love in action, second edition - writings on nonviolent social change

love in action, second edition - writings on nonviolent social change

<p>Love In Action, Second Edition - Writings On Nonviolent Social Change</p>

<p>Be inspired by 21 key writings on nonviolence and reconciliation by Vietnamese peace activist and refugee advocate Zen master Thich Nhat Hanh</p>

<p>"The essence of nonviolence is love," Thich Nhat Hanh says. "Out of love and the willingness to act selflessly, strategies, tactics, and techniques for a nonviolent struggle arise naturally." Collecting essays written by Thich Nhat Hanh at crucial moments of social transformation, Love in Action is an important resource for anyone engaged in social work, community organizing, political action, and cause-oriented movements.</p>

<p>Reflecting on the devastation of war, Thich Nhat Hanh makes the strong argument that ethics and altruistic love based on mindfulness and insight are the only truly sustainable bases for political action. Having played a central role in the Buddhist nonviolent movement for peace in Vietnam during the 1960s and serving as Chair of the Buddhist Peace delegation to the Paris Peace Accords in 1973, Thich Nhat Hanh speaks with the voice of experience: "There is no way to peace. Peace is the way."</p>

<p>Together with essays on the connections between outer engagement and the inner work for peace, this anthology also features poetry and the script of the hauntingly beautiful 1972 play, The Path of Return Continues the Journey. The play's characters are drawn from the author's own life, the young men and women of his School of Youth for Social Service--many of whom were killed for their social actions. "At 12:30 a.m. on July 5, 1967, in the village of Binh Phuoc, Gia Dinh Province, a group of strangers abducted five young men, brought them to the bank of the Saigon River, and shot them," reports Thich Nhat Hanh. "All five were volunteer workers in the School of Youth for Social Service, a nonviolent organization that sought only to heal the wounds of war and reconstruct the villages." An elegy and a prayer for peace, the script shows a less-known side of the young Thich Nhat Hanh: grieving, profoundly in touch with his sorrow and pain, and channeling his anguish into art, inspired by love.</p>

happy teachers change the world: a guide for cultivating mindfulness in education

happy teachers change the world: a guide for cultivating mindfulness in education

<p>Happy Teachers Change The World: A Guide For Cultivating Mindfulness In Education</p>

<p>Happy Teachers Change the World is the first official, authoritative manual of the Thich Nhat Hanh/Plum Village approach to mindfulness in education. Spanning the whole range of schools and grade levels, from preschool through higher education, these techniques are grounded in the everyday world of schools, colleges, and universities.</p>

<p>Beginning firmly with teachers and all those working with students, including administrators, counselors, and other personnel, the Plum Village approach stresses that educators must first establish their own mindfulness practice since everything they do in the classroom will be based on that foundation. The book includes easy-to-follow, step-by-step techniques perfected by educators to teach themselves and to apply to their work with students and colleagues, along with inspirational stories of the ways in which teachers have made mindfulness practice alive and relevant for themselves and their students across the school and out into the community.</p>

<p>The instructions in Happy Teachers Change the World are offered as basic practices taught by Thich Nhat Hanh, followed by guidance from educators using these practices in their classrooms, with ample in-class interpretations, activities, tips, and instructions. Woven throughout are stories from members of the Plum Village community around the world who are applying these teachings in their own lives and educational contexts.</p>

fidelity : how mindfulness can strengthen and nurture our intimate relationships

fidelity : how mindfulness can strengthen and nurture our intimate relationships

What does healthy intimacy look like? How we do we keep the energy and passion alive in long-term relationships? What practices can help us forgive our partner when he or she has hurt us? How can we get a new relationship off to a strong and stable start? What do we do if we feel restless in a relationship or attracted to someone outside of our partner? These are just some of the questions Zen master and Nobel Peace Prize nominee Thich Nhat Hanh has been asked by practitioners and readers alike. Deeply moved by the suffering that can be caused by these issues, he offers concrete guidance in his first ever writings on intimacy and healthy sexuality.Fidelity guides the reader to an understanding about how we can maintain our relationships; keep them fresh, and accepting and loving our partner for who they are. Fidelity gives concrete advice on how to stay attentive and nourishing of each other amidst the many responsibilities and pressures of daily life. Readers will learn how to foster open communication, dealing with anger and other strong emotions, learning to forgive, and practicing gratitude and appreciation.Fidelity is written for both couples in a committed relationship wanting to further develop a spiritual dimension in their lives together, and for those where infidelity or hurt may have occurred, and there is a need for best practices to re-weave the net of love and understanding. In addition to addressing every day occurrences and challenges, Thich Nhat Hanh shows how traditional Buddhist teachings on attachment, deep listening, and loving speech can help energize and restore our relationships. Written in a clear and accessible style, and filled with personal stories, simple practices and exercises, Fidelity is for couples at all stage of relationships. It the guide book for anyone looking to create long-lasting and healthy intimacy.

peace is every step

peace is every step

<p>In the rush of modern life, we tend to lose touch with the peace that is available in each moment. World-renowned Zen master, spiritual leader, and author Thich Nhat Hanh shows us how to make positive use of the very situations that usually pressure and antagonize us. For him a ringing telephone can be a signal to call us back to our true selves. Dirty dishes, red lights, and traffic jams are spiritual friends on the path to "mindfulness" -- the process of keeping our consciousness alive to our present experience and reality. The most profound satisfactions, the deepest feelings of joy and completeness lie as close at hand as our next aware breath and the smile we can form right now. Lucidly and beautifully written, "Peace Is Every Step" contains commentaries and meditations, personal anecdotes and stories from Nhat Hanh's experiences as a peace activist, teacher, and community leader. It begins where the reader already is -- in the kitchen, office, driving a car, walking a part -- and shows how deep meditative presence is available now. Nhat Hanh provides exercises to increase our awareness of our own body and mind through conscious breathing, which can bring immediate joy and peace. Nhat Hanh also shows how to be aware of relationships with others and of the world around us, its beauty and also its pollution and injustices. the deceptively simple practices of "Peace Is Every Step" encourage the reader to work for peace in the world as he or she continues to work on sustaining inner peace by turning the "mindless" into the mindFUL. "This book of illuminating reminders bid us to reorient the way we look at the world...toward a humanitarian perspective." -- "Publisher Weekly"</p>

365 ngày an lạc

365 ngày an lạc

<p>VỀ TÁC PHẨM</p>

<p>Bận rộn. Vội vàng. Áp lực. Mong muốn nối tiếp kỳ vọng. Kế hoạch này tiếp nối dự án nọ... Căng thẳng. Stress. Đó là những gì đang diễn ra với cuộc sống của chúng ta.</p>

<p>Bộ sách để bàn 365 ngày với hai chủ đề: An Lạc và Yêu Thương là bộ cẩm nang cần có, thiết yếu phải có; đặt trên bàn học, trên bàn làm việc nơi công sở, trên xe hơi và trong balo... của mỗi người.</p>

<p>Mỗi ngày, chỉ cần lần giở một thông điệp sống An Lạc và Yêu Thương của thiền sư Thích Nhất Hạnh, cuộc sống của bạn sẽ hướng đến chánh niệm trọn vẹn trong mọi việc, giàu năng lượng nội tâm để sống cân bằng, chu đáo và bao dung với bản thân, người thân, tha nhân nói chung...</p>

<p>Đây cũng là món quà ý nghĩa mà chúng ta có thể chọn để tặng nhau trong dịp Tết, lì xì đầu năm mới, dịp sinh nhật; lãnh đạo tặng cho cộng sự với tâm ý khích lệ tinh thần cộng tác; tặng cho đối tác để cảm ơn sự hợp tác hòa hảo, ba mẹ tặng cho con cái với mong muốn con luôn bao dung với người và với chính mình, tặng cho những người bạn mà ta trân quý để cảm ơn vì đã làm bạn của nhau – đã yêu thương và vị tha cho nhau... Và, món quà tuyệt vời này cũng là để ta tặng cho chính ta, mỗi ngày một thông điệp, cuộc sống của chính ta sẽ an lạc và yêu thương bản thân nhiều hơn...</p>

<p>TRÍCH DẪN NHỮNG THÔNG ĐIỆP TỪ SÁCH:</p>

<p>365 NGÀY AN LẠC</p>

<p>“Chạy trốn khổ đau để đi tìm hạnh phúc thì cũng như đi tìm hoa sen ở nơi không có bùn.”</p>

<p>“Mình chưa có hạnh phúc vì mình luôn có tâm trạng chờ đợi, ngóng trông. Sự chờ đợi, ngóng trông cản trở mình tiếp xúc với những mầu nhiệm của sự sống đang có trong giây phút hiện tại. Có thể nói, cuộc đời mình bị đánh cắp bởi những chuỗi ngày đợi chờ. Thật uổng phí.”</p>

<p>Chúng ta hãy bình tĩnh lại để thấy rằng ngục tù giam hãm chúng ta trong cô đơn vốn là một ngục tù do tâm chúng ta tự tạo. Hãy ngồi xuống và bắt đầu bằng một cuộc nói chuyện thực sự.”</p>

<p>365 NGÀY YÊU THƯƠNG</p>

<p>“Nếu anh không thương được anh thì anh không thương được người nào khác.”

“Trong tình thương chân thật không có chỗ đứng cho sự tự ái. Nếu tự ái có mặt thì tình ấy chưa phải là chân tình.”</p>

<p>“Khi cần dịu ngọt thì dịu ngọt, khi cần cay đắng thì phải cay đắng, khi cần mềm dẻo thì mềm dẻo, khi cần cứng rắn thì phải cứng rắn, nhưng bất cứ lúc nào lòng ta cũng được hướng dẫn bởi tâm từ bi.”</p>

combo 365 ngày an lạc + 365 ngày yêu thương (bộ 2 cuốn)

combo 365 ngày an lạc + 365 ngày yêu thương (bộ 2 cuốn)

<p>Combo 365 Ngày An Lạc + 365 Ngày Yêu Thương (Bộ 2 Cuốn)</p>

<p>Bận rộn. Vội vàng. Áp lực. Mong muốn nối tiếp kỳ vọng. Kế hoạch này tiếp nối dự án nọ... Căng thẳng. Stress. Đó là những gì đang diễn ra với cuộc sống của chúng ta.</p>

<p>Bộ sách để bàn 365 ngày với hai chủ đề: An Lạc và Yêu Thương là bộ cẩm nang cần có, thiết yếu phải có; đặt trên bàn học, trên bàn làm việc nơi công sở, trên xe hơi và trong balo... của mỗi người.</p>

<p>Mỗi ngày, chỉ cần lần giở một thông điệp sống An Lạc và Yêu Thương của thiền sư Thích Nhất Hạnh, cuộc sống của bạn sẽ hướng đến chánh niệm trọn vẹn trong mọi việc, giàu năng lượng nội tâm để sống cân bằng, chu đáo và bao dung với bản thân, người thân, tha nhân nói chung...</p>

<p>Đây cũng là món quà ý nghĩa mà chúng ta có thể chọn để tặng nhau trong dịp Tết, lì xì đầu năm mới, dịp sinh nhật; lãnh đạo tặng cho cộng sự với tâm ý khích lệ tinh thần cộng tác; tặng cho đối tác để cảm ơn sự hợp tác hòa hảo, ba mẹ tặng cho con cái với mong muốn con luôn bao dung với người và với chính mình, tặng cho những người bạn mà ta trân quý để cảm ơn vì đã làm bạn của nhau – đã yêu thương và vị tha cho nhau... Và, món quà tuyệt vời này cũng là để ta tặng cho chính ta, mỗi ngày một thông điệp, cuộc sống của chính ta sẽ an lạc và yêu thương bản thân nhiều hơn...</p>

<p>TRÍCH DẪN NHỮNG THÔNG ĐIỆP TỪ SÁCH:</p>

<p>365 NGÀY AN LẠC</p>

<p>“Chạy trốn khổ đau để&nbsp;đi tìm hạnh phúc thì cũng như&nbsp;đi tìm hoa sen ở nơi không có bùn.”</p>

<p>“Mình chưa có hạnh phúc vì mình luôn có tâm trạng&nbsp;chờ đợi, ngóng trông. Sự chờ đợi, ngóng trông cản trở mình&nbsp;tiếp xúc với những mầu nhiệm của sự sống đang có trong&nbsp;giây phút hiện tại. Có thể nói, cuộc đời mình bị đánh cắp bởi&nbsp;những chuỗi ngày đợi chờ. Thật uổng phí.”</p>

<p>Chúng ta hãy bình tĩnh lại để thấy rằng ngục tù giam hãm chúng ta trong cô đơn vốn là một ngục tù do tâm chúng ta tự tạo. Hãy ngồi xuống và bắt đầu bằng một cuộc nói chuyện thực sự.”</p>

<p>365 NGÀY YÊU THƯƠNG</p>

<p>“Nếu anh không thương được anh thì anh không thương được người nào khác.”

“Trong tình thương chân thật không có chỗ đứng cho sự tự ái. Nếu tự ái có mặt thì tình ấy chưa phải là chân tình.”</p>

<p>“Khi cần dịu ngọt thì dịu ngọt, khi cần cay đắng thì phải cay đắng, khi cần mềm dẻo thì mềm dẻo, khi cần cứng rắn thì phải cứng rắn, nhưng bất cứ lúc nào lòng ta cũng được hướng dẫn bởi tâm từ bi.”</p>

<p>1. 365 Ngày An Lạc</p>

<p>2. 365 Ngày Yêu Thương</p>

sen nở trời phương ngoại

sen nở trời phương ngoại

<p>Kinh Pháp Hoa là một kinh rất nổi tiếng, có thể nói là một kênh nổi tiếng nhất của đạo Bụt Đại Thừa. Tư tưởng tôn xưng kinh Pháp Hoa là vua của tất cả các kinh đã có từ lâu. Chính nhờ kinh Pháp Hoa mà đạo Bụt Đại Thừa trở thành một cơ sở có căn bản, có truyền thống và biến thành một Giáo hội thực sự với việc tuyên thuyết hai thông điệp chính:</p>

<p>(1) Tất cả chúng sinh đều có thể thành Bụt,</p>

<p>(2) Chỉ có một con đường tu học duy nhất là Phật thừa.</p>

<p>Tam thừa chỉ là phương tiện dẫn dắt chúng sinh buổi ban đầu. Chủ đích quan trọng nhất của chư Bụt là hướng dẫn chúng sinh đi vào con đường Phật thừa, tức là con đường Khai, Thị, Ngộ, Nhập tri kiến của Bụt. Vì vậy mà triết lý này được gọi là Khai tam hiển nhất, hay là Hội tam quy nhất, nghĩa là gom cả ba cái lại để đưa về một cái. Ðiều đó làm cho kinh Pháp Hoa trở thành Diệu Pháp.</p>

<p>Với&nbsp;Sen nở trời phương ngoại,&nbsp;Thiền sư Thích Nhất Hạnh&nbsp;sẽ không giảng từng đoạn kinh Pháp Hoa như nhiều người khác đã làm, mà chỉ đi vào từng Phẩm, tóm lược nghĩa chính của từng Phẩm, khai triển, và diễn dịch những điều căn bản trong từng Phẩm, để quý vị độc giả có được một cái thấy tuy khái quát nhưng rõ ràng về ý kinh. Riêng Phẩm Quán Thế Âm Bồ tát tức là Phẩm Phổ Môn, Phẩm thứ 25, vì là Phẩm được nhiều người tụng đọc nhất trong toàn bộ kinh Pháp Hoa, nên Thiền sư sẽ giảng với nhiều chi tiết hơn. Thêm vào đó, Người cũng sẽ đưa ra một số đề nghị để đóng góp cho sự hoàn bích của đóa hoa đẹp nhất trong Vườn kinh điển Đại Thừa này.</p>

hướng đi của đạo bụt cho hòa bình và sinh môi

hướng đi của đạo bụt cho hòa bình và sinh môi

<p>“Mỗi người chúng ta đều có thể đóng góp một cái gì đó cho công việc bảo vệ và chăm sóc hành tinh xinh đẹp của chúng ta. Phải sống như thế nào để con cháu chúng ta có một tương lai tươi sáng, đó là gia tài đích thực ta để lại cho con cháu chúng ta”. Lời dạy của thầy Thích Nhất Hạnh.</p>

<p>Khi chúng ta gieo một hạt bắp xuống lòng đất ẩm, khoảng một tuần sau, hạt bắp sẽ nảy mầm và dần dần trở thành một cây bắp con. Ta có thể hỏi cây bắp con: “Bắp ơi, em có nhớ lúc em còn là một hạt bắp không?” Có thể cây bắp con không nhớ, nhưng nhờ quan sát, ta biết cây bắp con đã đến từ hạt bắp. Khi nhìn vào cây bắp, ta không còn thấy hạt bắp, và ta tưởng là hạt bắp đã chết, nhưng kỳ thực hạt bắp đâu có chết, mà hạt bắp đã trở thành cây bắp. Khi chúng ta thấy được hạt bắp trong cây bắp là chúng ta có thứ tuệ giác mà Bụt gọi là vô phân biệt trí.</p>

