một kiếp nhân sinh - tình người trong đại dịch covid - 19

một kiếp nhân sinh - tình người trong đại dịch covid - 19

<p>Một Kiếp Nhân Sinh – Tình Người Trong Đại Dịch Covid - 19</p>

<p>Tặng phẩm này được viết cho tất cả quý độc giả khi Việt Nam chúng ta đang phải trải qua những tháng ngày khó khăn, bất an, lo sợ của đại dịch.</p>

<p>Ai đó đã từng nói, có đi qua những ngày mưa mới biết yêu thương những ngày nắng đẹp. Có đối diện với những hiểm nguy, khủng hoảng vì dịch bệnh, mới thấy trân quý những năm tháng yên bình của hôm qua. Nhưng quá khứ không còn nữa, ngày hôm qua đã bỏ xa chúng ta rồi, hiện tại cả nước đang đối diện với những lo toan vì biến chủng Covid-19 tái bùng phát dữ dội.</p>

<p>Trong vòng gần hai năm kể từ khi virus Corona xuất hiện, thế giới đã chìm trong khủng hoảng, chết chóc, bi thương. Trong tang thương, bi kịch, chúng ta chợt thấy tình người ngời sáng, chúng ta chợt nhận ra con người ngày một nhích lại gần nhau hơn, đoàn kết, nâng đỡ và cố gắng làm tất cả mọi thứ để cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh. Hàng triệu liều vắc-xin được hiến tặng, rất nhiều chiếc máy thở được sẻ chia, hàng tấn trang thiết bị y tế được giúp đỡ, chỉ mong mang đến chút tình người để sưởi ấm giữa những ngày lo toan, tất bật, hiểm nguy vì dịch bệnh. Dù khác nhau bởi màu da, tôn giáo, chúng ta vẫn quặn thắt lòng khi chứng kiến cảnh hàng ngàn người ngã xuống vì dịch bệnh mỗi ngày.</p>

<p>Khi chứng kiến những cảnh tượng tang thương này, chúng ta biết làm gì đây? Việc cần thiết nhất khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp là mọi người hãy ở yên để những tháng năm này đi qua một cách êm đềm nhất. Người dân Ấn Độ khi đối diện với dịch bệnh hoành hành, họ chỉ biết khóc, mong được giúp đỡ và chờ đợi phép màu xuất hiện.</p>

<p>Mong điều may mắn, sức khỏe, an lành sẽ đến với người bệnh, đội ngũ y bác sĩ, tình nguyện viên y khoa, các chiến sĩ và hàng ngàn nhân viên mỗi ngày đang vất vả, hiểm nguy nơi tuyến đầu chống dịch.</p>

<p>Trích đoạn hay</p>

<p>Đau lòng trước cuộc chia ly</p>

<p>Cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng, nên bầu trời đôi lúc sẽ xuất hiện những cầu vồng ước mơ. Dĩ nhiên, cuộc sống màu hồng rồi thì ước mơ kia sẽ trở nên dư thừa, nhàm chán. Chỉ là, mọi số phận không như ước muốn nên hoài bão, ước mơ trở thành món quà xa xỉ mà bao người hướng đến và muốn chinh phục.</p>

<p>Khi chúng ta còn hiện hữu bên nhau, được sống cùng nhau, thở chung một bầu trời không khí, ta dường như quên mất sự tồn tại của đối phương, quên mất cách trân trọng, quên mất sự quan tâm, thăm hỏi, dù đôi lúc điều đó chẳng mất nhiều thời gian và tiền bạc của mình. Để rồi khi đại dịch Covid-19 bùng phát, F0 vào viện điều trị, F1 vào khu cách ly, F2 cách ly tại nhà. Thế là chúng ta đã có những cuộc chia ly bất ngờ không báo trước. Cuộc sống đang bình thường bỗng trở nên rối ren, bất an và lo sợ. Những người bạn thân, những thành viên trong gia đình, mỗi người sẽ có vị trí, khu vực để đi, đi vì sự an toàn của cộng đồng xã hội. Và sau những ngày chia xa đó, tất cả chúng ta đều ước mong mọi việc suôn sẻ, qua nhanh để có ngày đoàn tụ. Người bệnh được chữa khỏi, sau 14 đến 21 ngày hết hạn cách ly sẽ gặp nhau. Tất cả cùng chờ đợi, chờ đợi đến ngày đoàn viên, sum họp, vui vầy nhất. Nhưng rồi trong cuộc chiến khốc liệt kia, có người chiến thắng oanh liệt trở về, có người bại trận và không kịp nói lời từ giã thế gian.</p>

