vang danh nghề cổ - thúng chai phú mĩ - vươn khơi bám biển

vang danh nghề cổ - thúng chai phú mĩ - vươn khơi bám biển

Vang Danh Nghề Cổ - Thúng Chai Phú Mĩ - Vươn Khơi Bám Biển

Chiều chiều lại nhớ chiều chiều

Trông về núi Nhạn mà yêu Tuy Hoà

(Ca dao)

Thôn Phú Mĩ thuộc xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên là một làng nghề có từ lâu đời. Hằng ngày, người dân nơi thôn dã này sản xuất một loại ngư cụ đặc biệt - thuyền thúng chai. Ngoài làm phương tiện đi biển đánh bắt thuỷ hải sản, sản phẩm thúng chai còn được người dân trang trí theo đơn đặt hàng phục vụ du lịch ở trong và ngoài nước. Chúng mình hãy cùng cô bé An lên đường trải nghiệm làng nghề thú vị này nhé!

---

Suốt chiều lịch sử văn hoá Việt Nam, cha ông ta đã cùng nhau gây dựng nhiều làng nghề truyền thống mang đặc trưng của từng vùng miền. Những nghề cổ ấy vẫn còn được bảo tồn cho tới tận ngày nay, không chỉ ghi dấu ấn tại quê hương mà còn vươn xa khắp đất nước, và tới nhiều nơi trên thế giới. Bộ sách “Vang danh nghề cổ” giới thiệu tới các bạn đọc nhỏ tuổi về những nghề cổ đã lưu danh sử sách, giúp các em thêm yêu quý bề dày lịch sử văn hoá dân tộc.

Mời các bạn tìm đọc bộ sách Vang danh nghề cổ:

Vang danh nghề cổ: Chạm bạc Đồng Xâm - Gìn giữ tinh hoa

Vang danh nghề cổ: Làng mộc Chàng Sơn - Nét chạm của thời gian

Vang danh nghề cổ: Nước mắm Phú Quốc - Vị ngon đảo ngọc

Vang Danh Nghề Cổ: Làng Rèn Vân Chàng - Lửa rèn còn mãi

Vang Danh Nghề Cổ: Lãnh Mỹ A - Huyền thoại lụa

Vang Danh Nghề Cổ: Làng Gốm Bàu Trúc - Đất vàng trên cánh đồng thiêng

Vang Danh Nghề Cổ: Thúng Chai Phú Mĩ - Vươn Khơi Bám Biển

Vang Danh Nghề Cổ: Trống Đọi Tam - Rền Vang Tiếng Sấm

vang danh nghề cổ - trống đọi tam - rền vang tiếng sấm

vang danh nghề cổ - trống đọi tam - rền vang tiếng sấm

Vang Danh Nghề Cổ - Trống Đọi Tam - Rền Vang Tiếng Sấm

Tình bằng là trống cơm

Nỉ non là trống xẩm

Sân đình vừa dóng sấm

Í ới đêm hát chèo

Hai dải đê văn võ

Dài theo trống hội làng

Anh có vào sới vật

Thắt lưng điều em sang...

(trích thơ Làng trống - Lương Thế Vinh)

Truyền thuyết kể rằng năm 986, được tin vua Lê Ðại Hành sửa soạn về làng cày ruộng Tịch điền khuyến nông, hai cụ là Nguyễn Ðức Năng và Nguyễn Ðức Bản đã làm một cái trống to để đón vua. Từ đó, "Vua đi cày” trở thành hình ảnh gắn liền với nghề làm trống ở Đọi Tam, một địa danh thuộc tỉnh Hà Nam. Trong tập sách này, chúng mình hãy cùng cô bé An tới tham quan làng nghề lâu đời này nhé!

---

Suốt chiều lịch sử văn hoá Việt Nam, cha ông ta đã cùng nhau gây dựng nhiều làng nghề truyền thống mang đặc trưng của từng vùng miền. Những nghề cổ ấy vẫn còn được bảo tồn cho tới tận ngày nay, không chỉ ghi dấu ấn tại quê hương mà còn vươn xa khắp đất nước, và tới nhiều nơi trên thế giới. Bộ sách “Vang danh nghề cổ” giới thiệu tới các bạn đọc nhỏ tuổi về những nghề cổ đã lưu danh sử sách, giúp các em thêm yêu quý bề dày lịch sử văn hoá dân tộc.

