<p>Cho Là Nhận - Từ Trái Tim Tới Trái Tim</p>
<p>Cuốn sách gồm có 4 chương chính</p>
<p>Chương 1: Cuộc sống giác tính</p>
<p>Chương 2: Điệu Tango người - ta</p>
<p>Chương 3: Dùng chánh niệm hàng phục phiền não</p>
<p>Chương 4: Không nhất thiết phải cùng chết</p>
<p>Có câu “nhìn người khác gặp nạn tôi lo lắng khôn nguôi, không phải vì lo cho người khác mà lo cho tương lai của chính mình”. Chúng ta nên học cách thấu hiểu, cảm thông cho nỗi mong mỏi của người khác, tu tập trong nhân gian chỉ có vậy thôi.</p>
<p>Vì sao chúng ta cần đọc và lĩnh hội đạo lý từ cuốn sách này?</p>
<p>Mọi người vẫn nghĩ Phật tâm là thứ cao thượng vô ngần, nào có ngờ đâu tấm lòng cảm thông, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác chính là Phật tâm. Phật tâm là từ bi, là đạo đức, là thiện mỹ. Cái gọi là “tự tâm tức Phật, tức Phật tự tâm” chỉ đơn giản vậy thôi.</p>
<p>Sau khi kết hôn, vợ chồng ngày đêm chung sống, nếu không thể so tâm thấu hiểu nhau thì làm sao duy trì được tình yêu? Cha mẹ con cái sống chung dưới một mái nhà lại có khoảng cách thế hệ, nếu không thấu hiểu từ tận trái tim thì sao có thể thông cảm cho nhau và an cư lạc nghiệp? Trong xã hội, nếu các giai cấp học giả, nông dân, công thương nghiệp, binh lính, công giáo, chính khách, dân thường không thể cảm thông cho nhau thì làm sao có thể chung sống hòa thuận? Chỉ khi học được cách thấu hiểu từ tận sâu trái tim và cảm thông lẫn nhau, con người mới có thể bao dung, tôn trọng và quý mến nhau. Như vậy, cảm thông không phải là điều tốt đẹp hơn cả vinh hoa phú quý, tư tưởng đồng lòng hay sao?</p>
<p>Từ cuốn sách Cho là nhận: Từ trái tim tới trái tim bạn có thể ngộ ra được điều gì?</p>
<p>Điều đáng sợ nhất trong cuộc sống là không chịu thừa nhận sai lầm, thậm chí không biết mình sai ở đâu. Con người không sợ mắc sai lầm, có câu “biết sai mà sửa, còn cái thiện nào lớn hơn”. Một người không chỉ phải học khả năng phát hiện sai lầm ở đâu mà còn phải có dũng khí đối mặt với chúng. </p>
<p>Cảm xúc không ổn định tựa như cái bàn chỉ có ba chân lại thiếu một chân, sức chống đỡ không đủ, nền tảng không tốt đương nhiên sẽ không vững. Con người cũng vậy, nếu tâm trí không khỏe mạnh, cảm xúc không ổn định, bạn dễ cảm thấy mọi thứ trên đời đều không công bằng, có nhiều bất mãn với cuộc sống hoặc sẽ cảm thấy chán nản, bực bội, thậm chí ghen tị với người khác. </p>
<p>Khi kết bạn với mọi người, đừng chỉ nghĩ đến việc nhờ cậy người khác, tính toán xem đối phương mang lại lợi ích gì cho mình, cứ ôm khư khư tâm lí ích kỉ này thì không thể kết giao bạn bè với ai cả. Kết bạn với người khác thì nên nghĩ cách mang lại niềm vui, sự hạnh phúc và lợi ích song phương. Trong quan hệ bạn bè, thật là vô đạo đức nếu cứ nhất mực toan tính xem bạn bè có thể đem lại lợi ích gì cho mình.</p>
<p>Hòa đồng với mọi người, không so sánh, không tị nạnh. Hầu hết các rắc rối đều đến từ sự so sánh và tính toán. Nếu không so sánh hoặc không tính toán đương nhiên sẽ gặp ít phiền não hơn. Phiền não tìm đến, người tốt hơn mình, mình chúc phúc cho người. Có rất nhiều điều trên thế giới này, bạn chỉ cần nghĩ rộng ra, nhìn xa hơn, không ghen tị, tự nhiên cũng không có phiền não gì nữa. Đối xử tử tế với mọi người và làm theo “phong trào ba việc tốt” (làm việc tốt, nói lời hay, có ý tốt), bạn sẽ gặp ít phiền não hơn. Vì bạn làm việc tốt, nói lời hay và có ý tốt, người khác sẽ khen ngợi, tôn trọng bạn và tất nhiên sẽ không có phiền não gì cả.</p>
<p>Không cưỡng cầu, không cố chấp. Đừng yêu cầu người khác phải làm một việc nào đó, cũng đừng bao giờ yêu cầu người khác phải làm theo cách của bạn. Con người vốn có cá tính và tự do riêng, nếu nổi giận khi người khác làm chuyện trái ý bạn, phiền não sẽ nhân lúc tâm trí bạn yếu đuối, ngu muội, vô minh tràn vào xâm chiếm, tác oai tác quái.</p>
<p>Trích dẫn lời răn từ cuốn sách Cho là nhận: Từ trái tim tới trái tim</p>
<p>Hiểu người khác là đạo cảm thông, bao dung người là đạo hòa hợp. Chấp nhận người khác là đạo tập thể, quan tâm người khác là đạo yêu thương.</p>
<p>Ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp quan trọng của con người, nếu sử dụng không đúng cách, nó sẽ trở thành một vũ khí gây sát thương nghiêm trọng. Nói những điều tốt đẹp, khen ngợi đúng mực mang lại niềm vui cho mọi người cũng là một kiểu tu hành.</p>
<p>Sức mạnh của giới luật có thể chống lại lòng tham. Sức mạnh của định lực có thể chống lại thù hận. Sức mạnh của trí tuệ có thể chống lại ngu dốt</p>