con đường văn sĩ

con đường văn sĩ

<p>Con Đường Văn Sĩ</p>

<p>Cùng với những độc giả yêu văn chương, muốn tìm hiểu thêm về nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, cuốn sách đặc biệt nhắm đến các bạn đọc trẻ tuổi: Những người đang háo hức và băn khoăn, quả quyết và khắc khoải bước vào đời với khát khao lập thân lập nghiệp giống như bậc tiền nhân của mình…</p>

<p>---</p>

<p>Nhà văn NGUYỄN HUY TƯỞNG sinh ngày 6.5.1912 trong một gia đình Nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội). Những năm tháng tuổi trẻ, ông tham gia các phong trào yêu nước của thanh niên, học sinh ở Hải Phòng; hoạt động Truyền bá quốc ngữ, Hướng đạo sinh. Năm 1943 ông gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật. Tháng 8.1945, Nguyễn Huy Tưởng được cử tham dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào. Cách mạng tháng Tám thành công, ông trở thành người lãnh đạo chủ chốt của hội Văn hóa cứu quốc và là đại biểu Quốc hội khóa 1 năm 1946. Sau 1954, ông là thành viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam, Uỷ viên Ban chấp hành. Nguyễn Huy Tưởng là một trong những người sáng lập và là giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồng. Do mắc bệnh hiểm nghèo, ông mất ngày 25.7.1960 tại Hà Nội.</p>

<p>Trong cuộc đời sáng tác văn chương, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã đoạt nhiều giải thưởng, trong đó có Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật, đợt I, năm 1996.</p>

<p>CÁC TÁC PHẨM CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN HUY TƯỞNG</p>

<p>- KỊCH:</p>

<p>- Vũ Như Tô (1941)</p>

<p>- Cột đồng Mã Viện (1945)</p>

<p>- Bắc Sơn (1946)</p>

<p>- Những người ở lại (1948)</p>

<p>- Anh Sơ đầu quân (1949)</p>

<p>- Lũy hoa (truyện phim, 1960)</p>

<p>- TIỂU THUYẾT:</p>

<p>- Đêm hội Long Trì (1942)</p>

<p>- An Tư (1944)</p>

<p>- Truyện anh Lục (1955)</p>

<p>- Bốn năm sau (1959)</p>

<p>- Sống mãi với Thủ đô (1961)</p>

<p>- KÝ:</p>

<p>- Ký sự Cao Lạng (1951)</p>

<p>- Gặp Bác (1955)</p>

<p>- Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng (3 tập, 2006)</p>

<p>- TRUYỆN THIẾU NHI:</p>

<p>- Cô bé gan dạ (1941)</p>

<p>- Chiến sĩ canô (1952)</p>

<p>- Tìm mẹ (1954)</p>

<p>- Con cóc là cậu ông Giời (1956)</p>

<p>- Thằng Quấy (1956)</p>

<p>- An Dương Vương xây thành ốc (1957)</p>

<p>- Hai bàn tay chiến sĩ (1958)</p>

<p>- Kể chuyện Quang Trung (1960)</p>

<p>- Lá cờ thêu sáu chữ vàng (1960)</p>

<p>Nhiều tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng cũng được xuất bản thành các tuyển tập, toàn tập…</p>

văn học trong nhà trường - kịch và văn

văn học trong nhà trường - kịch và văn

<p>“Không bao giờ nhiều lời huênh hoang, anh [Nguyễn Huy Tưởng] đã hiểu sâu sắc cái sứ mệnh của người cầm bút, nó là cái nghề xây dựng tâm hồn nhưng cũng có thể phá phách tâm hồn.” - Nhà văn NGUYỄN ĐÌNH THI</p>

<p>“Với Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng là một nghệ sĩ tài năng, ông còn là một trí thức lớn, nghĩa là người mang tài năng, trí óc và tâm hồn mình cống hiến cho dân tộc và cho nhân loại.” - GS ĐỖ ĐỨC HIỂU</p>

<p>“Các tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng, dù là tiểu thuyết, hay kịch, hay ký sự nữa, cũng đều gần chất sử thi.” - Nhà văn NHƯ PHONG</p>

<p>“Sống mãi với thủ đôcó cái đường bệ, chín chắn của một tác phẩm vào cỡ lớn. Được dựng lên bằng một cây bút có nghề, có mực thước, có sự thận trọng, công phu tìm tòi suy nghĩ, có tấm lòng yêu dấu và chân thành của người viết.” - Nhà văn KIM LÂN</p>

<p>Nhằm giúp các bạn học sinh có một nền tảng kiến thức văn học phong phú, vững vàng, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức biên soạn bộ sách Văn học trong nhà trường.</p>

<p>Bộ sách sẽ lần lượt giới thiệu tác phẩm của các tác giả thuộc nhiều trào lưu, thể loại, thời kì...</p>

<p>Ngoài giá trị tư liệu học tập, hi vọng bộ sách còn giúp bồi dưỡng thêm tình yêu văn học, khích lệ tư duy sáng tạo giúp người đọc có được cho mình những nhận định khách quan và hợp lí.</p>

