thành phố gương mặt con người

thành phố gương mặt con người

<p>“Tô Hoài rất am hiểu về Hà Nội. Ngoài vốn sống trực tiếp, ông còn tạo vốn sống gián tiếp bằng cách chăm chỉ đọc báo, hàng ngày ghi chép tỉ mỉ những chi tiết về giá cả sinh hoạt chợ búa, tiếng nhà nghề, tiếng lóng, tiếng “thời đại”, những mốt quần áo, bài hát, trò chơi… Nhận xét hóm hỉnh, sắc sảo, giàu chất tạo hình và chất thơ, nhất là trong những đoạn miêu tả thiên nhiên, cảnh sắc. Có thể nói Tô Hoài là nhà văn đặc sắc và phong phú viết về Hà Nội, ở đó bóng dáng, linh hồn Hà Nội hiện ra rất rõ, rất gợi cảm…” (Hoài Anh)</p>

<p>Tô Hoài (1920-2014)</p>

<p>Nhà văn Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen. Sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920 tại Nghĩa Đô, Từ Liêm, Hà Nội. Ông tham gia cách mạng từ trước 1945 trong Hội Ái hữu Công nhân, Hội Văn hóa Cứu quốc. Ông từng làm phóng viên rồi làm Chủ nhiệm báo Cứu quốc Việt Bắc. Năm 1957-1958 ông làm Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam, sau đó làm Phó Tổng Thư ký trong nhiều năm. Từ 1986 - 1996 ông làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội. Ông viết hơn trăm tác phẩm với nhiều thể loại khác nhau: bút ký, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim, chân dung, tiểu luận… Tác phẩm được nhiều thế hệ độc giả yêu thích nhất là tập truyện thiếu nhi Dế Mèn phiêu lưu ký. Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội</p>

<p>GIẢI THƯỞNG:</p>

<p>• Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam, 1956 (tiểu thuyết Truyện Tây Bắc).</p>

<p>• Giải thưởng của Hội Nhà văn Á - Phi, 1970 (tiểu thuyết Miền Tây).</p>

<p>• Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội, 1980 (tiểu thuyết Quê nhà).</p>

<p>• Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật đợt 1 năm 1996.</p>

<p>CÁC TÁC PHẨM CHÍNH:</p>

<p>• Dế Mèn phiêu lưu ký (truyện dài, 1941)</p>

<p>• Giăng thề (tập truyện ngắn, 1942)</p>

<p>• O chuột (tập truyện ngắn, 1942)</p>

<p>• Quê người (tiểu thuyết, 1942)</p>

<p>• Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953)</p>

<p>• Mười năm (tiểu thuyết, 1958)</p>

<p>• Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (tiểu thuyết, 1971)</p>

<p>• Sổ tay viết văn: những chia sẻ về kinh nghiệm cầm bút (1977)</p>

<p>• Tự truyện (1978)</p>

<p>• Quê nhà (tiểu thuyết, 1980)</p>

<p>• Cát bụi chân ai (hồi ký, 1992)</p>

<p>• Chuyện cũ Hà Nội (ký sự, 1998)</p>

<p>• Chiều chiều (tiểu thuyết, 1999)</p>

<p>• Truyện Nỏ thần (truyện thiếu nhi, 2003)</p>

<p>• Ba người khác (tiểu thuyết, 2006)</p>

<p>• Đảo hoang (tiểu thuyết, 2011)</p>

<p>• Nhà Chử (truyện thiếu nhi, 2012)</p>

<p>...</p>

mực tàu giấy bản

mực tàu giấy bản

<p>Mực Tàu Giấy Bản</p>

<p>Mực tàu giấy bản là tập truyện sinh hoạt với nhân vật chính là trẻ em, đời sống và thế giới tinh thần của các em. Sau gần một thế kỉ, đọc lại, những trang miêu tả chân thực, chi tiết giàu hình ảnh của nhà văn Tô Hoài là những tài liệu xác tín cho chúng ta muốn tìm hiểu về đời sống trẻ em, về giáo dục truyền thống của Việt Nam một thời tuy chưa xa nhưng đã nhòe nét.</p>

