đừng để những tin đồn ung thư giết chết bạn

đừng để những tin đồn ung thư giết chết bạn

<p>Ngày nay, việc một người sống thọ hơn 100 tuổi đã không còn là chuyện hiếm gặp. Chắc hẳn ai cũng mong muốn được sống lâu như vậy mà vẫn khỏe mạnh, minh mẫn.</p>

<p>Một trong những yếu tố to lớn quyết định ước nguyện đó có thành hiện thực hay không chính là “cách xử lý khi được kết luận bệnh”, nhất là đối với những căn bệnh mạn tính ‒ một vấn đề hiện vẫn chưa thể tìm ra cách xử lý phù hợp.</p>

<p>Cụ thể ở đây phải kể đến ung thư, một loại bệnh vốn vẫn chịu thành kiến là nan y và luôn khiến người đón nhận nó hoảng sợ không biết phải xử trí ra sao. Hơn nữa, bác sĩ ở bệnh viện nào khi gặp phải các khối u cũng đều muốn nhanh chóng “cắt bỏ” và “dùng thuốc chống ung thư”, trong khi đó những người không có chuyên môn lại chẳng thể đánh giá nổi những quyết định ấy là hợp lý hay phi lý. Kết cục là có nhiều người đã bị điều trị bằng những giải pháp không thỏa đáng.</p>

<p>Trong số những người nổi tiếng ở Nhật được chẩn đoán mắc ung thư, có rất nhiều người mất mạng không phải vì ung thư mà vì phẫu thuật hoặc vì dùng thuốc chống ung thư, có thể kể đến nghệ sĩ kịch Kabuki Nakamura Kanzaburo đời thứ 18, võ sĩ Sumo Chiyonofuji (lò luyện Kokonoe), nhà văn Watanabe Junichi, nữ diễn viên Kawashima Naomi, phóng viên làng giải trí Nashimoto Masaru, v.v.. Lý do dẫn đến cái chết của họ sẽ được tác giả Makoto Kondo trình bày ở các nội dung tiếp theo trong cuốn sách “Đừng để những tin đồn về ung thư giết chết bạn”, nhưng nếu những nhân vật đó được điều trị bằng biện pháp khác thì có thể hiện giờ họ vẫn đang hoạt động tích cực trong lĩnh vực của mình.</p>

<p>Khác với người thường, người nổi tiếng thường có nhiều mối quen biết trong ngành y. Thế nên dù bị ung thư hay bất cứ căn bệnh nào khác, họ cũng sẽ ngay lập tức nhận được sự chữa trị của các bác sĩ nổi tiếng hoặc những “đôi tay của Chúa”. Vậy mà họ vẫn không qua khỏi. Đây chính là bằng chứng cho thấy những phương pháp điều trị hiện đại vốn được coi là tiêu chuẩn thực ra vẫn thất bại ở điểm nào đó.</p>

<p>Người đối thoại cùng Makoto Kondo trong cuốn sách này là nhà văn Michitsuna Takahashi, tác giả cuốn tự truyện “Cảm ơn xơ gan, xin chào tiểu đường”. Mặc dù bằng tuổi với tác giả nhưng ngay từ thời trẻ, anh đã sống vô cùng sôi nổi và tích cực, hơn nữa anh còn là một nhân tài xuất chúng đã đạt giải thưởng văn chương danh giá Akutagawa khi chưa đầy 30 tuổi.</p>

<p>Tuy nhiên, năm 34 tuổi, anh đã phải phẫu thuật cắt bỏ 3/4 dạ dày vì căn bệnh loét tá tràng, rồi gần đây lại mắc thêm bệnh xơ gan và tiểu đường, chưa kể từng “thập tử nhất sinh” vì bệnh não gan. Trong quá trình điều trị, anh còn bị phát hiện thêm khối u trong thực quản, và đương lúc chuẩn bị phẫu thuật nội soi cắt bỏ khối u đó, các bác sĩ lại phát hiện anh có khối u khác trong dạ dày còn sót lại từ lần phẫu thuật trước. Tuy nhiên, nhờ thực hiện “phương pháp mặc kệ ung thư” của Makoto Kondo, đến nay anh vẫn tiếp tục sống mà không cần điều trị.</p>

<p>Anh Takahashi quả giống như một “bách hóa tổng hợp” của các loại bệnh, thế nên những trải nghiệm của anh vô cùng đáng giá. Trong khi họ cùng thảo luận về cách điều trị không chỉ ung thư mà cả những bệnh mạn tính như tiểu đường hoặc xơ gan, Makoto Kondo&nbsp; nhận thấy anh chính là người đối thoại thích hợp nhất cho cuốn sách này nên đã mời anh cộng tác.</p>

