<p>Ngụ Ngôn Triết Học - Con Vịt Của Wittgenstein</p>
<p>Con vịt cũng là con thỏ, liệu điều đó có tồn tại hay không? Wittgenstein, triết gia thế kỉ 20, tin là có. Ý tưởng này có thể diễn giải như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu trong cuốn sách Ngụ Ngôn Triết Học – Con Vịt Của Wittgenstein.</p>
<p>Ludwig Wittgenstein (1889-1951) là nhà triết học người Áo. Ông có những đóng góp quan trọng cho logic học, triết học về toán học, triết học về ngôn ngữ.</p>
<p>“Vịt hay thỏ” là một ngụ ngôn triết học nổi tiếng, xuất hiện trong cuốn Điều tra triết học của ông, minh họa cho một quan niệm về ngôn ngữ của Wittgenstein. Với ông, bản chất ngôn ngữ có tính tự do và “đánh lừa”. Nếu như chúng ta chỉ “nhận thức khía cạnh”, nghĩa là nhìn sự việc ở một góc nhất định (chẳng hạn chỉ nhìn thấy vịt hoặc thỏ) thì sẽ dẫn đến những hiểu lầm và xung đột. Bởi vậy, trong khoa học hay trong đời sống, ta cần có cái nhìn toàn diện khi diễn giải ngôn ngữ.</p>
<p>***</p>
<p>Bộ sách Ngụ Ngôn Triết Học (10 Cuốn) truyền tải những ý tưởng triết học trừu tượng của các triết gia nổi tiếng dưới hình thức truyện ngụ ngôn dễ đọc, dễ hiểu và dễ liên tưởng. Thông qua bộ sách, các bạn đọc nhí sẽ nắm được tư tưởng chủ đạo của nhiều tượng đài trong triết học tự cổ chí kim như Kant, Trang Tử, Schopenhauer…</p>
<p>Tìm đọc trọn bộ Ngụ Ngôn Triết Học (10 cuốn):</p>
<p>Ngụ Ngôn Triết Học - Con Bồ Câu Của Kant</p>
<p>Ngụ Ngôn Triết Học - Con Thiên Nga Của Popper</p>
<p>Ngụ Ngôn Triết Học - Con Chó Sói Của Hobbes</p>
<p>Ngụ Ngôn Triết Học - Con Quạ Của Epictetus</p>
<p>Ngụ Ngôn Triết Học - Con Chó Của Diognes</p>
<p>Ngụ Ngôn Triết Học - Con Vịt Của Wittgenstein</p>
<p>Ngụ Ngôn Triết Học - Con Bướm Của Trang Tử</p>
<p>Ngụ Ngôn Triết Học - Con Thằn Lằn Của Heidegger</p>
<p>Ngụ Ngôn Triết Học - Con Nhím Của Schopenhauer</p>
<p>Ngụ Ngôn Triết Học - Con Ong Của Saint-Simon</p>