<p>Ở đời, dù sinh thời bạn sống thế nào thì ngày mất đi cũng có người thân, bạn bè khóc thương, tiễn đưa bên cạch. Nhưng giữa đại dịch Covid này, có những cái chết rất đỗi cô đơn. Thậm chí có những trường hợp, sau khi qua đời, thi hài được bọc kín và đưa lên xe cứu thương chở đi hỏa táng. Chỉ cho một vài người thân đi theo, trong gia đình, vị nào muốn tiễn đưa, có thể liên hệ khu vực thuận tiện, đến đoạn nào đó xe dừng lại, để người thân vái lạy, tiễn biệt thi hài từ xa. Thời gian dừng lại không được quá lâu, nên khi xe rời đi, người ta đau đớn khóc thương, cố bám theo xe đến trượt dài trên xa lộ, nước mắt nghẹn đắng cả cõi lòng. Chẳng có nỗi đau nào thê lương hơn.</p>

<p>Vậy đó, mà khi có cơ hội sống cùng, mình cứ hằn học, tỵ nạnh, giận hờn, thua đủ, oán trách nhau. Mình chẳng bao giờ chịu thua, chịu nhường, chịu nhịn, cứ quyết làm theo ý mình, cho thỏa cơn tức giận mới thôi. Khi mình làm tất cả mọi thứ để hả được cơn tức, quay đầu nhìn lại, chính mình cũng tổn thương không kém. Bởi có cuộc chiến nào mà chẳng xây xát đôi bên, có cuộc cãi vã nào mà không nói lời chia rẽ, thù hận. Làm cho người đau, chính mình đau trước, làm cho người trầy xước, chính mình cũng tê tái thân tâm.</p>

<p>Cuộc sống này vô thường lắm, sống nay chết mai. Bây giờ sống, chắc gì lát nữa còn sống! Và nếu chúng ta ý thức được như vậy, có lẽ mình sẽ đối xử dịu dàng với nhau hơn. Mình sẽ hạn chế nói lời tổn thương, hạn chế xát muối lên trái tim người khác, hạn chế làm ai đau lòng,… Sự tử tế của một người, đôi khi chỉ là hành động dịu dàng mà người đó đối đãi, là sự thấu hiểu, cảm thông trong mỗi câu chuyện của cuộc đời, là sự nhẫn nại, bao dung dành cho tất cả.</p>

<p align="center">“Vội vàng trong kiếp nhân sinh</p>

<p align="center">Soi gương chợt thấy chính mình khổ đau</p>

<p align="center">Trở về nương ánh đạo mầu</p>

<p>Niết Bàn, hạnh phúc giọt sầu hóa không.”</p>

mở lối yêu thương

mở lối yêu thương

<p>Mở Lối Yêu Thương</p>

<p>Mở lối yêu thương của sư cô Thích Nữ Nhuận Bình là tản văn, viết về những điều “thấy, nghe” của tác giả, thông qua đó, gợi mở cách suy nghĩ tích cực, cách tiếp cận tích cực và giải pháp tốt cho các vấn nạn trong đời thực.</p>

<p>Theo tác giả, “có mặt cho nhau” không chỉ là nhu cầu xã hội, còn là sự tương tác mang lại niềm vui, hạnh phúc cho con người. Tác giả đề cao nhiệt huyết khi cho rằng giúp người chính là giúp mình. Khép lại các kỷ niệm buồn đau, tạm biệt quá khứ buồn bã, tìm kiếm lý tưởng sống, chân thành cải thiện bản thân, không nhìn lỗi người, nhìn thấu trái tim mình, hoàn thiện chính mình như hoa sen nở từ bùn nhơ.</p>

<p>Tác giả đề nghị hãy sống bao dung như đất, nhiệt huyết như lửa, không chấp như ngọn gió, mỉm cười cho qua mọi việc, vững chãi ở mọi nơi, nhìn thấu bản thân và tha nhân, trải nghiệm hạnh phúc bây giờ và tại đây. Tác giả kêu gọi mỗi người “tự cứu lấy mình” bằng lối sống: Chơi với bạn tốt, nhẫn để an vui, kiên trì để thành tựu, biết xin lỗi và tha thứ,… để trải nghiệm hạnh phúc trong mỗi phút giây. Kêu gọi sống có lý tưởng, tác giả đề nghị hiểu để thương sâu, không bới lông tìm vết, buông bỏ khổ đau để trải nghiệm chân giá trị của cuộc sống.</p>

nơi khát vọng nảy mầm

nơi khát vọng nảy mầm

<p>Nơi khát vọng nảy mầm tập hợp các bài viết ngắn thuật lại những quan sát và suy tưởng của tác giả - sư cô Thích Nữ Nhuận Bình trong khoảng thời gian tình nguyện tại bệnh viện dã chiến số 12 TP. Thủ Đức giữa đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, tác giả đan xen cả các bài thờ, bài báo phỏng vấn và những bài viết xoay quanh chủ đề sinh – tử khi phải đưa tiễn những người thân yêu về bên Phật.</p>

