định mệnh chiến tranh

định mệnh chiến tranh

<p>Mỹ và Trung Quốc có thể thoát bẫy Thucydides ?</p>

<p>Đây không phải là một cuốn sách về Trung Quốc. Mà là một cuốn sách về tác động của một Trung Quốc đang trỗi dậy đối với Mỹ và trật tự toàn cầu. Khi một cường quốc đang trỗi dậy đe dọa thế chỗ một cường quốc đang thống trị, hệ quả có khả năng xảy ra nhất chính là chiến tranh.&nbsp;

Đề cập tới Chiến tranh Peloponnese từng tàn phá Hy Lạp cổ đại, sử gia Thucydides đã giải thích rằng: “Chính sự trỗi dậy của Athens và nỗi sợ hãi mà nó gây ra ở Sparta đã khiến chiến tranh trở thành điều tất yếu.” Tình trạng tương tự đã xảy ra 16 lần trong suốt 500 năm qua. Và 12 lần đã kết thúc trong bạo lực.</p>

<p>Trong lần thứ 17, sự trỗi dậy khôn cưỡng của Trung Quốc đang đi tới chỗ va chạm với một nước Mỹ đang giậm chân tại chỗ. Cả Tập Cận Bình và Donald Trump đều cam kết “khôi phục sự vĩ đại” cho nước mình. Nhưng nếu Trung Quốc không sẵn sàng tiết chế các tham vọng của mình, hoặc Washington không chịu chia sẻ vị thế đứng đầu ở Thái Bình Dương, một cuộc xung đột thương mại, một vụ tấn công mạng, hay một tai nạn trên biển cũng có thể khơi mào cho một cuộc chiến tranh lớn.

Trong cuốn sách này, Allison giải thích tại sao Bẫy Thucydides lại là lăng kính tốt nhất để hiểu rõ sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. Liệu Washington và Bắc Kinh có thể chèo lái con thuyền quốc gia của họ vượt qua những bãi cạn nguy hiểm?</p>

<p>+ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA:</p>

<p>"Bẫy Thucydides đã xác định một thách thức chính yếu đối với trật tự thế giới: xung đột lợi ích. Tôi chỉ có thể hy vọng mối quan hệ Mỹ-Trung sẽ trở thành trường hợp thứ 5 có thể được giải quyết trong hòa bình, thay vì trở thành trường hợp thứ 13 nổ ra chiến tranh."&nbsp;- Henry Kissinger, cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ.</p>

<p>“Trung Quốc và Mỹ sẽ tạo ra một trật tự quốc tế mới, dựa trên sự thừa nhận rằng cường quốc mới đang trỗi dậy sẽ được trao một vai trò phù hợp trong việc hình thành các quy tắc và thể chế toàn cầu… Trong thế kỷ XXI, Bẫy Thucydides sẽ nuốt chửng không chỉ Mỹ và Trung Quốc, mà cả toàn thế giới.” - Nouriel Roubini, giáo sư tại Trường Kinh doanh Stern thuộc Đại học New York và Chủ tịch của Roubini Global Economics</p>

<p>&nbsp;“Cuốn sách được xây dựng từ những nghiên cứu chuyên sâu trong dự án ‘Bẫy Thucydides’ mà Graham Allison đã dày công xây dựng nên có sức thuyết phục cao, với các lập luận và dẫn chứng có tính thuyết phục. Cuốn sách có cách diễn giải mạch lạc và lôi cuốn. Việc Graham Allison để mở mà không đưa ra khuyến nghị chính sách như thường thấy trong các nghiên cứu của các học giả Mỹ, gợi mở cho mỗi người đọc những suy nghĩ và ý kiến khác nhau. Cuốn sách chắc chắn sẽ gây tiếng vang lớn trong giới học giả và công chúng. Rất nhiều học giả và chính trị gia trên thế giới đã có những đánh giá tích cực về cuốn sách. Hy vọng rằng, như Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã đánh giá ‘các bài học trong sách có thể cứu hàng triệu mạng người’.” - Đỗ Mạnh Hoàng, Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao, Học viện Ngoại giao

&nbsp;</p>

nghệ thuật và nghệ nhân vùng kinh thành huế

nghệ thuật và nghệ nhân vùng kinh thành huế

<p>Mỹ thuật hay nghệ thuật nói chung, thật ra, chưa bao giờ là lĩnh vực nằm ngoài “vòng tay” của văn hóa, “nơi” đã sản sinh ra nó. Chính vì thế, những hiểu biết quán xuyến và sâu sắc về mặt văn hóa luôn giúp chúng ta dễ dàng hơn trong những liên tưởng đối sánh và phân tích, khi nghiên cứu lĩnh vực vốn&nbsp; được xếp vào phạm trù của cái đẹp. Nguyên tắc trên vẫn luôn là thuộc tính cần thiết, không riêng gì trong lĩnh vực nghiên cứu hay phê bình nghệ thuật, mà chúng còn liên quan mật thiết đến cả hoạt động sáng tác nữa.</p>

<p>Nghệ thuật và nghệ nhân vùng kinh thành Huế (L’Art à Hué) là một ấn phẩm đặc biệt của B.A.V.H (Số 1/1919), sau đó được in lại trở thành một tác phẩm độc lập, bề thế, có ví trí quan trọng trong thư mục nghiên cứu nghệ thuật Huế, bao gồm cả nội dung lẫn nhiều phụ bản màu, đen trắng. Đây có thể xem là một trong những công trình nghiên cứu khoa học về nghệ thuật tạo hình Huế đầu tiên và hiếm hoi được công bố rộng rãi từ năm 1919. Chúng đã trở thành tư liệu quý giá để người đời nay có thể bổ sung, đối sánh, mà qua bao nhiêu binh biến và thời gian, nhiều di tích, nhiều tác phẩm đến nay đã không còn.</p>

<p>Bố cục của tác phẩm này được cấu tạo thành nhiều phần, mở đầu bằng một chương tổng quát trình bày về nghệ thuật ở Huế của L. Cadière; và phần khác viết về thành phố, nhà cửa, đồ đạc trang trí nội thất Huế của Edmon Gras. Sau những nhận định tổng quát về nghệ thuật Huế, tác giả Cadière bắt đầu tiếp cận một cách chi tiết với từng phần cụ thể, liên quan đến nghệ thuật tạo hình.</p>

<p>- Phần I khảo tả về các dạng thức trang trí hình học với nhiều phụ bản, nhằm dẫn dắt người đọc tiếp cận với những mô tả sinh động bằng những bản vẽ tái hiện một cách chân thật và chi tiết đến từng góc nhỏ.</p>

<p>- Phần II viết về mẫu chữ Hán, với 18 phụ bản minh họa, đánh số từ 36 đến 53</p>

<p>- Phần III đề cập đến đề tài tĩnh vật và những điển tích với phần bình luận và 17 phụ lục. Đây cũng là chủ đề phổ biến nhất trong trang trí mỹ thuật.</p>

<p>- Phần IV khảo tả mỹ thuật Huế về đề tài thực vật, với hoa và lá, cành và quả cùng 48 phụ bản để minh họa.</p>

<p>- Phần V khảo tả những đề tài liên quan đến hệ động vật, với 95 phụ bản màu cũng như đen trắng.</p>

<p>- Phần cuối tác giả dành cho đề tài phong cảnh với 7 phụ bản minh họa bằng màu. Đây thực sự là những bức tranh giúp độc giả có được cái nhìn tổng quát về những di tích danh thắng đặc trưng, đầy ấn tượng của Huế.</p>

<p>Nguyễn Hữu Thông</p>

<p>Mục lục:</p>

<p>Hội Đô thành Hiếu cổ tại Kinh thành Huế: Sự gặp gỡ của truyền thống hội Đoàn học thuật châu Âu với một vùng đất chất chứa giao thoa văn hóa</p>

<p>L’Art à Hué trong chiến lược nghiên cứu nghệ thuật của Hội Đô thành Hiếu cổ: Trăm năm nhìn lại (1919 - 2019)</p>

<p>Léopold Cadière với tác phẩm L’Art àHué</p>

<p>Nghiên cứu nghệ thuật và nghệ thuật nghiên cứu của một nhà dân tộc học nghiệp dư</p>

<p>NGHỆ THUẬT TẠI KINH THÀNH HUẾ</p>

<p>Nghệ thuật tại Kinh thành Huế</p>

<p>Về kiến trúc đô thị và nhà cửa bản xứ</p>

<p>Họa tiết nghệ thuật An Nam</p>

<p>I. Họa tiết trang trí hình học</p>

<p>II. Họa tiết trang trí chữ Hán</p>

<p>II. Họa tiết với những vật vô tri [“tĩnh vật”, “cổ đồ”]</p>

<p>IV. Họa tiết với hoa lá, nhành cây và hoa quả</p>

<p>V. Họa tiết với muông thú</p>

<p>VI. Về điêu khắc thuần túy</p>

<p>VII. Phong cảnh</p>

<p>Thông tin tác giả:</p>

<p>Léopold Michel Cadière (1869 – 1955): Linh mục thuộc Hội truyền giáo hải ngoại. Oong sớm sang Việt Nam và truyền giáo tại các vùng Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế. Điểm đặc biệt, ông nổi tiếng với vai trò sáng lập Hội Đô thành Hiếu cổ và Tập san của Hội Đô thành Hiếu cổ (B.A.V.H), từ đó cho ra đời những công trình nghiên cứu để đời về văn hóa, lịch sử, dân tọc học, khảo cổ học… Ông tha thiết mãi được gắn bó với quê hương thứ hai cho đến ngày được yên nghỉ ngàn thu trên đất Kim Long (Huế).</p>

<p>Edmond Gras là nhân viên đặc biệt của Ngân khố Trung kỳ ở Huế, người đại diện cho Ủy ban Quảng bá du lịch Trung kỳ, lại có những khảo sát về nghệ thuật công phu, nhưng nhận xét tinh tế.</p>

<p>Trích đoạn sách:</p>

<p>Về phương diện nghệ thuật, hình như người An Nam chưa từng ấp ủ những hoài bão lớn lao: những cung điện nguy nga, những đền đài đồ sộ chưa từng xuất hiện trong dự phóng người xứ này, cũng có thể là ngoài tầm những phương tiện họ có trong tay. Nhưng ngược lại, họ lại rất chăm chút tô điểm cho những ngôi chùa nhỏ nhắn, những ngôi nhà thấp bé và thiếu ánh sáng. Những đường mái, các trụ cổng hay bức bình phong che chắn, tất cả đều được trang trí với những màu sắc chói sáng, thậm chí là rất sặc sỡ, nhưng lại như hòa điệu vào sắc màu của phong cảnh, với ánh sáng nhiệt đới. Về mặt nội thất, gỗ của trụ cột được bào nhẵn thật công phu sáng láng màu tự nhiên hoặc lóng lánh do khảm xà cừ hay sơn son thếp vàng. Các vách ngăn, cửa ra vào, xà nhà, tủ bàn đều được chạm trổ với những đường cong nét lượn tinh tế, những điểm xuyết lá cành thanh thoát hay chạm lộng thật tỉ mỉ: những vật trang trí nhỏ đây đó, tinh tế và cầu kỳ, tô điểm thêm cho sập bàn, hay được cất giữ kỹ lưỡng trong rương hòm của gia đình. Chính những trang hoàng tô điểm như vậy sẽ là chủ điểm chúng tôi nghiên cứu trình bày trong một tuyển tập, nay được giới thiệu cho bạn bè thân hữu của Hội Đô thành Hiếu cổ.</p>

<p>Một nghiên cứu như vậy sẽ tuần tự phơi bày ra trước nhãn quan của chúng ta những công trình chế tác của các thợ nghề đúc,&nbsp; nghề&nbsp; chạm&nbsp; khắc&nbsp; gỗ,&nbsp; nghề&nbsp; rường&nbsp; và&nbsp; mộc,&nbsp; nghề&nbsp; họa&nbsp; và trang trí trong xây dựng, hay nói theo cách nôm na của người An Nam là nghề thợ nề. Nếu xét cần thiết, sẽ bổ sung thêm về nghề thêu, nghề kim hoàn, nghề đan sáo, nghề họa thư pháp, theo đó cung cấp thêm một số họa tiết mà nghệ nhân An Nam vận dụng.&nbsp;</p>

<p>Như vậy, tôi chỉ kể ra một số trong những nghề mà con người nghệ sĩ hòa vai vào với công việc của nghệ nhân.</p>

<p>Ta có thể nói, ở xứ An Nam, nghệ thuật tầm vóc lớn không hiện hữu. Chúng ta có thể bắt gặp trên bức tường của đền miếu vài hình ảnh tín thờ của các vị Bồ Tát, chân dung xưa của các vị sư trú trì. Những bức bằng giấy vẽ hoa lá, muông thú, cảnh vật, tô điểm cho nội thất những gia đình khá giả, trên bàn thờ tổ tiên thì có tượng Phật trang trọng hay những hình ảnh liên quan đến đạo Lão. Ở các lăng miếu của hoàng gia, ở hai bên sân điện thờ, tượng của quan lại, voi, ngựa được xếp thẳng hàng.</p>

<p>Để minh họa, chúng tôi sẽ cho sao in lại một số mẫu hiện vật đúng nghĩa là những tác phẩm điêu khắc hay hội họa. Nhưng theo với lối trình bày thể hiện thì những bức tượng và bức họa này thiên nhiều hơn về nghệ thuật trang trí. Và như vậy, về cơ bản, chúng tôi sẽ chủ yếu nghiên cứu các chủ đề họa tiết của nghệ thuật trang trí của người An Nam.</p>

