lịch sử ung thư - hoàng đế của bách bệnh (bìa mềm)

lịch sử ung thư - hoàng đế của bách bệnh (bìa mềm)

<p>Ung thư đang càng ngày càng là mối đe dọa của nhiều người dân ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Ở một vài quốc gia, ung thư vượt qua cả bệnh tim mạch để trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Theo số liệu của Ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAL) và ước tính của ghi nhận ung thư Việt Nam, mỗi năm Việt Nam có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư. Trong xếp hạng 172 quốc gia và vùng lãnh thổ về tỷ lệ chết vì bệnh ung thư do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố tháng 5/2014, Việt Nam đứng ở vị trí 78. Trong hoàn cảnh như vậy, mỗi người nên tự trang bị cho mình hiểu biết nhất định về căn bệnh này để bảo vệ chính mình và người thân.&nbsp;</p>

<p>Lịch sử ung thư – Hoàng đế của Bách bệnh, như tên gọi của nó là cuốn sách nói về lịch sử của ung thư. Siddhartha Mukherjee đã đưa độc giả đến với ung thư kể từ lần đầu tiên nó được mô tả vào 4.600 năm trước bởi vị thầy thuốc người Ai Cập tên là Imhotep. &nbsp;Cuốn sách là biên niên sử về một căn bệnh cổ xưa – một thời là bí mật, một căn bệnh chỉ nên rỉ tai “nói thầm” với nhau – thường được nói một cách ẩn dụ thành một thực thể biến hình chết người có khả năng len lỏi vào tận các mặt chính trị, khoa học, y khoa, và thường được mô tả chắc chắn như một bệnh dịch khủng khiếp trong thế hệ chúng ta. &nbsp;Cuốn sách nỗ lực đi vào tâm trí của căn bệnh bất trị này, để hiểu rõ đặc tính của nó, và để đánh tan huyền thoại bí ẩn về nó. Theo Mukherjee, cuốn sách này giúp trả lời câu hỏi muôn thuở của bệnh nhân: "Tôi sẵn sàng tiếp tục chiến đấu, nhưng tôi cần biết tôi đang chiến đấu với cái gì."

Nhưng mục đích tối thượng của Siddhartha Mukherjee là đặt một câu hỏi vượt ra ngoài cuốn tiểu sử này: liệu ung thư có còn xâm chiếm tâm trí chúng ta trong tương lai không? Liệu có thể loại bỏ hoàn toàn căn bệnh này ra khỏi cơ thể và xã hội chúng ta không?

Siddhartha Mukherjee là chuyên gia về ung thư, người Mỹ gốc Ấn, giảng dạy và nghiên cứu y khoa tại Đại học Columbia. Ông đã tốt nghiệp trường đại học danh giá trên thế giới là Đại học Stanford, Đại học Oxford, và Trường Y Harvard. Ông đã xuất bản các bài báo trên tạp chí Nature, Tạp chí Y học New England, New York Times và Cell. Lịch sử ung thư – Hoàng đế của Bách bệnh đã được trao giải Pulitzer năm 2011 dành cho hạng mục sách phi hư cấu và được bình chọn là một trong 100 cuốn sách có ảnh hưởng nhất trong 100 năm qua theo tạp chí Time.

Ý nghĩa của ảnh trên bìa sách: Từ con cua theo tiếng Hy lạp được dùng để chỉ ung thư.</p>

the gene

the gene

<p>Selected as a Book of the Year by The New York Times, The Economist, Independent, Observer and Mail on Sunday

THE NEW YORK TIMES NUMBER ONE BESTSELLER&nbsp;

SHORTLISTED FOR THE WELLCOME BOOK PRIZE 2017&nbsp;

`Dramatic and precise... [A] thrilling and comprehensive account of what seems certain to be the most radical, controversial and, to borrow from the subtitle, intimate science of our time... He is a natural storyteller... A page-turner... Read this book and steel yourself for what comes next'

Bryan Appleyard, Sunday Times

The Gene is the story of one of the most powerful and dangerous ideas in our history, from bestselling, prize-winning author Siddhartha Mukherjee.

