<p>CÁI THẬT VÀ THỰC TẠI (Truth and Reality) - Bậc thầy trị liệu tâm lí vĩ đại nhất sau Freud: Học trò xuất sắc nhất của nhóm Phân tâm học Vienna và Cuộc lật đổ làm rung chuyển toàn bộ thế giới Phân tâm học</p>
<p>Cái Tôi đối với Rank không phải là một địa hạt của những bản năng vô thức, nó cũng không phải nơi phô diễn của những quy ước và đạo đức xã hội. Cái Tôi luôn tiềm chứa một Ý CHÍ. Chính nhờ ý chí này, nó không ngừng trải nghiệm và sáng tạo mình qua từng sát-na, từng khoảnh khắc sống.</p>
<p>Cái Tôi không chỉ biết đến thực tại bên ngoài nó, mà còn kiến tạo THỰC TẠI bên trong nó. Giữa nội giới và ngoại giới, nó tìm thấy một lối đi cho chính mình trong cuộc đấu tranh khốc liệt giữa bản năng hoang dại bên trong mình và ước chế xã hội bên ngoài mình.</p>
<p>Bằng Ý CHÍ, nó KIẾN TẠO nên một bản thân lí tưởng và qua SÁNG TẠO, nó hiện thực hóa cái tôi lí tưởng đấy. Nó cảm nhận tất cả tội lỗi cũng như hạnh phúc, xấu hổ cũng như tự hào, và tìm ra ÁNH SÁNG cứu rỗi chính mình</p>
<p>Có lẽ đúng như Tolstoy đã nói: "Sự kiện trọng đại nhất trong cuộc đời một con người là khoảnh khắc anh ta ý thức về cái tôi của mình.“ Còn Rank nói, sự kiện trọng đại nhất trong cuộc đời một con người là khoảnh khắc bạn</p>
<p>KIẾN TẠO CUỘC ĐỜI BẰNG CÁI TÔI Ý CHÍ SÁNG TẠO CỦA CHÍNH MÌNH</p>
<p>OTTO RANK TRONG LÒNG ĐỘC GIẢ</p>
<p> “Giống như tất cả các tác phẩm của Rank, Cái thật và Thực tại là một tác phẩm rất đáng đọc. Ông là một THIÊN TÀI bị lịch sử tâm lí học lãng quên sau cuộc tẩy chay vào những năm 1930 do nhóm ủng hộ phân tâm học dấy lên. Song, như những viên ngọc lấp lánh trong đá, những tác phẩm của Rank luôn tỏa sáng và tiềm chứa sức sống dài lâu…”</p>
<p> </p>
<p>“Như với tất cả những trải nghiệm của tôi với Rank, tôi được mở mang khi đọc cuốn sách này. Đây chắc chắn là cuốn sách cực kì ĐÁNG ĐỌC và đã giành được một vị trí cố định trên giá sách của tôi, cũng như những cuốn sách khác của Rank.”</p>
<p> </p>
<p>“Một bậc thầy về lí thuyết nhân cách. Rank biết khi nào nên thoát khỏi Fredd và tìm kiếm những động lực khác bên cạnh tính dục. Ông là một trong những nhà tâm lí - triết gia yêu thích của tôi. Với một người đang cố gắng vượt thoát khỏi cái bóng bao trùm của phân tâm học của Freud, đây là một cuốn sách CẦN-PHẢI-ĐỌC.”</p>
<p> </p>
<p>“Otto Rank giống như một ‘NGƯỜI HÙNG’ bị lãng quên trong tâm lí học. Ban đầu, ông một môn đồ xuất sắc của Freud, sau đó ra đi thực hành ý tưởng của riêng mình. Bản thân ông tuy bị ‘lãng quên’, song ý tưởng và lí thuyết của ông để lại ảnh hưởng và dấu ấn rõ nét nơi những nhà tâm lí lẫy lừng của Mĩ thế kỉ XX như Carl Rogers, Fritz Perls và Rollo May. Rank cũng được coi là tiền nhân của trường phái phân tâm học Quan hệ đối tượng. Truth and Reality (Cái thật và Thực tại) đã không làm tôi thất vọng. Một cuốn sách đáng đọc, theo đúng nghĩa đen.”</p>
<p> </p>
<p>THÔNG TIN TÁC GIẢ</p>
<p>Otto Rank (1884-1939)</p>
<p>Là nhà phân tâm học người Áo đã mở rộng thuyết phân tâm đến tận lãnh địa nghiên cứu truyền thuyết, thần thoại, nghệ thuật và óc sáng tạo, cũng là người gợi ý rằng nền tảng của chứng rối loạn thần kinh lo âu là một chấn thương tâm lí xảy ra trong suốt quá trình ra đời của cái tôi cá nhân.</p>
<p>Vào năm 1905, Rank bắt đầu con đường học hành và sự nghiệp chuyên môn trong vai trò là học trò của Sigmund Freud, và trở thành thư kí cho Hội Phân tâm Vienna. Rank nhanh chóng trở thành một thành viên trong vòng tròn các nhà phân tâm thân cận của Freud - được gọi là Hội đồng bảy.</p>
<p>Năm 1924, Rank xuất bản The Trauma of Birth (Chấn thương sinh nở), đánh dấu sự đổ vỡ trong mối quan hệ giữa Rank với Freud và những thành viên khác trong Hội Phân tâm học Vienne. Suốt những năm 1930, Rank phát triển khái niệm về Ý chí, coi đấy là một lực điều hướng trong sự phát triển tính cách cá nhân. Rank được đánh giá là “một thiên tài bị lịch sử tâm lí học lãng quên sau cuộc tẩy chay vào những năm 1930 do nhóm ủng hộ phân tâm học dấy lên.” Ý tưởng và lí thuyết của ông để lại ảnh hưởng và dấu ấn rõ nét nơi những nhà tâm lí lẫy lừng của Mĩ thế kỉ XX như Carl Rogers, Fritz Perls và Rollo May.</p>
<p>Tác phẩm chính: The Artist (1907), The Trauma of Birth (1924), Truth and Reality (1929), Will Therapy (1936),…</p>