<p>Vô phân biệt trí là không có sự phân biệt giữa hạt bắp và cây bắp, vì hạt bắp và cây bắp có trong nhau, chúng chỉ là một thứ. Ta không thể tách hạt bắp ra khỏi cây bắp và ngược lại. Nhìn sâu vào cây bắp con, ta có thể thấy được hạt bắp, hạt bắp chỉ thay hình đổi dạng. Cây bắp là sự tiếp nối của hạt bắp.</p>

<p>Nhờ có thiền tập, ta thấy được những điều mà người khác không thấy. Nhờ có quán chiếu, ta thấy được mối quan hệ mật thiết giữa cha mẹ và con cái, giữa cây bắp và hạt bắp. Cho nên chúng ta cần sự thực tập để giúp ta thấy rằng chúng ta tương tức với nhau. Khổ đau của một người là khổ đau của tất cả mọi người. Nếu người Hồi giáo và Cơ Đốc giáo, hay người Ấn Độ giáo và Hồi giáo, người Do Thái và người Palestin nhận ra rằng họ đều là anh em với nhau, khổ đau của bên này cũng là khổ đau của bên kia thì chiến tranh sẽ chấm dứt mau chóng.</p>

<p>Nếu chúng ta thấy được rằng chúng ta và các loài sinh vật khác đều có chung một bản thể thì đâu có sự chia cách hay phân biệt, chúng ta sẽ sống chung hòa bình với mọi loài, với thiên nhiên. Thấu suốt được tính tương tức, ta sẽ không còn phàn nàn, đổ lỗi cho nhau, sẽ không còn bóc lột, chém giết nhau. Chỉ với ý thức sáng tỏ đó mới mong cứu vãn được trái đất xinh đẹp của chúng ta. Là người, chúng ta vẫn nghĩ rằng ta và thế giới thực vật và động vật khác biệt nhau, chẳng có gì liên quan với nhau.</p>

<p>Cho nên đôi khi ta bâng khuâng không biết nên đối xử với thiên nhiên như thế nào. Nếu chúng ta hiểu rằng con người và thiên nhiên không thể tách rời nhau thì ta sẽ biết cách đối xử với thiên nhiên như đối xử với chính bản thân mình, với tất cả sự cẩn trọng nhẹ nhàng, với tất cả tình thương yêu, không có sự bạo động.</p>

<p>Cho nên nếu chúng ta không muốn mình bị thương tổn thì không nên làm thương tổn thiên nhiên, vì làm thương tổn thiên nhiên là làm thương tổn chính mình và ngược lại. Chúng ta không biết rằng khi chúng ta gây thiệt hại cho người khác là chúng ta gây thiệt hại cho chính mình. Vì muốn tích lũy của cải mà ta đã không ngần ngại khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên, và ta tước đoạt quyền sinh sống của bao nhiêu người đồng loại.</p>

<p>Những áp bức và bất công xã hội đã tạo ra hố ngăn cách giữa người giàu và người nghèo, và ta tiếp tục dung túng những tệ nạn xã hội, thản nhiên để chiến tranh leo thang mà không biết rằng khổ đau của con người là khổ đau chung của cả đại gia đình nhân loại. Trong khi bao nhiêu người phải chịu khổ đau vì chiến tranh, vì đói khát, ta vẫn đắm chìm trong những ảo vọng của tiền tài, tưởng rằng có thể tìm đựợc một nơi an toàn cho riêng mình.</p>

<p>Chúng ta cần phải thấy rõ rằng số phận của mỗi người đóng góp vào số phận chung của toàn thể nhân loại. Nếu chúng ta muốn sống bình an hạnh phúc, chúng ta cũng phải giúp cho những loài khác sống bình an hạnh phúc. Một nền văn minh mà trong đó ta phải chém giết và bóc lột lẫn nhau để sống là một nền văn minh không lành mạnh. Muốn có một nền văn minh lành mạnh, tất cả mọi người dân phải có quyền bình đẳng về giáo dục, về công ăn việc làm, có đủ thức ăn, chỗ ở, không khí và nước uống trong sạch. Họ có tự do đi lại và có thể ở bất cứ nơi đâu.</p>

<p>Con người là một phần của thiên nhiên, chúng ta cần ý thức rõ điều này trước khi biết cách tạo dựng một đời sống hòa hợp giữa con người với nhau. Nếu ta vẫn còn tâm độc ác, muốn chia cắt, thì ta phá hủy tính hài hòa nơi con người và nơi thiên nhiên. Chúng ta cần những đạo luật có nội dung từ bi giúp ta biết hành xử nhẹ nhàng với chính bản thân mình và với thiên nhiên, nhờ đó, ta có thể chữa trị được những thương tích và chấm dứt được tình trạng độc ác đối với con người và thiên nhiên.&nbsp;</p>

<p>Chúng ta cần phải học cách sống hài hòa với thiên nhiên, vì chúng ta là một phần của thiên nhiên. Thiên nhiên có thể rất tàn bạo, có thể gây cho ta rất nhiều thiệt hại. Nhưng ta cần phải đối xử với thiên nhiên như đối xử với chính bản thân mình. Nếu chúng ta tìm cách khống chế thiên nhiên thì thiên nhiên sẽ nổi loạn.</p>

<p>Chúng ta phải là những người bạn đầy chân tình đối với thiên nhiên thì chúng ta mới biết cách sử dụng những điều kiện thuận lợi của thiên nhiên để tạo dựng một môi trường sống hài hòa. Điều này đòi hỏi một sự hiểu biết đúng đắn về thiên nhiên. Cuồng phong, bão tố, hạn hán, lũ lụt, núi lửa, sự sinh sôi nẩy nở của những loài sâu bọ độc, tất cả những hiện tượng này gây nguy hại cho sự sống.</p>

<p>Chúng ta có thể dễ dàng ngăn ngừa những tai họa này nếu chúng ta biết nghiên cứu ngay từ lúc đầu địa chất của vùng đất ta đang sống. Nhờ nắm rõ tình hình địa chất, ta có thể có những phương án xây dựng để phòng ngừa, thay vì tìm cách áp đảo thiên nhiên bằng những đập ngăn nước, hay phá rừng và những chính sách thiết bị khác mà cuối cùng chỉ gây thêm tổn hại cho môi trường.</p>

<p>Vì muốn ức chế thiên nhiên mà ta đã sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, giết hại không biết bao nhiêu loại côn trùng và chim chóc, làm xáo trộn đời sống tự nhiên của muôn loài. Nền kinh tế phát triển gây ô nhiễm môi trường, làm kiệt quệ nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, phá hủy chỗ cư trú của bao nhiêu loài sinh vật. phát triển kinh tế như thế chỉ đem lợi lộc cho một số ít người, và trong thực tế đã dần dần phá hủy toàn bộ đời sống thiên nhiên.</p>

<p>Vì vậy mà con người trở nên bệnh hoạn, xã hội trở nên bệnh hoạn, thiên nhiên trở nên bệnh hoạn. Ta phải làm gì đây để tái lập sự quân bình? phải bắt đầu từ đâu để tìm cách chữa trị? Bắt đầu từ mỗi cá nhân, hay từ xã hội? Hay từ thiên nhiên? Ta phải làm việc chữa trị trong cả ba lĩnh vực cùng một lúc. Các ngành khác thường chỉ chú tâm đến lĩnh vực riêng của họ. Các nhà chính trị thì nghĩ rằng một xã hội trật tự là cần thiết để bảo vệ con người và thiên nhiên, vì thế, họ khuyến khích mọi người tham gia vào cuộc đấu tranh thay đổi guồng máy chính trị.</p>

<p>Các tu sĩ phật giáo thì giống như những bác sĩ tâm lý trị liệu thấy được vấn đề từ quan điểm tâm lý. Mục đích của thiền tập là để giúp ta tìm lại sự cân bằng trong đời sống. Thực tập thiền trong đạo Bụt là để điều hòa thân và tâm, thực tập hơi thở giúp làm lắng dịu thân tâm.</p>

<p>Cũng như những phương pháp chữa bệnh khác, bệnh nhân được đặt trong một môi trường có những điều kiện thuận lợi cho việc khôi phục lại sức khỏe. Thông thường, các bác sĩ tâm lý trị liệu để nhiều thì giờ quan sát bệnh nhân, sau đó có những lời khuyên thích ứng với mỗi bệnh nhân.</p>

<p>Cũng có một số bác sĩ biết thực tập như các tu sĩ là biết quán sát bản thân trước, biết nhận diện để vượt thoát được những sợ hãi, giận hờn và tuyệt vọng trong lòng họ. Ða số các bác sĩ khác thì thường nghĩ rằng họ không có vấn đề gì về tâm lý cả. Người tu sĩ, trái lại, luôn nhận diện được rằng là người, họ rất dễ bị sợ hãi, lo âu trấn ngự, nhất là dễ bị ảnh hưởng bởi những căn bệnh trầm kha của thời đại mới.</p>

<p>Người phật tử tin vào mối tương quan mật thiết của mọi cá nhân trong xã hội và môi trường sống, cho nên khi họ lành bệnh là xã hội và môi trường sống cũng lành bệnh, vì vậy mà họ chấm dứt được những lo âu sợ hãi trong lòng. Người phật tử biết rằng chính họ phải bắt đầu sự chuyển hóa trong nội thân thì xã hội và thiên nhiên sẽ tự động chuyển hóa theo. Cho nên, muốn cho xã hội và môi trường sống trở lại lành mạnh, mỗi người chúng ta phải biết cách khôi phục trở lại sức khỏe tinh thần của mình. Khôi phục lại tinh thần lành mạnh không có nghĩa là phải thích ứng với những điều kiện mới của đời sống hiện đại.</p>

<p>Bởi vì đời sống hiện đại không lành mạnh chút nào, thích nghi với đời sống đó chỉ làm mình thêm bệnh hoạn. Những người tìm đến các bác sĩ tâm lý trị liệu đều là nạn nhân của lối sống hiện đại. Lối sống này chỉ làm con người xa cách nhau, gia đình nhân loại bị phân tán.</p>

<p>Cách hay nhất là chuyển về sinh sống ở miền quê, nơi đó, ta được cuốc đất, trồng rau, sản xuất hoa màu, giặt quần áo trên sông, sống nếp sống đơn giản như hàng triệu người nông dân trên thế giới. Muốn việc chữa trị có hiệu quả, ta cần phải thay đổi môi trường sinh sống. Thay đổi guồng máy hoạt động chính trị chưa phải là phương án duy nhất.</p>

<p>Tìm cách tự trấn an mình khỏi những bức xúc bằng lối tiêu thụ bừa bãi cũng không giải quyết được vấn đề. Bởi vì nguồn gốc của mọi tâm bệnh hiện nay đều phát xuất từ sự phát triển quá mức của nền kinh tế, đưa đến nhiều tệ nạn xã hội như là ô nhiễm sinh môi, quá nhiều tiếng ồn, nơi nào bạo động cũng có mặt, và hầu như ai cũng bị áp lực thời gian đè nặng. Muốn chấm dứt tình trạng này thì phải biết phòng bệnh. Khi ta hiểu được trách nhiệm của mình đối với nhân loại thì ta biết giữ gìn cho tinh thần luôn được lành mạnh.</p>

<p>Làm được như vậy cho ta là đồng thời giúp cho người khác không bị bệnh hoạn. Dù ta là ai đi nữa, thầy tu hay thầy cô giáo, bác sĩ trị liệu, nghệ sĩ, thợ mộc, hay là chính trị gia, chúng ta cũng đều là con người như nhau. Nếu chính ta không áp dụng được những gì ta dạy cho người khác trong đời sống hàng ngày thì ta cũng mắc bệnh tâm thần như họ thôi. Nếu ta cứ tiếp tục sống theo lề lối hiện tại thì có ngày ta cũng trở thành nạn nhân của lối sống vị kỷ, đầy sợ hãi và lo âu.</p>

<p>Mục lục:</p>

<p>Lời giới thiệu …………………………………………………………………………..7</p>

<p>Phần I: Ý thức cộng đồng</p>

<p>Chương 1: Tiếng chuông chánh niệm ………………………………………..23</p>

<p>Chương 2: Nền đạo đức toàn cầu ………………………………………………31</p>

<p>Chương 3: Sống biết tiết chế là giữ gìn cho đất Mẹ………………………45</p>

<p>Chương 4: Thiên nhiên và tình thương bất bạo động……………………63</p>

<p>Chương 5: Vượt thoát sợ hãi …………………………………………………….77</p>

<p>Phần II: Tình thương bằng hành động</p>

<p>Chương 6: Sự tiếp nối đẹp đẽ …………………………………………………..97</p>

<p>Chương 7: Biết chăm sóc chính ta, người muốn bảo vệ môi trường 105</p>

<p>Chương 8: Thành phố vắng bóng cây xanh ……………………………….117</p>

<p>Chương 9: Chuyển hóa tâm thức cộng đồng ……………………………..127</p>

<p>Chương 10: Đôi mắt của voi chúa ……………………………………………139</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>Phần III: Sống chánh niệm</p>

<p>Thi kệ: Thiền tập trong đời sống hằng ngày ………………………………149</p>

hỏi đáp từ trái tim (tái bản 2021)

hỏi đáp từ trái tim (tái bản 2021)

<p>“Khi mới bắt đầu thực tập chánh niệm, quý vị thường có cả ngàn câu hỏi. Nhưng trước khi tìm người khác để xin giải đáp thì hãy ngồi xuống với câu hỏi của mình. Quý vị sẽ ngạc nhiên khi khám phá ra rằng nhờ nhìn sâu và ôm ấp câu hỏi mà quý vị có thể tự trả lời hầu hết các câu hỏi của mình. Chúng ta có thói quen luôn hướng ngoại, nghĩ rằng chúng ta có thể tiếp nhận tuệ giác hay từ bi từ một người khác, từ Bụt, từ lời dạy của Bụt (Pháp) hay từ Tăng thân. Nhưng mà quý vị là Bụt, quý vị là Pháp, quý vị là Tăng.</p>

<p>Mục đích của cuốn sách này không phải để giảng dạy đạo Bụt. Chất chứa kiến thức về đạo Bụt không giúp ta trả lời được những câu hỏi khẩn thiết. Chúng ta phải học những gì có thể giúp chuyển hóa khổ đau của chính chúng ta, tháo gỡ những tình huống ngặt nghèo của chính chúng ta.</p>

<p>Một vị đạo sư nếu là một vị đạo sư đích thực thì những lời giảng dạy của người phải giúp ta tiếp xúc với sự sống và giúp ta cởi bỏ thành kiến, ý tưởng cũng như tập khí. Mục đích của một vị đạo sư đích thực là giúp đệ tử của mình chuyển hóa. Một câu hỏi hay là một câu hỏi có thể giúp ích cho rất nhiều người. Chúng ta nên đặt những câu hỏi từ tận đáy lòng mình, những câu hỏi liên quan đến hạnh phúc, khổ đau, sự chuyển hóa và sự thực tập. Một câu hỏi hay không cần phải dài dòng. Thiền sư Lâm Tế là một thiền sư nổi tiếng ở Trung Quốc của thế kỷ thứ chín. Ông ta nổi tiếng vì những cuộc thi ề n chiến giữa thầy và trò. Một thiền sinh thường đứng lên hỏi một câu hỏi để xem thử mức hiểu biết của mình đã chín muồi hay chưa. Thiền sư Lâm Tế thường bắt đầu bằng câu: “Nào, có vị nào xuất trận thì ra đây”. Trong trận chiến ấy thiền sinh đôi khi thắng, đôi khi bại. Trong cuốn sách này những vị nêu lên câu hỏi không cần phải xuất trận. Trong một trận chiến sẽ có người thắng kẻ thua. Trái lại, tôi cố gắng nhìn sâu vào từng câu hỏi và từng người hỏi với tâm từ bi, như chính tôi là người đã nêu lên câu hỏi ấy. Điều này không có nghĩa là những câu trả lời sẽ nói lên được những gì mình muốn nghe. Chúng ta có xu hướng tránh né một mũi tiêm hay một viên thuốc đắng mặc dầu ta biết mũi tiêm hay viên thuốc đắng ấy giúp ta lành bệnh. Cũng thế, chúng ta thường tránh né những câu trả lời gợi lên những kinh nghiệm khổ đau của đời mình.</p>

<p>Đôi khi những câu trả lời trong nhà Thiền giống như những rào cản giúp chặn đứng dòng suy luận của thiền sinh. Suy luận không phải là chứng ngộ. Chứng ngộ nhanh hơn chớp nhoáng. Ở đâu có suy luận là ở đó có thất bại.</p>

<p>Đôi khi vị đạo sư phải trả lời theo cách mà thiền sư Lâm Tế gọi là đoạt cảnh. Nghĩa là khi một thiền sinh nêu lên một câu hỏi, nếu vị đạo sư dành hết thì giờ giải thích thì có khi chẳng giúp ích gì và vị thiền sinh vẫn còn bị kẹt trong suy luận và kiến chấp của mình. Thay vào đó, vị đạo sư gạt bỏ câu hỏi, bởi vì câu hỏi ấy rất có thể nêu lên một trở ngại không thật. Tôi thường đoạt cảnh để đưa câu hỏi về lại với thiền sinh.</p>