<p>Mực tàu giấy bản kể về Cang - một cậu bé thôn quê nhút nhát, suốt ngày quanh quẩn “chơi nhễu” với đám ngan, gà, chó, vịt chính thức đóng sách, sắm sửa bút nghiên sang thầy đồ “ăn mày lấy đôi ba chữ thánh hiền”. Tuy nhiên, mọi chuyện không suôn sẻ như gia đình cậu mong đợi. Biết bao chuyện dở khóc dở cười đã xảy ra ở lớp học của thầy đồ Biền. Tô Hoài ghi lại thế giới ấy bằng những chi tiết đắt giá chỉ trong vài chục trang truyện, cậu học trò Cang hiện lên sống động như trong một bộ phim tài liệu về phong tục tập quán. Từ cách ăn mặc, cách nói năng, các lễ nghi cho thấy cách vận hành một lớp học của thầy đồ làng, tiêu biểu cho hàng nghìn lớp học kiểu như vậy ở mỗi làng quê Việt.</p>

<p>Ngoài lớp học của thầy đồ, người đọc được Tô Hoài cho ghé mắt quan sát các lớp học thời Tây trên phố, lớp học Truyền bá chữ Quốc ngữ tổ chức buổi tối tại đình làng.</p>

<p>“Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò” không phải chỉ đúng với học sinh thời nay, cứ đọc Ghẻ đặc biệt, Nói về cái đầu tôi… sẽ thấy không thiếu trò gì, từ đặt biệt hiệu, rủ nhau trốn học, ăn dỗ quà, đánh đáo ăn tiền…</p>

<p>“Cả lũ học trò học à à như tiếng một đàn ruồi, đàn nhặng bay. Anh này cố gân cổ lên để gào to hơn anh khác. Tất cả bọn đua và ganh nhau như thế! Đến vỡ nhà thầy đồ ra mất! Trước tôi cũng chỉ học khe khẽ, mồm đọc vừa đủ cho tai nghe. Sau tôi thấy tai tôi chẳng nghe thấy tiếng nào của tôi hết, tôi đọc to. Cũng chỉ lọt vào tai những tiếng ê a của các anh bên cạnh. Tức mình, tôi cũng gào to tướng. Nhưng cũng vẫn kém họ và chỉ được một lúc, tôi đã khô rát cả cổ. Tôi nghĩ giá các cụ trong làng ta mà mở cuộc thi hét thì hẳn học trò thầy đồ Biền phải chiếm được giải nhất.”</p>

<p>(Mực tàu giấy bản - TÔ HOÀI)</p>

<p>---</p>

<p>TÔ HOÀI (1920-2014)</p>

<p>Nhà văn Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen.</p>

<p>Sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920 tại Nghĩa Đô, Từ Liêm, Hà Nội.</p>

<p>Ông tham gia cách mạng từ trước 1945 trong Hội Ái hữu Công nhân, Hội Văn hóa Cứu quốc.</p>

<p>Ông từng làm phóng viên rồi làm Chủ nhiệm báo Cứu quốc Việt Bắc. Năm 1957-1958 ông làm Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam, sau đó làm Phó Tổng Thư ký trong nhiều năm. Từ 1986-1996 ông làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội.</p>

<p>Ông viết hơn trăm tác phẩm với nhiều thể loại khác nhau: bút ký, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim, chân dung, tiểu luận… Tác phẩm được nhiều thế hệ độc giả yêu thích nhất là tập truyện thiếu nhi Dế Mèn phiêu lưu ký. Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội.</p>

<p>Giải thưởng:</p>

<p>• Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam, 1956 (tiểu thuyết Truyện Tây Bắc).</p>

<p>• Giải thưởng của Hội Nhà văn Á - Phi, 1970 (tiểu thuyết Miền Tây).</p>

<p>• Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội, 1980 (tiểu thuyết Quê nhà).</p>