Spanning the globe and several centuries, The Gene is the story of the quest to decipher the master-code that makes and defines humans, that governs our form and function.&nbsp;

This is an epic, moving history of a scientific idea coming to life, by the author of The Emperor of All Maladies. But woven through The Gene, like a red line, is also an intimate history - the story of Mukherjee's own family and its recurring pattern of mental illness, reminding us that genetics is vitally relevant to everyday lives. These concerns reverberate even more urgently today as we learn to "read" and "write" the human genome - unleashing the potential to change the fates and identities of our children.&nbsp;

The story of the gene begins in an obscure Augustinian abbey in Moravia in 1856 where a monk stumbles on the idea of a `unit of heredity'. It intersects with Darwin's theory of evolution, and collides with the horrors of Nazi eugenics in the 1940s. The gene transforms post-war biology. It reorganizes our understanding of sexuality, temperament, choice and free will. This is a story driven by human ingenuity and obsessive minds - from Charles Darwin and Gregor Mendel to Francis Crick, James Watson and Rosalind Franklin, and the thousands of scientists still working to understand the code of codes.

Majestic in its ambition, and unflinching in its honesty, The Gene gives us a definitive account of the fundamental unit of heredity - and a vision of both humanity's past and future.</p>

gen: lịch sử và tương lai của nhân loại

gen: lịch sử và tương lai của nhân loại

<p>Gen: Lịch Sử Và Tương Lai Của Nhân Loại</p>

<p>GEN là một khái niệm trừu tượng, một thông điệp, một điều bí ẩn, một “bóng ma ẩn mình trong cỗ máy sinh học.”</p>

<p>Cuốn sách của Siddhartha Mukherjee là câu chuyện về sự sinh thành, phát triển, và tương lai của Gen - đơn vị cơ bản của di truyền, đơn vị cơ sở của tất cả thông tin sinh học, và là một trong những ý niệm có sức tác động nguy hiểm và lợi hại nhất trong lịch sử khoa học.</p>

<p>Gen: Lịch sử và tương lai của nhân loại được sắp xếp cả theo thứ tự niên đại lẫn chủ đề mà đường cong chính yếu là lịch sử. Mukherjee bắt đầu dẫn dắt từ khu vườn trồng đậu của Mendel, trong một tu viện hẻo lánh ở Moravia vào năm 1864, nơi Gen được khám phá rồi nhanh chóng bị quên lãng. Được kể song song với câu chuyện này là học thuyết tiến hóa của Darwin. Gen đã mê hoặc các nhà cải cách Anh và Mỹ, những người nuôi hy vọng thao túng di truyền học người để tăng tốc quá trình tiến hóa và giải phóng nhân loại. Ý niệm này leo thang đến tột đỉnh ghê rợn ở Đức thời Quốc xã vào những năm 1940 với những thí nghiệm dị hợm, mà đỉnh điểm là sự giam cầm, triệt sản cưỡng bức, gây chết êm dịu, và giết người hàng loạt.&nbsp;&nbsp;</p>

<p>Có những câu chuyện lồng trong mỗi câu chuyện, nhưng cuốn sách này còn là một câu chuyện rất cá nhân – một lịch sử riêng tư. Tác giả dẫn giải từ chính những bi kịch gia đình với một số thành viên của nhiều thế hệ mắc phải những bệnh trạng tâm thần khó hiểu, đây cũng chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuốn sách, đặt ra những trăn trở về khả năng tiến xa đến đâu của loài người trong hành trình từ phòng thí nghiệm khoa học di truyền ra với thực tế.&nbsp;</p>

<p>Mukherjee đã rất thành công với Lịch sử ung thư - Hoàng đế của bách bệnh (đạt giải Putlitzer 2011), và tới Gen, vẫn nguyên vẹn lối kể chuyện lôi cuốn tài năng, bằng con mắt của một chuyên gia, một nhà nghiên cứu khoa học - uyên bác, đa chiều, đầy khám phá và bằng ngòi bút của một người trong cuộc – trải nghiệm, lay động, đầy ám ảnh.</p>