<p>Ung thư là gì? Ung thư giai đoạn đầu và ung thư giai đoạn tiến triển khác nhau thế nào? Ung thư giai đoạn đầu có thể chuyển thành ung thư giai đoạn tiến triển không? “Ung thư giả” và “ung thư thật” khác nhau ở điểm nào? Đâu là những vấn đề của phẫu thuật? Thuốc chống ung thư có tác dụng không? Phương pháp điều trị miễn dịch là gì? Thực hiện phương pháp mặc kệ ung thư có nghĩa là chúng ta nên mặc kệ mọi loại ung thư ư? Thế còn bệnh tiểu đường, xơ gan thì sao? Anh Takahashi còn đặt ra vô số câu hỏi khác, song Makoto Kondo sẽ tiến hành giải đáp từ bản chất vấn đề, bởi đối với tác giả, việc giải tỏa thắc mắc luôn là một niềm vui. Hơn nữa, Makoto Kondo tin rằng cuốn sách sẽ trở nên dễ đọc và dễ hiểu hơn khi được viết dưới hình thức đối thoại.</p>

<p>Hi vọng cuốn sách này sẽ hữu ích cho bạn.</p>

<p>---</p>

<p>Trích đoạn sách:</p>

<p>Đừng điều trị ung thư nếu không muốn khổ!</p>

<p>“Vậy là ung thư không hề có định nghĩa sao?” “Đúng vậy, vấn đề nảy sinh chính từ đó.”</p>

<p>Michitsuna Takahashi (từ đây sẽ được viết giản lược thành Takahashi): Tôi đang viết một loạt bài dài kỳ với tiêu đề “Những thử nghiệm của một nhà văn sau khi bị ung thư” cho Iwanami Shobo để đăng trên tạp chí Đồ thư thì được bác sĩ mời đối thoại, thật may mắn quá. Cho phép tôi hỏi thật nhiều nhé.</p>

<p>Makoto Kondo (từ đây sẽ được viết giản lược thành Kondo): Vậy hãy bắt đầu từ chính căn bệnh ung thư</p>

<p>Takahashi: Ắt hẳn, trong giới bác sĩ đã có nhiều người đưa ra lý thuyết về nguyên nhân gây bệnh ung thư rồi. Tôi có biết một lý thuyết cho rằng trong quá trình các tế bào gia tăng, ADN phải hứng chịu những ức chế nào đó khiến tế bào bị ung thư hóa. Tuy nhiên tôi vẫn chưa rõ, rốt cuộc thì ung thư là cái gì?</p>

<p>Kondo: Thực ra thì cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa về ung thư.</p>

<p>Takahashi: Bác sĩ nói sao, chưa có định nghĩa ư?</p>

<p>Kondo: Đúng vậy. Chúng ta không thể dùng từ ngữ đơn thuần để lý giải ung thư, vì việc này sẽ làm phát sinh nhiều vấn đề. Chỉ cần phát hiện cơ thể anh có một chứng bệnh đáng nghi nào đó, các bác sĩ sẽ lấy tế bào, rồi đem soi qua kính hiển vi. Sau đó, họ nhìn vào mặt anh mà nói: “Đó là ung thư”. Thế là anh bị ung thư thôi.</p>

<p>Takahashi: Tức là một người sẽ trở thành bệnh nhân ung thư chỉ theo cách đơn giản vậy sao?</p>

<p>Kondo: Cho đến khoảng thế kỷ 19, những người mắc ung thư đều qua đời dù có chữa trị hay không, nên căn bệnh này được định nghĩa là “bệnh nan y do gia tăng tế bào”. Tuy nhiên về sau, nhờ sự ra đời của nhiều thiết bị xét nghiệm tiên tiến, nên người ta đã phát hiện thêm nhiều triệu chứng nhỏ khác.</p>

<p>Takahashi: Bệnh này được phát hiện từ khá sớm đấy nhỉ.</p>

<p>Hễ thứ gì trông có vẻ hơi nguy hiểm là lập tức bị quy thành “ung thư”.</p>

<p>Kondo: Tuy nhiên, tế bào ung thư không phải “10 người 10 vẻ” mà là “1.000 người 1.000 vẻ”. Những tế bào tưởng chừng nguy hiểm thực chất lại lành tính, và ngược lại, những tế bào cứ ngỡ là lành tính hóa ra lại đang âm thầm hủy hoại cơ thể. Ngoài ra, còn rất nhiều trường hợp mơ hồ không thể kết luận chính xác.</p>

<p>Takahashi: Đúng là có nhiều trường hợp mơ hồ thật.</p>

<p>Kondo: Tuy nhiên, chỉ cần phát hiện thấy những tế bào có vẻ nguy hiểm là các bác sĩ xét nghiệm sẽ lập tức kết luận đó là khối u ác tính, hay nói cách khác là “ung thư”. Sau đó, họ chuyển kết quả tới các bác sĩ ngoại khoa để thông báo cho bệnh nhân. Chính các bác sĩ ngoại khoa cũng thường nói với các bác sĩ xét nghiệm thế này: “Cứ thấy cái gì đáng nghi thì các anh quy ra ung thư hết nhé.”</p>

