đi dọc hà nội (tái bản 2024)

đi dọc hà nội (tái bản 2024)

Đi Dọc Hà Nội

“Đi dọc Hà Nội” cùng với “Đi ngang Hà Nội” là hai nửa hoàn thiện nên chân dung một Hà Nội thăng trầm theo dòng lịch sử. Nhưng ở đây là một lịch sử khác với những cuốn sách sử khoa giáo, mà là một lịch sử phong tục, những lối ăn ở sinh hoạt, những thứ vật chất đã sinh ra và mất đi trong một đô thị.

Nguyễn Ngọc Tiến đã tỉ mỉ theo dõi và tìm tòi những tư liệu lịch sử của một Hà Nội còn chưa được đào xới hết, từ những chuyện di sản như những con đê trong thành phố, những chiếc ban công kiểu nhà Tây, vỉa hè cột điện, nơi sống và nơi chết của con người… cho đến chuyện lối sống từ việc quản lý hộ tịch đến hàm răng đen của người phụ nữ thành thị xưa, từ những phong tục gần với nếp sống ở làng quê đến những thứ chỉ Hà Nội mới có…

Tất cả toát lên một niềm khoan khoái khám phá nhẩn nha, như người đi dạo trong phố xuyên thời gian, để cùng một địa điểm như được ghé thăm nhiều lần qua nhiều niên kỷ. Mỗi lần lại bóc một lớp màn che phủ để rõ hơn về thân phận của phố, của một đô thị lắng đọng văn hóa của đất nước.

41 bài viết trong tập được chỉnh lý in lần này, cùng với “Đi ngang Hà Nội” là hai cuốn sách đã được trao giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội 2012 vì những đóng góp trong việc khắc họa sâu hơn chân dung của thành phố nghìn năm tuổi.

làng làng phố phố hà nội

làng làng phố phố hà nội

Làng Làng Phố Phố Hà Nội

Trong số các tỉnh thành ở Việt Nam, ít có nơi nào mà những biến đổi về hành chính, dân cư, văn hóa lại diễn ra một cách phức tạp, xếp chồng nhiều lớp lên nhau như ở Hà Nội, từ hàng nghìn năm trước cho đến tận ngày hôm nay. Thế nhưng, bất chấp lịch sử bề bộn đó, cũng ít nơi nào mà người ta lại quan tâm đến "căn tính" của một thành phố đến vậy: gốc Hà Nội là gì, người Hà Nội là như thế nào? Đối với Nguyễn Ngọc Tiến, Hà Nội đã không còn xa lạ, nếu không muốn nói đã "nhẵn mặt" trong các trang viết của ông. Nhưng mỗi lần đi, thấy và viết về Hà Nội, Nguyễn Ngọc Tiến luôn gợi mở những góc nhin rất mới, rất lạ và thú vị. Trong cuốn sách lần này, Làng làng phố phố Hà Nội, đó là hình ảnh một thành phố vừa quê mùa, cổ kính với các lễ hội, các làng nghề truyền thống, vừa hiện đại, phồn hoa khi từng là kinh đô của các triều đại phong kiến, là thủ phủ của Liên bang Đông dương thuôc Pháp, và là thủ đô của nước Việt Nam hôm nay. Làng và phố vừa tương phản với nhau, song song tồn tại làm nên diện mạo rất đặc biệt của Hà Nội, mà nếu thiếu đi một, hoặc nếu cố tình loại bổ một, thì đó không còn là Hà Nội.

qua đêm ở nhà các vua nguyễn

qua đêm ở nhà các vua nguyễn

Qua Đêm Ở Nhà Các Vua Nguyễn

Qua đêm ở nhà các vua Nguyễn là cuốn sách tập hợp các bài viết thể hiện quan điểm, suy ngẫm của tác giả Nguyễn Ngọc Tiến về lịch sử, văn hóa, xã hội Việt Nam trong quá khứ cũng như trong hiện tại.

Trong bài viết “Qua đêm ở nhà các vua Nguyễn”, tác giả kể lại một lần đặc biệt khi có cơ hội được nghỉ lại trong Hoàng Thành Huế và tác giả đã chọn nằm nghỉ ngay trên nền điện Càn Thành. Nền điện này xưa kia từng là cấm cung sang trọng và lộng lẫy, dùng làm chỗ nghỉ của các vua nhà Nguyễn, nhưng nay chỉ còn là một nền đất hoang lạnh. Trong bối cảnh và không gian đặc biệt đó, tác giả có cơ hội suy ngẫm về lịch sử, từ đó liên tưởng và suy ngẫm về hiện tại, về thế thái nhân tình.

Nguyễn Ngọc Tiến viết về Hà Nội nhiều và hay, điều đó nhiều người đã biết và phong cho ông danh xưng nhà Hà Nội học. Nhưng Nguyễn Ngọc Tiến còn viết rộng hơn thế, ông viết về đất nước mình cũng phong phú và thú vị không kém. Đất nước trên trang viết của ông có khi nhọc nhằn và đau khổ theo chân những người đồng bào chạy dịch Covid từ Nam ra Bắc, lại có khi phong tình quyến rũ trong hương vị của “mắm Nghệ, lòng giòn, rượu ngon, cơm trắng”. Đất nước trong suy tư của Nguyễn Ngọc Tiến có những vang bóng và suy tàn của những giá trị văn hóa, có những huyền thoại của lịch sử anh hùng và bao điều nhũng loạn của thời buổi rối ren.

Tập tản văn “Qua đêm ở nhà các vua Nguyễn” là chắt lọc những trải nghiệm và suy tư về đất nước của ông, ở đó lắng đọng niềm trăn trở của một khách phong trần nặng tình núi sông

lính hà

lính hà

Lính Hà

Truyện là cuộc hành trình từ hè phố Hà Nội tới miền rừng hoang thốt nốt xứ Tây Nam, trong bối cảnh cuộc chiến biên giới âm thầm mà khốc liệt ngay sau ngày Giải phóng. Phố phường Hà Nội đưa người vào cuộc chiến. Lính Hà tản mát thành những số phận khác nhau trên con đường binh nghiệp. “Lính Hà” ở đây là lính Hà Nội, đám lính lắm khi bông phèng, vô kỷ luật, nhưng cũng thừa mơ mộng, si tình với những phút giây “gục lên súng mũ bỏ quên đời”. Có người chấp nhận vùi tuổi trẻ của mình vào chiến trận, có người “tuột xích”, đào ngũ trở về. Đó là vấn đề của chiến tranh: người ta chỉ sống một lần.

Lính Hà vừa mang dáng vóc của một tiểu thuyết, lại vừa như một tự truyện với nhân vật “tôi” chính là tác giả. Đọc Lính Hà thấy Nguyễn Ngọc Tiến viết dễ dàng như lấy chữ trong túi ra. Bằng ngòi bút của một nhà báo, dường như anh chỉ việc hồi tưởng, lần tìm trong ký ức trận mạc của mình và rỉ rả kể lại một câu chuyện với đầy đủ những cảm xúc, những suy tư có thực. Sự thực, tự nó đã hấp dẫn. Trong chất văn tự nhiên, mộc mạc, tỉnh queo ấy xao xác hiện lên một khuôn mặt chiến tranh vừa lạ, vừa quen. Có ra đi, có trở về, có những cái chết không hẹn trước và cả những cắc cớ, dang dở muôn thuở của đời lính, tình lính. Chuyện lính trẻ bao giờ cũng xót xa…

 

    Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

    Liên Hệ