cõi tạm nóng dần lên

cõi tạm nóng dần lên

Cõi Tạm Nóng Dần Lên là tập truyện ngắn tập họp 24 truyện ngắn ưng ý nhất của nhà văn Thu Trân trong những năm gần đây. Đa số ý kiến nói về tập sách đều công nhận đây là những vấn đề nóng của xã hội mà Thu Trân đã tái hiện qua lăng kính nhà văn, nhà báo. Những tệ nạn tham nhũng, hư danh… đã được đề cập thông qua các truyện Dưới đế giày sũng nước, Giải thưởng của nhà vua, Cõi tạm nóng dần lên… Có một “nỗi nhớ chở đầy thương tích” là vấn đề hoà giải dân tộc cũng được đặt ra thông qua truyện ngắn “Nỗi nhớ chở đầy thương tích”. Cuộc sống đôi khi phải chấp nhận thương tích, chấp nhận đớn đau… để được sống chân thành hơn, nhẹ nhàng hơn. Và vấn đề muôn đời của phụ nữ là tình yêu cũng được nhà văn tái hiện qua nhiều truyện ngắn: Phía bên kia triền núi, Yêu nhau trên nóc nhà, Rơi theo chiều thẳng đứng, Hầu rượu cho chồng… Dù tình yêu thật sự đớn đau hay cuộc sống bi kịch, tàn khốc đến đâu thì những người phụ nữ trong truyện ngắn Thu Trân đều bình thản chấp nhận và vượt qua tất cả.

Sách chia làm 3 phần:

Phần A - Cõi tạm nóng dần lên gồm có các truyện: Bị làm người. Chị đi lấy chồng. Cõi tạm nóng dần lên. Cõng nắng qua sông. Dưới đế giày sũng nước. Giải thưởng của nhà vua. Hầu rượu cho chồng. Lá ngón. Mười một mười hai. Vùng sâu tối.

Phần B - Yêu nhau trên nóc nhà gồm có các truyện: Cà phê không đường. Hoa vông vang trắng. Ngày biển trắng miên man. Ngày chiêm bao tóc rối. Phía bên kia triền núi. Rơi theo chiều thẳng đứng. Rome còn thơm mùi oải hương. Son môi, kính râm & xì gà. Yêu nhau trên nóc nhà.

Phần C - Nỗi nhớ chở đầy thương tích gồm có các truyện: Cỏ thơm găm gối tìm về. Ngày ấy cà răng căng tai. Nỗi nhớ chở đầy thương tích. Paddock. Rừng của mùa sau.

người đi tìm bóng núi

người đi tìm bóng núi

Người Đi Tìm Bóng Núi

Có một hậu phương miền Nam rừng rực lửa chết chóc đau thương trong cuộc chiến ở Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Mà thủ phạm là chiến tranh- một cuộc chiến không khoan nhượng giữa hai làn tên mũi đạn. Đọc “Người đi tìm bóng núi” của Thu Trân để biết giá trị của hoà bình, để biết những chập chùng và day dứt của các luồng tư tưởng khác nhau trước khi non sông về một mối.

Có một hậu phương miền Nam như “chịu tội tổ tông”, thay mặt cả dân tộc để hứng lấy những gì khắc nghiệt nhất từ bom đạn từ trước năm 1972 khi Mỹ bắt đầu không kích hậu phương miền Bắc. Màn dạo đầu của chiến tranh nhắm vào thường dân quả không dễ chịu chút nào. Nơi ấy có bầy chim câu hiền hoà trên sân nhà thờ lả tả những cánh bay. Nơi ấy có những đứa trẻ chơi nhà chòi xác thịt không toàn thây.

Sau bom đạn, chết chóc, đau thương- dĩ nhiên là một chuỗi dài những ngày hoà bình “có hậu”. Không chỉ là hoa thơm trái ngọt mà còn có cả những đắng đót rã rời gọi là di chứng của chiến tranh. Vào những trang cuối của “Người đi tìm bóng núi”, di chứng của chiến tranh bỗng trở nên “mềm” hơn, ngọt ngào hơn với lời tự sự của tác giả: “Bạn đọc “Người đi tìm bóng núi”, bạn sẽ thấy tôi và bạn trong đó. Cảm thức ngây ngô, băn khoăn, trăn trở, tận hưởng và bằng lòng với chính mình là một chuỗi dài tâm lý các nhân vật trong tiểu thuyết, một chuỗi dài trong kiếp được làm người của chúng ta. Đơn giản hơn, bạn ước được thấy gì trước tiên khi mỗi sớm mai thức dậy? Tôi ước thấy một bông hoa lạ nằm trên bậu cửa sổ, mà bông hoa này là tinh tuý của trời trăng mây gió nắng mưa cộng lại sau những gì đất trời vần vũ tối hôm qua…”.

Vâng, rồi mọi thứ sẽ “mềm” hơn, ngọt ngào hơn như cuộc sống vốn dĩ phải vậy, cho người ta được quyền sống tiếp. Chiến tranh là cái quái quỷ gì mà nhân loại “đam mê” đến vậy? Chẳng qua chỉ là sự không từ bỏ được bản năng sở hữu và thích thể hiện chính mình. Như cuộc chiến Ukaine hiện nay ngày càng trở nên ác liệt, rối rắm mà mãi không có lối ra…

khơi dậy tiềm năng của bé - cùng bơi nhé!

khơi dậy tiềm năng của bé - cùng bơi nhé!

Khơi dậy tiềm năng của bé - Cùng bơi nhé!

Khoa học đã chứng minh, khi kiên trì cho trẻ tập bơi, thì lượng hô hấp, chứcnăng tim, khả năng miễn dịch, chức năng tiêu hóa hấp thu, tình trạng giấc ngủ... của trẻ đều tốt hơn. Trẻ sơ sinh “bơi” trong nước ấm, sức nâng của nước cùng sự vỗ đập của sóng nước không chỉ có tác dụng massage, khiến tim được rèn luyện tốt hơn mà còn có thể tăng cường khả năng phản ứng của não bộ với môi trường bên ngoài, kích thích trí tuệ phát triển; hình thành cảm giác an toàn và tin cậy của trẻ với môi trường mới; bồi dưỡng sự tự tin và khả năng thích ứng; nâng cao độ nhạy cảm về cảm giác và khả năng phối hợp của cơ thể; thúc đẩy tiêu hóa hấp thu thức ăn, tạo giấc ngủ ngon; thúc đẩy phát triển chiều cao và cân nặng.

Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ tập bơi ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Tuy nhiên, cần lưu ý, khi cho trẻ tập bơi, nhiệt độ trong phòng đảm bảo trên 280C, khống chế nhiệt độ của nước ở khoảng 380C, nhiệt độ nước quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng không tốt tới trẻ; thời gian cho trẻ bơi thường vào khoảng 15 phút, tình hình cụ thể cần căn cứ vào thể chất và tháng tuổi của trẻ; đảm bảo an toàn cho trẻ khi ở dưới nước...

    Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

    Liên Hệ