từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín

từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín

Từ Giờ Thứ Sáu Đến Giờ Thứ Chín

“Không theo con đường của hai tiểu thuyết Đất trời vần vũ và Ngược mặt trời với lối viết huyền ảo tạo ra chỗ đứng vững chãi trong làng văn, Nguyễn Một quay trở lại với mảnh đất hiện thực của riêng mình, kiên nhẫn đào sâu hơn xuống những tầng vỉa mới của sự phi lý gây nên bởi chiến tranh. Câu chuyện dàn trải, nhiều tuyến nhân vật, nhiều sự kiện đan cài, nhiều số phận, nhiều góc nhìn, nhiều nỗi đau buồn, nhiều sự vu vơ...

Nếu xét trên tiêu chuẩn hình thức mang tính cổ điển, thì tiểu thuyết mới nhất đang được nói tới của Nguyễn Một có vẻ giống như hồi ký. Những tư liệu lịch sử, những diễn ngôn của các nhân vật điều hành chiến tranh, tác phẩm được trích dẫn của các nhà văn nhà thơ, nghệ sĩ nổi tiếng… đã vô tình “chứng thực” điều này.

Nhưng, lại “nhưng”, nếu mọi thứ đều phải theo ý độc giả, thì hóa ra chẳng cần đến các sáng tạo cá nhân. Giống như hồi kí nhưng không phải là hồi kí cũng chính là một thủ pháp. Và Nguyễn Một công khai dùng thứ thủ pháp này bền bỉ, tự tin nhất, trong tác phẩm của anh. Xét cho cùng thì không gì hiện thực hơn chiến tranh nhưng bản thân nó lại là sản phẩm của hư cấu. Bịa ra cuộc chiến (như chúng ta vẫn đang thấy), tô vẽ cho nó, khoác cho nó các danh nghĩa, các mục đích mĩ miều, để hợp pháp hóa, hoặc tự huyễn mình về tính cần thiết của hành động tàn phá, giết chóc…chính là sự hư cấu khủng khiếp nhất.

Bám vào điểm tựa nghệ thuật này, Nguyễn Một chủ động xóa nhòa giữa hiện thực và hư cấu. Hiện thực giống như bịa, trong khi thứ tưởng bịa lại là hiện thực. Cứ thế nó đưa mỗi bạn đọc vào cuộc chiến của riêng mình. Khi đó mỗi bạn đọc là một chiến binh tham gia cuộc chiến. Họ là (bị tác giả biến thành) một bãi chiến trường ngổn ngang bom đạn, máu me. Họ vừa là phe này, vừa là phe kia, vừa thấy mình chính nghĩa, vừa thấy ngay ở mỗi hành động chính đáng một sự phi lí kinh hoàng. Nỗi dằn vặt lớn là họ sẽ luôn phải đưa ra vô số quyết định về mặt đạo đức và tất cả đều khi đã ở chân tường.

Ý nghĩa nhân văn lớn lao nhất mà ta nhận được sau khi khép lại cuốn sách, là lời kết án: Chiến tranh, mi đừng có sinhra trên thế gian này!

Tôi nghĩ đây là cuốn tiểu thuyết nên đọc bởi không chỉ là câu chuyện tình dang dở mà qua đó, Nguyễn Một đã kỳ công đưa lại cho chúng ta những “nỗi đau” của người dân trong cuộc chiến…” (Tạ Duy Anh)

nước non vạn dặm - tập 4 - đường lên điện biên

nước non vạn dặm - tập 4 - đường lên điện biên

Nước Non Vạn Dặm - Tập 4 - Đường Lên Điện Biên

“Bộ tiểu thuyết 5 tập về Hồ Chí Minh của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã bước tới tập thứ 4 với tên gọi “Đường lên Điện Biên”.

Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã viết trong tập 3 - Từ Việt Bắc về Hà Nội “Một lần nữa, lời của Vladimir Ilich Lenin vang lên trong tâm trí Hồ Chí Minh “Giành được chính quyền đã khó, giữ được chính quyền còn khó hơn”. Chặng đường phía trước sẽ vô cùng gian nan, thử thách đòi hỏi một trí tuệ, một ý chí, một bản lĩnh phi thường để vượt qua tất cả những giới hạn thông thường , đi tiếp và hướng tới chân trời tươi sáng”. Và trong tập 4, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã triển khai tinh thần ấy. Đấy là một giai đoạn chồng chất khó khăn, thách thức và hiểm nguy đối với cách mạng Việt Nam, đối với Nhà nước non trẻ của chúng ta, đặc biệt đối với người đứng đầu, người chèo lái con thuyền vượt thác ghềnh, bão dông là Hồ Chí Minh. Giặc ngoại xâm, giặc nội xâm, nạn đói, nạn mù chữ, những vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng, vấn đề đoàn kết dân tộc, những “đại thần” của chế độ cũ, thậm chí cả những vấn đề của các nước cộng sản anh em như Liên Xô, Trung Quốc như một “trận đồ bát quái” trùng trùng điệp điệp bao vây chính quyền cách mạng. Nếu người đứng đầu không đủ khát vọng cho dân tộc mình, không đủ trí tuệ, không đủ ý chí và bản lĩnh thì có lẽ lịch sử đã rẽ sang một con đường khác. Tất cả những thách thức và hiểm nguy đó được nhà văn Nguyễn Thế Kỷ dựng lại một cách sống động và chắc tay.

Đường lên Điện Biên không chỉ dựng lên một giai đoạn đầy thách thức, đầy hiểm nguy đối với cách mạng và đất nước mà còn dựng lên một con người vĩ đại mà khiêm nhường biết sống vì con người, vì dân tộc, vì nhân dân. Lịch sử của đất nước ở giai đoạn đặc biệt đó thật kỳ vĩ và nhiều biến động, nhiều góc khuất và cả những bất biến vốn có. Nhưng văn học đã làm cho lịch sử đó sống lại và đi cùng các giai đoạn lịch sử khác như một chân lý, như một người đồng hành trung thực và tin cậy, như một nền tảng tối thượng để từ đó tạo ra những trang sử mới của đất nước, những trang sử của tình yêu cao cả, cuả trí tuệ siêu việt, của giấc mơ lớn lao, kiêu hãnh và của một ý chí không gì khuất phục được. Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã thực sự mang lại những điều quý giá đó trong những trang viết của mình.” (Trích dẫn trong bài mở đầu sách của Nhà văn Nguyễn Quang Thiều)

sẽ mang theo

sẽ mang theo

Sẽ Mang Theo

Nhà văn Dạ Ngân tên thật là Trần Hồng Nga, sinh năm 1952, quê gốc ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Bà là hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Dạ Ngân bắt đầu viết văn từ năm 1980, có 9 năm làm báo trong chiến khu Tây Nam Bộ, đến nay, đã xuất bản 8 tập truyện ngắn. Năm 2025, Dạ Ngân ra mắt bạn đọc tập truyện ngắn thứ 9 “Sẽ mang theo”.

“Khởi đầu ở Cần Thơ – nơi tôi có 17 năm làm báo và nuôi con, truyện ngắn là thể loại thử sức và yêu thích. Những truyện làm nên dấu ấn Dạ Ngân đều được sinh thành ở đó, thiêng liêng, quan trọng: “Con chó và vụ ly hôn”, “Dù phải sống ít hơn”, “Trên mái nhà người phụ nữ”, “Nhà không có đàn ông”… Tôi vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 1987, khi Hội đoàn trong trẻo thôi thúc và nhiều sinh khí.

15 năm ở Hà Nội, một giai đoạn trung niên chín cùng thời vận mở và những va đập tất yếu của đất Thủ đô cho tôi nhiều cảm hứng với tiểu thuyết và truyện dài.

Về hưu và ổn định ở Sài Gòn, tôi trở lại với truyện ngắn một cách đều đặn, thú vị với tâm thế không áp lực làm nghề hay tranh giải thưởng gì cả. Trong tập này, hơn phân nửa được viết ở Sài Gòn, khoan hòa, sâu lắng, thong dong.

Đây là tinh tuyển với con số 21 trong tổng số hàng trăm truyện đã viết mấy chục năm qua. “Sẽ mang theo” là truyện viết 2020, cuối cùng, cái duyên thời gian ngẫu nhiên khi tôi đinh ninh sẽ không viết truyện ngắn nữa. Tôi mãn nguyện với việc chọn này và mời gọi bạn đọc và rằng, rằng nhất định tôi cũng sẽ mang theo – niềm vui nỗi buồn và vinh hạnh của một đời viết.” (Dạ Ngân)

vũ khoan tâm tình gửi lại

vũ khoan tâm tình gửi lại

Vũ Khoan Tâm Tình Gửi Lại

Vũ Khoan tâm tình gửi lại là cuốn sách tập hợp khoảng 50 bài báo, bài viết và phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Khoan, chủ yếu trong khoảng từ năm 2015 – 2023.