<p>Muôn loài muôn vật mà người nghệ sĩ An Nam tạc vào vật liệu gỗ hay đồng, được thể hiện trên mái nhà hay tạo hình trên một mảng tường, đều vì mục đích trang trí. Đường hoa văn hay một dải uyển chuyển uốn lượn, hoa lá hay muông thú, rồng bay phượng múa cũng như con lân chắc nịch hay chú rùa to bè, tất cả đều được thu rút hay kéo giãn ra, bắt cong uốn hay co quắp lại, tất cả chỉ với mục đích tạo hiệu ứng mong muốn, sao cho hình ảnh vận dụng kết thúc độ cong của một đường mái, khép mình vào một góc kiến trúc, bao trùm hết một đầu mút của xà nhà, sao cho không vượt ra khỏi một tấm nền hẹp hay là phủ đầy hết mặt trên của một chiếc hộp. Tương tự như những thân cây thấp nhỏ mà người ta công phu nhẫn nại gập cành uốn nhánh tạo hình, sao cho thân cây không thoát ra khỏi chậu cảnh hay vượt ra khỏi khối đá từ đó cây đã bắt rễ.</p>

<p>Nghệ nhân An Nam, với sự chuyên tâm chuyên chú như thế bộc lộ rõ khắp mọi nơi, đã biết khai thác những hiệu ứng mỹ mãn nhất từ những họa tiết. Vận dụng hình ảnh con rùa có lẽ là thách thức lớn nhất. Rùa đương nhiên thích hợp cho vai trò làm giá đỡ cho những tấm bia: hoàn toàn thích ứng với chức năng&nbsp; này,&nbsp; làm&nbsp; cho&nbsp; những&nbsp; tấm&nbsp; bia&nbsp; trông&nbsp; nhìn&nbsp; cân&nbsp; bằng&nbsp; bền vững, trường cửu như chính sự trường thọ của con vật. Nhưng khi muốn vận dụng rùa vào một trang trí điểm nhấn, ở đầu mút của một đường mái bên, thay cho con rồng uyển chuyển hay một đường hoa văn thanh mảnh, rùa với cái mai tròn trịa lại chẳng giúp ích được gì. Gặp tình huống như vậy, cổ rùa cụt ngắn như được kéo giãn ra trong chừng mức có thể: người nghệ nhân vận dụng nối thêm vào miệng rùa một dải lụa, một vòng khói hay một xoắn nước.</p>

sách chiếu bóng - cinema book - rạp chiếu phim trong sách - thạch sanh

sách chiếu bóng - cinema book - rạp chiếu phim trong sách - thạch sanh

<p>CHÍNH THỨC PHÁT HÀNH: SÁCH CHIẾU BÓNG ĐẦU TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM VIẾT CHO TRẺ EM VIỆT NAM - CINEMA BOOK - THẠCH SANH</p>

<p>Báo Sài Gòn giải phóng mới đưa tin về một thực trạng “nhập siêu” báo động của văn học Việt Nam. Rằng chúng ta đang thua ngay trên sân nhà, khi số lượng tác phẩm văn học Việt được dịch ra nước ngoài so với số tác phẩm nước ngoài dịch và phát hành tại Việt Nam chỉ như muối bỏ biển. Lĩnh vực sách văn học là vậy, lĩnh vực sách thiếu nhi lại càng vậy.</p>

<p>Chúng ta có sẵn những quyển sách thiếu nhi best-seller trên Amazon được chuyển ngữ sang tiếng Việt, nhưng không có sẵn nhiều cuốn sách của tác giả Việt Nam viết cho trẻ em Việt Nam. Đó là trăn trở của Đinh Tị Books - của những người làm sách khi luôn muốn kể lại cho trẻ em mình những truyền thống đẹp, những bông hoa, ngọn cỏ đặc trưng của dải đất chữ S mà không nơi nào trên địa cầu có được. Để dạy trẻ về màu đỏ người Mỹ sẽ nhắc đến quả “cherry”, nhưng chúng tôi lại cứ muốn đưa thêm vào sách những “bông hoa phượng vĩ”.</p>

<p>Cùng với tâm thế như vậy, bộ sách Mặt nạ của Đinh Tị, sách Lật mở khám phá, sách 30 ngày cùng con học hiểu về chống xâm hại, sách Chuyển động đếm số,... và nay là bộ SÁCH CHIẾU BÓNG - CINEMA BOOK đã ra đời.</p>

<p>Sách chiếu bóng - Cinema book, song ngữ Việt - Anh, có chất liệu sáng tác từ dân gian Việt Nam, với kết cấu cải tiến giúp giải phóng đôi bàn tay để đem lại cho độc giả một trải nghiệm đọc tiện lợi nhất, được lấy cảm hứng từ chính “màn đêm” vẫn luôn ẩn chứa nhiều điều sợ hãi với con trẻ.</p>

<p>Bóng tối là 2 chữ ám ảnh tuổi thơ và giấc ngủ của nhiều em bé. “Mẹ ơi, đừng tắt đèn con sợ; mẹ ơi con mơ thấy quái vật ghê lắm; mẹ ơi, đừng bỏ con lại một mình trong phòng... là câu nói chắc hẳn bố mẹ nào cũng quen tai. Thay vì phớt lờ, thay vì cho rằng đó là một nỗi sợ vẩn vơ khi con lớn rồi sẽ hết, chúng ta hãy tranh thủ cơ hội biến nỗi sợ màn đêm thành sự háo hức mỗi tối. Biến bức tường vốn chỉ có màu đen trở thành một màn chiếu phim sống động. Tất cả chỉ với một cuốn sách&nbsp;Chiếu bóng - Cinema book - Thạch Sanh, giá 126k.&nbsp;</p>

<p>Xưa có chàng Thạch Sanh</p>

<p>Bản tính vốn hiền lành</p>

<p>Cùng Lý Thông kết nghĩa</p>

<p>Ở dưới gốc đa xanh...</p>

<p>Lý Thông vào năm ấy</p>

<p>Phải đi tế Trăn tinh</p>

<p>Hắn vô cùng sợ hãi</p>

<p>Lừa Thạch Sanh thay mình.</p>

bộ khi hikaru còn trên thế gian này……utsusemi (tập 7)

bộ khi hikaru còn trên thế gian này……utsusemi (tập 7)

<p>Khi Hikaru Còn Trên Thế Gian Này……Utsusemi (Tập 7)</p>

<p>Khi Hikaru còn trên thế gian này…… là series light novel tiếp theo của bộ đôi tác giả Nomura Mizuki và họa sĩ Takeoka Miho, bộ đôi nổi tiếng đã cùng tạo nên một Cô gái văn chương sâu sắc, li kìvà nhận được sự yêu thích từ đông đảo bạn đọc trên khắp thế giới. Khi Hikaru còn trên thế gian này…… là một trong những bộ light novel hiếm hoi thuộc thể loại lãng mạn, drama không có bản chuyển thể anime nhưng vẫn thu hút được sự quan tâm, tranh luận sôi nổi của độc giả. Một series truyện tranh ngắn chuyển thể lại tập 1 của Khi Hikaru còn trên thế gian này…… với tên gọi Aoi – cùng tên với tập 1 của series light novel. Series Khi Hikaru còn trên thế gian này…… gồm 10 tập, lấy cảm hứng từ trường thiên tiểu thuyết “Truyện kể Genji” cực kỳ nổi tiếng của văn học Nhật Bản thời Heian, mỗi tập truyện sẽ tập trung vào một nhân vật riêng biệt, lấy nguyên mẫu từ những người tình mà hoàng tử Genji yêu tha thiết, tuy nhiên tuyến nhân vật chính vẫn được giữ nguyên xuyên suốt cả 10 tập.</p>

<p>Sau khi hoàn thành lời hứa lúc nhỏ của Hikaru với cô chị họ Saiga Asai, Koremitsu giờ đây đã có được sự tín nhiệm từ Asai. Asai quyết định sẽ tiết lộ cho Koremitsu biết danh tính người dấu yêu nhất của Hikaru cũng như nguyên do khiến Hikaru mất mạng.</p>

<p>Tuy nhiên, Hikaru một mực cầu xin Koremitsu hãy ngăn Asai lại mà để cậu ta tự nói về vấn đề này. Vì, người dấu yêu nhất của Hikaru, lại chính là người em gái ngoài giá thú của mẹ Hikaru, đồng thời cũng là mẹ kế của Hikaru – Mikado Fujino, giám khảo của cuộc thi thư pháp và mỹ nhân có gương mặt y đúc Hikaru mà cậu đã thấy trong tang lễ của Hikaru. Dù Hikaru cố phân trần và tìm mọi cách bảo vệ thanh danh cho người ấy, nhưng Koremitsu vẫn cảm nhận Hikaru đang che giấu sự thật xoay quanh cái chết của mình. Cậu quyết định sẽ tới tìm Fujino để hỏi cho ra nhẽ.</p>

<p>Sự thật về Fujino chưa sáng tỏ, thì một tin chấn động khác bất chợt ập tới. Huyết thống của Hikaru đã kịp lưu lại trên nhân gian, đang hoài thai trong bụng một nữ sinh viên đại học, cô gái đầu tiên đã ôm ấp che chở cho Hikaru khi cậu đau buồn vì bị Fujino cự tuyệt – Semigaya Sora. Chưa hết bàng hoàng về sự thật này, Koremitsu bỗng chốc lại vướng phải tin đồn khiến cho con gái nhà người ta mang thai, làm tất cả những người xung quanh Koremitsu được một phen bối rối náo động.</p>

<p>Đúng lúc này, cậu đối mặt với người mẹ đã quay lưng rời bỏ cậu đi từ 9 năm trước. Biết bao câu hỏi, bao cảm xúc chất chứa, Koremitsu sẽ đối mặt với những dòng tâm tư hỗn loạn về mẹ mình như thế nào, trong lúc hàng ngày giúp đỡ Sora chuẩn bị cho việc chào đời của đứa bé con Hikaru?</p>

<p>Đón xem tập 7 của Khi Hikaru còn trên thế gian này…… Utsusemi!</p>

<p>Về tác giả:</p>

<p>Nomura Mizuki</p>

<p>Cô sinh ra tại tỉnh Fukushima, nơi được biết đến như vương quốc của những bản hợp xướng. Từ thưở nhỏ, cô đã say mê với việc sáng tác truyện và mơ ước được trở thành một nhà văn. Tác phẩm “Akagiyama takkyuuba ni utagoe wa hibiku” (Tạm dịch: Tiếng ca vang vọng trên sân bóng bàn núi Akagi) đã giúp cô đạt được giải Nhất hạng mục tiểu thuyết trong cuộc thi Entame lần thứ ba. Sở thích: ngủ ngày, ngủ trưa, ngủ tối, tất cả mọi thứ liên quan tới ngủ. Các tác phẩm tiêu biểu bao gồm “Bộ truyện dài tập Sân bóng bàn”, “Bad! Daddy”, “Usa Koi” (Tạm dịch: Tình yêu thỏ bông), “Cô gái văn chương”.</p>

<p>Takeoka Miho</p>

<p>Cô sinh ngày mùng 1 tháng 7 tại Tokyo, sau đó chuyển đến sống tại tỉnh Saitama. Cực kỳ yêu thích trà, thỏ, các cuốn sách tranh cổ, màu nước và các cuốn kí họa hiệu Gekkoso. Mỗi khi vẽ hay làm ra được một thứ gì đó là cảm thấy vô cùng mãn nguyện.</p>

<p>Bố cục sách:</p>

<p>Chương một: Người không thể quên đi “Akagi, có một chuyện tôi muốn cậu phải biết”</p>

<p>Chương hai: Bóng lưng đã chìm vào màn đêm</p>

<p>Chương ba: Tôi đã mang em gái ra làm thế thân</p>

<p>Chương bốn: Xác ve</p>

<p>Chương năm: Nếu như cậu còn ở đây</p>

<p>Chương sáu: Ngày hôm đó tôi đã gặp một thiên sứ</p>

<p>Chương bảy: Điều tôi cầu nguyện khi ngẩng nhìn trời xanh</p>

<p>Chương kết: Ánh mắt lảng tránh là do đâu</p>

<p>Sự cám dỗ của Tsuyako – Cậu con trai mà tôi để mắt</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Trích dẫn:</p>

<p>[Ngày hôm sau, sáng sớm Chủ nhật]</p>

<p>Koremitsu bước vào ngôi nhà thờ trong một khu dân cư yên tĩnh. Hikaru nói rằng mỗi tuần một lần, vào sáng Chủ nhật, Fujino luôn dự lễ ở đây.</p>

<p>Nhưng Hikaru cứ rối lên, cậu ta nói: “Hay chúng ta nên về đi thôi.” “Thế này hoàn toàn không ổn, ngực tớ cứ thắt lại như sắp chết ấy.”</p>

<p>“Thì dẫu sao cậu cũng đã chết ngắc rồi cơ mà.”</p>

<p>Vừa nhỏ giọng mắng mỏ, Koremitsu nhanh chóng lẻn vào lễ đường. Vì có một thiếu niên với mái tóc đỏ quạch và ánh mắt hung ác đang khòm lưng gườm gườm nhìn xung quanh, nên có mấy người đi lễ giật cả mình, đông cứng người lại.</p>

<p>Cậu lập tức tìm ra Fujino.</p>

<p>Cô ta ngồi ở hàng ghế trên cùng, đang cúi đầu lặng lẽ. Gương mặt trắng trẻo cùng với chiếc cổ thanh mảnh và đôi mày mơ màng rủ xuống, đầy vẻ cô đơn – hình ảnh này khiến cậu nhớ lại ngày đám tang của Hikaru.</p>

<p>Cô ta chính là người phụ nữ xinh đẹp mặc đồ đen đã lặng lẽ cúi đầu ở hàng ghế dành cho người thân thích.</p>

<p>Gương mặt giống hệt như Hikaru ấy đẫm nước mắt, nhưng khóe môi lại nở một nụ cười tựa hồ như rất vui vẻ.</p>

<p>Liệu Hikaru có nhìn thấy nụ cười ấy chăng?</p>

<p>Đó không phải là một nụ cười nên xuất hiện ở một tang lễ.</p>

<p>Nụ cười ấy trong trẻo, có vẻ an bình – tuy nhiên cảm giác hạnh phúc một chút cũng không có. Một nụ cười rất không tự nhiên.</p>

<p>Trong tích tắc, Koremitsu hình như lại nhìn thấy nụ cười lúc đó của Fujino, sống lưng cậu trở nên lạnh toát.</p>

