nàng tiên cá và chiếc giày

nàng tiên cá và chiếc giày

<p dir="ltr">"Có bao nhiêu là hài hước ý nhị ẩn trong tranh vẽ… Tác giả Campbell đã giải đáp cho chúng ta một chú bạch tuộc nhún vai sẽ có bộ dạng như thế nào – và câu chuyện đi từng bước kiên định để truyền tải bằng được thông điệp của mình nhằm tôn vinh lòng hiếu kỳ, những chuyến viễn du và những câu chuyện phiêu lưu hấp dẫn." ―Publishers Weekly

"Với mạch chuyện cuốn hút và những tranh vẽ mê hoặc, cuốn sách này là một lựa chọn đầy khéo léo cho những bạn nhỏ từ 4 – 9 tuổi đã chán ngấy những câu chuyện về khủng long." ―The Wall Street Journal

"Nàng tiên cá và chiếc giày" là tác phẩm đã mang lại cho tác giả Campell vô vàn giải thưởng trong lĩnh vực sách thiếu nhi. Cuốn sách là một tuyệt phẩm nghệ thuật với những sắc màu đối lập: sắc đỏ rực rỡ của chiếc giày – chi tiết thắt nút của câu chuyện, sắc xanh thẫm sâu trong lòng nước, những nàng tiên cá lấp lánh ánh vảy vàng, quẫy chiếc đuôi bạc và suối tóc tơ trắng muốt. Một áng văn nhiệm màu cổ tích lấy cảm hứng từ truyện cổ Andersen nhưng đem đến một lớp nghĩa hiện đại, tôn vinh những giá trị chân thực và bền vững: ca ngợi thiên hướng tò mò của trẻ em, khích lệ trẻ biết đặt câu hỏi và đi tìm câu trả lời, cũng như chia sẻ những điều mình học được với mọi người.

Minh họa tinh tế và thanh tao kết hợp giữa màu chì và màu nước với tông màu xanh-xám lặng im, pha trộn xuất sắc với những điểm nhấn trong thảm thực vật và động vật dưới thủy cung của Vua Thủy Tề. Trong khung cảnh đó, Minnow thật nhỏ bé, cầm theo một chiếc giày đỏ, chẳng chút e sợ mà bơi thẳng một đường từ đáy biển sâu thẳm cho đến nơi bầu trời và ánh dương tỏa rạng. Nơi ấy, cô bé phát hiện ra một loài “tiên-cạn” cùng bí mật về chiếc giày.

Dẫu câu chuyện kể về hành trình kiếm tìm giá trị của bản thân mang trong mình âm hưởng gợi cảm hứng từ truyện cổ tích “Nàng tiên cá”, nhưng cũng như Minnow, nó vẫn kiêu hãnh tự xướng lên khúc ca của riêng mình.</p>

làm sao để chữa lành một cánh chim gãy

làm sao để chữa lành một cánh chim gãy

<p dir="ltr">Quả là một cuốn sách tuyệt đẹp… bạn đọc dù còn nhỏ hay đã trưởng thành đều sẽ muốn đọc đi đọc lại để cảm nhận sâu sắc hơn về câu chuyện; và chắn hẳn họ sẽ không thất vọng.&nbsp;— Booklist

Một câu chuyện có biết bao ấm áp… các bạn nhỏ sẽ hăng hái theo dõi hành trình phục hồi của chú chim cũng như những chi tiết nhỏ về một gia đình đầm ấm hạnh phúc thể hiện qua những bức vẽ dung dị mà kinh điển của bác Graham.&nbsp;— Tạp chí The Bookseller

"Làm sao để chữa lành một cánh chim gãy" là một tác phẩm thành công của Bob Graham với những giải thưởng như: Charlotte Zolotow (giải thưởng dành cho cuốn sách thiếu nhi xuất sắc nhất của Mỹ), Cuốn sách thiếu nhi hay nhất năm theo bình chọn của tạp chí School Library Journal,.....

Nơi thành phố tấp nập xô bồ, không một ai chú ý đến chú chim đáng thương nằm bên vệ đường với đôi cánh đã gãy. Không một ai trừ chú bé Will. Chẳng thể nào gắn liền sợi lông đã đứt lìa khỏi thân, nhưng với thời gian nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, cùng chút hy vọng, chiếc cánh cũng được chữa lành… để một lần nữa sải rộng trên bầu trời thành phố cao rộng. Câu chuyện tưởng như vô cùng đơn giản này được tô điểm với những bức tranh đẹp xuất sắc, cho bạn đọc nhí những nhận thức trọn vẹn nhất về cuốn sách.&nbsp;Được thể hiện một cách đầy nhẹ nhàng và đầy chân thành, câu chuyện là bài học về lòng cảm thông, trách nhiệm với cộng đồng cùng như cách ứng xử với mọi người xung quanh.

Vẫn với nỗi bâng khuâng nhưng hướng sáng là phong cách đặc trưng của bác Bob Graham, đây đúng thực là một câu chuyện về những khả năng vô tận và của những tâm hồn chưa từng ngừng tin tưởng vào những giá trị tốt đẹp. Câu chuyện đã đạt được sự thăng hoa qua những lời kể thấm thía và hình vẽ sâu lắng.</p>

cún nhà tớ tên gấu

cún nhà tớ tên gấu

<p dir="ltr">Rõ là buồn cười nhưng cũng thực ấm áp. - Tờ báo IRISH TIMES

Một câu chuyện thật dễ thương và những chủ đề được đề cập theo một cách rất nhẹ nhàng – tình bạn, sự thỏa hiệp, và việc chấp nhận con người thật của mỗi người, thay vì bắt họ thay đổi như mong muốn của mình. Đọc cuốn sách này đúng là một niềm vui vô ngần.&nbsp;&nbsp;- Trang web review THE BOOKBAG

Đôi khi tụi trẻ con còn quá nhỏ và thiếu những kinh nghiệm xã hội để biết mình phải làm gì trong một mối quan hệ mà giữa cả hai tồn tại quá nhiều khác biệt. Đôi khi những khác biệt ấy làm tụi nhỏ thấy khó chịu làm sao và chỉ muốn bạn cư xử đúng như ý mình muốn mà thôi. Tuy nhiên, tình bạn chỉ có thể dựng xây trên cơ sở tôn trọng và thỏa hiệp lẫn nhau. Nếu cứ mãi theo đuổi một thứ gì đó không có thực, rất có thể mình sẽ chẳng bao giờ đạt được nó, mà lại vô tình đánh mất đi niềm hạnh phúc đích thực lẽ ra đã được hưởng. Và thực ra để trẻ học được cách mở lòng mình chưa bao giờ là khó khăn, với những trái tim tinh khôi mang trong mình biết bao thiện ý cùng chân thành…

Bằng sự ăn ý của mình, đôi vợ chồng Diane và Chrystian Fox đã tạo nên một tác phẩm thật hài hước nhưng cũng đầy tình yêu thương vượt qua cả khác biệt của mỗi cá nhân. Nét vẽ tinh nghịch cùng màu sắc tươi tắn khiến cho thông điệp được truyền tải một cách nhẹ nhàng và dễ tiếp nhận hơn. Cách kể chuyện thật đặc biệt sẽ khiến các bạn đọc nhí càng thêm phần khoái chí tợn khi thấy rằng chẳng có ai nhận thấy điều bất thường gì đâu, trừ mình ra. Không tin bố mẹ cứ thử hỏi sao bé cứ mủm mỉm cười mãi, có bí mật gì hay ho thế mà xem!&nbsp;</p>

nâu nâu thị thành xanh xanh đồng quê

nâu nâu thị thành xanh xanh đồng quê

<p dir="ltr">Đây chính là Cuốn sách hay nhất tháng Sáu theo bình chọn của Amazon vào năm 2010. Mo Willems gom góp những con chữ đẹp tuyệt, còn Jon J Muth mang đến những bức tranh tuyệt mỹ. Hai nhà văn kiêm họa sĩ lừng danh này đã cho ra một tác phẩm vừa vặn đạt tới ngưỡng hoàn hảo: một sự hòa quyện và bù trừ xuất sắc, không quá nhiều hay quá ít, mà vừa đủ để lắng đọng.</p>

<p dir="ltr">"Nâu Nâu thị thành Xanh Xanh đồng quê" mô tả tình bạn giữa Nâu Nâu và Xanh Xanh, từ buổi đầu gặp gỡ vui tươi, cho tới sự đồng hành đầy thấu hiểu, trải qua nỗi đau mất mát và cuối cùng lại làm mới cảm xúc thêm lần nữa. Mỗi trang chỉ chứa đựng vài câu từ giản đơn, thế nhưng cuốn sách đã dạy cho trẻ biết bao điều, từ bốn mùa, cho tới tình bạn, sự thỏa hiệp, tuổi già, và sự mất mát. Những minh họa bằng tranh màu nước không chỉ đóng vai trò bổ trợ, mà chúng tiệp vào với câu chuyện với một cảm thức lắng đọng mỗi lúc một tăng thêm khi từng mùa trôi qua. Cấu trúc nhất quán và êm ả, cách vận dụng màu sắc và sắp đặt tài tình khiến cho những bức tranh đầy cảm xúc truyền tải được trọn vẹn mọi sắc thái của câu chuyện.</p>

<p>&nbsp;Một tuyệt phẩm - minh chứng rằng những cuốn sách tranh không phải chỉ dành cho các em nhỏ, mà có sức mạnh lay động độc giả ở mọi lứa tuổi.</p>

em định mang đàn piano ra bờ biển à? quên đi!

em định mang đàn piano ra bờ biển à? quên đi!

<p>"Một câu chuyện mang tính cảnh báo vui nhộn và hài hước này quả là một món ăn tinh thần lý thú cho ngày hè. Thông điệp chính là cách để khắc phục những hoang mang và cáu kỉnh lại được thể hiện theo một cách đầy vui tươi và hóm hỉnh."&nbsp;- Seira Wilson, Biên tập viên vủa Amazon

Với một giọng điệu hết sức trẻ thơ nhưng biểu cảm thì lại vô cùng đặc sắc, qua đó tính khí khoa trương và thất thường của cô bé đã được thể hiện một cách rõ rệt nhất. Một ví dụ đầy hài hước khuyên ngăn các bạn nhỏ về những gì nên mang và không nên mang ra biển; khi mà những khả năng mà đầu óc các bạn ấy vẽ ra là vô biên.”&nbsp;- Kirkus Reviews</p>

<p>"Em định mang đàn pianno ra biển à, quên đi!" đã lọt giải bộ sách bán chạy nhất theo thống kê của Thời Báo New York.

Một khi các bạn nhỏ đã quyết định điều gì thì thật khó mà cấm cản các bạn ấy cho được. Cho dù có cố công giảng giải về những hậu quả khôn lường mà những việc “vui vui” các bạn ấy muốn làm thì cũng chỉ như nước đổ lá khoai thôi. Câu chuyện của Elise Parsley đã làm được một việc kỳ khôi ấy. Cách tạo tình huống độc đáo và đầy tinh thông cùng những minh họa đặc sắc, với những biểu cảm sinh động và có phần quá đà của cô bé Magnolia đã giúp nắm bắt trọn vẹn đủ mọi cung bậc cảm xúc của nhân vật trong một chuyến hành trình vô tiền khoáng hậu để đưa được cây đàn piano ra bờ biển.

Bố mẹ thì còn lạ lùng gì với những đòi hỏi quái chiêu của các cô nhóc cậu nhóc nhà mình chứ. Tuy nhiên đó lại là một cơ hội tuyệt vời để các bạn nhỏ tự kinh qua những trải nghiệm đặc biệt và đúc kết những bài học đầu đời quý giá. Dù ngộ nhỡ các bạn có rơi vào tình cảnh éo le vì lựa chọn của mình, thì kiểu gì cũng có cách giải quyết mà. Cái kết có thể không như mong đợi, nhưng chẳng có gì là quá mức tồi tệ hết. Ai mà biết được điều gì đang chờ đợi mình phía trước chứ, nếu như mình không mang đàn piano ra biển!</p>

phát triển eq cho trẻ mẫu giáo - buồn ơi chào tạm biệt

phát triển eq cho trẻ mẫu giáo - buồn ơi chào tạm biệt

<p>Phát triển EQ cho trẻ mẫu giáo&nbsp;</p>

<p>- Sách có nền tảng tâm lý học chuẩn chỉnh.&nbsp;</p>

<p>- Hình ảnh sinh động.&nbsp;</p>

<p>- Lời thoại ngắn gọn và điểm nhấn riêng cho từng trang cảm xúc.&nbsp;</p>

<p>- Có đúc kết các cách cảm nhận, cách suy nghĩ khác nhau cho từng tình huống.&nbsp;</p>

<p>- Gợi mở và tôn trọng cảm xúc của người đọc.&nbsp;</p>

<p>- Có các bài tập rất nhỏ và rất dễ thực hành cho từng em bé của từng gia đình.&nbsp;</p>

<p>Nhiều năm nay, khoa học đã cho thấy, IQ là một phần đưa đến thành công của trẻ sau này, còn EQ lại là những thứ cực kỳ thiết thân đi cùng trẻ suốt cuộc đời và tạo dựng cả hạnh phúc lẫn thành công cho trẻ. Làm thế nào hiểu về EQ, làm thế nào tâm sự cùng trẻ về cảm xúc, làm thế nào giúp trẻ khắc phục những điểm chưa tốt khi quản lý cảm xúc của mình? Làm thế nào đi cùng trẻ qua những kỳ khủng hoảng vì trẻ chưa thể diễn đạt rõ ràng thành lời cảm xúc của mình? Quá nhiều câu hỏi từ cha mẹ dành cho em bé của mình đúng không? Và có thể tìm ra lối đi tươi sáng nho nhỏ từ những trang sách này.&nbsp;</p>

<p>Bộ sách ngắn gọn và đơn giản này dùng hình ảnh cùng câu chữ rất nhẹ nhàng, sinh động, đáng yêu, hợp với nhu cầu và mức độ cảm nhận của trẻ mẫu giáo, giúp trẻ hiểu ra rất nhiều cảm xúc vốn dĩ trừu tượng. Nếu bố mẹ khó trải lòng và giáo dục con những lĩnh vực này thì sách hoàn toàn có thể là một người bạn thân thương giúp trẻ không có tâm lý kháng cự và còn tiếp thu dễ dàng.&nbsp;</p>