Sách gồm 2 phần và 1 Phụ lục.

Phần 1 có tiêu đề “Ngoại giao Việt Nam và Thế giới”: tập hợp một số tác phẩm báo chí, bài viết có nội dung về việc thực hiện đường lối chính sách đối ngoại, tình cảm gắn bó tha thiết của Phó Thủ tướng với nghành ngoại giao và công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước, những nhắn gửi chân tình của một người anh, người thủ trưởng tới lớp cán bộ trẻ, những tương lai của đất nước.

Phần 2 có tiêu đề “Khát vọng Việt Nam: cơ hội và thách thức trong cục diện thế giới mới”: tập hợp một số tác phẩm báo chí, bài viết về những vấn đề nóng và được dư luận quan tâm trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, những kỳ vọng của ông đối với thế hệ trẻ.

Phần phụ lục “Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Vũ Khoan trong lòng gia đình, đồng chí, bạn bè” dành những lời tri ân tưởng nhớ ông Vũ Khoan, người “luôn mang hết trí tuệ, tâm huyết, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng vào những vấn đề lớn của đất nước, nhất là lĩnh vực ngoại giao, thương mại, hợp tác quốc tế…, là nhà lãnh đạo ngoại giao xuất sắc, đầy bản lĩnh, nhà nghiên cứu và lý luận sâu sắc, có tầm nhìn xa trông rộng, tư duy biện chứng, phương pháp làm việc khoa học, thấu hiểu quy luật vận động của thời cuộc”. (Trích Điếu văn)

Xin trân trọng giới thiệu Vũ Khoan – tâm tình gửi lại với mong muốn chuyển đến bạn đọc những tác phẩm báo chí tâm huyết để khi lật từng trang sách ta không chỉ có thể cảm nhận hơi thở nóng hổi của thời cuộc mà còn như thấy hiển hiện chân dung của một nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược, một nhà ngoại giao tài ba, một cây bút sắc sảo, một người bạn lớn chân thành và gần gũi: ông Vũ Khoan.

Kính mời Quý độc giả đón đọc.

giọt nước thầm giữa những thời đại thi ca

giọt nước thầm giữa những thời đại thi ca

Giọt Nước Thầm Giữa Những Thời Đại Thi Ca

Giọt nước thầm giữa những thời đại thi ca là cuốn Chân dung văn học – đàm luận văn chương thứ ba do nhà thơ Khuất Bình Nguyên, hội viên Hội nhà văn Việt Nam biên soạn.

Tiếp theo Giọt nước trong lá sen và Giấu vàng trong gió thu, tập thứ ba này hoàn thành bộ sách ba tập được nghiên cứu biên soạn trong khoảng 10 năm từ 2012 đến 2022, tỏ rõ sự lao động nghiêm túc và tình yêu văn chương nhiệt thành của tác giả. Giọt nước thầm của những thời đại thi ca giành ba bài viết về các nhà thơ đặc sắc thời kỳ Trung đại. Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Trần Tế Xương, như để khẳng định những bước ngoặt phát triển của lịch sử văn chương Việt Nam. Các nhà thơ, nhà văn hiện đại được đề cập đến ở tập sách thứ 3 này cũng như các tập trước thường có số phận tiêu biểu cho sự cống hiến hết mình của họ trong những bước đi đầy thử thách và thường ẩn chứa niềm trắc ẩn không nguôi của lẽ đời với vận hạn văn chương, từ đó toả ra ân tình và sự trân trọng của người viết với những đời văn. Hàn Mặc Tử, Hoài Thanh, Thâm Tâm, Phùng Quán, Lưu Quang Vũ, Hữu Thỉnh, Nguyễn Trí Huân, Nguyên Sa, Bùi Giáng, Nguyễn Huy Thiệp, Trần Vàng Sao, Nguyễn Quang Thiều, Trần Đăng Khoa…

Sử dụng thể văn thi thoại, với một thi pháp phê bình tuỳ bút, tác giả làm nên những bức chân dung nhà văn đầy biểu cảm nhằm tôn vinh nhân cách và phẩm giá nhà văn Việt Nam.

