<p>Bộ Sách Kĩ Năng Xã Hội Thiết Yếu Dành Cho Trẻ - Tự Tin Nói Chuyện Và Thuyết Trình Trước Đám Đông - Chiếc Kính Tự Tin</p>
<p>Đây là bộ truyện tranh sáng tạo được chọn lọc kĩ lưỡng về mười kĩ năng xã hội cần được phát triển trong thời thơ ấu của trẻ. Bộ truyện bao gồm những câu chuyện thú vị phù hợp với quan điểm, tâm lý của trẻ em, giúp các bé rèn luyện các kĩ năng xã hội một cách tự nhiên trong cuộc sống hằng ngày. Tâm lý mong manh của trẻ được thể hiện qua những hình ảnh minh họa ấn tượng. Trẻ có thể tập trung hơn vào câu chuyện trong từng trang sách với những hình ảnh minh họa được thể hiện phù hợp theo từng tình huống. Độc giả nhỏ tuổi cũng có thể phát triển kĩ năng tư duy và rèn luyện các giá trị xã hội thông qua phần phụ lục ở cuối sách. Trẻ sẽ có thời gian để suy nghĩ về mọi việc với bạn bè và nói về mối quan tâm của mình với cha mẹ. Qua đó trẻ có thể phát triển khả năng tư duy độc lập bằng cách chia sẻ những suy nghĩ đa dạng và thực hành các giá trị xã hội, lắng nghe lời khuyên từ cha mẹ.</p>
<p>Bộ sách được Viện Giáo dục và Văn hóa Trẻ em Hàn Quốc bình chọn là bộ sách hay nhất.</p>
<p>Cuốn 1: Cậu bạn Se Joon tuyệt vời</p>
<p>Sự nhượng bộ và sự quan tâm
Nếu bé đang xếp hàng chờ tới lượt chơi xích đu mà lại phải nhường cho một em khác đang khóc nhè thì bé sẽ làm gì? Nếu em của bé muốn ăn luôn cả phần đồ ăn của bé thì bé có cho em mình không? Bé có sẵn sàng giúp bạn kể cả khi không được người lớn khen ngợi không? Cậu bạn Se Joon trong câu chuyện này luôn có cách giải quyết đấy.</p>
<p>Cuốn 2: Đi tìm siêu nhân </p>
<p>Nhìn ra ưu điểm của người khác
Hoá ra xung quanh chúng ta có rất nhiều Siêu Nhân, chỉ cần quan sát kĩ càng là chúng ta sẽ phát hiện ra. Bé có biết làm thế nào để tìm Siêu Nhân của chính mình không? Hãy mở cuốn sách ra và tìm câu trả lời nào! </p>
<p>Cuốn 3: 10 tấm thẻ khen ngợi </p>
<p>Biết quan tâm và khen ngợi
Cô giáo phát cho mỗi bạn nhỏ trong lớp Ông Trăng 10 tấm thẻ để các bạn tặng cho nhau mỗi khi muốn khen ngợi bạn khác. Nhưng các bạn đều thích những tấm thẻ của mình nên không nỡ tặng chúng cho bạn khác. Cô giáo sẽ nói gì để các bạn hiểu được cách khen ngợi và thể hiện sự quan tâm của mình với người khác nhỉ?</p>
<p>Cuốn 4: Pinocchio không nói dối </p>
<p>Sự chính trực của trẻ
Mỗi lần nói dối, cái mũi của cậu bé người gỗ Pinocchio lại dài ra. Làm thế nào để Pinocchio nhận ra lỗi sai của mình và không tái phạm nữa? Nếu bạn bè của bé hay bé từng nói dối thì chúng ta nên làm gì để xoá bỏ thói quen xấu này? </p>
<p>Cuốn 5: Mẹ ơi, con đã hiểu </p>
<p>Dạy trẻ về lễ nghĩa
Mẹ tớ luôn bảo tớ phải cư xử đúng mực. Cư xử đúng mực là gì nhỉ? Tớ đã suy nghĩ về điều đó suốt một thời gian dài. Cuối cùng, tớ cũng biết cư xử đúng mực là gì rồi. Mọi người hãy cùng nghe tớ nói nhé!</p>
<p>Cuốn 6: Em gái của tớ</p>
<p>Biết giữ lời hứa
Các cậu có người em nào như em tớ không? Em tớ thật phiền phức, hay gây rối, chỉ biết hứa hẹn mà không giữ lời. Nếu có đứa em như vậy, các cậu sẽ làm gì nhỉ? Tớ đang không biết phải làm thế nào với em của mình đây…</p>
<p>Cuốn 7: Thì tớ thích thế! </p>
<p>Sử dụng ngôn ngữ phù hợp
Sora thậm chí không có khuôn mặt xinh đẹp như các bạn nữ khác trong lớp của tớ nhưng không hiểu sao ai cũng thích nói chuyện với cậu ấy, vậy cậu ấy có bí quyết gì nhỉ? Các cậu thử đoán xem!</p>
<p>Cuốn 8: Gã mèo chăm sóc chuột con
Tinh thần trách nhiệm
Các cậu có tin là mèo không ăn thịt chuột con mà còn cố gắng chăm sóc cho nó không? Có một câu chuyện kì diệu kể về gã mèo đã chăm sóc chuột con và sống vui vẻ cùng hai mẹ con nhà chuột trong suốt một thời gian dài đấy. Các cậu có tò mò, muốn biết vì sao lại có chuyện khó tin như thế không nào?</p>
<p>Cuốn 9: Chiếc kính tự tin</p>
<p>Tự tin nói chuyện và thuyết trình trước đám đông
Mỗi lần Joo Woo phải phát biểu hay thuyết trình trước lớp, tim cậu ấy đều đập thình thịch còn mặt thì đỏ bừng. Nhưng rồi cuối cùng Joo Woo đã lấy lại được sự tự tin cho mình. Cậu ấy có cách nào hay vậy? Chúng ta hãy cùng đọc truyện để biết điều đó nhé.</p>
<p>Cuốn 10: Hai cách nói của mẹ</p>
<p>Tác động của những lời nói tích cực
Mỗi khi con mắc lỗi, có người mẹ nhẹ nhàng nói với con: “Không sao đâu!”, nhưng có người mẹ lại luôn nói: “Không được! Đừng làm!” Hai cách nói khác nhau này đều ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng của con, khiến con cảm thấy vui vẻ, hoạt bát hơn hay trở nên buồn chán, tuyệt vọng...</p>