nguyễn thị định - vị nữ tướng đầu tiên của thời đại hồ chí minh

nguyễn thị định - vị nữ tướng đầu tiên của thời đại hồ chí minh

Nguyễn Thị Định - Vị Nữ Tướng Đầu Tiên Của Thời Đại Hồ Chí Minh

Bà Nguyễn Thị Định sinh năm 1920 trong một gia đình nghèo giàu truyền thống cách mạng ở làng Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Các chiến sĩ quân đội và phụ nữ Việt Nam thường trìu mến gọi bà là Chị Ba Định.

Tham gia hoạt động cách mạng từ năm mười sáu tuổi, người phụ nữ giản dị có vẻ đẹp đôn hậu, giàu nghị lực và kiên trung luôn biết cách vượt qua mọi khó khăn, hiểm nguy, và cả những bi kịch riêng để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao cho.

Bà đã góp phần lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công ở tỉnh Bến Tre.

Tháng 3 năm 1946, được Hồ Chủ tịch và Chính phủ giao nhiệm vụ, bà đã vượt qua nhiều đồn bót của địch, vận chuyển vũ khí từ miền Bắc vào chiến trường Nam Bộ thành công.

Trong những năm tháng đen tối nhất của cách mạng miền Nam, cùng nhiều đồng chí khác, bà vẫn kiên trung bám dân bám đất, quyết giữ vững phong trào, không kể gì đến hiểm nguy sống chết. Đầu năm 1960, bà đã cùng Tỉnh ủy Bến Tre lãnh đạo nhân dân nổi dậy phá thế kìm kẹp của địch thành công. Cuộc Đồng khởi của đồng bào Bến Tre mở màn cho cuộc Đồng khởi vang trời dậy đất của toàn miền Nam, trong lúc Mỹ ngụy lê máy chém khắp nơi, đã góp phần chuyển biến cục diện đấu tranh của miền Nam lúc đó. Ngay sau cuộc Đồng khởi, bà trở thành Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre.

Năm 1965, bà được bầu làm Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ giải phóng miền Nam, đã có công lớn trong việc xây dựng và phát huy tác dụng “Đội quân tóc dài”, làm cho quân thù vô cùng run sợ. Cũng trong khoảng thời gian này, bà Nguyễn Thị Định được giao nhiệm vụ Phó Tư lệnh Các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam. Thượng tướng Trần Văn Trà nói bà là người “Có tài thao lược, ý chí cao, nghệ thuật điều hành của người chỉ huy đội quân tóc dài, vừa hình thành tổ chức, vừa tác chiến ngay tại chiến trường vô cùng phức tạp và đã đem lại chiến thắng vẻ vang”.

Đầu năm 1974, bà Nguyễn Thị Định đã được phong quân hàm Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, bà được bầu là Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, rồi Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ Quốc tế, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Ở bất cứ cương vị nào, bà cũng làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

Nhân kỷ niệm 75 năm thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 90 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, 45 năm giải phóng miền Nam, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc cuốn sách ảnh “Nguyễn Thị Định – Vị nữ tướng đầu tiên của thời đại Hồ Chí Minh”.

Qua các hình ảnh còn lưu giữ, cuốn sách góp phần giúp bạn đọc hiểu hơn một người phụ nữ xuất sắc, một nữ tướng tài ba đã cống hiến cả cuộc đời cho Tổ quốc, được nhân dân, đồng đội và người thân vô cùng yêu mến, quý trọng.

15 bí kíp giúp tớ an toàn - cẩm nang giao thông an toàn

15 bí kíp giúp tớ an toàn - cẩm nang giao thông an toàn

15 Bí Kíp Giúp Tớ An Toàn - Cẩm Nang Giao Thông An Toàn

Trên báo đài, ti vi hằng ngày, hẳn chúng ta thường xuyên nghe thấy thông tin các vụ tai nạn giao thông thương tâm, cướp đi sinh mạng của rất nhiều người, trong đó có các bạn nhỏ. Nguyên nhân dẫn đến những tai nạn tồi tệ đó, bên cạnh ý thức kém, thái độ thiếu trách nhiệm, còn phải kể đến sự thiếu chuẩn bị những kĩ năng, kiến thức cần thiết của người tham gia giao thông. Làm thế nào để tham gia giao thông được an toàn và mỗi trải nghiệm giao thông là một trải nghiệm vui?