<p>Takahashi: Có vẻ như chẳng mấy ai biết là ung thư không hề có định nghĩa nhỉ?</p>

<p>Kondo: Các bác sĩ không bao giờ nói ra điều đó, vì việc quy mọi nghi vấn thành “ung thư” sẽ dễ dàng hơn cho họ.</p>

<p>Takahashi: Có vẻ tôi đã hiểu hơn rồi đấy, có những bệnh là “ung thư thật” và có những bệnh không phải là ung thư.</p>

<p>Kondo: Anh có thể tạm chia chúng thành hai nhóm lớn: một nhóm “đã di căn đến các cơ quan khác vào thời điểm bị phát hiện và có điều trị cũng không khỏi”, và nhóm còn lại thì “có mặc kệ cũng không chết”, nhưng cả hai nhóm này đều bị gọi bằng cái tên chung là “ung thư”.</p>

<p>Cả hai loại ung thư của anh Takahashi - ung thư thực quản lẫn ung thư dạ dày - đều là “ung thư giả”.</p>

<p>Takahashi: Vậy chắc mỗi bác sĩ lại có định nghĩa khác nhau về ung thư phải không?</p>

<p>Kondo: Có thể hiểu như vậy. Đối với ung thư giai đoạn đầu, có bệnh viện gọi đó là “ung thư”, bệnh viện khác lại cho nó là “u lành tính”. Sự khác biệt về quan điểm này thể hiện rõ rệt ở các ca ung thư dạ dày. Hơn nữa, mỗi nước cũng có một cách nhìn nhận khác nhau. Một “cái nhọt” có thể được xem là khối u lành tính ở các nước Âu Mỹ nhưng tại Nhật Bản thì có khi lại bị liệt vào “ung thư”.</p>

<p>Takahashi: Tôi được phát hiện hai khối u dạ dày giai đoạn đầu, trong đó một khối có vẻ nguy hiểm. Họ cũng khuyên tôi nên phẫu thuật nội soi ngay nhưng tôi từ chối. Vợ tôi đã rất hoảng sợ sau khi nghe hai bác sĩ, một nội khoa một ngoại khoa, phán thế này: “Nếu không phẫu thuật ngay thì nửa năm nữa tình hình của anh nhà sẽ đáng ngại lắm”. Từ đó đến nay cũng được bốn năm rồi và tôi vẫn tiếp tục từ chối phẫu thuật.</p>

<p>Kondo: Anh làm vậy là rất đúng.</p>

<p>Takahashi: Vì tôi đã gặp nhiều khó khăn hơn tôi tưởng ở lần phẫu thuật nội soi ung thư thực quản trước đó.</p>

<p>Kondo: Cả ung thư dạ dày lẫn thực quản của anh đều là “ung thư giả”. Trường hợp này có thể cắt bỏ bằng nội soi vì chúng chỉ giới hạn trong niêm mạc và không có khả năng di căn.</p>

<p>Takahashi: “Ung thư giả” sao? Ý bác sĩ muốn nói một khối u có vẻ nguy hiểm nhưng thực chất chỉ là một thứ vô hại trú ngụ trong cơ thể mình thôi đúng không?</p>

<p>Hãy quên đi những thứ ung thư được phát hiện trong các kỳ kiểm tra sức khỏe!</p>

<p>Takahashi: Trước tiên, tôi muốn hỏi về phương pháp “mặc kệ ung thư”. Ý bác sĩ có phải là “hãy mặc kệ mọi loại ung thư” không?</p>

<p>Kondo: Anh có thể hiểu phương pháp đó theo nghĩa là “có những thứ cứ mặc kệ thì tốt hơn”.</p>

<p>Takahashi: Nhưng bác sĩ cũng khẳng định rõ ràng rằng những kỳ kiểm tra sức khỏe hầu như không có giá trị, phải vậy không?</p>

<p>Kondo: Có rất nhiều lý do để nói vậy, song tựu trung lại tôi nhận thấy kiểm tra sức khỏe là điều vừa không cần thiết vừa có hại. Vì phần lớn mọi người đều đi kiểm tra sức khỏe trong tình trạng khỏe mạnh, họ không hề thấy đau đớn hoặc ngứa ngáy ở đâu cả.</p>

<p>Dù anh có điều trị hết lòng cho một người khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng thì cũng không thể giúp họ khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng hơn được. Ngược lại, sự can thiệp ấy chỉ làm cho sức khỏe của họ bị suy yếu, thể lực của họ bị giảm sút, và trong một số trường hợp còn có thể dẫn tới tử vong.</p>

