hàn phi tử - dĩ pháp vi tôn

hàn phi tử - dĩ pháp vi tôn

Hàn Phi Tử - Dĩ Pháp Vi Tôn: Đất Nước Cần Pháp Trị, Con Người Cần Luật Định

Giới thiệu

**Hàn Phi Tử - Dĩ Pháp Vi Tôn** là tác phẩm dịch và biên soạn bởi dịch giả Mặc Am, tập hợp những tư tưởng trọng tâm về pháp trị của Hàn Phi Tử - vị học giả lỗi lạc thời Chiến Quốc. Cuốn sách đề cao vai trò của pháp luật trong việc giữ vững sự trường tồn cho đất nước và dân tộc.

Nội dung chính

Hàn Phi Tử là một học giả nổi tiếng của Trung Quốc thuộc trường phái Pháp gia - một trong những trường phái tư tưởng lớn ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống và xã hội Trung Hoa. Hàn Phi đã dung hợp ba trường phái trọng pháp, trọng thuật, trọng thế của Pháp gia, đồng thời tiếp thu cả Lão học và Tuân học, tạo nên một hệ thống tư tưởng Pháp gia độc đáo và hoàn chỉnh.

**Điều gì làm cho pháp của Hàn Phi mang ý nghĩa đặc biệt?** Câu trả lời nằm ở cách nhìn của ông về mối quan hệ giữa pháp với nhân tính, cũng như vai trò và đặc tính của pháp.

Hàn Phi cho rằng: Pháp có thể dùng để trị người vì nó phù hợp với nhân tình. Ông không dùng "nhân tình" để chỉ tình cảm giữa người với người, mà là những mong muốn bản năng, thích cái lợi và ghét điều hại. Ở phương diện này, Hàn Phi chịu ảnh hưởng từ thuyết tính ác của thầy mình - Tuân Tử. Ông cho rằng ngay cả mối quan hệ cha mẹ - con cái, vốn được xem là chí thân của nhân luân, vẫn tồn tại những toan tính thiệt hơn, huống chi là mối quan hệ giữa nhà vua - bề tôi, quân vương - bách tính.

Ý nghĩa và ứng dụng

**Hàn Phi Tử - Dĩ Pháp Vi Tôn** không chỉ là những tư tưởng tiến bộ về phép trị nước thời xưa, mà còn là những triết lý nhân sinh có thể áp dụng vào cuộc sống hiện đại.

**Ví dụ:**

“Bề tôi muốn làm quan, người tu dưỡng đạo đức thì giữ mình trong sạch, người có trí tuệ thì dựa vào tài năng để sự nghiệp tiến xa. Người tu dưỡng đạo đức không thể mang tiền của hối lộ thờ kẻ khác, giữ lấy sự trong sạch của bản thân. Người có trí tuệ không thể bẻ cong pháp luật để giải quyết chính sự. Như thế, những người tu dưỡng đạo đức và những người có trí tuệ sẽ không thờ tả hữu của quân vương, cũng không nghe xin xỏ từ ai khác.”

Đoạn trích trên đề cao sự công bằng, minh bạch và vai trò của pháp luật trong việc quản lý đất nước, xã hội. Những nguyên tắc này vẫn còn giá trị và cần được ứng dụng trong đời sống hiện đại.

Nhận xét chung

**Hàn Phi Tử - Dĩ Pháp Vi Tôn** là một tác phẩm đáng đọc, mang đến những kiến thức bổ ích về tư tưởng Pháp gia và những bài học về phép trị nước, đạo đức và nhân sinh. Cuốn sách không chỉ hấp dẫn bởi nội dung sâu sắc, mà còn bởi cách viết rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với nhiều đối tượng độc giả.

quỷ cốc tử - trí tuệ xử thế

quỷ cốc tử - trí tuệ xử thế

<p>Quỷ Cốc Tử - Trí Tuệ Xử Thế</p>

<p>Quỷ Cốc Tử là nhân vật thần bí số một trong lịch sử Trung Hoa. Tác phẩm ông để lại cũng là một bộ sách vô cùng độc đáo, đến nay vẫn rất được ưa chuộng tại Trung Quốc lẫn nước ngoài.</p>

<p>Tư tưởng trong Quỷ Cốc Tử có thể ứng dụng vào hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống, từ chính trị, quân sự, kinh doanh, quản lý, đàm phán đến ứng xử, được mệnh danh là “khoáng thế kỳ thư” (bộ kỳ thư có một không hai), “trí tuệ cấm quả” (trái cấm trí tuệ).</p>

<p>Quỷ Cốc Tử là một trong số ít các tác phẩm của nhân loại có giá trị vượt thời gian. Sau hơn hai ngàn năm, người ta vẫn không ngừng tìm đọc, phạm vi ứng dụng thì ngày càng rộng rãi. Trong cuốn sách này, chúng tôi xin giới thiệu bản dịch Quỷ Cốc Tử, kèm theo lời bình và những câu chuyện lịch sử minh họa, giúp độc giả hiểu rõ hơn tư tưởng của Quỷ Cốc Tử cũng như cách ứng dụng vào xử thế như thế nào.</p>