Nằm trong bộ sách 15 Bí Kíp Giúp Tớ An Toàn, cuốn Cẩm Nang Giao Thông An Toàn đề cập đến một vấn đề hiện vẫn nhức nhối trong xã hội hiện nay là tai nạn giao thông, đồng thời cung cấp những kiến thức, kĩ năng cần thiết để các độc giả nhí có thể:

- Hiểu về các phương tiện giao thông;

- Nhận biết các biển báo cơ bản của giao thông đường bộ;

- Nắm được các quy tắc khi tham gia giao thông đường bộ, đường thủy và đường hàng không;

- Các kĩ năng khi đi ra đường: đi bộ, đi xe đạp, ngồi sau xe máy;

- Các kĩ năng đi xe buýt, xe khách, tàu hỏa, máy bay…;

- Trở thành một người tham gia giao thông văn minh, lịch sự.

Mời các bạn tìm đọc bộ sách 15 Bí Kíp Giúp Tớ An Toàn:

- 15 Bí Kíp Giúp Tớ An Toàn: Cẩm Nang Phòng Tránh Xâm Hại Trẻ Em

- 15 Bí Kíp Giúp Tớ An Toàn: Cẩm Nang Sử Dụng Internet An Toàn Và Hiệu Quả

- 15 Bí Kíp Giúp Tớ An Toàn: Cẩm Nang Phòng Tránh Tai Nạn Thương Tích

- 15 Bí Kíp Giúp Tớ An Toàn: Cẩm Nang Phòng Tránh Bắt Nạt Và Bạo Lực Học Đường

- 15 Bí Kíp Giúp Tớ An Toàn: Cẩm Nang An Toàn Chung Cư

- 15 Bí Kíp Giúp Tớ An Toàn: Cẩm Nang Phòng Tránh Đuối Nước

- 15 Bí Kíp Giúp Tớ An Toàn: Cẩm Nang Phòng Tránh Thiên Tai

- 15 Bí Kíp Giúp Tớ An Toàn: Cẩm Nang An Toàn Du Lịch

- 15 Bí Kíp Giúp Tớ An Toàn: Cẩm Nang Phòng Tránh Bệnh Truyền Nhiễm

- 15 Bí Kíp Giúp Tớ An Toàn: Cẩm Nang Giao Thông An Toàn

theo dấu hoàng hậu nam phương và vua bảo đại

theo dấu hoàng hậu nam phương và vua bảo đại

Theo Dấu Hoàng Hậu Nam Phương Và Vua Bảo Đại

I. GIỚI THIỆU CHUNG

“Theo dấu Hoàng hậu Nam Phương và Vua Bảo Đại” là cuốn tư liệu nhân vật viết về con người, cuộc đời Vua Bảo Đại (1913 - 1997) và Hoàng hậu Nam Phương (1913 - 1963), được viết theo trình tự thời gian. Cuốn sách chia làm thành bốn phần chính:

- Phần I: Thiếu nữ Nam Kỳ và hoàng thái tử triều Nguyễn

- Phần II: Hoàng hậu và hoàng đế Đại Nam

- Phần III: Những ngày bất an

- Phần IV: Từ lâu đài Thorenc đến gia trang Chabrignac

- Phần cuối: Những năm buồn tẻ của cựu hoàng

Nội dung có nhiều thông tin mới, khác với những cuốn khác, như ngày sinh thật, quê quán đúng của Hoàng hậu Nam Phương; những hoạt động xã hội và thiện nguyện của Hoàng hậu Nam Phương, quan hệ của bà với giới thượng lưu, quý tộc Pháp; những công việc triều chính của Vua Bảo Đại; những câu chuyện tình cảm của Vua Bảo Đại và đặc biệt là quãng thời gian 16 năm ở Pháp của gia đình Hoàng hậu Nam Phương…

Hai tác giả Vĩnh Đào - Nguyễn Thị Thanh Thúy đã dành ba năm để tìm hiểu, khảo cứu, kiểm chứng tư liệu và viết cuốn sách này.

