những trang sử vẻ vang - từ trước cuộc nội thuộc tàu đều đầu triều gia long

những trang sử vẻ vang - từ trước cuộc nội thuộc tàu đều đầu triều gia long

<p>LỜI GIỚI THIỆU</p>

<p>Năm 1944 bố tôi viết cuốn Những trang sử vẻ vang và được Nhà xuất bản Mai Lĩnh phát hành. Khi đó bố tôi mới 38 tuổi. Chúng tôi rất vinh hạnh khi được bố tôi viết ở đầu sách: “ u yếm mong bốn con Lân Tuất, Tề Chỉnh, Lân Dũng, Lân Cường sau này sẽ tìm thấy ở ‘Những trang sử vẻ vang’ một nguồn sống mạnh mẽ và xứng đáng”. Hôm nay anh và chị tôi đều đã về với bố và mẹ tôi, nên tôi xin thay mặt 6 đứa con trai còn lại của bố mẹ tôi viết vài lời giới thiệu này.</p>

<p>Bố tôi là một nhà giáo xuất thân từ một làng quê nghèo. Năm 1925, ở tuổi 19, bố tôi đã viết cuốn tiểu thuyết đầu tay Cậu bé nhà quê, tác phẩm này cùng với Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách được coi là những tiểu thuyết đầu tiên ở nước ta. Sau đó bố tôi còn viết ba cuốn tiểu thuyết khác là Khói hương (1935), Ngược dòng (1936) và Hai ngả (1938).</p>

<p>Trong Vài lời ngỏ trước của cuốn Những trang sử vẻ vang, bố tôi tâm sự “mục đích của người viết quyển sách này chỉ là nhắc lại giữa bạn thanh niên những hành vi siêu việt của ông cha ta, để ai nấy đều có một tin tưởng mãnh liệt đối với tiền đồ của đất nước. Mình có tin rằng giống nòi mình không hèn, tổ tiên mình không kém, thì mình mới có đủ nghị lực mà gây cho non song một tương lai rực rỡ”. Tự đánh giá về cuốn sách này, bố tôi đã nói rõ: “Biên quyển sách này, thuật giả không có cái cao vọng làm công việc một sử gia dày công nghiên cứu mà chỉ mong làm một nhà cổ động kêu gọi bạn trẻ nên quay về tìm ở trang sử cũ nước nhà một lẽ sống xứng đáng cho cuộc đời mình”.</p>

<p>Qua hai tập sách, bố tôi đã kể lại 65 mẩu chuyện về những tấm gương đáng ghi nhớ trong lịch sử nước nhà. Bên cạnh những nhân vật lịch sử danh tiếng đã được ghi tên trên đường phố thủ đô hay tại nhiều thành phố khác, còn có những nhân vật mà tôi và chắc là nhiều người khác, chưa hề nghe đến. Đó là Lưu Định, Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Phạm Hạp, Nguyễn Dương, Đỗ Khắc Chung, Trần Thời Kiếm, Lê Dác, Võ Duy Dương, Lê Cảnh Tuân, Nguyễn Súy, Nguyễn Thái Bạt, Lê Tuấn Kiệt, Mạc Ngọc Liễn, Nguyễn Tự Niên, Nguyễn Công Hãng, Chân Thị, Duy Vỹ, Lý Trần Quán, Phan Thị Thuấn, Trần Công Thước, Nguyễn Khoa Đăng, Nguyễn Đăng Trường, Trần Phương Bính, Trần Danh Án, Trần Quang Châu, Nguyễn Đình Giản, Lê Quýnh, Nguyễn Viết Triệu, Nguyễn Văn Quyên, Nguyễn Thị Kim, Võ Tánh, Ngô Tuần Châu. Mỗi nhân vật đều được ghi rõ sự tích, kèm theo các văn bản chữ Hán (có lời dịch) ghi nhận từng chiến tích.</p>

