A - Z</p>

<p>Đại dịch tim không đập thình thịch ra​ đời trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn “tiền khẩn cấp" trong công cuộc chống dịch Covid-19, khi vô số nguồn tin liên quan đến dịch bệnh, gồm cả những nguồn tin sai lệch sự thật, lại đang tấn công cộng đồng từ bên ngoài, gây suy yếu cơ thể chúng ta qua “hệ miễn dịch tư tưởng”, tạo ra những náo loạn không cần thiết. Song song với những công văn và thông báo chính thức từ chính quyền, chúng ta cũng đọc thấy những mẩu tin đáng buồn như “Ngộ độc vì tự ý uống thuốc sốt rét phòng Covid-19” hay những bài viết về hiện tượng kỳ thị nhóm người Việt sinh sống tại nước ngoài quay về Việt Nam để tránh dịch. Đ​ ại dịch tim không đập thình thịch đ​ ược xuất bản với hy vọng mang đến kiến thức y khoa vững chắc về dịch Covid-19, đồng thời giúp mọi người dân Việt Nam hiểu được bản chất của các loại virus truyền nhiễm và những hành vi liên quan đến dịch tễ cộng đồng - là kiến thức hữu ích ngay cả khi dịch bệnh đã đi qua.&nbsp;</p>

<p>Điều đặc biệt của Đ​ ại dịch tim không đập thình thịch chính là việc đây là cu​ ốn cẩm nang này là lời giải thích y khoa về các bệnh lây nhiễm cộng đồng với trường hợp cụ thể là vi-rút Covid-19 được diễn giải qua lời của bác sĩ chuyên khoa nhiễm bằng văn phong hài hước, bình dân. Khác với những tài liệu cung cấp kiến thức y khoa đơn thuần, cuốn sách này là lời giải đáp cho thắc mắc của người dân, đến từ bác sĩ có kinh nghiệm làm việc liên quan tới các bệnh truyền nhiễm. Được viết từ lời chia sẻ của một bác sĩ người Việt, nhiều năm khám và chữa cho người Việt trong bối cảnh tại Việt Nam, cuốn sách mang đến độc giả Việt Nam những khái niệm và hướng dẫn cơ bản về dịch Covid-19, những điều mọi người nên làm trong tình hình dịch Covid-19 hiện nay, và những điều mọi người có thể làm trong thời gian tới khi đã đi qua đỉnh dịch. Những chia sẻ này hy vọng sẽ giúp mọi người hiểu đúng hơn và có được thái độ hợp lý hơn khi chung sống với dịch bệnh và vô vàn những thông tin về dịch bệnh.</p>

<p>Năm chương sách và những bài tham khảo đi kèm tương ứng với từng mục thông tin, đi từ hiểu biết chung đến liên hệ y tế với từng đối tượng người dùng - trẻ em khi đi học, người lớn khi đi làm, từng cá nhân trong một cộng đồng chung.</p>

<p align="left">Về tác giả:</p>

<p>Bác sĩ Trương Hữu Khanh tốt nghiệp Đại học Y Khoa năm 1988. Từ năm 1996 đến nay, bác sĩ Trương Hữu Khanh nắm giữ cương vị trưởng khoa Nhiễm - Nội thần kinh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Bác sĩ Trương Hữu Khanh được mệnh danh là “khắc tinh” của vi trùng và vi khuẩn gây bệnh, là người đi tiên phong trong việc xây dựng phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng, hiện vẫn đang được tiếp tục áp dụng để cứu sống hàng trăm nghìn trẻ em trong thời gian dịch bùng phát.&nbsp;</p>

<p align="center">Từ năm 2015 đến nay, bác sĩ Khanh đã lập và điều hành fanpage trên Facebook “Hỏi bác sĩ nhi đồng" để tương tác với cha mẹ và giải đáp các thắc mắc về bệnh của trẻ em. Đầu năm 2018, bác sĩ Khanh cho ra mắt cuốn sách “​ H​ ỏi Bác Sĩ Nhi Đồng: Giải Đáp Thắc Mắc Của Cha Mẹ Về</p>

<p align="left">Bệnh Con Nít”.​ Cuốn sách là nơi tập hợp một cách hệ thống toàn bộ những bài viết có tính hỏi đáp giữa cha mẹ trẻ em và bác sĩ nhi, là những chia sẻ hữu ích, thiết thực, để làm sách gối đầu giường cho các bà mẹ bỉm sữa.</p>

nghệ thuật đầu tư dhandho - the dhandho investor (tái bản 2021)

nghệ thuật đầu tư dhandho - the dhandho investor (tái bản 2021)

<p>Khi nhắc tới đầu tư giá trị,&nbsp;chúng ta không thể không nhắc đến&nbsp;người đàn ông lỗi lạc, người được ví như một “Warren Buffett đời thứ hai”, đó là Mohnish Pabrai.</p>

<p>Thuộc diện sinh sau đẻ muộn lại không được đào tạo bài bản về tài chính nhưng nhưng Mohnish Pabrai đã trở thành một nhà đầu tư vô cùng thành công. Ông được xếp vào hàng ngũ những&nbsp;nhà đầu tư giá trị nổi danh&nbsp;thế hệ mới&nbsp;cùng Phil Town, Guy Spier, Seth Klarman; những con người kế thừa&nbsp;một cách xuất sắc&nbsp;phương pháp đầu tư&nbsp;của&nbsp;các bậc “tiền bối” Benjamin Graham, Warren Buffett và Charlie Munger. Mohnish được biết tới&nbsp;bởi&nbsp;cách tiếp cận cực kì thành công trong dài hạn với thành tích đáng nể: đạt lãi kép tới 18.8%/năm suốt giai đoạn khó khăn của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ từ 1999-2008 (thị trường chung chỉ mang lại mức lợi nhuận khoảng 1%) và&nbsp;biến&nbsp;1 triệu đô la&nbsp;ban đầu của trong quỹ đầu tư của mình (năm 1999)&nbsp;tăng trưởng thành 400 triệu đô la ngày nay.</p>

<p>Lối tiếp cận truyền thống của hầu hết các nhà đầu tư trên thực tế luôn là “Rủi ro cao, lợi nhuận cao”&nbsp;nhưng với&nbsp;Mohnish Pabrai thì không nhất thiết phải như vậy.&nbsp;“Rủi ro thấp, lợi nhuận cao”&nbsp;đó là tất cả những gì ông tìm kiếm.</p>

<p>Mohnish Pabrai thông qua cuốn sách nổi tiếng của mình -&nbsp;“Nghệ Thuật Đầu Tư Dhandho –&nbsp;The&nbsp;Dhandho Investor”&nbsp;sẽ từng bước chỉ ra cho chúng ta những đặc điểm và cách thức đầu tư mà ông đã áp dụng rất hiệu quả trong thực tế. Và thật là may mắn những “túi khôn” và trí tuệ của Mohnish sẽ đến và đi thẳng vào đầu chúng ta bằng lối viết và kể chuyện đơn giản, dễ hiểu.</p>

<p>“Ngửa thì tôi thắng, sấp thì tôi chẳng&nbsp;thiệt&nbsp;bao nhiêu”&nbsp;đó chính là nguyên tắc lặp đi lặp lại trong cuốn sách thông qua hàng loạt các thí dụ về những ngành nghề, những doanh nhân, và những cơ hội kinh doanh khác nhau. Bạn sẽ hiểu được nguyên nhân vì sao những người Patel, một dân tộc thiểu số Ấn Độ&nbsp;di cư sang Mĩ năm 1970, với số dân vô&nbsp;cùng ít ỏi, lại có thể vươn lên chiếm tới 50%&nbsp;thị phần&nbsp;ngành nghề kinh doanh nhà nghỉ (Motel) tại Mỹ, vì sao doanh nhân Richard Branson lại&nbsp;đạt được&nbsp;thành công lớn&nbsp;với tập đoàn Virgin, vì sao “Vua” thép Ấn Độ Lakshmi Mittal lại là&nbsp;ông hoàng&nbsp;trong lĩnh vực của&nbsp;mình.</p>

<p>Hãy tập trung nghiên cứu và đầu tư vào những công ty bán những sản phẩm mà tất cả mọi người cần; hãy đầu tư vào những công ty có xác suất thay đổi và buộc phải thay đổi ít nhất, những công ty có rủi ro thấp và tính bất định cao; hãy biết chờ đợi và đặt cược lớn khi lợi thế nghiêng về phía mình; hãy cược ít, cược lớn và cược không thường xuyên;&nbsp;hãy&nbsp;mua khi những người khác tuyệt vọng. Đó là tất cả những gì bạn cần phải làm khi đầu tư theo phong cách của Mohnish Pabrai.</p>

<p>NHẬN XÉT VỀ SÁCH</p>

<p>Monish Pabrai là một người có tư tưởng sắc sảo, ông thích giải mã thế giới tài chính huyền bí đồng thời cũng là người xâu chuỗi câu chuyện đến tài tình. Cho dù bạn hoang mang thế nào trước những thế lực đứng sau sự bấp bênh của giá cổ phiếu trên Phố Wall hay bạn biết chắc mình đã tỏ đi nữa, bạn cũng sẽ hiểu thấu đáo hơn khi đọc cuốn sách này. Monish Pabrai dẫn ra câu chuyện của những ông trùm kinh doanh và bài thẩm tra thông minh nhằm chắt lọc các nguyên tắc cốt lõi mang giá trị sâu sắc. Tất cả được đóng gói thành bộ ý tưởng hữu ích mà bạn nên vận dụng vào chính quá trình đầu tư của mình.</p>

<p>- &nbsp;Srephane Fitch, Giám đốc Forbes châu Âu</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Tôi đọc Nghệ thuật đầu tư Dhandho liền một mạch vì không kìm lòng nổi. Mohnish chia sẻ những “bí mật” tạo nên thành công bứt phá của mình và ghi công vào kho tàng đầu tư giá trị.</p>

<p>- &nbsp;Whitney Tilson, quản lý điều hành kinh doanh và sáng lập quỹ T2 Partners LLC, nhà sáng lập Hội nghị đầu tư giá trị (Value Investing Congress)</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Nghệ thuật đầu tư Dhandho đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đơn giản hóa chiến lược đầu tư thành công. “Ngửa thì tôi thắng, sấp thì tôi chẳng thiệt bao nhiêu!” Tôi không phải mua toàn bộ doanh nghiệp, mà chỉ cần mua cổ phiếu của một vài doanh nghiệp đang niêm yết. Tôi muốn giới thiệu cuốn sách này cho bất cứ ai muốn trau dồi kỹ năng đầu tư của mình.&nbsp;</p>

<p>- &nbsp;Pattrick Fitzgerald, Chủ tịch của quỹ Fitzgerald Management</p>

các vị thần của đỉnh olympus - phần 3: dấu hiệu athena (tái bản)

các vị thần của đỉnh olympus - phần 3: dấu hiệu athena (tái bản)

<p>Các Vị Thần Của Đỉnh Olympus - Phần 3: Dấu Hiệu Athena</p>

<p>Trong cuốn Con Trai Thần Neptune, Percy, Hazel và Frank đã gặp nhau ở Trại Jupiter, trại của người La Mã, tương đương như Trại Con Lai, và cùng nhau đi tới miền đất xa xôi hơn cả các vị thần để hoàn thành một hành trình tìm kiếm đầy hiểm nguy. Còn cuốn&nbsp;Dấu Hiệu Athena&nbsp;sẽ cho họ hội ngộ với Jason, Piper và Leo. Nhưng mới có sáu người bọn họ - ai sẽ hoàn thiện lời tiên tri Nhóm Bảy?</p>

<p>Các á thần Hi Lạp và La Mã sẽ phải phối hợp với nhau để đánh thắng lũ khổng lồ do Mẹ Đất, Gaea, thả ra. Rồi họ sẽ phải cùng nhau vượt biển tới miền đất cổ xưa để tìm Cửa Tử. Chính xác thì Cửa Tử là gì vậy? Phần lớn lời tiên tri vẫn còn là một bí ẩn...</p>

<p>Với những người bạn cũ và mới hợp sức, với một chiến thuyền tuyệt hảo, với những kẻ thù đáng sợ và khung cảnh ngoại lai kỳ thú, Phần 3 series Các anh hùng của đỉnh Olympus này hứa hẹn đem tới cho bạn đọc một cuộc phiêu lưu khó quên khác qua tài năng kể chuyện bậc thầy của Rick Riordan.</p>

<p>Những giấc mơ đáng sợ và những lời tiên tri bí ẩn là những hiểm nguy mà bảy á thần tuổi thiếu niên phải đối mặt, nhưng cũng là những khoảnh khắc lý thú của các bạn đọc hâm mộ series Các anh hung của đỉnh Olympus. Cuốn sách thứ ba này lại một lần nữa quăng Percy, Jason, Annabeth, Hazel, Leo, Frank và Piper vào trận chiến. Đại diện của cả hai trại Hi Lạp và la Mã, bảy người đồng đội sẽ thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn việc Rome sắp bị hủy diệt, sự thức dậy của Gaea và sự tận thế của thế giới. Đồng thời họ cũng hỗ trợ Annabeth trong hành trình tìm kiếm của cô để đoạt lại bức tượng Athena cổ xưa từng bị đánh cắp khỏi điện Parthenon. Trên đường đi, họ gặp phải Nemesis ở bang Utah, Bacchus ở Kansas, Phorcys ở Atlanta, Aphrodite ở Charleston, và Hercules ở Eo biển Gibraltar. Xuyên suốt cuốn tiểu thuyết, tính hài hước và rùng rợn luôn song hành khiến cả hai lối viết trở nên sống động hơn. Các á thần vận dụng nhuần nhuyễn sự khôn khéo và các vũ khí của mình trong hàng loạt các cuộc đụng độ, và sự bất an của chính họ khiến cho các nhân vật trở nên thu hút hơn. Với tiết tấu kể chuyện đầy gay cấn, Riordan thực sự đã một lần nữa sáng tạo ra một cuộc phiêu lưu đầy sức hấp dẫn, lôi cuốn cho đến tận phút cuối cùng.</p>

như mây thong dong (tái bản 2018)

như mây thong dong (tái bản 2018)

<p>Như Mây Thong Dong (Tái Bản 2018)</p>

<p>"Mỗi ngày, hãy ngồi thật yên, lắng nghe chính mình, bạn sẽ nhận diện được hôm nay mình đã nghĩ, đã nói, đã làm điều gì chưa hay. À, thì mình vẫn còn dở, còn làm đau lòng người khác bởi sự cạn nghĩ. Làm người khác đau thì chắc chắn, mình sẽ đau giống người khác thôi. Hạt giống đã gieo thì sẽ đến ngày gặt quả..."</p>

<p>Đôi lời của tác giả về&nbsp;Như mây thong dong:</p>

<p>Tôi chưa bao giờ dám nghĩ rằng mình sẽ viết sách, nhưng cái duyên do nghề báo mang đến cho tôi nhiều câu chuyện. Đó là một bản tin, cũng có khi là những tâm tình do người này người kia gửi gắm. Nhiều bạn đã vượt qua giới hạn ngại ngần để tin tưởng mà chia sẻ với tôi dù thực sự chúng tôi chỉ biết nhau qua mạng xã hội.</p>

<p>Một người bạn của tôi đã nói rằng, mỗi lần viết gì đó, bạn ấy đều nghĩ đó là tặng phẩm dành cho người hữu duyên, để họ và mình cùng thực tập chuyển hóa (thay đổi theo hướng tích cực). Tôi thấy ý đó hay quá! Từ đó mỗi lần ngồi trước máy vi tính, gõ những con chữ thân quen, tôi đều tâm niệm trước hết là viết cho mình nhưng sau cũng là viết cho những người hữu duyên, có chung những điều bất như ý trong cuộc sống mà lo lắng, phiền muộn, khổ đau... như mình.</p>

<p>Những điều tôi chia sẻ dựa trên nền tảng quan niệm nhân quả của nhà Phật. Mọi điều tiêu cực hay tích cực đến với mình đều có nhân-duyênquả cả. Bạn có thể muốn hoặc không, nhưng nó vẫn diễn ra. Vì thế, không cách nào khác, bạn phải nhận diện, chuyển hóa bằng cách đặt nó xuống. Rồi sau đó, bạn phải tâm tình với chính mình bằng sự thật thà nơi trái tim tỉnh thức, để có cái nhìn tươi sáng hơn, tìm ra đường hướng tốt đẹp hơn mà đi. Những bài viết trong cuốn sách này cũng là những suy nghiệm mà chính tôi cũng đang trên bước đường nỗ lực để thực tập, hoàn thiện mình.</p>

<p>Mong rằng khi bạn cầm cuốn sách này trên tay, chúng ta sẽ kết nối được với nhau trong dòng tâm thức đồng cảm vì những nỗi khổ đã, đang và sẽ trải qua là giống nhau trong thân-phận-con-người.</p>

tâm - chân dung

tâm - chân dung

<p>Tâm - Chân Dung</p>

<p>Một Mỹ Tâm chân thành, nồng nhiệt, dấn thân và đầy sức sống, sức sáng tạo trong những câu chuyện tưởng chừng tản mạn. Bức chân dung ấy không chỉ làm đầy sự ngưỡng mộ bạn đã dành cho Mỹ Tâm, mà còn có thể truyền trao một nguồn cảm hứng đặc biệt.</p>

<p>Phía sau chân dung một ngôi sao nhạc trẻ, quyển sách này hé lộ nhiều khoảng sáng, khoảng tối của đời sống showbiz, thế giới biểu diễn mà đôi khi, từ hàng ghế khán giả, bạn chẳng thấy gì ngoài vẻ mê hoặc của hào quang lấp lánh.</p>

<p>Thế giới âm nhạc muôn màu và sống động trong những trang viết chắt lọc và tinh tế của Quốc Bảo, một người đứng sau rất nhiều hiện tượng và hiểu rõ đâu là điều còn lại, đâu là thứ lao xao chóng vánh của những trào lưu hời hợt.</p>

<p>TÂM cũng sẽ giúp bạn trả lời được phần nào câu hỏi - điều gì đã làm nên sức sống bền lâu của một giọng ca, một hình tượng nhận được sự ái mộ của công chúng trong dòng chảy V-pop từ giữa thập niên 1990 đến nay.</p>