Mời các bạn tìm đọc bộ sách Vang danh nghề cổ:

Vang danh nghề cổ: Chạm bạc Đồng Xâm - Gìn giữ tinh hoa

Vang danh nghề cổ: Làng mộc Chàng Sơn - Nét chạm của thời gian

Vang danh nghề cổ: Nước mắm Phú Quốc - Vị ngon đảo ngọc

Vang Danh Nghề Cổ: Làng Rèn Vân Chàng - Lửa rèn còn mãi

Vang Danh Nghề Cổ: Lãnh Mỹ A - Huyền thoại lụa

Vang Danh Nghề Cổ: Làng Gốm Bàu Trúc - Đất vàng trên cánh đồng thiêng

Vang Danh Nghề Cổ: Thúng Chai Phú Mĩ - Vươn Khơi Bám Biển

Vang Danh Nghề Cổ: Trống Đọi Tam - Rền Vang Tiếng Sấm

vang danh nghề cổ - làng rèn vân chàng - lửa rèn còn mãi

vang danh nghề cổ - làng rèn vân chàng - lửa rèn còn mãi

Vang Danh Nghề Cổ - Làng Rèn Vân Chàng - Lửa Rèn Còn Mãi

Đời vua Dụ Tông thứ tư

Phủ tên Đức Thọ, tổng thì Trung Lương

Quê hương xã hiệu Hoa Chàng

Sáu ông buôn bán giữa đàng dở dang

Vốn lời không đủ hồi nhang

Ngụ cư tính kế mở mang đất bồi…

Nghề rèn vốn sẵn trong tay

Mở lò đắp bễ lại bày cho dân

Cuốc cày dao dựa làm dần

Đúc đồng, nung thép chuyên cần dạy dân…

Làng Vân Chàng thuộc thị trấn Nam Giang (Nam Định) vốn nổi tiếng với nghề rèn. Qua hơn bảy trăm năm, làng nghề vẫn tồn tại và phát triển đến ngày nay.

Vậy các bước để làm ra một con dao chúng ta dùng hằng ngày là gì? Hãy cùng An tìm hiểu và khám phá làng rèn Vân Chàng nức tiếng ở nước ta nhé!

---

Suốt chiều lịch sử văn hoá Việt Nam, cha ông ta đã cùng nhau gây dựng nhiều làng nghề truyền thống mang đặc trưng của từng vùng miền. Những nghề cổ ấy vẫn còn được bảo tồn cho tới tận ngày nay, không chỉ ghi dấu ấn tại quê hương mà còn vươn xa khắp đất nước, và tới nhiều nơi trên thế giới. Bộ sách “Vang danh nghề cổ” giới thiệu tới các bạn đọc nhỏ tuổi về những nghề cổ đã lưu danh sử sách, giúp các em thêm yêu quý bề dày lịch sử văn hoá dân tộc.

Mời các bạn tìm đọc bộ sách Vang danh nghề cổ:

Vang danh nghề cổ: Chạm bạc Đồng Xâm - Gìn giữ tinh hoa

Vang danh nghề cổ: Làng mộc Chàng Sơn - Nét chạm của thời gian

Vang danh nghề cổ: Nước mắm Phú Quốc - Vị ngon đảo ngọc

Vang Danh Nghề Cổ: Làng Rèn Vân Chàng - Lửa rèn còn mãi

Vang Danh Nghề Cổ: Lãnh Mỹ A - Huyền thoại lụa

Vang Danh Nghề Cổ: Làng Gốm Bàu Trúc - Đất vàng trên cánh đồng thiêng

vang danh nghề cổ - lãnh mỹ a - huyền thoại lụa

vang danh nghề cổ - lãnh mỹ a - huyền thoại lụa

Vang Danh Nghề Cổ - Vang Danh Nghề Cổ - Lãnh Mỹ A - Huyền Thoại Lụa

Trai nào thanh bằng trai sông Của

Gái nào thảo bằng gái Tân Châu

Tháng ngày dệt lụa trồng dâu

Thờ cha, nuôi mẹ quản đâu nhọc nhằn…

Thị xã Tân Châu (An Giang) từ lâu được biết đến là “đệ nhất xứ lụa” của vùng đồng bằng sông Cửu Long, gắn liền với thương hiệu lãnh Mỹ A, được coi là loại lụa thượng hạng.