<p>Lời cuối sau Tập 2, bố tôi đã viết: “Ngày nay tuy nước ta chia ra ba kỳ với những chế độ chính trị khác nhau, nhưng người trong nước đều đã biết rằng mình cùng một nòi giống, cùng một tổ tiên, cùng một lịch sử, cùng một tiếng nói, nên cùng vui cùng buồn với nhau, và nhất định nắm tay nhau mạnh bạo bước trên con đường tiến bộ để làm cho nước Việt Nam trở nên một nước phú cường, xứng đáng với ‘Những trang sử vẻ vang’ của ông cha ta để lại”.</p>

<p>Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!</p>

<p>Nguyễn Lân Dũng

__________

TÁC GIẢ:</p>

<p>Nguyễn Lân (1906-2003) là một nhà giáo, nhà văn, nhà biên soạn từ điển và nhà nghiên cứu. Ông là người có công trong việc xây dựng bộ môn và khoa tâm lý học, giáo dục học của hệ thống các trường sư phạm ở Việt Nam. Ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân đợt đầu tiên năm 1988.</p>

<p>Tám người con của ông đều là những nhà khoa học xuất sắc, nổi tiếng của đất nước. Tên của ông được đặt tên cho một tuyến phố ở Hà Nội và một đường ở quê nhà của ông là thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.</p>

nguyễn trường tộ

nguyễn trường tộ

Nguyễn Trường Tộ - Ngọn Hải Đăng Soi Sáng Trong Bão Táp

Cuối thế kỷ 19, Việt Nam đứng trước ngã rẽ lịch sử. Cùng với làn sóng xâm lược của các cường quốc Âu Mỹ, đất nước phải đối mặt với hai lựa chọn: bế quan tỏa cảng hoặc hòa nhập với dòng chảy văn minh thế giới. Trong bối cảnh đầy biến động ấy, Nguyễn Trường Tộ đã xuất hiện như một ngọn hải đăng soi sáng, một nhà tiên phong với tầm nhìn chiến lược và khát vọng canh tân đất nước.

Một Tâm Hồn Yêu Nước và Tầm Nhìn Chiến Lược

Nguyễn Trường Tộ là một trong số ít những người dám lên tiếng, đưa ra những bài điều trần đầy thuyết phục, kêu gọi vua Nguyễn mở cửa, tiếp thu tinh hoa văn minh phương Tây. Ông nhận thức sâu sắc rằng, để tồn tại và phát triển, Việt Nam không thể mãi mãi đóng cửa, mà cần phải hội nhập với thế giới, tiếp thu những giá trị tiên tiến.

Những Chính Sách Cải Cách Tiên Phong

Trong các bản điều trần của mình, Nguyễn Trường Tộ đã đưa ra nhiều chính sách cải cách táo bạo trên các lĩnh vực kinh tế, quân sự, giáo dục, ngoại giao. Ông đề xuất mở cửa thương mại, phát triển công nghiệp, xây dựng quân đội hiện đại, nâng cao trình độ dân trí, cải thiện đời sống nhân dân. Những chính sách này đều hướng đến mục tiêu đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, vươn lên sánh vai với các cường quốc.

Một Tâm Hồn Bị Lãng Quên

Thật đáng tiếc, những ý tưởng và tầm nhìn của Nguyễn Trường Tộ không được vua Nguyễn trọng dụng. Sau khi ông mất, rất ít người nhớ đến công lao to lớn của ông.

Giọng Nói Của Lịch Sử

Nhà giáo Nguyễn Lân, với lòng kính phục và sự thấu hiểu sâu sắc, đã dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu các tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ. Ông đã xuất bản cuốn sách "Nguyễn Trường Tộ - Ngọn Hải Đăng Soi Sáng Trong Bão Táp" để giới thiệu đến bạn đọc chân dung một nhà yêu nước lỗi lạc, một bậc tiền bối có công với đất nước, nhưng bị lãng quên một thời gian dài.

Đánh Giá Chung

Cuốn sách "Nguyễn Trường Tộ - Ngọn Hải Đăng Soi Sáng Trong Bão Táp" là một tác phẩm lịch sử giá trị, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trường Tộ. Qua đó, chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của việc học hỏi tinh hoa văn minh thế giới, và tự hào về những con người yêu nước, có tầm nhìn chiến lược, đã góp phần đáng kể cho sự phát triển của dân tộc.

    Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

    Liên Hệ