<p>Tôi hy vọng rằng nhờ những câu hỏi trong cuốn sách này mà hành giả có thể tìm được phương thuốc chữa trị rất cần thiết. Lời dạy của Bụt thường được gọi là viên âm. Nghĩa là lời dạy tròn đầy, phù hợp với mọi chúng sanh. Viên âm cũng có nghĩa là lời dạy thích hợp cho người nghe, có liên hệ trực tiếp với hoàn cảnh hiện thực của người nghe. Tham vấn là một cơ hội giúp ta thực tập khả năng lắng nghe với lòng rộng mở, sẵn sàng đón nhận trong trạng thái tĩnh lặng an nhiên. Lắng nghe như thế thì chắc chắn ta sẽ nhận được phương thuốc mà ta đang cần”.</p>

bụt là hình hài, bụt là tâm thức (tái bản lần 4)

bụt là hình hài, bụt là tâm thức (tái bản lần 4)

<p>Bụt Là Hình Hài, Bụt Là Tâm Thức</p>

<p>Ngay những trang đầu, nội dung của cuốn sách đã được trình bày một cách súc tích, đầy đủ qua một hình ảnh rất đẹp: Hình ảnh của người anh lớn đến kịp lúc để giúp người em giải quyết một vấn đề nan giải trên máy vi tính. Người anh nói: “Em ngồi qua một bên, anh làm cho.” Người em tức thì cảm thấy vững lòng dù chưa biết vấn đề có được giải quyết ổn thỏa hay không. Người anh lớn đó chính là Đức Bụt trong lòng mỗi chúng ta, là sự hiểu biết sáng suốt của chúng ta. Thầy Thích Nhất Hạnh cũng chính là người anh lớn đó, lúc nào cũng gần gũi, thân thiết và kiên nhẫn. Mỗi trang sách là một lời nhắn nhủ, ta như đang nghe giọng nói nhẹ nhàng, dí dỏm của Thầy: “Các bạn cứ nhìn lại xem, tình thương và tuệ giác của Bụt ở ngay trong lòng của bạn.”</p>

<p>“Bụt là hình hài, Bụt là tâm thức” là một cuốn sách nhỏ, đầy chất thi ca, đầy hình ảnh của Phật giáo cổ truyền được diễn bày bằng ngôn ngữ tâm linh của người Tây phương, điều đó để giúp ta hiểu rằng tất cả mọi vấn đề của thế gian đều mang một ý nghĩa chung: Đó là ý nghĩa tương tức mà Bụt đã dạy, không có gì mà không liên hệ mật thiết với nhau, không có gì là tách biệt nhau. Cho nên đọc cuốn sách này, ta phải đọc cho tất cả mọi người, để tất cả cùng nhau đóng góp xây dựng hạnh phúc cho mỗi người anh em của mình trên Trái đất này.</p>

<p>“Bụt là hình hài, Bụt là tâm thức” (Buddha Body, Buddha Mind) do nhà Parallax ấn hành. Đó là nhà xuất bản mà Thầy Thích Nhất Hạnh và Arnold Kotler lập ra từ năm 1987, bây giờ đã trở thành một cơ quan xuất bản không vụ lợi của Cộng đồng sinh hoạt chánh niệm có nhiệm vụ quảng bá sách của Thầy và các tác giả khác viết về chủ đề Đạo Phật đi vào cuộc đời. Quyển sách này là một tác phẩm về Phật giáo Tâm lý học mới thuộc loại xuất sắc nhất. Và chúng ta không ngạc nhiên khi sách bắt đầu bằng pháp môn thực tập thiền đi.</p>

<p>“Thực tập thiền đi chậm một mình, quý vị hãy thử phương pháp này: thở vào và bước một bước, chú tâm hoàn toàn vào gan bàn chân. Nếu quý vị chưa ‘về,’ chưa ‘tới’ được một trăm phần trăm thì đừng bước thêm bước nào nữa cả. Cứ đợi cho quý vị về tới giây phút hiện tại được một trăm phần trăm rồi thì mới bước đi bước kế tiếp. Quý vị có thể ‘xài lớn’ thì giờ như vậy. Và khi quý vị thấy mình đã về đã tới được một trăm phần trăm rồi thì hãy mỉm cười và bước thêm một bước khác.</p>

<p>Bước đi như vậy, quý vị in xuống đất sự vững chãi và thảnh thơi của quý vị.” Bụt là hình hài, Bụt là tâm thức là một cuốn sách tiếp nối công trình, phát huy giáo lý Duy Biểu của Thầy Nhất Hạnh, lấy cảm hứng từ kinh Lăng Già và các bộ luận của tổ Thế Thân, sống vào thế kỷ V.</p>

thiền sư khương tăng hội (tái bản 2022)

thiền sư khương tăng hội (tái bản 2022)

<p>Thiền Sư Khương Tăng Hội (Tái Bản 2022)</p>

<p>“Thiền sư Khương Tăng Hội” là một cuốn sách của Thầy Thích Nhất Hạnh, nói về cuộc đời và quá trình tu tập của thiền sư Tăng Hội – Tổ sư của Thiền Tông Việt Nam.</p>

<p>Mới hơn mười tuổi thì cả cha và mẹ đều qua đời, và thầy được nhận vào chùa làm chú tiểu. Sa di Tăng Hội đã được học kinh Phật bằng tiếng Phạn và cũng đã được học chữ Hán. Lớn lên, thọ GIỚI LỚN, không những thầy tinh thông Phật học mà cũng tinh thông cả Nho học lẫn Lão học.</p>

<p>Sự nghiệp thiền sư Tăng Hội rất lớn lao. Nhờ vào những trước tác của thầy, ta biết được hành tướng của sự thực tập thiền tại trung tâm Luy Lâu (Việt Nam) và tại trung tâm Kiến Nghiệp (Trung Quốc) ngày xưa. Tư tưởng Thiền của thầy Tăng Hội là tư tưởng thiền Đại Thừa, đi tiên phong cho cả tư tưởng Hoa Nghiêm và Duy Thức. Tuy nhiên, thiền pháp của thiền sư Tăng Hội rất thực tiễn, không hề để thiền giả bay bỗng trong vòm trời lý thuyết. Căn bản của thiền pháp này vẫn là sự thực tập hơi thở ý thức và pháp quán chiếu về bốn lĩnh vực hiện hữu gọi là tứ niệm xứ và các pháp quán tưởng căn bản đã được nêu ra trong các thiền kinh nguyên thỉ. Nhân cách của thiền sư Tăng Hội là một nhân cách vĩ đại. Ta chỉ cần đọc bài kệ mà Tôn Xước, một người trí thức trong hoàng gia Đông Ngô đề lên tranh tượng của thầy sau đây thì đủ thấy được nhân cách ấy:</p>

<p>Lặng lẽ, một mình,</p>

<p>đó là khí chất</p>

<p>tâm không bận bịu</p>

<p>tình không vướng mắc</p>

<p>đêm đen soi đường</p>

<p>lay người thức giấc</p>

<p>vượt cao, đi xa</p>

<p>thoát ngoài cõi tục.</p>

bộ combo sách muôn kiếp nhân sinh - many times, many lives - tập 3 + không diệt không sinh đừng sợ hãi (bộ 2 cuốn)

bộ combo sách muôn kiếp nhân sinh - many times, many lives - tập 3 + không diệt không sinh đừng sợ hãi (bộ 2 cuốn)

<p>Combo Sách Muôn Kiếp Nhân Sinh - Many Times, Many Lives - Tập 3 + Không Diệt Không Sinh Đừng Sợ Hãi (Bộ 2 Cuốn)</p>

<p>1. Muôn Kiếp Nhân Sinh - Many Times, Many Lives - Tập 3</p>

<p>Nối tiếp câu chuyện và tinh thần của tập 1 và tập 2,&nbsp;“Muôn Kiếp Nhân Sinh – tập 3”&nbsp;tiếp tục đưa bạn đọc đi qua hành trình thức tỉnh tâm linh của nhân vật chính Thomas. Không chỉ là hồi tiếp theo trong chuyến phiêu lưu của linh hồn, tập mới nhất và cũng là tập cuối cùng của bộ sách sẽ bàn luận sâu hơn về hiện tại và tương lai của nhân loại, đồng thời nhẹ nhàng khép lại câu chuyện tiền kiếp nhiều trăn trở, nhiều bài học của Thomas và giải đáp những câu hỏi còn bỏ ngỏ từ hai tập trước.</p>

<p>Nếu tập 1 và tập 2 tập trung lý giải hai quy luật vũ trụ là Nhân quả và Luân hồi, thì tập 3 bàn về khía cạnh đạo đức của con người, đặc biệt là lòng tham và cực đối lập của nó – thái độ sống cho đi. Qua đó, tác giả cùng nhân vật chính Thomas và bậc thầy giác ngộ Kris đã gửi gắm vào quyển sách những thông điệp mạnh mẽ về tương lai nhân loại.</p>

<p>Nếu con người muốn thay đổi tương lai, trước hết phải bắt đầu bằng thay đổi tâm thức. Thay đổi tâm thức bắt nguồn từ việc hiểu rằng, tự do ý chí của con người là một phép thử, cho phép chúng ta lựa chọn cái tốt hoặc cái xấu. Và việc lựa chọn cái tốt mới là nền tảng cho mọi sự thay đổi trong tương lai. Mấu chốt của cuộc cách mạng chuyển đổi tâm thức là để ánh sáng tâm linh trong mỗi người có cơ hội phát triển. Khi ánh sáng khoa học và tâm linh kết hợp sẽ có thể dẫn đường cho nhân loại đi đến nền tảng trí tuệ cao hơn.</p>

<p>Trong một chiêm nghiệm khác, nhân vật của chúng ta được khai ngộ về các giác quan tinh thần, hay giác quan linh hồn, qua đó trả lời cho câu hỏi lớn của cuộc đời – “Ta là ai?”, đồng thời hiểu được rằng, con người càng chú trọng nhu cầu thân xác bao nhiêu thì nhu cầu tâm linh càng bị hạn chế bấy nhiêu. Do đó, muốn phát triển giác quan linh hồn thì ta phải biết giới hạn hoạt động của giác quan thân xác. Thiền định hay các hình thức tu tập tĩnh tâm khác chính là phương pháp giúp khai mở các giác quan này, từ đó đưa con người đến với trí tuệ thật sự.</p>

<p>Vẫn bằng giọng văn giản dị và chừng mực, tác giả Nguyên Phong một lần nữa đưa độc giả đi qua các kiếp sống khác nhau, từ Hy Lạp, La Mã, đến Pháp thời trung cổ, rồi quay về nước Mỹ hiện đại. Ở đó, ta được trải nghiệm những hoàn cảnh khác nhau, đồng cảm với nỗi đau của nhân vật và chứng kiến sự trưởng thành của trí tuệ, để lần nữa khẳng định được rằng chính ý nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta ở kiếp này sẽ dẫn dắt chúng ta đi về đâu ở kiếp sau. Chẳng có thần linh hay thế lực nào quyết định, chúng ta hoàn toàn chịu trách nhiệm về cuộc đời mình.</p>

<p>Những cuộc đối thoại dài chứa đầy kiến thức, chiêm nghiệm cùng các câu hỏi gợi mở đã luôn là đặc tính của bộ sách “Muôn Kiếp Nhân Sinh”, và sự trở lại lần này với tác phẩm mới nhất cũng không đánh mất bản sắc ấy. Với vai trò khép lại câu chuyện, “Muôn Kiếp Nhân Sinh – tập 3”&nbsp;đã xâu chuỗi lại những mối liên hệ tiền kiếp, vừa làm sáng tỏ cách vận hành của luật Nhân quả và Luân hồi vừa giúp chúng ta thấu hiểu và trân trọng những nhân duyên gặp gỡ của mình trong hiện tại.</p>

<p>Thông qua 10 chương sách đan xen giữa quá khứ và hiện tại, giữa kể chuyện và lý luận, giữa hiện thực và huyền ảo, cuốn sách gợi ra những suy tư về vị thế và vai trò của con người nhỏ bé giữa vũ trụ bao la. Sau cùng, bảo toàn và phát huy tinh thần của hai tập trước, “Muôn Kiếp Nhân Sinh – tập 3”&nbsp;tiếp tục là một nỗ lực góp phần đưa con người về nẻo thiện, hướng đến một nhân loại hòa bình, bác ái, vị tha, bất kể màu da, quốc tịch và tôn giáo.</p>

<p>Về tác giả:</p>

<p>Nguyên Phong (John Vu)&nbsp;tên thật là Vũ Văn Du, ông sống ở Mỹ từ năm 1968.</p>

<p>John Vu là Giáo sư ưu tú ngành Khoa học Máy tính, Giám đốc Chương trình&nbsp;Đổi mới Công nghệ Sinh học&nbsp;và Tính toán&nbsp;(Biotechnology Innovation and Computation), đồng Giám đốc chương trình&nbsp;Trí tuệ Nhân tạo&nbsp;(Artificial Intelligence) tại Đại học Carnegie Mellon. Hiện ông đã nghỉ hưu.</p>

<p>Trước khi bước vào giới học viện giảng dạy, John là Kỹ sư trưởng và Technical Fellow (chức danh danh dự cao cấp nhất của chuyên viên kỹ thuật) tại Công ty Boeing. Tại đây, ông đã dẫn dắt thành công một số chương trình nghiên cứu không gian vũ trụ, bao gồm cải tiến phần mềm cho máy bay 777.</p>

<p>John có hơn 35 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển phần mềm và hệ thống, cũng như quản lý một số chương trình tích hợp quy mô lớn, trong đó sản phẩm cuối cùng đòi hỏi tích hợp các thành phần nội bộ với các sản phẩm thương mại có sẵn trên thị trường và các nhà cung cấp thuê ngoài.</p>

<p>Nguyên Phong là bút danh ông dùng cho bộ sách văn hóa tâm linh được dịch, viết phóng tác từ trải nghiệm, tiềm thức và quá trình nghiên cứu, khám phá các giá trị tinh thần phương Đông. Ông đã viết phóng tác tác phẩm bất hủ&nbsp;“Hành trình về Phương Đông”&nbsp;năm 24 tuổi (1974).</p>

<p>Các tác phẩm khác của Nguyên Phong được bạn đọc nhiều thế hệ yêu thích:&nbsp;Ngọc sáng trong hoa sen, Bên rặng tuyết sơn, Hoa sen trên tuyết, Hoa trôi trên sóng nước, Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng, Trở về từ xứ tuyết, Trở về từ cõi sáng, Minh triết trong đời sống, Đường mây qua xứ tuyết, Muôn kiếp nhân sinh, Đường mây trên cõi mộng, Đường mây trên đất hoa… và bộ sách dành cho sinh viên, thầy cô.</p>

<p>2. Không Diệt Không Sinh Đừng Sợ Hãi</p>

<p>Nhiều người trong chúng ta tin rằng cuộc đời của ta bắt đầu từ lúc chào đời và kết thúc khi ta chết. Chúng ta tin rằng chúng ta tới từ cái Không, nên khi chết chúng ta cũng không còn lại gì hết. Và chúng ta lo lắng vì sẽ trở thành hư vô.</p>

<p>Bụt có cái hiểu rất khác về cuộc đời. Ngài hiểu rằng sống và chết chỉ là những ý niệm không có thực. Coi đó là sự thực, chính là nguyên do gây cho chúng ta khổ não. Bụt dạy không có sinh, không có diệt, không tới cũng không đi, không giống nhau cũng không khác nhau, không có cái ngã thường hằng cũng không có hư vô. Chúng ta thì coi là Có hết mọi thứ. Khi chúng ta hiểu rằng mình không bị hủy diệt thì chúng ta không còn lo sợ. Đó là sự giải thoát. Chúng ta có thể an hưởng và thưởng thức đời sống một cách mới mẻ.</p>

<p>Không diệt Không sinh Đừng sợ hãi là tựa sách được Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết nên dựa trên kinh nghiệm của chính mình. Ở đó, Thầy Nhất Hạnh đã đưa ra một thay thế đáng ngạc nhiên cho hai triết lý trái ngược nhau về vĩnh cửu và hư không: “Tự muôn đời tôi vẫn tự do. Tử sinh chỉ là cửa ngõ ra vào, tử sinh là trò chơi cút bắt. Tôi chưa bao giờ từng sinh cũng chưa bao giờ từng diệt” và “Nỗi khổ lớn nhất của chúng ta là ý niệm về đến-đi, lui-tới.”</p>

<p>Được lặp đi lặp lại nhiều lần, Thầy khuyên chúng ta thực tập nhìn sâu để chúng ta hiểu được và tự mình nếm được sự tự do của con đường chính giữa, không bị kẹt vào cả hai ý niệm của vĩnh cửu và hư không. Là một thi sĩ nên khi giải thích về các sự trái ngược trong đời sống, Thầy đã nhẹ nhàng vén bức màn vô minh ảo tưởng dùm chúng ta, cho phép chúng ta (có lẽ lần đầu tiên trong đời) được biết rằng sự kinh hoàng về cái chết chỉ có nguyên nhân là các ý niệm và hiểu biết sai lầm của chính mình mà thôi.</p>