<p>Bộ sách này giúp các bé mẫu giáo:&nbsp;</p>

<p>- Nhận biết cảm xúc của bản thân và những người xung quanh.&nbsp;</p>

<p>- Hiểu về cảm xúc, nhận ra nguyên nhân cùng hậu quả của các cảm xúc ấy.&nbsp;</p>

<p>- Diễn tả và đáp lại cảm xúc, biết lắng nghe, thông cảm và chia sẻ.&nbsp;</p>

<p>- Quản lý cảm xúc của mình, cư xử hợp lý để hòa đồng với tập thể.&nbsp;</p>

phát triển eq cho trẻ mẫu giáo - tớ đỡ cuống quýt dần

phát triển eq cho trẻ mẫu giáo - tớ đỡ cuống quýt dần

<p>Phát triển EQ cho trẻ mẫu giáo&nbsp;</p>

<p>- Sách có nền tảng tâm lý học chuẩn chỉnh.&nbsp;</p>

<p>- Hình ảnh sinh động.&nbsp;</p>

<p>- Lời thoại ngắn gọn và điểm nhấn riêng cho từng trang cảm xúc.&nbsp;</p>

<p>- Có đúc kết các cách cảm nhận, cách suy nghĩ khác nhau cho từng tình huống.&nbsp;</p>

<p>- Gợi mở và tôn trọng cảm xúc của người đọc.&nbsp;</p>

<p>- Có các bài tập rất nhỏ và rất dễ thực hành cho từng em bé của từng gia đình.&nbsp;</p>

<p>Nhiều năm nay, khoa học đã cho thấy, IQ là một phần đưa đến thành công của trẻ sau này, còn EQ lại là những thứ cực kỳ thiết thân đi cùng trẻ suốt cuộc đời và tạo dựng cả hạnh phúc lẫn thành công cho trẻ. Làm thế nào hiểu về EQ, làm thế nào tâm sự cùng trẻ về cảm xúc, làm thế nào giúp trẻ khắc phục những điểm chưa tốt khi quản lý cảm xúc của mình? Làm thế nào đi cùng trẻ qua những kỳ khủng hoảng vì trẻ chưa thể diễn đạt rõ ràng thành lời cảm xúc của mình? Quá nhiều câu hỏi từ cha mẹ dành cho em bé của mình đúng không? Và có thể tìm ra lối đi tươi sáng nho nhỏ từ những trang sách này.&nbsp;</p>

<p>Bộ sách ngắn gọn và đơn giản này dùng hình ảnh cùng câu chữ rất nhẹ nhàng, sinh động, đáng yêu, hợp với nhu cầu và mức độ cảm nhận của trẻ mẫu giáo, giúp trẻ hiểu ra rất nhiều cảm xúc vốn dĩ trừu tượng. Nếu bố mẹ khó trải lòng và giáo dục con những lĩnh vực này thì sách hoàn toàn có thể là một người bạn thân thương giúp trẻ không có tâm lý kháng cự và còn tiếp thu dễ dàng.&nbsp;</p>

<p>Bộ sách này giúp các bé mẫu giáo:&nbsp;</p>

<p>- Nhận biết cảm xúc của bản thân và những người xung quanh.&nbsp;</p>

<p>- Hiểu về cảm xúc, nhận ra nguyên nhân cùng hậu quả của các cảm xúc ấy.&nbsp;</p>

<p>- Diễn tả và đáp lại cảm xúc, biết lắng nghe, thông cảm và chia sẻ.&nbsp;</p>

<p>- Quản lý cảm xúc của mình, cư xử hợp lý để hòa đồng với tập thể.&nbsp;</p>

trên đường đến những chuẩn mực khoa học

trên đường đến những chuẩn mực khoa học

<p>“Trên đường đến những chuẩn mực khoa học” là cuốn đầu tiên trong chuỗi một số ấn phẩm ra mắt nhân dịp kỷ niệm ba mươi năm ra đời của Tạp chí Tia Sáng, do Ban biên tập tạp chí tập hợp các bài viết và biên soạn thành.</p>

<p>Ba mươi năm trước, Tạp chí Tia Sáng đã ra đời, phát triển và từng bước trở thành một diễn đàn uy tín của giới trí thức, nơi nhiều học giả và nhà khoa học cất lên những tiếng nói đa chiều và phong phú trên nhiều lĩnh vực với cùng chung mục đích là cống hiến cho công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Một trong những nội dung xuyên suốt và trọng tâm thường xuyên được các nhà trí thức đề cập là hướng tới xây dựng một nền khoa học hiện đại, bởi đây chính là điều kiện tiên quyết cho tương lai văn minh và thịnh vượng của mọi quốc gia.</p>

<p>Đối với thế hệ các nhà trí thức từng trải qua những thập kỷ nền khoa học trong nước bị giới hạn do điều kiện khách quan khắc nghiệt là chiến tranh, đói nghèo, thiếu thốn và bị cô lập, khát vọng của họ về một nền khoa học mạnh càng trở nên mãnh liệt trong bối cảnh đất nước chuyển mình mạnh mẽ theo xu hướng Đổi mới. Tuy nhiên, trên hành trình phát triển, nền khoa học Việt Nam non trẻ đứng trước vô vàn thách thức, không chỉ về nhân lực và điều kiện vật chất mà cả những hạn chế trong nhận thức của số đông, trong đó có cả các nhà quản lý.</p>

<p>Trong bối cảnh đó, những bài viết trên Tia Sáng với tất cả sự khách quan và khiêm nhường nhưng cũng đầy quyết liệt và dũng cảm, từ các tác giả là những nhà trí thức, học giả, nhà khoa học giàu uy tín trong nước và quốc tế, đã không ngừng bồi đắp và tác động vào nhận thức của cộng đồng về ý nghĩa, vai trò và các giá trị của khoa học, đồng thời không ngừng đưa ra những đề xuất và góp ý nhằm đẩy mạnh quá trình đổi mới trong quản lý khoa học mà đặc biệt quan trọng là ý thức hội nhập, tiếp cận các chuẩn mực quốc tế. Những nỗ lực bền bỉ đó phần nào đã được đền đáp, nhiều ý kiến đã được ghi nhận, mang lại một số chuyển biến rõ rệt trong nhận thức và thực tiễn chính sách, điển hình như việc khuyến khích và thúc đẩy công bố quốc tế trong các lĩnh vực khoa học cơ bản, việc hình thành cơ chế quản lý quỹ trong khoa học, hay sự ra đời các sự kiện và giải thưởng nhằm nâng cao vị thế của các nhà khoa học.</p>

<p>Tuy nhiên, sau chặng đường ba mươi năm, thế hệ các nhà trí thức, nhà khoa học đầu tiên gắn bó với Tia Sáng đã dần mai một, nhiều gương mặt đáng kính và gần gũi như Nguyễn Văn Chiển, Hoàng Tụy, Phan Đình Diệu… nay đã không còn. Họ để lại những tâm nguyện vẫn còn dang dở khi con đường phát triển và đổi mới để xây dựng một nền khoa học mạnh cho đất nước vẫn còn cả chặng dài phía trước. Ngày nay, số đông các nhà khoa học vẫn đang phải chật vật xoay xở để mưu sinh và sống với nghề; cơ chế quản lý khoa học vẫn tạo nên những gánh nặng, rào cản và sự thiếu hiệu quả; vấn đề tự trị khoa học theo thông lệ quốc tế còn xa vời với nhiều tổ chức nghiên cứu; các giá trị cốt lõi về văn hóa và đạo đức khoa học chưa trở thành chuẩn mực và chưa phổ biến trong cộng đồng.</p>

<p>Nhân dịp ba mươi năm ra đời Tạp chí Tia Sáng, Ban biên tập đã tập hợp các bài viết và biên soạn thành một số cuốn sách, trong đó cuốn đầu tiên mang tên “Trên đường đến những chuẩn mực khoa học”. Cuốn sách này ra đời không ngoài mong muốn là để độc giả hiểu hơn về khát vọng của một thế hệ các nhà khoa học đi trước, đồng thời tri ân những cống hiến không mệt mỏi của họ vì sự phát triển của nền khoa học nước nhà.</p>

<p>Cuốn sách đầu tiên này cũng là sự gửi gắm và khích lệ các nhà khoa học trẻ, trong đó có các cộng tác viên của Tia Sáng, với hi vọng họ sẽ kế thừa và xây dựng thành công một nền khoa học phát triển toàn diện, mang lại những giá trị tốt đẹp cho sự nghiệp khoa học cùng những cống hiến xứng đáng cho đất nước.”</p>

<p>Cấu trúc sách được chia làm ba phần:</p>

<p>Phần một: Những bàn luận về những đặc điểm, giá trị cơ bản của khoa học, những ngộ nhận thường gặp về khoa học.</p>

<p>Phần hai: Ý kiến về những vấn đề trong công tác nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, bao trùm nhiều ngành khoa học cũng như công tác chính sách đãi ngộ cho khoa học.</p>

<p>Phần ba: là những mối liên hệ giữa khoa học và nghệ thuật.</p>

<p>TRÍCH ĐOẠN HAY</p>

<p>Ở nước ta khái niệm khoa học được sử dụng với hàm nghĩa nào? E rằng từ “khoa học” đang hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, khiến cho nội hàm của nó đôi khi trở nên khác biệt với cách hiểu chung trên thế giới. Dường như một công việc có kỹ năng chuyên môn cũng được gọi là khoa học, một số hiện tượng nào được quan sát thấy cũng là khoa học. Khoa học đôi khi còn được đồng nghĩa với chân lý, một khi được phát hiện ra rồi thì mãi mãi đúng. Lầm lẫn phổ biến là đánh đồng khoa học với công nghệ, người ta thường không coi trọng giá trị nhận thức chân lý trong khoa học mà chỉ coi trọng giá trị lợi dụng cho các mục tiêu trước mắt. Một số người muốn tôn vinh các danh nhân khoa học giống như tôn vinh các thánh nhân “tiên tri tiên giác”, một nhà khoa học nổi tiếng dường như có thẩm quyền phán truyền đủ mọi thứ. Đôi khi họ còn đánh đồng các bài báo phát biểu ý kiến trên phương tiện thông tin đại chúng với các công trình nghiên cứu công bố trên tạp chí chuyên môn. Vinh quang của khoa học khiến một bộ phận cũng muốn xưng danh là nhà khoa học, các bằng cấp và chức danh khoa học trở thành thứ có thể mua bán được. Cách hiểu mơ hồ về khoa học cùng với sự ham muốn danh vọng làm méo mó cái paradigm kết nối những người hoạt động nghiên cứu khoa học ở nước ta, khiến cho cái paradigm ấy đang càng ngày càng xa cách với cái paradigm chung của các nhà khoa học ở trên thế giới.</p>

<p>CÂU QUOTE HAY</p>

<p>“Khoa học đã trở thành một mỹ từ được mọi người ưa chuộng. Khi người ta bảo một cái gì mang tính khoa học thì giống như dán cho cái đó một nhãn hiệu đảm bảo chất lượng. Thế nhưng có tiêu chí nào giúp ta phân biệt được cái gì là khoa học và cái gì là không khoa học hay không? Trả lời câu hỏi này lại chẳng đơn giản chút nào.”</p>

<p>– GS. Nguyễn Văn Trọng</p>

<p>“‘Trật tự hài hòa’, ‘Tính đơn giản’, ‘Sự nhất quán’, ‘Ma lực’. Đó là tất cả những gì để định nghĩa ‘cái đẹp’ trong khoa học.”</p>

<p>– GS. Trịnh Xuân Thuận</p>

<p>“Việc kết hợp giữa khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, và khoa học xã hội và nhân văn sẽ được thực hiện theo nhu cầu tự nhiên khi toàn bộ hoạt động khoa học được đẩy mạnh, có một môi trường thuận lợi cho tự do tư tưởng, tự do suy nghĩ và sáng tạo, có nhiều người làm khoa học có tầm mắt vươn ra ngoài địa hạt chuyên môn chật hẹp của mình.”</p>

<p>– GS. Phan Đình Diệu</p>

làm mẹ với tâm phật - cùng con đến trường

làm mẹ với tâm phật - cùng con đến trường

<p>Những năm đầu con đi học có thể là khoảng thời gian tuyệt vời nhất cho nhiều bậc phụ huynh: Họ không phải chăm bẵm con nhiều như khi con còn chập chững; họ cũng chưa cần nghĩ tới khoảng thời gian “nổi loạn” khi các con bước vào tuổi dậy thì. Tuy nhiên, trong giai đoạn bắt đầu đi học của trẻ, những người mẹ vẫn còn có nhiều mối bận tâm khác.</p>

<p>Những người mẹ có thể lo lắng về sự thích nghi của trẻ trong môi trường mới. Họ cũng phải xem xét đến việc quản lý, sử dụng thời gian của bản thân như thế nào cho phù hợp với thời gian biểu của con. Rồi họ cũng gặp phải thử thách trong mối quan hệ với các hội phụ huynh, với những người cha người mẹ khác. Kể cả những lần con đặt ra các câu hỏi hóc búa về cuộc sống, họ cũng phải suy nghĩ, cố gắng đưa ra câu trả lời thỏa đáng, phù hợp với trẻ…</p>

<p>Những mối bận tâm đó dần có thể khiến những người mẹ bước vào một vòng lẩn quẩn của cảm xúc, cảm thấy tội lỗi, trở nên giận dữ… Và nếu những mối bận tâm đó cứ ngày một dồn lại, thì dần dần những người mẹ sẽ mất đi cảm giác hạnh phúc.</p>

<p>Làm mẹ với tâm Phật: Cùng con tới trường là cuốn sách sẽ giúp những người mẹ có con đang tuổi đến trường bỏ qua những cảm xúc tiêu cực và tìm thấy sự bình yên và hạnh phúc. Cuốn sách được viết dựa trên những trải nghiệm của tác giả Napthali từ cuộc sống gia đình của bà – một gia đình với hai cậu nhóc. Cuốn sách sẽ tập trung đến các nhu cầu của một người mẹ; giúp họ nhìn ra định hướng trong việc nuôi dạy con, cũng như tìm thấy sự mãn nguyện.</p>

<p>Cuốn sách sẽ đề cập đến những giáo lý, góc nhìn Phật giáo, lời giảng của Đức Phật; rồi từ đó chỉ ra những cách tiếp cận thiết thực, hữu ích cho các bà mẹ khi họ phải đối mặt với các vấn đề của con trẻ, cũng như trong cuộc sống. Những người mẹ sẽ hiều những lợi ích của việc an trú trong hiện tại, cảm nhận trọn vẹn từng khoảnh khắc – họ không còn quá buồn khổ, lo lắng cho quá khứ và tương lai. Họ sẽ trở nên tự do, và tận hưởng hạnh phúc lâu dài.</p>

