bà dalloway

bà dalloway

<p>Bà Dalloway</p>

<p>BÀ DALLOWAY - “MỘT CUỐN SÁCH KỲ LẠ ĐẾN KHÔNG TƯỞNG VÀ SÂU RỘNG ĐẾN PHI THƯỜNG.</p>

<p>Bà Dalloway của Virginia Woolf được xuất bản vào năm 1925 và lấy bối cảnh cùng thời điểm đó. Tác phẩm được mở đầu bằng một buổi sáng, bà Dalloway tự đi mua hoa để trang trí cho bữa tiệc tối của mình, và câu chuyện kết thúc vào tối khuya ngày hôm đó – Đây là câu chuyện của một ngày. Nó diễn ra trong một ngày.</p>

<p>Nhưng, có quá nhiều bước nhảy về thời gian, lộn xộn, quá khứ, hiện tại, đan xen trong quá trình phát triển câu chuyện. Có quá nhiều nhân vật, cả chính, phụ đều cùng nhau diễu hành trong cốt truyện và phô bày những khoảnh khắc nội tâm phức tạp của họ. Ý nghĩ và hành động của nhân vật đen xen như những sợi tơ nhện với tầng tầng lớp lớp các ẩn dụ. Những điều sâu thẳm nhất trong tâm hồn mỗi nhân vật lại được miêu tả một cách rõ ràng.</p>

<p>Chỉ trong một ngày, lần theo bước chân của một người phụ nữ, người đọc sẽ lần lượt được chiêm ngưỡng cả London hiện tại, một London thời hậu chiến, nơi mà những vết thương do chiến tranh để lại vẫn còn rỉ máu. Những tác động của nó đối với mọi tầng lớp xã hội vẫn còn nặng nề, sâu thẳm. Và ở đó, là cuộc đấu tranh như chính Virginia Woolf đã nói về tác phẩm này của mình: “ Tôi muốn đưa ra sự sống và cái chết; sự tỉnh táo và mất trí; tôi muốn phê phán xã hội; Và biểu thị nó trong hoạt động, ở một trạng thái mãnh liệt nhất của nó.”</p>

<p>Bà Dalloway được coi là một trong những cuốn sách văn học tiêu biểu đầu thế kỷ 20, được tờ Telegrap đánh giá là 100 cuốn tiểu thuyết nên đọc trong đời.</p>

<p>Như chính Virginia Woolf đã nói: “Nhà văn thả vào từng con chữ trong các tác phẩm của mình những bí mật thẳm sâu trong tâm hồn, những trải nghiệm cuộc sống và cả đạo đức của họ.” Bà Dalloway là như thế.</p>

<p>VỀ VIRGINIA WOOLF</p>

<p>Virghinia Woolf là một tiểu thuyết gia và là một nhà văn tiểu luận người Anh, bà được coi là một trong những nhân vật văn học hiện đại lừng danh nhất thế kỷ 20, một nhân vật có tầm ảnh hưởng xã hội văn học Anh, với các tác phẩm nổi tiếng như: Căn phòng riêng, Đêm và Ngày, Căn phòng của Jacob, Đến ngọn hải đăng, Orlando, Những đợt sóng, Ba đồng tiền vàng.</p>

<p>Các tác phẩm của bà gắn liền với sự phát triển của phê bình nữ quyền, một nhà văn quan trọng trong phong trào chủ nghĩa hiện đại, đồng tính luyến ái và tiền sử trầm cảm.</p>

căn phòng của jacob

căn phòng của jacob

<p>Dù tác phẩm nói về một thanh niên người Anh tên là Jacob Flanders, con người và tính cách của anh rất mơ hồ, phụ thuộc vào cảm nhận của những người từng tiếp xúc với anh. Một điểm đáng lưu ý: tên của tác phẩm là “Căn phòng của Jacob” chứ không phải là “Jacob Flanders”. Căn phòng của anh, một biểu tượng cũng rất mơ hồ, được mô tả ba lần:</p>

<p>“Căn phòng của Jacob có một cái bàn tròn và hai cái ghế thấp… Không sinh khí, bầu không khí trong một căn phòng trống rỗng chỉ khiến những bức màn phồng lên; những đóa hoa trong lọ lay động. Một thớ sợi trong cái ghế bành đan bằng cành liễu gai kêu cọt kẹt, dù không có ai ngồi ở đó.” (Chương Ba)</p>

<p>“Con đường chạy qua bên dưới. Chắc chắn phòng ngủ nằm ở phía sau. Đồ nội thất – ba cái ghế đan bằng cành liễu gai và một cái bàn xếp – đến từ Cambridge. Những ngôi nhà này (con gái của bà Garfit, bà Whitehorn, là chủ của ngôi nhà này) được xây dựng khoảng một trăm năm mươi năm trước. Những căn phòng rộng rãi, những trần nhà cao; trên khung cửa gỗ có khắc hình một bông hồng hoặc đầu cừu đực. Thế kỷ mười tám có sự khác biệt của nó. Ngay cả những tấm ván cửa, sơn màu tím quả mâm xôi, cũng có sự khác biệt.” (Chương Năm)</p>