<p>Chính vì vậy, nhìn chung anh nên mặc kệ những căn bệnh được phát hiện trong các kỳ kiểm tra sức khỏe, kể cả ung thư. Hãy quên hết chúng đi. Từ hơn 20 năm nay, tôi vẫn luôn khẳng định điều đó.</p>

<p>Takahashi: Nghĩa là chúng ta không cần phải điều trị những loại ung thư được phát hiện nhờ các kỳ kiểm tra sức khỏe?</p>

<p>Kondo: Đúng vậy, tốt nhất anh Takahashi nên mặc kệ mấy thứ ung thư dạ dày và thực quản của mình.</p>

<p>Takahashi: Nhưng tôi đã lỡ điều trị ung thư thực quản mất rồi.</p>

<p>Kondo: Tuy anh Takahashi không hẳn là khỏe mạnh hoàn toàn, nhưng anh đi kiểm tra sức khỏe cũng không phải vì nghi ngờ mắc ung thư, nên trường hợp của anh cũng không khác là bao so với những trường hợp phát hiện ung thư qua khám sức khỏe định kỳ.</p>

<p>Tôi chưa từng thấy trường hợp nào cần phải điều trị tích cực thứ ung thư được phát hiện khi cơ thể đang khỏe mạnh cả. Kể cả việc kiểm tra sức khỏe toàn diện khi đó cũng là không cần thiết.</p>

<p>Takahashi: Chưa từng có bác sĩ nào đề cập đến chuyện này nhỉ?</p>

<p>Kondo: Vì nếu đồng tình với tôi thì họ biết kiếm sống bằng gì. Cứ mỗi năm, tại Nhật Bản lại có thêm một triệu bệnh nhân ung thư mới, mà một nửa trong số đó được phát hiện qua các kỳ kiểm tra sức khỏe. Nếu nghe theo tôi, 500.000 người này có thể mặc kệ kết quả chẩn đoán ung thư và không cần phải điều trị.</p>

<p>Takahashi: Nếu số bệnh nhân đột nhiên giảm đi một nửa thì sẽ có không ít bệnh viện bị phá sản đâu. Kondo: Hơn nữa, số người chết vì ung thư chắc chắn cũng giảm đi một nửa. Tại sao lại nói như vậy? Bởi trong số những ca bị cho là “chết vì ung thư” tại Nhật Bản, có tương đối nhiều trường hợp “chết do điều trị”.</p>

<p>Vì vậy, tôi cho rằng mặc kệ ung thư là một liệu pháp tốt</p>

hỏi đáp về ung thư cùng bác sỹ makoto kondo

hỏi đáp về ung thư cùng bác sỹ makoto kondo

<p>“Bác sĩ điều trị ung thư” (những chuyên gia về ung thư mà sau đây sẽ được gọi tắt là “bác sĩ ung thư”) thường hay nói thiếu chính xác.</p>

<p>Trên phương diện lịch sử, cho đến nửa đầu những năm 1980, việc thông báo tên bệnh cho bệnh nhân vẫn là một điều cấm kị ở Nhật. Nếu bệnh nhân mắc ung thư phổi, bác sĩ sẽ nói rằng đó là “bệnh nấm phổi”. Nếu bệnh nhân mắc ung thư dạ dày, bác sĩ sẽ chỉ thông báo họ bị “viêm loét dạ dày nghiêm trọng”. Nhiều bệnh nhân cảm thấy lo lắng và nghĩ: “Biết đâu không phải mình mắc căn bệnh như bác sĩ nói mà thực ra đang bị ung thư?” Nhưng rồi họ vẫn chữa trị theo chỉ định của bác sĩ. Và nhiều người trong số đó đã bỏ mạng.</p>

<p>Vậy ngày nay, khi việc thông báo tên bệnh cho bệnh nhân đã là một điều đương nhiên thì tình hình trên liệu có được cải thiện? Hẳn không ít bạn đọc đang nghĩ đến điều này.</p>

<p>Liên quan đến vấn đề này, bác sĩ Makoto Kondo đã có cơ hội được nắm bắt thực trạng của các cơ sở điều trị ung thư. Bởi vì sau khi mở “Viện nghiên cứu ung thư Makoto Kondo – chế độ khám chéo cho bệnh nhân ngoại trú” ở Shibuya, Tokyo, vào năm 2013, nhiều bệnh nhân ung thư mang trong mình đủ loại ung thư ở các giai đoạn khác nhau từ khắp nơi trên toàn quốc đã tìm đến phòng khám của ông. Họ cho bác sĩ biết về thực trạng của bệnh viện trực thuộc trường đại học hay bệnh viện chuyên chữa ung thư mà họ đang thăm khám.</p>