<p>MỤC LỤC:</p>

<p>Lời nói đầu</p>

<p>Chương 1: Áp lực</p>

<p>Chương 2: Cân bằng</p>

<p>Chương 3: Sự buồn chán</p>

<p>Chương 4: Lý giải</p>

<p>Chương 5: Hòa nhập xã hội</p>

<p>Chương 6: Lan tỏa</p>

<p>Chương 7: Sợ hãi</p>

<p>Chương 8: Bản ngã</p>

<p>Chương 9: Khuôn phép</p>

<p>Chương 10: Hạnh phúc</p>

<p>Tôi có một ý tưởng thế này</p>

<p>Phụ lục: Mười bốn giới Tiếp Hiện của Thầy Thích Nhất Hạnh</p>

<p>TRÍCH ĐOẠN HAY:</p>

<p>CÂN BẰNG</p>

<p>Tại sao con người ta đều cảm thấy khó khăn mỗi khi muốn điều hòa cuộc sống của mình? Cuộc đời lắm gian truân khổ ải, vậy ta phải làm gì? Ta luôn tìm cách an ủi bản thân bằng việc trốn tránh ở nơi tận cùng của một phổ tư tưởng, trói buộc cuộc đời ta dưới cái bóng của một “chủ nghĩa” nào đó, như một số người chọn theo chủ nghĩa khoái lạc, chạy theo những thú vui tiêu khiển và lẩn trốn nỗi khổ đau; số khác thì lại chạy theo tư tưởng “tham công tiếc việc”. Suy cho cùng, chúng ta đều được quyền chọn lựa một lý tưởng sống cho mình, như chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa tự tôn, chủ nghĩa độc tửu (hay còn gọi là chứng nghiện rượu), chủ nghĩa cơ yếu (là chủ nghĩa yêu cầu đặt niềm tin tuyệt đối vào một tôn giáo, đức tin) hay thậm chí là chủ nghĩa hoàn hảo.</p>

<p>Trên thế gian muôn trùng thái cực này, cuộc sống gia đình cũng không phải là điều ngoại lệ. Mặc dù thế hệ của chúng ta thường bị coi là “thế hệ phụ huynh bảo thủ”, thường giữ vững những quan điểm, lập trường chắc chắn và cứng nhắc về việc làm phụ huynh tốt là như thế nào, nhưng sự bảo thủ trong cách ta nuôi dạy con cái cũng chẳng giúp chúng ta tìm lại được sự bình thản, hạnh phúc hay nội tâm thanh tịnh nào. Với những bà mẹ ngày nay, họ đều đang phải chịu những loại áp lực chưa từng có trước đây, ví dụ như việc làm sao để trở thành một người mẹ tốt, những thứ áp lực phi thực tế và có thể gây ra hậu quả khôn lường, khiến người mẹ đánh mất lòng từ bi với chính bản thân. Ita Buttrose và Penny Adams đã miêu tả trong cuốn Mặc cảm người mẹ của họ như sau: “Những bà mẹ hiện đại thời nay đang phải chịu một cuộc khủng hoảng mặc cảm lớn, nó khủng khiếp vô cùng và đặc biệt chỉ những người nắm giữ thiên chức làm mẹ mới có – mặc cảm người mẹ!”</p>

<p>Đức Phật cũng không yêu thích gì chủ nghĩa cực đoan, chính vì vậy Ngài đã dạy chúng ta Trung đạo. Trước khi đắc đạo trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm đã từng được sống trong nhung lụa sau những bức tường hoàng cung kiên cố mà phụ vương của Ngài xây nên nhằm bảo vệ thái tử trẻ tuổi khỏi muôn sự đau khổ ngoài kia. Và đến khi được ra ngoài, thái tử đã chứng được nỗi đau của vòng luân hồi sinh lão bệnh tử mà chúng sinh đang phải chịu đựng. Tâm trạng u sầu, Ngài quyết ra đi tìm con đường giải thoát cho muôn vật khỏi dukkha, hay còn gọi là khổ – cái mà chúng ta hiểu là nỗi thống khổ, áp lực hay bất cứ tên gọi nào khác của sự bất mãn. Tất Đạt Đa đã dành ra sáu năm cuộc đời mình để sống với những nhà tu khổ hạnh khác, Ngài từ bỏ mọi sự sung sướng, điều mà hầu hết những nhà tu hành đều làm vào thời ấy. Sau cùng, Ngài nhận ra dù có làm vậy cũng không thể giải phóng Ngài khỏi vòng xoay luân hồi của nỗi thống khổ.</p>

<p>Vào thời điểm ấy, Ngài đã khám phá ra được rằng lối sống xa hoa vui thú mà Ngài có khi còn sống ở hoàng cung sẽ không bao giờ có thể chấm dứt khổ đau, và dù có tự hành xác khổ hạnh cũng không làm nỗi khổ kết thúc. Trong bài giảng đầu tiên của Đức Phật ngay sau khi giác ngộ, trước cả khi Ngài giảng dạy những bài kinh cốt lõi, Đức Phật đã gọi phương pháp của mình là Trung đạo, tức là tránh xa hai thái cực: đam mê trụy lạc và tự hành xác.</p>

<p>Dựa theo những hiểu biết của chính chúng ta về khổ, chúng ta bắt đầu tìm kiếm Trung đạo của chính chúng ta, một con đường đi giữa hai trạng thái phớt lờ sự bất mãn và ghét bỏ sự khốn khó. Trung đạo là cách ta quan sát những thứ cảm xúc ấy với lòng tò mò và một tâm hồn rộng mở. Nó đòi hỏi con người ta phải đối mặt trực diện với những sự việc xảy đến trong cuộc sống mà không cần phải núp bóng dưới một tư tưởng sống cực đoan nào, hay phải mượn những cơn nghiện ngập, những nỗi ám ảnh hoặc bất kỳ cách nào khác mà ta có thể nghĩ ra để trốn tránh sự khổ đau. Suy cho cùng, liệu chúng ta có nhận ra tất cả những phương pháp bản thân thường làm để lẩn trốn khỏi khổ đau lại khiến mình khổ thêm hay không?</p>

<p>Bài giảng của Đức Phật đều là những điều căn bản: Ngài dạy ta rằng để có thể chấm dứt khổ đau, ta không được dồn nén hay phớt lờ nó, mà hãy dành thời gian để làm quen với nó, tìm hiểu xem dấu hiệu của nó là gì và điều gì đã tạo nên nó. Và đây chính là một trong Bốn Sự Thật Cao Quý: Đời là bể khổ, thấu được nỗi thống khổ mới có thể giác ngộ. Điều này có nghĩa là ta chịu đựng gian khổ, cho dù chỉ là sự bức bối nhẹ trong lòng hay là nỗi buồn thấu tâm can, ta cần phải quan sát những cảm xúc, trải nghiệm ấy thật kỹ để có thể hiểu chính xác nó là gì. Việc này có thể mâu thuẫn với lẽ thường, sao ta có thể làm giảm sự đau khổ trong đời mình chỉ bằng cách quan sát nó chứ? Chúng ta phải làm bản thân sao nhãng mỗi khi gặp chuyện đau buồn mới phải chứ? Ấy vậy mà khi ta nghiên cứu về khổ, ta lại ngộ ra rằng mọi sự khổ đau trong đời ta đều không phải đến từ những biến cố, mà đến từ chính trong thâm tâm ta, khi ta cố gắng ngăn chặn hoặc chối bỏ nỗi khổ ấy, và cả khi ta tự lừa dối bản thân với những câu chuyện tự thêu dệt về nỗi khổ đau trong mình.</p>

<p>Đó là một buổi chiều bình thường như mọi ngày ở nhà tôi, tôi giục Zac đi làm bài tập về nhà ba lần liên tục rồi mà thằng bé vẫn ngồi đó đập bóng lên tường nhà, nhưng ít nhất thì nó và đứa em cũng đã ngưng cãi nhau về việc đứa em lén sử dụng máy tính không xin phép. Bây giờ muốn kéo Alex khỏi chiếc máy tính mà nó đang xem YouTube sẽ tốn rất nhiều thời gian, trong khi tôi còn đang bận chuẩn bị bữa tối. Lúc này, cơ thể tôi đã mệt mỏi quá sức do thiếu ngủ, cảm giác như sẽ bùng cháy bất cứ lúc nào, nhưng thực ra đó lại là lúc thích hợp nhất để tìm hiểu về nỗi khổ trong tôi, không cần phải ngồi trên bồ đoàn, tất cả những gì tôi cần làm chỉ là liên tục thái thức ăn mà thôi.</p>

<p>Tâm trí tôi ngừng lại một lúc, bản thân biết rằng dù mình có bận đến cỡ nào thì tôi vẫn có thể dừng việc suy tư lại khoảng 20 giây để hít thở và tập trung tâm trí vào toàn thân mình ngay lúc bấy giờ. Rồi tôi nhận ra sự căng thẳng đang có mặt ở khắp nơi trên thân thể mình: Những lần thở dài thườn thượt, những lần tôi nghiến răng, những thớ cơ vai và lưng đang căng như dây đàn. Lúc ấy, tôi thả lỏng và tìm hiểu sâu vào nỗi khổ của mình, cuối cùng, tôi nhận ra những suy nghĩ của mình: Mình không nên như vậy, đừng có cáu giận nữa, ước gì mình có thể sống sung sướng mà không lo lắng về những cảm xúc này… Đây chính là sự ác cảm, là sự nỗ lực cố dồn ép cảm xúc của bản thân tôi và chính nó đã góp phần tạo nên sự căng thẳng của tôi.</p>

<p>Rồi nhiều suy nghĩ khác cũng xuất hiện: Khi nào mấy đứa nhỏ mới biết cách chịu trách nhiệm cho hành động của chúng nó đây? Tại sao ngày nào mình cũng phải chịu đựng những chuyện như thế này chứ? Nhưng khi tâm can tôi đã thức tỉnh, tôi có thể chỉ cần để những suy nghĩ ấy trôi qua mà không cần khiến bản thân bị ảnh hưởng bởi chúng, hay khiến cảm xúc mình bị lệ thuộc vào chúng. Chẳng có nghĩa lý gì để phải tin vào những suy nghĩ này cả mặc dù chúng đang phản ánh đúng thực tại xung quanh tôi. Tôi chỉ cần cố gắng sống cùng với những cảm xúc của mình mà không cần phải động chạm đến chúng, đơn giản chỉ cần đón nhận tất cả với tâm trí rộng mở và tấm lòng hiếu kỳ. Vì những xúc cảm này là một phần của cuộc sống, tôi chấp nhận việc chúng đến và đi như gió thoảng qua, tôi tập trung tâm trí mình, lấy lòng từ bi không phán xét làm gốc. Và cách mà tôi sống hòa hợp với cảm xúc của mình dần dần chuyển hóa chúng.</p>

<p>Nếu tu tập chánh niệm đủ lâu, ta có thể sẽ quen với những lối suy nghĩ của bản thân, những thói quen phản ứng lại với biến cố đã góp phần kéo dài sự khổ đau. Lối suy nghĩ thường tùy thuộc vào chính con người nội tại của ta, lối suy nghĩ ấy có thể bao gồm phần lớn là sự tự ti, khổ nhục hoặc cả sự cứng nhắc giống như tôi đây. Ngoài ra còn tồn tại một số lối suy nghĩ cực đoan, như tự ghê tởm bản thân hoặc thích đổ lỗi cho kẻ khác mà không xem xét lại trách nhiệm của bản thân. Đức Phật dạy rằng khi nào ta nhận ra tất cả những nỗi khổ mà ta có đều do chính mình tạo ra, ta sẽ rũ bỏ được tất cả những mối phiền lòng tạo ra nó. Ta sẽ có thể từ bỏ được những thái cực hay cả những chủ nghĩa sống độc hại, ta sẽ có thể đi theo được Trung đạo.</p>

<p>Đối với các bà mẹ, Trung đạo là một giải pháp hữu hiệu cho mọi vấn đề. Hành trình làm mẹ thường đòi hỏi chúng ta phải tránh mọi thái cực: Ta sẽ càng gặp nhiều rắc rối nếu ta quá cứng nhắc hoặc nếu ta sống quá buông thả. Tương tự, các con ta sẽ trở nên hư hỏng, nếu ta bỏ mặc chúng hoặc nếu ta theo sát chúng quá đà. Vì vậy, ta cần phải tìm cách cân bằng giữa việc để các con tiếp xúc với thế giới bên ngoài và bao bọc chúng tránh khỏi xã hội ngoài kia. Ta phải giúp các con cảm thấy vui vẻ thoải mái và đồng thời khuyến khích các con, nhưng không phải lúc nào cũng nên làm thế, có thể ta luôn nhẹ nhàng và dịu dàng với các con nhưng không phải dịu nhẹ ngay cả trong những lúc ta cần nghiêm khắc và kiên định.</p>

<p>Nhiệm vụ của một người mẹ là luôn luôn tìm ra con đường cân bằng giữa mọi sự, giữa muôn vàn vấn đề xuất hiện, xoay vần chúng ta rồi biến mất, rồi lại một tràng những biến cố khác chuẩn bị xảy ra. Với bất kỳ vấn đề nào mà ta phải đối mặt, ta luôn tìm kiếm điểm cân bằng ẩn sâu trong đó và một khi tìm được, ta cần chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi nó để tạo cơ hội cho các yếu tố khác thay đổi. Ta đang sống trong cõi vô thường với đầy những thăng trầm, thế giới ngoài kia sẽ liên tục thay đổi, vì vậy ta cần giữ cho tâm ta luôn thanh tịnh và bất biến trước mọi sự xoay vần.</p>

<p>Dù bất cứ vấn đề nào xuất hiện, giả dụ như việc các con ta cần sự chú ý của mẹ, hay ta cần giao lưu với hàng xóm thường xuyên hơn, ta sẽ luôn tìm được câu trả lời nằm trong sự cân bằng mà ta tạo nên. Ví dụ, tôi từng băn khoăn rằng, với các con tôi – những cậu con trai hiếu động sẽ dành nửa ngày để chơi cùng một chiếc hộp kia, thì tôi nên để cho chúng xem tivi trong bao lâu là đủ. Và tôi đã tìm ra câu trả lời cho mình, nằm ngay trong cuốn sách Tại sao tivi lại tốt cho trẻ? của Catherine Lumby và Duncan Fine, hai chuyên gia truyền thông và đồng thời cũng là những bậc phụ huynh:</p>

