sơn nam - đi và ghi nhớ

sơn nam - đi và ghi nhớ

Sơn Nam - Đi Và Ghi Nhớ

Tập hợp 58 bài viết của nhà văn Sơn Nam từng được đăng báo trước và sau năm 1975, trong đó có nhiều bài in trên tạp chí Xưa&Nay.

“Nam bộ nói chung, Sài Gòn nói riêng nào phải là ‘địa đàng’-- Xưa kia, người Khmer bản địa sống co cụm trên những giồng cao ráo, làm ruộng thâm canh, không thích triển khai diện tích vào nơi đầm lầy đầy rắn, cọp và bệnh sốt rét. Người Hoa vẫn giữ tập quán thâm canh, ở đất cao, làm rẫy rau cải, không xông xáo ‘phá sơn lâm, đâm Hà bá’ như dân Việt. Dân ta đã định cư ở nơi đất thấp, nước phèn, đốn củi, phá rừng -- vùng đất Nam bộ, vùng đất Sài Gòn – Gia Định ngày nay, công ơn của tổ tiên thật là to lớn.” Đó là một trong những đoạn văn khái quát về Sài Gòn - Gia Định và Nam bộ nói chung qua con mắt Sơn Nam. Không chỉ vậy, còn có những nhân vật cụ thể góp phần làm nên bản sắc vùng đất này, hay là những khu phố, con đường, hàng cây làm nên dấu ấn cho một địa danh.

Chúng ta sẽ thấy Sơn Nam, dù không phải sinh ra ở vùng đất Sài Gòn -- Gia Định, nhưng hơn cả một người Sài Gòn, ông đã sống, gắn bó chí tình với mảnh đất này và đóng góp không nhỏ trong việc bảo vệ những giá trị văn hoá và lịch sử của nó.

Nhà văn Sơn Nam đã quá quen thuộc với bạn đọc ở mảng truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết và các công trình nghiên cứu văn hóa, đặc biệt là về vùng Sài Gòn - Gia Định và Nam bộ nói chung. Nhưng không nhiều người biết ông còn là một người chuyên viết báo. Ông coi công việc này là nhằm bù đắp lại cho đời sống vật chất không mấy dư dả, thậm chí có lúc còn gọi là công việc "kiếm cơm", dù vậy, những bài viết ngắn hay dài đều mang sức mạnh của trải nghiệm, của tình yêu quê hương đất nước. Chưa có thống kê nào về số lượng bài báo của Sơn Nam qua mấy chục năm viết, nhưng chắc chắn phải là rất nhiều. Ông đã ngang dọc nhiều nơi trên đất nước, mà nhiều nhất là ở Nam bộ, từ hồi ông còn trẻ trung xông pha cho đến lúc được đặt biệt danh "Ông già đi bộ" -- ghi lại những điều giản dị nhưng luôn có vẻ hấp dẫn. Những bài viết này, biết đâu sẽ cho ta hiểu thêm và phát hiện thêm nhiều điều mới về nhà văn đặc biệt được yêu mến của miền Nam này.

người bạn triệu phú

người bạn triệu phú

Người Bạn Triệu Phú

"Người bạn triệu phú" kể về cách hành xử của một anh nhà nghèo bỗng nhiên một ngày nọ trở nên giàu xụ nhờ trúng độc đắc. Lúc đầu, anh ta phải giả vờ như không có chuyện gì xảy ra để tránh những con mắt dò xét, trong khi hàng xóm thì đồn đãi... Khi báo đăng ảnh "nhà tân triệu phú" trong mục tin vặt, thì mọi chuyện vỡ lẽ. Câu chuyện mang vẻ hài hước, châm biếm nhẹ nhàng này thể hiện một sự căng thẳng giữa sự hiếu kỳ ( tò mò) với đời sống riêng tư cá nhân. Đó cũng là mối căng thẳng của sự tiết chế khi anh nọ đứng giữa ranh giới của sự nghèo khổ và giàu có. Truyện còn cho thấy, sự quan tâm quá mức và không phù hợp sẽ khiến con người ta sợ hãi, phòng thủ...

Truyện ngắn trên có thể xem như chủ đề chính của cả tập truyện. Bởi sau đó, ta cũng bắt gặp những nhân vật mang dáng dấp của nhà kinh doanh, dân áp phe hoặc những người có cái nhìn sành sỏi về kinh tế  thời cuộc, nhất là cách họ biến những thứ tưởng như vô giá trị trở thành tiền bạc - một cách đầu cơ làm giàu của giới trung lưu trong thời buổi đó (những năm 1960-70).

