<p>“Nhưng còn có một yếu tố khác, đã khiến thơ Nguyễn Bính rung động lòng người trong nhiều thế hệ, đó là âm điệu. Bất cứ người Việt nào xa nước đã lâu mà không được trở về, tình cờ nghe thấy đâu đó một âm giai ngũ cung, trong lòng không khỏi gợn lên chút gì như tiếng sóng. Và những tiếng ru, tiếng ngâm, thường cũng gợi trong lòng họ những tiếng sóng ngầm. Thơ Nguyễn Bính, là một thứ âm thanh có thể gây ra trong lòng người Việt những tiếng sóng ngầm như thế…” (Nhà phê bình THỤY KHUÊ)</p>
<p>“Không ít sáng tác dân gian − một kho tàng nghệ thuật phong phú ở đồng bằng Bắc Bộ − đã nảy sinh trên cơ sở huyền thoại dai dẳng. Nó trở thành một bộ phận của đời sống người ta, vỗ về an ủi người ta. Và nó lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đến lượt mình, các sáng tác của Nguyễn Bính chính là bước tiếp nối cái mạch của người đi trước và nâng nó đến độ hoàn chỉnh, tức tạo ra cho nó một vẻ đẹp vốn chỉ có ở các vần thơ dân gian ưu tú nhất.” (Nhà phê bình VƯƠNG TRÍ NHÀN)</p>
<p>Mời các bạn tìm đọc TỦ SÁCH VĂN HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG</p>
<p>•TRUYỆN KIỀU</p>
<p>•TRUYỆN NGẮN NAM CAO</p>
<p>•GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA</p>
<p>•SỐ ĐỎ</p>
<p>•HÀ NỘI BĂM SÁU PHỐ PHƯỜNG</p>
<p>•THI NHÂN VIỆT NAM</p>
<p>•THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG</p>
<p>•THƠ VĂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU</p>
<p>•THƠ NGUYỄN BÍNH</p>
<p>•THƠ XUÂN QUỲNH</p>
<p>•…</p>