<p>Bảo Dưỡng Khung Xương Chậu 1 - Lấy Lại Vóc Dáng Tự Nhiên</p>
<p>Bạn có đang gặp phải những vấn đề này không?</p>
<p>Cảm giác cơ thể cong vẹo không bình thường</p>
<p>Lộ bụng dưới</p>
<p>Đau hông, đau kinh nguyệt trầm trọng</p>
<p>Bị lạnh cơ thể, phù nề</p>
<p>Khoảng trống giữa hai đùi rộng</p>
<p>Khi ngồi xuống nền cứng bị đau ở phần xương dưới cùng</p>
<p>Không thực hiện được các bài tập thể dục trên thảm</p>
<p>Nếu gặp phải trên ba vấn đề, bạn cần bảo dưỡng khung xương chậu ngay để tiêu trừ cong vẹo, lấy lại sức khỏe và vóc dáng tự nhiên.</p>
<p>Nếu xem cơ thể là một ngôi nhà, xương chậu chính là nền móng của ngôi nhà ấy. Xương chậu là bộ phận quan trọng để nâng đỡ toàn bộ cơ thể và là “chìa khóa” giữ gìn sức khỏe. Đặc trưng xương chậu của phụ nữ là rộng và nông, giống hình dáng của thau rửa mặt. Xương chậu bao trọn các cơ quan nội tạng khác như tử cung, buồng trứng, đường ruột, bàng quang, và khi phụ nữ mang thai, xương chậu còn có vai trò quan trọng là bảo vệ thai nhi.</p>
<p>Xương chậu bảo vệ cơ quan nội tạng</p>
<p>Chính giữa xương chậu là tử cung, ngay bên dưới là bàng quang và phía sau hai bộ phận này là trực tràng. Khi xương chậu bị giãn ra, tử cung và đường ruột sẽ bị đẩy xuống sâu hơn so với bình thường, dẫn đến việc bụng dưới phình ra một cách bất thường, cộng thêm tuần hoàn máu ở vùng xương chậu không được lưu thông gây ra các tình trạng như đau bụng kinh, lạnh bụng, són tiểu, v.v..</p>
<p>Xương chậu bị biến dạng ảnh hưởng đến việc sinh nở</p>
<p>Vào những ngày cuối trước khi sinh ra, thai nhi sẽ quay đầu trong bụng mẹ. Tuy nhiên, vấn đề gần đây mà sản phụ thường gặp phải là xương chậu bị biến dạng khiến việc sinh nở trở nên khó khăn. Trong nhiều trường hợp, vì xương chậu bị biến dạng, thai nhi không thể quay đầu bình thường, có khi không chui ra ngoài được, dẫn đến sản phụ bị xuất huyết với lượng lớn hoặc xương cụt của sản phụ vướng vào thai nhi khiến cổ thai nhi bị cong, vẹo, v.v..</p>
<p>Mục lục:</p>
<p>Chương 1: Béo thân dưới là do xương chậu bị giãn</p>
<p>Vùng hông của phụ nữ đang ngày càng kỳ lạ</p>
<p>Bó xương chậu giúp cơ thể thoải mái hơn</p>
<p>Chương 2: Cải thiện chân vòng kiềng nhờ bảo dưỡng khung xương chậu</p>
<p> “Xương chậu loe” dẫn đến chân vòng kiềng</p>
<p>Bó xương chậu và điều chỉnh lại chân vòng kiềng</p>
<p>Nào, chúng ta hãy bắt đầu phương pháp soutai!</p>
<p>Chương 3: Tấm lưng mềm dẻo có thể giải quyết các vấn đề của nửa thân dưới như táo bón, trĩ, són tiểu</p>
<p>Các vấn đề của nửa thân dưới ngày càng gia tăng</p>
<p>Lưng bạn có thẳng đuột, căng cứng không?</p>
<p>Tạo cho mình xương sống mềm dẻo</p>
<p>Chương 4: Tìm hiểu gốc rễ của cong vẹo</p>
<p>Ngược dòng thời gian về thuở bé</p>
<p>“Tư thế hô vạn tuế đẹp”, tưởng dễ nhưng không hề dễ</p>
<p>Động tác “ngồi xổm” ngày một mất dần đi</p>
<p>Chương 5: Xương chậu bị giãn khiến đau bụng kinh trở nên dữ dội hơn </p>
<p>Xương cùng của bạn có bị đâm ra sau hay không?</p>
<p>Xương chậu bị giãn khiến cơn đau trở nên dữ dội</p>
<p>Hiệu quả ngay tức khắc!</p>
<p>Giảm đau bụng kinh đơn giản và nhanh chóng</p>
<p>Chương 6: Hết căng eo, giải tỏa đau hông! </p>
<p>Bạn có thói quen ngồi vắt chân hay ngồi khoanh chân không?</p>
<p>Chương 7: Tự bạn cũng có thể chữa được chứng dễ bị lạnh và phù nề </p>
<p>Bạn có thể chơi oẳn tù tì bằng đầu ngón chân không?</p>
<p> “Quấn vòng!” - Hiệu quả cực lớn!</p>
<p>Lời kết</p>
<p>Thông tin tác giả:</p>
<p>Watanabe Nobuko</p>
<p>Sinh năm 1949 tại Ishikawa. Sau khi tốt nghiệp Đại học Y Kyoto, bà đã làm việc 26 năm tại bệnh viện Đại học Y Kyoto. Tháng 4 năm 1998, bà thành lập trung tâm chăm sóc sức khỏe Watanabe. Hiện bà là viện trưởng học viện Toko Chiropractic và là thành viên của Hiệp hội hỗ trợ, xúc tiến phương pháp Chiropractic (trị liệu thần kinh cột sống). Bà thường đi lại khắp Nhật Bản để hỗ trợ những phụ nữ đang mang thai, bà mẹ sau sinh và chăm sóc các em bé mới sinh.</p>