Xin đính kèm nguyên văn Lời Nhà xuất bản in trong sách:

“Lời Nhà xuất bản

Vua Bảo Đại (1913 - 1997) và Hoàng hậu Nam Phương (1913 - 1963) là hai nhân vật lịch sử chiếm được khá nhiều sự quan tâm của công chúng, có lẽ do họ là vua và hoàng hậu cuối cùng của chế độ quân chủ ở Việt Nam, và cũng có lẽ do cuộc đời, con người họ khá đặc biệt. Đã có nhiều cuốn sách viết riêng về Vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương, tuy nhiên trong đó có nhiều chi tiết, sự kiện chưa được kiểm chứng và đối chiếu, thậm chí có những chi tiết thêu dệt thành giai thoại. Những sự kiện, chi tiết ấy, tiếc thay, chính người trong cuộc là Vua Bảo Đại, trong cuốn hồi ký xuất bản tại Pháp Con rồng An Nam, vì một lý do nào đó đã không nhắc đến hoặc ghi theo suy nghĩ của riêng ông. Thế nên, xung quanh Vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương có nhiều giai thoại, nhiều sự kiện, sự việc được ghi chép khác nhau, thậm chí là bất nhất.

Hai tác giả của Theo dấu Hoàng hậu Nam Phương và Vua Bảo Đại – Vĩnh Đào và Nguyễn Thị Thanh Thúy – đã ròng rã suốt ba năm trời thực hiện nhiều chuyến đi thực tế đến những nơi lưu dấu của Vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương ở Việt Nam, từ Sài Gòn về Tiền Giang, rồi từ Tiền Giang về Thủ Đức, Chợ Lớn, Biên Hòa, lên Đà Lạt, Kon Tum, ra Quy Nhơn, Huế, Hà Nội… cùng những chuyến đi ở Pháp, đến những nơi nhà vua, Hoàng hậu đã đi qua, sinh sống để tìm tư liệu, gặp nhân chứng và hậu duệ của những người cùng thời, phỏng vấn nhiều nhân chứng trong và ngoài nước, trong đó có cựu thị trưởng làng Chabrignac để tìm hiểu, đối chứng. Bên cạnh đó là sự dày công sưu tầm, khảo cứu từ nhiều nguồn tài liệu sách báo xuất bản trong và ngoài nước ở Thư viện Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Trung tâm Quốc gia Văn khố Hải ngoại (Aix-en-Provence, Pháp), các thư viện của tu viện dòng Mến Thánh giá Chợ Quán, dòng Đức Bà, Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn,… để sưu tầm, khảo cứu, xác minh, kiểm chứng thông tin.

Đặc biệt, tác giả Vĩnh Đào (Nguyễn Phước Vĩnh Đào) là con cháu hoàng tộc triều Nguyễn. Tác giả Vĩnh Đào và Vua Bảo Đại cùng là cháu của hai anh em ruột Miên Định - Miên Tông. Nguyễn Phước Vĩnh Đào là cháu Miên Định (Thọ Xuân Vương), Nguyễn Phước Vĩnh Thụy (Vua Bảo Đại) là cháu của Miên Tông (Vua Thiệu Trị). Tác giả Vĩnh Đào là người trong hoàng tộc, đồng thời là một nhà nghiên cứu nên các thông tin về Vua Bảo Đại và triều Nguyễn dưới thời Bảo Đại được ông tổng hợp và phân tích mang tính am hiểu sâu sắc. Cùng với đó, việc ông sinh sống và làm việc ở Pháp cũng là một điều kiện thuận lợi trong quá trình tìm hiểu, sưu tầm, tra cứu tư liệu về Vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương. Nhờ vậy, cuốn sách này không chỉ cung cấp thông tin phong phú, có giá trị mà còn mang lại nhiều thông tin mới về: ngày tháng năm sinh chính thức, quê quán thực sự của Hoàng hậu Nam Phương; đóng góp của bà cho an sinh xã hội ở Việt Nam; quan hệ của bà với giới thượng lưu, quý tộc Pháp; những công việc triều chính của Vua Bảo Đại; thực hư về những câu chuyện tình cảm của Vua Bảo Đại và đặc biệt là quãng thời gian 16 năm ở Pháp của gia đình Hoàng hậu Nam Phương…

Hy vọng cuốn sách Theo dấu Hoàng hậu Nam Phương và Vua Bảo Đại – gắn liền với hành trình ba năm “theo dấu” của hai tác giả Vĩnh Đào, Nguyễn Thị Thanh Thúy để lý giải những thông tin bất nhất về cuộc đời vua và hoàng hậu cuối cùng của triều Nguyễn – sẽ cung cấp nhiều tư liệu hữu ích cho các quý độc giả quan tâm. Tuy nhiên, chúng tôi xin lưu ý, đây không phải là công trình nghiên cứu lịch sử chuyên khảo, mà chỉ là một cuốn tư liệu lịch sử về cuộc đời Vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương, được thể hiện dưới góc nhìn và lập luận của cá nhân tác giả.

Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp cho những lần tái bản sau.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam”

II. THÔNG TIN TÁC GIẢ

Vĩnh Đào: tên thật là Nguyễn Phước Vĩnh Đào, sinh năm 1942, là con cháu hoàng tộc triều Nguyễn. Tác giả Vĩnh Đào và Vua Bảo Đại cùng là cháu của hai anh em ruột Miên Định - Miên Tông. Nguyễn Phước Vĩnh Đào là cháu Miên Định (Thọ Xuân Vương), Nguyễn Phước Vĩnh Thụy (Vua Bảo Đại) là cháu của Miên Tông (Vua Thiệu Trị). Tác giả Vĩnh Đào tốt nghiệp tú tài trường JJR – Lê Quý Đôn tại Sài Gòn năm 1961; tốt nghiệp cao học Văn chương Pháp trường Đại học Văn khoa. Dạy tiếng Pháp tại trường Trung Nguyễn Trãi trong năm 1964 - 1966. Làm việc tại Ngân hàng quốc gia Việt Nam tại Sài Gòn năm 1966 - 1975. Nghiên cứu Văn học Pháp tại Đại học Sorborne. Bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1989. Làm việc tại Viện nghiên cứu quốc gia viễn thông Pháp trong năm 1986 - 2008.

Nguyễn Thị Thanh Thúy: sinh ra và lớn lên tại Dran, Lâm Đồng. Chị tốt nghiệp cử nhân Xã hội học, là Hội trưởng Hội Quán Các Bà Mẹ. Chị đã thực hiện nhiều chương trình trao đổi văn hóa, tham luận, thuyết trình, giới thiệu sách… quanh chủ đề: “Hoàng hậu Nam Phương – Lụa là muôn thuở” từ năm 2018 đến nay.

III. TRÍCH ĐOẠN

“Trong tất cả những ân huệ mà chúng ta có thể tạ ơn trời, vị Hoàng hậu trẻ tuổi đã nhận được điều quý giá nhất: đó là thu hút trái tim, chinh phục con người. Khuôn mặt của Hoàng hậu với nét da vàng rất nhẹ, với vầng trán thanh tú, chiếc mũi thanh tao, đôi môi rõ nét, đôi mắt dài đen láy long lanh, thu hút người bằng nét khả ái, xoa dịu người bằng thái độ điềm đạm.” – Nhà văn Henriette Célarié, 1937

“Sẽ không ai ngạc nhiên khi chúng tôi nói Hoàng hậu đã chinh phục mọi người vì tính ân cần và bình dị của Hoàng hậu.” – Bản tin của Hội Thừa sai Paris tường thuật chuyến viếng thăm của Hoàng hậu Nam Phương tới Kontum, năm 1940

“Sắc đẹp, nét duyên dáng, lòng nhân từ, trí thông minh, hiện rõ trên nét mặt của bà, toát ra trong từng cử chỉ. Người phụ nữ Annam lấy bà làm mẫu mực cần nhớ là bà từng khuyên là nên để lên hàng đầu các đức tính về trí tuệ và đạo đức. Trước hết, Hoàng hậu là một người nội trợ và một người mẹ hoàn hảo. Sau khi chiếm được trái tim của mọi người trong nước, Hoàng hậu đã được ngưỡng mộ tại Pháp và cả trên thế giới. Từ khi lên ngôi, Hoàng hậu luôn luôn nhớ đến nhiệm vụ về mặt xã hội của một ‘đệ nhất phu nhân’ trong Đế chế, một tấm gương sáng và một người dẫn đường cho mọi phụ nữ Annam. Là một người có chừng mực và ôn hòa, Hoàng hậu không phải là người có óc tân tiến triệt để và chống lại mọi truyền thống xưa như thoạt tiên người ta có thể nghĩ. Bà cảm thấy tiếc rằng có một phần, may mắn là rất nhỏ, thiếu nữ người Nam thích tân tiến quá đáng về thời trang hay thể thao. Bà không thích nghe nói đến ‘thi sắc đẹp’, ‘thi thanh lịch’, ‘trình diễn áo tắm’… Hoàng hậu quan tâm đến việc đào tạo một lớp tinh hoa mới với những nữ bác sĩ, nữ dược sĩ, nữ luật sư, nữ giáo viên, nữ giáo sư, nữ ký giả… Nhưng đối với Hoàng hậu, có một con đường mở ra cho tất cả phụ nữ, đó là vừa giữ nhiệm vụ đầu tiên làm người mẹ, người vợ, đồng thời là bàn tay cứu giúp cho mọi kẻ bất hạnh trên cõi đời này. Chính là tấm lòng bác ái của bà, cũng như lòng ngưỡng mộ trước sắc đẹp của bà, khiến cho Hoàng hậu hết sức được lòng dân trong nước, được khâm phục tại Pháp và tại các nước.” – Tờ báo Le Soir d’Asie tại Sài Gòn, năm 1942