<p>Tri kiến về sống, chết của Thầy vô cùng vi tế và đẹp đẽ. Cũng như những điều vi tế, đẹp đẽ khác, cách thưởng thức hay nhất là thiền quán trong thinh lặng. Lòng nhân hậu và từ bi phát xuất từ suối nguồn thâm tuệ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một loại thuốc chữa lành những vết thương trong trái tim chúng ta.</p>

bông hoa vàng trong cỏ

bông hoa vàng trong cỏ

<p>Bông Hoa Vàng Trong Cỏ</p>

<p>Bông Hoa Vàng Trong Cỏ là tập thơ do Sư Ông Thích Nhất Hạnh viết tặng các em thiếu nhi vào năm 1992. Cuốn sách do các sư cô của Làng Mai chuyển ngữ và vẽ minh họa.</p>

<p>Khi biết cách thương thì càng thương càng hạnh phúc và càng có khả năng làm nhiều người hạnh phúc. Vì vậy, các sư cô mong muốn thông qua nét vẽ hiền hòa của sư cô Trăng Tuyết Hoa và nét chữ uyển chuyển của sư cô Định Nghiêm, cuốn sách Bông Hoa Vàng Trong Cỏ sẽ lan tỏa tình yêu thương của Bụt và Sư Ông dành cho các em thiếu nhi, trao cho các em thái độ sống hiền hòa với thiên nhiên muôn loài và trân trọng mỗi giây phút hiện diện trên đời.</p>

<p>---</p>

<p>“Sư Ông Làng Mai (Thiền sư Thích Nhất Hạnh) viết bài thơ này cho các em thiếu nhi vào năm 1992, và ngay sau đó, Sư Ông lại phổ nhạc để cho các em hát.</p>

<p>Em có biết là Bụt thương em không? Em có biết là Sư Ông cũng thương em không?</p>

<p>Khi còn là một thầy tu trẻ ở độ tuổi hơn hai mươi, Sư Ông đã thương yêu, chăm sóc và dạy dỗ các thiếu nhi và thành lập các đoàn thiếu nhi Phật Tử. Sau này sống ở phương Tây, Sư Ông là vị thầy đầu tiên mở các khóa tu dành cho thiếu nhi. Trung tâm tu học Làng Mai mà Sư Ông thành lập ở Pháp cũng là nơi đầu tiên đón nhận đông đảo thiếu nhi về tu học chung với các phụ huynh. Các em đã được Sư Ông giảng cho những bài pháp riêng, được Sư Ông nắm tay đi thiền hành, được ngồi chơi với Sư Ông. Các em hạnh phúc đã đành mà các bậc phụ huynh còn hạnh phúc nhiều hơn nữa khi thấy con em mình được tắm trong tình thương của Sư Ông.</p>

<p>Khi biết cách thương thì càng thương càng hạnh phúc và càng có khả năng làm cho nhiều người hạnh phúc. Vì vậy để lan toả tình thương của Sư Ông, hai sư cô Định Nghiêm và Trăng Tuyết Hoa đã chung tay làm nên cuốn sách này chỉ với một mong muốn là các em thiếu nhi vẫn tiếp tục được tiếp nhận tình thương của Bụt và của Sư Ông. Ngoài ra, Sư Ông từng nói rất thích nét vẽ hiền hòa của sư cô Trăng Tuyết Hoa và đã khuyến khích sư cô vẽ chuyện tranh cho các em thiếu nhi, và với sư cô Định Nghiêm, Sư Ông cũng từng nói rất thích nét chữ đơn giản, rõ ràng của sư cô và thường để sư cô điền điệp hộ giới cho Sư Ông, do đó, hai sư cô có thêm mạnh dạn đi trên con đường viết truyện tranh này.”</p>

<p>- Sư cô Chân Không</p>

<p>Chùa Từ Nghiêm, Xóm Mới, ngày 8 tháng Giêng năm 2024</p>

nẻo về của ý (tái bản 2024)

nẻo về của ý (tái bản 2024)

<p>Nẻo Về Của Ý</p>

<p>Đọc Nẻo Về Của Ý ta như được thưởng thức một bài thơ tuyệt đẹp, trong bài thơ ấy hiện lên những nét vẽ đầy thơ mộng về cảnh núi rừng, ở trong đó cũng chứa đựng nguồn tuệ giác thâm sâu có được từ chính những trải nghiệm trong cuộc đời thực của tác giả với những nhân vật có thực. Bằng một ngòi bút nhẹ nhàng, khoáng đạt, đầy yêu thương, tác giả nắm tay ta cùng bước trên những thảm cỏ xanh quanh chân núi rồi từng bước một, cùng ta đi rất thảnh thơi, an lạc theo vòng xoắn ốc lên tới tận đỉnh núi. Trên đường đi ngập tràn những kỳ hoa dị thảo, người bộ hành vừa đi vừa chơi, vừa thưởng thức những vẻ đẹp xung quanh và khi lên tới nơi mới ngỡ ngàng là mình đang ở trên đỉnh núi, vui sướng, khỏe nhẹ và bình an.</p>

<p>Đọc Nẻo Về Của Ý ban đầu ta thấy thích thú với những chuyện kể đời thường, vừa bình dị vừa sống động và dí dỏm. Qua những cái bình dị đời thường ấy, tác giả đã chỉ cho ta thấy ánh sáng chói ngời của chân lý tối thượng.</p>

<p>Cuốn sách này sau khi được cô Mobi Warren dịch ra tiếng Anh đã được các độc giả Tây Phương đón nhận một cách nồng nhiệt. Chỉ trong vòng năm năm, từ khi cuốn sách được dịch ra tiếng Anh, nó đã được dịch ra 12 thứ tiếng khác, tính đến nay nó đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới. Cô Rachel Neuman, biên tập viên của nhà xuất bản Parallax, trong lúc ngồi trên máy bay từ New York tới San Francisco đã đọc hết bản dịch của cuốn Nẻo Về Của Ý và nói đây là tác phẩm cô yêu thích nhất của tác giả Thích Nhất Hạnh.</p>

an lạc từng bước chân

an lạc từng bước chân

<p>An Lạc Từng Bước Chân</p>

<p>“Hãy đi những bước chân như hôn vào mặt đất</p>

<p>Hãy đi những bước chân như vỗ về trái đất..."</p>

<p>Buổi sáng khi thức dậy, ta biết rằng ta có hai mươi bốn giờ trước mặt để sống. Đó là một món quà quý giá. Ta sống như thế nào để có an lạc và hạnh phúc trong suốt hai mươi bốn giờ, mà người khác cũng nhờ đó có an lạc và hạnh phúc.</p>

<p>An lạc có mặt trong ta ngay tại đây trong giờ phút này, trong mỗi vật và mỗi việc ta làm hay ta thấy. Vấn đề là ta có biết tiếp xúc với nó không. Bầu trời xanh ở ngay trước mắt ta, ta đâu cần phải đi đâu xa để thưởng thức trời xanh. Ta cũng không cần rời thành phố ta ở mới thấy được vẻ đẹp của đôi mắt trẻ thơ. Không khí trong lành ta thở đã có thể cho ta biết bao hạnh phúc rồi.</p>

<p>Ta hãy đi, đứng, thở, mỉm cười và ăn cơm như thế nào để luôn luôn được tiếp xúc với những mầu nhiệm quanh ta. Ta sắp đặt và chuẩn bị đời sống rất giỏi nhưng ta chưa giỏi trong cách sống. Ta có thể hy sinh mười năm trời để đạt cho được tấm bằng kỹ sư hay bác sĩ, ta sẵn sàng làm việc rất cực nhọc để có công ăn việc làm, để mua nhà, mua xe v.v. Nhưng ta quên rằng ta đang sống trong hiện tại và ta chỉ có thể thật sự sống trong giây phút hiện tại mà thôi.</p>

<p>Chỉ cần tỉnh thức thì mỗi hơi thở và mỗi bước chân là một nguồn an lạc, chúng cho ta

biết bao niềm vui và biết bao sự thanh thản.</p>

<p>Cuốn sách “An lạc từng bước chân” có thể được xem như tiếng chuông nhắc nhở ta rằng hạnh phúc đang có mặt. Ta biết rằng chuẩn bị cho tương lai cũng là một phần của sự sống nhưng sự chuẩn bị cũng nằm trong hiện tại.</p>

<p>Cùng với 3 chủ đề Hơi thở thở ý thức, hơi thở nhiệm mầu, Chuyển hóa và trị liệu, An lạc từng bước chân, nội dung cuốn sách “An lạc từng bước chân” của Sư ông Làng Mai mời ta quay về với hiện tại để tìm lại an lạc và hạnh phúc. Niềm vui có trong từng giây phút, ta gìn giữ và nuôi dưỡng những hạt giống tốt đẹp.</p>

<p>An lạc trong từng bước chân. Hãy nắm tay nhau và cùng bước từng bước chân thật vững chãi và thảnh thơi trên con đường dài.</p>

<p>Mục lục: </p>

<p>Phần 1: Hơi thở ý thức, hơi thở mầu nhiệm</p>

<p>Hai Mươi Bốn Giờ Tinh Khôi</p>

<p>Cây Bồ Công Anh Mỉm Cười Cho Tôi</p>

<p>Hơi Thở Ý Thức</p>

<p>Hiện tại: Giây Phút Nhiệm Mầu</p>

<p>Bớt Suy Nghĩ Lại</p>

<p>Nuôi Dưỡng Chánh Niệm Trong Từng Phút Giây</p>

<p>Ngồi Đâu Cũng Là Ngồi Thiền</p>

<p>Thiền Tọa</p>

<p>Chuông Chánh Điện</p>

<p>Chiếc Bánh Thời Thơ Ấu</p>

<p>Bí Tích Thánh Thể</p>

<p>Ăn Cơm Chánh Niệm</p>

<p>Rửa Chén</p>

<p>Thiền Hành</p>

<p>Thiền Điện Thoại</p>

<p>Thiền Lái Xe</p>

<p>Quay Về Một Mối</p>

<p>Cắt Cỏ Và Thở</p>

<p>Vô Nguyện</p>

<p>Đời Sống Là Một Tác Phẩm Nghệ Thuật</p>

<p>Hy Vọng, Trông Chờ Đôi Khi Là Một Trở Ngại</p>

<p>Bông Hoa Và Nụ Cười Ngài Ca Diếp</p>

<p>Phòng Thở</p>

<p>Cuộc Hành Trình Vẫn Tiếp Tục</p>

<p>Phần 2: Chuyển hóa và trị liệu</p>

<p>Dòng Sông Cảm Thọ</p>

<p>Không Cắt Bỏ</p>

<p>Chuyển Hóa Những Cảm Thọ</p>

<p>Ý Thức Về Cái Giận</p>

<p>Đập Gối Để Trút Cơn Giận</p>

<p>Thiền Hành Khi Đang Giận</p>

<p>Luộc Khoai</p>

<p>Nguồn Gốc Của Cơn Giận</p>

<p>Nội Kết</p>

<p>Sống Chung Hòa Hợp</p>

<p>Bàn Tay Của Bạn</p>

<p>Cha Mẹ </p>

<p>Giữ Gìn Và Nuôi Dưỡng Những Hạt Giống Tốt</p>

<p>Tiếp Xúc Với Những Gì Mầu Nhiệm</p>

<p>Trách Móc Không Giúp Được Gì</p>

<p>Hiểu Và Thương</p>

<p>Tình Thương Chân Thật</p>

<p>Từ Bi Quán</p>

<p>Thiền Ôm</p>

<p>Đầu Tư Vào Tăng Thân</p>

<p>Cháu Chắt Là Niềm Vui Của Ông Bà</p>

<p>Tăng Thân Tu Học</p>

<p>Đạo Phật Đi Vào Cuộc Đời</p>

<p>Phần 3: An lạc từng bước chân</p>

<p>Tương Tức</p>

<p>Hoa Và Rác</p>

<p>Vững Chãi Thảnh Thơi</p>

<p>Tinh Thần Bất Nhị</p>

<p>Chữa Trị Những Vết Thương Chiến Tranh</p>

<p>Trái Tim Mặt Trời</p>

<p>Nhìn Sâu</p>

<p>Nghệ Thuật Sống Tỉnh Thức</p>

<p>Nuôi Dưỡng Chánh Niệm</p>

<p>Bức Thư Tình</p>

<p>Bổn Phận Người Công Dân</p>

<p>Bảo Vệ Thân Tâm Là Giữ Gìn Sinh Môi Một Cách Rộng Lớn</p>

<p>Nguồn Gốc Chiến Tranh</p>

<p>Hòa Giải</p>

<p>Hãy Gọi Đúng Tên Tôi</p>

<p>Khổ Đau Là Chất Liệu Nuôi Dưỡng Tình Thương</p>

<p>Tình Thương Qua Hành Động</p>

<p>Mười Bốn Giới Tiếp Hiện</p>

<p>Câu Chuyện Của Dòng Sông</p>

<p>Xây Dựng Thế Kỷ Hai Mươi Mốt</p>

đường xưa mây trắng - theo gót chân bụt (tái bản 2024)

đường xưa mây trắng - theo gót chân bụt (tái bản 2024)

<p>Đường Xưa Mây Trắng - Theo Gót Chân Bụt</p>

<p>Đường Xưa Mây Trắng là một câu chuyện vô cùng lý thú về cuộc đời của Bụt được kể lại dưới ngòi bút hùng hồn đầy chất thơ của tác giả. Với văn phong nhẹ nhàng giản dị, với lối kể chuyện sinh động lôi cuốn, tác giả đã đưa chúng ta trở về tắm mình trong dòng sông Nguyên thỉ cách đây gần 2.600 năm, để được hiểu và gần gũi với một bậc giác ngộ mà cuộc đời của Ngài tỏa rạng nếp sống đầy tuệ giác và từ bi. Đọc Đường Xưa Mây Trắng cho chúng ta cảm tưởng như đang đọc một thiên tình sử, nhẹ nhàng, gần gũi mà sâu lắng.</p>

<p>Sách Đường Xưa Mây Trắng đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng, được tái bản nhiều lần ở các nước và được xếp vào hàng những quyển sách hay nhất của thế kỷ 20.

(Làng Mai)</p>

<p>Tôi đã viết những chương của Đường Xưa Mây Trắng với rất nhiều hạnh phúc. Thỉnh thoảng tôi đứng dậy pha trà để uống. Mỗi ngày viết mấy giờ cũng như được ngồi uống trà với Đức Thế Tôn. Và tôi biết trước người đọc sẽ rất có hạnh phúc vì khi viết, mình cũng đang có rất nhiều hạnh phúc. Viết Đường Xưa Mây Trắng không phải là một lao động mệt nhọc mà là cả một niềm vui lớn. Đó là một quá trình khám phá.</p>

<p>Có những đoạn tôi cho là khó viết, như đoạn Bụt độ ba anh em ông Ca Diếp. Tài liệu thường nói là Bụt độ ba anh em đó nhờ thần thông của Ngài nhưng khi viết thì tôi đã không để cho Bụt dùng thần thông mà cứ để Bụt sử dụng từ bi và trí tuệ của Ngài để độ ba ông ấy. Bụt có rất nhiều trí tuệ, rất nhiều từ bi, tại sao Bụt không dùng mà lại phải dùng thần thông? Và tôi có một niềm tin rất vững chãi là mình sẽ viết được chương đó. Chương này là một trong những chương khó nhất của Đường Xưa Mây Trắng nhưng cuối cùng tôi đã thành công.

Cái chương khó thứ hai là chương nói về cuộc trở về của Bụt để thăm gia đình. Mình đã thành Phật rồi, mình đã thành bậc toàn giác rồi, nhưng về thăm gia đình mình vẫn còn là một đứa con của cha, của mẹ, vẫn là một người anh của em. Viết như thế nào để Bụt vẫn còn giữ lại được tính người của Ngài. Cũng nhờ niềm tin đó mà tôi thành công.</p>

<p>Quý vị đọc lại, sẽ thấy Bụt về thăm nhà rất tự nhiên. Cách Ngài nắm tay vua cha đi từ ngoài vào, cách Ngài đối xử với em gái, cách Ngài đối xử với Yasodhara và Rahula, rất tự nhiên. Tôi có cảm tưởng là có chư Tổ gia hộ nên tôi mới viết như vậy được. Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả, giúp cho người ta khám phá lại Bụt như một con người và lột ra hết các vòng hào quang thần dị người ta đã choàng lên cho Bụt. Không thấy Bụt như một con người thì người ta sẽ tới với Bụt rất khó.

