Giáo Trình Hán Ngữ Msutong Sơ Cấp - Quyển 1
Giáo trình Hán ngữhiện nay có rất nhiều bộ với nhiều đặc điểm, ưu điểm riêng. Tuy nhiên, với sự thay đổi về lượng kiến thức của kì thi HSK thì giáo trình Hán ngữ Msutong là bộ sách đang đáp ứng yêu cầu nhất hiện nay.
Giáo Trình Hán Ngữ Msutong Sơ Cấp 1
Cuốn sáchnằm trongBộ Giáo trình Hán ngữ Msutong sơ cấp. Đây là Bộ giáo trình chính thống, mới nhất được xuất bản năm 2019 bởi các chuyên gia hàng đầu về Giáo dục Hán ngữ Quốc tế của Trường Đại học Phúc Đán.
Bộ sách được phát hành bởi NXB Đại học Ngôn ngữ và Văn hóa Bắc Kinh – đơn vị số một trong lĩnh vực nghiên cứu và xuất bản sách Hán ngữ cho người nước ngoài. Bộ giáo trình được ra mắt tại Việt Nam năm 2020 bởi Nhà sách Bác Nhã.
Bộ sách có tính cập nhật về phương pháp giảng dạy mới, tiên tiến nhất, cũng như nội dung và hình thức mang tính ứng dụng cao, phù hợp với xã hội hiện đại.
“Giáo trình Msutong sơ cấp” giúp bạn nhanh chóng tự đạt được các kiến thức một cách có hệ thống và hiệu quả, trực tiếp ứng dụng được vào đời sống và có đủ kiến thức thi HSK, cụ thể là HSK 3 và HSKK sơ cấp.
Cuốn sách giúp bạn nắm vững:
- Phát triển 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết thành thạo giao tiếp 10 chủ đề cơ bản trong đời sống hàng ngày
Các chủ điểm trong cuốn giáo trình Hán ngữ Msutong sơ cấp quyển 1
Nội dung sách Giáo trình Hán ngữ Msutong sơ cấp Quyển 1
- Bài 3: Rất vui khi được gặp bạn
- Bài 6: Bạn làm việc ở đâu?
- Bài 7: Ngân hàng Trung Quốc ở đâu ?
- Bài 8: Sinh nhật của bạn là ngày tháng nào?
- Bài 9: Bạn thích phim Mỹ hay phim Trung Quốc ?
- Bài 10: Nhà bạn có mấy người ?
Mỗi bài học đều được đề rõ về mục tiêu đạt được, tóm lược các kiến thức về ngữ pháp, từ ngữ trọng điểm mỗi bài học.
Bộ giáo trình được thiết kế khoa học
Giáo trình thiết kế 5 hoạt động chính cho mỗi bài học, từ khơi gợi kiến thức đến tổng kết nội dung:
- Khởi động: Đưa ra một số câu hỏi, hình ảnh liên quan đến bài học để giúp người học tiếp cận một cách tốt nhất.
- Từ vựng: Từ vựng được thể hiện đầy đủ: Chữ Hán, phiên âm, từ loại, dịch nghĩa và ví dụ. Vô cùng dễ hiểu
- Từ ngữ trọng điểm: Giải thích các cấu trúc ngữ pháp bằng ví dụ, sau đó áp dụng vào bài tập để người học vận dụng vào từng tình huống.
- Hoạt động: Thực hành một số bài tập nghe nói, đọc hiểu, phân vai, chơi trò chơi để áp dụng kiến thức vào thực tế.
- Bài tập mở rộng: Đa dạng các bài tập để kiểm tra kiến thức đã học như điền từ, nghe, chọn đáp án đúng…
- Tự tích lũy: Sau mỗi bài học, bạn có thể tự viết thành một đoạn văn dài 4-5 câu về kiến thức đã học được. Phần này đói hỏi người học phải chủ động, ghi nhớ bài học, luyện viết từ đó nhớ sâu hơn kiến thức và mặt chữ.