<p>Tiếng phong cầm vang lên và buổi lễ bắt đầu. Hikaru nhìn chằm chằm Fujino với ánh mắt đầy khao khát. Mặc dù không thể cản được nỗi sợ hãi muốn tháo chạy, nhưng đôi mắt của cậu ta khi nhìn thấy cô ấy liền bị thu hút, dán chặt lấy cô ấy, không thể nào rời đi nơi khác.</p>

<p>Đôi mày cậu ta nhíu lại, đôi môi mím chặt đầy vẻ đau khổ, xót xa.</p>

<p>Hikaru đã yêu một đóa hoa mà cậu ta không được phép chạm vào. Đó là đóa hoa mà cậu ta tuyệt đối không thể nào có được, thế nên cậu ta rót tình yêu vào muôn vàn loài hoa khác, để có thể quên đi đóa hoa mình yêu thương nhất.</p>

<p>Vì muốn tốt cho Hikaru, nên mình mới lôi cậu ta tới đây, nhưng giả dụ bà mẹ kế lại nghĩ rằng cậu ta phiền phức kinh khủng, cô ta đưa thư cho Hikaru cũng chỉ là vì muốn bắt cậu ta ngậm miệng, hay nếu cô ta oán hận Hikaru vì đã chết ngay trước mặt mình, thì cậu ta sẽ phải như thế nào đây?…</p>

<p>&nbsp;Nếu bị ghét đến mức như thế, có khi nào Hikaru sẽ lập tức siêu thoát mà không còn vấn vương gì luôn không? Nếu được như vậy thì tốt rồi, nhưng giả dụ vì quá đau thương mà linh hồn cậu ta vỡ vụn ra mất thì sao.</p>

<p>Trong khi Koremitsu hầu như không nghe lọt vị mục sư giảng giải điều gì, mà đang còn tiếp tục nghĩ ngợi đủ chuyện này nọ với gương mặt khó đăm đăm, thì buổi lễ đã kết thúc.</p>

<p>“Đi thôi.”</p>

<p>Khi cậu nhỏ giọng thúc giục, cả người Hikaru đông cứng lại.</p>

<p>Koremitsu bắt đầu đi về phía Fujino. Có khá đông người đứng xung quanh nên cậu không thể dễ dàng tiến tới phía trước. Cậu cũng không thể lấy hết sức lực ra mà đẩy họ. Lúc cậu đang làu bàu khó chịu thì…</p>

<p>“!”</p>

<p>Ở cửa ra vào, cậu va phải một cô gái trẻ có vẻ liên quan đến nhà thờ đang phát những tờ bướm cho buổi hội chợ. Cậu chỉ va nhẹ vào vai cô khi cô chìa tay ra đưa tờ bướm về phía bên kia thôi, nhưng cô đưa tay ôm bụng, co người lại như muốn bảo vệ nó.</p>

<p>Cử chỉ đó khiến cậu giật mình.</p>

<p>“Ê, này, chẳng lẽ cô… có em bé ~”</p>

<p>Tệ quá! Có khi nào vì va chạm lúc nãy mà cô ta bị động thai không! </p>

<p>Khi Koremitsu còn đang hoảng hốt, người con gái nọ vẫn ôm lấy bụng, từ từ đứng thẳng người dậy. Ở phía dưới đuôi mắt trái của cô ta có một nốt ruồi hứng lệ nhỏ.</p>

<p>Cô gái giật mình trước mái tóc đỏ quạch, gương mặt căng thẳng, cùng với ánh nhìn sắc lẻm của cậu.</p>

<p>“Ổn… ổn thôi mà. Đã bảy tháng rồi nên thai nhi đã vào thời kì ổn định, chỉ như vậy thì không sao đâu. Đã làm anh giật mình, thật xin lỗi.”</p>

<p>Cô ta cúi đầu, rồi lập tức né thật xa cậu như đang chạy trốn.</p>

<p>Ê này, tôi đâu có bắt cóc em bé ăn thịt đâu cơ chứ! </p>

<p>Mặc dù khá là thất vọng, cậu cũng thở phào nhẹ nhõm vì không có chuyện gì xảy ra. Khi Koremitsu chuẩn bị tiếp tục đuổi theo Fujino thì…</p>

<p>“Làm thế nào bây giờ?”</p>

<p>Ở bên cạnh Koremitsu vang lên một giọng nói hoảng hốt.</p>

<p>Khi cậu nhìn sang, Hikaru đã tái mét cả mặt mày.</p>

<p>“Sora nói rằng cô ấy đang có thai sao…”</p>

<p>Cậu nói Sora… là thai phụ lúc nãy sao? Là người quen của cậu ư? </p>

<p>Khi Koremitsu sắp sửa mở miệng hỏi như thế, thì Hikaru phát ra tiếng rên rỉ như thể ngày tận cùng của thế giới đã đến.</p>

<p>“Đứa bé trong bụng Sora, có lẽ là con của tớ đấy.”</p>

<p align="right">(Còn nữa)</p>

sách tương tác - sách chiếu bóng - cinema book - rạp chiếu phim trong sách - thỏ và rùa

sách tương tác - sách chiếu bóng - cinema book - rạp chiếu phim trong sách - thỏ và rùa

<p>CHÍNH THỨC PHÁT HÀNH: SÁCH CHIẾU BÓNG ĐẦU TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM VIẾT CHO TRẺ EM VIỆT NAM - CINEMA BOOK - THỎ VÀ RÙA</p>

<p>Báo Sài Gòn giải phóng mới đưa tin về một thực trạng “nhập siêu” báo động của văn học Việt Nam. Rằng chúng ta đang thua ngay trên sân nhà, khi số lượng tác phẩm văn học Việt được dịch ra nước ngoài so với số tác phẩm nước ngoài dịch và phát hành tại Việt Nam chỉ như muối bỏ biển. Lĩnh vực sách văn học là vậy, lĩnh vực sách thiếu nhi lại càng vậy.</p>

<p>Chúng ta có sẵn những quyển sách thiếu nhi best-seller trên Amazon được chuyển ngữ sang tiếng Việt, nhưng không có sẵn nhiều cuốn sách của tác giả Việt Nam viết cho trẻ em Việt Nam. Đó là trăn trở của Đinh Tị Books - của những người làm sách khi luôn muốn kể lại cho trẻ em mình những truyền thống đẹp, những bông hoa, ngọn cỏ đặc trưng của dải đất chữ S mà không nơi nào trên địa cầu có được. Để dạy trẻ về màu đỏ người Mỹ sẽ nhắc đến quả “cherry”, nhưng chúng tôi lại cứ muốn đưa thêm vào sách những “bông hoa phượng vĩ”.</p>

<p>Cùng với tâm thế như vậy, bộ sách Mặt nạ của Đinh Tị, sách Lật mở khám phá, sách 30 ngày cùng con học hiểu về chống xâm hại, sách Chuyển động đếm số,... và nay là bộ SÁCH CHIẾU BÓNG - CINEMA BOOK đã ra đời.</p>

<p>Sách chiếu bóng - Cinema book, song ngữ Việt - Anh, có chất liệu sáng tác từ dân gian Việt Nam, với kết cấu cải tiến giúp giải phóng đôi bàn tay để đem lại cho độc giả một trải nghiệm đọc tiện lợi nhất, được lấy cảm hứng từ chính “màn đêm” vẫn luôn ẩn chứa nhiều điều sợ hãi với con trẻ.</p>

<p>Bóng tối là 2 chữ ám ảnh tuổi thơ và giấc ngủ của nhiều em bé. “Mẹ ơi, đừng tắt đèn con sợ; mẹ ơi con mơ thấy quái vật ghê lắm; mẹ ơi, đừng bỏ con lại một mình trong phòng... là câu nói chắc hẳn bố mẹ nào cũng quen tai. Thay vì phớt lờ, thay vì cho rằng đó là một nỗi sợ vẩn vơ khi con lớn rồi sẽ hết, chúng ta hãy tranh thủ cơ hội biến nỗi sợ màn đêm thành sự háo hức mỗi tối. Biến bức tường vốn chỉ có màu đen trở thành một màn chiếu phim sống động. Tất cả chỉ với một cuốn sách&nbsp;Chiếu bóng - Cinema book - Thỏ và Rùa, giá 126k.&nbsp;</p>

<p>Trong khu rừng rậm rạp</p>

<p>Có đôi bạn Thỏ Rùa</p>

<p>Rùa ta luôn chậm chạp</p>

<p>Thỏ - thắng mọi cuộc đua.</p>

<p>Một hôm trời nắng nhẹ</p>

<p>Thỏ rủ Rùa chạy thi</p>

<p>Rùa gật đầu khe khẽ</p>

<p>"Nào, hãy bắt đầu đi!"</p>

bộ bộ chuyện tình thanh xuân bi hài của tôi quả nhiên là sai lầm - tập 7.5 + 8 + 9

bộ bộ chuyện tình thanh xuân bi hài của tôi quả nhiên là sai lầm - tập 7.5 + 8 + 9

<p>Bộ Chuyện Tình Thanh Xuân Bi Hài Của Tôi Quả Nhiên Là Sai Lầm - Tập 7.5 + 8 + 9</p>

<p>Chuyện tình thanh xuân bi hài của tôi quả nhiên là sai lầm. (tên gốc: Yahari Ore no Seishun Rabukome wa Machigatteiru., gọi tắt là Oregairu), là một trong những series light novel ăn khách nhất trong vòng 20 năm trở lại đây, bộ truyện được viết bởi tác giả trẻ Wataru WATARI, do họa sĩ Ponkan8 vẽ minh họa và được xuất bản bởi NXB nổi tiếng Shogakukan.</p>

<p>Chuyện tình thanh xuân bi hài của tôi quả nhiên là sai lầm. đã dành giải light novel hay nhất của bảng xếp hạng uy tín Kono light novel ga sugoi! trong 3 năm liên tiếp là 2014, 2015 và 2016. Bên cạnh đó, nam chính và nữ chính của series này là Hachiman và Yokin oshita cũng đoạt giải nam nữ chính được yêu thích nhất trong các năm đó. Họa sĩ minh họa Ponkan8 với những bức tranh minh họa đẹp và sinh động của mình cũng được bình chọn là họa sĩ minh họa được yêu thích nhất trong năm 2015. Đến thời điểm hiện tại, series đã kết thúc với 14 tập, nhưng số sách bán ra đã vượt mốc 9 triệu bản.</p>

<p>Đây là bản combo 3 tập Chuyện tình thanh xuân bi hài của tôi quả nhiên là sai lầm 7.5, 8 và 9 tặng kèm 3 postcard và 1 sổ tay</p>

<p>Về tác giả:</p>

<p>Wataru WATARI </p>

<p>Sinh năm 1987. Nhóm máu A, cung Bảo Bình. Thường bị phê phán là dáng vẻ bận bịu và thiếu ngủ của mình khiến cho người khác rất khó chịu nhưng tôi có muốn thế đâu, phần lớn những lúc như vậy chỉ đơn thuần là tín hiệu SOS mà thôi. Tuy tinh thần tôi yếu ớt nhưng thể lực tôi lại mạnh mẽ đến mức thừa thãi</p>

minh thực lục: quan hệ trung quốc - việt nam thế kỷ xiv-xvii (bộ 3 tập)

minh thực lục: quan hệ trung quốc - việt nam thế kỷ xiv-xvii (bộ 3 tập)

<p>Minh Thực Lục là một bộ sử biên niên đồ sộ có độ dày hơn 40.000 trang gồm 3.053 quyển ghi chép về những sự kiện lớn nhỏ gần 300 năm của 13 triều vua nhà Minh – Trung Quốc (1368-1644), trong đó có đến 1.329 văn bản liên quan đến Đại Việt và Chiêm Thành.</p>

<p>Khi nghiên cứu về quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian từ năm 1368 đến năm 1644, nhiều sự kiện, nhiều nhân vật được Minh Thực Lục ghi chép khá cụ thể, thì các bộ sử cũ của Việt Nam như: Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục… lại không chép, hoặc chép quá sơ lược. Với một khối lượng đồ sộ, Minh Thực Lục là một kho tư liệu cơ bản giúp ích rất nhiều cho việc biên soạn và nghiên cứu sử ở Trung Quốc. Trước đây, giới sử học Việt Nam đã từng biết đến nguồn tài liệu Minh Thực Lục và đã trích dịch phần nào để ứng dụng vào việc biên soạn lịch sử nước nhà.</p>

<p>Bộ sách «&nbsp;Minh Thực lục: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam thế kỷ XIV-XVII&nbsp;» là phần tuyển dịch các mục nói về quan hệ Việt – Trung thế kỷ XIV – XVII, có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến lịch sử Việt Nam. Bộ sách này là một sưu tập sử liệu, tự nó không là một tác phẩm lịch sử mà chỉ là chất liệu, phần nào mang tính cơ bản, nhằm phục vụ cho các sách sử và các công trình nghiên cứu sử. Tập tư liệu này, ngoài mục đích bổ sung cho sử Việt, nó còn khơi gợi những nghiên cứu lâu dài về nhiều lĩnh vực, trong đó có cả việc phải nghiên cứu chính nó, tức nghiên cứu về nội hàm sử liệu Minh Thực lục.</p>

<p>Dịch giả Hồ Bạch Thảo là một người có kiến thức lịch sử và Hán học, đã lột tả được chân thực nội dung của nguyên tác chữ Hán. Ngoài ra dịch giả đã dày công hiệu khám, đính chính những chỗ in sai trong nguyên tác và chú thích những điển tích, những sự kiện lịch sử cần thiết. Phần Hiệu đính và chú thích do ông Phạm Hoàng Quân thực hiện, là những thông tin vừa quý vừa công phu, kỹ lưỡng và khoa học làm cho nội dung và chất lượng bản dịch Minh Thực Lục được nâng lên rất nhiều. Cùng với bài khảo cứu với dung lượng hơn 40 trang được viết với tinh thần trách nhiệm khoa học cao sẽ giúp ích rất nhiều cho độc giả, nhất là các độc giả không có chuyên môn sử học, tìm hiểu trước khi tiếp cận với bản dịch.</p>

