<p>“Xuất bản tập Ba hồi kinh dị này, chúng tôi muốn giới thiệu với bạn đọc tập văn phẩm đầu tiên của ông Thế Lữ, để các bạn chú ý đến vết tích thứ nhất trong văn nghiệp của tác giả Vàng và máu và Trại Bồ Tùng Linh. Trong tập này có những đặc điểm nào có thể gọi là dấu hiệu báo trước những tác phẩm về sau của tác giả? Điều đó xin để nhà phê bình và cái trí phê bình minh mẫn của bạn đọc tìm ra. Ở đây chúng tôi chỉ cần phải nói trước để các bạn biết rằng, ba đoản thiên trong tập này viết ra trước đây đã ngót hai mươi năm, và ra đời sau đó ít lâu, nhưng trong một thể văn còn đơn giản, ngây thơ mà tác giả gọi là vụng dại. Tác giả đã tỏ ý ân hận về những “sản phẩm của tuổi trẻ dại” ấy trong cuộc trưng cầu ý kiến của một tờ tuần báo, coi là một lầm lỗi cần phải chuộc. Tác giả đã chuộc bằng cách đem viết cả lại thành những tác phẩm mới, và chỉ duy cái công trình sửa lại này tác giả mới công nhận là sản phẩm chính thức đầu tiên mang tên ký của mình.” - Đại La</p>
<p>Thế Lữ (1907-1989)</p>
<p>Tác giả: Nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch Thế Lữ (1907-1989), tên thật là Nguyễn Thứ Lễ, bút danh khác: Lê Ta. Quê quán tại làng Phù Đổng, huyệnTiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Học trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Năm 1932 ông tham gia Tự lực Văn đoàn, là một trong những cây bút chủ lực của báo Phong hóa, Ngày nay. Từ năm 1937 bắt đầu hoạt động sân khấu kịch và đóng góp không nhỏ trong việc xây dựng nền sân khấu dân tộc. Từ 1957, là chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam…</p>
<p>Ông được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 2000.</p>
<p>CÁC TÁC PHÂM CHÍNH:</p>
<p>• Vàng và máu (truyện, 1934)</p>
<p>• Mấy vần thơ (thơ, 1935)</p>
<p>• Bên đường Thiên Lôi (truyện, 1936)</p>
<p>• Lê Phong phóng viên (truyện, 1937)</p>
<p>• Mai Hương và Lê Phong (truyện, 1937)</p>
<p>• Đòn hẹn (truyện, 1939)</p>
<p>• Gói thuốc lá (truyện, 1940)</p>
<p>• Gió trăng ngàn (truyện, 1941)</p>
<p>• Trại Bồ Tùng Linh (truyện, 1941)</p>
<p>• Thoa (truyện, 1942)</p>
<p>• Dương Quý Phi (truyện, 1942)</p>
<p>• Ba hồi kinh dị (truyện, 1944)</p>
<p>• Cụ Đạo sư ông (kịch, 1946)</p>
<p>• Đoàn biệt động (kịch, 1947)</p>
<p>• Đợi chờ (kịch, 1949)</p>
<p>• Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (kịch, 1952)</p>
<p>• Truyện tình của anh Mai (truyện vừa, 1953)</p>
<p>• Tay đại bợm (truyện vừa, 1953)</p>
<p>…</p>
<p>MỜI CÁC BẠN TÌM ĐỌC TỦ SÁCH TRUYỆN KINH DỊ VIỆT NAM</p>
<p>• Vàng và máu - Thế Lữ</p>
<p>• Bên đường Thiên Lôi - Thế Lữ</p>
<p>• Ba hồi kinh dị - Thế Lữ</p>
<p>• Thần hổ - TchyA</p>
<p>• Kho vàng Sầm Sơn - TchyA</p>
<p>• Ai hát giữa rừng khuya - TchyA</p>
<p>• Truyện đường rừng - Lan Khai</p>