“Trong suy nghĩ của tôi, hình ảnh Hoàng đế luôn đi đôi với gương mặt dịu hiền của Hoàng hậu, người bạn đường của Hoàng đế những lúc vui và những lúc khó khăn. Tôi càng thấy cần phải nói đến Hoàng hậu vì bà luôn luôn ảnh hưởng trên Hoàng đế theo chiều hướng tốt nhất. Gốc người Nam Kỳ, theo Thiên Chúa giáo, được giáo dục phần lớn tại Paris, nơi đó bà có nhiều bạn bè, Hoàng hậu, theo tôi, là thí dụ tốt đẹp nhất của sự kết hợp hài hòa giữa Đông và Tây mà nước Pháp đã thực hiện tại Nam Kỳ.” – Toàn quyền tại Đông Dương Jean Decoux, năm 1949

kỉ niệm 70 năm chiến thắng điện biên phủ - 70 câu hỏi-đáp về chiến thắng điện biên phủ

kỉ niệm 70 năm chiến thắng điện biên phủ - 70 câu hỏi-đáp về chiến thắng điện biên phủ

Kỉ Niệm 70 Năm Chiến Thắng Điện Biên Phủ - 70 Câu Hỏi-Đáp Về Chiến Thắng Điện Biên Phủ

Nhân kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2024), để giúp các bậc phụ huynh, các em đội viên, thiếu nhi, các tổ chức cơ sở Đội, các thầy cô giáo và anh chị phụ trách Đội… có tư liệu học tập, tìm hiểu, tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, chúng tôi xuất bản cuốn sách 70 câu hỏi - đáp về chiến thắng Điện Biên Phủ.

Với cách thể hiện gần gũi, cuốn sách gồm những câu hỏi và đáp án ngắn gọn về địa danh, chiến thuật, chiến dịch, ý nghĩa lịch sử, gương anh hùng, liệt sĩ… Hi vọng cuốn sách sẽ là cẩm nang bổ ích cho các em đội viên, thiếu nhi ham thích tìm hiểu về lịch sử, cũng như phục vụ cho các hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các trường học trong cả nước

MỜI CÁC BẠN VÀ CÁC EM TÌM ĐỌC BỘ SÁCH KỈ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ

• Điện Biên Phủ Của Chúng Em

• Người Lính Điện Biên Kể Chuyện

• Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Thời Trẻ

• Lá Cờ Chuẩn Đỏ Thắm

• Chuyện Ở Đồi A1

• Người Người Lớp Lớp

• Người Thợ Chữa Đồng Hồ Tại Đường Hầm Số 1

• 70 Câu Hỏi - Đáp Về Chiến Thắng Điện Biên Phủ

• Mùa Ban Thay Áo

• Những Kí Ức Điện Biên

• Phía Núi Bên Kia

• Phan Đình Giót

• Bế Văn Đàn

• Tô Vĩnh Diện

• Kể Chuyện Điện Biên Phủ

• Kí Họa Trong Chiến Hào - Nhật Kí Chiến Tranh Của Một Người Lính Trẻ Trong Chiến Dịch Điện Biên Phủ

• …

15 bí kíp giúp tớ an toàn - cẩm nang phòng tránh thiên tai

15 bí kíp giúp tớ an toàn - cẩm nang phòng tránh thiên tai

Do điều kiện khí hậu và phần lớn diện tích là đồi núi, cao nguyên, sông suối dày đặc, Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với thiên tai gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Thêm vào đó, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai tại Việt Nam ngày càng diễn biến phức tạp hơn với sự gia tăng về tần suất và cường độ. Thiên tai đã, đang và sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân Việt Nam, đặc biệt là trẻ em.

