<p>Các nhân vật trong tập truyện Chiếc đồng hồ ma thuật có một điểm chung: Phiêu lưu vào một nơi chốn kì lạ nào đó. Một cô bé đi vào thế giới trong gương. Hai anh em lạc đến lâu đài dưới lòng đất. Một cậu bé bị hút vào mê cung trong tiểu thuyết của bố... Những nơi chốn ấy không hề mộng mơ dễ chịu. Luôn có một con quái vật hay điều xấu xa nào đó chờ đợi sau mỗi góc khuất.</p>
<p>Khác với các truyện cổ tích, không có phép màu nào giúp sức các nhân vật nhỏ tuổi. Bởi vì mỗi thế giới đều đại diện cho một vấn đề nào đó từ cuộc sống thật. Những đứa trẻ của chúng ta chỉ có một cách: Học hỏi để trưởng thành và tìm kiếm sức mạnh từ tình yêu thương.</p>
<p>…</p>
<p>Tào Văn Hiên là giáo sư Trung văn của trường Đại học Bắc Kinh. Các tác phẩm của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng như: Pháp, Đức, Nga, Nhật, Hàn, Anh, Hy Lạp, Thụy Điển, Đan Mạch, Bồ Đào Nha...Ông từng đoạt giải Giải Văn học viết cho thiếu nhi xuất sắc nhất của Hội Nhà văn Trung Quốc cùng các giải thưởng văn học uy tín khác như Băng Tâm, Tống Khánh Linh, Sách hay quốc gia... Ngoài sáng tác văn học, ông còn là tác giả kịch bản và đã đoạt giải Kim Kê, Hoa Biểu, Hồ Điệp vàng (Liên hoan phim quốc tế Tehran) dành cho Biên kịch xuất sắc nhất. Năm 2016, Tào Văn Hiên đoạt Giải Văn học Hans Christian Andersen. Ông cũng là nhà văn Trung Quốc đầu tiên đoạt giải thưởng này.</p>
<p>Dẫn dắt trẻ em tự trưởng thành từ những trải nghiệm của chính mình chứ không có ai dạy bảo, cứu giúp là cách nhà văn Tào Văn Hiên khắc họa sâu sắc hình tượng “thiếu nhi độc lập” trong tác phẩm của ông. (GS Lý Lợi Phương)</p>