<p>Tác giả: </p>

<p>Thích Nữ Nhuận Bình hiện là nghiên cứu sinh Tiến sĩ Phật học, Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.</p>

<p>Các sách đã xuất bản như: Giữa đôi dòng (NXB Phương Đông, 2017), Mở lối yêu thương (NXB Văn hóa – Văn nghệ, 2018), Gieo mầm hạnh phúc (NXB Văn hóa – Văn nghệ, 2019), Một kiếp nhân sinh (Thái Hà Books, 2021),…</p>

<p>Mục lục:</p>

<p>Giã từ công tác hậu phương, tôi dấn thân vào tiền tuyến hiến tặng yêu thương</p>

<p>Ngoài kia bất an lắm</p>

<p>Gặp gỡ là một món quà</p>

<p>Đời người ngắn nhưng bất an lại quá nhiều</p>

<p>Vào tuyến đầu chưa được bao lâu thì hay tin Phật tử Huệ Liên vừa qua đời</p>

<p>Hãy ở yên nếu bạn muốn thật sự bình yên</p>

<p>Dấn thân ở tuyến đầu là bằng lòng phó thác sinh mạng của mình cho nhân dân</p>

<p>Lời tâm tình từ tuyến đầu chống dịch</p>

<p>Sứ giả của tình thương</p>

<p>Em bé ơi!</p>

<p>“Đón Vu lan nơi tâm dịch: ‘Lấy bình oxy làm hoa hồng dâng tặng…’”</p>

<p>Người ra đi từ tầng 19</p>

<p>Thương thật nhiều, tuyến đầu ơi!</p>

<p>Ngày mưa ở tuyến đầu nhớ bạn</p>

<p>Phận người mong manh trước cửa tử</p>

<p>Ba mươi ngày trong bệnh viện dã chiến: Những người ở lại</p>

<p>Đừng quên yêu thương chính mình</p>

<p>Bà ơi, nhanh khỏe rồi về với cháu</p>

<p>… Và rồi chú cũng ra đi</p>

<p>Tình thương như cơn mưa về</p>

<p>Sài Gòn, Quảng Ninh, Sơn La, chúng ta sẽ luôn nhớ về nhau bằng những gì tươi đẹp nhất</p>

<p>Gặp được nhau cũng chẳng dễ dàng gì</p>

<p>Kính tri ân</p>

<p>Những tháng ngày không quên</p>

<p>Địa ngục trần gian</p>

<p>Chưa đủ duyên giúp chú cạo râu lần cuối</p>

<p>Đón tuổi mới từ phòng cấp cứu</p>

<p>Gia đình là chốn bình yên để quay về</p>

<p>Dìu nhau bước qua đại dịch</p>

<p>Trao tặng bình oxy là mang đến sự sống cho người</p>

<p>Thương lắm, những trái tim quả cảm</p>

<p>Đêm đó mưa rồi</p>

<p>Xa xa vẳng tiếng chuông chùa</p>

<p>Bởi mọi cuộc chiến đều có rủi ro</p>

<p>2/9 đặc biệt và đáng nhớ nhất trong đời</p>

<p>Tấm lòng của người hậu phương</p>

<p>Mỹ đức lớn nhất của đời người là sự tử tế</p>

<p>Phép mầu xuất hiện, chú đã hồi sinh</p>

<p>Sau phút giây này, có khi mãi mãi cũng là thiên thu</p>

<p>Những ngày không quên</p>

<p>Mưa cứ rơi, sinh mạng rất chơi vơi. Thành phố buồn, mình cũng buồn muốn khóc</p>