<p>“Đã có rất nhiều cuốn sách kể lại cách ý tưởng về gen ra đời cũng như những khám phá đầu tiên, nhưng không quyển sách nào đạt đến tầm vóc và sức ảnh hưởng như Gen của Siddhartha Mukherjee”- Theo New York Times.</p>

<p>Siddhartha Mukherjee sinh năm 1970, là bác sĩ và nhà nghiên cứu ung thư, nhà sinh học tế bào gốc và nhà di truyền học ung thư. Ông là Phó giáo sư y khoa tại Đại học Columbia, học giả Rhodes tại Đại học Oxford, tốt nghiệp nhiều trường danh tiếng như Đại học Stanford, Đại học Oxford, và Trường Y khoa Harvard. Phòng thí nghiệm của ông đã nhận diện những gen điều hòa tế bào gốc, và đội ngũ của ông được thừa nhận trên bình diện quốc tế với những công trình khám phá tế bào gốc xương và hiệu chỉnh di truyền đối với các bệnh ung thư máu. Mukherjee có nhiều công trình xuất bản trên Nature, Cell, Neuron, The New England Journal of Medicine, New York Times.</p>

<p>Gen: Lịch sử và tương lai của nhân loại là một tiểu sử về gen đồng thời cũng là một tiểu sử về ung thư toàn diện, tường tận, lôi cuốn. Chuyện khoa học, chuyện lịch sử xã hội đan cài với những chuyện cá nhân dẫn dắt chúng ta tới những đột phá quan trọng bậc nhất, cổ vũ niềm khát khao chinh phục trong lĩnh vực di truyền người cũng như sự chi phối của nó đến đời sống, tính cách, lựa chọn, bản ngã, số phận con người. Trong thế giới mà Mukherjee đặt tên là thế giới “hậu gen”, chúng ta đang nắm trong tay một sức mạnh vô cùng mạnh mẽ và nguy hiểm.&nbsp; Và cuốn sách này dường như trả lời cho một câu hỏi định hình tương lai: Nhân loại sẽ trở nên thế nào khi chúng ta học được cách “đọc” và “viết” thông tin di truyền của chính chúng ta?</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>+ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA:</p>

<p>“Siddhartha Mukherjee - con người tài ba đã dẫn dắt chúng ta đi qua cả quá khứ, hiện tại và tương lai của khoa học về gen.”</p>

<p>- Bill Gates</p>

<p>“Câu chuyện trọn vẹn và cuốn hút về những gì dường như là cơ bản nhất, gây tranh cãi nhất, và mượn tiêu đề sách, một khoa học riêng tư của thời đại chúng ta… Đọc cuốn sách và bạn được tôi rèn cho những gì sắp đến.”</p>

<p>- Sunday Times</p>

<p>“Bằng việc vận dụng những trải nghiệm cá nhân, bác sĩ Mukherjee đã gây được một hiệu ứng tuyệt vời... Vô cùng mạnh mẽ.”</p>

<p>- The Economist</p>

<p>“Lôi cuốn và đầy khám phá như [Ung thư: Hoàng đế của bách bệnh]... Ở một bình diện, Gen: Lịch sử và tương lai của nhân loại là một trích yếu toàn diện gồm những câu chuyện sinh động và lay động lòng người. Ở một tầng bậc sâu hơn, cuốn sách còn hơn cả một thiên lịch sử khoa học ở dạng giản đơn.”</p>

<p>- The Dallas Morning News</p>

<p>“Một tác phẩm điềm đạm, khiêm nhường, vô cùng phong phú từ một tác giả tài năng, thông tuệ nhìn thấu được cả chặng đường chúng ta đã đi – và cả một chặng đường dài bất tất còn phải đi hiểu bản chất và vận số của loài người.”</p>

<p>- Kirkus Reviews</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>+TRÍCH ĐOẠN HAY:</p>