(Thích Nhất Hạnh)</p>

<p>Tác Giả:</p>

<p>Thích Nhất Hạnh (tên khai sinh Nguyễn Xuân Bảo, sinh ngày 11 tháng 10 năm 1926) là một thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình người Việt Nam.</p>

<p>Ông sinh ra ở Thừa Thiên-Huế, miền Trung Việt Nam, xuất gia theo Thiền tông vào năm 16 tuổi, trở thành một nhà sư vào năm 1949. Ông là người đưa ra khái niệm "Phật giáo dấn thân" (engaged Buddhism) trong cuốn sách Vietnam: Lotus in a Sea of Fire.</p>

<p>Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết hơn 100 cuốn sách, trong số đó hơn 40 cuốn bằng tiếng Anh. Ông là người vận động cho phong trào hòa bình, với các giải pháp không bạo lực cho các mâu thuẫn.</p>

<p>Một số tác phẩm của ông: Con sư tử vàng của thầy Pháp Tạng - Nẻo về của ý - Am mây ngủ - Văn Lang dị sử - Đường xưa mây trắng - Truyện Kiều văn xuôi - Thả một bè lau - Bông hồng cài áo - Đạo Phật ngày nay - Nói với tuổi hai mươi - Trái tim của Bụt...</p>

combo sách hay về chữa lành của thầy thích nhất hạnh (bộ 11 cuốn)

combo sách hay về chữa lành của thầy thích nhất hạnh (bộ 11 cuốn)

<p>Combo Sách Hay Về Chữa Lành Của Thầy Thích Nhất Hạnh (Bộ 11 Cuốn)</p>

<p>1.&nbsp;Giận</p>

<p>Khi ta giận, khi một ai đó làm cho ta giận, ta phải trở về với thân tâm và chăm sóc cơn giận của mình. Không nên nói gì hết. Không nên làm gì hết. Khi đang giận mà nói năng hay hành động thì chỉ gây thêm đổ vỡ mà thôi… Như thế là không khôn ngoan. Phải trở về dập tắt lửa trước đã… Giận là một cuốn sách hay của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, nó mở ra cho ta những khả năng kỳ diệu, nhưng lại rất dễ thực hành để ta tự mình từng bước... thoát khỏi cơn giận và sống đẹp với xã hội quanh mình.</p>

<p>Giận được xuất bản tại Hoa Kỳ ngày 10.9.2001, trước biến cố 11.9.2001 có một ngày. Vì thế Giận đã trở thành quyển sách bán chạy nhất Hoa Kỳ - 50.000 bản mỗi tuần - trong vòng 9 tháng... Tại Hàn Quốc, quyển sách này đã bán được 1 triệu bản trong vòng 11 tháng. Rất nhiều độc giả nhờ đọc sách này mà đã điều phục được tâm mình, sử dụng ái ngữ lắng nghe để hoà giải với người thân, đem lại hạnh phúc trong gia đình và trong cộng đồng của họ.</p>

<p>Giận - sách hay nên đọc để chuyển hóa sân hận thành năng lượng tích cực</p>

<p>Theo ý của Thiền sư, sân hận không phải cơn cảm xúc để chế ngự, và nhất định không phải kẻ thù chúng ta cần phải tuyên chiến. Ngược lại, nó phải được chấp nhận một cách hiền hòa, cần được mỗi người chăm sóc. Qua sách, tác giả giải thích cho người đọc cách làm thế nào để có thể vượt qua những cảm xúc có thể làm nhiều người đau đớn, khổ sở. Ngoài ra, góc nhìn của Thích Nhất Hạnh, trong một nghĩa nào đó, mang màu sắc tâm lý, triết học khi&nbsp; giúp người đọc nhận ra những cơn giận của họ ở tầm ý nghĩa rộng lớn, vừa tích cực vừa tiêu cực trong bối cảnh cuộc sống của con người nói chung.</p>

<p>Thích Nhất Hạnh quan niệm rằng sự khác nhau giữa người và người về cơ bản là ảo tưởng và sân hận khiến cho nó có tác động nghiêm trọng hơn. Tôi càng giận người khác thì tôi (từ góc nhìn Phật giáo) càng quên đi người đó giống tôi thế nào - bỏ qua là người đó, trong một nghĩa nào đó, chính là ""tôi"". Kẻ thù tạm thời (cũng có thể về dài hạn) có vẻ khác tôi hoàn toàn: là nguyên nhân cho cảm giác khó chịu của tôi, là người thao túng, hạnh hạ, bóc lột tôi, hơn nữa là người xứng đáng để bị trừng phạt vì những hành động hằn học của mình… Còn thực tế, kẻ đó thường giống tôi, vừa giận vừa đau khổ như tôi. Tôi càng công nhận điều đó, thông cảm cho người đó, chăm sóc và chuyển hóa cơn giận của người đó lẫn cơn giận của tôi thì khả năng xung đột sẽ chấm dứt, sự kết nối giữa cả hai sẽ cao hơn…</p>

<p>2. Đường Xưa Mây Trắng - Theo Gót Chân Bụt</p>

<p>Đường Xưa Mây Trắng là một câu chuyện vô cùng lý thú về cuộc đời của Bụt được kể lại dưới ngòi bút hùng hồn đầy chất thơ của tác giả. Với văn phong nhẹ nhàng giản dị, với lối kể chuyện sinh động lôi cuốn, tác giả đã đưa chúng ta trở về tắm mình trong dòng sông Nguyên thỉ cách đây gần 2.600 năm, để được hiểu và gần gũi với một bậc giác ngộ mà cuộc đời của Ngài tỏa rạng nếp sống đầy tuệ giác và từ bi. Đọc Đường Xưa Mây Trắng cho chúng ta cảm tưởng như đang đọc một thiên tình sử, nhẹ nhàng, gần gũi mà sâu lắng.</p>

<p>Sách Đường Xưa Mây Trắng đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng, được tái bản nhiều lần ở các nước và được xếp vào hàng những quyển sách hay nhất của thế kỷ 20.

(Làng Mai)</p>

<p>Tôi đã viết những chương của Đường Xưa Mây Trắng với rất nhiều hạnh phúc. Thỉnh thoảng tôi đứng dậy pha trà để uống. Mỗi ngày viết mấy giờ cũng như được ngồi uống trà với Đức Thế Tôn. Và tôi biết trước người đọc sẽ rất có hạnh phúc vì khi viết, mình cũng đang có rất nhiều hạnh phúc. Viết Đường Xưa Mây Trắng không phải là một lao động mệt nhọc mà là cả một niềm vui lớn. Đó là một quá trình khám phá.</p>

<p>Có những đoạn tôi cho là khó viết, như đoạn Bụt độ ba anh em ông Ca Diếp. Tài liệu thường nói là Bụt độ ba anh em đó nhờ thần thông của Ngài nhưng khi viết thì tôi đã không để cho Bụt dùng thần thông mà cứ để Bụt sử dụng từ bi và trí tuệ của Ngài để độ ba ông ấy. Bụt có rất nhiều trí tuệ, rất nhiều từ bi, tại sao Bụt không dùng mà lại phải dùng thần thông? Và tôi có một niềm tin rất vững chãi là mình sẽ viết được chương đó. Chương này là một trong những chương khó nhất của Đường Xưa Mây Trắng nhưng cuối cùng tôi đã thành công.</p>

<p>Cái chương khó thứ hai là chương nói về cuộc trở về của Bụt để thăm gia đình. Mình đã thành Phật rồi, mình đã thành bậc toàn giác rồi, nhưng về thăm gia đình mình vẫn còn là một đứa con của cha, của mẹ, vẫn là một người anh của em. Viết như thế nào để Bụt vẫn còn giữ lại được tính người của Ngài. Cũng nhờ niềm tin đó mà tôi thành công.</p>

<p>3.&nbsp;Sen Nở Trời Phương Ngoại</p>

<p>Kinh Pháp Hoa là một kinh rất nổi tiếng, có thể nói là một kênh nổi tiếng nhất của đạo Bụt Đại Thừa. Tư tưởng tôn xưng kinh Pháp Hoa là vua của tất cả các kinh đã có từ lâu. Chính nhờ kinh Pháp Hoa mà đạo Bụt Đại Thừa trở thành một cơ sở có căn bản, có truyền thống và biến thành một Giáo hội thực sự với việc tuyên thuyết hai thông điệp chính:</p>

<p>(1) Tất cả chúng sinh đều có thể thành Bụt,</p>

<p>(2) Chỉ có một con đường tu học duy nhất là Phật thừa.</p>

<p>Tam thừa chỉ là phương tiện dẫn dắt chúng sinh buổi ban đầu. Chủ đích quan trọng nhất của chư Bụt là hướng dẫn chúng sinh đi vào con đường Phật thừa, tức là con đường Khai, Thị, Ngộ, Nhập tri kiến của Bụt. Vì vậy mà triết lý này được gọi là Khai tam hiển nhất, hay là Hội tam quy nhất, nghĩa là gom cả ba cái lại để đưa về một cái. Ðiều đó làm cho kinh Pháp Hoa trở thành Diệu Pháp.</p>

<p>Với&nbsp;Sen nở trời phương ngoại,&nbsp;Thiền sư Thích Nhất Hạnh&nbsp;sẽ không giảng từng đoạn kinh Pháp Hoa như nhiều người khác đã làm, mà chỉ đi vào từng Phẩm, tóm lược nghĩa chính của từng Phẩm, khai triển, và diễn dịch những điều căn bản trong từng Phẩm, để quý vị độc giả có được một cái thấy tuy khái quát nhưng rõ ràng về ý kinh. Riêng Phẩm Quán Thế Âm Bồ tát tức là Phẩm Phổ Môn, Phẩm thứ 25, vì là Phẩm được nhiều người tụng đọc nhất trong toàn bộ kinh Pháp Hoa, nên Thiền sư sẽ giảng với nhiều chi tiết hơn. Thêm vào đó, Người cũng sẽ đưa ra một số đề nghị để đóng góp cho sự hoàn bích của đóa hoa đẹp nhất trong Vườn kinh điển Đại Thừa này.</p>

<p>4.&nbsp;Không Diệt Không Sinh Đừng Sợ Hãi</p>

<p>Nhiều người trong chúng ta tin rằng cuộc đời của ta bắt đầu từ lúc chào đời và kết thúc khi ta chết. Chúng ta tin rằng chúng ta tới từ cái Không, nên khi chết chúng ta cũng không còn lại gì hết. Và chúng ta lo lắng vì sẽ trở thành hư vô.</p>

<p>Bụt có cái hiểu rất khác về cuộc đời. Ngài hiểu rằng sống và chết chỉ là những ý niệm không có thực. Coi đó là sự thực, chính là nguyên do gây cho chúng ta khổ não. Bụt dạy không có sinh, không có diệt, không tới cũng không đi, không giống nhau cũng không khác nhau, không có cái ngã thường hằng cũng không có hư vô. Chúng ta thì coi là Có hết mọi thứ. Khi chúng ta hiểu rằng mình không bị hủy diệt thì chúng ta không còn lo sợ. Đó là sự giải thoát. Chúng ta có thể an hưởng và thưởng thức đời sống một cách mới mẻ.</p>

<p>Không diệt Không sinh Đừng sợ hãi là tựa sách được Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết nên dựa trên kinh nghiệm của chính mình. Ở đó, Thầy Nhất Hạnh đã đưa ra một thay thế đáng ngạc nhiên cho hai triết lý trái ngược nhau về vĩnh cửu và hư không: “Tự muôn đời tôi vẫn tự do. Tử sinh chỉ là cửa ngõ ra vào, tử sinh là trò chơi cút bắt. Tôi chưa bao giờ từng sinh cũng chưa bao giờ từng diệt” và “Nỗi khổ lớn nhất của chúng ta là ý niệm về đến-đi, lui-tới.”</p>

<p>Được lặp đi lặp lại nhiều lần, Thầy khuyên chúng ta thực tập nhìn sâu để chúng ta hiểu được và tự mình nếm được sự tự do của con đường chính giữa, không bị kẹt vào cả hai ý niệm của vĩnh cửu và hư không. Là một thi sĩ nên khi giải thích về các sự trái ngược trong đời sống, Thầy đã nhẹ nhàng vén bức màn vô minh ảo tưởng dùm chúng ta, cho phép chúng ta (có lẽ lần đầu tiên trong đời) được biết rằng sự kinh hoàng về cái chết chỉ có nguyên nhân là các ý niệm và hiểu biết sai lầm của chính mình mà thôi.</p>

<p>Tri kiến về sống, chết của Thầy vô cùng vi tế và đẹp đẽ. Cũng như những điều vi tế, đẹp đẽ khác, cách thưởng thức hay nhất là thiền quán trong thinh lặng. Lòng nhân hậu và từ bi phát xuất từ suối nguồn thâm tuệ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một loại thuốc chữa lành những vết thương trong trái tim chúng ta.</p>

<p>5.&nbsp;Con Đường Chuyển Hóa</p>

<p>Kinh Bốn Lĩnh Vực Quán Niệm và kinh Quán Niệm Hơi Thở là hai kinh gối đầu giường của các vị khuất sĩ thời Bụt còn tại thế và là nền tảng của nếp sống thiền tập đạo Bụt.</p>

<p>Sách Con Đường Chuyển Hóa của thiền sư Thích Nhất Hạnh là những hướng dẫn cụ thể để chúng ta tiếp xúc được suối nguồn thiền tập của đạo Bụt. Hơn thế nữa, tác giả còn hiến tặng những phương pháp thực hành thực tế giúp hành giả trải nghiệm được nếp sống tỉnh thức trong đời sống hàng ngày.</p>

<p>Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã từng nói rằng ngày phát hiện ra hai bản kinh này, Ngài thấy mình là người hạnh phúc nhất trên đời.</p>

<p>6. Muốn An Được An</p>

<p>Ngày chủ nhật và cũng là ngày cuối cùng của tháng 11 năm 2014 tôi nhận được bản thảo cuốn sách&nbsp;Muốn an được an&nbsp;của thiền sư Thích Nhất Hạnh đã được sư cô Hội Nghiêm dịch ra tiếng Việt từ bản nguyên gốc tiếng anh&nbsp;Being peace. Tôi ngồi vào bàn rồi đọc ngay tức khắc. Và tôi giật mình.</p>

<p>Giật mình bởi mình quá may mắn mà không biết đến điều đó. May mắn vì tính đến năm 2015 này tôi được biết đến thiền sư Thích Nhất Hạnh đúng 10 năm. Quá may mắn bởi đêm hôm qua tôi vừa từ Myanmar bay về Việt Nam và trên máy bay có đọc báo thấy tình trạng đói, bệnh ở châu Phi đang vẫn rất cao, rằng ở Ucraina vừa có thêm những dân thường thiệt mạng, tình hình chính trị xã hội bất ổn ở nhiều nơi trên thế giới. Quá may mắn bởi bản thân tôi và rất nhiều đồng nghiệp đã và đang làm việc ở Thái Hà Books của tôi đều là Phật tử.</p>

<p>Tôi đọc ngay những dòng đầu tiên và phải đọc đi đọc lại vài lần những dòng những chữ của thiền sư Thích Nhất Hạnh “Nếu tự thân ta không có hạnh phúc, bình an thì chúng ta không thể hiến tặng hạnh phúc và bình an cho ai được, kể cả những người ta thương, những người ta cùng chung sống trong một mái ấm gia đình. Có bình an, hạnh phúc thì chúng ta sẽ mỉm cười và xinh tươi như một bông hoa, khi đó, mọi người chung quanh ta, từ gia đình cho đến xã hội, ai cũng được thừa hưởng.”</p>

<p>Mỗi ngày chúng ta có rất nhiều cảm thọ. Khi thì hạnh phúc, lúc thì buồn khổ. Các cảm thọ cứ lần lượt đến với ta như một dòng sông. Rõ ràng việc thực tập thiền là rất quan trọng. Hành thiền để ý thức được, ghi nhận từng cảm thọ, thậm chí ôm ấp từng cảm thọ. Tôi luôn nhắc mình thực tập như vậy. Tôi biết điều này bởi thiền sư Thích Nhất Hạnh đã hướng dẫn chúng tôi cách đây tròn 10 năm, từ 2005 khi tôi may mắn được biết đến Thầy. Nhờ Thầy mà tôi dần biết cách tìm bình an trong chính mình.</p>

<p>Tôi đã nhận ra rằng thiền rất giản đơn, có thể thiền tập ở bất cứ đâu và bất cứ giờ nào trong ngày. Thiền không có nghĩa là vào rừng ẩn tu hay trốn tránh xã hội. Nếu như chúng ta cùng nhắc nhau thiền mỗi ngày thì đời sống đẹp biết nhường nào và xã hội sẽ tươi mát vô cùng.</p>

<p>Muốn an thì có an. Vấn đề là ta phải muốn. Có hai thời điểm rất quan trọng mà tôi luôn nhắc tâm của mình bình an. Đó là đầu giờ sáng và trước khi ngủ. Tôi hay nhắc tâm an lạc, nhắc miệng mỉm cười thư giãn. Muốn an thì được an mà. Muốn hạnh phúc thì có ngay hạnh phúc mà. Hạnh phúc từ trong ta mới lâu mới bền, chứ hạnh phúc mang từ bên ngoài vào đến và đi nhanh lắm.</p>

<p>Đôi khi, bạn cũng như tôi, chúng ta quá bận rộn. Bận đến mức không dành thời gian cho người thân và bạn bè. Bận đến mức không có thời gian để ngắm cây, ngắm trời, ngắm hoa ngắm đất. Thậm chí quên mất chuyện thở và ta thở tự động như một cái máy, thở không có ý thức. Thật là tiếc. Bạn và tôi vẫn đang bị tập khí lôi cuốn. Bây giờ, đọc&nbsp;Muốn an được an&nbsp;rồi chúng ta&nbsp; luôn tự nhắc mình và nhắc nhau hai chữ bình an để tạo bình an cho chính mình.</p>

