già ham sách - mơ giấc mơ chữ nghĩa

già ham sách - mơ giấc mơ chữ nghĩa

Già Ham Sách - Mơ Giấc Mơ Chữ Nghĩa

Mỗi nhà nghiên cứu trong Già ham sách dẫu có khác nhau về khuynh hướng và phương pháp nghiên cứu, nhưng đều có chung một tấm lòng với mảnh đất Nam Bộ. Có những nhà trí thức trước 1975 như GS. Nguyễn Khắc Dương, GS. Nguyễn Văn Trung, Nhà văn Nguyễn Khắc Phê; cũng có những nhà khoa học trưởng thành sau 1975 như: PGS. TS. Bùi Mạnh Nhị, PGS. TS. Nguyễn Thành Thi, PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân, PGS. TS. Nguyễn Công Lý, PGS. TS. Võ Văn Nhơn, PGS. TS. Nguyễn Hữu Hiếu, PGS. TS. Nguyễn Kim Châu, PGS. TS. Trần Lê Hoa Tranh, PGS. TS. Bùi Thanh Truyền, PGS. TS. Trần Hoài Anh, PGS. TS. Lê Quang Trường, TS. Phan Mạnh Hùng. Điểm chung của những nhà nghiên cứu là đều gắn bó với hoạt động nhỏ với hoạt giáo dục ở các trường đại học và vì vậy, việc nghiên cứu - giảng dạy không tách rời, góp phần tạo nên giá trị trang viết. Trần Bảo Định không chỉ làm rõ giá trị khoa học mà còn nhấn mạnh hình tượng nhà sư phạm ở các nhân vật trí thức này.

Giữa các nhà nghiên cứu và Trần Bảo Định có chung ý hướng tìm hiểu, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc ở Nam Bộ. Già ham sách ra đời từ sự cộng hưởng của tình yêu mễn văn hóa - văn học Nam Bộ nói riêng và giá trị thẩm mỹ văn chương nói chung. Qua tập sách, Trần Bảo Định thực sự mong mỏi có thể liên kết, tập hợp các nỗ lực bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống Nam Bộ để có thể tác động đến nhận thức và kêu gọi thế hệ trẻ tham gia vào công cuộc giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc hiện nay. Bởi ông hiểu rằng: Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao (Ca dao).

lá rụng mùa

lá rụng mùa

Tập sách này kết cấu trên nền tảng đạo đức sinh thái, bộc lộ sáng rõ ý tưởng khảo cứu. Tác giả đi sâu bàn rộng vào góc nhỏ đời sống, cụ thể: Ý thức về môi trường sinh thái qua ca dao, tục ngữ Nam Bộ; Ý thức sinh thái Nam Bộ; vài góc nhìn tham chiếu... Mỗi bài khảo cứu đi kèm truyện ngắn cho thấy ý muốn gắn liền việc "nghiệm xét" trong văn bản nghiên cứu với trải nghiệm cụ thể của hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn chương. Có lẽ tác giả không nghĩ đến việc xác lập bản thân trong vai trò nhà nghiên cứu, mà đúng hơn ông chỉ mong muốn gợi mở, thiết lập vấn đề, ngõ hầu những ai có lòng đắn đo theo đó mà tiếp tục nghĩ ra và bàn tới tiếp sức.

Chính thế, tập sách này có thể xem như trang viết truyền cảm hứng (khơi dậy tình yêu nước thương nòi, tình yêu thương con người vạn vật nói chung) hơn là tập chuyên khảo hàn lâm. Từ mảnh đất quê, Trần Bảo Định nhìn khắp chốn, kết hợp đối sánh để rạng tỏ bản diện quê hương. Quan niệm "sinh thái học tầng sâu" của tác giả rõ ràng xuất phát từ chính cuộc sống và lối "minh triết" sẵn có của người bình dân Nam Bộ. Đáng quý hơn cả ở tập sách này là tác giả đã bám chặt lấy quê hương để khai thác quan niệm sinh thái của người dân đồng bằng sông Cửu Long và ông góp phần chuyển tải quan niệm sinh thái nhân văn riêng biệt của người bình dân Nam Bộ hòa vào mối quan tâm chung của nhân loại về vấn nạn môi trường sinh thái hôm nay.

dấu thời gian - khát vọng của người xưa

dấu thời gian - khát vọng của người xưa

Dấu Thời Gian - Khát Vọng Của Người Xưa

Nửa cuối thế kỷ XIX, giới sĩ phu Bắc Hà khởi xướng tư Nếu, triển đất nước gắn liền với những tôn giáo nội sinh; tựu trung đều hướng đến mục đích đưa đất nước khỏi vòng nô lệ, thuộc địa Pháp. Thế nhưng phải đến đầu thế kỷ XX, nước Việt mới chứng kiến cuộc trở mình đổi mới trên nhiều phương diện. Duy Tân tới Minh Tân, từng bước thời gian minh chứng cho nỗ lực và khát vọng của người xưa nhằm giải thoát quê hương khỏi đời lầm than, kiếp dân thuộc địa, nhằm đưa quốc gia dân tộc tiến vào đường văn minh hiện đại.

Được xem như người đặt nền móng cho doanh thương Việt Nam, Lương Văn Can ghi dấu ấn bởi tư duy đổi mới, xác lập vị trí doanh thương, vai trò doanh nhân trong xã hội. Ông góp phần xóa bỏ thành kiến “con buôn”, xây dựng hình tượng doanh nhân hiện đại. Xa hơn, Trần Chánh Chiếu đưa doanh thương nước nhà tới trình độ phát triển không thua kém Hoa kiều và tư sản Pháp. Nhiều bài xã luận của ông trên Lục tỉnh tân văn cho thấy cách làm doanh thương không bó hẹp ở việc "mua đi bán lại” mà hướng tới phát triển con người và công thương kỹ nghệ; phát triển nền sản xuất hàng hóa mang lại ích lợi cho dân tộc, thúc đẩy phong trào yêu nước, bồi tụ nhân lực, vật lực cho việc canh tân. Trần Chánh Chiếu kết hợp giáo dục, khoa học kỹ nghệ và doanh thương để thúc đẩy canh tân phát triển xã hội một cách toàn diện.

    Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

    Liên Hệ