<p>Bộ sách được chia thành 3 tập. Mỗi tập sách đều được chia làm 2 phần: phần trước là bản dịch ra tiếng Việt, phần sau in kèm theo nguyên bản chữ Hán.</p>

<p>– Tập I: Chép các sự kiện từ ngày 26 tháng Chạp năm Hồng Vũ thứ nhất (3-2-1369) đến ngày 28 tháng 6 năm Vĩnh Lạc thứ 11 (25-7-1413).</p>

<p>– Tập II: Chép các sự kiện từ ngày 2 tháng 7 năm Vĩnh Lạc thứ 11 (29-7-1413) đến ngày 20 tháng Chạp năm Tuyên Đức thứ 9 (19-1-1435).</p>

<p>– Tập III: Chép các sự kiện từ ngày 9 tháng 2 năm Tuyên Đức thứ 10 (8-3-1435) đến ngày 6 tháng 10 năm Sùng Trinh thứ 13 (18-11-1640).</p>

<p>LỜI KHEN TẶNG DÀNH CHO CUỐN SÁCH</p>

<p>Khoa học nào cũng coi trọng tư liệu, với khoa học lịch sử thì tư liệu lại là vấn đề tiên quyết, mọi tác phẩm lịch sử đều hình thành trên nền tảng sử liệu và nhà làm sử nào cũng muốn tiếp cận những nguồn tư liệu gốc. Trong các sách sử Việt Nam cổ đại, sử liệu thành văn là thành phần chính, thành phần này từ khởi thủy đã không ngại tiếp thu những di sản trong kho tàng văn hiến Trung Hoa. Sự lưu thông tự nhiên bởi hoàn cảnh địa lý và yếu tố đồng văn khiến các nguồn sử liệu trở thành những giá trị chung. Ngày nay việc khai thác sử liệu từ nguồn sử Trung Quốc vẫn là việc đáng phải làm, vừa để tạo sự phong phú trong nhu cầu tư liệu cho sử Việt, vừa góp phần làm cơ sở khảo cứu một nền văn hóa lớn của nhân loại. Sử ghi chép của Trung Quốc vừa lâu đời vừa liên tục, đó là một đặc điểm ít có trong tổng thể lịch sử thế giới. Sự phát triển về sau để hình thành các thể tài hoặc khuynh hướng sử học đều từ cơ sở hoàn bị của sử liệu; Minh Thực lục mà chúng ta tiếp cận là một đại diện tiêu biểu cho nhiều loại sử liệu thành văn xuất hiện vào giai đoạn thịnh đạt của nền sử học Trung Hoa.</p>

<p>Ưu điểm nổi bật của Thực lục nằm ở những văn bản đã sao lục gần như toàn vẹn các chỉ dụ của nhà vua và các báo cáo, kiến nghị của các quan với ngày tháng cụ thể cho từng sự việc cụ thể, một số trong các văn bản này gần với hình thức công báo ngày nay. Các nhà làm sử thuộc mọi thể tài như thông sử, biên niên, kỷ sự v.v.. đều có thể dựa vào nguồn tư liệu Thực lục để sắp xếp thành sách sử. Do nguồn tư liệu tối cơ bản về triều Minh là nguồn Đáng án (Hồ sơ lưu trữ) hiện đã thất tán hư hủy phần lớn trong những biến cố lịch sử, vì vậy Minh Thực lục hiện tồn là một tập hợp sử liệu cơ bản, hệ thống nhất về thời Minh, nơi bảo lưu chủ yếu các tư liệu đầu tiên.</p>

<p>Phạm Hoàng Quân</p>

con đường heartfulness - tim thiền - chuyển hóa tâm hồn

con đường heartfulness - tim thiền - chuyển hóa tâm hồn

<p>Kamlesh D.Patel chia sẻ: “Chúng ta không bao giờ biết cuộc sống dành cho chúng ta những gì và điều gì sắp xảy ra. Đó là điều bí ẩn và vẻ đẹp của cuộc sống. Tôi đã nhận được biết bao phước lành trong suốt 6 thập kỷ sống trên Trái đất này, và một trong những phước lành đó đến vào năm 1976 khi tôi còn là một thanh niên theo học ngành dược tại Ahmedabad, Ấn Độ. Thông qua một người bạn học, tôi tình cờ biết đến thiền Heartfulness, và vài tháng sau tôi đã gặp một người thật đặc biệt, người mà ngay lập tức đã trở thành vị guru đầu tiên và người dẫn dắt tôi trên con đường thực hành. Tên Ngài là Ram Chandra, và chúng tôi gọi Ngài là Babuji.</p>

<p>Tác động của buổi thiền Heartfulness đầu tiên đối với tôi sâu sắc đến mức tôi đã tìm thấy hướng đi và điểm tựa rõ ràng cho cuộc đời mình. Nhưng tác động của buổi gặp gỡ với Babuji thậm chí còn vượt xa hơn thế – một thứ gì đó kỳ diệu và tinh tế đến mức không ngòi bút nào có thể tả xiết. Kể từ ngày đó, những vũ trụ và những chiều không gian mở ra ở thế giới bên trong tôi, và nó chỉ là một phần của những gì được biểu lộ trong suốt 40 năm qua. Điều thậm chí còn tuyệt vời hơn là rất nhiều phẩm chất hàng ngày đã được tạo nên thông qua thực hành Heartfulness – những phẩm chất như tình yêu thương, sự chấp nhận, sự khiêm nhường, sự phụng sự, sự đồng cảm, lòng trắc ẩn và một mục đích cao cả hơn để tồn tại.</p>

<p>Tất cả bắt đầu bằng sự thực hành thiền đơn giản. Chúng ta không cần làm bất cứ điều gì ngoại trừ việc ngồi yên lặng, nhắm mắt lại và chú tâm vào Cội nguồn của mọi sự tồn tại bên trong trái tim. Nếu chúng ta có thể tiếp cận thiền với sự ngạc nhiên và hồn nhiên như trẻ nhỏ, vũ trụ bên trong sẽ tự nhiên mở ra trước mắt chúng ta. Trong thực hành thiền ở trái tim, chúng ta khám phá, trải nghiệm khía cạnh đơn giản nhất và tinh khiết nhất của sự tồn tại bên trong chính mình: linh hồn của chúng ta. Tất cả những gì thuộc về nó vô cùng tự nhiên.</p>

<p>Những thực hành Heartfulness trong cuốn sách này nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta, dọn sạch cỏ dại và bùn đất đang che khuất linh hồn, giải phóng sự hồn nhiên&nbsp; và ngạc nhiên như trẻ nhỏ bên trong chúng ta, nhờ đó làm cho cuộc sống thực sự có ý nghĩa. Đồng thời, chúng ta đang phải sống trong một thế giới đầy rẫy áp lực của lối sống đô thị, tiền lương và các khoản thế chấp, sự nghiệp và các mối quan hệ. Thực hành Heartfulness giúp chúng ta đơn giản hóa cách phản ứng đối với mọi việc, định hướng cuộc sống hàng ngày một cách phong phú và trọn vẹn.</p>

<p>Nếu bạn biết có một phương pháp thực tiễn để vượt lên khổ đau, bay lên với cả một bầu trời hy vọng và mãn nguyện, bạn có quan tâm không? Đó chính xác là những gì Heartfulness trao tặng – không phải bằng cách loại bỏ hay ngăn chặn&nbsp; các vấn đề, mà bằng cách chuyển hóa chúng ta từ trong ra ngoài để chúng ta chiêm ngưỡng thế giới theo một cách nhìn mới, không bị che lấp bởi các lớp vỏ bọc do những hạn chế của bản thân.</p>

<p>Trên con đường Heartfulness, chúng ta khám phá và mở rộng tâm&nbsp; thức, và thậm chí vượt lên tâm thức để khám phá ra tiềm năng thực sự. Tôi hy vọng bạn thích cuốn sách và có được lợi ích từ những gì tôi đã học được trong cuộc hành trình này của cuộc sống.”</p>

<p>MỤC LỤC:</p>

<p>Lời tựa&nbsp;</p>

<p>Giới thiệu&nbsp;</p>

<p>Phần một: TẠI SAO THIỀN HEARTFULNESS</p>

<p>1. Hành trình tìm kiếm</p>

<p>2. Sáng tỏ ý nghĩa của thiền</p>

<p>Thái độ</p>

<p>Dòng truyền nguyên khí</p>

<p>Phần hai: THỰC HÀNH HEARTFULNESS</p>

<p>3. Thiền</p>

<p>Thiền bao giờ và ở đâu</p>

<p>Tư thế thiền</p>

<p>Thư giãn</p>

<p>Thiền thế nào</p>

<p>Thiền bao lâu</p>

<p>Trạng thái thiền</p>

<p>4. Thanh lọc</p>

<p>Thực hành thanh lọc</p>

<p>5. Cầu nguyện</p>

<p>Kết nối&nbsp; qua cầu nguyện</p>

<p>Cầu nguyện Heartfulness</p>

<p>Phần ba: GURU</p>

<p>6. Vai trò của Guru</p>

<p>Lời kết &nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;&nbsp;</p>

<p>&nbsp;Trích đoạn sách:</p>

<p>THỰC HÀNH thiền là một phần không thể thiếu trong nhiều truyền thống&nbsp; tu hành. Nó được cho là cách hiệu quả nhất để tiếp cận&nbsp; tính Thiêng liêng, vượt lên cả nghi lễ và niềm tin. Các nghi lễ, hành động của chúng ta được thực hiện ở cấp độ vật chất của sự tồn tại và lưu dấu lại ở cấp độ vật chất. Niềm tin ở cấp độ tinh thần. Để vượt lên cả 2 và đạt tới trạng thái tâm linh chúng ta có sự hỗ trợ từ thứ gì đó thuộc về cấp độ cao hơn, cấp độ tâm linh. Đây là cách tiếp cận chúng ta thực hiện trong thiền Heartfulness. Để hiểu rõ hơn về điều này, tôi quyết định bắt đầu từ điểm xuất phát.</p>

<p>Tôi hỏi Daaji: “Thiền là gì?”</p>

<p>Ông lấy bút và vẽ ra một biểu đồ .</p>

<p>“Trục dọc tượng trưng cho phổ của tâm thức tập trung và không tập trung.” Ông nói. “Một tâm thức tập trung gắn vào một ý niệm và ở lại đó. Nó là nhất điểm. Trái lại, một tâm thức không tập trung lang thang từ chủ đề này sang chủ đề khác. Nó có nhiều ý niệm, và sự chú ý của nó lúc thì nhảy chỗ này, lúc thì nhảy chỗ kia. Giữa hai cực này, có một khoảng giữa. Hầu hết các hoạt động của tâm thức diễn ra trong khoảng giữa đó.</p>

<p>Còn đây là một sự phân cực khác: nỗ lực và không nỗ lực.</p>

<p>Đó là trục ngang. Tâm trí không nỗ lực thư giãn và thảnh thơi. Trong khi đó, tâm trí nỗ lực không thể thảnh thơi. Nó vật lộn để suy nghĩ, để hiểu và để tập trung.</p>

<p>Sự kết hợp khác nhau của 2 hai phổ này dẫn đến những trạng thái nhất định của tâm thức. Ở đây, chúng ta có mơ mộng, thất vọng, tập trung và thiền. Hãy cùng tìm hiểu về trạng thái tâm của thiền. Như chúng ta có thể thấy, đó là phần giao nhau giữa tập trung và không nỗ lực. Đó là sự đắm chìm trong một ý niệm, mà không nỗ lực.”</p>

<p>“Đó có thể là bất cứ ý nghĩ nào?”</p>

<p>“Đúng vậy.”</p>

<p>“Nhưng như thế có nghĩa là mọi người đều thiền!”</p>

<p>“Đó chính là điều tôi muốn nói.” Daaji cười khúc khích. “Ở đây không có việc phải học một kỹ năng mới. Tất cả chúng ta đều biết cách thiền. Chúng ta làm điều đó hàng ngày.&nbsp;</p>

<p>Ví dụ, một doanh nhân thiền về công việc kinh doanh của anh ấy. Khi lái xe, anh ấy thiền về nó. Khi đi ngủ, anh ấy thiền về nó. Có lẽ ai đó đang phải lòng anh ấy. Khi làm công việc thường ngày, cô thiền về anh ấy. Khi đánh răng, cô thiền về anh ấy. Cô đến cửa hàng tạp hóa, nhưng lúc nào cô cũng thiền về anh ấy. Cô đi qua một nhạc sĩ trong cửa hàng. Tâm trí người nhạc sĩ đang mải mê nghĩ về âm nhạc. Anh ấy cũng đang thiền. Thậm chí có một thuật ngữ được gọi là ‘giết người có chủ mưu’, ở đó thủ phạm thiền về cách thức thực hiện những mưu đồ đen tối của mình một cách hoàn hảo!”</p>

<p>“Nếu tất cả mọi người đều thiền, vậy điều thực sự sâu sắc về thiền là gì?” Tôi hỏi</p>

<p>“Điều làm cho nó sâu sắc là ý niệm mà chúng ta khám phá qua thiền.” Daaji nói. “Ý niệm đó là đối tượng thiền của chúng ta.</p>

<p>Đối tượng thiền tạo nên tất cả sự khác biệt. Một đối tượng sâu sắc cho chúng ta một&nbsp; tâm thức sâu sắc. Một đối tượng trần tục cho chúng ta một tâmthức trần tục. Một đối tượng tạm thời tạo nên một trạng thái thiền tạm thời. Một đối tượng sâu sắc, bất biến khiến cho thiền là bất biến. Các đối tượng khác nhau tạo ra các kết quả khác nhau, bạn thấy đấy.”</p>

<p>“Làm thế nào chúng ta có thể đạt được trạng thái thiền bất biến và sâu sắc?”</p>

<p>“Tập trung không nỗ lực vào một đối tượng sâu sắc.” Daaji trả lời. “Để&nbsp; đạt được điều đó, chúng ta phải thực hành. Không có mẹ thì không thể có con, và không có thực hành thiền sẽ không có trạng thái thiền.”</p>

