<p>Cuộc sống vốn khó khăn, ta lại lăn tăn mỗi lần phải nghĩ.</p>
<p>Niềm vui rốt cuộc là gì? Niềm vui là được ăn no lúc đói, được nói khi lòng muốn giãi bày? Niềm vui là được hát giữa núi rừng bát ngát, được tắm mát nơi dòng suối hiền hòa?</p>
<p>Bỗng một ngày trái tim ta vỡ òa. Chẳng phải!</p>
<p>Có lúc ta rụt rè, e ngại</p>
<p>Có lúc ta hồ hởi, đắm say</p>
<p>Hóa ra, nỗi đau vẫn còn đó, thêm vài chuyện đắn đo.</p>
<p>Hóa ra, chẳng có ai sẵn lòng thấu hiểu chúng ta nếu chúng ta chẳng sẵn lòng thấu hiểu chính mình.</p>
<p>Hóa ra, hạnh phúc chẳng ở đâu xa, ngay trong ta đấy thôi, ngay từ những điều giản dị.</p>
<p>Thế thì, có gì phải khó nghĩ.</p>
<p>Thế thì, có gì phải sầu bi.</p>
<p>Đứng lên đi, những trái tim nóng hổi. Bước qua nông nổi, để thấy mình vươn lên. Có gì gần mình hơn thế, nhưng hiếm có ai hiểu hết được chính mình. Cuốn sách tuyệt vời này sẽ:</p>
<p>Giúp bạn hiểu những mảnh ghép vô hình sống động bên trong mỗi người</p>
<p>Trao cho bạn những bí quyết kiến tạo hạnh phúc từ những điều giản đơn</p>
<p>Chỉ dẫn cho bạn vươn tới một cuộc đời đáng sống</p>
<p>Ừ thì, CUỘC ĐỜI VỐN DĨ VẪN KHÓ NGHĨ</p>
<p>Nhưng ở bất cứ đâu trên hành trình của cuộc sống, sự kiên trì luôn thổi một niềm say mê cho những người sống với nó. Một sự sống đích thực là khi chúng ta nguyện ý sống và cống hiến hết mình cho sự sống ấy. Và hạnh phúc đẹp nhất của đời người là tìm ra ý nghĩa của sự sống. Ý nghĩa ấy tồn tại khắp thế gian.</p>
<p>THÔNG TIN TÁC GIẢ</p>
<p>WILLIAM JAMES – NGƯỜI ĐẶT NỀN TẢNG CHO TÂM LÍ HỌC HÀNH VI HIỆN ĐẠI & MỘT TRONG BA ÔNG TỔ CỦA TÂM LÍ HỌC HIỆN ĐẠI</p>
<p>WILLIAM JAMES (1842-1910)</p>
<p>Ông được coi là một trong ba ông tổ sáng lập tâm lí học hiện đại, cùng với Wilhelm Wundt và Pierre Marie Félix Janet.</p>
<p>Với lí thuyết Với lí thuyết Chủ nghĩa thực dụng, James cũng đặt nền tảng cho toàn bộ Tâm lí học Hành vi hiện đại. Sẽ không hiểu được tâm lí học mà không đọc các tác phẩm của James. Phương Tây cho rằng, một người học tâm lí mà không đọc James, sẽ không thể hiểu được bất kì quá trình diễn biến tâm sinh lí nào của một con người.</p>
<p>Những tác phẩm của ông vẫn là kinh điển trong thế giới tâm lí và được vận dụng trong bối cảnh tâm lí học và đời sống hiện đại.</p>
<p>Tác phẩm chính:</p>
<p>The Principles of Psychology (Những nguyên tắc tâm lí học), 1890</p>
<p>The Briefer Course (Tâm lí học), 1892</p>
<p>The Will to Believe (Ý chí niềm tin) 1897</p>