văn hóa, tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người việt

văn hóa, tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người việt

<p>Linh mục Léopold Michel Cadière là một nhà nghiên cứu về Việt Nam với hơn sáu mươi năm miệt mài đóng góp vào sự phát triển những kiến thức về ngôn ngữ, lịch sử, khảo cổ, địa lý và cả thực vật học.</p>

<p>Trong khối tài sản nghiên cứu lên đến 250 công trình ấy, bộ sách gồm 3 tập với tên gọi Văn hóa, tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt là một công trình đồ sộ, được giới nghiên cứu đánh giá là một trong những tác phẩm nổi bật nhất của L. Cadière.</p>

<p>Trong tác phẩm này, Léopold Cadière đã nghiên cứu văn hóa Việt Nam với các nội dung:</p>

<p>- Tập 1: Tôn giáo người Việt; đạo Khổng, đạo Lão, đạo Phật ở Việt Nam; Gia đình và tôn giáo người Việt; Tế Nam giao; Lăng mộ người Việt vùng phụ cận Huế; Lăng Gia Long; Tang lễ vua Gia Long; Về một vài sự kiện tôn giáo hoặc ma thuật ghi nhận được một mùa dịch tả ở Việt Nam.</p>

<p>- Tập 2: Tín ngưỡng và thực hành tôn giáo của người Việt vùng phụ cận Huế; Phép dưỡng nhi ma thuật ở Việt Nam; Tín ngưỡng và ngạn ngữ dân gian vùn thung lũng Nguồn Son, tỉnh Quảng Bình (Trung Việt); Phong tục dân gian tại thung lũng Nguồn Son; Thần Kinh.</p>

<p>- Tập 3: Triết lý dân gian người Việt: Vũ trụ quan; Triết lý dân gian người Việt: Nhân sinh quan; Nghệ thuật Huế; Người Việt: Dân tộc – Ngôn ngữ; Một vài quy luật tu duy nơi người Việt, xét từ ngôn ngữ của họ; Một vài chỉ dẫn thiết thực dành cho các vị thừa sai khi giảng đạo.</p>

<p>Có thể thấy trong cuốn sách của mình, L. Cadière đã tìm hiểu văn hóa tập trung chủ yếu ở khu vực miền Trung Việt Nam, cụ thể là ở Huế. Có điểm đặc biệt này là do vào năm 1892, khi lần đầu tiên đến Việt Nam, L. Cadière đã được chỉ định sứ mạng đến Huế làm nhiệm vụ truyền giáo và rồi ông không rời Việt Nam, chỉ trừ đôi lần hiếm hoi trở về châu Âu để tìm đọc và nghiên cứu trong các kho lưu trữ tại La Mã hay tại Paris. Tình cảm nồng hậu với đất nước, con người Việt Nam còn được ông trăn trối lúc cuối đời: “Cả đời tôi, tôi đã dâng cho xứ sở này rồi. Cho tôi được ở lại và chết ở nơi đây”.</p>

<p>Trong bộ sách Văn hóa, tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt, L. Cadière không chỉ thông qua tài liệu, sách vở đã viết sẵn mà ông còn tự mình mắt thấy tai nghe (de visu), thẩm nhập và sống với đối tượng, lĩnh vực mình tìm hiểu (sur du vivant). Phương pháp tìm kiếm tư liệu trong cuốn sách được thể hiện rõ nhất trong lời phân minh của tác giả:</p>

<p>“Các tư liệu trên đây được đơn cử chính xác tối đa, cả về mặt miêu tả nơi chốn khi tiếp cận được, cả về mặt liên quan đến nhân chứng. Về điểm này thì tôi trung thực chuyển dịch lại những chuyện kể, những giải thích do họ cung cấp mà không thêm một chút gì. Nhiều nhất là trong khi điều tra tìm hiểu, tôi thường chú trọng đến việc thu thập những câu trả lời để tư liệu được đầy đủ hơn; để đạt được, tôi thường đặt ra một số câu hỏi mà họ không ngờ tới. Nhưng mà những điều tra này, trải qua nhiều năm tháng, được thực hiện hoàn toàn không có một ý định dự tính nào ngay từ đầu, cũng không đặt ra mục tiêu kết luận sẽ ra sao”.</p>

<p>Nếu bạn đọc cảm thấy đã nhàm chán với những lý thuyết, thuật ngữ nghiên cứu khô cứng, khó hiểu; mong muốn tìm hiểu về văn hóa Việt Nam thông qua những câu chuyện góp nhặt tại từng địa phương, được trình bày một cách có hệ thống thì Văn hóa, tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt là một bộ sách đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu đó.</p>

hồi ký của một ông già việt học

hồi ký của một ông già việt học

<p>Đề cập đến văn hóa gia đình Việt Nam, tìm lại những truyền thống tích cực của tổ tiên trong bước chuyển mình kinh tế hiện tại quả thật không những không phải là chuyện vô ích, mà còn là nền tảng cần thiết cho mọi tiến trình xây dựng và dự phóng tương lai... Những thể hiện văn hóa, tín ngưỡng chung nhất dường như ẩn hiện nơi nơi. Linh mục Léopold Cadière đã dày công nghiên cứu từ những chứng liệu mắt thấy tai nghe (de visu), được kiểm chứng qua thực tế cuộc sống (sur du vivant). Qua các công trình mà dịch giả Đỗ Trinh Huệ đã biên dịch gần như trọn vẹn, ta sẽ thấy toàn cảnh xã hội vào một giai đoạn khá dài tạo thành một mảng trầm tích quá khứ, vô hình tiếp nối qua các thế hệ dưới nhiều dạng thức biến đổi khác nhau, tùy vùng, tùy miền, tùy nguồn giáo dục ấp ủ tạo thành, hoặc môi trường sống từng nơi mà không ngừng biến thái nhưng vẫn chịu ảnh hưởng của lớp trầm tích nuôi dưỡng; từ cấu trúc xây dựng cho thế giới người sống, cho đến nơi an nghỉ của người quá cố, đều có một nét hài hòa không phân biệt âm dương mặc dầu sống chết là hai thực tại khác biệt, quả như có người nước ngoài đã ghi nhận khi thăm lăng tẩm ở Huế “nơi đây cái chết mỉm cười”... một nơi để “trở về”, tự tại, chứ không phải đất khách.</p>

<p>Cuối đời, sau hơn 50 năm tận tụy sống và cống hiến, theo yêu cầu của nhiều người, Cadière đã viết Hồi ký, không phải để lưu lại đời mình mà ghi lại những năm tháng miệt mài ở Việt Nam, thương yêu, nghiên cứu con người và đất nước này, với tư cách là một ông già Việt học. Để các thế hệ sau có thể thấy rằng: Người Pháp đến Việt Nam, những giá trị văn hóa và nền giáo dục khai phóng của họ đã được người Việt đón nhận, hội lưu thành quả và tác sinh nhiều yêu tố tích cực. Nhưng đồng thời, con người và đất nước Việt Nam cùng những giá trị rất riêng, rất độc đáo và đầy nhân văn cũng đã cảm hóa lại họ, những con người truyền bá văn minh ấy.</p>

<p>Để gìn giữ những giá trị cao quý mà Cardière cùng bao thế hệ người Pháp, người Việt đã luôn nỗ lực gìn giữ và tiếp nối, MaiHaBooks trân trọng giới thiệu đến quý độc giả cuốn sách Hồi ký của một ông già Việt học. Kính mời quý độc giả cùng đón đọc và thưởng thức!</p>

    Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

    Liên Hệ