<p>“Tôi thấy những người khao khát mới đến thường lo ngại khi thử tập thiền. Họ nghĩ họ sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý những ý nghĩ của mình.”</p>

<p>“Nhiều người nói rằng bản chất của tâm thức là không an tĩnh. Họ nói rằng trạng thái tự nhiên của nó là sự hỗn loạn. Tôi không đồng ý. Trên thực tế, tôi muốn xua tan quan niệm này .</p>

<p>“Tại sao quan niệm đó lại tồn tại cố hữu đến vậy ?”</p>

<p>“Nhiều vị thầy có uy tín đã tán thành quan niệm này. Theo tôi, họ đang bôi nhọ chính nghĩa. Nếu bạn tin rằng tâm thức&nbsp; vốn không an tĩnh, nó sẽ trở thành kẻ thù của bạn. Và bạn sẽ làm gì với kẻ thù?</p>

<p>“Chiến đấu với chúng.” Tôi trả lời.</p>

<p>“Và vì vậy thiền trở thành một cuộc chiến.” Ông nói. “Nó trở thành một bài tập đàn áp tâm thức. Nhưng những ý nghĩ và cảm xúc đã bao giờ ngăn bạn thưởng thức một bộ phim hay chưa?”</p>

<p>“Chưa.”</p>

<p>“Chúng đã bao giờ ngăn bạn thưởng thức một bữa ăn ngon chưa?”</p>

<p>“Chưa.”</p>

<p>“Và tại sao lại như thế?” Ông hỏi dồn.</p>

<p>&nbsp;“Một bộ phim hay thu hút sự chú ý của chúng ta.” Tôi trả lời. “Một bữa ăn ngon thu hút sự chú ý của chúng ta. Khi đó, chúng ta không để ý đến những thứ khác.”</p>

<p>“Chính xác.” Daaji nói. “Khi thứ gì đó thu hút và giữ sự chú ý của bạn lại, bạn sẽ không để ý đến những ý nghĩ không mong muốn. Bạn chỉ cần cho tâm&nbsp; thức thứ gì đó để&nbsp; thu hút sự tập trung của nó vào bên trong – thứ gì đó thực sự hấp dẫn. Khi đó, bạn sẽ thấy nó ổn định tự nhiên như thế nào, nó tập trung không nỗ lực như thế nào.</p>

<p>Thế nhưng, dường như chúng ta không có nhiều quyền kiểm soát&nbsp; điều này. Một số đối tượng hấp dẫn tâm trí, và một số khác chỉ đơn giản là không! Ví dụ, nếu con bạn say sưa học bài suốt cả ngày, có lẽ anh sẽ cảm thấy vui. Cậu ấy được thu hút vào một hoạt động tích cực. Nhưng nếu bạn thấy cậu ấy chơi điện tử trong 9 giờ liền, có lẽ bạn bắt đầu lo lắng. Trong cả hai trường hợp, con bạn thể hiện khả năng tập trung rất tốt. Nhưng thứ&nbsp; bạn quan tâm là đối tượng mà cậu ấy tập trung vào. Bạn quan tâm sở thích của cậu ấy nằm ở đâu.</p>

<p>Bạn thấy đấy, chúng ta không bị mất khả năng tập trung. Chúng ta&nbsp; tập trung không nỗ lực vào những thứ chúng ta thích. Nhưng chúng ta có thể lựa chọn sở thích không? Một số đối tượng dường như dễ dàng hấp dẫn chúng ta hơn những đối tượng khác. Lý do là những ấn tượng mà chúng ta mang chứa trong tâm thức&nbsp; – nhưng chúng ta sẽ khám phá chủ đề đó vào lúc khác. Dù sao, khi thứ gì đó hấp dẫn bạn, bạn&nbsp; gần như trở nên bị mê hoặc. Bạn hoàn toàn tập trung. Chỉ với một đối tượng mà bạn không quan tâm, bạn mới phải nỗ lực để tập trung.</p>

<p>Ví dụ, điều gì xảy ra khi bạn đọc một cuốn sách về chủ đề không chạm tới trái tim bạn? Tâm trí bạn lang thang mãi không tập trung được, phải không? Cuối cùng, anh nhận ra rằng anh không có ý niệm gì về những thứ mình vừa đọc. Anh xem lại cuốn sách cho đến khi mọi thứ bắt đầu trông quen thuộc. Để đọc xong cuốn sách, bạn thực sự phải tập trung!”</p>

<p>“Sự thích thú dẫn đến thành công còn áp lực thì không.” Tôi nói.</p>

<p>“Đúng vậy. Nếu thực sự thích thú một dự án, bạn chắc chắn sẽ thành công. Nếu không, bạn sẽ phải vật lộn. Không có sự thích thú, bất cứ việc gì cũng trở thành lực cản. Trừ khi tâm thức tìm thấy một ý tưởng hấp dẫn, nó sẽ không thích ở lại chủ đề đó. Nó sẽ tập trung vào thứ khác.”</p>

<p>“Chú tâm và tập trung không giống nhau phải không?” Tôi nhận xét.</p>

<p>“Tập trung thực sự không cần nỗ lực." Ông trả lời. “Nó xảy ra một cách tự nhiên. Chỉ khi nó không xảy ra theo cách của riêng nó thì chúng ta mới phải nỗ lực. Đó gọi là chú tâm – nỗ lực để tập trung .</p>

<p>Chúng ta định nghĩa thiền là liên tục nghĩ về một điều gì đó. Vì vậy, nhiều người nhầm nó với sự chú tâm. Nhưng thiền không phải là sự chú tâm. Chú tâm cần nỗ lực, trong khi thiền không cần nỗ lực, hoàn toàn không có áp lực.</p>

<p>Khi chú tâm, bạn phải sắp xếp tâm thức. Bạn tập trung vào một ý&nbsp; niệm duy nhất để loại trừ tất cả những ý niệm khác! Càng chú tâm cao độ, nhận biết của chúng ta càng trở nên có chọn lọc. Ở mức độ cao nhất, toàn bộ nhận biết&nbsp; của bạn tập trung vào một thứ duy nhất, loại trừ tất cả những thứ khác.&nbsp;&nbsp;</p>

<p>Điều này đòi hỏi nỗ lực! Thật không dễ để ngăn dòng suy nghĩ. Tâm thức có xung lượng tự nhiên. Nó muốn đi theo một hướng nhất định, nhưng bạn ép nó đi theo một hướng khác. Điều này giống như cố gắng chuyển hướng một con sông đang chảy xiết. Ngay cả khi bạn có thể buộc tâm thức phải phục tùng, bạn cũng phải duy trì điều đó! Giây phút chúng ta buông lỏng nỗ lực của mình, nó bật trở lại, giống như chiếc lò xo bị nén chặt. Bạn có thể duy trì cường độ nỗ lực như vậy trong bao lâu?”&nbsp;</p>

<p>“Mặc dù một số người đánh đồng thiền với sự tập trung, họ cũng cho rằng thiền có thể mang lại cảm giác thư giãn.” Tôi nói. “Họ cho rằng nó có thể mang lại cho chúng ta sự bình an.”</p>

<p>&nbsp;“Thiền có thể mang lại&nbsp; sự thư giãn hay bình an khi chúng ta nỗ lực quá nhiều để chú tâm không?” Daaji hỏi. “Vì vậy, chúng ta hãy quên sự chú tâm đi.&nbsp; Với thế giới vật chất, sự chú tâm có thể cần thiết, nhưng nó hoàn toàn thất bại trong cảnh vực tâm linh.</p>

<p>“Nhưng chúng ta định nghĩa thiền là một trạng thái tập trung.” Tôi nhắc ông.</p>

<p>“Tập trung không nỗ lực.” Daaji chỉnh lại. “Trong trạng thái như vậy, tâm thức bạn tự nhiên an định vào một ý niệm. Điều này tự nó xảy ra khi một đối tượng có khả năng thu hút và duy trì sự chú ý của bạn. Khi sự chú ý được thiết định, bạn ở trong một trạng thái gọi là sự đắm chìm. Đó là một từ khác để chỉ trạng thái thiền của tâm thức.</p>

bộ sói & gia vị - tập 13

bộ sói & gia vị - tập 13

<p>Sói &amp; Gia Vị - Tập 13</p>

<p>Sói và Gia vị (Ookami to Koushinryou/Spice and Wolf) là một series light novel đình đám được phát hành vào năm 2006 của tác giả Isuna Hasekura. Sói &amp; Gia vị đã tạo nên một cơn sốt cực lớn khi ở ngay những tập đầu tiên của series, bộ light novel này đã ghi tên mình vào hàng loạt bảng xếp hạng danh giá, cũng như đem lại doanh số bán ấn tượng (năm 2009, Sói &amp; Gia vị được ghi nhận là đã bán được khoảng 3,5 triệu bản).</p>

<p>Ra mắt cùng thời điểm với Cô gái văn chương (Bungaku Shoujo), bộ light novel ăn khách của nữ nhà văn Nomura Mizuki, nhưng trong khi Cô gái văn chương ở thời điểm mới ra mắt (2007) chỉ lọt vào top 8 bảng xếp hạng Kono Light novel ga Sugoi! thì Sói &amp; Gia vị đã chiếm ngôi đầu bảng xếp hạng, và đứng thứ năm trong hai năm liên tiếp sau đó. Cũng trong năm 2007, bảng xếp hạng này đã vinh danh Holo là Nhân vật nữ chính được yêu thích nhất năm.</p>

<p>Sau cơn náo động của vụ vận chuyển vàng lậu, Norah đã từ bỏ nghề chăn cừu và cùng Enek bắt đầu chuyến du hành, đi tìm một thế giới mới. Để thực hiện ước mơ trở thành thợ may, họ đã tìm về thị trấn Kuskov, vì nghe đồn rằng nơi đây đang rất cần nhân lực. Trên đường đi, Norah đã vô tình ra tay cứu giúp một vị Giám mục bị kẻ cướp tấn công. Không ngờ, đích đến của ông cũng là thị trấn mà Norah đang hướng tới. Thế nhưng, ở Kuskov, một nửa dân số đã qua đời vì dịch bệnh…? “Cô gái chăn cừu và hiệp sĩ đen” – Truyện ngắn đặc biệt ghi lại cuộc sống về sau của Norah, mà fan nhất định không thể bỏ lỡ!</p>

<p>Hơn thế nữa, trong tập này ta sẽ còn được thưởng thức chuyến hành trình của Holo và Lawrence thông qua ba truyện ngắn đặc sắc khác.</p>

<p>Bố cục sách:</p>

<p>Sói và đào ủ mật ong…</p>

<p>Sói và món quà màu hoàng hôn…</p>

<p>Sói và tiếng thở dài màu bạc…</p>

<p>Cô gái chăn cừu và hiệp sĩ đen…</p>

<p>Lời tác giả…</p>

<p>Trích dẫn:</p>

<p>“Vừa nãy tôi đã được đức Giám mục giao phó chuyện này. Chúng tôi muốn nhờ cô giúp một chuyện.”</p>

<p>Có lẽ bình thường, Ars là một người thợ thủ công ít nói và nghiêm túc với kỹ năng tuyệt vời, kiểu người mà sự ngoan cố chính là đặc trưng nổi tiếng nhất.</p>

<p>Ars vẫn trông xuống sàn nhà, sau đó mới lên tiếng, ngẩng đầu nhìn cô chủ một chút:</p>

<p>“Tôi bổ nhiệm cô làm mục sư phụ tá, nhân danh đức Giám mục…”</p>

<p>Đó chính là những lời vừa nãy đã được nói ra rồi.</p>

<p>Mặc dù nghe lần thứ hai giúp ta có thể bình tĩnh chấp nhận hơn một chút, thế nhưng ta vẫn hoàn toàn chẳng hiểu gì cả. Cô chủ cũng có vẻ giống như ta, nhưng cô không hoảng hốt, mà là hướng ánh mắt đầy nghi vấn về phía Ars.</p>

<p>“Thị trấn này đang lâm vào hiểm cảnh.”</p>

<p>Ars nhìn sang chỗ khác, ném ra một câu rồi quay mặt đi, chỉ có ánh mắt là trở lại quan sát cô chủ.</p>

<p>“Một thị trấn mang tên Rezul đang muốn tiếp quản thị trấn này.”</p>

<p>“…Tiếp quản ư?”</p>

<p>“Cô… lúc cô đến xưởng làm việc của tôi, chắc cô cũng đã thấy rồi đúng không? Trong thị trấn này đã không còn thứ nguyên vật liệu nào tử tế nữa rồi. Tất cả các hàng hóa thành phẩm có khả năng kiếm tiền được, đều đã bị bán rẻ cho đám thương nhân táo gan dám liều mạng đến đây rồi. Chẳng còn ai đến đây để bán bất cứ thứ gì nữa, thế nên giá cả của lúa mì và thịt thì tăng lên vùn vụt. Mọi người đều phá sản cả rồi. Rezul đã lợi dụng điều đó.”</p>

<p>Ngay đến cả những con thú lớn như gấu, một khi bị thương, cũng khó tránh khỏi số phận trở thành mồi săn cho những động vật khác.</p>

<p>Trong cuộc chiến đem cả tính mạng ra đánh cược ấy, nếu như thất bại, thì chỉ có nước rơi vào dạ dày đối phương mà thôi.</p>

<p>Dường như quy luật đó không chỉ tồn tại ở rừng núi và thảo nguyên.</p>

<p>“Mặc dù tình hình thị trấn như vậy, thế nhưng chỉ cần vẫn còn nguyên liệu thì thợ thủ công có thể làm việc, và các thương nhân sẽ có hàng hóa để bán. Nhưng nếu như không có tiền bạc, thì chúng tôi cũng hết cách. Thấy tình cảnh này của chúng tôi, Rezul đã đề nghị cho chúng tôi mượn tiền.”</p>

<p>Nhìn qua thì tưởng rằng đối phương đưa tay ra giúp đỡ, nhưng không ngờ rằng, bàn tay ấy hóa ra lại muốn kéo mình thẳng xuống địa ngục…</p>