<p>Sự cân bằng chính là chìa khóa để giúp những đứa trẻ có tài ở nhiều lĩnh vực khác nhau được phát triển toàn diện. Giống với các hoạt động thông thường khác, việc xem tivi của trẻ cũng nên được đặt dưới sự giám sát của người lớn, ta cần đặt giới hạn sao cho phù hợp với độ tuổi của trẻ, để trẻ vẫn có thời gian làm những việc khác. </p>

<p>Thật vậy, rất khó để có thể tưởng tượng ra việc ta sẽ giáo dục con trẻ như thế nào nếu sự cân bằng không được đặt làm giá trị cốt lõi, hay thậm chí cả việc ta dành sự chú ý của mình cho các con nhiều từng nào cũng vậy</p>

làm mẹ với tâm phật - cùng con khôn lớn

làm mẹ với tâm phật - cùng con khôn lớn

<p>Khi con mới sinh, những người mẹ chịu nhiều áp lực – họ phải cho con bú, thay bỉm cho con, hay bế con nữa. Lúc đó, họ có thể ước thời gian trôi qua thật mau. Theo năm tháng, những đứa con có thể tự chơi, tự tranh luận với những đứa trẻ khác; những người mẹ có thêm nhiều thời gian hơn cho bản thân. Nhưng đó cũng là lúc họ có một nỗi e sợ rằng, thời gian dường như đang trôi quá nhanh.</p>

<p>Những người mẹ cũng đặt ra nhiều câu hỏi cho chính mình: Con mình sẽ lớn lên thành người như thế nào? Tôi hạnh phúc vì điều gì? Tôi đang đi đâu? Những nghi vấn đó nảy sinh khi họ có cơ hội sống chậm lại, thư thái hơn so với giai đoạn con mới sinh. Một người mẹ có thể đặt đứa con làm trung tâm để trả lời cho mọi câu hỏi họ tự đặt ra. Tuy vậy, mỗi câu trả lời cho từng câu hỏi này đều thay đổi theo thời gian, theo hoàn cảnh, và theo những đứa con của họ.</p>

<p>Theo những Phật tử, các nhà tâm lý học, triết gia, học giả thì điều quan trọng nhất một người mẹ nên làm là đảm bảo cách sống bản thân phù hợp với cái đích cuối cùng mà họ hướng đến. Những người mẹ cần học cách giữ cho tâm trí luôn cởi mở và tò mò trước mọi phương án khả thi. Như các Phật tử thường làm, họ luôn trau dồi tinh thần học hỏi, thay vì giả định mình đã khôn ngoan.</p>

<p>Tác giả Sarah Napthali đã tập hợp kinh nghiệm của bản thân cũng như của những bà mẹ khác, và truyền cảm hứng về việc những giáo lý đạo Phật có thể đi vào cuộc sống của một người mẹ như thế nào vào cuốn sách “Làm mẹ với tâm Phật – cùng con khôn lớn”. Phật giáo có thể giúp những người mẹ sống trong trạng thái tiếp thu, học hỏi, và trở nên hạnh phúc hơn mỗi ngày.</p>

<p>MỤC LỤC:</p>

<p>Lời nói đầu</p>

<p>Chương 1: Mình đang ở đâu thế này?</p>

<p>Chương 2: Tôi đang đi đâu?</p>

<p>Chương 3: Tôi là ai?</p>

<p>Chương 4: Con ta là ai?</p>

<p>Chương 5: Có vậy thôi sao?</p>

<p>Chương 6: Khoảnh khắc này đòi hỏi ở tôi điều gì?</p>

<p>Chương 7: Ta có thể làm gì với tất cả công việc nhà?</p>

<p>Chương 8: Liệu ta có thể thay đổi không?</p>

<p>Chương 9: Làm sao tôi hết tiêu cực được đây?</p>

<p>Chương 10: Làm sao tôi có thể trở thành phiên bản tốt nhất?</p>

<p>Kết luận</p>

<p>Phụ lục: Giáo lý về tính Không</p>

<p>TRÍCH ĐOẠN SÁCH:</p>

<p>Con ta là ai?</p>

<p>Việc ta tìm hiểu bản chất con người thật của chính các con mình khiến ta phải thừa nhận một thực tế rằng: ngay cả ta cũng chẳng rõ hoàn toàn con người của chúng, hay cả việc chúng đang phát triển theo hướng nào. Điều thực tế duy nhất ở đây chỉ có thể là việc ta giơ tay xin hàng trước những điều chưa rõ đó mà thôi. Chúng ta thường hay khẳng định là mình đã hiểu rõ con người của từng thành viên trong gia đình cũng như bạn bè ta. Nhưng lại chối từ việc thừa nhận rằng mỗi chúng sinh đều ẩn chứa những điều bí ẩn mà có thể giúp ta nhìn nhận hành vi của họ với một tâm hồn rộng mở hơn, như thể ta sẽ tin tưởng vào họ hơn mặc dù trong lòng ta vẫn còn những hoài nghi.</p>

<p>Ta hẳn sẽ nhiều lần bắt gặp bản thân đang ngồi miêu tả lại tính cách của các con cho người khác nghe, có thể là ngồi so sánh tính nết hai anh chị em với nhau hoặc với bạn của chúng chẳng hạn. Ta có thể sẽ đưa ra những nhận định rằng đứa này thì hòa đồng, đứa kia thì im thít rụt rè, đứa này thì mộng mơ hoài bão còn đứa kia hay phá bĩnh xóm làng. Mặc dù các bà mẹ có vẻ thích đi kể về tính nết các con cho người khác nghe, nhưng điều đó cũng chẳng thể giúp ta giải mã được bí ẩn con người nội tâm của các con mình là ai. Một chướng ngại thường hay bị các bậc phụ huynh lãng quên khi nuôi dạy con chính là việc nhìn nhận các con một cách rõ ràng mà không bám chấp lấy những quan điểm của mình. Điều đó cũng đồng thời giúp ta nhận thức được rằng những hy vọng, những nỗi sợ và kỳ vọng đang bóp méo quan điểm suy nghĩ của chính mình như thế nào.</p>

<p>CÁC CON KHÔNG ĐẶC BIỆT THUỘC VỀ RIÊNG TA </p>

<p>Có nhiều người trong số chúng ta hồi nhỏ đã phải sống xa gia đình và học cách tự mình làm những công việc nặng nhọc, vậy nên chúng ta đã tự phát triển một thói quen nhìn nhận bản thân mình như một trong hai, nếu không phải là duy nhất, người dưỡng dục các con. Dẫu vậy, người châu Phi có một câu ngạn ngữ rằng cả làng mới nuôi nổi một đứa trẻ, câu ngạn ngữ này càng ngày càng được người ta dần công nhận. Các nhà tâm lý học trẻ em đang khuyến khích các bậc phụ huynh phải phát triển những mối quan hệ của họ với những người trưởng thành khác, dù là bạn bè hay người thân, nhất là những người quan tâm đến con em chúng ta. Đây cũng là một cách để tu tập vô chấp trước con cái: Bằng cách nhìn nhận tụi nhỏ không hoàn toàn nằm trong sự sở hữu của ta. Sau cùng, trong phần lớn lịch sử phát triển của loài người, trẻ con luôn được nuôi dạy bởi rất nhiều người quan tâm đến chúng chứ không phải chỉ có một hai người.</p>

<p>Việc chia sẻ trọng trách nuôi dạy con với những người khác thực chất cũng là một phương pháp hữu hiệu bảo đảm cho sự phát triển của trẻ. Nếu các con ta lỡ có ngày gia nhập vào một hội bạn tuổi vị thành niên có tư tưởng tách mình với cha mẹ chỉ để có được quyền tự quyết thì ít nhất xung quanh tụi nhỏ vẫn còn nhiều người khác cho chúng dựa vào. Và như chúng ta đã được biết, đối tượng trẻ vị thành niên có nguy cơ sa đà hư hỏng nhất lại chính là những đứa sống tách mình, không có sự kết nối với cha mẹ.</p>

<p>Vì gia đình họ nội hiện đang sống tại Ba Lan, chỉ có một người bạn duy nhất thực sự yêu quý hai đứa con tôi là vợ cũ của Marek, người phụ nữ cùng anh sang đất Úc khi mới 20 tuổi. Cô ấy vô cùng yêu quý hai đứa nhóc và lúc nào cũng đối xử tốt bụng, hào phóng với tụi nhỏ. Rất nhiều người bạn của tôi cũng kinh ngạc khi biết tôi “công nhận” mối quan hệ này, nhưng dù mọi người có thuyết phục tôi đến đâu thì đúng là chỉ có điên mới cấm cản. Và thực sự đối với tụi nhỏ, cô ấy là một người dì đến từ Ba Lan cực kỳ yêu quý các cháu, có khi là bạn chí cốt của chúng nó luôn cũng được nữa.</p>

<p>Việc chia sẻ trách nhiệm săn sóc tụi nhỏ có thể đồng nghĩa với việc cho phép những người khác giúp ta chấn chỉnh lại tụi nhóc những khi tụi nhóc không nghe lời. Và tôi đã thử ngay ý tưởng này với bạn bè và người thân của tôi, tất cả những người mà tôi đồng ý cho họ được “chấn chỉnh và dạy bảo” đứa út Alex mỗi khi cháu nó hư. Như hầu hết chúng ta đều đã được nghiệm qua, mấy đứa nhóc hầu như sẽ ngoan ngoãn nghe lời hơn nếu như người nhắc nhở chúng nó là một người không Phải Là mẹ của chúng. Nếu chúng ta trở nên ám ảnh quá mức với các con mình, cố gắng nắm chặt lấy vai trò nuôi dạy chúng, hẳn ta sẽ coi những lời nhắc nhở của những người khác như những lời công kích cá nhân, và từ đó lại quên đi việc cảm ơn sự giúp đỡ của họ. Một số người sẽ hỏi rằng, ngộ nhỡ những lời nhắc nhở đó là những lời công kích cá nhân thì sao? Thì cứ cảm ơn họ thôi. Đó cũng là một cách tu tập theo lời khuyên của một vị tăng mà tôi quen; vị tăng nhắc tôi rằng, khi ta phải đối phó với những kẻ khó tính, hãy cứ “giết họ bằng lòng tốt của ta”.</p>

<p>Lũ trẻ không đặc biệt thuộc về bất kỳ ai cả, và sự thật đó dấy lên một câu hỏi rằng nếu vậy thì vai trò của ta sẽ là gì. Điều quan trọng là ta sẽ phải biết nắm bắt cơ hội để làm quen và kết nối với tụi nhỏ nhiều hơn − giống như cách làm thân với những đứa cháu trên với tư cách là những người cô, người dì. Là những người mẹ, ta hẳn sẽ cảm thấy biết ơn những người lớn khác đến nhường nào khi họ cũng trân quý con cái chúng ta như con cái họ.</p>

<p>Khi ta có thể san sẻ tình yêu thương của mình với nhiều đứa trẻ khác ngoài các con mình ra, ta đồng thời cũng đang tu tâm dưỡng tánh không chỉ với những đứa trẻ đó mà còn với cả người mẹ của chúng nữa. Ví như một người mẹ mà tôi đã có dịp được gặp, cô ấy đã bị mọi người xa lánh ghẻ lạnh bởi đứa con mới chập chững biết đi của cô hay đánh và cào cấu các bạn cùng trang lứa khác. Mặc dù vậy, vẫn có một bà mẹ khác ở trong hội phụ huynh của cô ấy yêu quý cậu bé, và thực sự đây là một niềm an ủi đối với người mẹ ấy. Việc ta kết nối với những đứa trẻ khác ngoài con cái mình sẽ tạo ra một cộng đồng đoàn kết, lành mạnh và đồng thời giúp chúng ta tu tập tâm buông xả, ban phát tình yêu của ta tới mọi chúng sinh đồng đều hơn.</p>

<p>Tâm buông xả là một trong Tứ Vô Lượng Tâm được Đức Phật dạy rằng đó chính là cánh cổng dẫn tới giác ngộ (trong đó bao gồm: từ, bi, hỷ và xả – tức là ta hòa chung niềm vui của những người khác). Đức Thế Tôn cũng miêu tả tâm buông xả tựa như “tâm vô chấp”, Ngài nói rằng: “Tâm vô chấp chính là cách ta nhìn tất thảy chúng sinh ngoài kia với sự rộng mở và công bằng.” Và kẻ thù “gần nhất” với tâm buông xả, hay còn gọi là một kiểu đặc tính dễ bị nhầm lẫn với tâm xả, chính là sự thờ ơ hay lãnh đạm với những người khác. Đối với những người mẹ, tâm xả có nghĩa rằng ta phải nhìn nhận ra được sự trân quý trong mỗi đứa trẻ không chỉ riêng con ta. Bản thân tôi đã tìm ra được một phương pháp hữu hiệu để tu tập tâm buông xả chính là trưng bày hết các ảnh chụp không chỉ của các con mà còn của cả những đứa trẻ khác nữa, hãy đặt chúng trong tủ kính hoặc trên kệ ở phòng khách đều được.</p>

<p>Tuy vậy, cám dỗ rằng ta phải tập trung vào con mình, tập trung vào những nhu cầu của con mình có thể khó cưỡng lạ thường. (Cho phép tôi xin một phút để phán xét những bà mẹ tuy là đến lớp để “giúp các cháu” nhưng lại chỉ tập trung quanh quẩn ở chỗ con của mình.) Và nếu ta cứ chỉ tập trung vào các con mình thôi thì có thể đến một giới hạn nào đó, những đứa trẻ khác sẽ trở nên vô hình trong mắt ta, hoặc ta chỉ đơn giản xem chúng như những sự vật khác mà thôi. Đồng thời, chúng cũng sẽ trở thành những sự vật đặt ra để con ta cạnh tranh cọ sát, những sự vật để con ta có thể tương tác cùng, hoặc không, hay là những “vật cản” đối với con ta. Trong cộng đồng phụ huynh của tôi, những người mẹ mà tôi thực sự rất kính trọng đều là những người hay làm những công việc tình nguyện khiêm tốn và có phần thầm lặng, sẵn sàng dạy kèm một-một cho các cháu trong trường. Những người mẹ ấy hẳn phải quan tâm sâu sắc đến nhu cầu chung của các bé trong trường chứ không chỉ một mình con của họ.</p>

bộ truyện cổ grim - tập 1

bộ truyện cổ grim - tập 1

<p>Từ lúc ra đời đến nay, tập truyện cổ do hai anh em Jacob và Wilhelm Grimm sưu tầm đã trở thành một trong những áng văn chương được đọc nhiều nhất và có tầm ảnh hưởng rộng rãi nhất trên thế giới. Bất cứ độc giả nào hẳn cũng đã từng hào hứng với cuộc phiêu lưu khó ngờ của những nhạc sĩ thành Bremen, với số phận của nàng công chúa em của sáu con thiên nga, hay nàng Bạch Tuyết trước những mưu toan của hoàng hậu độc ác. Bằng những con đường hồn nhiên nhưng không kém phần tinh tế, những nhân vật xinh đẹp hay xấu xí, ngu ngốc hay khôn ngoan, hiền hậu hay độc ác, giỏi giang hay bất tài, đã bắt rễ, trực tiếp hoặc gián tiếp, vào đời sống tinh thần của bao thế hệ độc giả, trở thành một thứ vườn ươm chẳng thể thay thế cho tâm hồn trẻ thơ lẫn độc giả trưởng thành.

