<p>Truyện cổ Nhật Bản được hình thành từ lâu đời và là một trong những nghệ thuật văn học dân gian lâu đời tại quốc gia này. Những câu truyện cổ tích xuất phát từ những câu chuyện vui trong cuộc sống và được mọi người truyền tai nhau sau đó nhân hóa lên với những sự hư ảo và kỳ thú nhằm mang lại một niềm tin trong cuộc sống cũng như mang đến những bài học ý nghĩa.</p>
<p>Các cốt truyện trong Truyện cổ Nhật Bản mang đến những nội dung thú vị, các chủ đề xoay quanh cuộc sống. Nội dung truyện được nhân hóa và mang đến nhiều thể loại đặc sắc, giúp cho mọi người có được những nguồn động lực và truyền cảm hứng sâu sắc. Đa số nội dung truyện thường xoay quanh những điều kỳ ảo, hư cấu mà người viết truyện mang lại. Các nội dung thường tập trung vào những điều xấu xa, hậu quả gây ra, những người tốt và những điều nhận được khi làm các việc tốt qua từng câu chuyện với những nhân vật được nhắc đến. </p>
<p>Truyện cổ Nhật Bản thường có nhiều hình ảnh ẩn dụ, những biểu tượng đặc trưng của mỗi câu chuyện. Ở các hình ảnh biểu tượng thường đại diện cho những người tốt, những người có các việc làm tốt hay có một tấm lòng yêu thương, quý mến và giúp đỡ người khác. Tinh thần của mỗi câu chuyện là một lời chỉ bảo, khuyên răn mọi người hướng đến những điều tốt đẹp, chân thành, lương thiện. Hầu hết các câu truyện đều mong muốn mang lại những bài học bổ ích, phê phán những thói xấu xa và dạy bảo mọi người có chí thì nên, luôn giúp đỡ và đối xử tốt với những người khác trong cuộc sống, không gây hại hay làm ảnh hưởng đến bất kỳ ai để nhận được nhiều thành quả tốt đẹp hơn.</p>
<p>Cuốn sách Truyện cổ Nhật Bản gồm 56 truyện mang không khí mùa đông. “Người con gái tuyết”, “Giọng nói bị đông cứng”… kể về những câu chuyện mùa đông, hay “Những ông bồ tát địa tạng”, “Lửa đêm giao thừa” lấy bối cảnh đêm cuối năm lạnh lẽo. Người nông dân Nhật Bản thường tin rằng đêm giao thừa và ngày Tết là mốc thời gian đặc biệt quan trọng nên thời điểm đó thường xảy ra những việc trọng đại. Như trong truyện “Ngọn lửa trong đêm giao thừa” khi đêm cuối năm kết thúc, chuyển sang ngày tết cũng là bắt đầu năm mới vậy. Cuốn sách sử dụng các tranh vẽ do giáo sư Akaba Suekichi ủy thác và sắp xếp từ trang bìa cho đến mục lục, cấu thành quyển sách. Trong cuốn sách xuất hiện nhiều dụng cụ sinh hoạt trong đời sống người dân Nhật Bản mà nay không còn được thấy nhiều.</p>
<p>LỜI TÁC GIẢ
Nhật Bản ngày nay có rất nhiều sách để giải trí. Nhưng truyện cổ tích lại thấm đẫm nhân sinh quan cũng như cái nhìn của trẻ em, và thấm đẫm cái nhìn của người Nhật về tự nhiên vì họ gắn bó mật thiết với tự nhiên. Có thể nói nó chứa đựng sâu sắc những trí tuệ căn bản của đời người và được truyền qua nhiều thế hệ. Và những truyện cổ tích như vậy đã hiện lên qua ngôn ngữ chung mà vẫn giữ nguyên hình dạng ban đầu. Tôi mong chúng sẽ được truyền đến tai mọi trẻ em. Đương nhiên, có thể đọc bằng mắt cũng không sao nhưng tùy trường hợp mà thử đọc to lên và tự mình lắng nghe xem sao. Giọng nói của con người có một sức mạnh bí ẩn. Không phải là thiện hay ác mà là giọng nói ảnh hưởng trực tiếp đến trái tim con người qua đôi tai. Thời nay, văn hóa nhìn bằng mắt tràn ngập cuộc sống nhưng truyện cổ tích vốn là văn hóa nghe bằng tai nên tôi mong các em thưởng thức truyện cổ bằng tai. Chắc chắn các em sẽ hình dung ra nhiều cảnh tượng và cảm nhận được nhiều cách tiến lên trong cuộc đời.</p>