<p>Những chuyện như vậy, ta rất hiểu.</p>

<p>Cứ nghĩ đến lý do tại sao anh chàng cho vay nặng lãi Johan lại bị người ta căm ghét đến mức đó là có thể biết được rồi.</p>

<p>“Thế nhưng, tại sao lại cần tôi trở thành… mục sư phụ tá?”</p>

<p>Cô chủ ngước mắt nhìn lên, hỏi.</p>

<p>“Bởi vì chúng tôi tuyệt đối không thể chấp nhận yêu cầu này được. Tuyệt đối không được. Nếu chúng tôi mà làm như vậy, thì thị trấn này nhất định sẽ bị tiếp quản. Chúng tôi sẽ phải trả lại số tiền mình đã vay, còn kèm thêm không biết bao nhiêu lãi suất nữa.”</p>

<p>Người khách tìm gặp Ars khi cô chủ đến xưởng làm việc của cô ta, không ai khác chính là Johan.</p>

<p>Có lẽ đại đa số những người trong thị trấn này đều đã nợ đầm nợ đìa. Những kẻ duy nhất được vỗ béo bằng cách săn đuổi những người thương tật sau dịch bệnh, chắc chỉ có Johan và lũ chó mà thôi.</p>

<p>Chắc hẳn tình trạng của thị trấn trở nên như thế này cũng là vì lý do ấy.</p>

<p>Tuy nhiên, đó vẫn không phải là câu trả lời cho câu hỏi của cô chủ.</p>

<p>Có lẽ Ars cũng nhận ra điều đó, thế nên cô ta lúng túng gãi gãi mũi, hít thở thật sâu, rồi tiếp tục nói:</p>

<p>“Chúng tôi rất mong cô có thể đảm nhận nhiệm vụ đàm phán với Rezul. Với tư cách là mục sư phụ tá.”</p>

<p>Cô nàng này vẫn không giải thích vào trọng điểm gì cả. Ta đoán cô ta thực sự rất vụng về trong chuyện ăn nói.</p>

<p>Tuy nhiên, vì khả năng xử lý mấy việc kiểu này của cô chủ cũng chẳng lớn hơn ngực của cô ấy là bao, thế nên từng mẩu thông tin nho nhỏ như thế, có lẽ vừa đủ để cô ấy tiêu hóa dần dần.</p>

<p>“Muốn đàm phán…”</p>

<p>“Đúng vậy. Nói thật thì nếu như để cho những tên thương nhân nào đó đi đàm phán, thì chắc hẳn là chúng tôi sẽ thua mất. Nếu tuyên bố rằng thị trấn này sẽ không bán hàng cho thị trấn kia nữa, thì tuyệt đối sẽ cãi nhau to. Thật sự rất nan giải. Chỉ cần bất cẩn một chút thôi là sẽ dẫn đến chiến tranh. Thế nhưng, nếu như có người của Giáo hội xuất hiện, tuyên bố mấy câu đại loại như ‘tuyệt đối không thể nào giao dịch được với những kẻ ngoại đạo bất tín như các người’, thì mọi chuyện lại khác. Bởi vì chẳng ai muốn gây chiến với Giáo hội cả. Như vậy, chắc chúng tôi sẽ có hy vọng thoát khỏi hiểm cảnh.”</p>

<p>Thì ra là vậy. Ta cũng đồng ý, và nhìn về phía Giuseppe – người vẫn đang nằm ngủ trên giường.</p>

bộ bộ sách sói & gia vị - tập 13 & 14 (bộ 2 tập)

bộ bộ sách sói & gia vị - tập 13 & 14 (bộ 2 tập)

<p>Bộ Sách Sói &amp; Gia Vị - Tập 13 &amp; 14 (Bộ 2 Tập)</p>

<p>Sói và Gia vị (Ookami to Koushinryou/Spice and Wolf) là một series light novel đình đám được phát hành vào năm 2006 của tác giả Isuna Hasekura. Sói &amp; Gia vị đã tạo nên một cơn sốt cực lớn khi ở ngay những tập đầu tiên của series, bộ light novel này đã ghi tên mình vào hàng loạt bảng xếp hạng danh giá, cũng như đem lại doanh số bán ấn tượng (năm 2009, Sói &amp; Gia vị được ghi nhận là đã bán được khoảng 3,5 triệu bản).</p>

<p>Ra mắt cùng thời điểm với Cô gái văn chương (Bungaku Shoujo), bộ light novel ăn khách của nữ nhà văn Nomura Mizuki, nhưng trong khi Cô gái văn chương ở thời điểm mới ra mắt (2007) chỉ lọt vào top 8 bảng xếp hạng Kono Light novel ga Sugoi! thì Sói &amp; Gia vị đã chiếm ngôi đầu bảng xếp hạng, và đứng thứ năm trong hai năm liên tiếp sau đó. Cũng trong năm 2007, bảng xếp hạng này đã vinh danh Holo là Nhân vật nữ chính được yêu thích nhất năm.</p>

<p>Bản combo 2 tập 13 và 14 của Sói và gia vị, với những câu chuyện thả thính bên lề của cặp đôi Lawrence và Holo trong chuyến hành trình đầy rẫy những đoạn hội thoại ngốc nghếch khi vẫn chỉ có 2 người trong chuyến hành trình ấy, cho tới mẩu truyện ngắn về cô gái chăn cừu nhận được rất nhiều sự yêu mến từ độc giả, đã từng cùng nhóm Lawrence trải qua một vụ náo động do buôn lậu vàng, về cuộc sống sau này của cô cùng chú chó trung thành dũng cảm Enek. Phần chính truyện của Sói và gia vị tiếp tục ở tập 14, khi cả nhóm quay ngược trở lại Lenos để hướng tới phương bắc. Với chiếc bản đồ mà Fran vẽ cho, những tưởng họ có thể thuận lợi tìm về quê hương Yoitsu của Holo. Nào ngờ, một biến cố bất ngờ xảy ra, sự vận động của dòng chảy hàng hóa cho lính đánh thuê cùng tin đồn về một cuốn sách cấm ghi chép lại kỹ thuật khai khoáng chỉ cho Lawrence thấy viễn cảnh Yoitsu sẽ bị xới tung lên để thực hiện mưu đồ cho những kẻ quyền lực. Và rất có thể khi ấy, Holo sẽ một lần nữa bị cuốn vào cuộc chiến với con người, kéo theo những hệ lụy mà anh không thể tưởng tượng được. Lawrence bị buộc phải đưa ra lựa chọn, hoặc tự mình ngăn chặn cuốn sách cấm kia đến tay những kẻ mang dã tâm và không thể cùng Holo tới Yoitsu, hoặc cứ lờ đi mọi chuyện mà đi cùng Holo tới Yoitsu với một nỗi bất an lơ lửng trước mặt. Đứng trước quyết định đau đớn này, cả Lawrence và Holo đều đưa ra lựa chọn của mình….</p>

bộ combo ở đây sửa kỷ niệm xưa - tập 3 và 4 (bộ 2 tập)

bộ combo ở đây sửa kỷ niệm xưa - tập 3 và 4 (bộ 2 tập)

<p>Combo Ở Đây Sửa Kỷ Niệm Xưa - Tập 3 Và 4 (Bộ 2 Tập)</p>

<p>1. Ở Đây Sửa Kỷ Niệm Xưa - Tập 3</p>

<p>Chỉ là thiếu mất chữ đấy thôi, ai cũng dặn lòng mình như thế trước tấm biển “Ở đây sửa kỷ niệm xưa” của tiệm đồng hồ nơi góc con phố họa chăng mới thấy bóng người. Vậy mà, dòng chữ tựa hồ chứa đựng phép thuật ấy lại như cơ duyên đẩy họ bước vào tiệm, vô tư giãi bày cả cõi lòng với anh chủ Shuji.</p>

<p>Và thật kỳ lạ, Shuji cùng cô bạn gái Akari rồi cả “anh chàng tiền cúng” Taiichi thật sự đã biến những kỷ niệm đau thương canh cánh trong lòng những vị khách thành những ký ức ngỡ chỉ có niềm vui. Rồi cũng từ&nbsp; hành trình đầy cảm xúc đó, sợi dây tình cảm của họ ngày càng thêm bền chặt.</p>

<p>2. Ở Đây Sửa Kỷ Niệm Xưa - Tập 4</p>

<p>Nơi con phố mua sắm đường Thần Xã Tsukumo như đang say giấc trong dòng thời gian của riêng mình, tấm biển kỳ lạ “Ở đây sửa kỷ niệm xưa” vẫn lẳng lặng góp nhặt biết bao kỷ niệm cho tiệm đồng hồ Iida.</p>

<p>Để rồi chính hành trình tìm về quá khứ, gỡ rối tơ lòng cho những vị khách cả vô tình lẫn hữu ý tìm đến tiệm đồng hồ của Shuji và Akari, với sự giúp sức từ Taiichi, đã thổi bừng sức sống cho con phố. Cũng như xóa tan lớp mây mù những bất an, hoài nghi, trăn trở về tương lai đang giăng kín trong lòng hai người, giúp họ dũng cảm bước tới tương lai với những kỷ niệm&nbsp; mới.</p>

bão giông mới là cuộc đời

bão giông mới là cuộc đời

<p>Chúng ta có luôn hài lòng với cuộc sống của mình không? Chư vị thánh hiền trong quá khứ dạy rằng nếu chia đời mình thành mười phần bằng nhau, ta thường chỉ thấy hạnh phúc một hoặc hai phần. Đức Phật cũng luôn dạy rằng đời là bể khổ. Dẫu không phải là đau khổ của sinh lão bệnh tử thì cũng không tránh được nỗi đau khi xa lìa người thân yêu, đối mặt với kẻ thù và không đạt được những điều mong muốn.</p>

<p>Một số người chỉ mong cầu thuận cảnh và không muốn đối mặt với khổ đau nằm ẩn trong những thuận cảnh đó. Điều này hoàn toàn phi thực tế. Cuộc sống luôn đầy bão giông và những chuyến đi gập ghềnh. Bên cạnh đó, nếu không có gió, sương, tuyết và mưa sẽ không có hoa nở vào mùa xuân hay trái ngọt vào mùa thu. Ngoài ra, rất nhiều người tin rằng lòng vị tha, nỗ lực vì hạnh phúc của người khác, không mang lại phần thưởng gì; họ không nhận ra rằng đó mới chính là phần thưởng xứng đáng nhất. Họ nghĩ rằng chấp nhận chân lý vô thường sẽ làm giảm ước muốn cháy bỏng và tham vọng của họ mà không hề nhận ra rằng sống với chân lý vô thường làm cho cuộc sống trở nên vi diệu hơn. Thay vào đó, họ dành thời gian lo lắng về tài sản và danh tiếng. Thật không may, không ai trong số họ được đảm bảo một cái chết an bình, nói gì đến hạnh phúc trong những đời tương lai. Chúng ta cần trở thành bậc thầy của nội tâm mình. Bất kể tình hình phức tạp thế nào hay cuộc sống không thể chịu đựng được ra sao, phương thuốc tốt nhất cho cuộc sống là thực hành những gì Đức Phật đã dạy.</p>

<p>Quyển sách Bão giông mới là cuộc đời tập hợp những bài viết và thuyết pháp của tác giả - nhà sư Khenpo Sodargye mang những thông điệp gần gũi, giản đơn mà lại đầy thuyết phục để người đọc có thể tự điều phục tâm, vượt qua những khổ đau của cuộc đời.

Hy vọng cuốn sách này có thể mang đến sự an dịu cùng hạnh phúc cho nhiều người hơn trong thời kỳ nhiễu loạn này.</p>

<p>Trích dẫn từ sách:</p>

<p>NẾU BẠN ĐEO ĐUỔI THỨ SAI LẦM, ĐAU KHỔ SẼ ĐEO ĐUỔI BẠN</p>

<p>Mọi thứ đều vô thường. Tất cả mọi thứ, kể cả thân thể, của cải, danh tiếng và các mối quan hệ, đều sẽ thay đổi. Chúng ta không thể mang theo những thứ này khi từ giã cuộc đời. Chỉ có tâm thức luôn theo chúng ta xuyên suốt cuộc đời và vào lúc chết. Ngày xửa ngày xưa có một thương gia nọ có bốn người vợ. Ông hết mực thương yêu người vợ thứ tư và luôn chiều theo ý cô. Người vợ thứ ba ông phải nỗ lực mới chiếm được trái tim nên lúc nào cũng kề sát bên và dành cho cô những lời nói ngọt ngào. Người vợ thứ hai là người bầu bạn tâm sự của ông và ngày nào ông cũng cùng cô trò chuyện. Còn người vợ cả giống như người giúp việc, luôn nghe lời ông và chưa từng than phiền bất cứ điều gì, nhưng trong trái tim ông, bà không hề có một vị trí thực sự. Một lần nọ, ông thương gia chuẩn bị đi đến một nơi xa xôi, hẻo lánh và ông hỏi người vợ nào sẽ đi cùng với ông. Người vợ thứ tư từ chối thẳng thừng.</p>

<p>Người vợ thứ ba lên tiếng: “Ngay cả cô vợ yêu quý nhất của ông cũng chẳng đi thì tại sao tôi lại phải đi?”</p>

<p>Còn người vợ thứ hai thì nói: “Tôi sẽ tiễn ông nhưng tôi không muốn đến một nơi xa xôi.”</p>

<p>Chỉ duy nhất người vợ đầu tiên đáp: “Bất kể ông đi đến đâu và xa xôi thế nào, tôi luôn sẵn lòng đi cùng với ông!”</p>