Những truyện cổ tích trong tập truyện Grimm này, mỗi truyện là một dáng vẻ khác nhau, mang một nét hấp dẫn khác nhau. Hợp lại, chúng tạo thành một khu vườn nguyên sơ phong phú và muôn vẻ, tuy đã được tỉa tót cho gọn gàng hơn, nhưng dẫu sao vẫn còn rất rậm rạp và chẳng thiếu những góc khuất âm u. Và đã hơn hai thế kỷ trôi qua, khu vườn ấy vẫn còn nguyên vẹn cái quyền năng vẫy gọi người đọc bước vào và khám phá.</p>

tôi không thích ồn ào (tái bản 2021)

tôi không thích ồn ào (tái bản 2021)

<p>NHỮNG THỨ GIÁ TRỊ THÌ KHÔNG ỒN ÀO</p>

<p>Đại bàng một mình bay lượn trên những tầng mây, lũ gà thì kêu quang quác dưới mặt đất.</p>

<p>Những tờ tiền giấy nhẹ bẫng nhưng mua được nhiều thứ hơn đống tiền xu leng keng.</p>

<p>Những người giản dị và khiêm tốn tạo ra nhiều giá trị xã hội hơn những kẻ ba hoa.</p>

<p>Ồn ào là âm thanh của cuộc sống hiện đại tôn sùng vật chất và hư danh. Sống giữa ồn ào, con người khó mà tĩnh lặng. Khi tâm trí xao động, hỗn loạn, con người sẽ dễ dàng nổi nóng, đưa ra những quyết định sai lầm, dễ sinh bệnh tật, tự tổn thương chính mình.</p>

<p>Vậy thì, hãy tự cho bản thân những giây phút lặng yên để:</p>

<p>Hít sâu và thở chậm - để cảm nhận sự hiện diện của thực tại, để không lạc lối vì mải chạy theo những điều phù phiếm.</p>

<p>Đọc thật chậm và chiêm nghiệm những câu chữ đẹp đẽ - để có tư duy sâu sắc và sự đồng cảm đáng quý hơn khi chỉ đọc qua loa vài dòng status trên mạng.</p>

<p>Ôm lấy cơ thể và lắng nghe trái tim mình - để thấu hiểu và yêu thương bản thân nhiều hơn, để không bỏ mặc chính mình vì không biết “tôi là ai”.</p>

<p>Bởi vì:</p>

<p>Yên lặng là cách để chúng ta đi vào những điều sâu thẳm.</p>

<p>Tối giản là cách để chúng ta sống trọn vẹn nhất.</p>

<p>Từ hôm nay, vẫn với 24 giờ đó, hãy dành thời gian quý giá luyện tập câu thần chú “Tôi không thích ồn ào” - để trở thành một phiên bản an tĩnh hơn, giá trị hơn.</p>

thảm họa khí hậu - how to avoid a climate disaster

thảm họa khí hậu - how to avoid a climate disaster

<p>Thảm họa khí hậu: Chúng ta đã có gì và chúng ta phải làm gì để ứng phó? đề cập đến một vấn đề luôn nhức nhối, đó là biến đổi khí hậu.</p>

<p>Cuốn sách này chỉ ra rằng phát thải khí nhà kính chính là nguyên nhân gây ra sự nóng lên toàn cầu, và nếu chúng ta không làm gì, một thảm họa khí hậu sẽ là điều không thể tránh khỏi.</p>

<p>Nội dung thứ hai của cuốn sách là nêu ra phương hướng làm giảm khí thải nhà kính. Cụ thể là áp dụng các biện pháp kỹ thuật để làm giảm lượng phát thải, và thúc đẩy việc đưa các biện pháp này vào thực tiễn bằng cách làm giảm Chi phí Xanh – một thuật ngữ mà tác giả nhắc đến rất nhiều lần trong cuốn sách, nghĩa là chi phí chênh lệch giữa việc sử dụng phương thức cũ (ví dụ như sử dụng ô tô chạy xăng) với phương thức mới (ô tô chạy điện).</p>

<p>Bên cạnh đó tác giả cũng nhắc đến việc thích nghi với biến đổi khi hậu, tuy nhiên ông không đi quá sâu vì cho rằng biện pháp chính vẫn là giảm lượng phát thải khí nhà kính.</p>

<p>Nội dung cuối cùng của cuốn sách là về kế hoạch cụ thể để làm được những điều trên. Trong đó Bill Gates đề cập cụ thể đến vai trò của chính sách, tổ chức và cá nhân trong việc giảm phát thải.</p>

<p>Cuốn sách này hướng đến những người quan tâm đến biến đổi khí hậu, những nhà hoạt động trẻ và những người muốn chung tay vào giải quyết vấn đề này.</p>

<p>Với cuốn sách này, không những họ được truyền nhiệt huyết để giải quyết vấn đề, mà còn có cái nhìn rộng hơn, hiểu được rằng để giải quyết vấn đề khi hậu, chúng ta không thể chỉ dừng lại ở thay đổi nhận thức và hành vi ở mức độ cá nhân, mà còn phải tác động lớn đến khía cạnh kĩ thuật và chính sách.</p>

<p>Đa phần các cuốn sách khác trên thị trường đều tập trung vào thay đổi ý thức và hành vi của cá nhân. Cuốn sách này không phủ nhận điều ấy, nhưng tập trung vào quy mô rộng lớn hơn. Nó nhấn mạnh đến vai trò của chính phủ, các tổ chức tư nhân trong việc tìm kiếm và thúc đẩy các phương pháp về vả kĩ thuật lẫn chính sách.</p>

<p>Đánh giá của chuyên gia, tổ chức uy tín về cuốn sách cùng các giải thưởng :</p>

<p>“Cuốn sách này là lời giải thích toàn diện nhất về những động lục đang thúc đẩy chúng ta, những con người đang sống trên một hành tinh đang ấm dần; cách đo lường tác động của vô số nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh hoàng và khôn lường này; và cuối cùng là cách tìm kiếm những phương thức tiếp cận hiệu quả hơn để giải quyết từng nguyên nhân. Cuốn sách này chính là thứ gần nhất với cái có thể được gọi là một bản hướng dẫn cách xử trí với cuộc khủng hoảng về khí hậu.”</p>

<p>– Clinton Leaf, Fortune</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>“Khía cạnh mới mẻ nhất của cuốn sách này nằm ở sự kết hợp giữa cái nhìn thực tế đến lạnh lùng và sự lạc quan có cơ sở từ số liệu…</p>

<p>Xét cho cùng, cuốn sách này có tác dụng như một phần dẫn nhập về cách tái tổ chức nền kinh tế toàn cầu, nhằm tập trung sự đổi mới vào các vấn đề nguy cấp nhất của thế giới. Nó là lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng nếu loài người muốn thực sự nghiêm túc với việc giải quyết vấn đề, chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa để vận dụng một nguồn lực vô tận – đó chính là trí tuệ của chúng ta.”</p>

<p>– The Economist</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>“Bill Gates có kế hoạch để cứu lấy thế giới… Dù nhận thức được rằng thử thách này khó khăn, và rằng tất cả các mà cách chúng ta sản xuất, nuôi trồng, di chuyển, làm mát và giữ ấm đều cần phải thay đổi từ tận gốc rễ, Bill Gates vẫn lập luận rằng sự biến chuyển toàn diện này là khả thi, trong khi chúng ta vẫn có thể giữ lối sống ở các nước có thu nhập cao và tiếp tục đưa hàng tỉ người thoát khỏi nghèo đói.”</p>

<p>– Greg Williams, Wired</p>

<p>Trích đoạn sách hay:</p>

<p>“Có hai con số bạn cần biết về biến đổi khí hậu. Con số đầu tiên là 51.000.000.000. Con số còn lại là 0.</p>

<p>51.000.000.000 là số tấn khí thải gây hiệu ứng nhà kính mà thế giới trút vào bầu khí quyển mỗi năm. Mặc dù con số này có thể tăng hoặc giảm một chút qua các năm, nhưng nhìn chung, nó đang tăng lên. Đây là thực trạng hiện nay.</p>

<p>Còn 0 chính là mục tiêu chúng ta cần hướng tới. Để ngăn chặn tình trạng gia tăng nhiệt độ và tránh những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu (những tác động này sẽ thực sự tồi tệ), con người cần ngừng trút thêm khí nhà kính vào bầu khí quyển.”</p>

<p>“Chúng ta cần thúc đẩy thay đổi trên quy mô lớn bằng cách sử dụng tất cả các công cụ trong tầm tay, bao gồm các chính sách của chính phủ, công nghệ hiện tại, phát minh mới và khả năng của thị trường tư nhân để tăng khả năng tiếp cận [của giải pháp] đến một số lượng lớn người.”</p>

<p>Về tác giả:</p>

<p>Bill Gates là đồng chủ tịch của Quỹ Bill &amp; Melinda Gates và là người sáng lập tổ chức Breakthrough Energy (Năng lượng Đột phá). Vào năm 1975, Bill Gates thành lập Microsoft với Paul Allen và đưa công ty đến vị trí dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực phần mềm và dịch vụ dành cho cá nhân và doanh nghiệp. Vào năm 2008, ông dành toàn bộ tâm sức vào hoạt động của Quỹ Gates để đem đến cơ hội cho những con người yếu thế nhất trên toàn cầu.</p>

nghệ thuật kiêng khen tin tức - bí kíp sinh tồn thời kỹ thuật số

nghệ thuật kiêng khen tin tức - bí kíp sinh tồn thời kỹ thuật số

<p>Chúng ta đang sống trong thời đại ngập tràn tin tức. Nhờ những tiến bộ công nghệ, việc tiếp cận tin tức ngày nay chưa bao giờ dễ dàng đến thế. Thậm chí, con người hiện đại còn chẳng cần làm gì, tin tức sẽ tự tìm đến anh ta. Những tưởng trong một thế giới như vậy, khi mà mọi rào cản thông tin hầu như bị san bằng, khi mà mọi tin tức đều có thể truy cập chỉ bằng vài cú click chuột, thì con người sẽ trở nên khôn ngoan hơn và hạnh phúc hơn. Nhưng Rolf Dobelli lại không tin vào điều đó. Bằng những lập luận ngắn gọn nhưng sắc sảo, cùng một lối viết cuốn hút, ông vạch ra những tai hại của một nền truyền thông bị tha hóa, ở đó tôn chỉ truyền đạt thông tin và phát lộ sự thật đời sống đã bị xếp dưới những toan tính lợi nhuận tìm mọi cách lôi kéo sự chú ý, thậm chí là chi phối suy nghĩ của người đọc, bất chấp hậu quả. Không dừng lại ở việc chỉ mặt gọi tên mặt tối của truyền thông, Rolf Dobelli còn đề ra những giải pháp cho cả người đọc, để miễn nhiễm trước thông tin độc hại, lẫn cho truyền thông, để trở lại với những giá trị cốt lõi của mình. Cuốn sách này có thể coi là một kim chỉ nam cho con người trong một thời đại đổi thay nhanh hơn bao giờ hết.</p>

sách đục trổ thông minh - những từ vựng đầu đời của bé - my first words - sự tương phản - opposites

sách đục trổ thông minh - những từ vựng đầu đời của bé - my first words - sự tương phản - opposites

<p>LÀM GIÀU CÓ KHO TỪ VỰNG ĐẦU ĐỜI CHO BÉ BẰNG BỘ SÁCH TƯƠNG TÁC ĐỤC TRỔ THÔNG MINH</p>

<p>Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ từ 6 tháng tuổi đã có thể thấm dần ngôn ngữ từ việc lắng nghe và nhận biết. Trò chuyện, giao tiếp và đọc sách cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời chính là ba hoạt động giúp trí thông minh ngôn ngữ của trẻ phát triển hơn.</p>

<p>Bộ sách Đục trổ thông minh – Những từ vựng đầu đời của bé được biên soạn nhằm giúp các bé bước đầu làm quen với những từ vựng đầu đời. Với những hình ảnh minh họa đẹp mắt, phần từ vựng đơn giản và được viết to rõ ràng, bé sẽ được học về thế giới xung quanh, vừa gần gũi vừa ẩn chứa biết bao điều thú vị.</p>

<p>Điểm độc đáo nhất ở bộ sách này là những chi tiết đục trổ thông minh xuất hiện trong từng trang sách. Bé sẽ thấy bánh xe của chiếc ô tô của trang này sẽ là bánh của chiếc xe máy ở ngay trang sau. Cánh cửa của tàu ngầm cũng chính là ô cửa sổ của máy bay từ trang trước. Những chi tiết đục trổ giống như trò chơi tương tác giúp việc đọc sách của trẻ trở nên thú vị hơn bao giờ hết, đồng thời phát huy trí tưởng tượng, khả năng phán đoán và quan sát.</p>

<p>Đặc biệt những chi tiết đục trổ với màu sắc rực rỡ cũng tương ứng với các hình khối cơ bản như hình tròn, hình vuông, hình thang... giúp bé bước đầu làm quen với hình học và sự logic.</p>

