<p>Cuốn sách BÀN VỀ VĂN HÓA DU LỊCH VIỆT NAM góp phần làm rõ một số vấn đề nhận thức cơ bản về văn hóa du lịch nói chung cũng như văn hóa du lịch ở Việt Nam nói riêng, trong đó có mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch, nhận diện sự khác biệt giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa, các thành tố của văn hóa du lịch, việc ứng xử văn hóa trong phát triển du lịch...</p>
<p>Bên cạnh đó, công trình cũng góp phần khái quát thực trạng du lịch Việt Nam từ góc nhìn văn hóa du lịch xoay quanh các thành tố như tài nguyên du lịch, du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cộng đồng địa phương cũng như quản lý nhà nước về du lịch, về môi trường du lịch quốc tế với những ứng xử theo thông lệ quốc tế...</p>
<p>Công trình cũng bước đầu làm rõ xu hướng du lịch chuyển từ kiểu “viếng thăm” hay ngắm cảnh thông thường (theo kiểu “du hí”) để chuyển sang du lịch tìm hiểu sâu về giá trị văn hóa và cuộc sống cư dân bản địa với những sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch tâm linh...; xa hơn là mô hình du lịch “wellness tourism” nhằm thỏa mãn một tổ hợp những nhu cầu về thể chất và tâm trí, tinh thần con người, hoặc xu hướng “du lịch sành điệu”...</p>