<p>Mời các bạn tìm đọc</p>

<p>• TRUYỆN KIỀU</p>

<p>• TRUYỆN NGẮN NAM CAO</p>

<p>• GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA</p>

<p>• SỐ ĐỎ</p>

<p>• HÀ NỘI BĂM SÁU PHỐ PHƯỜNG</p>

<p>• TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG HOAN</p>

<p>• THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG</p>

<p>• THƠ NGUYỄN BÍNH</p>

<p>• THƠ XUÂN QUỲNH</p>

<p>• THƠ NGUYỄN KHUYẾN</p>

<p>• NGUYỄN HUY TƯỞNG - KỊCH VÀ VĂN</p>

<p>• CON CHIM XANH</p>

<p>• LÃO HÀ TIỆN</p>

<p>• TRƯỞNG GIẢ HỌC LÀM SANG</p>

<p>•…</p>

sống mãi với thủ đô (tái bản 2024)

sống mãi với thủ đô (tái bản 2024)

<p>Sống Mãi Với Thủ Đô</p>

<p>Sống mãi với Thủ đô là thiên sử thi hào hùng bi tráng về cuộc chiến đấu bảo vệ Thủ đô sau ngày toàn quốc kháng chiến (năm 1946) của những con người quả cảm. Sống mãi với Thủ đô đã xây dựng bức tranh sống động về Hà Nội và tình yêu tha thiết tự hào về người Hà Nội hào hoa, thanh lịch mà bất khuất kiên cường…</p>

<p>“Tôi tin rằng chúng ta, những người đã trải qua cuộc kháng chiến chín năm và lớp người lớn lên trong hòa bình sau này sẽ cảm ơn nhà văn ở nhiều trang tuyệt đẹp về những ngày Thủ đô chuẩn bị kháng chiến, và hai đêm đầu tiên của cuộc chiến đấu đầy ác liệt ấy. Anh [Nguyễn Huy Tưởng] đã ghi chép một cách tỉ mỉ và tài tình cái không khí bị nén chặt đang đợi cơ hội bùng nổ ra, những cảm giác hết sức tinh tế trong giờ phút nghiêm trang nhất của lịch sử… Cảnh nọ và cảnh kia chen lẫn nhau, như những tia sáng hướng dẫn người đọc lần lần tìm ra toàn cảnh, một bức tranh rất nhiều màu sắc.” - NGUYỄN KHẢI</p>

<p>“Tôi đọc Sống mãi với Thủ đô đã mấy chục năm nay thế mà vẫn còn giữ nguyên vẹn trong trí nhớ một chiếc lá sấu vàng khô cong như một tấm vàng giát, từ từ và lặng lẽ gieo mình xuống vạt cỏ ven Hồ Gươm trong một buổi chiều mùa đông của năm ấy – mùa đông 1946 – trong một sắc trời một màu xám đầy lạnh lẽo chứa đựng một cái gì gai gai, rờn rợn mà tôi có cảm tưởng chỉ ngòi bút của Nguyễn Huy Tưởng mới tả được hay đến như thế – về mấy ngày trước khi cuộc kháng chiến trường kì nổ ra.” - NGUYỄN MINH CHÂU</p>

<p>“Nói đến chất thơ trong Sống mãi với Thủ đô trước hết là nói đến cái nhìn sâu vào bên trong các biến cố của đời sống, phát hiện trong hiện tại những gì thuộc về quá khứ và báo hiệu cho tương lai… Trong nét vẽ rành rõ, sáng sủa của hiện tại, anh [Nguyễn Huy Tưởng] phủ lên một lượt mây mờ cổ kính của quá khứ và cũng đồng thời rọi chiếu một thứ ánh sáng rực rỡ của tương lai.” - PHONG LÊ</p>

<p>---</p>

<p>Nhà văn NGUYỄN HUY TƯỞNG (1912 – 1960)</p>

<p>Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6.5.1912 trong một gia đình Nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội). Những năm tháng tuổi trẻ, ông tham gia các phong trào yêu nước của thanh niên, học sinh ở Hải Phòng; hoạt động Truyền bá quốc ngữ, Hướng đạo sinh. Năm 1943 ông gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật. Tháng 8.1945, Nguyễn Huy Tưởng được cử tham dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào. Cách mạng tháng Tám thành công, ông trở thành một trong những người lãnh đạo hội Văn hóa cứu quốc và là đại biểu Quốc hội khóa 1 năm 1946. Sau 1954, ông là thành viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam, Uỷ viên Ban chấp hành. Nguyễn Huy Tưởng là một trong những người sáng lập và là giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồng. Do mắc bệnh hiểm nghèo, ông mất ngày 25.7.1960 tại Hà Nội.</p>

<p>Trong cuộc đời sáng tác văn chương, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã đoạt nhiều giải thưởng, trong đó có Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật, đợt I, năm 1996.</p>

    Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

    Liên Hệ