đi tìm công lý (tái bản 2023)

đi tìm công lý (tái bản 2023)

Đi Tìm Công Lý

Hơn 30 bài viết trong cuốn sách này đều có nhân vật trung tâm là con người, trong đó, có tới 22 bài viết về những con người có quyền trong việc tìm kiếm và thực thi công lý. Có thể thấy trong 22 bài viết này biết bao câu chuyện cảm động về những nhân cách lớn trong ngành Tòa án được Nguyễn Phan Khiêm kể lại: Các Chánh án tối cao mà tên tuổi đi vào lịch sử ngành tư pháp Việt Nam và các chánh án ở địa phương trên cả nước, là chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, là thẩm phán các cấp từ trung ương tới địa phương, từ thủ đô tới những miền quê xa xôi, hay nhà khoa học trong ngành Tòa án - họ là đại diện của lương tri và phẩm giá, hiểu biết và thấu cận nhân tình, là nơi gửi gắm hy vọng của biết bao người gặp oan khuất trong đời. Là những người có cái đầu lạnh và trái tim nóng, trên cương vị công tác, họ đã vượt qua biết bao thử thách để bảo vệ ánh sáng của công lý, đưa công bằng tới cho muôn dân.

Tuy nhiên, các bài viết của Nguyễn Phan Khiêm còn cho thấy những góc khuất trong đời, mà ở đó, người có quyền cũng phải đợi đơn đi kêu oan, người liêm chính luôn bị cảm giác cô đơn, người được quyền thực thi công lý mang nỗi đau khi biết người dân bị oan mà không giải quyết được. Cái khó của xã hội loài người hiển lộ ở muôn vàn sắc thái nhân sinh, có hệ thống nào đủ minh bạch và hoàn hảo để vượt qua những ngóc ngách đó. Ngòi bút của Nguyễn Phan Khiêm ở đây, bên cạnh thể hiện sự ngưỡng mộ khâm phục, là trĩu nặng ưu tư.

Thông qua các câu chuyện khô khan về các vụ án, Nguyễn Phan Khiêm cho độc giả thấy rằng, đằng sau mỗi phán quyết của tòa, không chỉ là một số phận được định đoạt mà còn là những trăn trở mà những cán bộ tư pháp phải trải qua, những áp lực mà họ và gia đình họ phải gánh chịu. Thế mới hay, con đường đi tìm công lý luôn gập ghềnh, trắc trở; nó không chỉ đòi hỏi kiến thức và sự thấu tình đạt lý mà còn đòi hỏi bản lĩnh, nhân cách của người thực thi công lý. Cao hơn hết, nó còn đòi hỏi một nỗ lực để vượt thoát những xúc cảm và nhãn quan vị kỷ để hướng tới ánh sáng của công lý - nơi mặt trời soi tỏ xóa tan mọi bất công, định kiến cũng như sự vô cảm, vô minh mà nhân loại không phải lúc nào cũng giũ bỏ được trên hành trình lịch sử của mình.

-Nguyễn Lai Khanh-

sự tích muôn loài - truyện thơ

sự tích muôn loài - truyện thơ

Sự Tích Muôn Loài - Truyện Thơ

“Giang - bạn thân của tôi bị tai nạn chấn thương cột sống khi 5 tuổi, không đi lại được. Giang tự học tất cả. Anh tự học nghiêm túc đến mức tiếng Việt của anh cho phép anh biên tập sách cho các đơn vị xuất bản đòi hỏi cao. Anh tự học tiếng Anh cần mẫn đến mức anh dịch văn xuôi và thơ từ tiếng Anh sang tiếng Việt khá hay. Anh tự học tin học bài bản đến mức anh thiết kế web cho các cá nhân và tổ chức để kiếm tiền. Tiền Giang kiếm được là những đồng tiền sạch, là kết quả của quá trình lao động phi thường.

Giang viết bằng má, gõ phím bằng cách ngậm chiếc đũa vào miệng để chạm phím. Kỳ diệu thay, Giang là tác giả của gần 20 cuốn sách văn học, gồm thơ và văn xuôi. Trần Hồng Giang là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam…

Gần 20 năm làm bạn của Giang, tôi luôn được đọc các tác phẩm của anh khi còn là bản thảo. Tôi đã đọc bản thảo cuốn sách này: sách rất dễ đọc, dễ thương và chứa đựng những bài học giáo dục tốt cho trẻ từ 5 tuổi đến….100. Cô bác cứ để các cháu nhẩn nha đọc hết các truyện thơ trong sách rồi cô bác nhẩn nha kể cho các cháu nghe câu chuyện về tác giả của nó. Tôi tin đó mới là câu chuyện cổ tích giá trị và có ảnh hưởng tích cực nhất!” (Nhà văn Nguyễn Bích Lan)