<p>7. Tìm Bình Yên Trong Gia Đình</p>

<p>“Tìm bình yên trong gia đình” cuốn sách của Sư ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh là tập hợp nhiều câu hỏi vấn đáp của quý Phật tử, mọi người ở khắp nơi gửi về cho Sư ông để giải đáp những vấn đề xoay quanh các mối quan hệ trong gia đình, giữa vợ với chồng, cha mẹ với con cái và cả cách vượt qua nỗi đau khi mất đi người thân…</p>

<p>“Quay về nương tựa</p>

<p>Hải đảo tự thân</p>

<p>Chánh niệm là Bụt</p>

<p>Soi sáng xa gần,</p>

<p>Hơi thở là pháp</p>

<p>Bảo hộ thân tâm</p>

<p>Năm uẩn là tăng</p>

<p>Phối hợp tinh cần</p>

<p>Thở vào, thở ra</p>

<p>Là hoa tươi mát</p>

<p>Là núi vững vàng</p>

<p>Nước tĩnh lặng chiếu</p>

<p>Không gian thênh thang”</p>

<p>Cuộc đời là một chuỗi tương quan tương duyên. Không có một hiện hữu nào tự nó có được. Một bông hoa, không thể tự nó mà hình thành. Hoa phải nhờ những yếu tố khác như đất, nước, hạt giống, phân bón, người làm vườn… mới hình thành. Mình cũng vậy, cũng do nhiều yếu tố kết hợp, như cha mẹ, thức ăn, nước uống, môi trường, xã hội… Hạnh phúc và khổ đau cũng như thế, cũng do nhiều yếu tố tạo thành. Những yếu tố tương quan tương duyên đó dân gian gọi nôm na là duyên nợ, những gì đem lại hạnh phúc cho mình thì gọi là duyên, những gì đem lại khổ đau thì gọi là nợ. Đạo Bụt gọi đó là tương quan tương duyên hay tương tức. Cũng cùng một người nhưng khi thương thì gọi là mình có duyên với người đó. Rồi cũng người ấy, cũng tình thương ấy nhưng vì mình không biết trân quý và tưới tẩm để cho tình thương lớn lên để rồi khổ đau, thì lại gọi là mình có nợ với người ấy. Như thế thì vô lý và mâu thuẫn quá phải không?</p>

<p>Mình đâu chọn nhầm người, mình đâu cưới người mình ghét, mình cưới người mình thương mà. Chỉ do mình không biết nuôi dưỡng thôi. Nếu nhìn sâu vào những khổ đau và hạnh phúc của mình, mình sẽ thấy được nguyên nhân và gốc rễ sâu xa của nó. Khi thấy được nguyên nhân và gốc rễ rồi, mình sẽ làm mới trở lại để nuôi lấy hạnh phúc của mình, không còn đổ lỗi cho duyên nợ nữa. Nếu nhìn sâu thêm một tí mình có thể thấy được rằng khuynh hướng đổ lỗi cũng là một tập khí của mình. Trong mối quan hệ giữa mình với người kia, có lúc mình giận hờn, khổ đau, mình cứ nghĩ là người kia có lỗi với mình, người kia đã gây nên những nỗi khổ đau cho mình nên mình không chấp nhận được người kia và làm cho sự truyền thông trở nên bế tắc. Khổ đau từ đó mà leo thang. Mình không nhìn lại để thấy rằng có thể mình đã đóng góp một phần nào đó trong nỗi khổ và cơn giận của người kia, nên người kia đã hành xử và nói năng như vậy. Có thể mình không đủ cảm thông, có thể mình không đủ niềm vui và hạnh phúc để hiến tặng cho người kia, có thể mình không tưới tẩm những hạt giống tốt trong người kia, mà chỉ có than phiền và trách móc. Hoặc trong mình còn có những nóng nảy, dễ bực bội cáu gắt, không dễ dàng tha thứ bỏ qua những lỗi lầm của người khác. Mình đã không nói những lời nói nhẹ nhàng ái ngữ, không hành xử khéo léo v.v… Khổ đau hay hạnh phúc đều mang tính hữu cơ, nghĩa là có thể chuyển đổi được. Hạnh phúc nếu không khéo gìn giữ thì một ngày nào đó sẽ mất, sẽ trở thành khó khăn và khổ đau. Nếu khổ đau mà biết tu tập chuyển hóa thì sẽ thương yêu nhau hơn, từ đó sẽ hạnh phúc hơn. Cho nên khổ đau hay hạnh phúc là do mình, do mình quyết định. Mình có đổ lỗi cho người kia, cho hoàn cảnh, môi trường, con cái… thì đó cũng là tập khí của mình. Sự thực tập là luôn luôn trở về để nhìn lại chính mình. Có thể mình không trân quý đủ người thương của mình, mình không trân quý đủ những gì mình đang có. Những gì mình không có hoặc chưa có thì mình ruổi rong tìm kiếm, khi có rồi thì mình lại không biết trân quý, đợi đến khi tuột khỏi tầm tay mới thấy tiếc nuối và ân hận.</p>

<p>Nếu mình không thay đổi những tập khí của mình thì cho dù có cưới bao nhiêu người đi nữa mình cũng khổ đau. Vì vậy, cùng với sự thực tập, mình luôn luôn trở về với giây phút hiện tại, nhận diện và trân quý những gì mình đang có để nuôi lớn hạnh phúc, và đồng thời chuyển hóa những tập khí trong mình.</p>

<p>8.&nbsp;Gieo Trồng Hạnh Phúc</p>

<p>Chánh Niệm là nguồn năng lượng tỉnh thức đưa ta trở về với giây phút hiện tại và giúp ta tiếp xúc sâu sắc với sự sống trong mỗi phút giây của đời sống hằng ngày. Chúng ta không cần phải đi đâu xa để thực tập chánh niệm. Chúng ta có thể thực tập chánh niệm ngay trong phòng mình hoặc trên đường đi từ nơi này đến nơi khác. Ta vẫn có thể tiếp tục làm những công việc ta thường làm hằng ngày như đi, đứng, nằm, ngồi, làm việc, ăn, uống, giao tiếp, chuyện trò… nhưng với ý thức là mình đang làm những công việc ấy.</p>

<p>Hãy tưởng tượng ta đang ngắm mặt trời mọc với một số người. Trong khi những người khác đang thưởng thức khung cảnh đẹp đẽ ấy thì ta lại “bận rộn” với những thứ trong đầu mình. Ta bận rộn và lo lắng cho những kế hoạch của ta. Ta nghĩ về quá khứ hoặc tương lai mà không thực sự có mặt để trân quý cơ hội đó. Thay vì thưởng thức cảnh đẹp của buổi bình minh, ta lại để cho những khoảnh khắc quý giá ấy trôi qua oan uổng.</p>

<p>Nếu quả thực như vậy, ta có thể sử dụng một phương pháp khác. Mỗi khi tâm ta đi lang thang thì ta kéo tâm về và tập trung tâm ý vào hơi thở vào – ra. Thực tập hơi thở ý thức giúp ta trở về với giây phút hiện tại. Thân tâm hợp nhất, ta sẽ có mặt trọn vẹn để ngắm nhìn, quán chiếu và thưởng thức khung cảnh đẹp đẽ ấy. Bằng cách trở về với hơi thở, ta lấy lại được sự mầu nhiệm của buổi bình minh.</p>

<p>Chúng ta thường quá bận rộn đến nỗi quên mình đang làm gì, hoặc có khi ta quên mình là ai. Thậm chí có người quên mất là mình đang thở. Ta quên nhìn những người thương của ta và trân quý sự có mặt của họ, cho đến một ngày họ đi xa hay qua đời ta mới thấy hối tiếc. Có khi rảnh rỗi đi nữa, ta cũng không biết cách tiếp xúc với những gì đang xảy ra trong ta. Vì vậy ta mở ti vi lên xem hoặc nhấc điện thoại gọi cho ai đó. Ta nghĩ làm như thế là ta có thể trốn thoát được chính mình.</p>

<p>Ý thức về hơi thở là tinh yếu của chánh niệm. Theo lời Bụt dạy, chánh niệm là nguồn suối phát sinh hỷ lạc. Hạt giống chánh niệm có trong mỗi chúng ta nhưng thường thì ta quên tưới tẩm hạt giống đó. Nếu biết cách nương vào hơi thở, nương vào bước chân của mình, chúng ta có thể tiếp xúc được với những hạt giống an lành ấy và cho phép chúng biểu hiện. Thay vì nương vào những ý niệm trừu tượng về Bụt, về Chúa hoặc về Allah, chúng ta có thể tiếp xúc được với Bụt, với Chúa trong từng hơi thở và bước chân của mình.</p>

<p>Điều này nghe có vẻ dễ dàng và ai cũng có thể làm được, tuy nhiên đòi hỏi ở chúng ta một sự tập luyện. Quan trọng là tập dừng lại. Dừng lại như thế nào? Dừng lại bằng hơi thở vào ra và bước chân của mình. Vì vậy pháp môn căn bản của chúng ta là hơi thở ý thức và bước chân chánh niệm. Nếu nắm vững những pháp môn này, chúng ta có thể ăn, uống, nấu nướng, làm việc, lái xe… trong chánh niệm. Và chúng ta luôn luôn an trú trong giây phút hiện tại, bây giờ ở đây.</p>

<p>Thực tập chánh niệm (smrti) đưa đến định (samadhi) và định đưa đến tuệ (prajna). Tuệ giác mà ta đạt được từ sự thực tập chánh niệm có khả năng giải phóng chúng ta ra khỏi những tình trạng sợ hãi, lo âu, tuyệt vọng và đem lại hạnh phúc đích thực cho ta. Chúng ta có thể sử dụng những đối tượng đơn giản như bông hoa để thực tập chánh niệm. Khi cầm bông hoa trong tay, chúng ta ý thức về bông hoa. Hơi thở vào ra giúp ta duy trì ý thức. Thay vì để cho những suy nghĩ trấn ngự hoặc lôi kéo, ta trở về có mặt cho bông hoa và thưởng thức vẻ đẹp của bông hoa. Định lực sẽ trở thành nguồn suối phát sinh niềm vui trong ta.</p>

<p>Để thưởng thức trọn vẹn những món quà mà cuộc sống ban tặng, chúng ta phải thực tập chánh niệm trong mọi lúc, mọi nơi dù đang đánh răng, chuẩn bị thức ăn sáng hay lái xe đi làm. Mỗi bước chân, mỗi hơi thở có thể là một cơ hội đem đến cho ta niềm vui và hạnh phúc. Cuộc sống đầy dẫy khổ đau. Nếu không đủ hạnh phúc, ta sẽ không chăm sóc được nỗi khổ đau và tuyệt vọng của mình. Chúng ta hãy thực tập với tinh thần nhẹ nhàng thư thái, với tâm hồn rộng mở bao la và với một trái tim sẵn sàng lắng nghe, chấp nhận. Thực tập là để nuôi lớn hiểu biết chứ không phải để phô trương hình thức. Có chánh niệm, ta có thể nuôi lớn được niềm vui trong ta, giúp ta xử lý tốt hơn những khó khăn thách thức trong cuộc sống và biết cách chế tác tự do, an lạc, thương yêu trong mỗi chúng ta.</p>

<p>9.&nbsp;Hạnh Phúc Cầm Tay</p>

<p>Cuộc sống quanh ta đầy màu nhiệm, chánh niệm là trái tim của thiền tập, là nguồn năng lượng xuyên suốt không thể thay đổi. Một người sống trong chánh niệm, tâm an, sẽ khiến những người xung quanh vui vẻ, an nhiên và thậm chí thay đổi cả xã hội.</p>

<p>“Tất cả chúng ta đều có hạt giống của niệm và định”</p>

<p>“Định làm phát sinh hỷ lạc” Định nguồn căn, có định con người sẽ cảm thấy đang thực sự sống chứ không phải chỉ tồn tại. Cảm nhận cuộc đời tươi đẹp không qua đôi mắt mà qua hơi thở và tâm hồn.</p>

<p>Thiền sư Lâm Tế đã nói rằng: “Phép lạ là đi trên mặt đất mà không phải đi trên mặt nước hay đi trên than hồng”. Tất cả những gì ta làm đều cốt yếu là để tâm an. Mỗi ngày, ta đì tìm tự do cho hạnh phúc, hay hạnh phúc để được tự do?! Nếu cứ mải mê mắc kẹt trong quá khứ và lo buồn về tương lai, hiện tại sẽ tự nhiên ngả màu héo úa.</p>

<p>Nghỉ ngơi là bước đầu tiên của thiền tập, và con đường ngắn nhất là thả lỏng và không gượng ép. Sống là để không uổng phí một đời, sống trọn vẹn từng giây phút, thanh thản từng hành động.</p>

<p>Bước đi một cách thoải mái, an lạc, đi như không đi sẽ không thấy mệt mỏi. Sự cố gượng là không cần thiết nếu ta hiểu được rằng mỗi bước đi là mỗi bước được tiếp xúc với cuộc đời và sự màu nhiệm vô tận. Chạm vào đất Mẹ là nguồn căn của “Sám Pháp địa xúc”, người thường cũng có thể thực hành khi bế tắc, lo sợ, Người nhẫn nại bảo hộ, che chở và cho ta lối thoát, mọi thứ tự khắc trở nên nhẹ nhàng.</p>

<p>Cuốn sách tiếp tục với Năm uẩn trong một con người: sắc, thọ, tưởng, hành, thức, đều cần ta trị vì, cai quản. Có chánh niệm sẽ nhận diện được tập khí khi chúng đang phát khởi và ngăn ngừa nó hoành hành ta, quấy nhiễu giấc ngủ ta mỗi đêm. Cả những tri giác sai lầm vây bám lấy tâm trí ta, cũng sẽ được loại bỏ.</p>

<p>Khép lại với Năm giới tân tu: Bảo vệ sự sống, Hạnh phúc chân thật, Tình thương đích thực, Lắng nghe và ái ngữ, Nuôi dưỡng và trị liệu là năm phép thực tập chánh niệm, có khả năng xóa bỏ mọi rào cản, kể cả hận thù và tuyệt vọng để ta bước đi trên con đường thanh thản, sống cuộc đời đáng sống của ta.</p>

<p>10.&nbsp;Fear - Sợ Hãi</p>

<p>Hầu hết chúng ta ai cũng đã trải qua những giây phút hạnh phúc lẫn khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên có nhiều người ngay lúc đang vui sướng nhất mà lòng vẫn trĩu nặng lo sợ, sợ ngày vui sẽ qua mau, sợ không như mong cầu, sợ phải xa cách người thương và một nỗi sợ lớn nhất, sợ thân xác mình sẽ tàn hoại. Cho nên ngay lúc biết bao điều kiện của hạnh phúc có đó niềm vui vẫn không trọn vẹn.</p>

<p>Chúng ta cứ nghĩ rằng để được hạnh phúc thì phải tránh né hay quên đi lo sợ. Chúng ta không mấy thoải mái khi phải nghĩ đến những gì đã làm cho ta lo sợ, rồi chúng ta chối bỏ: “Thôi! Thôi! Tôi không muốn nghĩ tới chuyện đó!” Chúng ta nhắm mắt làm ngơ nhưng lo sợ vẫn còn đó trong ta.</p>

<p>Cách duy nhất để bớt đi lo sợ và thật sự hạnh phúc là nhận diện lo sợ và quán chiếu gốc rễ của lo sợ. Thay vì tránh né, ta sử dụng khả năng tỉnh giác và quán sát tinh tường.</p>

<p>Chúng ta lo sợ những gì ngoài tầm kiểm soát của ta. Chúng ta sợ bệnh, sợ già, sợ mất đi những gì mà ta trân quý. Chúng ta cố ôm giữ địa vị, tài vật và người thương. Nhưng ôm giữ không giúp bớt lo sợ. Trước sau gì sẽ có một ngày chúng ta phải buông bỏ tất cả. Chúng ta không thể mang địa vị, tài vật, người ta thương theo chúng ta mãi.</p>

<p>Chúng ta có thể nghĩ rằng nếu làm ngơ lo sợ thì lo sợ sẽ tan biến. Nhưng nếu cứ làm ngơ, cứ chôn chặt lo sợ vào lòng thì lo sợ vẫn ở đó và luôn làm ta căng thẳng. Chúng ta cảm thấy bất lực. Nhưng chúng ta có khả năng quán chiếu, nhìn sâu vào lo sợ và từ đó, lo sợ không còn khống chế được ta. Chúng ta có khả năng chuyển hóa lo sợ. Thực tập sống tỉnh thức từng giây phút hiện tại, ta gọi đó là CHÁNH NIỆM, sẽ giúp ta can đảm đối diện lo sợ và không còn bị lo sợ bức bách. Chánh niệm có nghĩa là nhìn sâu, là ý thức “tự tính tương tức” (true nature of interbeing) của vạn vật và ý thức rằng không có gì sẽ mất đi.</p>

<p>Tất cả chúng ta ai cũng từng lo sợ, nhưng nếu chúng ta biết nhìn sâu vào lo sợ thì ta có thể giải tỏa lo sợ và tìm lại nguồn vui. Lo sợ khiến chúng ta chú tâm về quá khứ hoặc lo lắng cho tương lai. Nếu chấp nhận lo sợ thì ta khám phá ra rằng ngay lúc này, hôm nay đây ta còn sống, cơ thể ta đang hoạt động diệu kỳ, mắt ta đang thấy được trời xanh, tai ta còn nghe được tiếng nói của người ta thương.</p>