Quy trình làm ra tấm lụa lãnh Mỹ A rất kì công và mất nhiều tháng trời, đặc biệt là khâu nhuộm. Lụa Tân Châu được nhuộm từ chất liệu gì để có được màu đen tuyền, chất liệu lụa dai bền, mặc càng lâu càng lên bóng? Chúng mình hãy cùng An khám phá làng nghề độc đáo này để tìm hiểu nhé!

---

Suốt chiều lịch sử văn hoá Việt Nam, cha ông ta đã cùng nhau gây dựng nhiều làng nghề truyền thống mang đặc trưng của từng vùng miền. Những nghề cổ ấy vẫn còn được bảo tồn cho tới tận ngày nay, không chỉ ghi dấu ấn tại quê hương mà còn vươn xa khắp đất nước, và tới nhiều nơi trên thế giới. Bộ sách “Vang danh nghề cổ” giới thiệu tới các bạn đọc nhỏ tuổi về những nghề cổ đã lưu danh sử sách, giúp các em thêm yêu quý bề dày lịch sử văn hoá dân tộc.

Mời các bạn tìm đọc bộ sách Vang danh nghề cổ:

Vang danh nghề cổ: Chạm bạc Đồng Xâm - Gìn giữ tinh hoa

Vang danh nghề cổ: Làng mộc Chàng Sơn - Nét chạm của thời gian

Vang danh nghề cổ: Nước mắm Phú Quốc - Vị ngon đảo ngọc

Vang Danh Nghề Cổ: Làng Rèn Vân Chàng - Lửa rèn còn mãi

Vang Danh Nghề Cổ: Lãnh Mỹ A - Huyền thoại lụa

Vang Danh Nghề Cổ: Làng Gốm Bàu Trúc - Đất vàng trên cánh đồng thiêng

vang danh nghề cổ - làng gốm bàu trúc - đất vàng trên cánh đồng thiêng

vang danh nghề cổ - làng gốm bàu trúc - đất vàng trên cánh đồng thiêng

Vang Danh Nghề Cổ - Làng Gốm Bàu Trúc - Đất Vàng Trên Cánh Đồng Thiêng

Đỏ au bình gốm em trao,

Đất nung qua lửa sắc màu trinh nguyên.

Hoa văn làng gốm hoa tiên,

Người về thao thức mắt huyền Chăm nương.

(Thái Sơn Ngọc)

Bát Tràng, Chu Đậu, Thanh Hà… là những làng nghề làm gốm truyền thống nổi tiếng trên dải đất Việt Nam thân yêu. Ở Ninh Thuận cũng có làng làm gốm như thế mang tên là Bàu Trúc. Gốm Chăm độc đáo ở chỗ con người chính là bàn xoay, gốm phải nung bằng củi, rơm, trấu ở ngoài trời. Bàu Trúc là một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại đến ngày nay. Gốm Chăm của hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận vừa được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới cần được bảo vệ khẩn cấp. Theo chân An, chúng mình sẽ tiếp tục tìm hiểu về làng gốm độc đáo này nhé!

---

Suốt chiều lịch sử văn hoá Việt Nam, cha ông ta đã cùng nhau gây dựng nhiều làng nghề truyền thống mang đặc trưng của từng vùng miền. Những nghề cổ ấy vẫn còn được bảo tồn cho tới tận ngày nay, không chỉ ghi dấu ấn tại quê hương mà còn vươn xa khắp đất nước, và tới nhiều nơi trên thế giới. Bộ sách “Vang danh nghề cổ” giới thiệu tới các bạn đọc nhỏ tuổi về những nghề cổ đã lưu danh sử sách, giúp các em thêm yêu quý bề dày lịch sử văn hoá dân tộc.