<p>Tung Hoành bài hạp là nguyên tắc tổng hợp các nội dung như sử dụng mưu lược, nắm bắt tình thế, chớp lấy thời cơ, du thuyết chư hầu, lập thân xử thế của các bậc quân tử thời Chiến Quốc. Đây cũng là tư tưởng trọng tâm của Quỷ Cốc Tử.</p>

<p>Bài là mở, tức là dương, bao gồm tất cả những yếu tố tích cực như trường sinh, an lạc, phú quý, tôn vinh, hiển danh, sở thích, tài lợi, đắc ý, hỷ dục,... Khi người du thuyết áp dụng những yếu tố trên vào đối tượng du thuyết cụ thể thì được gọi là dương ngôn, sử dụng dương ngôn là dùng những lời lẽ cao sang.</p>

<p>Hạp là khép, tức là âm, bao gồm tất cả những yếu tố tiêu cự như tử vong, lo lắng, bần tiện, khổ nhục, vứt bỏ, mất lợi, thất chí, nguy hại, hình ngục, xử phạt,... Khi người du thuyết áp dụng những yếu tố trên vào đối tượng du thuyết cụ thể thì được gọi là âm ngôn, sử dụng âm ngôn là dùng những lời lẽ thấp kém.</p>

<p>Du thuyết bằng thuật bài hạp thì không có tình huống nào mà không phán đoán được, không có người nào không nghe theo ý kiến của ta, cũng không có người nào mà không thể thuyết phục.</p>

bộ sách tứ thư - đại học + luận ngữ + trung dung + mạnh tử (bộ 4 cuốn)

bộ sách tứ thư - đại học + luận ngữ + trung dung + mạnh tử (bộ 4 cuốn)

<p>Bộ Sách Tứ Thư - Đại Học + Trung Dung + Luận Ngữ + Mạnh Tử (Bộ 4 Cuốn)</p>

<p>Tứ Thư là bộ 4 tác phẩm kinh điển của Nho giáo Trung Hoa, được Chu Hy thời nhà Tống tuyển chọn, tổng hợp những học luận quan trọng của các bậc trí giả. Bộ sách gồm 4 tác phẩm:</p>

<p>1. Đại Học </p>

<p>Đại học là thiên thứ bốn mươi hai trong bốn mươi chín thiên của bộ sách Lễ ký, tương truyền là của Tăng Tử.</p>

<p>Khổng Dĩnh Đạt đời Đường nói: “Thử Đại học chi thiên, luận học thành chi sự, năng trị kỳ quốc, chương minh kỳ đức ư thiên hạ” (Thiên Đại học này luận việc học thành, có thể trị nước, làm sáng tỏ đức với thiên hạ).</p>

<p>Xét về nội dung thì Đại học bao hàm cả luân lý, triết học và chính trị, dung hòa thành một thể thống nhất. Sách này nêu ra ba cương lĩnh lớn là “minh minh đức”, “thân dân” và “chỉ ư chí thiện” cùng với tám điều mục là “cách vật”, “trí tri”, “thành ý”, “chính tâm”, “tu thân”, “tề gia”, “trị quốc” và “bình thiên hạ”, đó là những cương lĩnh cơ bản và nguyên tắc chủ yếu của cái học “nội thánh ngoại vương” của Nho gia.</p>

<p>2. Trung Dung</p>

<p>Giống như Đại học, Trung dung vốn cũng là một thiên trong bộ sách Lễ ký, tương truyền tác giả là Tử Tư, tức Khổng Cấp, cháu đích tôn của Khổng Tử.</p>

<p>Vậy trung dung là gì?</p>

<p>Trình Tử giải thích: “Bất thiên chi vị trung, bất dịch chi vị dung. Trung giả thiên hạ chi chính đạo; dung giả thiên hạ chi định lý” (Không thiên lệch gọi là trung, không dời đổi gọi là dung. Trung là con đường chính đáng của thiên hạ, dung là cái lẽ cố định của thiên hạ). Chu Hy giải thích: “Trung giả, bất thiên bất ỷ, vô quá bất cập chi danh; trung, bình thường dã” (Trung là không nghiêng không dựa, không thái quá mà cũng chẳng nửa vời; dung nghĩa là bình thường vậy).</p>