<p>• Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật đợt 1 năm 1996.</p>

<p>Các tác phẩm chính:</p>

<p>• Dế Mèn phiêu lưu ký (truyện dài, 1941)</p>

<p>• Giăng thề (tập truyện ngắn, 1942)</p>

<p>• O chuột (tập truyện ngắn, 1942)</p>

<p>• Quê người (tiểu thuyết, 1942)</p>

<p>• Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953)</p>

<p>• Mười năm (tiểu thuyết, 1958)</p>

<p>• Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (tiểu thuyết, 1971)</p>

<p>• Sổ tay viết văn: những chia sẻ về kinh nghiệm cầm bút (1977)</p>

<p>• Tự truyện (1978)</p>

<p>• Quê nhà (tiểu thuyết, 1980)</p>

<p>• Cát bụi chân ai (hồi ký, 1992)</p>

<p>• Chuyện cũ Hà Nội (ký sự, 1998)</p>

<p>• Chiều chiều (tiểu thuyết, 1999)</p>

<p>• Truyện Nỏ thần (truyện thiếu nhi, 2003)</p>

<p>• Ba người khác (tiểu thuyết, 2006)</p>

<p>• Đảo hoang (tiểu thuyết, 2011)</p>

<p>• Nhà Chử (truyện thiếu nhi, 2012)</p>

ký ức đông dương

ký ức đông dương

<p>Ký Ức Đông Dương</p>

<p>Ký Ức Đông Dương&nbsp;là tập bút ký của nhà văn Tô Hoài viết về con người và đất nước láng giềng gần gũi của nhân dân Việt Nam. Đó là đất nước múa lăm vông Lào với những con người hiền hòa mến khách. Đó là đất nước Campuchia vừa thoát khỏi nạn diệt chủng, đang xây dựng lại cuộc sống mới. Với bút ký, nhà văn Tô Hoài đã thể hiện nhãn quan sắc sảo, vốn hiểu biết sâu rộng về văn hóa và tình yêu đằm thắm với mảnh đất và con người nơi đây.</p>

<p>“Tô Hoài đã viết hàng chục tập du ký. Chú Dế Mèn đã mở những trang phiêu lưu ký đến khắp các miền đất nước, sang láng giềng Lào, Campuchia, sang các nước Âu Mỹ, Á Phi, mà đỉnh cao là cảnh núi Kilimangierô, nơi Dế Mèn đã phiêu lưu đến năm 1989… Du ký của Tô Hoài ăm ắp tình người và lúc nào cũng đăm đắm lòng quê.”.</p>

<p>- Nhà phê bình ĐẶNG TIẾN</p>

<p>---</p>

<p>TÔ HOÀI (1920-2014)</p>

<p>Nhà văn Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen.</p>

<p>Sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920 tại Nghĩa Đô, Từ Liêm, Hà Nội.</p>

<p>Ông tham gia cách mạng từ trước 1945 trong Hội Ái hữu Công nhân, Hội Văn hóa Cứu quốc.</p>

<p>Ông từng làm phóng viên rồi làm Chủ nhiệm báo Cứu quốc Việt Bắc. Năm 1957-1958 ông làm Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam, sau đó làm Phó Tổng Thư ký trong nhiều năm. Từ 1986-1996 ông làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội.</p>

<p>Ông viết hơn trăm tác phẩm với nhiều thể loại khác nhau: bút ký, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim, chân dung, tiểu luận… Tác phẩm được nhiều thế hệ độc giả yêu thích nhất là tập truyện thiếu nhi Dế Mèn phiêu lưu ký. Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội.</p>

<p>Giải thưởng:</p>

<p>• Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam, 1956 (tiểu thuyết Truyện Tây Bắc).</p>

<p>• Giải thưởng của Hội Nhà văn Á - Phi, 1970 (tiểu thuyết Miền Tây).</p>

<p>• Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội, 1980 (tiểu thuyết Quê nhà).</p>

<p>• Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật đợt 1 năm 1996.</p>

<p>Các tác phẩm chính:</p>

<p>• Dế Mèn phiêu lưu ký (truyện dài, 1941)</p>

<p>• Giăng thề (tập truyện ngắn, 1942)</p>

<p>• O chuột (tập truyện ngắn, 1942)</p>

<p>• Quê người (tiểu thuyết, 1942)</p>

<p>• Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953)</p>

<p>• Mười năm (tiểu thuyết, 1958)</p>

<p>• Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (tiểu thuyết, 1971)</p>

<p>• Sổ tay viết văn: những chia sẻ về kinh nghiệm cầm bút (1977)</p>

<p>• Tự truyện (1978)</p>

<p>• Quê nhà (tiểu thuyết, 1980)</p>

<p>• Cát bụi chân ai (hồi ký, 1992)</p>

<p>• Chuyện cũ Hà Nội (ký sự, 1998)</p>

<p>• Chiều chiều (tiểu thuyết, 1999)</p>

<p>• Truyện Nỏ thần (truyện thiếu nhi, 2003)</p>

<p>• Ba người khác (tiểu thuyết, 2006)</p>

<p>• Đảo hoang (tiểu thuyết, 2011)</p>

<p>• Nhà Chử (truyện thiếu nhi, 2012)</p>

<p>...</p>

Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

Liên Hệ