<p>Chú đã đi rồi</p>

<p>Nắng vẫn rất vàng, nhưng nỗi buồn ngày một dày thêm</p>

<p>Mạnh mẽ động viên nhau để trụ vững ở tuyến đầu</p>

<p>Tình thương mang đến niềm hạnh phúc</p>

<p>Giúp người để lòng mình hoan hỷ</p>

<p>Chú đi bình an nhé! Ở nơi cõi xa xăm kia có lẽ sẽ dễ chịu hơn nơi này</p>

<p>Từ tâm dịch, tôi đọc được bài thơ dễ thương của Phật tử Mi Hồng đăng trên Facebook</p>

<p>Lòng hiếu thảo của con chính là sự mong chờ của ba mẹ</p>

<p>Cố lên nhé, rồi những điều tốt đẹp sẽ đến với chúng ta thôi</p>

<p>Tâm an, thân sẽ khỏe. Tâm bất an, mạng sống trồi trụt vô chừng</p>

<p>Hỗ trợ các bệnh viện thiếu nhân lực</p>

<p>Thương lắm tuyến đầu ơi!</p>

<p>Giáo pháp của Đức Phật trị liệu những nỗi khổ niềm đau</p>

<p>Người ở lại</p>

<p>Ở tuyến đầu, nhiều tâm sự trái ngang, những nỗi buồn không tên tuổi</p>

<p>Để việc phát tâm tình nguyện ở tuyến đầu không là… hư danh</p>

<p>“Người tu sĩ áo nâu hóa thân thành chiến binh áo trắng”</p>

<p>Kết nối những vòng tay</p>

<p>Mong tình yêu thương của Đức Phật sẽ sưởi ấm chúng con và chúng sanh</p>

<p>Chấp nhận xa nhau để được gần nhau trong thời gian sớm nhất</p>

<p>Khi chư vị Tăng ni không khỏe giữa đại dịch</p>

<p>Bài thơ gửi hậu phương</p>

<p>Mong Sài Gòn sớm vượt qua đại dịch</p>

<p>Tạm biệt những người hùng của sáu mươi ngày qua</p>

<p>“Phía sau cánh cửa cách ly”</p>

<p>Mừng vì Đức Phật đã thương con, cho con thêm thời gian để phụng sự ở tuyến đầu</p>

<p>Nhật ký ban đêm ở tuyến đầu</p>

<p>Gửi đến nhiếp ảnh gia tình nguyện xông pha nơi tuyến đầu chống dịch</p>

<p>Viết từ phòng cấp cứu tại tuyến đầu</p>

<p>Hạnh phúc hiện hình từ những hy sinh</p>

<p>Ở nơi này…</p>

<p>Niềm vui của các bệnh nhân Covid-19 ngày xuất viện</p>

<p>Nhận được báo Giác ngộ có hình tác giả trên trang bìa</p>

<p>Luôn vững tin Sài Gòn sẽ chiến thắng đại dịch</p>

<p>Gia đình là bến đỗ bình yên nhất</p>

<p>Ở tuyến đầu</p>

<p>“Những con chữ lan tỏa yêu thương”</p>

<p>Miền ký ức</p>

<p>Lời nhắn gửi của một tình nguyện viên gửi đến Nhuận Bình trước khi chị từ</p>

<p>bệnh viện về với gia đình</p>

<p>“Sư cô Nhuận Bình và tập sách viết bên giường bệnh”</p>

<p>Đời đẹp vì mình biết cho đi và thấu hiểu</p>

<p>Bài bình luận của tài khoản Facebook Phạm Huyên</p>

<p>Chuyến thiện nguyện tại các tỉnh miền Trung</p>

<p>“Tết nồng ấm với Phiên chợ 0 đồng cho người nghèo và công nhân ở lại”</p>

<p>Những tâm tình khi thành phố dần bình thường mới</p>

<p>Đêm thiền trà, thắp nến tri ân cha mẹ mùa Vu lan năm 2022</p>

<p>Đời người chẳng dài lâu, chỉ mong tình đệ huynh mãi ấm</p>

<p>Chị chỉ biết nguyện cầu và đợi chờ phép màu xuất hiện</p>

<p>Nhiều năm rồi hội ngộ, lại gặp nhau trong cảnh tử biệt sanh ly này</p>

<p>Quá khứ đã qua rồi, vĩnh viễn không quay về đây nữa</p>

<p>Đến cuối cùng, ai rồi cũng phải tuân theo định luật vô thường, ra đi theo nghiệp lực mình tác tạo</p>

<p>Tròn bốn mươi chín ngày của em…</p>

<p>Thời gian trôi qua, tất cả chúng ta đã già…</p>

<p>Hãy tự tại, an nhiên giữa lằn ranh sinh tử thầy nhé!</p>

<p>Mong thầy luôn vững chãi, thảnh thơi, thong dong dạo bước bên cõi trời phương ngoại</p>