<p>Về giá trị của Trung dung, Phan Khoang cho rằng sách này “gồm hết cái uyên áo của triết lý Khổng giáo, là sách tả người quân tử tường tận hơn cả, mà giáo lý cốt yếu của đạo Khổng là cái quan niệm về người quân tử”. Tuy nhiên “vì ý tứ siêu việt, nghĩa lý u ẩn, các chương cú mới xem qua như rời rạc, nên người mới học khó mà hiểu hết được”. Bởi ý nghĩa sâu sắc đó, Trung dung tuy chỉ là một quyển sách ngắn, nhưng lại được xếp sau cùng trong trình tự đọc Tứ thư, người học phải đọc Đại học, Luận ngữ, Mạnh Tử trước rồi mới đọc tới Trung dung, có như vậy mới lĩnh hội được hết ý nghĩa của đạo trung dung và vận dụng đúng cách trong mọi tình huống của cuộc sống.</p>

<p>3. Luận Ngữ </p>

<p>Tư Mã Thiên đánh giá:</p>

<p>Ta đọc sách của họ Khổng, tưởng như thấy được người. Khi sang nước Lỗ, xem miếu đường, xa phục và lễ khí của Trọng Ni, các học trò tập lễ theo đúng mùa ngay tại nhà, ta cứ nán lại không đi được. Quân vương với hiền nhân trong thiên hạ rất nhiều, đương thời vinh hiển, nhưng chết đi là xong. Khổng Tử xuất thân áo vải, truyền hơn mười đời, được mọi học giả tôn làm thầy. Từ thiên tử đến chư hầu Trung Quốc, khi nói đến lục nghệ đều lấy phu tử làm chuẩn mực, có thể nói là bậc chí thánh vậy.</p>

<p>Luận ngữ là tác phẩm tái hiện cuộc đời và tư tưởng của Khổng Tử chân thật nhất. Trong Luận ngữ tập chú, Chu Hy nói rằng “Khổng Tử san Thi Thư, định Lễ Nhạc, tán Chu Dịch, tu Xuân Thu”. Với tầm ảnh hưởng của Chu Hy, thuyết này đã trở thành chính thống. Và lục kinh Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân Thu cũng gắn liền với tên tuổi Khổng Tử, trở thành các tác phẩm tiêu biểu mỗi khi nhắc đến ông.</p>

<p>Luận ngữ ra đời vào khoảng thời Chiến Quốc (475-221 trước Công nguyên). Về tựa sách, Thích danh của Lưu Hy thời Đông Hán giải thích: “Luận là luân, có nghĩa là luân lý. Ngữ là tường thuật, tường thuật những điều bản thân muốn nói ra”. Phó Huyền thời Tây Tấn giải thích đơn giản hơn: “Khi xưa Trọng Ni mất, bọn học trò như Trọng Cung truy luận lời phu tử, gọi là Luận ngữ”.</p>

<p>Về chiều sâu của tác phẩm, Trình Di đời Tống nói: “Di này đọc Luận ngữ từ năm mười bảy, mười tám tuổi, bấy giờ đã hiểu thông câu chữ. Nhưng càng đọc lâu, càng nhận thấy ý nghĩa thật sâu xa”. Vậy nên: đọc Luận ngữ, đòi hỏi sự nghiền ngẫm lâu dài!</p>

<p>4. Mạnh Tử</p>

<p>Chí nguyện của Mạnh Tử là kế nghiệp Khổng Tử, do đó với chế độ thống trị đương thời, thái độ của ông cơ bản là ủng hộ. Tuy Mạnh Tử ủng hộ chế độ nhà Chu, nhưng quan điểm căn bản về chính trị, về kinh tế thì rất khác với quan điểm truyền thống. Theo quan điểm truyền thống, tất cả chế độ chính trị và kinh tế được đặt ra vì quý tộc. Theo quan điểm của Mạnh Tử thì tất cả được đặt ra vì nhân dân. Quan điểm tất cả được đặt ra vì nhân dân là tư tưởng căn bản về triết học chính trị và triết học xã hội của Mạnh Tử.</p>

<p>Mạnh Tử cho rằng tất cả chế độ chính trị và kinh tế đặt ra đều vì dân, nên trong thiên Tận tâm – hạ, ông nói: Dân quý nhất, thứ nữa là xã tắc, cuối cùng mới đến vua. Cho nên: được lòng dân thì làm thiên tử, được lòng thiên tử thì làm chư hầu, được lòng chư hầu thì làm đại phu.</p>

<p>Mạnh Tử vẫn chủ trương duy trì thiên tử, chư hầu, đại phu, những người trị dân này tồn tại, như “nhà Chu ban tước lộc”; nhưng lý do để những người trị dân tồn tại, hoàn toàn là bởi “được lòng dân”. Nếu kẻ gọi là vua không được lòng dân thì sẽ đánh mất đi lý do để mình trở thành vua, tức không còn là vua nữa. Tuy Mạnh Tử vẫn cho rằng trong xã hội vẫn nên có quân tử với bình dân, nên phân biệt kẻ trị người với người bị trị, nhưng sự phân biệt này hoàn toàn vì mục đích phân công để hỗ trợ lẫn nhau.</p>

    Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

    Liên Hệ