<p>“Thế kỷ mười tám có sự khác biệt của nó. Những ngôi nhà này đã được xây dựng cách đây chừng một trăm năm mươi năm. Căn phòng rộng rãi, trần nhà cao; trên khung cửa gỗ có chạm hình một bông hồng hoặc một cái đầu cừu. Ngay cả những tấm ván cửa, sơn màu tím quả mâm xôi, cũng có sự khác biệt của chúng... Không khí trong một căn phòng trống rỗng rất uể oải, chỉ làm tấm màn cửa phồng lên; những bông hoa trong lọ hơi lay động. Một thớ sợi trong chiếc ghế bành đan bằng cành liễu gai kêu cọt kẹt, dù không có ai ngồi ở đó.” (Chương Mười bốn)</p>

<p>Trong một đoạn nhật ký ngay sau ngày sinh nhật của mình, ngày Thứ hai, 26/1/1920, khi Virginia Woolf tròn 28 tuổi và bắt đầu khởi thảo Căn phòng của Jacob, bà viết: “Tôi… đã có một ý tưởng về một hình thức mới cho một cuốn tiểu thuyết mới. Tôi nhận ra rằng cách tiếp cận lần này sẽ hoàn toàn khác hẳn: không một sườn giàn giáo nào; hầu như không viên gạch nào ló dạng; tất cả đều mờ ảo mơ hồ, nhưng con tim, sự mê đắm, tâm trạng, mọi thứ đều sáng tỏ như ánh lửa giữa màn sương.”

(“I ... arrived at some idea of a new form for a new novel. I figure that the approach will be entirely different this time: no scaffolding; scarcely a brick to be seen; all crepuscular, but the heart, the passion, humour, everything as bright as fire in the mist.” – Writer’s Diary, biên tập Leonard Woolf, NXB Hogarth Press, 1953)</p>

<p>Không phải là tác phẩm hàng đầu của Virginia Woolf, nhưng với ý nghĩa và giá trị của nó, Căn phòng của Jacob là bước chuyển biến đột phá cực kỳ quan trọng để sau đó hình thành nên Bà Dalloway và Tới ngọn hải đăng. Nó cũng là đối tượng của hàng ngàn luận văn cao học và tiến sĩ, nhiều gấp bội so với hai tác phẩm nói sau.</p>

<p>Sài Gòn, 19/4/2018

Nguyễn Thành Nhân (Lời người dịch)</p>

ba đồng ghi-nê

ba đồng ghi-nê

Toàn Tập Tiểu Luận: Một Lá Thư Phúc Đáp Cho Nỗi Lo Về Chiến Tranh Và Vai Trò Của Phụ Nữ

Toàn Tập Tiểu Luận là một tác phẩm độc đáo, được cấu trúc như một lá thư phúc đáp gửi đến một quý ông tri thức. Lá thư này là lời hồi đáp cho những băn khoăn của ông về phương cách ngăn chặn chiến tranh, đồng thời cũng đề xuất một số biện pháp để thực hiện điều đó.

Một Giọng Văn Châm Biếm, Lập Luận Logic

Tác giả sử dụng giọng văn dí dỏm, hơi ngoa dụ, xen lẫn chất châm biếm, nhưng vô cùng logic trong lập luận. Cách viết này tạo nên sự thu hút và khiến độc giả phải suy ngẫm về những vấn đề được đặt ra.

Ba Chương, Ba Vấn Đề

Tác phẩm được chia thành ba chương, mỗi chương giải quyết một vấn đề trọng tâm:

Chương 1: Làm cách nào để ngăn chặn chiến tranh?

Chương này là lời hồi đáp cho câu hỏi chính của quý ông tri thức. Tác giả đưa ra những phân tích sắc bén về nguyên nhân của chiến tranh, đồng thời đề xuất những giải pháp khả thi để ngăn chặn nó. Bằng những lập luận logic và dí dỏm, tác giả khẳng định rằng sự hiểu biết, lòng nhân ái và sự hợp tác giữa các quốc gia là chìa khóa để xây dựng một thế giới hòa bình.

Chương 2: Vì sao chính phủ không hỗ trợ cho công tác giáo dục phụ nữ?

Chương này tập trung vào vấn đề bất bình đẳng giới trong giáo dục. Tác giả chỉ ra những hạn chế của xã hội trong việc trao quyền cho phụ nữ, từ đó khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục trong việc nâng cao vị thế của họ. Lập luận sắc bén và đầy thuyết phục của tác giả khiến độc giả phải suy ngẫm về trách nhiệm của chính phủ và xã hội trong việc tạo điều kiện cho phụ nữ tiếp cận với giáo dục.

Chương 3: Vì sao phụ nữ không được tham gia làm việc ở những ngành nghề chuyên môn?

Chương này đề cập đến vấn đề bất bình đẳng giới trong việc tiếp cận các ngành nghề chuyên môn. Tác giả khẳng định rằng phụ nữ hoàn toàn có khả năng tham gia vào các lĩnh vực này và đóng góp tích cực cho xã hội. Qua những ví dụ thực tế và phân tích logic, tác giả cho thấy sự cần thiết phải phá bỏ những định kiến giới hạn và tạo điều kiện cho phụ nữ phát huy hết tiềm năng của mình.

Review Nội Dung Sách

Toàn Tập Tiểu Luận là một tác phẩm mang tính thời sự và phản ánh những vấn đề nhức nhối của xã hội. Bằng giọng văn dí dỏm, châm biếm nhưng đầy thuyết phục, tác giả đã đặt ra những câu hỏi hóc búa và đưa ra những phân tích sâu sắc về vai trò của phụ nữ trong xã hội. Tác phẩm này không chỉ mang tính giải trí mà còn là một lời kêu gọi hành động, nhằm thúc đẩy sự bình đẳng giới và xây dựng một xã hội công bằng hơn.

    Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

    Liên Hệ