<p>TÂM, theo cách gọi tên thật gần gũi của nhạc sĩ Quốc Bảo – Tác giả cuốn sách này, không ai khác, là ca sĩ – tác giả ca khúc Mỹ Tâm;</p>

<p>Là cái tên sáng giá nhất trong đời sống âm nhạc V-pop suốt gần 20 năm qua.</p>

<p>Ở cô luôn tỏa ra một giá trị sống và năng lượng sáng tạo đủ sức truyền trao cảm hứng cho đại chúng vượt trên cách chúng ta hình dung về một “ngôi sao” giải trí thông thường. Các album của Mỹ Tâm, hầu hết đều tạo ra những dấu mốc đặc biệt ở phương diện thị trường và sáng tạo ngay từ khi mới ra mắt.</p>

<p>9 album của Mỹ Tâm tính đến 2018:</p>

<p>1. Mãi Yêu (2001)</p>

<p>2. Đâu Chỉ Riêng Em (2002)</p>

<p>3. Ngày Ấy &amp; Bây Giờ (2003)</p>

<p>4. Hoàng Hôn Thức Giấc (2005)</p>

<p>5. Vút Bay (2006)</p>

<p>6. Trở Lại (2008)</p>

<p>7. Nhịp Đập (2008)</p>

<p>8. Tâm (2013)</p>

<p>9. Tâm 9 (2017)</p>

<p>VỀ TÁC GIẢ</p>

<p>Nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc, tác giả 7 cuốn sách tùy bút, chân dung âm nhạc.</p>

<p>Ông là người hướng dẫn nghệ thuật cho nhiều ca sĩ trong giai đoạn vào nghề: Mỹ Tâm, Ngô Thanh Vân, Mai Khôi, Nguyên Hà…</p>

<p>Sách đã xuất bản:</p>

<p>Mặt (2005)</p>

<p>Những Ghi Chép Vụn (2008)</p>

<p>Thị Dân (2010)</p>

<p>Những Cái Tên, Những Mặt Người (2012)</p>

<p>Cuốn Sổ Trắng (2015)</p>

<p>50 (2017)</p>

<p>Sài Gòn Của Tôi (2018)</p>

<p>Những Lời Bình Yên (2019)</p>

<p>MỘT SỐ TRÍCH DẪN</p>

<p>Tâm không cười khúc khích, em cười ha ha he he.</p>

<p>Trong các nghệ sĩ từng làm việc với tôi, Tâm là người-kể-chuyện hào hứng, rung động, có dư âm nhất. Tôi vẫn quan niệm ca sĩ là người thay cho nhạc sĩ kể một câu chuyện cho công chúng - đó có thể là chuyện của ông nhạc sĩ, chuyện đời có thật của ca sĩ hay bất kỳ một chuyện gì, không liên quan trực tiếp đến những người viết bài hát, hát bài hát.</p>

<p>-----</p>

<p>Một giọng hát đẹp sẽ phi thời gian tính. Tâm là giọng hát mãi mãi trẻ, tâm hồn em mãi mãi trẻ. Hãy nhớ đến điệu cười “thương hiệu” của em; hãy nhớ về những câu đùa câu nói vô tư bộc trực mà em thoải mái giao lưu với fans từ khi em hai mươi tuổi đến giờ, tức mười sáu năm sau…</p>

<p>Em thân mà không lấn lướt, kính mà không xa cách xã giao. Em đến với ai cũng chân thành.</p>

<p>-----</p>

<p>Hơn ai hết, Tâm phân biệt được đâu là những thành quả có thực, đâu là những vinh quang ảo. Tính thực tế và lý trí trong Tâm rất nhiều, em không phải dạng nghệ sĩ than mây khóc gió, ít khi mừng lố vui ảo, em luôn tự đánh giá bản thân và kiểm điểm kết quả của các hoạch định.</p>

<p>-----</p>

<p>“Cô hippy lạc loài”, con chim họa mi Đà Nẵng bắt đầu đường bay kỳ diệu của mình vào sinh nhật lần thứ hai mươi. Không một giây ngưng nghỉ, tiếng hát họa mi và đường bay dũng mãnh đã cất lên suốt mười tám năm ròng, một kỳ tích mang những ý nghĩa phi thực, như một chuyện cổ tích có hậu thời hiện đại và như một giấc mơ chung của bao nhiêu bạn trẻ yêu ca hát.</p>

<p>Có những đoạn chùng lắng cho Tâm thủ thỉ ngâm nga, lại có những nốt căng, dứt khoát, tình tuyệt vọng được bộc bạch thẳng đuột, không quỵ lụy không hờn oán.</p>

<p>-----</p>

<p>Thời đại hôm nay chỉ dung dưỡng ai can đảm dấn thân, tìm lẽ sống trong công việc, nhận chân bản thể qua công việc mình theo đuổi suốt đời.</p>

<p>-----</p>

<p>Một tình thân ái, dù không có chút màu sắc nào của tình yêu, vẫn cần củng cố qua những thác ghềnh, bão tố. Nếu đời sống tôi hay Tâm chẳng gặp trắc trở gì, nếu con đường đến vinh quang của em thẳng băng như thước kẻ, nếu tôi không có mặt để giải quyết hoặc cho lời khuyên lúc em bối rối lo âu, hẳn giữa chúng tôi không thể hình thành tình thân được.</p>

<p>Mà có khi nhờ cái tính tưng tửng, coi nhẹ mọi chuyện, em đã vượt được thử thách.</p>

<p>-----</p>

<p>... nghệ thuật quý giá lắm, dù cho đó là nghệ thuật giải trí. Ta yêu nó thì ta phải xứng đáng với nó, giống như khi yêu một người thì hãy sống xứng đáng với tình yêu. Nghệ thuật không hề là nơi đầu tư danh vọng, mà là chỗ ta đặt vào toàn bộ lửa ấm của trái tim. Thành công, tiền bạc, danh tiếng là món quà mà nghệ thuật ban thưởng cho kẻ xứng đáng. Chỉ cần xứng đáng thôi, không đòi hỏi hy sinh gì cả.</p>

<p>-----</p>

<p>Mỹ Tâm cứng cỏi, thẳng thắn, duy lý và suy xét thấu đáo.</p>

<p>-----</p>

<p>Nếu tôi in ra hai thư điện tử, của hôm nay và của mười bảy năm trước, xóa ngày tháng, tôi sẽ không phân biệt được đâu là thư cũ/mới. Vẫn văn phong ấy, vẫn cách cười ấy, vẫn giọng điệu tươi tỉnh yêu đời ấy, vẫn đi vào vấn đề một cách ngay thẳng rõ ràng. Cô bé Tâm-hai-mươi hôm xưa không khác Tâm của hôm nay, em vẫn nguyên vẹn như tôi hằng nghĩ về. Tâm là một tính cách hiếm có, và khiến tôi đẹp lòng.</p>

<p>-----</p>

<p>Có nhiều kiểu đẹp, Tâm không thuộc loại đẹp cổ điển, ở em có chút gì đó không cân đối, hơi khác thường, song lại hài hòa và gây cuốn hút. Vẻ đẹp hình thức Tâm có được phần lớn từ bên trong toát ra, ta hay dùng từ “thần thái”; nhờ thần thái mà thành nụ cười đó, nhờ thần thái mà vầng trán sáng rộng, nhờ thần thái mà đôi mắt có hồn, nhờ thần thái mà dáng đi thế ngồi gợi cảm. Còn hát hay? Thiếu gì giọng hát hay. Tâm là một trong số ấy, nhưng khác biệt nằm ở chỗ em làm bài hát tỏa sáng, em tự đặt mình thấp hơn bài hát, làm mình chìm đi, chỉ câu chuyện là đáng kể. Mà lẽ đời, hễ ta đặt mình thấp thì lại được lên cao.</p>

<p>-----</p>

<p>Trong thần thoại Hy Lạp, Apollo là thần Bảo trợ Nghệ thuật còn Dionysus là thần Rượu. Một bên đường hoàng chính thống, bên kia phóng khoáng bất tuân luật lệ. Vậy thì hiện tượng Mỹ Tâm gần với Apollo hay với Dionysus đây?</p>

<p>-----</p>

<p>Tâm “luyện” miệt mài vậy đó. Còn cái “điên”, em giữ sâu trong lòng - người ta chỉ thấy em điên lúc em hát, em giao lưu, lúc em vui quá mức và buồn rầu quá mức.</p>

<p>Đối với em, nghệ thuật không là giấc mơ để khao khát, mà như một thứ trái cây chỉ chờ chín là hái, thứ trái cây Tổ nghề đã ban tặng. Tổ khắt khe, không phải lúc nào cũng công bằng, cây của Tổ chẳng phải mùa nào cũng sai quả.</p>

<p>-----</p>

<p>Sức bật của Mỹ Tâm mãnh liệt, dẫu người không ưa em đi nữa cũng phải công nhận. Cùng trưởng thành từ Đoàn Ca nhạc nhẹ thành phố với Hồng Ngọc, Hiền Thục, thậm chí vào thời điểm tôi mới gặp Tâm, vị thế của em còn chưa bằng hai bạn ấy, vậy mà… Một bài báo viết về Tâm tháng này, chưa kịp đăng để dành tháng sau là có thể thành lạc hậu, vì em đã khác hoàn toàn. Nhận định về Tâm hôm nay, mai vẫn có thể sai lệch. Tâm phát triển như diều gặp gió thuận, may mắn thì tất nhiên phải có đã đành, nhưng em phải khác biệt ra sao thì mới vùn vụt trở thành ngôi sao lớn chỉ trong vài năm (2000-2002) như thế chứ?</p>

<p>-----</p>

<p>niềm say mê dành cho ca hát của Tâm vô cùng lớn và vô tư. Em hát suốt ngày, mọi nơi, không biết mệt, không bao giờ chán.</p>

<p>Hát như một nhu cầu, như hít thở. Tâm không nghĩ hát như một phương tiện mưu sinh. Tâm hát vì… không thể nín lặng, vì chỉ có thể bộc bạch tâm hồn mình và lập căn cước cá nhân qua tiếng hát. Hát không ngơi nghỉ để giữ cho mình một phong độ chuyên nghiệp và nuôi dưỡng tình yêu âm nhạc. Có thể nhiều ca sĩ chưa đi được đến đâu đã chán nghề vì hát nhiều, họ coi việc hát cực chẳng đã phải làm, lỡ làm ca sĩ rồi thì đành hát vậy.</p>

<p>Trường hợp Tâm, em cần hát để yêu nghề mãi.</p>

<p>-----</p>

<p>Hành trình Tâm, nhìn một cách qua loa thì thấy dễ đi. Thật ra, đó là một hành trình ẩn giấu nhiều va vấp. Để chọn ra cái đúng, chỉ có một cách: thử, và sai.</p>

<p>-----</p>

<p>Thời đại hôm nay không có chỗ cho hoài cổ, ngoái nhìn quá khứ, tiếc thương; Thời đại hôm nay với cơn bão thông tin lúc nào cũng chực đổ ập xuống đầu, cũng không có chỗ cho sự ẩn nhẫn chịu đựng. Thời đại buộc ta hành động, buộc ta luôn nhào về phía trước. Thời đại cũng bắt ta phải lựa chọn, đánh đổi giữa sự êm đềm nội tâm với khả năng trở-thành-một-ai-đó (“I am become a name”, trong tác phẩm Ulysses của Alfred Tennyson). Mỹ Tâm sống theo tinh thần ấy, một cách tuyệt đối và kiên định. Em hướng ngoại, chan hòa với đám đông, làm một ngôi sao tỏa sáng cho nhiều người ngưỡng mộ. Em không rút vào vỏ ốc. Chấp nhận hy sinh đời sống cá nhân yên tĩnh để có sự nghiệp.</p>

<p>-----</p>

<p>Điều tôi làm cho em, không phải là những bài hát; vả chăng số lượng bài hát của tôi mà Tâm đã sử dụng quá ít, thua xa số lượng tôi đã viết cho Trần Thu Hà, Mai Khôi, Thủy Tiên hay Nguyên Hà. Điều tôi giúp em, không phải là những cột mốc sừng sững trong sự nghiệp. Tôi đem đến cho Tâm một thứ trừu tượng, ẩn kín và mong manh, khó nhận thấy hơn nhiều: khả năng phân biệt xấu/đẹp, hay/dở, tức là cách cảm thụ thẩm mỹ về mọi vấn đề, không chỉ giới hạn trong âm nhạc. Tôi truyền trao và chia sẻ với em một phương cách sống (mà tôi cho là) đẹp.</p>

<p>-----</p>

<p>Mỹ Tâm là gương mặt sáng giá nhất của nhạc đại chúng Việt, gọi nôm na là Pop Việt, niềm tự hào không chỉ của các fan mà của tất cả mọi người Việt, rằng cuối cùng chúng ta cũng có một nhân vật tầm cỡ trong ngành giải trí sánh ngang hàng các đồng nghiệp ngoại quốc ở những xứ sở có công nghệ âm nhạc phát triển. Niềm tự hào chúng ta có một Mỹ Tâm là hoàn toàn lành mạnh, như niềm tự hào đội tuyển bóng đá (nên nhớ cho rằng Tâm rất mê bóng đá, như “Niềm tin chiến thắng”, bài dành cho cổ động viên nên rất “cổ động”, Lê Quang viết, Tâm hát mãnh liệt, tha thiết nữa, trở thành dấu ấn).</p>

<p>-----</p>

<p>Có Tâm hay không, đời sống nghệ thuật của tôi không khác đi; có tôi hay không thì vẫn có một Mỹ Tâm như ta đang có hôm nay. Song tình thân thiết, sự thấu hiểu và sự hiện diện trong đời nhau, của Tâm và tôi, vẫn là một hạnh ngộ quý báu. Và tôi chợt nghĩ, em và tôi đã sống đẹp với nhau. Từ câu chào thứ nhất, mười tám năm ngược về tuổi trẻ. Dẫu Tâm và tôi hoàn toàn toại nguyện trên hành trình riêng mỗi người, khi nghĩ về những tháng năm thanh xuân ấy, vẫn thấy ấm dạ một cảm giác gần gũi, tin cậy. Như thế gọi là ân tình.</p>

<p>-----</p>

<p>Em thuộc tuýp người biết mình biết ta, khiêm tốn nhưng ý thức được giá trị bản thân.</p>

<p>Nổi tiếng như cồn hay vô danh, em vẫn sống nhẹ nhõm, với một năng lượng sống gần như vô tận.</p>

<p>-----</p>

<p>Ngoài chuyện kiếm tiền (hát club và vũ trường đơn thuần là chuyện thu nhập), em còn nâng bài hát lên một tầm vóc cao hơn, tươi mới, nhuần nhị, tự nhiên như thể bài viết riêng cho mình.</p>

<p>----</p>

<p>Thông thường, tâm lý chung của nhiều người trẻ là hay chủ quan, lắm lúc rất cẩu thả khi bước những bậc thang trung gian, người ta chỉ chú ý đến bậc đầu tiên và bậc cao nhất sau cùng. Nấc đầu bước được rồi, cứ tưởng những bước tiếp sau cứ thoai thoải dễ đi như vậy, thế nên bao kẻ trượt chân.</p>

<p>-----</p>

<p>Cách kể chuyện qua bài hát của Tâm độc sáng, linh động, không bao giờ cùn nhụt cảm hứng. Có thể ví với một người có duyên kể chuyện, chuyện không có gì mới, ai cũng biết mà miệng người này kể đi kể lại vẫn thu hút.</p>

người trẻ thời 4.0

người trẻ thời 4.0

Người “suýt” trẻ nghĩ về người trẻ

Nội dung:

Tập sách "Người “suýt” trẻ nghĩ về người trẻ" là tiếng nói của những người trẻ, được viết bởi chính những người trẻ. Họ là những cá nhân đầy nhiệt huyết, đang trải nghiệm và khám phá cuộc sống, với những tâm tư, suy nghĩ và góc nhìn riêng biệt về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời đại 4.0.

Ai là người trẻ?

Người trẻ là những ai đang trên hành trình trưởng thành, từ bỏ những mơ mộng tuổi thanh xuân để đối mặt với thực tại phức tạp. Họ là những người đang nỗ lực tìm kiếm bản thân, định hình mục tiêu và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới.

Nội dung cuốn sách:

Tập hợp những bài viết chân thành và sâu sắc, "Người “suýt” trẻ nghĩ về người trẻ" phản ánh chân thực những vấn đề mà thế hệ trẻ đang đối mặt:

Thực trạng và suy ngẫm về người trẻ:

Cuộc sống số: Với sự phát triển chóng mặt của công nghệ, mạng xã hội trở thành phần không thể thiếu trong cuộc sống của người trẻ. Cuốn sách đặt ra những câu hỏi về vai trò của mạng xã hội trong việc định hình lối sống, suy nghĩ và văn hóa của thế hệ trẻ.

Thách thức và cơ hội: Cuốn sách cũng đưa ra những góc nhìn đa chiều về những thách thức và cơ hội mà người trẻ Việt Nam đang đối mặt. Từ vấn đề học tập, nghề nghiệp, tình yêu đến những giá trị truyền thống, những bài viết trong sách mang đến những suy ngẫm sâu sắc, giúp độc giả hiểu rõ hơn những vấn đề mà thế hệ trẻ đang đối mặt.

Vai trò của giáo dục: Tầm quan trọng của giáo dục trong việc trang bị kiến thức, kỹ năng và định hướng cho thế hệ trẻ được đề cập một cách sâu sắc. Cuốn sách khẳng định rằng, giáo dục không chỉ là con đường dẫn đến thành công mà còn là nền tảng cho một cuộc sống ý nghĩa và hạnh phúc.

Những vấn đề nóng:

Sự lựa chọn cá nhân: Cuốn sách dành một phần không nhỏ để bàn luận về những lựa chọn của thế hệ trẻ: du học, lập nghiệp, tình yêu, hôn nhân, gia đình... Những bài viết đầy cảm xúc, chân thực và thẳng thắn phản ánh những trăn trở, những suy tư, những khát khao và cả những băn khoăn của những người trẻ tuổi.