<p>Bước thứ nhất của sự quán chiếu lo sợ là nhận diện mà không phán xét. Hãy nhận diện với tâm bình thản rằng lo sợ đang có đó trong ta, như thế cũng đủ để vơi bớt lo sợ rất nhiều. Tiếp theo, khi lo sợ đã lắng dịu, chúng ta ôm ấp niềm lo nỗi sợ một cách êm dịu và nhìn sâu vào nguồn gốc của lo sợ. Hiểu được nguồn gốc của lo sợ, ta buông bỏ được lo sợ. Hãy tìm hiểu xem lo sợ là do nguyên nhân hiện tại hay là do nguyên nhân từ xa xưa, từ khi ta còn nhỏ, mà ta đã ôm chặt trong lòng cho tới bây giờ? Khi chúng ta sử dụng chánh niệm để đối diện lo sợ thì chúng ta sẽ ý thức rằng chúng ta đang sống, rằng chúng ta còn có những gì ta trân quý và yêu thích. Nếu không phí thì giờ đè nén, bận tâm vì lo sợ, ta sẽ có thì giờ vui hưởng nắng ấm, trời trong, gió lành. Nếu quán chiếu sâu sắc và tỏ tường lo sợ thì ta sẽ khám phá ra rằng ta có thể sống một cuộc đời đáng sống.</p>

<p>Nỗi lo sợ lớn nhất là sợ rằng khi chết ta không còn là gì nữa. Để thực sự giải thoát khỏi nỗi sợ đó, ta phải nhìn sâu dưới cái nhìn bản môn (ultimate dimension) để thấy được bản chất không sinh không diệt của ta. Phải từ bỏ định kiến rằng ta chỉ có một thân xác này và nó sẽ tàn hoại khi ta chết. Hiểu rằng ta không chỉ là một thân xác, rằng ta không đến từ hư không và sẽ tan biến vào hư không. Hiểu như thế ta sẽ giải thoát khỏi lo sợ.</p>

<p>Đức Bụt là một con người như tất cả chúng ta. Ngài cũng đã từng lo sợ nhưng ngài thường xuyên thực tập chánh niệm và quán chiếu sâu sắc cho nên ngài đã bình thản khi đối diện lo sợ. Kinh chép rằng một hôm Bụt đang đi thì Angulimala, một tên giết người khét tiếng đuổi theo ngài và hô lớn bảo ngài dừng lại nhưng Bụt vẫn tiếp tục chậm rãi bình thản bước. Angulimala đuổi kịp Bụt và lớn tiếng hỏi tại sao ngài không chịu dừng lại. Đức Bụt trả lời: “Angulimala, ta đã dừng lại từ lâu, chỉ có ngươi là không dừng lại”. Và Bụt giải thích tiếp: “Ta đã dừng những hành động gây đau khổ. Tất cả các loài chúng sinh đều ham sống, sợ chết. Chúng ta phải nuôi dưỡng lòng thương và bảo vệ sự sống của mọi loài.” Angulimala tỉnh ngộ và xin Bụt giảng tiếp. Cuối cùng, Angulimala thề sẽ không bao giờ giết chóc, bạo ngược và xin Bụt xuất gia.</p>

<p>Tại sao Đức Thế Tôn có thể bình tĩnh trước một tên giết người? Đây là một câu chuyện hiếm có nhưng tất cả chúng ta hằng ngày đều đã đối diện với hết lo sợ này đến lo sợ khác. Thực tập chánh niệm mỗi ngày có thể giúp ích rất nhiều.</p>

<p>11. Bụt Là Hình Hài, Bụt Là Tâm Thức</p>

<p>Ngay những trang đầu, nội dung của cuốn sách đã được trình bày một cách súc tích, đầy đủ qua một hình ảnh rất đẹp: Hình ảnh của người anh lớn đến kịp lúc để giúp người em giải quyết một vấn đề nan giải trên máy vi tính. Người anh nói: “Em ngồi qua một bên, anh làm cho.” Người em tức thì cảm thấy vững lòng dù chưa biết vấn đề có được giải quyết ổn thỏa hay không. Người anh lớn đó chính là Đức Bụt trong lòng mỗi chúng ta, là sự hiểu biết sáng suốt của chúng ta. Thầy Thích Nhất Hạnh cũng chính là người anh lớn đó, lúc nào cũng gần gũi, thân thiết và kiên nhẫn. Mỗi trang sách là một lời nhắn nhủ, ta như đang nghe giọng nói nhẹ nhàng, dí dỏm của Thầy: “Các bạn cứ nhìn lại xem, tình thương và tuệ giác của Bụt ở ngay trong lòng của bạn.”</p>

<p>“Bụt là hình hài, Bụt là tâm thức” là một cuốn sách nhỏ, đầy chất thi ca, đầy hình ảnh của Phật giáo cổ truyền được diễn bày bằng ngôn ngữ tâm linh của người Tây phương, điều đó để giúp ta hiểu rằng tất cả mọi vấn đề của thế gian đều mang một ý nghĩa chung: Đó là ý nghĩa tương tức mà Bụt đã dạy, không có gì mà không liên hệ mật thiết với nhau, không có gì là tách biệt nhau. Cho nên đọc cuốn sách này, ta phải đọc cho tất cả mọi người, để tất cả cùng nhau đóng góp xây dựng hạnh phúc cho mỗi người anh em của mình trên Trái đất này.</p>

<p>“Bụt là hình hài, Bụt là tâm thức” (Buddha Body, Buddha Mind) do nhà Parallax ấn hành. Đó là nhà xuất bản mà Thầy Thích Nhất Hạnh và Arnold Kotler lập ra từ năm 1987, bây giờ đã trở thành một cơ quan xuất bản không vụ lợi của Cộng đồng sinh hoạt chánh niệm có nhiệm vụ quảng bá sách của Thầy và các tác giả khác viết về chủ đề Đạo Phật đi vào cuộc đời. Quyển sách này là một tác phẩm về Phật giáo Tâm lý học mới thuộc loại xuất sắc nhất. Và chúng ta không ngạc nhiên khi sách bắt đầu bằng pháp môn thực tập thiền đi.</p>

<p>“Thực tập thiền đi chậm một mình, quý vị hãy thử phương pháp này: thở vào và bước một bước, chú tâm hoàn toàn vào gan bàn chân. Nếu quý vị chưa ‘về,’ chưa ‘tới’ được một trăm phần trăm thì đừng bước thêm bước nào nữa cả. Cứ đợi cho quý vị về tới giây phút hiện tại được một trăm phần trăm rồi thì mới bước đi bước kế tiếp. Quý vị có thể ‘xài lớn’ thì giờ như vậy. Và khi quý vị thấy mình đã về đã tới được một trăm phần trăm rồi thì hãy mỉm cười và bước thêm một bước khác.</p>

<p>Bước đi như vậy, quý vị in xuống đất sự vững chãi và thảnh thơi của quý vị.” Bụt là hình hài, Bụt là tâm thức là một cuốn sách tiếp nối công trình, phát huy giáo lý Duy Biểu của Thầy Nhất Hạnh, lấy cảm hứng từ kinh Lăng Già và các bộ luận của tổ Thế Thân, sống vào thế kỷ V.</p>

<p>1. Giận (Tái Bản 2023)</p>

<p>2. Đường Xưa Mây Trắng - Theo Gót Chân Bụt (Tái Bản 2024)</p>

<p>3. Sen Nở Trời Phương Ngoại</p>

<p>4. Không Diệt Không Sinh Đừng Sợ Hãi (Tái Bản 2022)</p>

<p>5. Con Đường Chuyển Hóa (Tái Bản 2021)</p>

<p>6. Muốn An Được An (Tái Bản 2021)</p>

<p>7. Tìm Bình Yên Trong Gia Đình (Tái Bản 2021)</p>

<p>8. Gieo Trồng Hạnh Phúc (Tái Bản 2021)</p>

<p>9. Hạnh Phúc Cầm Tay (Tái Bản 2021)</p>

<p>10. Fear - Sợ Hãi</p>

<p>11. Bụt Là Hình Hài, Bụt Là Tâm Thức (Tái Bản Lần 4)</p>

từng bước nở hoa sen (tái bản 2024)

từng bước nở hoa sen (tái bản 2024)

<p>Từng Bước Nở Hoa Sen</p>

<p>MỘT TRONG NHỮNG TÁC PHẨM ĐỂ LẠI ĐỜI CỦA THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH</p>

<p>Mắt thương nhìn cuộc đời</p>

<p>“Ta đã để bao nhiêu ngày của ta trôi qua trong quên lãng?”, “Ta đã làm chi đời ta?”. Bạn hãy chiêm nghiệm đi. Bạn hãy tìm cho ra bản chất của nụ cười. Bản chất ấy, phải chăng là sự giác ngộ?</p>

<p>Nhưng làm sao để nhớ mà mỉm cười vào đúng lúc thức dậy? Bạn có thể treo một dấu hiệu trên đỉnh màn, hoặc ở trần nhà, hoặc bất cứ nơi nào mà hễ mở mắt ra khi thức dậy là bạn nhìn thấy. Dấu hiệu đó có thể là một cành cây, một chiếc lá, một bức vẽ hay một nét chữ.</p>

<p>Sau này quen rồi, bạn không cần đến những phương tiện ấy nữa. Nghe chim hót hoặc thấy một tia nắng xuyên qua cửa sổ, bạn cũng đã có thể mỉm cười.</p>

<p>Câu “Mắt thương nhìn cuộc đời” được lấy từ kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn nói về Bồ tát Quán Thế Âm. Nguyên văn là “Từ nhãn thị chúng sinh”, lấy con mắt từ bi để nhìn mọi loài. Bạn nên nhớ rằng có hiểu mới thương. Vì vậy bạn phải thường xuyên đặt mình vào xương da và hoàn cảnh của người khác để có thể hiểu được họ. Thương là một quá trình học hỏi và thực tập. Bản chất của thương cũng là bản chất của giác ngộ, đồng thể với bản chất của nụ cười.</p>

<p>Từng bước nở hoa sen – Cuốn sách giúp bạn nuôi dưỡng sự an lạc và tình yêu thương</p>

<p>Tác phẩm “Từng bước nở hoa sen” phiên bản bìa mới với ruột in bốn màu sắc nét, tranh vẽ minh họa màu sắc trang nhã của Thiền sư Thích Nhất Hạnh có bốn mươi bảy bài kệ. Mỗi bài là một bài thơ, cho nên các bài kệ cũng có thể được gọi là thi kệ.</p>

<p>Những bài kệ này có công năng nuôi dưỡng ý thức và nuôi dưỡng chánh niệm. Sử dụng chúng trong một thời gian, bạn sẽ thấy có sự biến đổi trong cuộc đời bạn.</p>

<p>Dần dần, bạn sẽ có chánh niệm trong mỗi tư thế và động tác trong ngày. Bạn sẽ thấy bốn mươi bảy bài kệ trong đây chỉ là những bước đầu của nếp sống tỉnh thức.</p>

<p>Thông qua “Từng bước nở hoa sen”, bạn sẽ học được cách biến con đường mình đang đi trong tỉnh thức, trở về trạng thái thư thái, an lạc và thanh tịnh vốn có. “Từng bước nở hoa sen” sẽ giúp cho những ai đang tìm kiếm sự bình an trong tâm hồn qua những việc tưởng chừng như bình thường mà bạn vẫn đang làm trong cuộc sống hằng ngày như: thức dậy, đánh răng, tắm, rửa chân, uống trà, làm vườn…. Sách có những từ ngữ thiên về Phật giáo nhiều, bạn đọc cần dành nhiều thời gian nghiền ngẫm để có thể hiểu và thực hành tu tập một cách đúng nghĩa.</p>

<p>“Chén trà trong hai tay</p>

<p>Chánh niệm nâng tròn đầy</p>

<p>Thân và tâm an trú</p>

<p>Bây giờ và ở đây.”</p>

<p>Trích “Từng bước nở hoa sen” – Thích Nhất Hạnh.</p>

<p>Sách có gì mới:</p>

<p>- Phiên bản bìa mới</p>

<p>- Nội dung được bổ sung chỉnh sửa</p>

<p>- Tăng số trang &amp; đính kèm hình vẽ sinh động</p>

<p>- Quy cách in 4 màu</p>

chế tác bình an và hạnh phúc trong giáo dục

chế tác bình an và hạnh phúc trong giáo dục

<p>Chế Tác Bình An Và Hạnh Phúc Trong Giáo Dục</p>

<p>Hiện nay, vai trò của chánh niệm trong giáo dục ngày càng được công nhận một cách rộng rãi. Sự thực tập chánh niệm giúp học sinh tăng cường khả năng chú tâm, ý thức và làm chủ được các hoạt động của thân, điều phục các cảm xúc mạnh cũng như phát triển các kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong mối liên hệ giữa mình với mọi người. Nhưng quan trọng hơn hết, chánh niệm giúp các em phát triển một cách toàn diện và lành mạnh, nuôi lớn niềm vui, sự bình an và tự tin nơi chính mình, thông qua những phương pháp thực tập làm lắng dịu căng thẳng, lo lắng và bạo động trong tự thân.</p>

<p>Thực tế là hệ thống giáo dục của chúng ta thường đặt trọng tâm vào thành tích thi cử mà chưa chú trọng đầy đủ đến việc dạy cho các em cách chăm sóc những cảm xúc của mình, cũng như các phép ứng xử cần thiết khi giao tiếp với xã hội. Lẽ tất nhiên là trường học cần trang bị cho các em những kỹ năng và kiến thức cần thiết, nhưng việc giúp các em có thêm sức mạnh và sự vững chãi khi đối diện với những cơn bão cảm xúc, cũng như khả năng chấp nhận và bao dung trước những khác biệt trong nhận thức, lối sống của con người trong xã hội cũng quan trọng không kém. Sự thực tập chánh niệm có công năng rất lớn trong việc giúp các em phát triển những kỹ năng chế tác và nuôi lớn bình an trong tự thân, góp phần vào sự bình an của môi trường xung quanh mình.</p>

<p>Cách đây một vài năm, hiệu trưởng của trường nữ sinh Welham (Welham Girls’ School) ở Dehra Dun, Ấn Độ có mời tôi chia sẻ một vài phương pháp thực tập chánh niệm với học sinh của trường nhằm giúp các em bớt căng thẳng trong các kỳ thi. Trong buổi chia sẻ đó, tôi nhận ra rằng những bài thực tập đơn giản về hơi thở ý thức và bước chân chánh niệm đã có thể giúp các em lấy lại được sự bình an, lắng dịu và bớt lo lắng.</p>

<p>Theo lời mời của hiệu trưởng trường American Embassy School tại Delhi, tôi cũng đã hướng dẫn một khóa học về chánh niệm cho các giáo viên trong mười tuần. Đến bây giờ, những thầy cô giáo đã từng tham gia khóa học vẫn tiếp tục gặp nhau mỗi tuần một lần để chia sẻ sự thực tập. Dù khá bận rộn, các thầy cô giáo vẫn ưu tiên dành thời gian để đến và thực tập với nhau, bởi vì họ nhận ra sự thực tập chánh niệm có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với hạnh phúc của bản thân cũng như của các em học sinh. Cheryl Perkins, một giáo viên của trường American Embassy School với hơn ba mươi năm kinh nghiệm giảng dạy đã chia sẻ: “Trong đời tôi, chưa bao giờ tôi sử dụng một công cụ giảng dạy nào có khả năng làm cho học sinh trong lớp học trở nên lắng dịu như tiếng chuông chánh niệm.”</p>

<p>Tôi đến Làng Mai lần đầu tiên vào năm 1989 và từ đó đến nay tôi vẫn thường xuyên đến Làng tu học. Mùa hè nào, Thiền sư Nhất Hạnh cũng tổ chức khóa tu cho các gia đình. Trong những khóa tu này, thiền sinh – đủ các độ tuổi – cùng nhau thực tập trở về với chính mình để ý thức rõ mình là ai, mình đang làm gì, nói gì, đang có những cảm xúc hay suy nghĩ gì, ý thức về những gì đang diễn ra bên trong và xung quanh mình. Cuốn sách này chính là hoa trái tu học của tứ chúng Làng Mai, được hình thành dựa trên kinh nghiệm thực tập cùng với trẻ em trong mấy chục năm qua.</p>

<p>Trong cuốn sách này, Thiền sư Thích Nhất Hạnh cùng quý thầy, quý sư cô Làng Mai và nhiều cư sĩ đã hiến tặng tuệ giác của mình và đóng góp những câu chuyện, nhữngphương pháp thực tập cụ thể mà các bậc phụ huynh, thầy cô giáo và bất kỳ ai làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến trẻ em đều có thể áp dụng. Những phương pháp thực tập vô cùng hữu ích này có thể được áp dụng trong gia đình, trường học, các đoàn thể địa phương một cách linh hoạt, sao cho nó thực sự có ý nghĩa và tạo hứng thú cho trẻ em.</p>