<p>Câu chuyện này có ý nghĩa gì? Người vợ thứ tư và cũng là người vợ yêu quý nhất của ông đại diện cho thân thể. Khi chúng ta còn sống, chúng ta thấy nó là thứ quan trọng nhất mình có nhưng vào lúc chết, nó sẽ không đi cùng chúng ta. Người vợ thứ ba đại diện cho của cải. Dù chúng ta nỗ lực làm việc bao nhiêu đi nữa, vào lúc chết, chúng ta cũng chẳng thể mang theo dù chỉ một xu. Người vợ thứ hai đại diện cho bạn bè và người thân của chúng ta. Khi chúng ta chết, cùng lắm họ chỉ có thể rơi nước mắt và chôn cất chúng ta. Người vợ đầu tiên đại diện cho tâm thức của chúng ta. Đó là thứ gần gũi nhất với chúng ta nhưng cũng là thứ dễ bị lãng quên nhất vì chúng ta luôn dành hết năng lượng của mình cho những thứ bên ngoài.</p>

<p>Đây là lý do tại sao một vị thầy từng nói: “Chúng ta thường có nhiều ý nghĩ lạ lùng: Chúng ta luôn mong ngóng đến ngày trưởng thành nhưng sau đó lại tiếc nuối thời thơ ấu đã trôi qua từ lâu. Chúng ta lao đầu vào kiếm tiền đến mức phát bệnh chỉ để sau đó lại tiêu hết tiền vào việc hồi phục sức khỏe. Cái chết luôn có vẻ còn xa nhưng khi chúng ta lìa đời thì dường như cuộc đời lại quá ngắn ngủi. Chúng ta liên tục lo lắng về tương lai mà quên mất hạnh phúc trong hiện tại.” Nếu chúng ta hiểu rằng tất cả mọi thứ luôn biến đổi – chúng hình thành khi duyên sinh và kết thúc khi duyên diệt – thì dù chúng ta đang có trong tay gì đi nữa, chúng đều sẽ có vẻ diệu kỳ. Chúng ta sẽ ngừng điên cuồng theo đuổi danh vọng và vật chất thế gian. Khi bất hạnh ập đến, chúng ta sẽ không bị rơi vào tuyệt vọng. Tóm lại, nếu chúng ta quen với sự thay đổi và chấp nhận nó, chúng ta sẽ ngưng đổ lỗi cho người khác về những vấn đề của bản thân, chúng ta sẽ thư giãn thân thể và cởi mở tâm hồn.</p>

<p>LẠC QUAN VÀ BI QUAN</p>

<p>Cách đây không lâu, một đệ tử tại gia gọi điện cho tôi và nói: “Thưa Khenpo, gần đây con thấy vô cảm và chán nản. Con nghĩ việc thay đổi môi trường có lẽ sẽ tốt cho con.” Việc này khiến tôi nhớ đến một câu chuyện.</p>

<p>Xưa kia có một người đàn ông sinh được hai cậu con trai và quyết định đặt tên là Lạc Quan và Bi Quan. Hai đứa trẻ lớn lên trong môi trường giống nhau nhưng tính nết lại rất khác nhau. Lạc Quan luôn vui vẻ bất kể gặp chuyện gì còn Bi Quan luôn thấy bức bối ngay cả khi mọi chuyện diễn ra tốt đẹp.</p>

<p>Một ngày, người đàn ông cảm thấy hối hận vì đã đặt những cái tên vô lý như vậy cho con mình. Để đảo ngược tình hình, ông quyết định bỏ Lạc Quan lên đống phân và Bi Quan lên đống trang sức cùng đồ chơi. Một lát sau, người đàn ông quay trở lại xem sự việc diễn ra thế nào. Ông ngạc nhiên khi thấy Lạc Quan đang thích thú khám phá đống phân và còn nói rằng: “Cha bảo con ở lại đây thì chắc hẳn phải có một kho báu quanh đây!” Trong khi đó, Bi Quan đang ngồi buồn bã giữa đống đồ trang sức và đã đập vỡ một nửa số đồ chơi. Khi nhìn thấy cảnh tượng này, người cha chợt nhận ra rằng để thay đổi tâm trạng thì thay đổi hoàn cảnh không thôi chưa đủ. Tất cả trải nghiệm đều là những phóng chiếu của chính tâm ta. Do trạng thái tinh thần khác nhau, quan điểm của chúng ta về cùng một đối tượng có thể cách xa nhau một trời một vực. Đó là lý do tại sao người ta nói rằng khi một người bi quan nhìn thấy bụi hoa hồng, anh ta sẽ ca thán về những chiếc gai còn người lạc quan sẽ hân hoan vì những bông hoa. Chúng ta có thể thử thay đổi môi trường nhưng chuyển hóa được nội tâm thì mạnh mẽ hơn nhiều.</p>

<p>Cuộc sống của chúng ta hạnh phúc hay khổ đau không phải do những yếu tố bên ngoài quyết định. Nhà văn Mỹ Ralph Waldo Emerson đã viết rằng: “Cuộc đời vui thú hay không là tùy vào con người chứ không phải vào công việc hay nơi chốn.” Sẽ có nhiều điều trong cuộc sống không diễn ra theo kế hoạch. Nếu bạn không thể đối mặt với các vấn đề, chỉ đổ lỗi cho mọi người và cố gắng tìm hạnh phúc bằng cách thay đổi điều kiện bên ngoài, thì bạn sẽ chỉ làm mình đau khổ mà thôi. Cho dù bạn ở trong hoàn cảnh nào hay cảm thấy thất vọng ra sao, tốt hơn là hãy điều phục tâm mình thay vì đổ lỗi cho hoàn cảnh. Làm như vậy tốt hơn bất kỳ điều gì.</p>

tàn khốc mới là thanh xuân

tàn khốc mới là thanh xuân

<p>Từ xưa tới nay người thế gian cũng thường dùng những lời tốt đẹp nhất để ca ngợi thanh xuân. Nhưng thanh xuân có lúc không như vậy, luôn có rắn độc nấp sau những khóm hoa diễm lệ. Cho nên thanh xuân cũng có mặt tàn khốc của nó – áp lực công việc, niềm bất an trong tình cảm, cảm giác vô định trong cuộc sống, sự đả kích của thất bại, nỗi cô đơn ấm ức khi bị lừa gạt… Những điều đấy đã khiến các bạn trẻ không tìm được phương hướng, thậm chí còn gây ra các hành vi rất cực đoan.</p>

<p>Một bộ phận giới trẻ ngày nay hay cho rằng Phật giáo là tôn giáo dành cho người già, tới bất kì ngôi chùa nào cũng thấy rất nhiều người già đang niệm Phật, dường như không liên quan gì tới giới trẻ. Đây là một lối suy nghĩ sai lầm. Thông qua quá trình tu học Phật pháp 30 năm nay, tác giả &nbsp;thấy rằng: Phật pháp vô cùng hữu ích cho người trẻ!</p>

<p>Tác giả vô cùng đau lòng mỗi khi nhìn thấy người trẻ vì những việc nào đó mà phiền não, bị giày vò, sống không bằng chết. Bởi vậy ông rất mong có thể đem những phương pháp của Phật giáo nói cho họ biết, nguyện cầu có thể giúp giới trẻ đủ dũng khí đối diện với sự tàn khốc của thanh xuân.</p>

<p>Thanh xuân là thời kì rất quan trọng trong cuộc sống, cũng chính là thời kì giới trẻ bước chân vào xã hội, thiết lập nhân sinh quan của mình. Nếu như định hình sai thì cả một đời chỉ có mưu đồ danh lợi, nhằm đạt được mục đích, lãng phí một kiếp người quý báu. Cho nên, con đường đời về sau nên đi như thế nào thì mọi người hãy suy nghĩ cho kĩ.</p>

<p>Bởi vậy, tác giả Khenpo Sodargye quyết định trích những nội dung thích hợp với giới trẻ từ những bài giảng trong những lần đi thuyết pháp và diễn giảng cho sinh viên, biên tập lại thành sách. Hi vọng thông qua sự chỉ dẫn của Phật pháp, người trẻ nhận ra được bản chất của cuộc sống, hiểu rõ được lí thủ – xả trong đời, có trí tuệ để xử lí mọi việc chứ không dừng ở những khẩu hiệu suông, lừa mình lừa người, trốn tránh hiện thực.</p>

<p>Các bạn trẻ thân mến, hãy đọc quyển sách này, vì một câu nói trong sách có thể đem lại rất nhiều điều chỉ dẫn cho bạn, soi sáng con đường của bạn trong tương lai.</p>

<p>Trích dẫn từ sách:</p>

<p>NHÌN KHẮP THẾ GIAN, KHÔNG AI KHÔNG KHỔ</p>

<p>Nhiều người khi còn đang học đại học không hề chuẩn bị kĩ càng cho tương lai, chỉ tưởng tượng mông lung rằng: “Chỉ cần học xong đại học là tôi có thể bước ra ngoài xã hội thể hiện tài năng, tự do làm công việc mình mơ ước, thích gì làm nấy!” Thực ra, khi bạn thực sự bước chân vào xã hội, bạn sẽ ngộ ra nhiều chuyện chưa từng nghĩ tới, ẩn giấu phía sau vinh quang và nụ cười sẽ là hiện thực xấu xí. Khi đó, nếu bạn không có sự trợ lực của tín ngưỡng hay chuẩn bị tâm lí kĩ càng, một khi lí tưởng và thực tế trái ngược nhau, bản thân sẽ cảm thấy bất lực khi đối diện với hiện thực. Lúc đó, giả sử nếu bạn có thể nhận ra: Nhân sinh vốn dĩ là khổ đau, nhưng có thể dựa vào phương pháp được đức Phật thuyết giảng để loại bỏ, thì bạn sẽ có thêm nguồn hi vọng rời xa khổ đau đạt được hạnh phúc, gặp phải nghịch cảnh cũng không cảm thấy bế tắc.</p>

<p>Đức Phật từng dạy chúng ta rằng: “Ba cõi không an, như ở trong nhà lửa”. Nhân sinh trên thế gian vốn dĩ khổ đau nhiều, hạnh phúc chẳng bao nhiêu. Điều này một số người có lẽ chưa nhận ra, tuy nhiên ta hãy thử tính xem: Mỗi ngày từ sáng đến tối, bạn vui vẻ mấy lần, đau khổ mấy lần? Hoặc sống đến bây giờ việc khiến bạn vui có bao nhiêu, chuyện buồn có bao nhiêu? Đừng cho rằng tiền tài, danh vọng hay địa vị có thể mang đến niềm vui. Elizabeth Taylor từng nói: “Đời tôi nhan sắc, danh tiếng, thành công, phú quý đều có cả, nhưng lại không hề cảm thấy hạnh phúc”. Tại sao lại như vậy? Một người nếu không biết hài lòng, hạn chế ham muốn, không có khái niệm “Thiện giả thiện báo, ác giả ác báo”, chỉ phụ thuộc mọi việc bên ngoài, thì không cách nào chống lại được khổ đau luân hồi. Ngày nay chưa chắc các bạn trẻ đã hiểu được chân lí này, nhưng đợi đến khi bắt đầu lăn lộn ngoài xã hội sẽ ngộ ra khổ mới là cuộc đời.</p>

<p>Ở nơi làm việc phải đối mặt với đủ kiểu cạnh tranh, về đến nhà phải đối diện với than phiền của người thân, bước ra cửa lại bực tức với việc tắc đường, thường ngày cũng có lúc tâm tình buồn bực vô cớ, có khi sức khoẻ có vấn đề hoặc cũng có lúc nhìn người khác đã thấy không vừa ý... Tôi thường nghĩ rằng: Sức mạnh mà Phật pháp mang lại cho tôi có đổi lấy bao nhiêu tiền bạc, danh vọng cũng không sánh được. Nếu không học Phật tôi cũng sẽ đối diện cuộc sống với tâm thế phàm tục, chắc chắn phải chịu vô vàn đau khổ. Ví dụ khi nảy sinh mâu thuẫn với người khác, nghĩ không thông rất dễ gây hấn hoặc thậm chí hận thù đối phương cả đời. Nhưng khi học Phật rồi phần lớn khổ đau đều có thể được giải trừ thông qua giáo lí nhà Phật, nhiều lúc cơ thể và tâm trí có thể được điều chỉnh ngay lập tức. Thậm chí có khi kết quả không nhìn ra ngay được, nhưng ít nhất tôi hiểu được rằng đau khổ bắt nguồn từ nghiệp lực của chính bản thân mình.</p>

<p>Bằng cách này, dù chuyện gì xảy ra ta vẫn sẽ vui vẻ đón nhận, bình tĩnh đối mặt, chứ không chìm đắm trong đau khổ, không cách nào thoát ra.</p>

<p>TRƯỞNG THÀNH TỪ KHỔ ĐAU</p>

<p>Thông thường mọi người đều cho rằng hạnh phúc và khổ đau là hai phạm trù riêng biệt, như nước với lửa không thể dung hoà. Nhưng có thể tìm ra hạnh phúc từ trong nỗi đau, nhìn rõ đau khổ tồn tại trong niềm vui, đó mới là bậc cao minh trí giả. Rất nhiều người khi nhắc đến đau khổ liền tránh như tránh tà mà không biết rằng nó cũng có mặt lợi. Đau khổ có thể làm tiêu tan cảm giác vượt trội, xua tan sự kiêu ngạo, giúp bạn biết thương cảm với nỗi đau của chúng sinh, giúp ta nhìn rõ chân tướng sự việc, hiểu được việc gì nên làm, việc gì không nên làm… Do đó khổ đau không phải là không có ích lợi, mấu chốt là bạn có thể tinh chế “dưỡng chất” từ nó hay không mà thôi.</p>

<p>Trong Phật giáo, cách đối mặt với đau khổ hoàn toàn không giống với nhân gian. Người đời rất sợ nghịch duyên và đau khổ, họ thường lui tới chùa chiền thắp hương bái Phật, xin Bồ tát phù hộ tránh bệnh bớt nạn, thăng quan phát tài, bình an hạnh phúc... Nhưng trong Phật giáo Đại thừa, chỉ có một cách có thể biến đau khổ thành hữu dụng.</p>