Nằm trong bộ sách 15 Bí Kíp Giúp Tớ An Toàn, cuốn Cẩm Nang Phòng Tránh Thiên Tai sẽ cung cấp những kiến thức, kĩ năng cần thiết giúp nhận biết dấu hiệu và chủ động phòng chống hoặc tránh trước các hiện tượng thiên tai xảy ra trong cuộc sống thường ngày:

Phòng tránh lũ lụt

Phòng tránh sạt lở đất

Phòng tránh sét

Phòng tránh rét hại

Phòng tránh nắng nóng

...

Tìm đọc thêm về các chủ đề khác trong bộ sách 15 Bí Kíp Giúp Tớ An Toàn:

- Cẩm nang phòng tránh tai nạn thương tích

- Cẩm nang phòng tránh xâm hại trẻ em

- Cẩm nang phòng tránh đuối nước

- Cẩm nang an toàn chung cư

- Cẩm nang sử dụng Internet an toàn và hiệu quả

- Cẩm nang phòng tránh bắt nạt và bạo lực học đường

- Cẩm nang phòng tránh thiên tai

tổ chức dạy học trải nghiệm trong môn lịch sử và địa lí thcs - phần lịch sử (theo chương trình gdpt 2018 và sgk mới)

tổ chức dạy học trải nghiệm trong môn lịch sử và địa lí thcs - phần lịch sử (theo chương trình gdpt 2018 và sgk mới)

Tổ Chức Dạy Học Trải Nghiệm Trong Môn Lịch Sử Và Địa Lí THCS - Phần Lịch Sử (Theo Chương Trình GDPT 2018 Và SGK Mới)

Cuốn sách Tổ Chức Dạy Học Trải Nghiệm Trong Môn Lịch Sử Và Địa Lí THCS - Phần Lịch Sử (Theo Chương Trình GDPT 2018 Và SGK Mới) được biên soạn trên tinh thần bám sát quan điểm, mục tiêu của CTGDPT 2018 phù hợp với triển khai dạy học trên cứ liệu là các bộ SGK Lịch sử - Địa lí mới. Cuốn sách gồm 3 phần:

Chương 1: Định hướng môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Chương 2: Một số vấn đề chung về tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông. Trên cơ sở nêu quan niệm và ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Lịch sử, chương này trình bày bản chất , quy trình, hình thức nội dung cũng như yêu cầu của tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực người học và gợi ý một số hình thức trải nghiệm tiêu biểu trong môn học. Các hình thức này có thể được vận dụng ngay trong chủ đề dạy học của một lớp cũng có thể được tích hợp thực hiện như một hoạt động giáo dục cho khối lớp.

Chương 3: Phương pháp, biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông. Chương này hướng dẫn phương pháp và biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học bài Lịch sử nội khóa và ngoại khóa. Bên cạnh phần lý thuyết, các tác giả đưa ra gợi ý một số hoạt động trải nghiệm có tính ứng dụng cao trong những bối cảnh, tình huống, chủ đề dạy học cụ thể. Qua đó, giúp người đọc dễ hình dung về cách thức khai thác hoạt động trải nghiệm trong dạy và học Lịch sử theo định hướng của chương trình, SGK mới.

Phần Phụ lục. Hướng dẫn thiết kế một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học Lịch sử nội khóa và ngoại khóa trên cứ liệu của cả ba bộ SGK Lịch sử - Địa lí lớp 6 mới.

Cuốn sách là tâm huyết, cũng là trải nghiệm thực tiễn của chính những giảng viên, giáo viên đang trực tiếp viết SGK mới và làm công tác dạy học ở nhiều cơ sở giáo dục khác nhau. Hi vọng cuốn sách sẽ là tài liệu đồng hành hữu ích cùng các thầy cô giáo, các bạn học sinh và những người quan tâm đến vấn đề đổi mới dạy học trong nhà trường.

    Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

    Liên Hệ