đừng để cảm xúc hủy hoại bạn - kiểm soát cảm xúc, gặt hái thành công

đừng để cảm xúc hủy hoại bạn - kiểm soát cảm xúc, gặt hái thành công

Đừng Để Cảm Xúc Hủy Hoại Bạn - Kiểm Soát Cảm Xúc, Gặt Hái Thành Công

Một vị triết gia từng nói: “Trạng thái tâm lý chính là chủ nhân của con người”, một vĩ nhân cũng nhận định: “Hoặc là bạn dẫn dắt số mệnh, hoặc là số mệnh sẽ điều khiển bạn, cảm xúc của bạn sẽ quyết định: Ai là người cầm lái, ai sẽ là phương tiện”. Ta vẫn thường nói: “Trạng thái tâm lý quyết định cuộc đời”. Trạng thái tâm lý thực sự quan trọng, sức mạnh của nó vô cùng to lớn, nó quyết định cảm xúc của con người, mà cảm xúc lại quyết định số phận của người đó.

Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau: Vui mừng, buồn tủi, phẫn nộ, sợ hãi, đau khổ... Tâm trạng của con người giống như chiếc “kính vạn hoa” phong phú, nhiều màu sắc, hơn nữa tâm trạng cũng giống như “thời tiết mùa hè” biến hóa khôn lường. Chỉ một giây trước thôi còn cười cười nói nói, một giây trôi đi đã buồn bã khóc lóc vừa xong còn vui vẻ hòa nhã, phút chốc bổng nổi giận đùng đùng, “cảm xúc hóa” khiến chúng ta lúc vui lúc buồn, khi nóng khi lạnh. Khi ở tình trạng nghiêm trọng hơn còn dẫn đến “chứng bệnh tâm trạng” đáng sợ, có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi phương diện trong cuộc sống, thậm chí là cả cuộc đời mình.

Liệu có phải, cảm xúc là thứ không thể kiểm soát được? Chúng ta thực sự có thể chiến thắng được tâm trạng tồi tệ hay không?

đừng để cảm xúc hủy hoại bạn - làm chủ cảm xúc, làm chủ cuộc đời

đừng để cảm xúc hủy hoại bạn - làm chủ cảm xúc, làm chủ cuộc đời

Đừng Để Cảm Xúc Hủy Hoại Bạn - Làm Chủ Cảm Xúc, Làm Chủ Cuộc Đời

Một vị triết gia từng nói: “Trạng thái tâm lý chính là chủ nhân của con người”, một vĩ nhân cũng nhận định: “Hoặc là bạn dẫn dắt số mệnh, hoặc là số mệnh sẽ điều khiển bạn, cảm xúc của bạn sẽ quyết định: Ai là người cầm lái, ai sẽ là phương tiện”. Ta vẫn thường nói: “Trạng thái tâm lý quyết định cuộc đời”. Trạng thái tâm lý thực sự quan trọng, sức mạnh của nó vô cùng to lớn, nó quyết định cảm xúc của con người, mà cảm xúc lại quyết định số phận của người đó.

Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau: Vui mừng, buồn tủi, phẫn nộ, sợ hãi, đau khổ... Tâm trạng của con người giống như chiếc “kính vạn hoa” phong phú, nhiều màu sắc, hơn nữa tâm trạng cũng giống như “thời tiết mùa hè” biến hóa khôn lường. Chỉ một giây trước thôi còn cười cười nói nói, một giây trôi đi đã buồn bã khóc lóc vừa xong còn vui vẻ hòa nhã, phút chốc bổng nổi giận đùng đùng, “cảm xúc hóa” khiến chúng ta lúc vui lúc buồn, khi nóng khi lạnh. Khi ở tình trạng nghiêm trọng hơn còn dẫn đến “chứng bệnh tâm trạng” đáng sợ, có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi phương diện trong cuộc sống, thậm chí là cả cuộc đời mình.