<p>Từ tất cả những nguồn thông tin ấy, Makoto Kondo đã nắm bắt được một điều, đó là dẫu trong thời đại ngày nay, hầu hết các bác sĩ ung thư vẫn chêm thêm vài câu thiếu chính xác khi giải thích bệnh cho bệnh nhân.</p>

<p>Thông tin phổ biến nhất mà các bác sĩ thường thông báo tới bệnh nhân là khoảng thời gian sống còn lại của họ. Trước câu hỏi của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, “Nếu để mặc không điều trị thì tôi/người nhà của tôi còn sống thêm được bao lâu?” các bác sĩ ung thư đều không thể nói thật rằng, “Tôi chưa có kinh nghiệm về việc đó” mà chỉ đưa ra câu trả lời về thời gian sống còn lại nếu bệnh nhân chấp nhận điều trị. Quãng thời gian ấy thường rất ngắn: chỉ từ nửa năm tới một năm. Chính việc điều trị là nguyên nhân khiến nó trở nên ngắn như vậy. Thế nhưng, bệnh nhân và người nhà lại không hề mảy may nghi ngờ mà chỉ thành tâm tiếp nhận nó. Và cứ thế, họ bị cuốn vào công cuộc điều trị ung thư.</p>

<p>Theo những thông tin Makoto Kondo thu thập được từ các bệnh nhân đến khám chéo ở phòng khám của tôi, trong 5.000 trường hợp, chỉ có vài người được dự đoán đúng thời gian sống còn lại khi họ mặc kệ ung thư.</p>

<p>&nbsp;Cứ nhìn vào cách bác sĩ ngày nay giải thích cho bệnh nhân về thời gian sống còn lại – thông tin có thể nói là quan trọng nhất đối với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân, chắc bạn cũng đoán được họ sẽ giải thích như thế nào về hiệu quả điều trị hay di chứng của nó đúng không? Thậm chí, trong những cuốn sách do các bác sĩ ung thư viết cho bệnh nhân hoặc trong các phần giải thích của họ trên Internet cũng có xen lẫn nhiều nhận định thiếu chính xác.</p>

<p>Khi đang viết những điều này, bác sĩ Makoto Kondo nghe thấy có người nói: “Bác sĩ Kondo, thế còn ông thì sao?”</p>

<p>Liên quan đến vấn đề này, vào những năm 1980, trong phần kết của một cuốn sách, tác giả đã viết như sau:</p>

<p>“Khi ý kiến của các bác sĩ hoàn toàn giống nhau thì đó chính là lúc các độc giả – các bệnh nhân – cần phải cảnh giác.</p>

<p>Nếu nhiều bác sĩ có ý kiến giống nhau thì với tư cách là bệnh nhân, bạn sẽ thấy an tâm. Nhưng cũng có thể xảy ra trường hợp các bác sĩ đều sai như nhau hoặc có ý định dẫn dắt bệnh nhân đi vào con đường điều trị theo ý của họ.</p>

<p>Ngược lại, nếu ý kiến của các bác sĩ khác nhau thì trong số đó chắc chắn sẽ có ý kiến gần chính xác với phương pháp trị liệu đúng.</p>

<p>Chính vì vậy, chúng ta phải trân trọng những ý kiến khác biệt. Chúng ta hãy cùng tìm ra những ý kiến khác nhau, hãy coi đó là manh mối và động não để suy ngẫm về chúng.</p>

<p>Để không hối hận sau khi tiếp nhận điều trị, bạn phải nghi ngờ tất cả những ý kiến mà bạn từng tiếp xúc trước đó.</p>

<p>Cứ căn cứ vào tinh thần ấy mà suy xét thì ngay cả ý kiến của Makoto Kondo cũng không là ngoại lệ. Bạn hãy thử ngẫm mà xem! Nhỡ không may bác sĩ lại ngầm bắt tay với những người có thế lực trong giới chuyên môn để bẻ cong ngôn luận và rắp tâm dụ dỗ rồi dẫn dắt mọi người đi theo ý mình thì sao? Một nguy cơ như thế cũng có thể xảy ra lắm chứ. Vì thế, nếu bạn không nghi ngờ những lời bác sĩ Makoto Kondo nói thì bản thân ông cũng thấy rất khó xử.</p>

<p>Chúng ta phải từ bỏ những điều mình vẫn tin để suy ngẫm kỹ càng, không được tuyệt đối hóa lời nói hay nhân cách của bác sĩ mà cần so sánh đối chiếu với những người khác để có cái nhìn đa chiều.</p>

<p>Đó chính là sự động não.</p>

<p>Và khi tự quyết định con đường của riêng mình, thường sẽ ít có khả năng chúng ta phải hối hận cho dù kết quả cuối cùng có ra sao chăng nữa.</p>

