<p>Lời Cỏ Cây - Bàn Về Thân Phận Con Người Trong Cuộc Đời</p>
<p>Lời của cỏ cây, lời hoa lá, lời của thật thà, lời yêu thương.</p>
<p>Được mệnh danh là nhà điêu khắc ngôn từ của văn học Hungari, Márai Sándor mang trong mình sứ mệnh của người Hung, đêm cuộc sống đời sống ấy đi sang nước Ý hay nước Mỹ hay khắp châu Âu này để sáng tạo nên các tác phẩm có giá trị. Ông chọn cho mình cái vai kẻ bị đoạ đày, bị đày ải, bị xua đuổi…</p>
<p>Lời cỏ cây - bàn về thân phận con người của ông, nó khác hẳn với tác phẩm khác là dạy người ta phải làm cái này, nên làm cái kia sao cho đúng, cho phải, cho phù hợp với con người. Như tựa đề, những gì Márai Sándor muốn nói như thể lời cỏ cây thì thầm ve vuốt, giản đơn. Là tất cả những trải nghiệm cuộc sống, là hành trình trải nghiệm với đời, là tiếng lòng ông tâm sự với chúng ta để hiểu về thế giới này, về con người, về cuộc đời mà chúng ta sẽ đi qua.</p>
<p>Không lý thuyết, không triết lý, Lời cỏ cây không dạy chúng ta gì cả. Nó chân thật, nó chỉ nói về những gì gần gũi với chúng ta.</p>
<p>Tác phẩm ra đời như một phương thuốc xoa dịu nỗi đau của chiến tranh, chữa lành những tổn thương, nỗi cô độc của người Hungari đương thời.</p>
<p>- —————————-</p>
<p>Đây là một trích đoạn của tác giả về sự thất bại của con người</p>
<p>“ …nếu bạn sống trái với những quy tắc của mình, bạn sẽ buồn phiền vì sự thay đổi này. Ngay trong những tội lỗi và những nhầm lẫn của bạn, hãy tuân thủ những quy tắc sống của mình. Trong mắt người khác, bạn có thể thất bại vài ba lần nhưng với bản thân bạn không được phép trở nên mềm yếu, vì đấy là một sự thất bại thảm hại nhất”.</p>