<p>Các bậc phụ huynh ngày nay thường tự mình gánh quá nhiều trách nhiệm, luôn giám sát tốc độ trưởng thành của trẻ mọi nơi mọi lúc, luôn sợ bỏ quên thứ gì đó. Câu khẩu hiệu “Đừng để con bạn thua ở vạch xuất phát” càng khiến cho họ vội vã, lúc nào cũng sợ con mình bị tụt lại, trở thành kẻ thua cuộc trong xã hội. Lúc này điều quan trọng nhất là chúng ta cần bình tĩnh, để cho nhịp độ bản thân chậm lại, chú tâm cảm nhận sự trưởng thành của con cái, bên cạnh đó, việc dám áp dụng những quy tắc trái với lẽ thường – những điều bị coi là “ngốc nghếch” trong con mắt của xã hội lại có thể phát huy hiệu quả và mang tới nhiều sự gợi mở.</p>
<p>“Ngốc nghếch” không phải là khờ dại, mà là nuôi con có phương pháp.</p>
<p>“Ngốc nghếch” không phải là buông xuôi, mà là “mềm nắn rắn buông”.</p>
<p>Sự “ngốc nghếch” đối với tác giả là như sau:</p>
<p>Cái ngốc thứ nhất: Làm gì cũng cần chậm lại một nhịp, để cho con có cơ hội được phát huy khả năng của bản thân trước.</p>
<p>Cái ngốc thứ hai: Dạy con không so đo tính toán, khoan dung độ lượng.</p>
<p>Cái ngốc thứ ba: Dạy con biết nhường nhịn, lễ phép, khiêm tốn.</p>
<p>Cái ngốc thứ tư: Dạy con bớt sân si, làm việc bằng cả trái tim.</p>
<p>Cái ngốc thứ năm: Rèn luyện tinh thần tự chịu trách nhiệm, dám chịu thiệt thòi.</p>
<p>Cái ngốc thứ sáu: Bồi dưỡng cho con sự lương thiện, giúp đỡ người khác.</p>
<p>Cái ngốc thứ bảy: Kiên định tuân thủ nguyên tắc; vui vẻ, giàu lòng trắc ẩn.</p>
<p>Cái ngốc thứ tám: Không so bì, tự biết tìm niềm vui, luôn hiếu kỳ với thế giới xung quanh.</p>
<p>Các đoạn hay trong sách:</p>
<p>Con cái là động lực để những người làm cha mẹ trưởng thành hơn, và là chiếc “gương chiếu yêu” giúp chúng ta nhìn rõ con đường phía trước, nhìn rõ mục tiêu cuộc đời.</p>
<p>Bạn có đảm bảo sẽ để con lớn lên một cách tự do, không áp đặt những mơ ước của chính mình lên con không? Bạn có thể chấp nhận những thất bại và khuyết điểm của con? Bất luận con xấu đẹp, khỏe mạnh, thông minh hay không, bất luận con có số mệnh như thế nào đều sẽ yêu thương con vô điều kiện, giúp đỡ và cầu phúc cho con? Điều này nghe có vẻ giống lời tuyên thệ lúc kết hôn, nhưng thậm chí lời thề nguyện này còn vững chắc hơn và không thể nào phá vỡ, bởi con cái mãi là một tài sản máu thịt mà chúng ta không thể nào chối bỏ.</p>
<p>Cuộc đời này chẳng hề tồn tại thứ gọi là “vạch xuất phát”. Hướng dẫn con tìm kiếm “niềm đam mê” mới chính là con đường trực tiếp dẫn tới tương lai. Lấy sự lương thiện làm nền tảng, kiến thức là công cụ, và đam mê là phương hướng, con đường phía trước của trẻ sẽ vô cùng rộng mở.</p>
<p>Những “lớp năng khiếu” mà không bắt đầu từ hứng thú của mỗi người đều là lừa bịp, cũng giống như việc chạy cướp còi trong các cuộc thi thể dục. Điều nguy hại hơn chính là ở các lớp học thêm ngoài, nếu con bị ép buộc trong khi vừa mới bắt đầu đi học sẽ có thể dẫn đến việc con không thích nghi được, từ đó sinh ra chán ghét việc học</p>
<p>Làm thế nào để có thể từ bỏ những việc làm mang tính chất vụ lợi trong giáo dục, tìm ra phương pháp thúc đẩy tinh thần ham học của trẻ, từ đó giúp chúng duy trì được động lực học hỏi cả đời, đó mới là bài học mà các bậc làm cha mẹ cần chuẩn bị.</p>
<p>Chỉ cần còn đó sự yêu thích dành cho học tập thì tất cả đều có thể thay đổi. Buông bỏ điểm số của con trẻ thực ra cũng chính là buông bỏ lòng sĩ diện của của các bậc phụ huynh, qua đó họ có thể cảm nhận và cổ vũ niềm đam mê của con trẻ dành cho học hành.</p>
<p>Các bậc phụ huynh thường tự mình gánh quá nhiều trách nhiệm, luôn giám sát “tốc độ” trưởng thành của trẻ mọi nơi mọi lúc, luôn sợ bỏ quên thứ gì đó. Câu khẩu hiệu “Đừng để con bạn thua ở vạch xuất phát” càng khiến cho họ vội vã, nóng lòng, lúc nào cũng sợ con mình bị tụt lại, trở thành kẻ thua cuộc trong xã hội. Lúc này điều quan trọng nhất là chúng ta cần bình tĩnh, bớt sốt sắng, để cho nhịp độ bản thân chậm lại, chú tâm cảm nhận sự trưởng thành của con cái.</p>