Vấn đề giới tính: Câu chuyện về giới tính được đặt ra một cách tế nhị, thẳng thắn và đầy nhân văn. Những bài viết giúp độc giả hiểu rõ hơn về bản chất của vấn đề, từ đó có cái nhìn bao dung và thấu hiểu hơn đối với những cá nhân thuộc cộng đồng LGBTQ+.

Lạm dụng tình dục: Cuốn sách lên tiếng mạnh mẽ về nạn quấy rối và lạm dụng tình dục, đồng thời nêu bật những hậu quả nghiêm trọng mà nạn nhân phải gánh chịu. Những bài viết này là lời kêu gọi chung tay bảo vệ trẻ em, bảo vệ phụ nữ và xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ.

Khách quan và chân thực:

"Người “suýt” trẻ nghĩ về người trẻ" không cố gắng đưa ra những lời khuyên sáo rỗng hay những định hướng cứng nhắc. Thay vào đó, cuốn sách là tiếng nói của những người trẻ, với những trải nghiệm, những suy nghĩ, những cảm xúc chân thực và đầy bản năng.

Review nội dung:

"Người “suýt” trẻ nghĩ về người trẻ" là một cuốn sách đáng đọc cho bất kỳ ai muốn hiểu rõ hơn về thế hệ trẻ Việt Nam. Nó là tiếng nói của một thế hệ đầy năng lượng, đầy khát vọng và đầy bản lĩnh. Cuốn sách mang đến những góc nhìn mới mẻ, những bài học quý giá và những cảm xúc đầy rung động.

Lời kết:

Với những bài viết sâu sắc, chân thành và đầy cảm xúc, "Người “suýt” trẻ nghĩ về người trẻ" là một món quà ý nghĩa dành cho độc giả, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Cuốn sách là lời khích lệ, là nguồn động lực, là ánh sáng soi đường cho thế hệ trẻ vững bước trên con đường chinh phục ước mơ và khẳng định bản thân.

bé học lễ giáo - tinh thần, trách nhiệm (sách song ngữ anh - việt) (2020)

bé học lễ giáo - tinh thần, trách nhiệm (sách song ngữ anh - việt) (2020)

<p>Bạn có biết “tất cả trẻ con đều là người ngoại quốc” khả năng học ngoại ngữ của trẻ sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu được tiếp xúc từ nhỏ.</p>

<p>Bộ sách song ngữ: Bé học lễ giáo và Tuyển tập những câu chuyện lễ giáo dành cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi -&nbsp;là một trong những nỗ lực của người biên soạn nhằm giúp các em có thêm kênh tương tác với Anh ngữ, một cầu nối cần thiết trong việc phát triển bản thân vững tin bước vào thế giới.</p>

<p>Bộ sách&nbsp;Tuyển tập những câu chuyện lễ giáo dành cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi -&nbsp;gồm mười quyển, tương ứng với mười đức tính cơ bản mà trẻ cần có -&nbsp;Kiên trì, Biết ơn, Lịch sự và Tôn trọng, Yêu thương, Vị tha và Trắc ẩn, Tinh thần trách nhiệm, Khiêm nhường, Tử tế, Trung thực, Đáng tin cậy.</p>

<p>Bằng ngôn ngữ trẻ em trong sáng, giản dị kết hợp những hình ảnh minh họa đẹp mắt, mỗi cuốn sách trong&nbsp;Tuyển tập những câu chuyện lễ giáo dành cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi&nbsp;đều là những bài học nhỏ, giúp các em biết cách ứng dụng vào tình huống thực tế ngoài cuộc sống và rèn luyện đức tính tốt:&nbsp;kiên trì, biết ơn, tinh thần trách nhiệm, tử tế, trung thực…</p>

<p>Từng chủ đề trong bộ sách sẽ cung cấp nhiều từ vựng căn bản dành cho trẻ em. Mỗi tập chứa gần 100 từ vựng tiếng Anh thông dụng giúp các em trao dồi và nâng cao khả năng học ngoại ngữ.</p>

<p>Bạn&nbsp;Rùa kiên trì&nbsp;– kiên trì nghĩa là mình vẫn tiếp tục cố gắng, dù mọi thứ thật khó khăn. Bạn&nbsp;Mèo biết ơn&nbsp;– biết ơn nghĩa là mình cảm ơn vì những gì mình có và mình tìm cách để thể hiện lòng biết ơn đó. Bạn&nbsp;Hưu cao cổ Tinh thần Trách nhiệm&nbsp;- tinh thần trách nhiệm nghĩa là mình làm những việc cần được làm. Bạn&nbsp;Khỉ Tử tế&nbsp;- Tử tế nghĩa là mình vui vẻ sẻ chia hoặc cho người khác những gì mình có. Bạn&nbsp;Gấu Trung thực&nbsp;– Trung thực nghĩa là luôn luôn nói sự thật và chỉ nói sự thật mà thôi…</p>

<p>Bước vào thế giới của những nhân vật này, các em hiểu rằng những việc mình làm, những điều mình nói, những lời hứa, những cách cư xử…của bạn Rùa, bạn Mèo, bạn Hưu, bạn Khỉ, bạn Gấu đều có lý do “rất đúng” để học và làm theo.</p>

<p>Nếu bạn đang tìm một món quà dành tặng các em hãy nghĩ đến bộ sách song ngữ: Bé học lễ giáo và Tuyển tập những câu chuyện lễ giáo dành cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi.&nbsp;Sách luôn là món quà tuyệt vời nhất, giúp phụ huynh ươm mầm nuôi dưỡng những hạt giống tốt trong tâm hồn các em.</p>

linh hồn của tiền - the soul of money

linh hồn của tiền - the soul of money

<p>"Một cuốn sách thay đổi cuộc đời. Với sự ấm áp, trung thực và cách kể chuyện,&nbsp;Lynne đã&nbsp;đảo lộn mọi thứ chúng ta nghĩ rằng chúng ta biết về tiền bạc&nbsp;Đó là cuốn sách mà tất cả chúng ta cần ngay bây giờ." ―Brené Brown, Tiến sĩ, tác giả của sách bán chạy số 1 trên New York Times "Rising Strong"―</p>

<p>Linh Hồn Của Tiền là một cuốn sách hấp dẫn, đưa ra một chủ đề thú vị:&nbsp;xem xét thái độ của chúng ta đối với tiền ― kiếm được, chi tiêu và cho đi ― có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc đáng ngạc nhiên về cuộc sống, giá trị của chúng ta và bản chất của sự thịnh vượng.</p>

<p>Thông qua những câu chuyện cá nhân và lời khuyên thực tế, nhà hoạt động toàn cầu Lynne Twist chứng minh cách chúng ta có thể thay thế cảm giác khan hiếm, tội lỗi và gánh nặng bằng những trải nghiệm về sự đủ đầy, tự do và mục đích.</p>

<p>Twist có một cái nhìn chân thực và phê phán về sức mạnh phi thường mà tiền mang lại cho cuộc sống của chúng ta và ảnh hưởng sâu sắc và thường xuyên phá hoại của nó đối với hình ảnh bản thân và các mối quan hệ của chúng ta. Trong một xã hội tiêu dùng coi trọng sân cỏ, bán hàng và ham muốn vô độ để được nhiều hơn như một thước đo giá trị bản thân? Linh hồn của Tiền bạc? yêu cầu chúng ta lùi lại, kiểm tra mối quan hệ của chúng ta với tiền bạc, đánh giá mối liên hệ của chúng ta với các giá trị cốt lõi của con người, và thay đổi mối quan hệ này và bằng cách đó, để biến đổi cuộc sống của chúng ta.</p>

<p>Về tác giả</p>

<p>Lynne Twist là người đồng sáng lập của The Pachamama Alliance, và là người sáng lập của Học viện The Soul of Money. Cô đã dành nhiều thời gian để tham gia và các chương trình xóa đói giảm nghèo và các chương trình bảo vệ xã hội và môi trường.</p>

<p>Bà cũng đã từng được phỏng vấn bởi nhiều cơ quan truyền thông: The Huffington Post, “Mehmet Oz Radio,” Oprah and Friends Radio, NPR, The Chicago Tribune, The San Francisco Chronicle và PBS.</p>

<p>Linh Hồn Của Tiền - The Soul of Money là tác phẩm nổi tiếng của bà. Cuốn sách là những khám phá tràn đầy cảm hứng và trí tuệ về sự kết nối giữa tiền bạc và một cuộc sống toàn vẹn.&nbsp;</p>

<p>Cuốn sách phù hợp với những độc giả:</p>

<p>Muốn khám phá mối liên hệ giữa tiền bạc và cuộc sống viên mãn</p>

<p>Giành lại quyền làm chủ đối với sức mạnh của đồng tiền ở cuộc sống hiện tại</p>

<p>Nhận thức về "dòng chảy của tiền bạc", cách tạo nên sự giàu có vật chất và cả tinh thần</p>

<p>Củng cố thêm niềm tin về ý nghĩa của việc cho đi, làm từ thiện với số tiền mình đang có</p>

<p>Tái khẳng định lại khái niệm “đủ đầy”&nbsp;và những quan điểm sai lầm về "sự thiếu thốn"</p>

<p>Độc giả nói gì về quyển sách này?</p>

<p>“Linh Hồn Của Tiền là một cuốn sách mang tính đột phá. Nó sẽ định hình lại mối quan hệ của&nbsp;bạn với tiền bạc theo cách vô cùng độc đáo, sâu rộng, có tầm nhìn và nhất quán với tương lai&nbsp;mới mà tất cả chúng ta đang mơ ước. Cuốn sách này dành cho bất kỳ doanh nhân nào đủ tỉnh táo nhận thấy được tầm quan trọng của kinh doanh trong việc tạo ra một tương lai bền vững”</p>

<p>- Heidi Koizen, nhà đầu tư mạo hiểm, đại sứ Công nghệ, và đồng sáng lập của T/Maker -</p>

<p>“Linh Hồn Của Tiền đã giúp tôi hiểu rằng:&nbsp;tiền không tốt cũng không xấu, mà nó là một nguồn lực để chúng ta thể hiện lòng nhân đạo của mình. Bất cứ ai đang muốn cải thiện mối quan hệ của họ với tiền bạc đừng bao giờ nên bỏ qua quyển sách này”.&nbsp;- Sam Polk, cựu thương nhân quỹ đầu tư và người sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Groceryships. -</p>

<p>"Bằng sự nhạy cảm tinh tế,&nbsp;Linh Hồn Của Tiền chỉ ra rằng cách chúng ta đối xử với bản thân và cách chúng ta sử dụng tiền bạc là hai mặt của một đồng tiền. Lynne Twist đã trả lại ma thuật cho tiền khi nhận thức tiền là một dạng năng lượng mà với chúng, ta có thể tạo nên những điều kỳ diệu". - James Garrison, Chủ tịch Diễn đàn thế giới -</p>

<p>"Trong một quốc gia và một thế giới bị phân chia sâu sắc hơn bao giờ hết giữa có và không có, nơi mà mong muốn của các triệu phú được ưu tiên trước những nhu cầu của trẻ em và người nghèo, Linh hồn của Tiền nhắc nhở chúng ta rằng khi mải miết chạy theo tiền, bạn sẽ tìm ra điều bạn thực sự quan tâm và rằng những lựa chọn sẽ dẫn đến một con đường mớ"&nbsp;&nbsp;- Marian Wright Edelman, Chủ tịch Quỹ bảo vệ trẻ em -</p>

<p>Mục lục</p>

<p>Phần Một:&nbsp;TÌNH YÊU, LỜI NÓI DỐI VÀ SỰ THỨC TỈNH</p>

<p>1. Tiền Và Tôi, Tiền Và Chúng ta

2. Bước Vào Ấn Độ:

Trung Tâm Của Nạn Đói, Linh Hồn Của Tiền.</p>

<p>Phần Hai:&nbsp;THIẾU THỐN VÀ ĐẦY ĐỦ: CÔNG CUỘC&nbsp;TÌM KIẾM SỰ GIÀU CÓ THỰC SỰ</p>

<p>3. Thiếu Thốn: Chỉ Là Một Lời Nói Dối

4. Sung Túc Đủ Đầy: Sự Thật Bất Ngờ</p>

<p>Phần Ba:&nbsp;BA SỰ THẬT VỀ SỰ ĐẦY ĐỦ</p>

<p>5. Tiền Giống Như Nước

6. Những Điều Bạn Trân Trọng Sẽ Tăng Giá Trị

7. Hợp Tác Tạo Ra Sự Thịnh Vượng</p>

<p>Phần Bốn:&nbsp;THAY ĐỔI GIẤC MƠ</p>

<p>8. Thay Đổi Giấc Mơ

9. Tuyên Bố Lập Trường

10. Sức Mạnh Của Giao Tiếp

11. Tạo Ra Di Sản Là Sự Đầy Đủ

12. Xoay Chiều</p>

văn học nghệ thuật - đôi điều nói lại

văn học nghệ thuật - đôi điều nói lại

<p>Tác giả: Lê Tú Lệ</p>

<p>Lê Tú Lệ</p>

<p>Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh</p>

<p>Nơi sinh: Hà Nội</p>

<p>Nguyên quán: Mỹ Tho, Tiền Giang</p>

<p>Các tác phẩm đã in:</p>

<p>Tập thơ: Giấc mơ (1993); Gươm đàn nửa gánh (1996); Lỡ tay rượu đổ thềm người (2002); Mờ khơi dong vút cánh buồm (2014)</p>

<p>Tập tiểu luận – phê bình: Văn học nghệ thuậ - Đôi điều nói lại (2011, tái bản có bổ sung 2020)</p>

<p>Tập bút ký - tiểu luận: Những ngày không gió (2016)</p>

<p>Trường ca: Thành phố khát vọng (2019)</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Văn học nghệ thuật – Đôi điều nói lại</p>

<p>“Cái tôi sáng tạo” của văn nghệ sĩ mà tách rời trách nhiệm công dân, chối bỏ chức năng kiến tạo đời sống văn hóa tinh thần vì lợi ích dân tộc thì tất yếu “cái tôi sáng tạo” ấy sẽ bị đào thải.&nbsp;(Văn học nghệ thuật – Đôi điều nói lại)</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>LỜI TỰA</p>

<p>Cứng cỏi bấy thứ đàn bà xứ Gò Vấp”. Câu ấy trong bài “Cổ Gia Định phú” (khuyết danh?), là câu ca ngợi khí tiết của phụ nữ vùng đất Sài Gòn – Gia Định khi xưa.</p>

<p>Quả thật là, mấy thế kỷ sau câu phú ấy, gan góc, tâm huyết… của phụ nữ Gia Định – Sài Gòn, phụ nữ miền Nam càng tỏ rạng trong đấu tranh, trong giữ nước và dựng nước.</p>

<p>Những phụ nữ ta biết trong đấu tranh yêu nước có rất nhiều. Nhưng trong văn hóa – văn nghệ thì còn ít. Tuy ít, nhưng vẫn có và đặc sắc.</p>

<p>Trong lĩnh vực lý luận – phê bình, sáng tác văn nghệ ở thành phố Hồ Chí Minh, tôi biết, tiếp xúc một số cây bút, trong đó có chị Lê Tú Lệ, công tác ở Ban Tuyên giáo Thành ủy.</p>

<p>Chị vốn là một người làm thơ, đã in vài thi tập. Chị cũng là một luật gia. Nhưng chị rất quan tâm và tâm huyết với tư tưởng và văn hóa – văn nghệ. Không những quan tâm, chị còn viết nhiều bài. Phải nói ngay rằng, đây là việc rất không dễ dàng. Cái việc lý luận, phân tích, tranh luận... là việc chẳng đơn giản chút nào. Phải có hiểu biết, phải có lý lẽ, phải biết “diễn đạt, phải biết thuyết phục. Những bài viết của chị đề cập đến những vấn đề nóng và khó, những vấn đề thời sự của tư tưởng và văn hóa. Đó là những vấn đề, ngoài mặt thì có vẻ bình yên, bình thường, nhưng bên trong, thực chất hàm chứa những vấn đề hệ trọng về cách nhìn, cách đánh giá, về chân lý và ngụy tạo...Từ đó, dẫn đến những vấn đề cốt lõi của lịch sử, của văn hóa, tư tưởng...</p>

<p>Chị đã dũng cảm lên tiếng, rạch ròi, phân minh… trên những vấn đề nóng hổi và quan trọng đó. Lập luận của chị khúc chiết, lý lẽ của chị cứng cỏi, tấm lòng của chị thắm nồng. Cần thiết biết bao một cây bút như vậy, hiện thời.</p>

<p>Viết chính luận phải lấy lý làm cốt. Chị có cái đầu của một luật gia, đó là thế mạnh. Nhưng nói đến phụ nữ, xưa nay đều quý ở họ cái đức tính “dịu dàng”: Dịu dàng quá, dịu dàng không chịu nổi(Olga Bergolzt). Hãy hòa trộn cái lý mạnh của luật và tâm hồn thơ phiêu lãng, tinh tế, dịu dàng của một cây bút nữ. Để cho văn quyến rũ và người đọc sẽ quý mến chị thêm nữa.</p>

<p>Giáo sư - Tiến sĩMai Quốc Liên</p>

<p>Tổng Biên tập tạp chí Hồn Việt</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Trích đoạn:</p>