Mời các bạn tìm đọc bộ sách Vang danh nghề cổ:

Vang danh nghề cổ: Chạm bạc Đồng Xâm - Gìn giữ tinh hoa

Vang danh nghề cổ: Làng mộc Chàng Sơn - Nét chạm của thời gian

Vang danh nghề cổ: Nước mắm Phú Quốc - Vị ngon đảo ngọc

Vang Danh Nghề Cổ: Làng Rèn Vân Chàng - Lửa rèn còn mãi

Vang Danh Nghề Cổ: Lãnh Mỹ A - Huyền thoại lụa

Vang Danh Nghề Cổ: Làng Gốm Bàu Trúc - Đất vàng trên cánh đồng thiêng

vang danh nghề cổ - làng mộc chàng sơn - nét chạm của thời gian

vang danh nghề cổ - làng mộc chàng sơn - nét chạm của thời gian

Vang Danh Nghề Cổ - Làng Mộc Chàng Sơn - Nét Chạm Của Thời Gian

Gặp đây xin hãy kể chơi

Có về Kẻ Nủa với tôi thì về

Ở đây có lịch có lề

Có văn có võ, trăm nghề khéo tay.

Đất Kẻ Nủa, thuộc xứ Đoài xưa là vùng đất phía Nam huyện Thạch Thất, Hà Nội ngày nay. Đây là một vùng có làng nghề truyền thống - nghề mộc Chàng Sơn nức tiếng gần xa. Chàng Sơn cũng được coi là một trong những làng nghề có lịch sử lâu đời nhất cả nước. Nghề mộc ở Chàng Sơn hình thành từ xa xưa, những giai thoại về các nghệ nhân làng Chàng trong lịch sử vẫn được truyền kể qua rất nhiều đời. Đôi bàn tay tài hoa của người thợ Chàng Sơn đã in dấu trên nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như chùa Tây Phương, Khuê Văn Các, đền Bạch Mã...

Chúng mình hãy cùng An khám phá làng nghề rất cổ này nhé!

---

Suốt chiều lịch sử văn hoá Việt Nam, cha ông ta đã cùng nhau gây dựng nhiều làng nghề truyền thống đặc trưng của từng vùng miền trên tổ quốc. Những nghề cổ ấy vẫn còn được bảo tồn cho tới tận ngày nay, không chỉ gây dấu ấn tại quê hương mà còn vươn xa tới nhiều quốc gia trên thế giới. Bộ sách “Vang danh nghề cổ” giới thiệu tới các bạn đọc nhỏ tuổi về những nghề cổ đã lưu danh sử sách, giúp các em thêm yêu quý bề dày lịch sử văn hoá dân tộc. Nhà xuất bản Kim Đồng trân trọng giới thiệu ba tập đầu tiên của bộ sách này:

Vang danh nghề cổ: Chạm bạc Đồng Xâm - Gìn giữ tinh hoa

Vang danh nghề cổ: Làng mộc Chàng Sơn - Nét chạm của thời gian

Vang danh nghề cổ: Nước mắm Phú Quốc - Vị ngon đảo ngọc

bánh tuyệt ngon, không cần lò nướng

bánh tuyệt ngon, không cần lò nướng

Bánh Tuyệt Ngon, Không Cần Lò Nướng

Chắc hẳn khi nghĩ đến những chiếc bánh ngọt thơm lừng bạn sẽ liên hệ ngay đến sự xuất hiện của lò nướng trong gian bếp. Đã bao giờ bạn nghĩ mình sẽ tự tay làm những chiếc bánh ngon lành kia mà không cần đến lò nướng?

Bạn có cảm giác gì khi nghĩ đến: chiếc pancake vàng ươm với cách làm đơn giản nhanh gọn cho bữa sáng; bánh mousse với lớp kem mát lạnh, mềm mượt như tan trong miệng; vị chua dịu kết hợp với vị béo của kem tươi trong món cheesecake; hay tiramisu mềm mịn, ngọt ngào…

Đâu chỉ có những món bánh hấp dẫn này mà bạn còn có thể làm những loại bánh ngon lành này mà không cần sử dụng lò nướng:

- Brownie hẳn là món bánh dành cho các tín đồ socola. Với nồi cơm điện, những chiếc bánh brownie của bạn sẽ xốp mềm, thơm lừng.