<p>Bộ sách được in trên chất liệu giấy bìa cứng cáp được bo tròn các góc, khổ sách vuông vừa vặn với đôi tay bé, đảm bảo trong quá trình tương tác, bé có thể gặm nhấm, thậm chí quăng quật vẫn bền chắc.</p>

<p>Đây là một bộ sách song ngữ nên các từ mới đều được trình bày dưới cả hai ngôn ngữ Anh-Việt, kèm phiên âm và audio chuẩn giọng đọc từ người bản xứ giúp bố mẹ dễ dàng hướng dẫn con phát âm tiếng Anh từ khi còn nhỏ xíu.</p>

<p>Cùng với sách chuyển động thông minh đa ngữ Việt – Anh – Pháp, sách Âm thanh... sách Đục trổ thông minh là một trong những bộ sách đầu đời giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, vận động tinh, tăng khả năng quan sát, nhận biết, ghi nhớ, đồng thời phát huy tính sáng tạo, tư duy và khả năng hội họa của mình.</p>

<p>Với hình thức tương tác mới lạ, bộ sách này sẽ giúp bé:</p>

<p>Rèn luyện sự tập trung nhờ vào sự dõi theo của đôi mắt qua các hình đục trổ.</p>

<p>Làm quen với từ vựng tiếng Việt, tiếng Anh, tạo nền tảng học ngoại ngữ, phát triển trí thông minh ngôn ngữ.</p>

<p>Phát triển vận động tinh của đôi tay qua thao tác sờ, chạm vào trang sách.</p>

<p>Luyện khả năng quan sát, trí tưởng tượng và kỹ năng so sánh.</p>

<p>Học về hình khối cơ bản.</p>

<p>Bốn chủ đề của bộ sách:</p>

<p>Phương tiện giao thông</p>

<p>Sự tương phản</p>

<p>Động vật nông trại</p>

<p>Thời tiết</p>

sách đục trổ thông minh - những từ vựng đầu đời của bé - my first words - thời tiết - weather

sách đục trổ thông minh - những từ vựng đầu đời của bé - my first words - thời tiết - weather

<p>LÀM GIÀU CÓ KHO TỪ VỰNG ĐẦU ĐỜI CHO BÉ BẰNG BỘ SÁCH TƯƠNG TÁC ĐỤC TRỔ THÔNG MINH</p>

<p>Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ từ 6 tháng tuổi đã có thể thấm dần ngôn ngữ từ việc lắng nghe và nhận biết. Trò chuyện, giao tiếp và đọc sách cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời chính là ba hoạt động giúp trí thông minh ngôn ngữ của trẻ phát triển hơn.</p>

<p>Bộ sách Đục trổ thông minh – Những từ vựng đầu đời của bé được biên soạn nhằm giúp các bé bước đầu làm quen với những từ vựng đầu đời. Với những hình ảnh minh họa đẹp mắt, phần từ vựng đơn giản và được viết to rõ ràng, bé sẽ được học về thế giới xung quanh, vừa gần gũi vừa ẩn chứa biết bao điều thú vị.</p>

<p>Điểm độc đáo nhất ở bộ sách này là những chi tiết đục trổ thông minh xuất hiện trong từng trang sách. Bé sẽ thấy bánh xe của chiếc ô tô của trang này sẽ là bánh của chiếc xe máy ở ngay trang sau. Cánh cửa của tàu ngầm cũng chính là ô cửa sổ của máy bay từ trang trước. Những chi tiết đục trổ giống như trò chơi tương tác giúp việc đọc sách của trẻ trở nên thú vị hơn bao giờ hết, đồng thời phát huy trí tưởng tượng, khả năng phán đoán và quan sát.</p>

<p>Đặc biệt những chi tiết đục trổ với màu sắc rực rỡ cũng tương ứng với các hình khối cơ bản như hình tròn, hình vuông, hình thang... giúp bé bước đầu làm quen với hình học và sự logic.</p>

<p>Bộ sách được in trên chất liệu giấy bìa cứng cáp được bo tròn các góc, khổ sách vuông vừa vặn với đôi tay bé, đảm bảo trong quá trình tương tác, bé có thể gặm nhấm, thậm chí quăng quật vẫn bền chắc.</p>

<p>Đây là một bộ sách song ngữ nên các từ mới đều được trình bày dưới cả hai ngôn ngữ Anh-Việt, kèm phiên âm và audio chuẩn giọng đọc từ người bản xứ giúp bố mẹ dễ dàng hướng dẫn con phát âm tiếng Anh từ khi còn nhỏ xíu.</p>

<p>Cùng với sách chuyển động thông minh đa ngữ Việt – Anh – Pháp, sách Âm thanh... sách Đục trổ thông minh là một trong những bộ sách đầu đời giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, vận động tinh, tăng khả năng quan sát, nhận biết, ghi nhớ, đồng thời phát huy tính sáng tạo, tư duy và khả năng hội họa của mình.</p>

<p>Với hình thức tương tác mới lạ, bộ sách này sẽ giúp bé:</p>

<p>Rèn luyện sự tập trung nhờ vào sự dõi theo của đôi mắt qua các hình đục trổ.</p>

<p>Làm quen với từ vựng tiếng Việt, tiếng Anh, tạo nền tảng học ngoại ngữ, phát triển trí thông minh ngôn ngữ.</p>

<p>Phát triển vận động tinh của đôi tay qua thao tác sờ, chạm vào trang sách.</p>

<p>Luyện khả năng quan sát, trí tưởng tượng và kỹ năng so sánh.</p>

<p>Học về hình khối cơ bản.</p>

<p>Bốn chủ đề của bộ sách:</p>

<p>Phương tiện giao thông</p>

<p>Sự tương phản</p>

<p>Động vật nông trại</p>

<p>Thời tiết</p>

nắm bàn tay lạnh giá

nắm bàn tay lạnh giá

<p>“Đọc truyện của Robert Aickman giống như đang xem ảo thuật vậy, và rất thường khi tôi thấy bối rối không rõ trò ảo thuật là gì. Tôi chỉ biết ông đã đem đến một màn biểu diễn tuyệt diệu.” —Neil Gaiman

“... thành tựu trường tồn và xuất sắc nhất của ông chính là làm tác giả của những câu chuyện mà ông vẫn gọi là “truyện kỳ bí”. Ông đưa vào các câu chuyện ấy sự uyên bác trong những hiểu biết về tâm lý và siêu nhiên cùng sự phong phú trong bối cảnh và xây dựng nhân vật; nhờ đó mà truyện của ông có thể sánh ngang với các tác phẩm của M. R. James và Walter de la Mare.” —Mike Ashley

“Trong tất cả những tác giả viết truyện kỳ bí, Aickman mãi mãi là số một... Những câu chuyện của ông thật sự ám ảnh tôi; cốt truyện và những câu văn của ông vẫn thường lướt qua đầu tôi vào các khoảnh khắc lạ lùng nhất.” —Russell Kirk

GIỚI THIỆU SÁCH:</p>

<p>Một chàng trai có được trải nghiệm đầu đời. Một người phụ nữ nhìn thấy hình ảnh linh hồn mình. Một hoàng tử muốn tìm đến cái chết. Một thiếu nữ với mối duyên chớm nở. Một khách trọ lạc đường. Một cậu bé mất đi người bạn thân. Một thanh niên sống bên những hàng xóm bí ẩn. Một người chồng sống trong ngôi nhà đầy ắp đồng hồ của vợ. Với cốt truyện bất ngờ, dàn nhân vật độc đáo cùng với bầu không khí huyền bí ở châu u, tám câu chuyện trong tuyển tập này vừa bí ẩn và quyến rũ, lại vừa mơ hồ, lửng lơ, đủ để khiến ta nhớ mãi. Và Nắm bàn tay lạnh giá quả thật là một trong những tập truyện xuất sắc nhất của Robert Aickman, là sự phô bày tài năng của một cây bút bậc thầy trong thể loại truyện kinh dị-siêu nhiên.

TÁC GIẢ:</p>

<p>Robert Aickman (1914-1981) là một nhà văn người Anh, nổi tiếng nhất với gia tài gồm 48 truyện ngắn siêu nhiên, mà ông thường gọi là “truyện kỳ bí”, được xuất bản thành 8 tuyển tập (trong đó có một tập xuất bản sau khi ông qua đời).

Năm 1975, ông được trao giải World Fantasy Award cho truyện ngắn “Những trang nhật ký của một cô gái trẻ”, về sau được in lại trong tập này.</p>

bộ cùng con học nói - tập 2: đồng dao cha giúp con mở rộng vốn từ

bộ cùng con học nói - tập 2: đồng dao cha giúp con mở rộng vốn từ

<p>Dung dăng dung dẻ,</p>

<p>Dắt trẻ đi chơi,</p>

<p>Dạo khắp mọi nơi,</p>

<p>Gieo vần, gieo điệu,</p>

<p>Trẻ yêu câu hát,</p>

<p>Điệu lý dân ca,</p>

<p>Yêu tiếng của bà,</p>

<p>Lời ru của mẹ,</p>

<p>Giọng cha khe khẽ,</p>

<p>Giúp trẻ ngủ ngon,</p>

<p>Mai này lớn khôn,</p>

<p>Trẻ thêm tài giỏi.</p>

<p>Những câu dân ca, điệu hát ru ầu ơ cùng các bài hát đồng dao là “món ăn tinh thần” vô cùng quý giá để giúp trẻ xây dựng tâm hồn, biết chia sẻ và yêu thương gắn bó với cha mẹ và những người thân yêu; giúp trẻ xây dựng vốn từ ngữ phong phú giàu tính thơ ca khi lớn lên; giúp trẻ có thể chuẩn bị hành trang để vững bước vào đời.</p>

<p>Với mong muốn gieo hạt giống tâm hồn ấy cho trẻ, chúng tôi xin giới thiệu bộ sách Cùng con học nói, gồm hai cuốn, tập hợp những bài hát ru, ca dao, đồng dao và câu đố dân gian gần gũi nhất, tới quý độc giả và các bậc phụ huynh đáng kính. Hy vọng rằng bộ sách không chỉ là món ăn tinh thần bổ ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ, mà còn là cầu nối thắt chặt tình yêu thương giữa cha mẹ và con cái, bồi đắp tình cảm gia đình gắn bó, thân thương.</p>

<p>Ban Biên tâp Đinh Tị</p>

vị phật ở chung nhà

vị phật ở chung nhà

<p>Bước vào một cuộc hôn nhân, có lẽ nhiều người sẽ vỡ mộng. Cuộc sống hôn nhân và gia đình có thể có nhiều trắc trở, va vấp nhất định. Rồi đến khi hai người có em bé, trách nhiệm, áp lực lại tiếp tục lớn dần lên, dường như xoáy sâu vào cuộc sống của những người phụ nữ. Những mong ước, niềm tin không mấy hữu ích có thế quấn vào trong tâm trí, rồi cả những cơn giận dữ có thể bùng lên bất cứ lúc nào ở cả người vợ lẫn người chồng. Cứ thế, một vòng lặp tẻ nhạt, một thói quen tiêu cực sẽ hình thành trong cuộc sống hôn nhân, rồi dẫn đến việc cả hai vợ chồng đưa nhau vào thế bí, khăng khăng với những định kiến về đối phương.</p>

<p>Mặt khác, Phật pháp đưa ra những kiến thức không chỉ áp dụng cho những những người tu hành, mà cho cả những người bình thường, đang trong một mối quan hệ hôn nhân. Một trong những kiến thức hữu ích đó là Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế). Bốn Sự Thật không chỉ là bài học vô giá cho con người 2.500 năm trước, mà cho cả con người ngày nay nói chung, và những cặp vợ chồng nói riêng.</p>

<p>Tác giả Sarah Napthali đã tập hợp những trải nghiệm của chính bản thân và nhiều người phụ nữ khác trong cuộc sống hôn nhân, đồng thời lồng ghép những triết lý Phật giáo và cả những yếu tố tâm lý để viết nên cuốn sách Vị Phật ở chung nhà. Cách áp dụng những giá lý nhà Phật mà tác giả đề cập sẽ giúp mỗi người vợ/chồng nhận ra những sai lầm bản thân mắc phải, từ bỏ những thói quen vô ích, và rồi giúp giữ gìn đời sống hôn nhân của họ. Cuộc sống hôn nhân sẽ trở nên hạnh phúc hơn.</p>

<p>MỤC LỤC</p>

<p>Lời mở đầu</p>

<p>1 Chung sống chẳng dễ dàng</p>

<p>2 Buông bỏ</p>

<p>3 Suy nghĩ sâu sắc</p>

<p>4 Đối đầu với tiêu cực</p>

<p>5 Nộ 75 6 Việc nhà</p>

<p>7 Giao tiếp</p>

<p>8 Giảm thiểu áp lực và lo âu</p>

<p>9 Người bạn đời của ta là ai?</p>

<p>10 “Dục”</p>

<p>11 “Ông ăn chả, bà ăn nem”</p>

<p>12 Chịu đựng những hành vi xấu xí</p>

<p>13 Tha thứ và thấu hiểu</p>

<p>14 Vực dậy lại mọi thứ</p>

<p>15 Hãy là người chân thật và luôn sát cánh bên người đó</p>

<p>16 Vun đắp tình yêu</p>

<p>17 Xác định đâu mới là điều quan trọng</p>

<p>Một vài lời kết</p>

<p>TRÍCH ĐOẠN SÁCH:</p>

<p>Từng có một câu chuyện về Phật pháp nổi tiếng như sau: “Hai nhà sư, một già, một trẻ đang đi hành hương khi họ ghé ngang qua một con sông chảy xiết. Trên bờ sông, một người thiếu nữ trẻ đẹp đang khóc than. Vì không biết bơi, nên cô không tài nào qua sông nổi. Cô liền nhờ hai sư thầy giúp mình vượt sông. Vị sư già liền cõng cô lên vai và đưa cô băng qua sông, trước khi nói lời chào tạm biệt. Hai tiếng sau, vị sư già để ý thấy bạn đồng hành có vẻ im lặng, liền cất lời hỏi lý do. Nhà sư trẻ nói: “Người đã phá luật khi cõng cô gái đó qua sông. Chúng ta đâu có được phép chạm vào người phái nữ?” Thấy vậy, nhà sư già đáp: “Vậy là người vẫn còn đưa cô ấy theo sao? Ta thì đã tạm biệt cô ấy từ hai tiếng trước rồi!”</p>