<p>NHỮNG CÂU CHUYỆN ĐIỂN HÌNH TRONG TÁC PHẨM
1. Yêu nữ tuyết: một câu truyện khá đặc sắc, kể về hai cha con gặp phải yêu nữ tuyết, sau đó người cha đã bị hại và người con trai được tha sống, tuy nhiên chàng trai buộc phải giữ bí mật. Sau đó chàng trai gặp một cô gái, hai người đem lòng yêu thương nhau và có con. Đến một hôm trời tuyết chàng trai nhớ đến chuyện năm xưa và kể cho người vợ nghe. Ngay lập tức người vợ hóa thành yêu nữ tuyết và định giết chàng trai. Tuy nhiên ngay lúc đó đứa bé bật khóc và chàng trai được tha mạng. Yêu nữ tuyết biến mất và từ đó hình thành nên một câu truyện truyền thuyết và người Nhật tin rằng khi trời tuyết sẽ có yêu nữ xuất hiện.
2. Ông thần nghèo: Đây là một câu truyện cổ tích với nội dung rất nhân văn. Câu chuyện này nói về một gia đình lười biếng và thường xuyên không dọn dẹp nhà cửa. Đến một ngày ông lão tự dung dọn dẹp và quét nhà nên cả nhà đã cùng nhau dọn dẹp. Sau khi nhà cửa sạch sẽ ông lão nghe tiếng phát ra trên trần nhà của ông thần nghèo. Vị thần bảo ông mang đến chợ gặp ông già đầu bù tóc rối. Thế là ông lão mang vị thần ra chợ tìm gặp và sau khi vị thần qua ông già kia thì ông lão trở về nhà, từ đó cả gia đình sống hạnh phúc và không ai lười biếng nữa.</p>
<p>VỀ TÁC GIẢ
Toshio Ozawa, sinh năm 1930 tại Mãn Châu cũ. Ông từng là Giám đốc Viện Nghiên cứu Banashi, Giáo sư danh dự Đại học Tsukuba, Chủ tịch Hiệp hội Văn học Truyền miệng Nhật Bản và Phó Chủ tịch Hiệp hội Văn học Truyền miệng Quốc tế. Bắt đầu từ việc nghiên cứu Truyện cổ Grimms, ông tiếp tục tiến hành nghiên cứu truyện dân gian Nhật Bản và nghiên cứu so sánh các truyện dân gian. Ông từng xuất bản các sách như Truyện cổ là gì? (Daiwa Shobo, Fukuinkan Shoten), Ngôn ngữ truyện cổ (Fukuinkan Shoten và sách tranh như Kachikachiyama và Umakatayamamanba (Fukuinkan Shoten).
Suekichi Akaba (1910 - 1990). Sinh ra ở Tokyo. Ông từng đạt nhiều giải thưởng danh giá như: Giải Takeshi Motai tại Triển lãm Doga Nhật Bản (1959), Giải thưởng Văn hóa Sách Thiếu nhi Sankei cho cuốn Momotaro (Fukuinkan Shoten), White Ryu Black Ryu (Iwanami Shoten) năm 1965 và Con ngựa trắng của Suho (Fukuinkan Shoten) năm 1968, Giải thưởng Văn hóa Xuất bản Kodansha (1973), Năm 1975, Giải thưởng bức tranh Shogakukan, Giải thưởng Hans Christian Andersen hạng xuất sắc, Giải thưởng Sách ảnh của Bảo tàng Brooklyn với cuốn Con ngựa trắng của Suho (1975), Giải thưởng Hans Christian Andersen dành cho Họa sĩ với những thành tựu trong sách ảnh (1980). Ngoài ra, ông còn có rất nhiều sách tranh như Kasajizo, Daiku to Oniroku, Kuwazu Nyobo, Tsuru Nyobo, Kachikachiyama, Mirunanokura (Fukuinkan Shoten)...</p>
<p> </p>