<p>Tuy vậy, có lẽ nhiều độc giả vẫn đang trăn trở: vậy tôi nên “nghi ngờ” lời của bác sĩ như thế nào đây?</p>

<p>Để giải tỏa thắc mắc này, anh Mori Seiho – một nhà báo đồng thời là một bệnh nhân ung thư đại tràng – đã đồng ý trở thành người đại diện cho phía bệnh nhân để đặt câu hỏi với bác sĩ Makoto Kondo. Cuốn sách này ghi lại nội dung cuộc phỏng vấn kéo dài khoảng 20 giờ mà anh Mori đã tổng hợp.</p>

<p>Tiếp theo đây, chúng ta hãy để anh Mori kể cho độc giả nghe nội dung cuộc phỏng vấn đó và cùng xem anh ấy bố cục cuốn sách với ý định như thế nào.</p>

<p>---</p>

<p>Trích đoạn sách:</p>

<p>Người phỏng vấn: Mori Seiho (nhà báo/bệnh nhân ung thư), người đại diện cho những bệnh nhân ung thư đang muốn đi tìm “lời khuyên tốt nhất.”</p>

<p>“Nếu cuốn sách này có thể phần nào hỗ trợ độc giả trong việc tìm ra “lời khuyên tốt nhất” cho chính bản thân họ, rồi trên cơ sở đó tự tìm ra phương hướng để suy ngẫm về 45 câu trả lời của bác sĩ Kondo, thì đối với người phỏng vấn như tôi, thiết nghĩ không có niềm vui nào lớn hơn thế.”</p>

<p>[…]</p>

<p>Vì đâu lại có câu nói: “Hãy nghi ngờ Makoto Kondo”?</p>

<p>Tôi muốn hỏi điều này: Câu nói “Hãy nghi ngờ tôi” của bác sĩ Kondo thực sự mang ý nghĩa gì?</p>

<p>Bác sĩ Makoto Kondo đã dũng cảm lên tiếng phản đối các phương pháp điều trị ung thư được xem là tiêu chuẩn hiện nay (phương pháp điều trị tiêu chuẩn tức là những phương pháp được cho là tốt nhất ở thời điểm hiện tại).</p>

<p>Phát hiện ung thư sớm để điều trị sớm là việc làm vô nghĩa. Phẫu thuật sẽ rút ngắn tuổi thọ của bệnh nhân. Thuốc chống ung thư chỉ có hại mà không có lợi. Hãy mặc kệ ung thư.</p>

<p>“Lý luận Kondo” được đưa ra dựa trên kinh nghiệm lâm sàng tích lũy qua nhiều năm và sự kiểm chứng từ rất nhiều bài nghiên cứu chuyên khoa lớn. Vào tháng 4 năm 2013, một năm trước khi nghỉ hưu ở bệnh viện thuộc Đại học Keio, bác sĩ Kondo đã mở “Viện nghiên cứu Ung thư Makoto Kondo – chế độ khám chéo cho bệnh nhân ngoại trú”. Hằng năm, có đến khoảng 2.000 bệnh nhân ung thư cùng gia đình đến đây để xin tư vấn.</p>

<p>CÂU TRẢ LỜI SỐ 1: Nếu biết nghi ngờ tất cả, bệnh nhân sẽ nhìn thấu sự thiếu chính xác trong lời nói của bác sĩ ung thư</p>

<p>Makoto Kondo không phải là “giáo chủ”, lý luận Kondo cũng không phải là một “tôn giáo”.</p>

<p>Anh Mori: “Hãy nghi ngờ Makoto Kondo!” Đây quả là một lời đả kích đối với các bệnh nhân tin tưởng vào “lý luận Kondo”, phải thế không thưa bác sĩ?</p>

<p>Bác sĩ Kondo: Tôi nghĩ rằng “sự tin tưởng” mà anh vừa nói đến ở đây thực sự là một vấn đề.</p>

<p>Như tôi đã đề cập, các “bác sĩ ung thư” sử dụng phương pháp điều trị tiêu chuẩn đang thản nhiên đưa ra những nhận định thiếu chính xác. Một khi đã tin vào những lời nói đó, bệnh nhân ung thư sẽ bị ép buộc điều trị một cách vô nghĩa và chứng kiến sinh mạng quý giá của bản thân họ bị cướp đi.</p>

<p>Trong mọi vấn đề liên quan đến “điều trị ung thư”, nếu bệnh nhân mà tin vào bác sĩ chữa trị thì thường sẽ chẳng thể có kết cục tốt đẹp.</p>

<p>Thật đáng tiếc nhưng đây là sự thực! Cho đến nay, tôi vẫn không tán thành với phần lớn các phương pháp điều trị ung thư và phê phán cả việc “điều trị theo phương pháp tiêu chuẩn” lẫn các bác sĩ sử dụng phương pháp này.</p>