<p>Văn học, nghệ thuật là một bộ phận của thượng tầng kiến trúc xã hội – bộ phận đặc biệt tinh tế của văn hóa. Làm tốt công tác tư tưởng đối với văn nghệ sĩ là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách hiện nay. Mặt khác công tác tư tưởng đối với văn nghệ sĩ không chỉ là trách nhiệm riêng của ngành Tuyên giáo mà là của cả hệ thống chính trị trong đó có vai trò quan trọng của đội ngũ quản lý nhà nước và của lãnh đạo các hội văn học, nghệ thuật. Văn học nghệ thuật dân tộc vốn có truyền thống nhân văn. Văn nghệ sĩ của chúng ta vốn có truyền thống yêu nước, có sức sáng tạo bền bỉ và mãnh liệt. Rất nhiều văn nghệ sĩ đã từng gắn bó máu xương với sự nghiệp giải phóng dân tộc, sự nghiệp văn hóa – văn nghệ của Đảng. Để nâng cao chất lượng toàn diện nền văn học, nghệ thuật nước nhà theo yêu cầu của Đảng, để văn nghệ sĩ tiếp tục làm tốt nhiệm vụ là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa – văn nghệ thì công tác tư tưởng của Đảng đối với văn nghệ sĩ cần được đổi mới từ trong nhận thức và hành động. “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” (Hồ Chí Minh), hơn ai hết, văn nghệ sĩ là những người luôn mong mỏi ngọn đuốc soi đường ấy rực sáng mãi. (CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI VĂN NGHỆ SĨ VÀ HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT)</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Độc giả biết đến Vũ Hạnh nhiều hơn cả với tư cách là một nhà văn bởi ngoài các tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện dài của ông trong đó có những tác phẩm từng gây tiếng vang một thời như Bút máu, thì các công trình, tác phẩm tiểu luận, phê bình về văn hóa, văn nghệ tiêu biểu như Đọc lại truyện Kiều, Người Việt cao quý, Tìm hiểu văn nghệ... vẫn cho người đọc thấy tài năng và tấm lòng của một nhà văn đích thực.</p>

<p>Chúng ta cũng biết nhiều về một nhà văn – chiến sĩ Vũ Hạnh mà cuộc đời và văn nghiệp của ông chính là một biểu tượng đẹp của tinh thần văn hóa dân tộc. Tinh thần văn hóa ấy mang bản sắc Việt rất đậm nét, được hun đúc nên từ nhiều ngàn đời, nó thấm đẫm màu sắc nhân văn nhưng cũng đầy tự tôn, tự cường và cầu thị. Một tinh thần văn hóa chứa đựng sức mạnh phi thường, vượt qua mọi áp đặt đồng hóa của ngoại bang, chiến thắng cả rào gai, lưỡi lê, hơi cay và súng đạn của kẻ thù.</p>

<p>Chân dung nhà văn Vũ Hạnh ở góc độ một nhà tư tưởng văn hóa dân tộc qua những tác phẩm, đặc biệt một số tiểu luận, phê bình của ông thể hiện rất rõ. Chính xuất phát từ tư tưởng văn hóa dân tộc mà ngòi bút Vũ Hạnh mới càng tỏa sáng tinh thần văn hóa dân tộc. Chúng ta biết rằng những nét tiêu biểu nhất của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam chính là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường chống ngoại xâm thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ; là tinh thần tự chủ, tự cường, đoàn kết, nhân ái “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”; là“việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”... Gần ngàn năm Bắc thuộc và biết bao cuộc xâm lăng, thống trị dài ngắn của phương Bắc suốt cả chiều dài lịch sử của dân tộc cũng không thể khuất phục được dân tộc Việt Nam là do đâu. Là bởi chúng không đồng hóa được văn hóa Việt. Sự ra đời của Lực lượng bảo vệ văn hóa dân tộc vào năm 1966 thế kỷ trước tại Sài Gòn với khẩu hiệu “Văn hóa còn, dân tộc còn. Văn hóa mất dân tộc mất” chính là “nhận thức di truyền” của dân tộc và được ý thức hóa cho quần chúng, đặc biệt là tầng lớp trí thức, nhà báo, văn nghệ sĩ, chức sắc tôn giáo, sinh viên... trong bối cảnh chính trị - xã hội hết sức đặc biệt lúc bấy giờ. Chính McNamara, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng phải cay đắng thừa nhận rằng Mỹ thua là do không hiểu được văn hóa Việt Nam. Và chúng ta cũng đã biết, “ngọn cờ” của Lực lượng bảo vệ văn hóa dân tộc ngày ấy là nhà văn Vũ Hạnh. Ông là Tổng thư ký của Lực lượng bảo vệ văn hóa dân tộc đồng thời lúc đó cũng là chủ bút tờ Tin văn, diễn đàn chính thức của Lực lượng.</p>

<p>(VŨ HẠNH NHÀ TƯ TƯỞNG VĂN HÓA DÂN TỘC)</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Âm nhạc sau một thời gian dài được sự kích thích của cơ chế thị trường và cảm hứng sáng tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội phát triển mang tính thời đại đã bùng nổ các sáng tác mới (ca khúc) cả tốt lẫn xấu và thị trường âm nhạc trở nên sôi động với sự ra đời của hàng loạt công ty biểu diễn, sản xuất chương trình, băng đĩa nhạc. Trước tiên phải nói đến vấn đề “độc quyền ca sĩ” mà cách đây khoảng trên 10 năm đã xôn xao dư luận, trở thành đề tài hot của báo giới. Hàng loạt ca sĩ trẻ nhờ “độc quyền” của các công ty, các bầu sô mà hình ảnh, giọng ca đã nổi lên, khẳng định được tên tuổi như Cẩm Ly với Kim Lợi studio của “bầu” Hữu Minh, Đan Trường với HT Production của “bầu” Tuấn Thasô, Ưng Hoàng Phúc của Thế Giới Giải Trí, Khánh Ngọc – Nhật Tinh Anh của Nhạc Xanh, Noo Phước Thịnh của “bầu” Tuấn Khanh... Có thể nói đây là thành quả thực sự của âm nhạc thời kỳ đổi mới, làm cho vườn âm nhạc Thành phố nở rộ nhiều bông hoa hương sắc. Thế nhưng bây giờ ít ai còn “thắm thiết” với chuyện độc quyền. Ca sĩ có một chút tên tuổi đều muốn lập công ty riêng dù chỉ trên danh nghĩa hoặc liên kết với những “ê kíp” thao tác từng khâu mang tính thời vụ. Nhà báo Thùy Trang (Báo Người Lao Động) đã từng gọi kiểu độc quyền ca sĩ ở Thành phố là “mô hình độc quyền ca sĩ nửa mùa” và chỉ ra: Thực ra, việc độc quyền ca sĩ của các công ty kinh doanh giải trí chỉ là bản hợp đồng với những điều khoản đưa ra đủ để ràng buộc nhau trong một thời gian chứ chưa có công ty nào thật sự áp dụng đúng mô hình chuyên nghiệp như ở các nước tiên tiến.</p>

<p>Một thị trường âm nhạc chuyên nghiệp đúng nghĩa phải có cả một hệ thống chuyên nghiệp từ đào tạo bồi dưỡng năng khiếu, tài năng, các ê-kíp làm nhạc (sáng tác, dựng phối nhạc...), quay MV (music video), chụp ảnh, truyền thông, lăng xê, tổ chức sự kiện, live show đến nghiên cứu thị trường, cơ chế độc quyền (ca sĩ, tác phẩm), bảo vệ tác quyền, năng lực sản xuất... và tất cả phải được vận hành theo công nghệ tiên tiến. Chúng ta không hoang tưởng tới mức đem so sánh thị trường âm nhạc của ta với các nước phát triển nhưng nếu cứ manh mún, “tự hát phải tự đàn” thì đến bao giờ âm nhạc mới thoát ra khỏi “vùng trũng” của âm nhạc thế giới. (TỪ THỰC TIỄN XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN “MƠ ƯỚC” VỀ MỘT NỀN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA!)</p>

vọng âm (tái bản 2020)

vọng âm (tái bản 2020)

Vọng Âm: Tiếng Gọi Từ Tâm Hồn

Tập thơ thứ hai của Tạ Uyên, sau tập thơ Bội Tình, là một lời tự sự sâu sắc, một cuộc đối thoại chân thành với chính bản thân. NXB Văn hóa Văn nghệ TP.HCM đã cho ra mắt Vọng Âm vào tháng 9.2018, bao gồm 131 bài thơ chia làm hai phần: Vọng Âm và Thoát Ly.

Vọng Âm: Nỗi Lòng Trước Gương

Phần đầu tiên của Vọng Âm là một bản hòa âm của những tâm tư, nỗi lòng được Tạ Uyên bộc bạch một cách chân thực. Những câu thơ ma mị, ẩn dụ, được sử dụng tinh tế, tạo nên những dòng chảy cảm xúc sâu lắng.

"Vọng Âm tiếng gọi tâm hồn

Nói đi nhắc lại bồn chồn tâm can

Trước gương mới thấy bàng hoàng

Giật mình khuất bóng tuổi tàn chiều Xuân

Nói chuyện như hồn bần thần

Cười cười khóc khóc hỏi trần thế ơi

Ngã nghiêng nghiêng ngã chơi vơi

Như say như tỉnh hóa đời mộng du!"

Tạ Uyên đưa người đọc vào một cuộc đối thoại đầy ám ảnh với chính bản thân, với những nỗi buồn, niềm vui không tên. Trong từng câu thơ, ta như thấy được sự bồn chồn, bàng hoàng của một tâm hồn đang trầm tư, trăn trở.

Điểm đặc biệt của Vọng Âm là những bài thơ không tên, phá vỡ khuôn mẫu truyền thống, tạo nên khoảng trống suy tưởng cho người đọc. Qua đó, Tạ Uyên tiết lộ những mảnh tâm trạng đa chiều, mở ra những cảm xúc riêng cho mỗi người.

Thoát Ly: Nơi Tâm Khảm Tìm Được Phương Hướng

Phần thứ hai - Thoát Ly - là một sự chuyển đổi đầy tinh tế. Tạ Uyên không còn chìm đắm trong nỗi buồn, sự hoang hoải. Thay vào đó là một sự tìm kiếm và thấu hiểu bản thân sau khi đã trải qua những thử thách cuộc đời.

"Thoát ly đi em! Buông xuống nghiệt ngã này!"

Tạ Uyên khuyến khích người đọc buông bỏ những phiền muộn, hướng đến sự bình an và tươi sáng. Tâm tư đối mặt tâm tư, cảm xúc được sẻ chia, thấu hiểu là lúc tâm khảm tìm được hướng đi mới, là lúc con người bắt đầu yêu thương và thấu hiểu chính mình.

Vọng Âm: Lời Rung Cảm Từ Tâm Hồn

Vọng Âm không chỉ là tập thơ đầy cảm xúc, mà còn là lời rộng cảm về cuộc sống. Từng câu thơ như rung động tiếng đời của Tạ Uyên, gợi cho người đọc cảm giác về niềm hạnh phúc, sự trăn trở, và cả sự động viên tự động viên mình và động viên người khác vượt qua những gian nan, những đắng cay của cuộc sống.

Ai trong chúng ta cũng có nỗi lòng, cũng có những giá trị riêng. Dù có lúc "chới với té ngỗn ngang", "một mình lang thang giữa bể chứa nước ngột ngạt", hãy tin rằng mọi đau khổ rồi cũng sẽ "kết thúc, đừng lo". Vọng Âm là một lời nhắc nhở chúng ta luôn hướng về bên trong, tìm kiếm sự bình yên và yêu thương chính mình.

combo tác phẩm văn học kinh điển do bửu ý dịch (bộ 3 cuốn)

combo tác phẩm văn học kinh điển do bửu ý dịch (bộ 3 cuốn)

<p>Combo Tác Phẩm Văn Học Kinh Điển Do Bửu Ý Dịch (Bộ 3 Cuốn)</p>

<p>1.&nbsp;Thư Gửi Một Con Tin</p>

<p>Từng bay trên những sa mạc, biển cả, đô thị, xuyên biên giới các quốc gia, vùng lãnh thổ, cha đẻ của&nbsp;Hoàng tử bé&nbsp;tiếp tục truyền trao nguồn cảm hứng du hành cùng những chiêm niệm về nhân sinh trong tập sách nhỏ này.</p>

<p>Tinh thần tự do, lòng ái quốc, tình bạn, giá trị con người và cả những khuyết tật của văn minh, những biên giới văn hóa được ông trải ra trên các đoản văn đầy thi tính và giàu triết lý.</p>

<p>“Tuyệt đối phải nói với con người”, cuộc đối thoại của Saint-Exupéry với từng người bạn đồng hành của ông – chính là mỗi độc giả cuốn sách này – luôn nhiều nhiệt khí thiêng liêng, vượt lên mọi tranh chấp lý luận.</p>

<p>Đây là một cuốn sách mở.</p>

<p>Tác giả Antoine de Saint-Exupéry</p>

<p>Antoine de Saint-Exupéry (sinh ngày 29 tháng 6 năm 1900 - mất tích ngày 31 tháng 7 năm 1944) là một nhà văn và phi công Pháp nổi tiếng.</p>

<p>Tác phẩm của Saint-Exupéry tập trung vào đề tài phi công hoặc lấy cảm hứng từ những chuyến bay của chính tác giả. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông,&nbsp;Hoàng tử bé, nói về cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa một phi công bị rơi xuống sa mạc với cậu bé ngoài hành tinh. Do mất tích khi mới 44 tuổi và cũng dành rất nhiều thời gian để thực hiện các chuyến bay, số lượng tác phẩm của Saint-Exupéry không nhiều, nhưng đa phần đều đặc sắc.</p>

<p>Tiểu thuyết</p>

<p>L'Aviateur (Người phi công, 1926)</p>

<p>Courrier Sud (Chuyến thư miền Nam, 1929)</p>

<p>Vol de Nuit (Bay đêm, 1931)</p>

<p>Terre des Hommes (Cõi người ta [1], 1939)</p>

<p>Pilote de Guerre (Phi công thời chiến, 1942)</p>

<p>Lettre à un Otage (Thư gửi một con tin, 1943)</p>

<p>Le Petit Prince (Hoàng tử bé, 1943)</p>

<p>Citadelle (Cung thành, viết năm 1936, xuất bản sau khi ông mất, 1948)</p>

<p>Ghi chép</p>

<p>Moscou (viết cho báo Paris-Soir, 1935)</p>

<p>Espagne ensanglantée (Tây Ban Nha đẫm máu, viết cho báo L'Intransigeant, 1936)</p>

<p>Madrid (viết cho báo Paris-Soir, 1937)</p>

<p>La Paix ou la guerre (Hòa bình hay chiến tranh, viết cho báo Paris Soir, 1938)</p>

<p>Lettres des jeunesse (Thư từ thời trẻ, tập hợp các bức thư viết từ năm 1923 đến 1932, xuất bản sau khi ông mất)</p>

<p>Carnets (Sổ ghi, tập hợp ghi chép từ năm 1936 đến trước khi mất tích, xuất bản sau khi ông mất)</p>

<p>Lettres à sa mère (Thư gửi mẹ, tập hợp các bức thư từ năm 1910 đến năm 1944, xuất bản sau khi ông mất)</p>

<p>Un sens à la vie (Ý nghĩa cuộc đời, xuất bản sau khi ông mất)</p>

<p>2.&nbsp;Đứa Con Đi Hoang Trở Về</p>

<p>Đứa con đi hoang trở về&nbsp;của André Gide khởi nguồn cảm hứng từ dụ ngôn&nbsp;Đứa con hoang đàng&nbsp;trong Kinh Thánh Tân ước.</p>

<p>Với một sự triển khai đa chiều, André Gide đưa vào đó bốn cuộc đối thoại, như một vở kịch bốn màn, kéo câu chuyện khỏi không gian của bản kinh giáo điều để nối kết với cuộc sống nhân gian vốn dĩ phức tạp.</p>

<p>Qua Ngôi Nhà và khát vọng tự do, chọn lựa phiêu lưu của tuổi trẻ và sự trở về kiếm tìm cứu rỗi nơi một con người đã nếm trải gió bụi lạc lối… André Gide mở ra các cảnh huống triết lý mà ở đó, có thể mỗi người đọc đều đã từng “nhập vai”.</p>

<p>3.&nbsp;Vỡ Mộng</p>

<p>Mộng và thực, hư cấu và đời thật đã hòa quyện lấy nhau trong đời sống tâm hồn của một thanh niên lý tưởng và đa cảm.</p>

<p>Lâu đài Quartfoutche cổ xưa như chốn Đào nguyên, tách biệt với cõi nhân gian rộn ràng đã đổ bóng xuống nỗi cô độc của chàng Lacase. Ở đó, mùi vị của thứ tình ái viễn mơ, sự theo đuổi đam mê đã tự khắc trỗi dậy và cũng tự khắc tàn phai.</p>

<p>Một không khí “hoang phế gió lộng” của thời thanh xuân được André Gide đưa vào trong cuốn tiểu thuyết truyện lồng trong truyện nhuốm u hoài và quyến rũ.</p>

<p>Về tác giả&nbsp;ANDRÉ GIDE&nbsp;(1869-1951)</p>

<p>Là nhà văn Pháp; nhận giải Nobel Văn học năm 1947.</p>

<p>André Gide sinh ra tại Paris, trong một gia đình trung lưu theo đạo Tin lành. Cha là giáo sư Luật học, mất sớm. Gide lớn lên trong một không gian khá cô lập ở vùng Normandy, với sự giáo dục khắc kỷ của người mẹ.</p>

<p>Sau những chuyến du hành sang Bắc Phi (từ 1893-1894), ông rơi vào cuộc dằn vặt tinh thần khi nhận ra mình đồng tính luyến ái.&nbsp;</p>

<p>André Gide ấn hành tác phẩm đầu tiên năm 22 tuổi, có tựa: Những cuốn vở của André Walter.</p>

<p>Nhiều tác phẩm của ông đã được dịch ra tiếng Việt: Bọn làm bạc giả, Dưỡng chất trần gian, Kẻ vô luân, Trường học đờn bà,…</p>

<p>Tiểu thuyết Vỡ mộng (Isabelle) được ấn hành năm 1911</p>

thần đất - ông địa & thần tài

thần đất - ông địa & thần tài

Thần Đất - Ông Địa & Thần Tài: Từ Nguồn Gốc Tín Ngưỡng Đến Ý Nghĩa Văn Hóa

Sự Hình Thành Của Tín Ngưỡng Thần Đất

Là nơi nuôi dưỡng và che chở muôn loài, đất đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người từ thuở hồng hoang. Từ đó, tín ngưỡng thờ Thần Đất ra đời, thể hiện sự tôn kính và lòng biết ơn đối với nguồn sống quý giá này.

Trong nhiều nền văn hóa, đất được gọi bằng những cái tên khác nhau, phản ánh nhiều khía cạnh của nó. Ví dụ: "Địa" chỉ đất với tư cách là một khu vực địa lý cụ thể, còn "Thổ" lại thể hiện bản chất của đất, một nguyên tố quan trọng trong ngũ hành hoặc tứ đại.