<p>Cuốn sách này là một cuốn cẩm nang dành cho tất cả những ai muốn thực tập và chia sẻ chánh niệm với trẻ em. Để có thể chia sẻ từ kinh nghiệm của chính mình, chúng ta cần thực tập trước tiên. Nếu chúng ta áp dụng những phương pháp thực tập trong cuốn sách này với gia đình và trẻ em trong cộng đồng nơi chúng ta ở thì cả trẻ em và người lớn đều được hưởng năng lượng bình an, tươi vui và hòa điệu mà sự thực tập mang lại.</p>

<p>Mỗi cá nhân đều có ảnh hưởng đến những thành viên khác trong cộng đồng. Vì vậy, khi có một vài nhóm nhỏ thực tập chánh niệm trong trường học hay trong cộng đồng, năng lượng bình an từ những nhóm người này sẽ có tác động lan tỏa rất lớn. Sự gắn kết, hòa điệu giữa con người với nhau cũng như với môi trường thiên nhiên xung quanh nhờ đó mà lớn dần lên. Chính trong bầu không khí an lành này, trẻ em mới có thể vui vẻ, thoải mái phát huy mọi tài năng vốn có của mình.</p>

<p>– Shantum Seth, một giáo thọ cư sĩ thực tập theo truyền thống Làng Mai, viết tại Delhi, Ấn Độ, năm 2010</p>

<p>TRÍCH ĐOẠN SÁCH:</p>

<p>Lắng trong</p>

<p>Trước khi thành lập Làng Mai, tôi đã sống ở Phương Vân Am cách Paris một tiếng rưỡi lái xe. Phương Vân Am nằm trên một ngọn đồi, xung quanh là rừng cây. Một hôm, có hai cha con người Việt đến Phương Vân Am. Người cha muốn nhờ tôi chăm sóc đứa con gái của ông, bé Thanh Thủy, để ông có thể lên Paris lo giấy tờ và kiếm việc làm. Bé Thanh Thủy khi ấy gần năm tuổi.</p>

<p>Tối nào Thanh Thủy cũng thấy tôi ngồi. Tôi bảo bé là tôi "ngồi thiền" và tôi không hề nói cho bé biết ngồi thiền là gì và ngồi như thế để làm gì. Mỗi tối, khi thấy tôi rửa mặt, mặc áo tràng và đi thắp một cây nhang cho thơm thiền phòng là nó biết tôi sắp đi "ngồi thiền". Nó cũng biết là đã đến giờ nó phải đi đánh răng, thay áo và leo lên chỗ nằm mà không nói chuyện.</p>

<p>Một ngày nọ, Thanh Thủy và mấy em bé khác chơi với nhau trên khu đồi phía sau nhà. Chơi được một lúc, chúng đến xin tôi nước uống. Tôi đi tìm chai nước táo cuối cùng còn lại và đem rót vào cho mỗi đứa một ly đầy. Ly chót là của Thanh Thủy. Ly này lợn cợn xác táo, không trong như ba ly trước. Thanh Thủy phụng phịu chê, không uống, rồi lại chạy lên đồi chơi.</p>

<p>Chừng một giờ sau, bé quay lại tìm nước uống. Tôi chỉ lên bàn, bảo: “Cháu uống ly nước táo này đi”. Thủy ngoảnh lại nhìn. Ly nước táo bấy giờ trong vắt không còn một tí lợn cợn nào nữa, trông thật ngon lành. Nó tới gần và đưa hai tay nâng ly nước táo lên uống. Uống được chừng một phần ba ly, Thủy đặt ly xuống và ngước mắt nhìn tôi: "Có phải đây là một ly nước táo mới không thưa ông?" Tôi trả lời: "Không, ly nước táo hồi nãy đó. Nó ngồi yên một lúc lâu cho nên trở thành trong vắt và ngon lành như vậy đó cháu." Thủy nhìn lại ly nước táo: "Ngon quá ông ơi. Có phải ly nước táo bắt chước ông ngồi thiền không hả ông?” Tôi bật cười vỗ nhẹ lên đầu nó. Có lẽ nói rằng tôi đã bắt chước ly nước táo mà ngồi thiền thì đúng hơn.</p>

<p>Chắc rằng trong cái đầu tí hon của nó, bé Thủy nghĩ rằng ly nước táo ngồi yên một hồi lâu là để cho nó lắng trở lại, và ông của nó ngồi yên một hồi lâu chắc cũng là để cho lắng trong, cho khỏe khoắn như ly nước táo. "Có phải ly nước táo bắt chước ông ngồi thiền không hả ông?". Tôi nghĩ bé Thủy chưa đầy bốn tuổi rưỡi mà đã hiểu thế nào là ngồi thiền mà không cần ai giải thích gì cho nó.</p>

<p>Ly nước táo ngồi lâu thì lắng trong. Theo cùng một định luật, ngồi lâu thì ta cũng lắng trong. Nếu ta biết cách ngồi, biết cách điều chỉnh tư thế ngồi của mình cho thật vững chãi, có mặt với hơi thở vào và hơi thở ra, thì sau một lúc, tâm ta sẽ trở nên an tĩnh và lắng trong.</p>

<p>Chúng ta phải học cách chăm sóc chính mình trong đời sống hàng ngày, trong lúc đi, đứng, nằm, ngồi, trong lúc ăn hoặc đánh răng. Con người chúng ta được tạo thành bởi năm yếu tố: hình hài, cảm xúc, tri giác, tâm hành và nhận thức. Năm yếu tố này là lãnh thổ vô cùng rộng lớn của chúng ta. Ta chính là vị quốc vương trên lãnh thổ ấy. Ta phải biết trở về và chăm sóc cho lãnh thổ của mình. Chánh niệm giúp chúng ta làm được việc ấy. Ví dụ như khi có một vùng nào đó trên cơ thể bị căng thẳng hay đau nhức, việc trước tiên ta nên làm là trở về và chăm sóc cho vùng đang bị thương tổn ấy. Ta hãy dành cho mình những giây phút lắng yên, trở về với hơi thở và thầm đọc:</p>

<p>Thở vào, tôi ý thức về toàn thân tôi</p>

<p>Thở ra, tôi buông thư toàn thân (buông bỏ hết những căng thẳng trong thân)</p>

<p>Khi đã biết cách chăm sóc cho thân, ta sẽ biết cách chăm sóc những cảm xúc trong ta. Với năng lượng chánh niệm, ta có thể làm phát khởi niềm vui và hạnh phúc trong ta; và khi một cảm xúc mạnh biểu hiện, ta có thể chăm sóc cho cảm xúc ấy. Ta có thể theo dõi hơi thở trong khi đọc thầm:</p>

<p>Thở vào, tôi ý thức về cảm xúc buồn đau trong tôi</p>

<p>Thở ra, tôi ôm lấy cảm xúc đó với tất cả sự dịu dàng.</p>

<p>Chúng ta không khỏa lấp khổ đau bằng cách tiêu thụ. Nhiều người trong chúng ta tìm cách trốn chạy khổ đau bằng cách đắm chìm trong phim ảnh, mạng lưới toàn cầu, rượu bia, sách báo, ăn uống, mua sắm, chuyện trò… Nhưng càng trốn chạy thì ta càng làm cho tình trạng khó khăn hơn mà thôi.</p>

<p>Bụt dạy rằng không có cái gì có thể sống sót nếu không có thức ăn. Sở dĩ niềm đau, nỗi sợ trong ta còn đó là vì ta cứ cho nó thức ăn. Một khi ta biết nhận diện và ôm ấp niềm đau, nỗi sợ thì nó lắng xuống. Nếu tiếp tục nhìn sâu, chúng ta sẽ nhận ra gốc rễ đồng thời thấy được những thức ăn nào ta đã cung cấp cho những niềm đau, nỗi sợ ấy mỗi ngày.</p>

<p>Nếu chúng ta khổ sở vì bị trầm cảm, chứng tỏ là ta đã sống, đã tiêu thụ như thế nào để đưa tới tình trạng trầm cảm. Bụt dạy rằng nếu chúng ta có thể nhìn sâu vào khổ đau của mình và nhận diện được nguồn thực phẩm nuôi dưỡng khổ đau, thì chúng ta đang đi trên con đường giải thoát.</p>

<p>CÂU HỎI VỀ MUỖI</p>

<p>Câu hỏi: Kính bạch Sư Ông, con hay bị muỗi cắn và con không muốn muỗi cắn con nữa. Mỗi ngày con có thể giết vài con muỗi được không ạ?</p>

<p>Sư Ông Làng Mai: Con muốn giết bao nhiêu con muỗi?</p>

<p>Bé: Chắc là mỗi ngày một con ạ.</p>

<p>Sư Ông Làng Mai: Con có nghĩ như vậy là đã đủ rồi không?</p>

<p>Bé: Dạ, đủ ạ.</p>

<p>Sư Ông Làng Mai: Hồi nhỏ Sư Ông cũng từng đặt ra câu hỏi như vậy. Sau này, Sư Ông phát hiện ra rằng loài muỗi cũng cần thức ăn để sống. Muỗi luôn cố gắng tìm kiếm thức ăn, cũng như loài người chúng ta vậy. Ta tìm kiếm thức ăn khi đói và đó là một điều rất tự nhiên.</p>

<p>Sư Ông nghĩ ta có nhiều cách để bảo vệ mình khỏi bị muỗi chích. Ở Việt Nam, ai cũng thường giăng mùng ngủ mỗi đêm để tránh muỗi. Nếu không có mùng thì chắc họ phải thức cả đêm để đập muỗi. Không chỉ một vài con, vì sau khi con giết một con thì con khác sẽ đến. Con có thể thức trắng đêm chỉ để đập muỗi. Vì vậy, giết muỗi không phải là giải pháp. Sư Ông nghĩ ở Làng Mai có một số mùng. Con chỉ cần hỏi các thầy, các sư cô để mượn một cái, như vậy con có thể cứu được mạng sống nhỏ nhoi của mấy con muỗi.</p>

<p>Lâu lâu Sư Ông thấy một con muỗi đáp xuống và Sư Ông tạo ra một trận bão nhỏ bằng cách phẩy nhẹ cánh tay cho nó bay đi. Sư Ông làm vậy mà không có chút bực bội nào. Sư Ông chỉ không cho nó đốt mình thôi.</p>

làng mai nhìn núi thứu (tái bản 2024)

làng mai nhìn núi thứu (tái bản 2024)

<p>Làng Mai Nhìn Núi Thứu</p>

<p>Nhiều độc giả sau khi đọc cuốn Những Con Đường Đưa Về Núi Thứu có thể đã đặt ra câu hỏi: Trong những con đường đi về núi Thứu ấy, Làng Mai đã chọn con đường nào? Con đường mà Làng Mai chọn có thể là con đường ngắn nhất và dễ chịu nhất để đi về núi Thứu hay không?</p>

<p>Câu trả lời có thể tìm thấy một cách từ từ trong sách Làng Mai Nhìn Núi Thứu mà bạn đang cầm trên tay đây. Làng Mai (Đạo Tràng Mai Thôn) đã học hỏi, đã thực tập và cố nhiên đã chọn con đường của mình trong khi quán chiếu, trải nghiệm và xem xét những con đường vạch ra trong lịch sử Phật giáo. Đọc sách Những Con Đường Đưa Về Núi Thứu, độc giả đã thấy được tổng quát quá trình thành lập các tông phái Phật giáo và đại ý nội dung của từng tông phái. Ngoài cái thao thức muốn tìm hiểu bản ý của người khai mở con đường là Bụt, Làng Mai còn có cái thao thức muốn học và thực tập như thế nào để trong khi trung thành với giáo lý Nguyên thỉ vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu tu tập và chuyển hóa của thời đại mình.</p>

<p>Các tông phái từ thời đại Phật giáo bộ phái cho đến thời đại Phật giáo đại thừa đều đã làm như thế và cố nhiên là Làng Mai cũng đã làm như thế. Có thể cái thấy của mình hôm nay sẽ được thay đổi để nhường chỗ cho một cái thấy sâu sắc và thật dụng hơn trong ngày mai. Trung thành với truyền thống cởi mở và không giáo điều của đạo Bụt, Làng Mai luôn mở rộng cửa cho sự thay đổi, cho nên không hê' có thái độ giáo điều và cứ khăng khăng cho rằng chỉ có cái thấy của mình là đúng. Đó là sự thực tập thường xuyên để xóa bỏ sở tri chướng và để luôn luôn có cơ hội đi lên.</p>

<p>...Chúng ta từ lâu đã bị ảnh hưởng tinh thần “thuật nhi bất tác” lập lại mà không sáng tác, thái độ này là thái độ tín đồ hơn là thái độ học giả. Chúng ta phải có can đảm phê phán những gì ta đã tiếp thu, học hỏi, trên kinh nghiệm thực tập và quán chiếu của chúng ta. Có như thế chúng ta mới thành lập được một nền Phật học thật sự Việt Nam, chứ không phải chỉ là một bản sao của đạo Bụt Trung Quốc.</p>

<p>Chúng ta phải có cơ hội lắng nghe nhau, trao đổi với nhau, thực tập với nhau thì chúng ta mới có thể cùng nhau cống hiến cho đất nước một nền Phật giáo dân tộc. Phật giáo Việt Nam không thể nào chỉ là một bản sao của Phật giáo Trung Quốc hay Phật giáo Tây Tạng.</p>

<p>(Thích Nhất Hạnh)</p>

đạo phật ngày nay (tái bản 2024)

đạo phật ngày nay (tái bản 2024)

<p>Đạo Phật Ngày Nay</p>

<p>Dẹp bỏ tất cả những huyền đàm siêu hình, con người trở về thực tại để giải quyết những vấn đề của thực tại. Cuộc đời đầy những khổ đau. Mũi tên độc khổ đau đang làm cho chúng ta rên xiết, hãy tìm cách nhổ mũi tên đó ra khỏi thân thể của nhân loại. Chúng ta phải ý thức rằng chúng ta đang khổ đau. Ðó là nhận thức căn bản. Làm sao giải quyết vấn đề khổ đau thực tại nếu chúng ta không có ý thức về khổ đau thực tại? Làm sao có thể chữa lành được bệnh khi ta không biết là ta đang có bệnh, hoặc giả biết là bệnh nhưng không rõ là bệnh gì?</p>

<p>Hình bóng của những con người yếu đuối, mắt không dám nhìn thẳng, chân bước ngập ngừng, sợ sệt khổ đau, khúm núm trước quyền lực, cố nhiên không phải là hình bóng của người Tăng sĩ. Hình bóng của người tăng sĩ phải là hình bóng của một Long Thọ, một Huyền Trang, một Vạn Hạnh... đời sống thì đạm bạc, gian khổ, ý chí thì vững chắc như kim cương, đức độ thì khiêm cung, nhẫn nhục, hành nguyện thì rộng lớn như sóng biển. Người xuất gia phải có đôi mắt sáng chiếu niềm tin, chói lòa nghị lực, người xuất gia phải có nụ cười bất diệt khinh thường khổ đau. Có như thế mới biểu lộ chân tướng sáng rỡ của đạo Phật. Mà muốn được như thế, điều thiết yếu trước tiên là nhận thức thực trạng khổ đau, sống trong khổ đau, luyện mình thành sắt thép. Ta có thể chết đuối trong khổ đau, nhưng ta thành Phật cũng nhờ khổ đau. Chính khổ đau, chữa lành khổ đau, và khi đặt vấn đề nhận thức khổ đau làm đệ nhất đế của Tứ Diệu Ðế, Đức Phật quả đã nhận thấy tầm quan trọng của sự thực ấy một cách thâm thiết.</p>

peaceful action, open heart: lessons from the lotus sutra

peaceful action, open heart: lessons from the lotus sutra

<p></p>Peaceful Action, Open Heart shines 60 years of study and practice upon one of the crowning scriptures of the path of the Buddha, and is destined to be known as one of the most significant writings by Thich Nhat Hanh.

The Lotus Sutra is one of the most revered of Mahayana sacred texts and is sometimes called "the king of sutras." Despite this fact, there are very few commentaries in English available today. Thich Nhat Hanh explores the Sutra’s main theme-- that everyone has the capacity to become a Buddha, and that Buddha-nature is inherent in everything--but he also uniquely emphasizes the sutra’s insight that Buddha-nature is the basis for peaceful action. Since we all will one day become a Buddha, he says, we can use mindfulness practices right now to understand and find solutions to current world challenges. In his interpretation of the sutra, he suggests that if the practices, views, and insights of the Lotus Sutra would find application not only by individuals but also by nations, it would offer concrete solutions to transform individual suffering and the global challenges facing the world today.

Stamped with his signature depth of vision, lucidity, and clarity, Thich Nhat Hanh’s insights based on the wisdom of the Lotus Sutra invoke a wide range of contemporary topics and concerns, such as the Palestinian-Israeli war, the threat of terrorism, and the degradation of our environment. In proposing radical new ways of finding peaceful solutions to universal, contemporary conflicts, he not only challenges the U.N to change from an organization to a real organism working for peace and harmony in the world, but also encourages all branches of all governments to act as Sangha. In so doing, he demonstrates the practical and direct applicability of this sacred text to today's concerns.

This book has been re-released with a new title, Peaceful Action, Open Heart. The earlier hardcover edition was entitled Opening the Heart of the Cosmos.<p></p>

Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

Liên Hệ