<p>Giả dụ như mắc bệnh vốn dĩ là việc vô cùng khốn khổ, nhưng Phật giáo dạy rằng có thể biến bệnh tật thành công đức. Có lẽ một số người không hiểu: “Mắc bệnh thì có ích lợi gì? Không thể nào như vậy được!” Thực ra bản thân chúng ta vốn cực kì ngạo mạn, không bao giờ để tâm đến bất cứ điều gì, nhưng nhờ việc lâm trọng bệnh, ta có dịp thể nghiệm sâu sắc nỗi khổ nhân sinh, đồng thời thay đổi hoàn toàn thái độ, bắt đầu chú ý để tâm tới những điều xung quanh, phương hướng sống cũng có những khác biệt rõ rệt. Khi đó, bệnh tật sẽ đem lại giá trị nhất định. Giống như Milarepa, chính vì bố mẹ bị bức hại, sau này ngài mới có thể đạt được thành tựu lớn như vậy. Do bị chiếm đoạt toàn bộ gia sản, nhằm trả thù nhà, Milarepa đi học huyền thuật và giết hại nhiều người. Sau khi gây ra tội lỗi nghiêm trọng như vậy, ông vô cùng ăn năn, cảm giác bản thân chính là kẻ ác nhân tàn độc nhất thế gian. Ông trải qua muôn vàn khổ hạnh để sám hối về tội ác mà mình đã gây ra, cuối cùng đã đạt được chứng ngộ tối thượng, trở thành nhân vật nổi tiếng lưu danh sử sách. Có thể thấy, nếu hiểu được lợi ích của đau khổ, ta sẽ thu được lợi ích to lớn. Vì vậy, chúng ta không nhất thiết phải ngày ngày cầu mong bình an, hạnh phúc, mà có thể ước nguyện có khả năng biến khổ đau, trắc trở, nghịch cảnh thành một điều giúp ích cho chúng ta. Nếu nghĩ được như vậy, dù cho kiếp nạn lớn thế nào, ta cũng có thể chuyển hoá thành hỉ sự.</p>

<p>Tôi từng đọc truyện kí về cuộc đời Marie Curie: Năm 19 tuổi, do bị ngăn cấm không được kết hôn với ý trung nhân, bà suýt nữa đã tự sát. Sau này bà quyết tâm biến nỗi bất hạnh đó thành động lực học tập nghiên cứu. Bà rời khỏi Ba Lan đến Đại học Paris nước Pháp, chuyên tâm nghiên cứu. Thời gian du học là quãng thời gian vô cùng khổ cực, mùa đông lạnh đến nỗi bà không thể ngủ nổi. Có lúc thời tiết quá khắc nghiệt, bà thậm chí phải lấy ghế chèn lên chăn để chống chọi lại cái lạnh thấu xương. Chính những năm tháng khốn khó ấy đã góp phần tạo nên sự nghiệp huy hoàng sau này của Marie Curie. Năm 1903, Marie Curie nhận giải Nobel Vật lí, năm 1911 giành được giải Nobel Hoá học. Một người phụ nữ nhỏ bé hai lần nhận giải Nobel thật hiếm có trong lịch sử. Lí do giúp bà đạt được thành công rực rỡ như vậy không thể không kể đến mối tình tan vỡ năm xưa cùng với những tháng ngày du học vất vả. Không có những khổ đau trước đây thì không thể nào có một Marie Curie tài năng xuất chúng sau này.</p>

<p>Balzac cũng từng nói: “Đau khổ là bước đệm của thiên tài, là gia tài đối với người có năng lực, còn đối với kẻ yếu lại là vực sâu thăm thẳm.”</p>

sống đẹp - bí mật của hạnh phúc (tái bản 2019)

sống đẹp - bí mật của hạnh phúc (tái bản 2019)

<p>Tủ Sách Sống Đẹp</p>

<p>Như những khoảng lặng cần thiết trong tiết tấu của cuộc sống, những câu chuyện trong cuốn sách này sẽ mang đến cho bạn cơ hội để suy ngẫm và rung động về những chuyện có thực, về những điều có thể nhỏ nhặt nhưng ý nghĩa với mỗi chúng ta. Những câu chuyện trong Tủ sách Sống đẹp là tình cảm, nỗi niềm tâm sự sẻ chia của đông đảo bạn bè trên thế giới, họ ở mọi tầng lớp trong xã hội nhưng có chung một mong muốn là đánh thức trái tim nhân hậu và tình yêu thương trong mỗi con người.</p>

<p>Hãy sát cánh bên nhau trong những giai đoạn khó khăn nhất của cuộc đời, hạnh phúc sẽ được nhân đôi khi bạn chia sẻ, đó là ước nguyện của những người thực hiện cuốn sách này. Bộ sách được tuyển soạn và biên dịch từ những câu chuyện chia sẻ của cộng đồng trên mạng Internet, gồm những câu chuyện về tình yêu thương, sự cảm thông sâu.sắc đã được hiện hữu đầy đủ từ những con người rất đỗi giản dị và gần gũi với mỗi chúng ta. Mỗi câu chuyện khép lại là những cảm nhận sâu sắc dành cho bạn đọc. Đó có thể sẽ là món quà, là tâm sự bạn muốn dành tặng những người yêu thương xung quanh mình.</p>

án mạng mười một chữ

án mạng mười một chữ

<p>Tình cờ phát hiện những điều bất thường sau cái chết thảm khốc của người yêu, nhân vật “tôi”, một nữ nhà văn viết tiểu thuyết trinh thám đã cùng bạn mình, Hagio Fuyuko, cũng là biên tập viên phụ trách sách của “tôi” quyết định điều tra về cái chết này. Trong quá trình điều tra hai người phát hiện người yêu của “tôi” đã từng gặp tai nạn lật thuyền trong chuyến du lịch đảo một năm trước. Và khi họ tìm tới những người cũng tham gia chuyến đi đó để tìm hiểu thì những người này cũng lần lượt bị sát hại. Cuối cùng “tôi” buộc phải tự mình phán đoán, điều tra để tìm ra chân tướng sự việc.

Án mạng mười một chữ cũng đã được chuyển thể thành phim truyền hình vào năm 2011.

GIỚI THIỆU TÁC GIẢ:

Higashino Keigo là tiểu thuyết gia trinh thám hàng đầu Nhật Bản với nhiều tác phẩm hàng triệu bản bán ra trong và ngoài nước, gặt hái vô vàn giải thưởng. Ông từng là Chủ tịch thứ 13 của Hội nhà văn Trinh thám Nhật Bản từ năm 2009 tới năm 2013.

Mỗi tác phẩm của ông đều có phong cách khác nhau, nhưng nhìn chung đều có diễn biến bất ngờ, khắc họa tâm lý nhân vật sâu sắc, làm nên nét riêng biệt trong chất văn của Higashino Keigo.</p>

ngày tâm ta an, sóng gió sẽ tan (tái bản 2020)

ngày tâm ta an, sóng gió sẽ tan (tái bản 2020)

<p>NGÀY TÂM TA AN, SÓNG GIÓ SẼ TAN – Cuốn sách chữa lành bán chạy nhất Trung Quốc năm 2017 - 禅心禅意过一生</p>

<p>PHIỀN NÃO trong đời được gói gọn trong 12 chữ:</p>

<p>“BUÔNG KHÔNG NỠ, NGHĨ KHÔNG THÔNG, NHÌN KHÔNG THẤU, QUÊN KHÔNG N­ỔI! “</p>

<p>Bởi vậy mà, biết bao sóng gió ngày ngày vẫn kéo đến bên ta. Chúng ta thường nhìn vào kẻ khác để so sánh, để dao động, để hơn thua, cũng có nghĩa ta đã tự đặt mình vào một cuộc đua khốc liệt.</p>

<p>Có mệt mỏi không? Ừ Có!</p>

<p>Khi đã mệt mỏi, đi qua những nông sâu chốn hồng trần, ta chỉ mong mỗi sớm thức giấc thấy lòng xanh như lá, bỏ lại những phù phiếm xa hoa, đón lấy niềm an lạc.</p>

<p>Liệu ta có làm được không? Khó đấy, vì ta khao khát muốn được bình yên mà không nhận ra rằng:&nbsp;Ngày tâm ta an, sóng gió sẽ tan. Ta không thể đòi hỏi sự tự do từ bên ngoài trong khi thâm tâm chưa tự tại. Chỉ khi BUÔNG ĐƯỢC, NGHĨ THÔNG, NHÌN THẤU, QUÊN NỔI, ta mới thấy tâm mình bình an. Những trang sách bảo ta rằng:</p>

<p>Cuộc đời này, như một đám mây, mỗi kẻ nhìn vào mà hình dung một hình dáng cho mình.

Cuộc đời này, như một câu hỏi mở, mỗi kẻ đều có đáp án của riêng mình.

Cuộc đời này, như một tách trà, mỗi kẻ sẽ có cách thưởng thức riêng.</p>

<p>Cuộc sống chính là sự thảnh thơi, vui vẻ. Thay vì gồng mình lên cố gắng, hãy để mọi chuyện trở nên tự nhiên, thong dong. Nếu quá mệt mỏi, hãy ngồi xuống, thưởng một ngụm trà, ngắm một nhành hoa, an yên sống. Nếu lòng người quá rộng như hư không, thì hãy để tâm ta lắng lại.</p>

<p>Cuốn sách chữa lành bán chạy nhất Trung Quốc năm 2017 nay đã được ra mắt bạn đọc Việt với tên gọi “Ngày tâm ta an, sóng gió sẽ tan”. Hy vọng cuốn sách là người đồng hành thân thiết với bạn trên hành trình đạt đến sự an vui từ nội tâm. Để ai có duyên đọc nó sẽ nhẹ nhàng đi qua nỗi mênh mông của kiếp người.&nbsp;</p>

bộ ẩn tàng thư dantalian - tập 4

bộ ẩn tàng thư dantalian - tập 4

<p>Ẩn Tàng Thư Dantalian - Tập 4</p>

<p>Thế gian luôn tồn tại những tri thức không được phép biết đến. Chúng được ghi chép trong ảo thư, những cuốn sách nguy hiểm có khả năng làm xáo trộn luật nhân quả và những quy tắc của thế giới này. Thế nhưng, vẫn có những người chẳng thể nào kháng cự lại được sự hấp dẫn của chúng , và không rõ tự bao giờ, họ đã vượt qua ranh giới, bị những cuốn ảo thư chi phối và lạc lối. Chính vì vậy, thư viện mê cung - Ẩn tàng thư Dantalian – mới tồn tại nhằm phong ấn những cuốn ảo thư đầy quyền lực ấy…</p>

<p>Một cuốn ảo thư kỳ lạ đang lưu lạc nơi nhân gian, tình cờ lạc vào tay tên sát nhân hàng loạt Benjamin Diffring và giúp hắn vượt ngục. Có tin đồn rằng Diffring mang theo cuốn ảo thư ấy và xâm nhập vào một trường nội trú nằm ở ngoại thành, gây nên những vụ mất tích liên tiếp. Lần theo những tin đồn ấy, Huey và Dalian ghé thăm ngôi trường nọ. Tại đây, họ gặp gỡ cô nữ sinh Jessica, người cũng đang truy tìm tung tích Diffring, kẻ tình nghi gây nên sự mất tích của bạn cô. Từ những manh mối Jessica thu thập, Dalian và Huey đã giăng nên một cái bẫy để đối phó với tên tội phạm xuất quỷ nhâp thần.</p>

<p>Cuộc phiêu lưu truy tìm và phong ấn những cuốn ảo thư mạnh mẽ đầy quyền năng trong nhân thế của công chúa đọc sách Dalian và chàng kiện thủ Huey đã bước sang tập thứ tư.</p>

<p>Thaihabooks trân trọng giới thiệu!</p>

<p>Về tác giả:</p>

<p>Mikumo Gakuto</p>

<p>Sinh ra ở tỉnh Oita, sinh sống tại thành phố Yokohama. Chủ yếu viết tiểu thuyết. Về tác phẩm gần đây có thể nhắc đến Asura Crying tiểu thuyết dài kỳ thuộc Dengeki bunko.</p>

<p>Minh họa bìa</p>

<p>G-Yusuke</p>

<p>Bố cục sách:</p>

<p>Chương 1: Cuốn sách trắng</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Chương 2: Ảo khúc</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Chương 3: Cuốn sách đan duyên</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Chương đặc biệt 1: Cuốn sách thôi miên</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Chương 4: Nhà điều chế hương</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Chương đặc biệt 2: Những trắc trở của gia tinh</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Chương 5: Kẻ cắp ảo thư</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Trích dẫn:</p>

<p>"Kẻ này là Benjimin Diffring sao...?"</p>

<p>Huey chĩa khẩu súng về phía Diffring nhưng không hề kéo cò. Loại súng này không có khả năng ngắm bắn chính xác cao, nên rất ít ưu thế khi phải cận chiến với kẻ cầm dao. Nếu không thể tạo ra vết thương chí mạng cho địch thủ ngay phát bắn đầu tiên, anh hoàn toàn có khả năng bị lật ngược tình hình, rơi vào thế yếu và bị giết.

Huey nắm rõ điều này, nên anh mới chờ Diffring hành động trước để tìm sơ hở của hắn. Nhưng cũng chính vì vậy, Diffring vẫn chẳng động cựa chút gì.

Sự tĩnh lặng như đông cứng cả không khí chỉ diễn ra trong một tích tắc.

"Hi...!"

Diffring nhảy tới. Lực dậm nhảy hoàn toàn không phải của người thương. Chỉ bằng một cú nhảy đã phóng lên trên đầu Hueye, gã giáng con dao xuống từ góc chết của anh.

"Chậc."

Huey dùng thân khẩu súng lục chặn lấy mũi dao. Gương mặt vẫn thường trực nụ cười của Diffring thoáng nhăn nhím lại với chút bàng hoàng. Chắc gã không nghĩ nổi ở chốn này lại có kẻ ngăn được cú tấn công đoạt mạng của mình.

Một âm thanh chát chúa vang lên khi hai thanh kim loại va vào nhau, Huey đánh văng Diffring. Jessica chỉ biết ngẩn ra nhìn chiêu thức phòng thủ trong thoáng chốc đó. (Còn nữa)</p>

Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

Liên Hệ