Hai Nét Chinh Phục Của Tín Ngưỡng Thần Đất

Sự thờ tự Thần Đất được thể hiện qua hai khía cạnh chính:

1. Vị Phúc Thần Bảo Hộ Cộng Đồng:

Thần Đất được tôn thờ như một vị thần bảo vệ và che chở cho cộng đồng cư dân sinh sống trên một vùng đất nhất định. Người ta tin rằng, Thần Đất sẽ mang lại bình yên, an khang và thịnh vượng cho mọi người.

2. Vị Thần Ban Cho Sự Sung Túc:

Thần Đất cũng là vị thần mang đến sự phồn thực, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no. Niềm tin này được thể hiện rõ nét trong các nghi lễ cúng bái, cầu xin thần linh ban phước lành cho ruộng vườn, chăn nuôi.

Ý Nghĩa Văn Hóa Của Tín Ngưỡng Thần Đất

Tín ngưỡng thờ Thần Đất không chỉ là biểu hiện lòng biết ơn với thiên nhiên, mà còn là minh chứng cho sự gắn bó mật thiết giữa con người với đất mẹ. Tín ngưỡng này phản ánh mối quan hệ tương hỗ, hài hòa giữa con người và môi trường sống, tạo nên một nền văn hóa giàu bản sắc và ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Review Nội Dung Sách

Cuốn sách "Thần Đất - Ông Địa & Thần Tài" là một tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai muốn tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa văn hóa của tín ngưỡng thờ Thần Đất. Ngôn ngữ trong sách dễ hiểu, mạch lạc, kết hợp hài hòa giữa kiến thức lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng.

Tuy nhiên, để tăng thêm tính hấp dẫn cho người đọc, tác giả có thể bổ sung thêm những hình ảnh minh họa về các nghi lễ thờ cúng, các vị thần được thờ phụng, các địa danh liên quan đến tín ngưỡng Thần Đất. Bên cạnh đó, việc khai thác thêm các câu chuyện dân gian, truyền thuyết liên quan đến Thần Đất sẽ giúp độc giả hiểu sâu hơn về văn hóa tâm linh của người Việt Nam.

bội tình (tái bản 2020)

bội tình (tái bản 2020)

<p>Bội tình&nbsp;là tập thơ đầu tay của tác giả trẻ Tạ Uyên. Đáng chú ý, cô là chủ nhân của Fanpage 'Bếp của Mỡ' với những món ăn ngon độc đáo chinh phục cộng đồng mạng.</p>

<p>Ở&nbsp;Bội tình, mọi phụ nữ đều tìm thấy hình ảnh của bản thân mình, là những hoang hoải sau cuộc tình vỡ, là sự chênh vênh giữa cuộc sống, công việc, những mối quan hệ xã hội đè nặng nhưng rồi chẳng biết than thở cùng ai.</p>

<p>Nếu như phần đầu của tập thơ kể về sự bắt đầu và kết thúc tình yêu đầy bàng hoàng và đau đớn của Tạ Uyên thì phần hai -&nbsp;Đời,&nbsp;lại là những áng thơ mang đầy nỗi suy tư về cuộc sống và tình đời. Từng vấp ngã trong tình cảm và cuộc sống, Tạ Uyên trong phần&nbsp;Đời&nbsp;là một người con gái kiêu hãnh và đã đủ trưởng thành để nhận ra điều gì là quan trọng đối với bản thân mình. Cô muốn trở lại là một phụ nữ sống thoải mái, ung dung và tự tại, không bị ràng buộc bởi các khuôn phép xã hội khi cho phép mình được đi đây đó để cảm nhận thêm cái ấm áp của tình người.</p>

<p>“Mình sao khóc vì những người thích trách</p>

<p>Thạch tín nào cũng lấy được mạng người</p>

<p>Mình quá lười để cười rồi lại khóc</p>

<p>Chọc thủng trời mới thấy được mình đau”</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Hay những câu thơ rất Đời mà tác giả bộc bạch lại rất thơ:</p>

<p>“Mình không mong những điều lớn lao</p>

<p>Vì trời cao hẳn nhiên không đến</p>

<p>Cuộc sống này trìu mến yêu thương</p>

<p>Như vậy thôi đâu có tâfm thường”</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Để rồi phần cuối -&nbsp; Chúng Ta&nbsp;là những áng thơ miêu tả về cuộc sống trong thời điểm hiện tại, hạnh phúc từ những điều nhỏ nhoi nhất, như cô cũng đã nói khi mở đầu phần này: “Suy cho cùng, tuổi trẻ của em chia ra hai giai đoạn rõ rệt nhất. Một là khổ vì anh, hai là cố gắng hoàn thiện khi là vợ anh".</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Ở&nbsp;Bội tình,&nbsp;không có những bài thơ với những tựa bài riêng lẻ, không có những cảm xúc được định thành tên, chỉ có những khoảng đủ rộng để người đọc hiểu đó là những tâm trạng cất lên trong những cảm xúc của Tạ Uyên.&nbsp;</p>

<p>Trong buổi ra mắt sách, tác giả trẻ chia sẻ cô gom góp các vầng thơ ngẫu hứng của mình bắt đầu từ năm 2012, khi còn ngồi trên ghế đại học. Đó như là những trải lòng vào lúc tối muộn sau những tâm trạng không biết kể cùng ai, là tiếng lòng cất lên giữa những khoảng trống chơi vơi. Dần dần, những bài thơ cứ nhiều dần lên và ở đó những năm tháng thăng trầm được ghi lại và cô nhìn thấy mình đã mạnh mẽ thế nào khi tự đấu tranh với bản thân, tìm cho mình những khoảng an yên nhỏ bé. Đó không chỉ là sự can đảm và quyết đoán mà còn phản ứng mạnh mẽ của một phụ nữ đối mặt với tổn thương và dị nghị cũng như những lời nói cay độc từ xã hội.</p>

đồng dao và trò chơi truyền thống

đồng dao và trò chơi truyền thống

<p>Nhiều tác giả - Huỳnh Ngọc Trảng (chủ biên)</p>

<p>Sưu tầm và biên soạn: Nguyễn Thanh Lợi, Lê Hải Đăng, Lê Hồng Hải, Trần Đức Anh Sơn, Trần Tuấn Anh, Nguyễn Thế Sang</p>

<p>Đồng dao và trò chơi truyền thống</p>

<p>Từ thuở xa xưa, trò chơi dân gian có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta. Những trò chơi truyền thống gắn bó sinh động với đời sống thường nhật, lao động sản xuất, phong tục tập quán…, của người dân Việt Nam từ miền núi cao đến miền đồng bằng, duyên hải…</p>

<p>Phần lớn các trò chơi đều có mặt trong hầu hết các môi trường sinh hoạt, kể cả một số lễ hội. Những trò chơi dân gian chính là vòng tròn văn hóa vô hình gắn kết cộng đồng, thu hút rất đông người già - trẻ, nam - nữ tham gia và cổ vũ. Bên cạnh những trò chơi mang dấu ấn riêng của từng dân tộc, rất nhiều trò chơi mang tính phổ biến hoặc có đôi chút biến tấu để phù hợp với đặc trưng vùng miền. Trò chơi dân gian không đơn thuần là những trò vui tiêu khiển mà nó chứa đựng những giá trị văn hóa. Chính sự đa dạng phong phú, ý nghĩa thẩm mỹ - nghệ thuật, và tính kết nối cộng đồng của nó đã tạo nên những nét đẹp trong bản sắc văn hóa từng vùng miền nói riêng, của dân tộc nói chung.</p>

<p>Trò chơi dân gian dành cho trẻ em thường bắt nguồn từ những bài đồng dao, một loại văn vần tự do, ngắn hay dài tùy theo đặc điểm yêu cầu của trò chơi hoặc lặp đi lặp lại không dứt. Mỗi bài đồng dao đề cập nhiều thứ, có vẻ như ngô nghê, không gom vào một chủ đề nào và cũng chẳng biểu ý khen chê sự việc nào cả. Chúng mang sự hồn nhiên và tinh thần rất vô tư của trẻ con, những bài đồng dao cuốn hút những đứa trẻ cùng hát, cùng cố gắng chơi hết mình. Điều chủ yếu không phải là thắng mà là được chơi, được tham gia. Những bài đồng dao ấy đã hấp dẫn bao thế hệ trẻ thơ và đi vào ký ức của biết bao người dân Việt.&nbsp;</p>

<p>Trong tập sách này chủ yếu giới thiệu đến:&nbsp;</p>

<p>- CHƠI &amp; TRÒ CHƠI VÀ PHONG HÓA</p>

<p>- SƯU TẬP TRÒ CHƠI</p>

<p>- TRÒ CHƠI VĨNH PHÚ</p>

<p>- TRÒ CHƠI HÀ BẮC</p>

<p>- TRÒ CHƠI HÀ NỘI&nbsp;</p>

<p>- TRÒ CHƠI BẮC GIANG</p>

<p>- TRÒ CHƠI HẢI PHÒNG</p>

<p>- TRÒ CHƠI NGHỆ TĨNH</p>

<p>- TRÒ CHƠI THỪA THIÊN - HUẾ&nbsp;</p>

<p>- TRÒ CHƠI PHÚ YÊN - KHÁNH HÒA</p>

<p>- TRÒ CHƠI NAM BỘ</p>

<p>Hiện nay, nhiều địa phương trong cả nước trong chủ trương khai thác thế mạnh du lịch, đã chú ý khôi phục lại các lễ hội truyền thống, tổ chức nhiều trò chơi dân gian. Nhiều trường học đã chọn đưa trò chơi dân gian lồng ghép vào chương trình giáo dục.</p>

<p>Sưu tầm và hệ thống lại những trò chơi truyền thống và những bài đồng dao là một việc làm góp phần bảo tồn, lan tỏa các giá trị văn hóa cổ truyền Việt Nam. Cũng từ ý nghĩa đó, Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ xuất bản ấn phẩm Đồng dao và trò chơi truyền thống. Ấn phẩm do nhóm tác giả sưu tầm và biên soạn, nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng chủ biên. Qua cuốn sách này, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn về nguồn gốc, ý nghĩa của rất nhiều trò chơi dân gian và bài đồng dao ở nhiều vùng miền trên đất nước Việt Nam.</p>

<p>Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.</p>

<p>Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ</p>

<p>Trong lịch sử, hoạt động chơi đùa và trò chơi là một bộ phận sinh động của phong hóa và chúng có vai trò quan trọng &nbsp;trong đời sống văn xã. Một là các trò chơi dân gian và truyền thống gắn với hoạt động lễ hội - thậm chí là không ít trò chơi là hình thức thực hành nghi lễ. Chính vì vậy trò chơi và trò diễn nghi lễ phong tục là không phân biệt rạch ròi. Mặt khác, trong trường kỳ lịch sử, dân tộc ta chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, do đó hoạt động vui chơi luôn gắn với hoạt động hội mùa có tính chu kỳ. Đánh dấu sự bắt đầu hay chấm dứt của các hoạt động sản xuất, theo đó, thời khóa vui chơi đan xen với nông lịch. Đặc điểm thứ ba là do hội đồng của làng xã quy định nên xu hướng chung là các trò chơi phát triển theo con đường công cộng hóa và đồng thời nó tích hợp với các hình thức ca, nhạc, múa, trò diễn để trở thành nhiều hình thức diễn xướng tổng hợp. Hơn nữa, cũng do gắn bó với cộng đồng nên các định chế xã hội đã ảnh hưởng đến các quy tắc, lề luật chơi. &nbsp;Nổi bật là trong luật thi đấu, thi tài luôn mang tính chất phe giáp, thôn xóm hoặc cố kết theo các ảnh hưởng nhất định đến nội dung và tính chất của từng hình thức chơi đùa… Đó là những đặc điểm chung các trò chơi dân gian và truyền thống của xứ ta.</p>

người không mặt

người không mặt

Người Không Mặt - Nỗi Cô Đơn Trong Cuộc Sống Hiện Đại

Giữa Phồn Hoa Là Nỗi Cô Đơn Vô Hình

"Người Không Mặt" là tập truyện ngắn của tác giả, xoay quanh những lát cắt đời thường của giới trẻ hiện đại. Những nhân vật trong truyện không phải là những người "siêu anh hùng" với cuộc sống đầy kịch tính, họ là những người bình thường như bạn và tôi, đang lạc lõng giữa dòng đời tấp nập. Họ có công việc, gia đình, bạn bè, nhưng lại mang trong mình một nỗi cô đơn khó tả.

Họ là những người trẻ đang cố gắng vươn lên trong xã hội, kiếm tìm thành công và vị thế. Họ mơ ước về những điều tốt đẹp, nhưng thực tế lại là cuộc sống đầy áp lực, gò bó, và mệt mỏi. Họ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trong công việc, những mối quan hệ phức tạp, và những áp lực từ gia đình. Họ cố gắng tìm kiếm hạnh phúc trong cuộc sống, nhưng hạnh phúc đó lại quá mong manh và dễ vỡ.

Lạc Lõng Giữa Phồn Hoa

Giữa những tòa nhà chọc trời, giữa những dòng xe cộ tấp nập, những con người trong "Người Không Mặt" bỗng trở nên nhỏ bé và cô đơn. Họ lạc lõng giữa dòng người đông đúc, giữa những cuộc vui bồng bềnh, giữa những cuộc hẹn hò chóng vánh. Họ tìm kiếm sự đồng cảm, sự thấu hiểu, nhưng lại gặp phải sự thờ ơ, vô cảm của xã hội.

Họ tìm kiếm tình yêu, nhưng tình yêu đó lại không thể bù đắp được nỗi cô đơn sâu thẳm trong tâm hồn. Họ khao khát được sẻ chia, được thấu hiểu, nhưng lại không biết cách mở lòng mình với người khác. Họ sống trong một thế giới đầy những bộ mặt giả tạo, nơi mà ai cũng cố gắng che giấu đi những nỗi đau, những tâm tư, những suy nghĩ thật của mình.

Cùng Trải Nghiệm Nỗi Cô Đọn

"Người Không Mặt" không chỉ là một tập truyện ngắn, mà còn là một lời tâm sự, một tiếng nói sẻ chia cho những người trẻ đang lạc lõng giữa dòng đời tấp nập. Tác giả đã khéo léo sử dụng ngôn ngữ giản dị, gần gũi, để khắc họa chân thực những tâm tư, những suy nghĩ, những nỗi niềm của những người trẻ hiện đại.

Đọc "Người Không Mặt", bạn sẽ thấy được bản thân mình trong đó. Bạn sẽ đồng cảm với những nỗi niềm, những khó khăn, những thách thức mà nhân vật trong truyện phải đối mặt. Bạn sẽ tìm thấy sự đồng điệu, sự thấu hiểu trong những câu chuyện tưởng chừng như rất đỗi bình thường.

Hy vọng rằng "Người Không Mặt" sẽ là một người bạn đồng hành cùng bạn trên hành trình trưởng thành, giúp bạn hiểu thêm về bản thân, về cuộc sống, về những giá trị đích thực của cuộc đời.

đọc lại truyện kiều

đọc lại truyện kiều

Đọc Lại Truyện Kiều: Khám Phá Vẻ Đẹp Bất Hủ Của Kiệt Tác Văn Học

Giới thiệu

"Đọc Lại Truyện Kiều" là một cuốn sách đặc biệt, là hành trình khám phá lại vẻ đẹp bất hủ của kiệt tác văn học "Truyện Kiều" - một trong những tác phẩm văn học vĩ đại nhất của nền văn học Việt Nam. Cuốn sách không chỉ là một bản dịch đầy đủ và chính xác của nguyên tác mà còn là lời bình luận sâu sắc, góp phần giúp độc giả hiểu rõ hơn về giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều.

Nội dung chính

Cuốn sách được chia thành nhiều phần, bao gồm:

Phần dịch: Bản dịch đầy đủ và chính xác của nguyên tác "Truyện Kiều", được thực hiện bởi những chuyên gia ngôn ngữ hàng đầu.

Phần chú thích: Các chú thích chi tiết, giải thích rõ ràng về những từ ngữ, điển tích, điển cố, phong tục tập quán,... giúp độc giả dễ dàng tiếp cận và hiểu rõ hơn nội dung của tác phẩm.

Phần bình luận: Lời bình luận sâu sắc về những giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều.

Review nội dung sách

"Đọc Lại Truyện Kiều" là một cuốn sách vô cùng bổ ích cho những ai muốn tìm hiểu về văn học Việt Nam, đặc biệt là đối với những người yêu thích Truyện Kiều. Cuốn sách không chỉ giúp độc giả hiểu rõ hơn về nội dung của tác phẩm mà còn giúp họ cảm nhận được vẻ đẹp bất hủ của ngôn ngữ, của nghệ thuật kể chuyện, của tư tưởng nhân văn sâu sắc trong Truyện Kiều.

Lý do nên đọc "Đọc Lại Truyện Kiều":

Dịch thuật chính xác: Bản dịch được thực hiện bởi những chuyên gia ngôn ngữ, đảm bảo tính chính xác và trọn vẹn nội dung của nguyên tác.

Chú thích chi tiết: Các chú thích rõ ràng và dễ hiểu giúp độc giả tiếp cận và hiểu rõ hơn nội dung của tác phẩm.

Bình luận sâu sắc: Lời bình luận của tác giả giúp độc giả khám phá và cảm nhận được những giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều.

Phong cách trình bày cuốn hút: Cuốn sách được trình bày đẹp mắt, dễ đọc, phù hợp với nhiều đối tượng độc giả.