Nhà văn Sơn Nam thể hiện là ngòi bút tinh tế trong việc phát hiện những lắc léo dù là nhỏ nhất của tâm lý nhân vật. ông cũng "đánh" vào thói háo dánh của một vài đối tượng mà có lẽ ông rất am hiểu. Chúng ta thấy bóng dáng của một anh nhà báo luôn thấp thoáng trong các truyện ngắn. Có lẽ đó là một sự hóa thân của chính bản thân ông.

hương rừng cà mau (bìa cứng)

hương rừng cà mau (bìa cứng)

Thấm thoát đã tròn 60 năm từ khi tác phẩm Hương Rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam lần đầu ra mắt thật giản dị, mộc mạc, nhỏ gọn và xinh xẻo mà chẳng ngờ đã mang theo cả cái “hương rừng có ma lực quyến rũ” bạn đọc “lúc mới” “thì vui”, “ở lâu” “sanh buồn” mà “xa cách lâu ngày đâm ra nhớ không nguôi, không trở lại không được”.

Đó là hương vị đặc sắc của một vùng đất U Minh “Chướng khí mù như sương” “Muỗi, vắt nhiều hơn cỏ” khiến người đọc không chỉ ngửi mà còn có thể thấy và nghe tràn ngập trên từng trang sách. Đó là những dị nhân mang nhiều nét khác thường độc đáo. Ẩn sau vẻ ngoài thô ráp, tầm thường là trí tuệ dân gian, là lối sống minh triết, hài hòa hợp lẽ tự nhiên. “Thấy bầy vịt của ai đó lội trên sông, cứ bắt một con mà ăn thịt... Gặp ai yêu mình, mình cứ yêu trở lại, muốn kết nghĩa vợ chồng thì hãy tùy hoàn cảnh. Gặp ai rao giảng đạo lý nào thì cũng nghe... thấy có tinh thần từ bi bác ái, làm lành tránh dữ là được”. Cuộc sống thời khai hoang, mở đất được miêu tả trong dòng chảy hồn nhiên như vậy, ở đó mọi sự va chạm dường như đều có khả năng hóa giải cho nhau. Mỗi chi tiết, địa danh đều lưu dấu thời gian, nếp sinh hoạt, tập quán của một lớp lưu dân ngang tàng, hiệp nghĩa.

Nhà xuất bản gửi đến bạn đọc 18 truyện ngắn của tác phẩm Hương Rừng Cà Mau gần như nguyên vẹn câu chữ theo bản in đầu tiên tại nhà xuất-bản Phù-Sa vào năm 1962 như một lời tri ân với ông già Nam Bộ đã hóa thành hạt bụi hòa trong lòng đất đai quê xứ.

hương rừng cà mau (bản in năm 1962) - bìa cứng

hương rừng cà mau (bản in năm 1962) - bìa cứng

Thấm thoát đã tròn 60 năm từ khi tác phẩm Hương Rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam lần đầu ra mắt thật giản dị, mộc mạc, nhỏ gọn và xinh xẻo mà chẳng ngờ đã mang theo cả cái “hương rừng có ma lực quyến rũ” bạn đọc “lúc mới” “thì vui”, “ở lâu” “sanh buồn” mà “xa cách lâu ngày đâm ra nhớ không nguôi, không trở lại không được”.

Đó là hương vị đặc sắc của một vùng đất U Minh “Chướng khí mù như sương” “Muỗi, vắt nhiều hơn cỏ” khiến người đọc không chỉ ngửi mà còn có thể thấy và nghe tràn ngập trên từng trang sách. Đó là những dị nhân mang nhiều nét khác thường độc đáo. Ẩn sau vẻ ngoài thô ráp, tầm thường là trí tuệ dân gian, là lối sống minh triết, hài hòa hợp lẽ tự nhiên. “Thấy bầy vịt của ai đó lội trên sông, cứ bắt một con mà ăn thịt... Gặp ai yêu mình, mình cứ yêu trở lại, muốn kết nghĩa vợ chồng thì hãy tùy hoàn cảnh. Gặp ai rao giảng đạo lý nào thì cũng nghe... thấy có tinh thần từ bi bác ái, làm lành tránh dữ là được”. Cuộc sống thời khai hoang, mở đất được miêu tả trong dòng chảy hồn nhiên như vậy, ở đó mọi sự va chạm dường như đều có khả năng hóa giải cho nhau. Mỗi chi tiết, địa danh đều lưu dấu thời gian, nếp sinh hoạt, tập quán của một lớp lưu dân ngang tàng, hiệp nghĩa.