<p>Tuy nhiên, nhìn từ góc độ khoa học, ý kiến của tôi cũng không phải mang tính tuyệt đối mà chỉ có tính tương đối. Do đó, bệnh nhân ung thư cần biết dùng nhãn quan khoa học để nghi ngờ một cách lí trí cả các bác sĩ ủng hộ cách điều trị tiêu chuẩn lẫn cá nhân tôi – người đang phản đối họ.</p>

<p>Tôi cho rằng, trái với sự “tin tưởng” là sự “nghi ngờ”, và “nghi ngờ” sẽ trở thành tiền đề cho việc “suy ngẫm”.</p>

<p>Nói tóm lại, bằng cách nghi ngờ Makoto Kondo, bệnh nhân có thể nhìn thấu sự thiếu chính xác trong lời nói của bác sĩ ung thư. Hơn nữa, nếu đây là kết luận được đưa ra sau một quá trình tự ngẫm nghĩ, thì bất luận kết quả cuối cùng ra sao, có lẽ bạn cũng sẽ ít thấy hối hận hơn đúng không?</p>

<p>Anh Mori: Nói đến “sự tin tưởng”, tôi có nghe được nhiều tranh luận kiểu như “Hiện tượng Makoto Kondo cứ như là một tôn giáo ấy” từ phía những người đang xem bác sĩ là kẻ địch.</p>

<p>Bác sĩ Kondo: Những lời phê phán cho rằng lý luận của tôi là một thứ “tôn giáo” không phải bây giờ mới có mà đã xuất hiện từ cả trước và sau khi tôi xuất bản cuốn sách Hỡi bệnh nhân! Xin đừng chiến đấu với ung thư!</p>

<p>Thực ra, người ta đã dùng đến những cụm từ như “giáo phái Kondo” hay “tín đồ của Kondo” từ hơn 20 năm nay rồi.</p>

<p>Tuy nhiên, như tôi vừa nói, những lời tuyên bố kiểu như, “hãy nghi ngờ Makoto Kondo” và “đừng tin Makoto Kondo” thể hiện triết lý và lập trường nền tảng của tôi trong vai trò một bác sĩ. Vì chính tôi đã nói ra những câu này nên những lời phê phán cho rằng lý luận của tôi giống như một thứ tôn giáo thực ra chỉ là “nói xấu sau lưng” vì một mục đích nào đó mà thôi.</p>

<p>Tôi không phải là “giáo chủ”, “lý luận Kondo” cũng không phải là một “tôn giáo”.</p>

<p>Nói tóm lại, vì chính tôi đã đề ra chủ trương: “Bằng cách nghi ngờ tất cả, bệnh nhân sẽ nhìn thấu những điều thiếu chính xác trong lời Nếu được phép phát biểu, tôi sẽ nói thế này: “Trong mắt tôi, chính các bác sĩ tin vào phương pháp điều trị nói của bác sĩ ung thư và sẽ biết tự động não” nên tôi có thể khẳng định rằng, tôi – Makoto Kondo, không phải là giáo chủ, và lý luận Makoto Kondo tuyệt đối không phải là tôn giáo.</p>

<p>Nếu được phép phát biểu, tôi sẽ nói thế này: “Trong mắt tôi, chính các bác sĩ tin vào phương pháp điều trị tiêu chuẩn mà không mảy may nghi ngờ mới giống các nhà truyền giáo của một đại tôn giáo.”</p>

<p>Thực ra, có nhiều bác sĩ ung thư ngày nào cũng thấy bệnh nhân chết đi nhưng lại không định thay đổi phương pháp trị liệu trước mắt. Có lẽ với họ, y học không phải là khoa học mà là một tôn giáo.</p>

<p>Bệnh nhân ung thư “bị giết hai lần”.</p>

<p>Anh Mori: Nếu nói như vậy thì các tòa nhà đồ sộ của các bệnh viện nổi tiếng mà đứng đầu là Trung tâm Điều trị Ung thư Quốc gia thật chẳng khác nào những cơ sở tôn giáo khổng lồ nhỉ?</p>

<p>Bác sĩ Kondo: Tôi cho rằng ngay cả “phẫu thuật” cũng là một thứ giống như tôn giáo vậy.</p>

<p>Hãy lấy phẫu thuật ung thư dạ dày làm ví dụ.</p>

<p>Sau cuộc phẫu thuật được bác sĩ ngoại khoa Christian Albert Theodor Billroth người Áo tiến hành vào năm 1881, bệnh nhân đã chỉ sống được đúng 4 tháng.</p>