<p>Tôi thường nghĩ tới câu chuyện này khi thấy bản thân mình, cũng như vị sư trẻ tuổi kia, đắm chìm vào lỗi lầm đã qua của những người xung quanh. Đây cũng là một bài học: Nếu cứ cố chấp với quan niệm của mình, như sư thầy trẻ trước những nguyên tắc của bản thân, ta sẽ khó đối diện được tình hình thực tế một cách khôn ngoan.</p>

<p>Sự Thật Cao Quý Thứ Hai nói rằng càng vương vấn sẽ càng gặp nhiều khổ đau. Chính vì vậy, khi ta cứ bấu víu vào những điều mang nhiều biến động, chỉ vì những ảo tưởng ta đặt ra về chính mình, ta sẽ không tránh khỏi đau buồn. Phiên bản đầy đủ của Sự Thật Cao Quý Thứ Hai: “Nguyên do của khổ đau là chấp niệm, nên phải học cách buông bỏ”. Buông bỏ những chấp niệm, theo lời Phật dạy, chính là cách để thoát khỏi dukkha – đau khổ.</p>

<p>Ví dụ, ta có thể buông bỏ những mong đợi của bản thân về mối tình của mình. Điều này không có nghĩa là ta nhượng bộ, để mặc ai muốn làm gì tùy ý, mà biến những mong đợi này thành sở thích, thay vì trở thành những điều phải-có khiến ta trăn trở suy tính.</p>

<p>Trong cuốn sách Committed (tạm dịch: Gắn bó) của mình, nói về bản chất của hôn nhân qua các nền văn hóa và các niên đại khác nhau, tác giả Elizabeth Gilbert đã tìm tới phía Bắc Việt Nam, để phỏng vấn vài người phụ nữ thuộc dân tộc H’Mông. Những câu hỏi của cô về việc cưới xin, như “Với bạn, đâu là bí quyết để gìn giữ hạnh phúc gia đình?” hay “Chồng bạn có phải là một người chồng tốt không?”, đều được đáp trả bằng những tràng cười lớn, hoặc vẻ mặt khó hiểu của mỗi người. Cô kết luận: “Gặp được những người H’Mông ngày hôm ấy nhắc tôi nhớ về một câu ngạn ngữ cổ: ‘Gieo chờ mong, hái thất vọng’. Người bạn H’Mông của tôi từ tấm bé chưa từng được dạy rằng nghĩa vụ của chồng mình là khiến cô hạnh phúc… Chưa từng mong đợi những điều viển vông, nên cô cũng chẳng còn lạ lẫm gì trước thực tế của cuộc hôn nhân này”.</p>

<p>Người H’Mông chắc chắn không phải tộc người duy nhất có cái nhìn thực dụng như vậy về hôn nhân. Thật quá là “Tây” khi kỳ vọng quá nhiều ở đối phương. Những người Tây Âu thường mong chờ sự lãng mạn, sự hỗ trợ về mặt cảm xúc, một tình bạn, một đời sống tình dục viên mãn, những cuộc trò chuyện thú vị, sự chia sẻ trách nhiệm trong việc nuôi dạy con, và hơn thế nữa. Không cần bàn cãi, những kỳ vọng này là quá nhiều cho một mối quan hệ. Hơn nữa, con người mới chỉ mong muốn nhiều đến vậy trong khoảng 200 năm qua trong lịch sử loài người. Ngay cả phương Tây, suốt phần lớn các thời kỳ lịch sử, đều vô cùng thực dụng trong việc cưới hỏi nhằm mục đích vì tiền tài hay địa vị. Vậy nên, những mong đợi này không chỉ là nét đặc trưng trong đời sống phương Tây, mà còn khá mới mẻ trong dòng chảy của lịch sử. Và tỷ lệ ly hôn tăng chóng mặt đã cho thấy hệ quả khôn lường của lối tư duy này.</p>

bộ thám tử đã chết - tập 1 - tặng kèm bookmark tròn

bộ thám tử đã chết - tập 1 - tặng kèm bookmark tròn

<p>Thám Tử Đã Chết - Tập 1</p>

<p>Thám tử đã chết (tên gốc: Tantei wa mou shindeiru)&nbsp;là series light novel trinh thám của tác giả mới Nigozyu, người đã chiến thắng giải thưởng tân binh của MF Bunko J lần thứ 15 dành cho các tác giả Light novel mới triển vọng. Tính tới thời điểm hiện tại, Thám tử đã chết đã ra mắt 5 tập tại Nhật Bản với doanh số ấn tượng 500.000 bản được bán ra cùng hàng loạt các phiên bản chuyển thể truyện tranh và mới nhất là TV series anime cũng đang được công chiếu bản quyền tại Việt Nam, thu hút hàng trăm nghìn lượt xem mỗi tập.</p>

<p>“Trong số quý khách, có vị nào là thám tử không ạ?”. Một câu hỏi kỳ quặc từ người tiếp viên trong một chiếc máy bay chở 600 hành khách trên độ cao 10.000 mét so với mặt nước biển đã mở đầu cho câu chuyện phiêu lưu, giả tưởng kỳ thú này.</p>

<p>Kimizuka Kimihiko, một học sinh bình thường, tuy vậy, bản thân lại mắc một thể chất đặc biệt luôn thu hút những rắc rối ập tới. Đi trên đường thì bị lôi kéo vào một đám đông phiền phức, đi vào trong hẻm thì bắt gặp cảnh giao dịch mờ ám, bản thân luôn vô tình tìm thấy hiện trường án mạng đầu tiên khiến cho cảnh sát gặp quen mặt phải nghi ngờ. Ngày hôm ấy, thể chất thu hút rắc rối kia tiếp tục hoành hành, khiến cậu không hiểu vì lý do gì lại ở trên một chuyến bay ra nước ngoài cùng một chiếc va ly khả nghi. Đấy cũng là thời điểm câu hỏi của người tiếp viên vang lên trong đầu cậu. Một tình huống nhạy cảm đã xảy ra trên chiếc máy bay này, khiến người tiếp viên cần cứu viện từ một thám tử. Và đấy cũng là lần đầu tiên, Kimizuka gặp cô ấy, người con gái tự xưng là thám tử bậc thầy với ngoại hình xinh đẹp tựa giấc mộng trưa hè, Siesta. Vì quá ngỡ ngàng, cậu đã ngỏ lời và được vị thám tử ấy mời làm trợ thủ.</p>

<p>Chuyến bay đã bị không tặc khống chế, thủ phạm yêu cầu thám tử phải giải được câu đố hắn đưa ra, phần thưởng chính là sự an nguy của 600 hành khách trên chuyến bay. Những gì diễn ra sau đó, ngay cả với một người đã quá quen với những rắc rối như Kimizuka cũng không thể tưởng tượng được. Cậu và Siesta cùng nhau đánh bại tên không tặc. Tên tuổi của bộ đôi đã vang khắp thế giới ngầm, để trốn tránh sự truy lùng của một tổ chức bí ẩn, họ đã phải cùng nhau phiêu bạt khắp thế giới. Khoảng thời gian rực rỡ ấy kèo dài trong ba năm, cho đến một ngày vụt tắt, khi vị thám tử bậc thầy kia bất chợt lìa đời.</p>

<p>Thám tử đã chết, nhưng dù vậy, di nguyện của cô ấy vẫn còn. Sau một năm trải qua những ngày thường nhật nhàm chán, Kimizuka đã tiếp tục hành trình của trợ thủ, hỗ trợ cho thám tử đấu tranh bảo vệ lợi ích của nhân loại.</p>

<p>Mục lục:</p>

<p>Mở đầu</p>

<p>Chương 1</p>

<p>Bí ẩn phải mở đầu bằng một bộ ngực</p>

<p>Trợ thủ và thân chủ - Thám tử thì vắng mặt</p>

<p>Trái tim này thuộc về ai</p>

<p>Đương nhiên đây không phải hẹn hò</p>

<p>Chị bắn bay đầu nhóc bây giờ</p>

<p>Không, không phải nói bậy, chỉ là từ lóng</p>

<p>Trái tim, Dơi – Người nhân tạo</p>

<p>Trong số quý khách, có vị nào là thám tử không ạ</p>

<p>Tên cướp máy bay vs Thám tử bậc thầy</p>

<p>Trinh thám kết hợp khoa học viễn tưởng</p>

<p>Đến giờ vẫn nhớ</p>

<p>Thám tử đã chết</p>

<p>A girl’s Monologue 1</p>

<p>2 years ago one day</p>

<p>Chương 2</p>

<p>Cô bé tự xưng là idol dễ thương nhất</p>

<p>Công việc đơn giản – Bảo vệ đồ gia bảo trị giá 3 tỉ yên</p>

<p>Tớ sẽ không chết đâu</p>

<p>Chuyện gẫu không dứt</p>

<p>Đây chính là sức hút của Yuinya</p>

<p>Quyết chiến ngày Chủ nhật</p>

<p>Sapphire * Phantasm</p>

<p>Chuyện siêu idol giờ mới kể</p>

<p>Điều con mắt ấy có thể nhìn thấy</p>

<p>Hơn bất cứ idol nào</p>

<p>Vì anh nói muốn đi biển</p>

<p>A girl’s monologue 2</p>

<p>1 years ago one day</p>

<p>Chương 3</p>

<p>Kẻ thù hôm qua, hôm nay cũng là kẻ thù</p>

<p>Đây là địa ngục, cũng là vương quốc của những giấc mơ</p>

<p>Chính vì vậy tôi không thể trở thành thám tử</p>

<p>Lọ lem trước nửa đêm</p>

<p>Điều tồi tệ nhất đã bắt đầu</p>

<p>Cách sử dụng bảo vật 3 tỉ yên</p>

<p>Ánh sáng giữa tuyệt vọng và hy vọng</p>

<p>Lá cờ vàng óng bay giữa trời đêm</p>

<p>Buenos Dias</p>

<p>Ba năm rực rỡ đi cùng cậu</p>

<p>Girl’s dialogue</p>

<p>Kết</p>

<p>Thông tin tác giả:</p>

<p>Nigozyu</p>

<p>Nhận giải nhất cuộc thi MF Bunko J lần thứ 15 dành cho các tác giả mới.</p>

<p>Sống ở Fukuoka. Thích các tiệm cà phê, Super smash Bros và mèo. Những người thích nuôi mèo xin hãy nhiệt tình đăng ảnh lên twitter nữa đi.</p>

<p>Umibouzu</p>

<p>Muốn ăn giá đỗ quá.</p>

<p>Trích đoạn sách:</p>

<p>“Trong số quý khách, có vị nào là thám tử không ạ?”</p>

<p>Tôi đã nghĩ, chà, chắc là mình nghe nhầm thôi.</p>

<p>Mấy lời ấy chẳng phải những gì ta sẽ nghe thấy trong một chiếc máy bay đang trên độ cao mười ngàn mét cả.</p>

<p>Có lẽ tôi nghe nhầm, hiểu nhầm thôi – Nghe tai nọ xọ tai kia, hẳn vậy.</p>

<p>“Chẳng thể nào đâu.”</p>

<p>Tự chấn chỉnh mình, tôi hơi bình tĩnh lại.</p>

<p>An lòng hơn một chút, tôi đưa mắt nhìn quanh, chợt thấy một tiếp viên rảo bước về hướng này, bộ dạng hoảng hốt.</p>

<p>“Trong số quý khách, có vị nào là thám tử không ạ?”</p>

<p>Có vẻ tôi không nghe nhầm thật.</p>

<p>Thật là, lại nữa sao? </p>

<p>Từ trước đến giờ, tôi luôn vướng phải những chuyện phiền toái.</p>

<p>Thậm chí, có thể nói thể chất của tôi là “hay bị cuốn vào rắc rối.”</p>

<p>Khi đi trên đại lộ, đôi lúc tôi sẽ bị lôi vào một đám đông tụ tập. Bước vào trong hẻm tối lại gặp phải cảnh mua bán “hàng trắng”. Vì xuất hiện rất nhiều lần ở hiện trường án mạng, tôi bị cảnh sát gặp đến quen mặt nghi ngờ. Hôm nay cũng vậy. Tôi đang ngồi trên một chuyến bay ra nước ngoài, mang theo một chiếc vali lớn, bên trong chẳng biết là gì.</p>

<p>Mới học lớp tám thôi mà tôi đã như vậy. Tương lai có khi sẽ thành điệp viên hay quân nhân gì đó chăng?</p>

<p>Thôi, làm công chức nhà nước đi. Tôi muốn được về nhà đúng giờ, mong các bạn đừng xem thường thể lực yếu kém của tôi.</p>

<p>… Bởi vậy,</p>

<p>“Mình chắc chắn sẽ không làm thám tử đâu.”</p>

<p>Mà vốn dĩ đây là tình huống gì thế này? Bình thường, trong trường hợp này, người ta sẽ tìm bác sĩ hay y tá chứ.</p>

<p>Trong số quý khách, có vị nào là bác sĩ không ạ - Tôi vẫn thường thấy lời thoại này trong phim truyền hình hay truyện tranh. Nhưng bây giờ, lơ lửng giữa thinh không, họ lại đang tìm thám tử.</p>

<p>Thật chẳng hiểu gì cả.</p>

<p>Rốt cuộc tình huống nào lại cần tới thám tử trong một chiếc phi cơ đang bay? Không không, tôi không muốn vướng vào rắc rối dư thừa nữa.</p>

<p>Tôi nhắm nghiền mắt, phớt lờ người tiếp viên đang tới gần.</p>

<p>“Vâng, tôi là thám tử đây.”</p>

<p>Giọng nói vang lên rành rọt bên tai khiến tôi bất giác mở mắt, thấy cô gái tầm tuổi mình ngồi ghế bên phải đã giơ tay lên.</p>

<p>Mái tóc ngắn màu bạc, đôi mắt xanh hút hồn. Cô ấy đang mặc chiếc váy liền có gam màu trang nhã, na ná quân phục, làn da trắng như tuyết.</p>

<p>Đẹp tựa thiên sứ giáng trần. Nếu tra “mỹ nhân” trong từ điển, hẳn sẽ thấy tên cô ấy. Nếu tìm tên cô ấy trên mạng, hẳn sẽ xuất hiện hình ảnh hoa, chim hay ánh trăng.</p>

<p>Bởi vậy, lúc ấy sự chú ý của tôi chỉ đổ dồn vào một điều – tên cô ấy.</p>

<p>Cô ấy là thám tử hay không cũng chẳng sao. Tôi muốn biết cô gái này là ai, tên gì.</p>