Nhà xuất bản gửi đến bạn đọc 18 truyện ngắn của tác phẩm Hương Rừng Cà Mau gần như nguyên vẹn câu chữ theo bản in đầu tiên tại nhà xuất-bản Phù-Sa vào năm 1962 như một lời tri ân với ông già Nam Bộ đã hóa thành hạt bụi hòa trong lòng đất đai quê xứ.

sơn nam - ngôi nhà mặt tiền và các truyện vừa khác

sơn nam - ngôi nhà mặt tiền và các truyện vừa khác

Truyện vừa là thể loại chiếm số lượng rất ít trong toàn bộ sáng tác của nhà văn Sơn Nam, ước tính khoảng 12%. Để giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện hơn về bút lực của nhà văn Sơn nam trong thể loại truyện vừa, Nhà xuất bản Trẻ xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc tuyển tập 4 truyện vừa của nhà văn trong tập sách này.

Chuyện tình một người thường dân: Là câu chuyện những thanh niên nam nữ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Họ hòa nhập vào cuộc chiến đấu của toàn dân một cách tự nhiên, họ chấp nhận những mất mát hy sinh nơi vùng đất Tây Nam Tổ quốc. TÌnh nghĩa con người, những giá trị ông bà để lại... giữa thời chiến loạn càng khiến người ta hoài niệm
Truyện ngắn của truyện ngắn: Kể về sự hòa nhập vào cuộc sống mới ở đô thị Sài Gòn của những người kháng chiến cũ, khi Mỹ bắt đầu làm thay đổi những giá trị trong nếp sinh hoạt của thị dân. Người trí thức đứng trước lựa chọn sao cho hợp với lương tâm của mình, và đạo lý dân tộc.
Ngôi nhà mặt tiền, Âm dương cách trở: Những câu chuyện về người thành phố, tất cả mưu sinh trong xã hội mới, chế độ mới. Những xáo động trong lòng người thành phố được tác giả ghi nhận tinh tế và thể hiện sâu sắc, cảm động.

sơn nam - đình miếu và lễ hội dân gian miền nam

sơn nam - đình miếu và lễ hội dân gian miền nam

Sống nơi vùng đất với nhiều ưu đãi của đất trời , người Nam Bộ xưa vfa nay vẫn hoài nhớ về quê hương gốc gác , về ngôi đình, lũy tre, langfxoms, và bao lễ lạc hội hè trong năm ...

Khi đời sống vật chất không còn là nỗi ưu tư triền miên, người Nam Bộ lại quan tâm nhiều đến những hoạt động tinh thần, tâm linh. Việc cất đình, lập miễu và tạo ra những lễ hội truyền thống mang màu sắc  địa phương không chỉ là những hoạt động của một bộ phận cư dân ở một làng quê cụ thể mà đã trở thành hoạt động văn hóa mang tính chất bảo tồn đời sống tinh thần

Đối với các bạn đọc nhiều thế hệ, nhà văn Sơn Nam được biết đến như một cây bút truyện ngắn xuất sắc, một nhà nghiên cứu về đất và người Nam Bộ. Thế nhưng, ít ai ngờ rằng, nhà văn Sơn Nam cũng có viết truyện dài và tiểu thuyết, tuy số lượng không nhiều, nhưng cũng tạo được một nét riêng từ phong cách Sơn Nam. Xóm Bàu Láng là một truyện dài được Sơn Nam viết cách nay gần 40 năm, giữa những ngày chiến tranh ác liệt, câu chuyện như một nhắc nhớ về một thời hoà bình, về một vùng quê, về nghĩa tình trong cuộc sống… giúp người dân vùng đô thị có điều gì đó tin tưởng và hoài vọng ở quê hương. Câu chuyện tưởng xưa cũ nhưng chất chứa nhiều giá trị nhân văn của đời sống thôn dã thuở yên bình không giặc giã, cái nghèo về kinh tế không làm người ta nghèo nghĩa khí, tình thương. NXB Trẻ trân trọng giới thiệu cùng quý bạn đọc. 

    Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

    Liên Hệ