<p>“Bạn không thể giải thích ứng xử của vật chất – tại sao vàng lấp lánh; tại sao hydrô gặp ôxy thì bốc cháy – mà không cầu viện đến bản chất nguyên tử của vật chất. Bạn cũng không thể hiểu được những điều phức tạp của điện toán – bản chất những thuật toán, hay sự lưu trữ hoặc sụp đổ của dữ liệu – mà không lĩnh hội thấu đáo kết cấu giải phẫu học của thông tin số hóa. “Giả kim thuật không thể trở thành hóa học cho đến khi những đơn vị cơ bản của nó được tìm ra,” một nhà khoa học thế kỷ 19 viết. Cũng vì lẽ ấy, như tôi đã lập luận trong sách này, ta chẳng thể hiểu gì về sinh học hay sự tiến hóa của cơ thể và tế bào – hoặc bệnh lý học, hành vi, tính khí, bệnh tật, chủng tộc, và nhân diện hay số phận của con người – mà trước tiên không dựa vào khái niệm gen.”</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>“Gen cung cấp một nguyên tắc tổ chức cho sinh học hiện đại – và nó trêu ngươi chúng ta với triển vọng kiểm soát chính cơ thể và số mệnh của chúng ta. Bàng bạc trong suốt chiều dài lịch sử gen là “cuộc tìm kiếm tuổi trẻ vĩnh cửu, là huyền thoại Faust về sự đảo ngược mệnh số, là niềm mơ mộng trăm năm sự toàn hảo của con người.” In hằn không kém phần rõ nét là nỗi khao khát giải đoán cuốn “cẩm nang” của chính cuộc đời chúng ta.”</p>

the song of the cell - an exploration of medicine and the new human

the song of the cell - an exploration of medicine and the new human

<p>The Song of the Cell: An Exploration of Medicine and the New Human</p>

<p>Winner of the 2023 PROSE Award for Excellence in Biological and Life Sciences and the 2023 Chautauqua Prize!</p>

<p>Named a New York Times Notable Book and a Best Book of the Year by The Economist, Oprah Daily, BookPage, Book Riot, the New York Public Library, and more!</p>

<p>In The Song of the Cell, the extraordinary author of the Pulitzer Prize-winning The Emperor of All Maladies and the 1 New York Times bestseller The Gene “blends cutting-edge research, impeccable scholarship, intrepid reporting, and gorgeous prose into an encyclopedic study that reads like a literary page-turner” (Oprah Daily).</p>

<p>Mukherjee begins this magnificent story in the late 1600s, when a distinguished English polymath, Robert Hooke, and an eccentric Dutch cloth-merchant, Antonie van Leeuwenhoek looked down their handmade microscopes. What they saw introduced a radical concept that swept through biology and medicine, touching virtually every aspect of the two sciences, and altering both forever. It was the fact that complex living organisms are assemblages of tiny, self-contained, self-regulating units. Our organs, our physiology, our selves—hearts, blood, brains—are built from these compartments. Hooke christened them “cells.”</p>

<p>The discovery of cells—and the reframing of the human body as a cellular ecosystem—announced the birth of a new kind of medicine based on the therapeutic manipulations of cells. A hip fracture, a cardiac arrest, Alzheimer’s dementia, AIDS, pneumonia, lung cancer, kidney failure, arthritis, COVID pneumonia—all could be reconceived as the results of cells, or systems of cells, functioning abnormally. And all could be perceived as loci of cellular therapies.</p>

<p>Filled with writing so vivid, lucid, and suspenseful that complex science becomes thrilling, The Song of the Cell tells the story of how scientists discovered cells, began to understand them, and are now using that knowledge to create new humans. Told in six parts, and laced with Mukherjee’s own experience as a researcher, a doctor, and a prolific reader, The Song of the Cell is both panoramic and intimate—a masterpiece on what it means to be human.</p>

<p>“In an account both lyrical and capacious, Mukherjee takes us through an evolution of human understanding: from the seventeenth-century discovery that humans are made up of cells to our cutting-edge technologies for manipulating and deploying cells for therapeutic purposes” (The New Yorker).</p>

    Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

    Liên Hệ