<p>Rõ ràng là bệnh nhân đã chết vì phẫu thuật, và nếu người ta cứ để mặc căn bệnh ấy mà không mổ xẻ gì thì chắc chắn người ấy đã có thể sống lâu hơn. Thế nhưng, các bác sĩ ngoại khoa lúc đó lại vui sướng mà tuyên bố: “Bệnh nhân có thể sống thêm tận 4 tháng.” Và thế là họ bắt đầu đắm chìm vào việc mổ bụng phẫu thuật. Kết quả là sau đó đã diễn ra những thất bại liên tiếp kéo theo hàng loạt các ca tử vong.</p>

<p>Kể từ đó cho đến tận ngày nay, vẫn chưa hề có bằng chứng (dữ liệu thực tế) nào chứng minh được rằng việc phẫu thuật ung thư dạ dày có thể kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.</p>

<p>Những năm gần đây, ung thư dạ dày được phát hiện ở giai đoạn sớm hơn, và bệnh nhân sẽ tiếp nhận phẫu thuật cắt bỏ hoặc điều trị bằng nội soi. Nhưng vẫn chưa hề có dữ liệu nào chứng tỏ làm như vậy sẽ giúp họ kéo dài thêm tuổi thọ.</p>

<p>Số lượng người chết vì phẫu thuật trong các số liệu thống kê đã được che đậy một cách khéo léo, nhưng chính các bác sĩ ngoại khoa biết rõ hơn ai hết về mức độ nguy hiểm của phẫu thuật ung thư.</p>

<p>Tuy vậy, kể từ thời đại của bác sĩ Billroth ở thế kỉ 19, tư tưởng “hễ có khối u là phải cắt bỏ” cho đến nay vẫn không thay đổi. Đó là bởi vì tư tưởng ấy đã thực sự trở thành một loại hình tôn giáo.</p>

<p>Đối với hóa trị, mọi chuyện cũng diễn ra tương tự. Với các loại ung thư thể rắn như ung thư dạ dày, ung thư phổi cũng hoàn toàn không có dữ liệu nào chứng minh hóa trị giúp kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. (Ung thư thể rắn là tất cả các dạng ung thư ngoại trừ ung thư máu (bao gồm bệnh máu trắng, các loại ung thư hạch ác tính, v.v.), chẳng hạn như ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư tuyến tụy, ung thư đại tràng, ung thư bàng quang, trong đó các tế bào ung thư tụ lại thành cục rồi hình thành nên ổ bệnh.)</p>

<p>&nbsp;Nếu chúng ta xem xét những bài nghiên cứu được bác sĩ ung thư đưa ra làm “chứng cứ” thì nhất định sẽ tìm thấy trong đó có những thông tin sai sự thật hoặc sai sót nào đó.</p>

<p>Và khám tầm soát ung thư cũng vậy. Mặc dù các dữ liệu không thể chỉ ra chiều hướng giảm của số lượng người chết nhưng công việc này vẫn tiếp tục được duy trì vì sự phát triển của ngành “công nghiệp y tế”. Số lượng bệnh nhân bị mất đi cơ quan nội tạng hoặc bị chết vì điều trị cứ chồng chất như núi.</p>

<p>Anh Mori: Ấy vậy nhưng các bác sĩ ung thư vẫn nói với bệnh nhân rằng “Nếu không phẫu thuật thì sẽ gay go đấy” hoặc “Hãy bắt đầu kết hợp cả hóa trị nữa nhé!”</p>

<p>Bác sĩ Kondo: Bác sĩ ung thư không cho bệnh nhân “thời gian suy ngẫm”.</p>

<p>Trong thực tế, có những chuyện bất hạnh như thế này. Sau khi khám tầm soát và phát hiện ra ung thư, bệnh nhân nhận được giấy giới thiệu rồi vội vàng lao đến bệnh viện lớn. Lúc đó, các bác sĩ điều trị sẽ tận dụng tâm trạng bất an của họ rồi vội vã lấy bệnh tật ra làm cái cớ để hối thúc: “Hãy làm phẫu thuật ngay thôi. Giường phẫu thuật đang trống đấy.”</p>

<p>Đây là kỹ thuật làm bệnh nhân sợ hãi để kéo họ vào con đường điều trị tiêu chuẩn. Nhiều khi, những câu như “giường phẫu thuật còn trống đấy” cũng chỉ là lời nói dối cửa miệng. Lời nói chính là thứ khiến con người ta dao động. Chẳng phải chính vì bác sĩ đã nói điều trị là cần thiết nên bệnh nhân mới đồng ý tiếp nhận phẫu thuật hoặc hóa trị hay sao?</p>

<p>Còn những bệnh nhân không tuân theo lời bác sĩ sẽ nhận được thái độ thế này: “Nếu vậy thì tôi không chữa nữa. Anh/chị thử tìm bệnh viện khác xem sao.”</p>

<p>Thật đáng buồn, những bệnh nhân kém may mắn này đã “bị giết chết hai lần”: một lần bởi “lời nói” và một lần bởi việc “điều trị”</p>

    Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

    Liên Hệ