"Đọc Lại Truyện Kiều" là một cuốn sách đáng đọc, là hành trình khám phá lại vẻ đẹp bất hủ của một kiệt tác văn học Việt Nam. Cuốn sách sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Truyện Kiều, cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ, của nghệ thuật kể chuyện và của những tư tưởng nhân văn sâu sắc trong tác phẩm.

phong cảnh bên này - tập 1

phong cảnh bên này - tập 1

<p>Không biết phải định nghĩa là số khổ là may mắn, hai tác phẩm tiểu thuyết dài tập tương đối có sức ảnh hưởng của tôi đều không thuận lợi, trải qua mười mấy năm mới có thể hoàn thành được. Bộ đầu tiên là "Thanh xuân muôn năm", bắt đầu viết vào năm 1953, hiệu đính năm 1956, xuất bản lần đầu vào năm 1979. Nó được ấp ủ gần một phần tư thế kỷ. Năm 1957, sau khi hoàn thành bản in thử thì đã niêm phong, nguyên nhân là vì tác giả bị ảnh hưởng bởi cuộc vận động chính trị, sau cùng thì bị ngừng xuất bản năm 1962 lại một lần nữa bị phủ định, lý do là trong sách không đề cập đến sự kết hợp giữa lực lượng tri thức và công nông.</p>

<p>Tác phẩm thứ hai là "Phong cảnh nơi này", viết lách vào năm 1973, hiệu đính vào năm 1978, sau cùng xuất bản vào năm 2013, đã ấp ủ trong 40 năm. Nguyên nhân là do trong sách đã nhấn mạnh về những vấn đề trong thời kỳ "Cách mạng văn hóa" như đấu tranh giai cấp, mê tín dị đoan, kiểm điểm bản thân.</p>

<p>Tác phẩm trước đó, không mang đậm yếu tố cách mạng; nhưng tác phẩm sau thì lại mang đậm tính cách mạng. Chao ôi, đúng là chông chênh quá.</p>

<p>Thế nhưng hai tác phẩm này đều không bị "bỏ giữa chừng vì một số nguyên nhân". Tác phẩm "Thanh xuân muôn năm" từ năm 1979 cho đến nay, không ngừng được tái bản, vẫn tràn đầy sức sống, vẫn nhận được sự yêu thích từ các độc giả trẻ, chứ không chỉ là sự xem trọng mang tính lịch sử của nhân viên nghiên cứu. Gần như đã không còn tìm được tác phẩm vào thập niên 50 của thế kỷ 20 lại may mắn như thế này nữa.</p>

<p>"Phong cảnh nơi này" trải qua thăng trầm với sự bỏ rơi trong suốt thời gian dài, được phát hiện một cách ngẫu nhiên, bỗng nhiên lại trở thành một ngôi sao sáng , không những có lượng phát hành đáng kể, mà còn được bình chọn là sách hay của năm 2013, nhận được 5 giải công trình đứng đầu vào năm 2014, giải thưởng văn học Mao Thuẫn vào năm 2015.</p>

lịch sử và học thuyết của voltaire

lịch sử và học thuyết của voltaire

<p>Lịch sử và học thuyết của Voltaire</p>

<p>“Lịch sử của ông Voltaire là cái lịch sử rất sung mãn, rất hoạt động, rất phong phú, rất ly kỳ, nổi chìm cũng lắm, trắc trở cũng nhiều, thế mà thủy chung vẫn là cái lịch sử trang nghiêm một vị danh sĩ, suốt đời tận tụy&nbsp; về nghiệp văn, chứ không phải là cái lịch sử bông lông một kẻ giang hồ theo về chủ nghĩa lãng mạn. Có người nói đời ông chính là một quyển văn kiệt tác của ông, một quyển văn kiệt tác của ông, một quyển văn có phong vị, hứng thú vô cùng”.</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>“Luân lý của ông là gốc ở nghĩa mà ngọn ở nhân. Người ta trước nhất phải ăn ở cho công bằng chính trực. Cái lý tưởng công nghĩa là một điều cốt yếu, không có pháp luật nào, điều ước nào, tôn giáo nào bắt buộc, mà hết thảy người ta ai cũng phải công nhận. Sau nữa lại phải có lòng khoan dung, vì trời sinh ra người ta không phải để ghen ghét giết hại lẫn nhau…</p>

<p>… Nhân là đầu cả các đức, người ta không có bụng nhân thì không xứng đáng làm người. Nghĩa, thứ và nhân, đó là ba điều cốt yếu, gồm được cả cái đạo luân lý của Voltaire. Luân lý ấy tuy chẳng siêu việt gì, nhưng người đời đã mấy ai theo được cho đúng, cho nên ta cũng chớ nên coi thường”.</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Lời nói đầu</p>

<p>Những thập niên cuối thế kỷ XIX, ở Việt Nam xuất hiện nhiều phong trào truyền bá chữ quốc ngữ, trong đó, phương tiện quan trọng để phổ biến và hoàn thiện chữ quốc ngữ chính là báo chí quốc ngữ. Nam Phong tạp chí do Phạm Quỳnh làm chủ nhiệm ra đời ngày 01/7/1917 là một trong số đó.</p>

<p>Phạm Quỳnh sinh tại Hà Nội, quê quán ở làng Lương Ngọc, tổng Ngọc Cục, phủ Bình Giang (nay thuộc xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Ngay sau khi đỗ đầu bằng Thành chung ông đã được bổ làm việc tại Trường Viễn Đông bác cổ (1908), sớm tham gia Đông Dương tạp chí (1913), có nhiều bài báo được độc giả đương thời chú ý. Vì nền tảng tư chất học thuật và những đóng góp, trải nghiệm thực tế đó mà Phạm Quỳnh được giao cho phụ trách Nam phong tạp chí.</p>

<p>Tạp&nbsp; chí&nbsp; tồn&nbsp; tại&nbsp; trong&nbsp; hơn&nbsp; 17 năm, từ&nbsp; tháng 07/1917 đến tháng 12/1934, chủ trương “thổ nạp Á - Âu, điều hòa tân cựu”, với tôn chỉ rất rõ ràng: Diễn đạt truyền bá tư tưởng, học thuật Đông Tây kim cổ; luyện quốc văn trở nên hoàn thiện, bồi dưỡng Việt ngữ phong phú, uyển chuyển, sáng sủa và gãy gọn…</p>

<p>Các tác giả của Nam Phong tạp chí khảo cứu và viết bài về triết học, khoa học, văn chương, lịch sử của Á Đông và châu Âu, dịch những tác phẩm triết học, văn học từ tiếng Pháp hoặc chữ Nho, sưu tầm và đăng tải thơ văn cổ của Việt Nam, đăng những sáng tác đương đại… Tinh thần tranh biện, phản biện, lý luận đề cao cái mới trên Nam Phong tạp chí được đánh giá là phù hợp với yêu cầu hiện đại hóa nền văn học dân tộc nhưng vẫn có giá trị bảo tồn văn hóa, văn học truyền thống. Nhiều bài viết có tính học thuật khá cao, đến nay vẫn được tham khảo.</p>

<p>Ban&nbsp; Biên&nbsp; tập Nam&nbsp; phong&nbsp; tạp&nbsp; chí thành&nbsp; lập nhà xuất bản riêng, lấy tên là Nam Phong tùng thư, cùng có chung tôn chỉ, mục đích: “… dùng chữ quốc ngữ làm lợi khí để giới thiệu các học thuật tư tưởng Đông Tây cho phần nhiều quốc dân được biết ngõ hầu giúp cho cái trình độ trí thức trong nước ngày một lên cao”. Nam phong tùng thư in sách nhằm cung cấp tài liệu cần thiết cho việc học chữ quốc ngữ được dễ dàng.</p>

<p>Đến hôm nay, những cuốn sách tuổi đời gần trăm năm, trong đó có sách của Nam Phong tùng thư vẫn còn nằm đâu đó trong bộ sưu tập của những người đam mê sách hay được bảo quản tại hệ thống thư viện. Nhiều nhà nghiên cứu, bạn đọc, giảng viên, học sinh, sinh viên đã đến thư viện tìm đọc những cuốn sách này để tìm hiểu chữ quốc ngữ thuở ban đầu ra sao, các bậc trí thức ngày xưa đã bước đầu tham dự vào lĩnh vực học thuật, văn hóa, khoa học thế giới như thế nào… Nhưng số lượng sách có một thế kỷ tuổi đời như vậy được lưu giữ ít ỏi và quá cũ, rất khó để nhiều lượt bạn đọc có thể tiếp cận và sử dụng.</p>

<p>Với&nbsp; mong&nbsp; muốn&nbsp; khôi&nbsp; phục&nbsp; lại&nbsp; những&nbsp; cuốn sách xưa, Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ phối hợp với Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh chọn lọc và in lại một số tập sách. Đầu tiên chúng tôi chọn ra mắt bạn đọc ba cuốn sách của Nam Phong tùng thư do Phạm&nbsp; Quỳnh&nbsp; biên dịch, biên soạn, gồm:</p>

<p>•&nbsp; Lịch sử thế giới</p>

<p>•&nbsp; Lịch sử và học thuyết của Voltaire</p>

<p>•&nbsp; Khảo về tiểu thuyết - Tục ngữ ca dao</p>

<p>Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.</p>

<p>Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ</p>

qua những miền yêu

qua những miền yêu

<p>Qua những miền yêu</p>

<p>Tập truyện ngắn tiếp nối từ những thí sinh và những bạn đọc&nbsp;yêu mến&nbsp;sau cuộc thi Truyện ngắn viết về&nbsp;phụ nữ 'Một nửa làm&nbsp;đầy thế giới".</p>

<p>Nhiều tác giả (Hoài Hương, Tịnh Bảo, Lê Minh Tú, Phong Dương, La Hường, Võ Đăng Khoa, Tống Phước Bảo, Phát Dương, Ny An, Triệu Vẽ)</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Qua những miền yêu</p>

<p>Cầm trên tay tập sách này, là bạn đã hữu duyên cùng chúng tôi đi qua những miền yêu đong đầy luyến nhớ và lắm điều thương cảm. Tình yêu muôn đời vẫn luôn là trái chín trên cành mà ai cũng muốn hái xuống. Có người chạm lấy nhưng cũng có người hụt tay. Vậy nên, dù là bạn ở đâu trên dải đất hình chữ S hiền hòa này, hay đang bôn ba tận xứ người lạ xa, tình yêu vẫn là một điều tuyệt diệu nhất đối với cuộc đời bạn. Dù là bạn đã đi qua quãng đời thăng trầm cùng bao biến chuyển của thời cuộc, hay bạn đang hiện hữu giữa thời đại năng động không ngừng phát triển, thì một lẽ thường tình và giản đơn, tình yêu luôn nảy nở đâm chồi trong chính trái tim của bạn.</p>

<p>Yêu đi, yêu cách thành toàn và tin tưởng. Yêu đi, yêu trong xa xót thì đó vẫn là tình yêu đẹp nhất mà đôi khi cạn cùng cuộc đời nhìn lại, bạn vẫn mỉm cười, đặt tên cho nó trong vùng ký ức tươi đẹp của mình. Yêu đi, yêu trong hạnh phúc ngọt ngào, để thấy cõi nhân sinh này, lành thay sự hiện hữu của mình chính là đem đến sự ấm nồng cho một ai đó.</p>

<p>Tuyển tập truyện ngắn này mang đến cho bạn một chuyến phiêu lưu rải dọc từ những ký ức yêu thương, của những ngày thời cuộc làm chia cắt bao mối tình học trò như trong “Hương Mật Tuổi 17”. Cho đến khi đất nước hội nhập, bàn chân được rong ruổi bao miền lạ xa, tình yêu theo đó cũng bôn ba qua tận Thái Lan với “Or Tor Kor, Em Thích Chị Rồi Đó!”, hay xa xăm hơn nữa trên vùng đất được mệnh danh kinh đô ánh sáng của thế giới như trong “Có Phải Mình Yêu Nhau”. Thế mới hay, muôn nẻo đường tình, con người ta vẫn luôn rung cảm trước một trái tim biết đập những nhịp đập đồng điệu.</p>

<p>Muôn hình vạn trạng của tình yêu được thể hiện qua ngòi bút của các tác giả đã thành danh, hay những tác giả trẻ đang từng bước khẳng định “bút lực” trên văn đàn hiện nay. Các tác giả có một điểm chung là đều bước ra từ cuộc thi sáng tác truyện ngắn về đề tài phụ nữ “Một Nửa Làm Đầy Thế Giới”,&nbsp; do Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ phối hợp với nhà văn Nguyễn Ngọc Tư tổ chức năm 2019.</p>

<p>Sau cuộc thi, các tác giả đã gắn kết thành một nhóm viết, lan tỏa niềm đam mê mãnh liệt dành cho văn chương. Văn chương không có rào cản, không có khoảng cách. Có nhà văn nổi tiếng hơn vẫn hân hoan đứng cạnh các thế hệ đàn em trong cùng một tập sách.</p>

<p>Các tác giả đến từ những vùng miền khác nhau, cùng đem đến cho bạn đọc những cung bậc yêu thương, có thăng có trầm, có vui có buồn, có xa xót đắng đót, nhưng cũng ngọt ngào hạnh phúc. Đầy đủ những xúc cảm mà tuyển tập mang đến, ngỏ mong bạn đọc của mình, tìm thấy sự thương tưởng đâu đó những câu chuyện.</p>

<p>Bạn tìm thấy gì trong quyển sách này? Xin mượn một đoạn trích trong truyện ngắn “Yêu Nhau Bình Yên” của tác giả Tống Phước Bảo để giúp bạn đủ say sưa thích thú mà bắt đầu cuộc hành trình đi qua những miền yêu:</p>

<p>“Cuộc đời này, những đoạn đường gieo neo mình đã đi qua, những mưa nguồn dâu bể mình đã nếm trải, lắng lòng mà nghĩ suy, có những thứ không phải do mình hiểu ra thì mới thấy thanh thản, mà thật ra là, sau khi đã thanh thản rồi, mới chợt hiểu ra.”</p>

<p>Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ</p>

jeju từ lạ thành thương

jeju từ lạ thành thương

<p>Jeju - Từ lạ thành thương&nbsp;러브 게임</p>

<p>Quyển sách&nbsp;“Jeju – từ lạ thành thương”&nbsp;– đứa con tinh thần thứ 5 của MC - tác giả trẻ Đặng Thiên Phong. Tác phẩm được viết sau khi Đặng Thiên Phong tham gia&nbsp;chương trình truyền hình thực tế&nbsp;Love Game&nbsp;tại đảo Jeju (Hàn Quốc). Chưa kể đến hành trang của anh chàng còn bao gồm một con tim đã quen với những chuyến thiên di nên sự háo hức gần như về vạch xuất phát. Tuổi trẻ và trái tim nhiệt huyết là chất xúc tác&nbsp;để&nbsp;đi và tìm kiếm yêu thương.</p>

<p>Bạn sẽ bắt gặp những câu chuyện từ lạ thành quen của những con người xa lạ chưa hề hẹn trước sẽ cùng đến một nơi xa lạ. Duy nhất, điểm chung của họ - xuất phát điểm là những đứa con thân thương của đất nước hình chữ S. Có thể kể đến như:&nbsp;Tại sao lại là từ lạ thành thương?; Maze land - Mê cung tuyệt vời; Sự xuất hiện đúng lúc của kẻ khó ưa; Viết cho cha mẹ của cha mẹ chúng ta; Cuộc hẹn hò ướt nhẹp và lạnh ngắt; Cánh đồng lau sậy sangumburi - Nơi tình yêu bắt đầu và kết thúc; Ngoại truyện 1: Cầu hôn hay... “cầu hồn”…</p>

<p>Kết thúc mỗi câu chuyện là hình ảnh đáng yêu về các nhân vật được đánh dấu theo số thứ tự 1. 2. 3. 4. của họa sĩ Thanh Trà… và tóm lược chuyển ngữ sang tiếng Hàn siêu đáng yêu của dịch giả Meo Mụp. Các bạn độc giả sẽ cùng bước vào thế giới của những người trẻ cùng nhau chia sẻ cảm xúc, góc nhìn, tình cảm trong một không gian mới mẻ và xa lạ.</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Không hẳn là sách du lịch; cũng chẳng phải sách giới thiệu điểm đến đáng chú ý mà người ta dễ dàng bắt gặp ở mấy cuốn tạp chí hàng không trên máy bay; càng không đơn thuần chỉ là chuyện yêu đương nam nữ thường thấy của hàng đống chương trình hẹn hò trên truyền hình ở thời điểm hiện tại.</p>

<p>Mà đó là sách trải nghiệm và suy ngẫm. Dạo này dòng sách truyền cảm hứng có vẻ được nhiều độc giả lựa chọn bởi tính chia sẻ mà từ lạ thành thương nó mang đến. Nhiều người sau khi đọc đều “hăng chí” đến “sôi máu” hăm hở quyết tâm thay đổi để thực hiện nhưng sau tầm vài giờ cho đến vài ngày là đâu lại vào đấy.</p>

<p>Cái chính là các bạn quên mất suy ngẫm, nghĩ kỹ để biết điều nào là phù hợp điều nào chưa. Nhiều bạn vì yêu thích mà thần thánh hóa rồi đâm ra hoang tưởng về bản thân. Điều người khác làm tốt chưa chắc bạn làm được và ngược lại bạn cũng có những điểm mạnh chưa được khai phá.</p>

<p>Quyển sách này cũng vậy, dù là hành trình yêu nhưng Phong không hề muốn “lên lớp” với ai về cách yêu của mình, chỉ mong các bạn hiểu thêm về một tâm hồn đa cảm của một nghệ sĩ trẻ và đẹp&nbsp; . Rồi từ đó mình chia sẻ với nhau, mình cảm thông cho nhau và mình hiểu, mình thương nhau hơn. Ai có cùng cảm giác yêu như Phong thì đập tay nào, còn ai khác một chút hoặc thậm chí trái ngược thì coi chừng trong một tương lai không xa tôi và bạn nhiều khi lại hợp nhau đó nhé. Vì yêu là bù trừ mà (mình nghe nhiều người nói mà chẳng biết đúng hay sai nữa, chưa có khoa học nào chứng minh được điều đó hết).</p>

<p>Phong cũng rất vui lòng khi được chia sẻ cùng với tất cả các bạn chuyện yêu, những tâm tư tình cảm, những nan giải của một trong những định nghĩa khó nhằn nhất hành tinh này: tình yêu. Mà không chỉ của duy nhất của riêng tác giả đâu mà là một nhóm người trẻ và độc thân (vui tính hay không thì các bạn đọc sách sẽ biết nhé). Tóm lại là chuyện không của riêng ai, nên cũng màu sắc dữ thần lắm à nghen.</p>