<p>“Tên cô là gì?”</p>

<p>Vì thế, trước khi bản thân kịp nhận ra, tôi đã cất tiếng hỏi.</p>

<p>Nhưng rốt cuộc, đã qua bốn năm, tôi vẫn không biết tên thật của người con gái đó.</p>

<p>Cô ấy chỉ cho tôi biết cái mật danh “Siesta”.</p>

<p>Và cô là một “thám tử” chân chính, đấu tranh chống lại “kẻ thù của thế giới.”</p>

<p>Kể từ đó tôi trở thành trợ thủ của Siesta, cùng cô ấy du hành.</p>

<p>“Khi cậu bị bắn nát, tôi sẽ xử đẹp kẻ địch nhé.”</p>

<p>“Này thám tử bậc thầy, đừng có lập kế hoạch với tiền đề là tôi sẽ chết chứ.”</p>

<p>“Cứ yên tâm, tôi sẽ chịu trách nhiệm xóa lịch sử tìm kiếm trong laptop giúp cậu.” “Chờ đã… Này, cô thấy rồi à? Cô đã xem lịch sử tìm kiếm của tôi đúng không?” Cứ đùa giỡn vui vẻ như thế, cả hai đã cùng trải qua ba năm phiêu lưu rực rỡ… Cho đến khi cái chết chia biệt chúng tôi.</p>

<p>Đó là một năm trước. Tức là đã bốn năm rồi.</p>

<p>Tôi – Kimizuka Kimihiko – người sống sót và trở thành một học sinh cấp ba 18 tuổi, đắm chìm trong cái gọi là cuộc sống thường nhật nhàm chán.</p>

<p>Bạn hỏi tôi như vậy có ổn không ư?</p>

<p>Ổn mà, tôi đâu có làm phiền ai.</p>

<p>Bởi vì đúng thế mà, phải không?</p>

<p>Thám tử đã chết rồi.</p>

<p>(Còn nữa)</p>

ảo thanh chết chóc

ảo thanh chết chóc

<p>Ảo Thanh Chết Chóc</p>

<p>Bỗng một ngày, Quách Tương Oánh tình cờ nghe thấy một âm thanh lạ mà không ai nghe được. Giọng nữ ấy không ngừng thì thầm bên tai cô, xui cô nhảy xuống từ gác cao, theo cô đến tận phòng bệnh tâm thần, cuối cùng giết chết cô. Mặc cho bác sĩ kết luận cái chết của cô là do phát bệnh, Ngô Sĩ Thịnh chồng cô vẫn không tin. Cùng lúc ấy, Ngô Sĩ Thịnh phát hiện ra, "tiếng nói" mà vợ mình luôn nhắc tới trước lúc qua đời dường như cũng phát ra từ chiếc máy thu âm cũ trong một chiếc taxi bị vứt bỏ.</p>

<p>Quyết tâm tìm ra sự thật, Ngô Sĩ Thịnh dần dần vén lên bức màn bí mật, phát hiện ra những người nghe thấy "tiếng nói" ấy chẳng những đều chết bất đắc kỳ tử, mà trước lúc chết còn luôn nhắc tới cái tên Minako...</p>

<p>Minako là ai? Sự kiện "ma giấu" từ thời Nhật chiếm đóng là thế nào? "Tiếng nói" kia thực ra là âm vọng của tử thần hay lời cầu cứu của một linh hồn đau khổ?</p>

<p>Tác giả</p>

<p>Trương Du Ca, sinh năm 1989, tên thật Trương Hiếu Thành, là một bác sĩ, nhà văn và nhà viết kịch Đài Loan. Tác phẩm của anh có hành văn lưu loát, cốt truyện mạnh mẽ, phong cách đa dạng, khảo cứu tỉ mỉ, bối cảnh gần gũi với đời sống của người Đài Loan. Anh khắc họa rất sống động những thay đổi tâm lý và bản chất của kẻ phạm tội, trong những tác phẩm mang nhiều kiến thức về giải phẫu học, sinh lý học và khoa học tâm thần.&nbsp;</p>

<p>Tác phẩm tiêu biểu:</p>

<p>- Ảo thanh chết chóc</p>

<p>- Ngụy biện</p>

<p>- Thành phố le lói sáng</p>

yêu không cần gọi tên

yêu không cần gọi tên

<p>“Yêu không cần gọi tên” là tập thơ gồm những bài thơ viết cho trẻ trong giai đoạn 5 đến 15 tuổi, với những vần thơ trong trẻo, dễ thương để các bạn nhỏ tiếp nhận những vấn đề cuộc sống một cách đơn giản nhất. Tập thơ được viết bởi tác giả Nguyễn Thanh Hiền - người sáng lập của Lũa Decor, sau những thành công nhất định trong công việc chị trở về với đam mê của mình là thơ, nhiếp ảnh và cắm hoa, với chị đó không phải là thú vui hàng ngày mà là cách để chị chia sẻ nhiều hơn với mọi người về góc nhìn tươi đẹp và an lành của cuộc sống.</p>

<p>Sư cô Chân Không đã nhận xét về tập thơ “Yêu không cần gọi tên” như sau: "Một tập thơ trong trẻo, dễ thương với tâm tình gửi gắm nhắn nhủ mọi người hãy bớt vụng về khi có chuyện bực bội, tức giận hoặc không vừa ý. Để không lỡ nói những lời không dễ thương với người dễ thương. Để đủ khả năng nói lời xin lỗi nhau, cho cuộc đời ngày càng đẹp hơn."</p>

<p>Trong một bài phỏng vấn của Afamily.vn, tác giả Nguyễn Thanh Hiền có chia sẻ về tập thơ: “Nhiều người nhận xét, những bài thơ này không chỉ dành cho trẻ con. Thiền đơn giản là chú tâm, tập trung vào một việc nào đó để tập trung thưởng thức cái đẹp, hạnh phúc giây phút hiện tại, từ đó giúp thân tâm khỏe mạnh. Thơ thiền cũng chính là thứ khiến người ta đọc lên cũng cảm thấy an lạc, vui vẻ, trân quý những thứ mình đang có, những gì mình đã trải qua. Vì thế, dù thơ viết cho trẻ con nhưng chủ yếu là để người lớn cùng đọc”.</p>

<p>Mừng ngày tiếp nối 2021 của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Thái Hà Books vinh dự được xuất bản tập thơ “Yêu không cần gọi tên” cùng 2 tác phẩm “Sợ hãi - hóa giải sợ hãi bằng tình thương” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và “Con đường thiền tập cho người tại gia” của tác giả Chân Đạo Hành và Chân Tuệ Hương. Kính mời các bạn cùng đón đọc!</p>

<p>Dưới đây là một số bài thơ nằm trong tập thơ, chúng ta cùng cảm nhận!</p>

<p></p>

<p>GIỐNG và KHÁC</p>

<p>Khi con thương ai đó</p>

<p>Vì họ rất giống mình</p>

<p>Đơn giản, khởi yêu mến</p>

<p>Chuyện vậy là thường tình.</p>

<p></p>

<p>Nhưng nếu thương ai đó</p>

<p>Mà họ rất khác mình</p>

<p>Thì thật khó khăn lắm</p>

<p>Và không thể vô minh.</p>

<p></p>

<p>Mỗi người một thế giới</p>

<p>Nên không thể giống nhau</p>

<p>Ai cũng có khác biệt</p>

<p>Làm thế giới sắc màu.</p>

<p></p>

<p>Thế nên yêu ai đó</p>

<p>Không bởi vì giống nhau</p>

<p>Tình thương ấy chân thật</p>

<p>Và vẹn toàn trước sau.</p>

<p></p>

<p>10. GIẬN DỮ </p>

<p>Khi ai đó giận dữ</p>

<p>Làm chuyện xấu với con</p>

<p>Chắc họ cũng đau khổ</p>

<p>Tổn thương và héo hon.</p>

<p></p>

<p>Thế nên đừng vội giận</p>

<p>Giữ bình tĩnh tâm mình</p>

<p>Hít và thở chánh niệm</p>

<p>Thoát đau khổ vô minh.</p>

<p></p>

<p>Nếu con nhìn thấy được</p>

<p>Người xấu không bình an</p>

<p>Thì con sẽ chế tác</p>

<p>Được tình thương ngập tràn.</p>

bình hoa - tái bản 2021

bình hoa - tái bản 2021

<p>Bình Hoa (Phiên Bản Thường)</p>

<p>Đằng sau cái vẻ ngoài hoa lệ đến choáng ngợp của giới giải trí này, lại chỉ toàn là chông gai và cạm bẫy. Những cạm bẫy xấu xa và bẩn thỉu ấy sẵn sàng bóp nghẹt những nghệ sĩ non trẻ, ngây thơ, lại không có vai vế, không người chở che như Cố Ngôn.</p>

<p>Bởi vậy, Cố Ngôn đã lựa chọn con đường thực tế nhất - chấp nhận sự giúp đỡ của ông chủ Tần Trí Viễn, làm một bình hoa ngoan ngoãn biết nghe lời.</p>

<p>Cười lúc nên cười, nói lúc nên nói, và giả ngốc giả đần lúc cần thiết.&nbsp;</p>

<p>Dù là đối phó với dư luận, hay với những lời đường mật nửa thật nửa giả của đàn ông.</p>

<p>Bình hoa vô tâm, kim chủ vô tình, tiền trao cháo múc.</p>

<p>Cố Ngôn khẽ nhếch khóe miệng, vẽ nên một nụ cười hoàn hảo.</p>

<p>Cả đời này cậu chỉ diễn tốt một vở kịch duy nhất.</p>

<p>Đó là giả bộ không yêu người ấy.</p>

<p>Đôi nét tác giả</p>

<p>KHỐN Ỷ NGUY LÂU</p>

<p>Bút danh Khốn Ỷ Nguy Lâu bắt nguồn từ một câu trong bài thơ "Giảm tự mộc lan hoa" của nhà thơ Tần Quán thời Bắc Tống, có nghĩa là "đau khổ tựa lầu".</p>

<p>Sinh ra tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Khốn Ỷ Nguy Lâu là nữ tác giả nổi tiếng trong cộng đồng văn học mạng Trung Quốc với lối hành văn tinh tế, xây dựng tình huống sinh động cùng ngòi bút đầy cảm xúc chân thành. Các tác phẩm tiêu biểu của cô gồm có: “Bình hoa”, “Mộng xưa”, “Chiết chi”, “Đối diện tương tư”, “Người bên gối”, “Điên cuồng vì người”, “Mạo hợp thần ly”, “Một thoáng phong lưu”,…</p>

lấy nhau vì tình

lấy nhau vì tình

<p>Khi yêu cần “tình” thế nào?</p>

<p>Tên tuổi của nhà văn Vũ Trọng Phụng gắn liền với nhiều tác phẩm nổi tiếng như Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ. Tuy nhiên, một tiểu thuyết khác rất thú vị, được ông sáng tác cùng Nguyễn Đình Khôi năm 1937, trước khi mất hai năm – “Lấy nhau vì tình” – lại ít được biết đến. Đây là tiểu thuyết thuộc dòng tâm lý xã hội nói về chuyện tình yêu nam nữ trong buổi giao thời.</p>

<p>Tiểu thuyết “Lấy nhau vì tình” cổ điển, lãng mạn mà hiện đại. Đó là câu chuyện về tình yêu lứa đôi của các cô cậu tân thời nơi phố thị, thể hiện khát vọng tự do yêu đương và hôn nhân tự nguyện, dường như là đi ngược với quan niệm về hôn nhân truyền thống. Truyện tình thú vị, lôi cuốn với những tình tiết éo le, nhiều diễn biến phức tạp của tâm lý yêu đương được diễn tả bằng văn phong điêu luyện, hấp dẫn đặc trưng của nhà văn kỳ tài Vũ Trọng Phụng, lại được bọc trong hình hài của kiểu truyện Nôm tài tử giai nhân qua ba chặng đường: Gặp gỡ – Tai biến – Đoàn tụ. Hay là ở chỗ đó, ngay trong mạch truyện, ngay trong ngôn ngữ đã có sự đan xen giữa cũ và mới, giữa hiện đại và truyền thống, giữa cổ điển và tân thời. Văn chương hiện đại, mấy tác phẩm làm được tài tình đến thế.</p>

<p>“Lấy nhau vì tình” không phải là một loại ngôn tình lâm ly sầu tủi. Tình yêu đơm hoa, kết trái, trọn vẹn thể hiện khát vọng của nhà văn và giới trẻ về hạnh phúc lứa đôi của tình yêu tự do và hôn nhân tự nguyện trong buổi giao thời của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX. Nhà văn khẳng định, yêu là để kiếm tìm hạnh phúc, nếu yêu mà quá đau khổ thì tốt nhất nên dừng lại. Trai gái yêu đương, tìm hiểu nhau trước khi cưới là điều nên làm, nhưng cả hai đều cần phải sáng suốt, khôn ngoan và biết trân trọng, gìn giữ cho người yêu. Quan điểm này của tác giả đặt vào bối cảnh hiện đại như ngày nay vẫn còn đúng, và sẽ vẫn luôn đúng.</p>

<p>Như với những lần tái bản đã ra mắt thị trường trước đây, ấn phẩm “Lấy nhau vì tình” của MaiHaBooks tái bản từ tác phẩm gốc được in trên báo Tiểu thuyết thứ Ba do Nhà xuất bản Mai Lĩnh ấn hành. Điểm đặc biệt là trong lần in đầu tiên này, ngay ở từng số báo đều ghi rõ đồng tác giả là NGUYỄN ĐÌNH KHÔI và VŨ TRỌNG PHỤNG.</p>

<p>Cũng trong lần xuất bản này, MaiHaBooks hân hạnh khi được hợp tác với một trong những họa sĩ đương đại hàng đầu Việt Nam – họa sĩ Lê Thiết Cương. Hy vọng với sự kết hợp thú vị này, chúng tôi có thể gửi tới quý độc giả ấn phẩm “Lấy nhau vì tình” không chỉ đặc sắc về nội dung mà còn mang tính thẩm mỹ cao của nghệ thuật hội họa đương đại. 12 bức họa (gồm 11 bức trong nội dung truyện và 1 bức ở bìa sách) được thể hiện bằng những nét vẽ tối giản một cách tự nhiên của họa sĩ Lê Thiết Cương sẽ mang đến cho bạn đọc cách thức mới mẻ nhưng cũng không kém phần sâu sắc khi trải nghiệm cuốn sách.</p>

Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

Liên Hệ