- Mochi đa dạng hương vị: trà xanh, đậu đỏ, dâu tây… cùng lớp vỏ bùi bùi ngọt dẻo khi được quay trong lò vi sóng.

- Pancake vàng ươm, tan chảy hòa cùng vị ngọt của mật ong và mứt hoa quả, chế biến đơn giản chỉ với chiếc chảo chống dính.

Tất cả sẽ được cho ra đời với đôi bàn tay khéo léo của bạn. Và dĩ nhiên… không cần dùng đến lò nướng.

“Bánh tuyệt ngon, không cần lò nướng”, thật đơn giản để chế biến những chiếc bánh xinh xắn, ngọt bùi, xốp mềm dành tặng người thương!

combo quà quê giữa phố + bánh tuyệt ngon, không cần lò nướng!

combo quà quê giữa phố + bánh tuyệt ngon, không cần lò nướng!

Combo Quà Quê Giữa Phố + Bánh Tuyệt Ngon, Không Cần Lò Nướng!

1. Quà Quê Giữa Phố

“Ai bánh giò, bánh chưng! Giò, chưng, gai đây…”, “Ai ai chè bột khoai, nước dừa đường cát hôn…”

Những tiếng rao ấy cùng ta qua năm tháng tuổi thơ và giờ lại cùng ta lưu giữ hồi ức đẹp đẽ. Những chiếc bánh dân dã, nóng hổi, thơm nồng… mãi theo ta qua khắp phố phường.

Thi thoảng nơi phố thị sầm uất náo nhiệt, ta bắt gặp đâu đó gánh hàng rong của bà của chị. Thôi thì đủ cả các món bánh dân dã: bánh bò đường thốt nốt vàng tươi, bánh ít nóng mềm “núng ních” đầy nhân, bánh cam giòn rụm ngọt bùi, bánh khúc dẻo thơm nóng hổi, bánh da lợn mát rượi mắt nhìn hay chiếc bánh khoai mì bùi bùi ngậy ngậy trên bếp than hồng…

Những món bánh ấy tuy dân dã nhưng chở nặng ký ức tuổi thơ của bao người, là những buổi ngóng mẹ đi chợ về hay những lần phụ bà vuốt nếp, cời than… Ai rồi cũng lớn, và cũng xa rời những tháng ngày thơ bé. Hãy để “Quà quê giữa phố” mang ta về với tuổi thơ thấm đượm yêu thương, với những ngày bé dại…

2. Bánh Tuyệt Ngon, Không Cần Lò Nướng!

Chắc hẳn khi nghĩ đến những chiếc bánh ngọt thơm lừng bạn sẽ liên hệ ngay đến sự xuất hiện của lò nướng trong gian bếp. Đã bao giờ bạn nghĩ mình sẽ tự tay làm những chiếc bánh ngon lành kia mà không cần đến lò nướng?

Bạn có cảm giác gì khi nghĩ đến: chiếc pancake vàng ươm với cách làm đơn giản nhanh gọn cho bữa sáng; bánh mousse với lớp kem mát lạnh, mềm mượt như tan trong miệng; vị chua dịu kết hợp với vị béo của kem tươi trong món cheesecake; hay tiramisu mềm mịn, ngọt ngào…

Đâu chỉ có những món bánh hấp dẫn này mà bạn còn có thể làm những loại bánh ngon lành này mà không cần sử dụng lò nướng:

- Brownie hẳn là món bánh dành cho các tín đồ socola. Với nồi cơm điện, những chiếc bánh brownie của bạn sẽ xốp mềm, thơm lừng.

- Mochi đa dạng hương vị: trà xanh, đậu đỏ, dâu tây… cùng lớp vỏ bùi bùi ngọt dẻo khi được quay trong lò vi sóng.

- Pancake vàng ươm, tan chảy hòa cùng vị ngọt của mật ong và mứt hoa quả, chế biến đơn giản chỉ với chiếc chảo chống dính.

Tất cả sẽ được cho ra đời với đôi bàn tay khéo léo của bạn. Và dĩ nhiên… không cần dùng đến lò nướng.

“Bánh tuyệt ngon, không cần lò nướng”, thật đơn giản để chế biến những chiếc bánh xinh xắn, ngọt bùi, xốp mềm dành tặng người thương!

    Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

    Liên Hệ