Liệu có phải, cảm xúc là thứ không thể kiểm soát được? Chúng ta thực sự có thể chiến thắng được tâm trạng tồi tệ hay không?

bộ sách cõi nhân gian (bộ 4 tập)

bộ sách cõi nhân gian (bộ 4 tập)

Tôi viết tiểu thuyết Cõi Nhân Gian năm 1993, trước thời điểm nhập học khoá 5 Trường viết văn Nguyễn Du (Cõi Nhân Gian vào chung khảo giải thưởng HNVVN năm 1994). 28 năm sau, từ 17/06/21 đến 10/12/2021, tôi viết thêm 7 tập Cõi Nhân Gian nữa, phát triển thành bộ trường thiên tiểu thuyết Cõi Nhân Gian 8 tập. (In thành 04 Quyển)

+ Tiểu thuyết Cõi Nhân Gian viết năm 1993, hiện được lưu trữ tại nhiều trường đại học lớn trên xứ sở cờ hoa (như đại học Harvard, thư viện Quốc hội Mỹ…). Hai mươi tám năm sau, nó đã trở thành tập 1 trong bộ sách Cõi Nhân Gian 8 tập này. Sự kiện sau 28 năm (2021), tác giả viết nối từ nó thành một bộ tiểu thuyết dài 8 tập, là một sự kiện hiếm có trên văn đàn. Muốn “phẫu thuật” sự kiện này, xin quý vị đọc sách sẽ rõ!

+ 7 tập tiểu thuyết được viết chỉ trong thời gian 5 tháng, đã thiết lập kỷ lục viết nhanh chưa có tiền lệ trong lịch sử văn học Việt. Muốn biết chất lượng của bộ sách viết siêu tốc này, xin quý vị đọc sách sẽ rõ!

+ Bộ trường thiên Cõi Nhân Gian 8 tập (với khoảng 2500 trang khổ tiêu chuẩn 14 x 20,5) chắc chắn là một trong những bộ tiểu thuyết dài nhất lịch sử văn học Việt. Để đánh giá chất lượng có tương xứng với độ dài, xin quý vị đọc sách sẽ rõ!

Bộ tiểu thuyết Cõi Nhân Gian 8 tập không hấp dẫn, không lôi cuốn, làm quý vị phải buông sách, tác giả xin hoàn trả lại tiền mua sách cho quý độc giả!

về nguyễn huy thiệp

về nguyễn huy thiệp

Về Nguyễn Huy Thiệp tức là nhớ về, nghĩ về, viết về nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Hồi ức và kỷ niệm. Tản văn, ký, phê bình văn học và phỏng vấn. Trong rất nhiều bài về nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cũng như tác phẩm của ông, chúng tôi chọn khoảng ba mươi bài. Sách không cứ là một tập hợp cho dù là vài trăm bài theo kiểu một dấu cộng. Đấy là cách chúng tôi nghĩ khi bắt đầu làm cuốn sách này. Trước tiên nó phải là một cuốn sách, sau mới đến ý nghĩa tưởng nhớ nhà văn Nguyễn HuyThiệp. Cho nên bài đầu tiên là bài ai ai cũng biết Tôi không chúc bạn thuận buồm xuôi gió của nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến. Bài này là bài đầu tiên viết về văn chương của Nguyễn Huy Thiệp và in như lời giới thiệu trong tập truyện ngắnTướng về hưu, cũng là cuốn sách đầu tiên của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (Nhà xuất bản Trẻ và Tuần báo Văn nghệ/ Hội Nhà văn Việt Nam, 1987). Bài cuối cùng củacuốn sách này là bàNói chuyện một mình. Đây là bài viết cuối cùng của Nguyễn Huy Thiệp, ông viết vào dịp trước Tết âm lịch 2020.

Phần 2 của sách là ảnh tư liệu chụp nhà văn, một số tác phẩm gốm của ông và đặc biệt những bức tranh đề thơ của nhà văn khi ông đã nằm trên giường bệnh. Thứ tự sau trước của các bài, bố cục các phần sẽ tạo ra không gian của cuốn sách. Sự khác biệt chính là ở đó. Ấy là chưa kể còn phần thiết kế đồ hoạ cho bìa, ruột, kích thước, chất liệu giấy và kỹ thuật in, gia công sau

Hy vọng ở một nơi nào đó, Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sẽ hài lòng.

Xin trân thành cảm ơn gia đình nhà văn và các tác giả đã nhiệt tâm tham gia bài vở, tranh ảnh cho cuốn sách. Trân trọng giới thiệu Về Nguyễn Huy Thiệp với quý độc giả.

Nhóm biên soạn - Hà Nội, 05/2021

Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

Liên Hệ