<p>Cuối mỗi câu chuyện lại là đúc kết của Phong, dù là cá nhân thôi nhưng Phong muốn các bạn hiểu suy nghĩ của Phong và ngược lại cũng muốn các bạn cho Phong biết điều các bạn đang nghĩ. Nhé! Có qua có lại mà.</p>

<p>Hãy liên lạc với tác giả qua trang cá nhân&nbsp;www.facebook.con/dangthienphong.10.&nbsp;Tác giả xin cam đoan sẽ trả lời cho bằng hết từng chia sẻ và trăn trở của các bạn. Hoặc nếu có nhiều thời gian hơn và thực sự quan tâm đến Phong cứ mạnh dạn nhắn một tin rủ bạn tác giả trẻ và thích cà phê một mình này ra gặp mặt để đối ẩm nhé.</p>

<p>Thêm nữa cũng phải gửi lời xin lỗi trước tới độc giả vì các nhân vật trong Jeju – từ lạ thành thương đều được gọi số và còn chia ra nam và nữ để đảm bảo nguyên tác của chương trình truyền hình. Dù tất cả chúng tôi đều đã biết tên và có thông tin của nhau nhưng vẫn gọi nhau bằng số cho đến ngày hôm nay. Nếu có gây nhầm lẫn hoặc hoang mang thì số 5 – tác giả tôi xin gửi lời xin lỗi đến các bạn trước.</p>

<p>Lời cuối, cảm ơn tất cả những độc giả đã trân quý đọc hết những lời giới thiệu. Phong biết nhiều bạn không có thói quen đọc phần này nhưng cá nhân Phong nghĩ những chia sẻ ban đầu thay cho lời chào và nói lên chính xác nhất những mong muốn của tác giả đến với độc giả của mình.</p>

<p>Thân!</p>

<p>Đặng Thiên Phong</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Trích đoạn&nbsp;Tại sao lại là từ lạ thành thương?-&nbsp;왜낯선사람에서사랑하는사람이되었을까?</p>

<p>…Tôi nhận ra bản thân cứ mãi nhớ nhung về những hồi ức đẹp dù đã cũ với cũng chỉ những gương mặt mà thời gian gặp nhau theo năm tháng chỉ còn tính bằng phút. Tuy vẫn còn rất quý mến nhưng tôi quyết định sẽ cho phép mình thêm một lần được dấn thân vào một chương trình thực tế nữa để mở ra có thể là một cơ hội yêu đương. Đó là lý do đầu tiên.</p>

<p>Chắc hẳn phần đa các bạn trẻ hoặc những người yêu thích những chương trình truyền hình thực tế sẽ không thể nào không biết đến chương trình&nbsp; Chạy đi chờ chi hay Running man phiên bản Việt Nam bao gồm 7 người chơi cố định là Trấn Thành, Ninh Dương Lan Ngọc, Ngô Kiến Huy, Trương Thế Vinh, Jun Phạm, BB Trần và Liên Bỉnh Phát. Chương trình được thực hiện bởi sự hợp tác của HTV và SBS cùng với Madison Media và Lime Entertainment. Và chương trình tôi vừa tham gia cũng được chính những đơn vị trên tổ chức sản xuất. Đó là một cơ hội to lớn dành cho một nghệ sĩ trẻ như tôi. Được làm việc với một ekip chuyên nghiệp đẳng cấp quốc tế. Đó là mong ước cũng chính là lý do thứ hai.</p>

<p>Cuối cùng và cũng là điều mà tôi cho là duyên số: chương trình sẽ ghi hình và phát sóng tại xứ sở Kim chi: Hàn Quốc – đất nước mà mới cách đây hơn một tháng tôi có dịp đặt chân đến mà chưa đủ thỏa lòng chu du. Visa 5 năm sẵn có cùng sự yêu thích đặc biệt với mảnh đất này khiến tôi không ngần ngại gật đầu cái rụp khi được bạn chia sẻ thông tin.</p>

<p>Chuyến hành trình của chúng tôi đã bắt đầu như thế đấy. Và cho đến tận hôm nay, những thân gần vẫn còn vương nơi khối óc làm tôi cứ mãi lưu tâm và đặt bút viết nên những dòng này. Cùng tôi khám phá một vòng quanh Jeju bạn nhé!</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Trích đoạn&nbsp;Chút nữa thì gặp “Huệ”</p>

<p>Thời tiết của Jeju vào mùa này vào khoảng từ 6 đến 16 độ. Tôi nghĩ chắc không ai mất trí đến nỗi đi tắm biển trong thời tiết như vầy đâu rồi tự lắc đầu cho câu nghi vấn tự thân đó. Đã ba mươi phút trôi qua trên&nbsp; cung&nbsp; đường&nbsp; khúc khuỷu&nbsp; nhất&nbsp; mà&nbsp; chưa bao giờ tôi có dịp trải nghiệm. Chán nhìn cảnh ngoài trời tôi quay lại thực tại bên trong xe thì thấy bác tài phía trước vẫn cứng tay lái cùng chiếc điện thoại thông minh dùng định vị chỉ còn hơn... hai mươi cây số nữa mới đến nơi khiến tôi khẽ rùng mình. Hóa ra nãy giờ mới đi được hơn nửa quãng đường để đến với nơi mà chúng tôi tạm gọi là nhà tập thể hay nhà chung huyền thoại. Cậu nhóc phía trước tôi sau một hồi tíu tít về lý do đăng ký chương trình là vì... visa Hàn Quốc. Ai dè Jeju miễn visa cho Việt Nam 30 ngày từ năm 2011. Nhưng thôi cậu cũng thỏa lòng vì Jeju xinh đẹp khiến cậu ta không ngừng xuýt xoa với cảnh quang lúc hoang sơ tuyệt đẹp khi lại hiện đại đến ngạc nhiên. Đột ngột, mặt mũi tái xanh, cậu lấm lét hỏi xin tôi... cái bịch nylon. Hóa ra cu cậu say xe mà hình như chính tôi cũng thấy có điều gì khang khác bên trong. Cung đường đẹp mê ly hiện ra trước mắt như một trò tàu lượn siêu tốc kéo dài hàng chục ki lô mét khiến ba nam thần trong xe đều sụt sịt buồn nôn. Cuối cùng hai ông anh lớn tuổi cũng có dịp chứng kiến cảnh cậu em mới quen kêu tên người bạn cũ: “Huệ”. Em kêu lớn hai lần cũng là hai lần chúng anh ngồi câm nín ngậm miệng chẳng dám hé môi vì sợ không còn bịch để chia. Kết thúc với gần một tiếng di chuyển từ sân bay, xe cũng đã đến đích. Tôi trông thấy từ xa JnB Family Hotel.</p>

lịch sử thế giới

lịch sử thế giới

Lịch Sử Thế Giới - Nét Nhìn Tổng Quan Về Tiến Hóa Nhân Loại

Giới Thiệu Cuốn Sách

"Lịch sử là cái gương cho người đời; nếu biết tường việc trước có thể đoán được việc sau, dẫu không đoán được đúng hẳn, nhưng cũng biết cái đại thế các việc trong thiên hạ, hễ nguyên nhân nhân thế thì kết quả thế, khi thi thố ra công việc cũng tránh được nhiều sự sai lầm." - Lời mở đầu đầy ý nghĩa cho cuốn Lịch sử thế giới, một tác phẩm được biên dịch và biên soạn bởi Phạm Quỳnh, đăng tải lần đầu tiên trên Nam Phong tạp chí, một ấn phẩm văn hóa - xã hội có tầm ảnh hưởng lớn trong những thập niên đầu thế kỷ 20 tại Việt Nam.

Cuốn sách này được xuất bản lần đầu tiên bởi Nam Phong tùng thư, một nhà xuất bản trực thuộc Nam Phong tạp chí, với mục tiêu phổ biến kiến thức, học thuật Đông Tây cho đông đảo quần chúng, góp phần nâng cao trình độ trí thức của người Việt Nam.

Nội Dung Chính

Lịch sử thế giới mang đến cho độc giả một cái nhìn tổng quan về tiến hóa của loài người, từ thuở sơ khai đến thời kỳ hiện đại. Tác giả Phạm Quỳnh dẫn dắt người đọc khám phá hành trình phát triển của nhân loại qua các giai đoạn lịch sử trọng đại, từ thời kỳ đồ đá, chế độ nô lệ, phong kiến, đến thời kỳ tư bản chủ nghĩa.

Điểm đặc biệt của cuốn sách là cách tiếp cận độc đáo, kết hợp cả hai phương diện chuyên môn và tổng quát. Tác giả không chỉ đề cập đến lịch sử văn minh riêng của từng quốc gia, mà còn khái quát những quy luật chung của tiến hóa văn minh toàn cầu, đưa ra những mốc lịch sử trọng đại, những điểm nút quan trọng đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình lịch sử nhân loại.

Giá Trị Của Cuốn Sách

Lịch sử thế giới là một tác phẩm có giá trị lịch sử và văn hóa to lớn. Cuốn sách không chỉ cung cấp kiến thức về lịch sử thế giới, mà còn thể hiện tư tưởng, quan điểm của Phạm Quỳnh về lịch sử và văn minh, về vai trò của con người trong tiến trình lịch sử.

Với lối viết rõ ràng, dễ hiểu, Lịch sử thế giới đã góp phần phổ biến kiến thức lịch sử, kích thích niềm đam mê lịch sử, khơi dậy ý thức về cội nguồn, truyền thống văn hóa của dân tộc cho độc giả.

Review Nội Dung

Lịch sử thế giới là một tác phẩm đáng đọc, giúp độc giả hiểu rõ hơn về hành trình phát triển của nhân loại. Cuốn sách có giá trị tham khảo cao cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, học sinh, sinh viên trong việc tìm hiểu về lịch sử thế giới và văn hóa.

Điểm mạnh:

Lối viết rõ ràng, dễ hiểu, dễ tiếp cận với nhiều đối tượng độc giả.

Cách tiếp cận độc đáo, kết hợp cả hai phương diện chuyên môn và tổng quát.

Cung cấp cái nhìn toàn diện về tiến hóa của loài người.

Điểm hạn chế:

Cuốn sách được viết cách đây gần một thế kỷ, nên một số thông tin có thể đã lỗi thời.

Phạm vi kiến thức được đề cập trong sách khá hạn hẹp, chỉ tập trung vào những sự kiện lịch sử lớn.

Lời Kết

Lịch sử thế giới là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Phạm Quỳnh, góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam. Cuốn sách là minh chứng cho tầm nhìn và tinh thần tiên phong của tác giả trong việc truyền bá kiến thức và văn hóa cho thế hệ trẻ.

phượng ca

phượng ca

<p>Phượng ca</p>

<p>Tác giả: Vũ Đức Sao Biển</p>

<p>Vũ Đức Sao Biển sinh năm 1947 tại Quảng Nam. Là nhà báo, ông có trên 2000 bài báo lớn nhỏ; là nhà văn, ông đã có trên 50 quyển sách được xuất bản; là nhạc sĩ, ông có trên 300 bài tình ca. Cả cuộc đời ông viết trên năm triệu chữ.</p>

<p>Vũ Đức Sao Biển được phong tặng danh hiệu Nhạc sĩ Sol Vàng tháng 08.2018. Ông là nhạc&nbsp; sĩ Sol Vàng duy nhất sinh ra từ đất Quảng Nam.</p>

<p>Gần đây, ông bị bệnh nặng, mất tiếng nói và dành hầu hết thời gian cho việc viết sách.</p>

<p>Phượng ca</p>

<p>Sau lưng mỗi người có một quãng đời mà người ta gọi là ngày xưa. Đối với tôi, ngày xưa là những tháng năm được học bậc trung học thơ mộng. Những năm học ấy thật đáng yêu, thật hồn nhiên. Đáng yêu và hồn nhiên bởi đây là giai đoạn chuẩn bị cho mỗi chúng ta bước vào đời.</p>

<p>Tôi yêu ngày xưa của tôi dù tuổi thơ ấy chưa thật sự được bằng an và hạnh phúc. Bây giờ ở cái tuổi vào chiều, tôi nhìn lại tuổi thơ và thật sự không nghĩ ra mình đã bắt đầu vào đời như thế. Quả nhiên, thuở vào đời thật có nhiều điều đáng nhớ và đáng được chia sẻ với mọi người.</p>

<p>Quyển sách này khởi đầu từ bài viết đầu tiên đăng trên Mực Tím. Tôi đã nghĩ đến việc ghi lại những dấu ấn đáng nhớ trong tuổi vào đời của mình. Thời gian trôi qua mấy chục năm, những đau khổ và hạnh phúc trên đường đời cũng nhiều nhưng không thể xóa nhòa được ký ức. Tôi đã cố gắng lục lọi những trang rời trong miền ký ức, trong cả khu vực vô thức vốn từ lâu ngủ yên, để viết lại thành quyển hồi ức này. Tôi gọi nó là&nbsp;Phượng ca.</p>

<p>Quyển sách viết ra cho các bạn học sinh trung học. Ngày nay, cái học, cái vui chơi của các bạn có thể khác cái học, cái vui chơi của chúng tôi ngày xưa, nhưng tựu trung, mỗi đời người chúng ta đã trải qua một thời trung học thú vị. Trong tập sách này, có những trang viết tỏa rạng niềm vui rực rỡ; có những trang viết nỗi đau chi xiết mênh mông. Nhưng ngay trong niềm vui hay nỗi đau, tôi vẫn cảm thấy cái hạnh phúc kỳ diệu khi được sống và làm người. Bởi chỉ có con người mới cảm nhận được những trải nghiệm ấy.</p>

<p>Tôi đi trên đường đời, cầm một đóa hoa mà không biết gửi về đâu, tặng ai. Thôi thì hãy gửi tặng ngày xưa thân ái của chúng ta, của tôi và của các bạn - thời phượng ca của mỗi chúng ta. Tôi mường tượng ra có chỗ sẽ khiến bạn cảm thấy se lòng, có đoạn sẽ làm bạn bật cười ha hả khi đọc quyển sách. Đó là sự chia sẻ. Tôi xin cám ơn bạn.</p>

<p>Bạn có về đất Quảng Nam, xin ở lại miền đất ấy một thời gian. Phía Tây là núi cao vời vợi, phía Đông là biển xanh màu ngọc biếc. Dòng sông Thu băng qua bao nhiêu ghềnh thác, nối núi non với đồng bằng. Cuối sông Thu là thành phố Hội An - một thành phố hiền triết và thơ mộng, di sản văn hóa vật thể của thế giới. Trái tim tôi lớn lên giữa thành phố Hội An, trong màu rêu xanh của phố cổ đó.</p>

<p>Quyển sách này hé mở một phần tâm hồn của một người Quảng Nam, trưởng thành từ Hội An.</p>

<p>Thân ái,</p>

<p>Vũ Đức Sao Biển</p>

<p>Tân Thới Nhất, tháng 4 - 2018</p>

<p>Giới thiệu các đoạn trích:</p>

<p>“Tôi không gọi đó là tình yêu. Tôi cũng không gọi đó là tình bạn thuần túy. Nó kết tinh lóng lánh, vượt lên trên cả tình yêu và tình bạn. Nó là chất ngọc của đời người. Tôi gọi đó là sự hòa quyện những cảm xúc trong sáng nhất,&nbsp; ban sơ nhất của mỗi đời người chúng tôi. Nó thoáng qua ngắn ngủi như có như không giữa đời người nhưng thật cao đẹp và thuần khiết. Nó làm nên tâm hồn tôi, dĩ vãng tôi. Nó đóng dấu hình tượng bạn vào tâm hồn tôi, mãi mãi một đời.”</p>

<p>“Tôi đã đi qua những trời mây trắng, những rẻ rúng phụ bạc của cuộc đời. Tôi nhận ra một điều: Cái học và kiến thức đắc thủ từ cái học làm nên nhân cách, làm nên giá trị của con người.Thí dụ nhờ học một chút đạo học phương Đông mà tôi hiểu ra cái dũng là sức mạnh tinh thần của con người biết tự thắng mình; cái cường chỉ là sức mạnh cơ bắp thắng được người khác. Tôi tiếc là những năm ra đi làm việc, không còn có cơ hội học nữa. Tôi đành học trong sách vở. Mấy chục năm đều thế, ngày nào tôi cũng đọc trên một trăm trang sách và càng đọc, càng thấy ra những điều mới lạ dù là từ một cuốn sách rất cũ.”</p>

<p>Trích&nbsp;Tôi thành nhạc sĩ</p>

<p>Có một lần, tôi rủ bạn đi chơi. Ngày ấy, tôi đã đậu tú tài 1 và bạn đã đậu trung học. Lạ thay, giữa biển dâu xanh ngát không hiểu sao lại mọc lên hai cụm glaieuil (hoa lay ơn) thật đẹp. Tôi hái hoa tặng bạn. Đó là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất trong đời, tôi tặng hoa cho bạn. Chúng tôi nắm tay nhau. Bàn tay của bạn đẹp lạ lùng.</p>

<p>Có một lần, bạn ngồi, mái tóc dài xõa qua một bên, đôi mắt mơ màng, nghe tôi hát những bài tình ca với cây đàn guitare. Bạn chỉ nói: “Ngày sau nếu trở thành nhạc sĩ, anh nhớ viết cho em một bài hát nghe”. Tôi hứa: “Anh sẽ viết tặng em một bài”.</p>

<p>Tháng 9 mùa thu, màu sim tím nở rộ thật lãng mạn nhưng chỉ còn mình tôi với sông Thu, đồi sim và tháp cổ. Tôi thật cô đơn và nhớ bạn biết bao nhiêu. Nhớ lại những lời bạn từng dặn: “Đừng bao giờ bỏ em một mình nghe” và “Ngày sau nếu trở thành nhạc sĩ, anh nhớ viết cho em một bài hát nghe”, tôi trải tờ giấy viết nhạc lên thùng đàn và viết:</p>