<p>Trân trọng mọi khoảnh khắc hội ngộ trong đời</p>

<p>Một ngày qua đi, chúng ta sẽ già thêm một ngày</p>

<p>Tuổi mới</p>

<p>Hành trình về đất Phật</p>

<p>Trích đoạn nội dung sách: </p>

<p>… Và rồi chú cũng ra đi</p>

<p>Chú đã nằm lại rất lâu ở phòng cấp cứu. Mỗi ngày,chú đều ngoan ngoãn làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, cố gắng ăn uống, tập thở để nhanh khỏe. Mặc dù đội ngũ y bác sĩ đã cố gắng hết sức, đã thay đổi rất nhiều phác đồ điều trị, sử dụng những loại thuốc tốt nhất nhưng bệnh tình của chú vẫn không thuyên giảm. Vì thế, chú được chuyển lên tuyến trên. Nhưng chỉ hơn một tuần sau, chú vẫn không thắng nỗi lưỡi hái tử thần.</p>

<p>Ngày hay tin chú mất, lòng tôi buồn hẫng hụt. Làm sao mà không buồn khi một người mà mỗi ngày mình chăm sóc, hỏi han nay đã lặng lẻ rời đi, bỏ lại tất cả để hòa vào thinh không bất tận?</p>

<p>Có lẽ chú đã cố gắng hết sức rồi và cũng đã quá mệt mỏi rồi nên chú chấp nhận buông tay, không tiếp tục cuộc chiến đấu trên hành trình này nữa.</p>

<p>Cũng là chú đã tự cho mình cơ hội để bắt đầu một đời sống mới, một hành trình mới, sáng tươi hơn, bình an hơn nơi chiến trường ảm đảm và khốc liệt này.</p>

<p>Mong chú ra đi thanh thản, tìm thấy thế giới mới như ý, đẹp xinh của cuộc đời mình. Không còn đớn đau, không còn những bất an, trăn trở, âu lo. Cuộc đời có đẹp xấu, sướng khổ, buồn vui nhưng chính chúng ta có thể chọn cho mình lối đi nào phù hợp và thuận tiện nhất. Chấp niệm càng nhiều, sát thương càng lắm.</p>

<p>Gia đình là bến đỗ bình yên nhất</p>

<p>Mỗi ngày, xe cấp cứu dừng lại trước bệnh viện ngày một nhiều. Cuộc sống của người dân ngày càng khó khăn hơn so với trước. Thương Sài Gòn! Thương người dân lam lũ, cần lao. Mới sáng sớm tinh mơ, tiếng hú còi của xe cấp cứu đã vang lên liên tục, lòng người rất đỗi lo âu. Tôi mong sao phép màu đến với dân mình trong những thời khắc gian nan như thế.</p>

<p>Dịch bệnh mỗi ngày diễn biến phức tạp, nhưng cái tình của người dân thành phố thì thấm đẫm muôn nơi. Tự nhiên chúng tôi lại thấy được an ủi dù mọi thứ vẫn căng thẳng vô cùng.</p>

<p>Trong thâm tâm mọi người ở đây, ai cũng mong dịch Covid-19 nhanh kết thúc để về với gia đình, ăn bữa cơm nhà đầm ấm. Gia đình là bến đỗ bình yên nhất, ngoài kia hoa lệ bao nhiêu cũng có ít nhiều giông gió. Ai đang được hưởng niềm hạnh phúc dưới mái ấm gia đình, nhớ trân trọng nhé! Đánh mất rồi, khó kiếm lại lắm thay!</p>

<p>Ngày 26 tháng 7</p>

<p>Con quỳ xuống lòng thành hướng Phật</p>

<p>Xin thùy từ cứu độ chúng sanh</p>

<p>Covid gây đau thương, Covid tung hoành</p>

<p>Chúng sanh khổ, trần gian tang tóc</p>

<p>Biết hiểm nguy, con bước đi chẳng ngại</p>

<p>Bởi Tổ quốc cần, con đến!</p>

<p>Chúng sanh gọi, con đi!</p>

<p>Chẳng kịp nghĩ suy phía trước nhiều hiểm nguy</p>

<p>Chỉ cần đẩy lùi dịch bệnh</p>

<p>Mọi sự hy sinh đều đáng quý vô cùng!</p>

<p>Cảm tác từ một ngày buồn ở bệnh viện</p>

    Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

    Liên Hệ