<p>Dòng sông nào đưa người tình đi biền biệt.</p>

<p>Mùa thu nào cho người về thăm bến xưa.</p>

<p>Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ.</p>

<p>Về đồi sim, ta nhớ người vô bờ…</p>

<p>Ca khúc Thu, hát cho người đã ra đời như thế.</p>

<p>Âm hình của ca khúc thật đẹp; kết cấu của hành âm rất cổ điển, đúng quy chuẩn của nhạc pháp Tây phương. Đặc biệt, đoạn Coda biến hóa lung linh, tạo cho bài hát phong vị vừa cổ điển vừa hiện đại. Chút tình cảm ngày ấy trong sáng quá, long lanh quá, lại đứng giữa tình bạn và tình yêu nên ca khúc hồn nhiên một cách lạ lùng:</p>

<p>Ta vẫn chờ em trên bao la đồi nương,</p>

<p>Trong mênh mông chiều sương.</p>

<p>Giữa thu vàng bên đồi sim trái chín,</p>

<p>Một mình ta ngồi hát tuổi thơ bay.</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Rồi trong mạch nguồn cảm hứng đó, tôi viết Chiều mơ. Bài hát cung Sol trưởng, vẫn là hình tượng của bạn xưa:</p>

<p>Chiều mơ, anh trở về từ đèo cao hút gió;</p>

<p>Có hoa xưa chờ người xưa đó.</p>

<p>Chiều mơ, anh thấy em buông tóc bên trời;</p>

<p>Buồn một mình trên tuổi xuân phai.</p>

<p>Chiều mơ, anh cầm đàn về bờ xưa suối biếc;</p>

<p>Hát em nghe ngàn lời thương tiếc.</p>

<p>Tình em, anh hứa muôn đời vẫn tôn thờ;</p>

<p>Dù ngày về chỉ có chiều mơ.</p>

<p>Năm 1968,&nbsp;Thu, hát cho người&nbsp;và&nbsp;Chiều mơ&nbsp;được hai danh ca Anh Ngọc và Hà Thanh hát với hòa âm của nhạc sĩ Trần Nhật Bằng trên Đài Phát thanh Sài Gòn.</p>

<p>Sau đó là tiếng hát của các ca sĩ Lệ Thu, Mai Hương, Vân Hà, Vân Quỳnh, Ngọc Long, Phượng Bằng… Hai bài hát vụt nổi tiếng. Năm 1971, các ca khúc của tôi được in ra lần đầu tiên tại Sài Gòn. Đặc biệt,&nbsp;Thu, hát cho người&nbsp;trở thành một trong những khúc tình ca kinh điển của mùa thu và làm nên thương hiệu của tôi. Tôi trở thành nhạc sĩ có tác phẩm để đời ngay trong tuổi hai mươi.</p>

<p>Cám ơn bạn của ngày xưa! Em đã biến tôi trở thành nhạc sĩ. Em đi đâu, về đâu? Tôi viết cho em không chỉ một bài, mà cả chục bài: Chiều mơ, Đường về, Cõi tiêu dao, Người xưa, Phượng ca, Phố Hoài, Đôi mắt… Bởi lòng tôi vốn yêu cái gì trong sáng nhất, hồn nhiên nhất.</p>

<p>Mà em là con người tiêu biểu cho tố chất trong sáng và hồn nhiên ấy. Và bởi tôi muốn thực hiện với em lời hứa đã từng được núi rừng, đồi sim, tháp cổ, dòng sông và phố thị làm chứng cho tôi.</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Trích&nbsp;Làng tôi</p>

<p>Tôi sinh ra giữa thời bom đạn tang thương; quê nhà&nbsp; đói&nbsp; nghèo;&nbsp; phương&nbsp; tiện&nbsp; chăm&nbsp; sóc&nbsp; y&nbsp; tế&nbsp; hoàn&nbsp; toàn không có. Thân thể tôi gầy gò. Thời thơ ấu sống giữa làng biển ở Tam Kỳ, tôi bị những trận đau ốm triền miên mà&nbsp; không&nbsp; có&nbsp; thuốc&nbsp; men&nbsp; chữa&nbsp; trị.&nbsp; Tôi&nbsp; sống&nbsp; được&nbsp; trên đời như một phép lạ.</p>

<p>Tôi lớn lên trong không gian xanh của làng quê, hồn nhiên như cỏ như cây. Chúng tôi ngày ấy không có ai được làm khai sinh. Tám tuổi, tôi mới được đi học. Ngày xưa ở Tam Kỳ, người ta chưa làm trường học, con em chưa dám đi học vì sợ bom đạn của người Pháp. Cho nên trở về làng, tôi đi học trễ. Hễ trễ thì phải học nhảy lớp. Tôi học bốn năm, xong bậc tiểu học mới được làm thế&nbsp; vì&nbsp; khai&nbsp; sinh,&nbsp; được&nbsp; dự&nbsp; thi&nbsp; vào&nbsp; lớp&nbsp; đệ&nbsp; thất&nbsp;(1)&nbsp;trường trung học Trần Quý Cáp năm 1959.</p>

<p>Tôi yêu thương cha mẹ, anh chị em trong gia đình. Tôi biết gia đình mình đã trải qua những khổ nạn, đau đớn trong chiến tranh. Tôi còn là trẻ con cũng phải gánh chịu, chia sẻ một phần những khổ nạn, đau đớn ấy. Tôi biết gia đình mình nghèo nên học rất chăm chỉ.</p>

<p>Từ năm mười một tuổi, tôi phải xa làng, đi học ở Hội An. Từ năm mười ba tuổi, tôi đã tự lo cho mình, không tiêu tốn một đồng bạc nào của cha mẹ. Tôi tự hào vì biết mình phải tự lập sớm. Và nhờ sống tự lập sớm nên tôi khá tự tin trên đường đời sau này, ngay trong những tháng ngày gian nan nhất. Những năm học trung học ở Hội An là những năm thơ mộng nhất của đời tôi.</p>

<p>Bây giờ, tôi đã là một ông già, cứ hoài niệm quá khứ. Tôi thương yêu bà con làng tôi, những con người hiền lành chăm chỉ một đời lo vất vả kiếm sống. Nhiều năm qua, vào ngày mồng 9 Tết âm lịch, tôi trở về làng, làm một show diễn quyên góp tiền giúp bà con nghèo làm nhà. Tôi tự bỏ tiền ra để lo chuyện đi đứng, ăn ở cho mình. Tôi chỉ mong góp một chút công sức cùng các anh ở địa phương để kiếm được vài ba triệu đồng, chia hết cho bà con nghèo giúp họ có thể làm được một ngôi nhà mới khá hơn ngôi nhà cũ.</p>

<p>1. Lớp đệ thất: Lớp 6</p>

loạn 12 sứ quân - tập 1: mộng bá tranh hùng + tập 2: vọng nguyệt đài (1 cuốn)

loạn 12 sứ quân - tập 1: mộng bá tranh hùng + tập 2: vọng nguyệt đài (1 cuốn)

<p>Loạn 12 Sứ Quân - Tập 1: Mộng Bá Tranh Hùng + Tập 2: Vọng Nguyệt Đài (1 Cuốn)</p>

<p>Theo chính sử: Sau khi Ngô Quyền mất (năm 944), Dương Tam Kha cướp ngôi vua của cháu gọi bằng cậu ruột là Ngô Xương Ngập. Trong triều xảy ra nhiều biến loạn, xung đột, tranh chấp làm cho chính quyền Trung ương suy yếu. Lợi dụng tình trạng đó, các thế lực phong kiến nổi dậy mỗi người hùng cứ một phương tranh chấp đánh phá nhau quyết liệt nhất là từ năm 965 khi chính quyền Trung ương tan rã. Đó là loạn mười hai sứ quân.</p>

<p>Mười hai sứ quân đó là:</p>

<p>Kiều Công Hãn chiếm giữ Phong Châu (Bạch Hạc, Vĩnh Phú)</p>

<p>Kiều Thuận chiếm giữ Hồi Hồ (Cẩm Khê, Vĩnh Phú)</p>

<p>Ngô Nhật Khánh chiếm giữ Đường Lâm (Ba Vì, Hà Tây)</p>

<p>Nguyễn Khoan chiếm giữ Tam Đái (Yên Lạc, Vĩnh Phú)</p>

<p>Đỗ Cảnh Thạc chiếm giữ Đỗ Đặng Giang (Thanh Oai, Hà Tây)</p>

<p>Lý Khuê chiếm giữ Siêu Loại (Thuận Thành, Hà Bắc)</p>

<p>Nguyễn Thủ Tiệp chiếm giữ Tiên Du (Tiên Sơn, Hà Bắc)</p>

<p>Lã Đường chiếm giữ Tô Giang (Văn Lâm, Hải Hưng)</p>

<p>Nguyễn Siêu chiếm giữ Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Nội)</p>

<p>Phạm Bạch Hổ chiếm giữ Đăng Châu (Bàn Động, Hải Hưng)</p>

<p>Trần Lãm chiếm giữ Bố Hải Khẩu (Vũ Tiên, Thái Bình)</p>

<p>Vua Ngô là Ngô Xương Xí cũng rút về chiếm giữ Bình Kiều (Triệu Sơn, Thanh Hóa).</p>

<p>Lãnh địa của mỗi sứ quân bằng khoảng một vài huyện ngày nay, các sứ quân xây thành đắp lũy thôn tính lẫn nhau gây ra biết bao đau khổ cho nhân dân, đi ngược lại nguyện vọng hòa bình thống nhất của dân tộc, nền độc lập vừa mới giành được đứng trước nguy cơ hiểm nghèo. Do đó, yêu cầu sống còn của cả dân tộc là phải giữ vững khối đoàn kết toàn dân, đòi hỏi phải chấm dứt cuộc nổi loạn của mười hai sứ quân, khôi phục quốc gia thống nhất. Người anh hùng dân tộc giương cao ngọn cờ thống nhất quốc gia và hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng trước lịch sử là Đinh Bộ Lĩnh.</p>

<p>Đinh Bộ Lĩnh người làng Hoa Lư, là con người thông minh cương nghị có chí lớn, lúc đầu ông liên kết và đứng dưới cờ của sứ quân Trần Lãm. Trần Lãm chết, ông trở thành người cầm đầu một lực lượng vũ trang hùng mạnh, lần lượt đánh bại cái sứ quân khác. Đến năm 967, Loạn mười hai sứ quân được dập tắt, đất nước được thống nhất. Đây là thắng lợi của xu hướng thống nhất quốc gia, thắng lợi của tinh thần dân tộc và ý chí độc lập mạnh mẽ của nhân dân.</p>

<p>Tác giả Nguyễn Đình Tư rất tâm huyết và ấp ủ đề tài này từ lâu nên đã bỏ ra nhiều công sức khắc phục nhiều khó khăn để thực hiện hoài bão của mình. Nhưng theo tác giả, đề tài này nằm trong giai đoạn khuyết sử. Chính sử chỉ ghi lại các điểm chính còn chi tiết thì sơ sài.Nhiều câu hỏi đặt ra cho tác giả, tác giả đã vận dụng mọi khả năng có thể có được hầu góp phần giải đáp một số câu hỏi có liên quan đến giai đoạn Loạn mười hai sứ quân.</p>

<p>Loạn mười hai sứ quân xảy ra cách đây hơn một nghìn năm nên việc tái tạo hiện thực bối cảnh lịch sử qua trang viết sao cho chuẩn xác phù hợp, kể cả việc sử dụng ngôn từ là rất khó khăn, do đó không tránh khỏi hạn chế ở mặt này, mặt kia. Nhà xuất bản và tác giả mong đươc sự lượng thứ và góp ý của rộng rãi bạn đọc.</p>

thế giới khủng long - những kẻ nhỏ bé

thế giới khủng long - những kẻ nhỏ bé

<p>Thế Giới Khủng Long - Những Kẻ Nhỏ Bé</p>

<p>Bộ sách Thế giới khủng long giúp các em hiểu về những loài khủng long thống trị Trái Đất &nbsp;hơn 165 triệu năm trong suốt Đại Trung Sinh, nhưng chúng đã bị tuyệt chủng vào 65 triệu năm trước. Mỗi cuốn sách trong bộ sách cung cấp những thông tin xúc tích cùng tranh minh họa hấp dẫn sẽ đưa độc giả nhỏ tuổi đi vào chuyến phiêu lưu trở lại thời tiền sử để khám phá và hiểu hơn về loại Khủng long cổ xưa.</p>

<p>Bộ sách Thế giới khủng long gồm 4 cuốn:</p>

<p>Những kẻ nguy hiểm</p>

<p>Những kẻ khổng lồ</p>

<p>Những kẻ nhỏ bé</p>

<p>Sự tiến hóa và khai quật.</p>

<p>***</p>

<p>Những kẻ nhỏ bé</p>

<p>Coelophysic là loại khủng long nhỏ, có cấu trúc cơ thể nhẹ sống vào cuối thế kỷ Tam Điệp, khoảng 240 triệu năm trước. Nó là một trong những loài khủng long được biết đến sớm nhất. Vào năm 1940, hàng ngàn mảnh xương của loài này được phát hiện ở trong cùng một khu vực nhỏ. Loài này có thể là đã chết hàng loạt trong một cơn lũ lớn hoặc thảm họa thiên nhiên. Coelophysic được David Baldwin tìm thấy vào năm 1881, và được đặt tên bởi nhà cổ sinh vật học người Mỹ Edward Drinker Cope vào năm 1889...</p>

<p></p>

trả giá

trả giá

<p>Vài nét về tác giả

Dmitry Alekseyevich Glukhovsky (1979), nhà văn, nhà báo Nga. Sinh ra và lớn lên ở Moskva, nơi ông tốt nghiệp lớp&nbsp; chuyên&nbsp; Pháp trường phổ thông Arbat 1231.&nbsp; Học đại học chuyên ngành báo chí và quan hệ quốc tế ở Đại học Jerusalem (Israel).

Từ 2002 đến 2005 D.A.&nbsp; Glukhovsky làm việc ở kênh truyền hình châu Âu EuroNews tại Lyon (Pháp), sau trở về Nga tiếp tục sự nghiệp nhà báo truyền hình cho kênh Russia Today khi đó vừa thành lập. Sau ba năm làm việc, ông đã chu du một nửa thế giới, tham gia “nhóm nhà báo điện Kremlin”, có mặt ở sân bay vũ trụ Baikonur, khu vực cách ly của Nhà máy điện nguyên tử Chernobyl. Tháng 7. 2007, D. Glukhovsky thực hiện phóng sự truyền hình trực tiếp đầu tiên trên thế giới phát từ Bắc Cực . D. Glukhovsky còn cộng tác với các phương tiện truyền thông châu Âu: Đài phát thanh Đức Deutsche Welle và kênh truyền hình Sky News của Anh. Từ 2007 đến 2009 làm người dẫn chương trình cho đài phát thanh Mayak. Hiện ông là tác giả chuyên mục của các ấn bản “Snob” và “GQ”.

Tiểu thuyết đầu tay mang đến cho ông danh tiếng thế giới Metro 2033 đã được tác giả ấp ủ từ những năm trung học và bắt đầu viết vào những năm đầu đại học. Metro 2033 được xuất bản năm 2005, trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất nước Nga thập niên 2000, trên toàn thế giới nó được in nửa triệu bản, dịch sang 37 thứ tiếng và trở thành nền tảng cho hai videogames, trong khi quyền chuyển thể của nó đã được MGM Hollywood mua. Những cuốn sách tiếp theo như: Chạng&nbsp; vạng(2007), Metro 2034 (2009), Những chuyện kể về Tổ quốc (2010) và Tương&nbsp; lai (2013) cũng trở thành sách bán chạy quốc gia và được dịch sang các thứ tiếng Âu, Á.

Tác phẩm Trả giá (bản tiếng Nga là Tekst) bạn đang cầm trên tay là tiểu thuyết hiện thực đầu tiên của D. Glukhovsky, xuất bản năm 2017 lập tức trở thành bestseller và chỉ một năm sau đã được chuyển thể sân khấu do Nhà hát kịch Moskva mang tên M.N Yermolova dàn dựng, Maksimo Didenko đạo diễn. Không lâu sau đó, Tekst được dựng thành phim trên màn ảnh rộng do Klim Shipenko đạo diễn, ra mắt lần đầu tiên vào 24. 10. 2019.

Giới thiệu tác phẩm:

Trả giá (bản tiếng Nga là Tekst) là tiểu thuyết hiện thực đầu tiên của nhà văn – nhà báo người Nga Dmitry Alekseyevich Glukhovsky (1979) vốn nổi danh trên toàn cầu với tiểu thuyết Metro 2033 được xuất bản năm 2005 và trở thành một trong những tiểu thuyết bán chạy nhất nước Nga trong thập niên 2000.

Được xuất bản năm 2017, một tác phẩm khác của D.Glukhovsky là Trả giá cũng nhanh chóng lọt vào danh sách tiểu thuyết bestseller và chỉ một năm sau đó thì tác phẩm được chuyển thể sân khấu. Không lâu sau đó, Trả giá – Tekst được dựng thành phim trên màn ảnh rộng do Klim Shipenko đạo diễn, rồi ra mắt lần đầu tiên vào hôm 24/10/2019.

Câu chuyện xoay quanh nhân vật Iliya, một thanh niên bị tù oan 7 năm về tội buôn bán ma túy từ năm 20 tuổi, lúc vừa thi đậu đại học. Ra tù, mẹ mất, bạn gái bỏ rơi, bạn thân thay đổi, cuộc sống không như Iliya mong đợi, và một lần nữa Iliya cảm thấy rơi vào đường cùng.

Trong nỗi cô đơn tột độ, Iliya uống say và ra tay tước đi mạng sống của cảnh sát Khazin, con trai thiếu tướng – người mà cách đây 7 năm đã nhét tang vật vào túi khiến Iliya rơi vào vòng lao lý, oan sai.

Một lần nữa, Iliya lại vùng vẫy trong tuyệt vọng giữa sự sống – tự do và cái chết.

Có thể khẳng định rằng, Trả giá chứa đựng hàng loạt diễn biến khá hấp dẫn, chủ yếu đào sâu tâm lý nhân vật Iliya, giằng xé giữa ranh giới tội phạm và sự lương thiện nhằm truyền tải thông điệp “trong sáng và hướng thiện” đến độc giả rằng khi xuống tay với kẻ khác thì bản thân ta cũng đang giết chết chính mình.</p>

Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

Liên Hệ