bác hồ viết tuyên ngôn độc lập

bác hồ viết tuyên ngôn độc lập

Cuốn sách Bác Hồ Viết Tuyên Ngôn Độc Lập dựng lại thời điểm lịch sử ngắn nhưng rất quan trọng trong Cách mạng Tháng Tám 1945, thời điểm Bác Hồ viết bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tác giả Kiều Mai Sơn đã dày công thu thập, tìm hiểu, phân loại và đối chiếu các nguồn tài liệu để có thể có được những tư liệu chi tiết, cụ thể, xác tín về bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi thảo và hoàn thiện. Đó là tư liệu của những người được sống, làm việc cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh viết lại hay kể lại như hồi kí Vũ Đình Hòe, hồi kí Trần Huy Liệu, hồi kí Võ Nguyên Giáp, hồi kí Lê Thanh Nghị…

Với “Bác Hồ viết Tuyên ngôn Độc lập”, tác giả đã đặt văn bản Tuyên ngôn Độc lập vào trong tư duy nhất quán của Bác Hồ trong suốt quá trình đi tìm đường cứu nước. Đó là quá trình thống nhất và bền bỉ từ Bản yêu sách của nhân dân An Nam (1919) gồm 8 điểm và, Bản án chế độ thực dân Pháp (1925). Tiến sĩ Tonnesson, nhà sử học Na Uy, khi nghiên cứu về lịch sử Cách mạng tháng Tám 1945 của Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá: "Tuyên ngôn Độc lập ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945 của Việt Nam nằm trong nguồn cảm hứng chủ yếu của một đường lối đấu tranh lớn, ra đời sau Chiến tranh Thế giới thứ hai: Đó là quá trình giành độc lập dân tộc trên phạm vi toàn cầu.”

Cũng qua các tài liệu mà tác giả tìm thấy, chúng ta được biết, Bác Hồ đã tìm đọc nguyên bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ khi còn ở chiến khu Việt Bắc. Sau khi soạn thảo Người cho đọc và tham khảo ý kiến của các thành viên Chính phủ lâm thời là những trí thức uy tín trước khi hoàn thiện. Đó là minh chứng rõ ràng cho tác phong làm việc khoa học của Người, cũng như thái độ cầu thị, trọng thị trí thức của Người.

“Qua hồi tưởng của Tổng Bí thư Trường Chinh và hồi kí của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Khi bản Tuyên ngôn lịch sử được thảo xong, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho đọc để thông qua tập thể và đó là những giờ phút nhiều cảm xúc nhất của Người.”

 “Tuyên ngôn Độc lập từ sản phẩm trí tuệ của một cá nhân đứng đầu Chính phủ đã trở thành tiếng nói đại diện cho toàn thể đất nước Việt Nam tuyên bố với toàn thể thế giới về nền Độc lập bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam.”

Đọc “Bác Hồ viết Tuyên ngôn Độc lập”, bạn đọc ngày nay có được một bức tranh sống động và cụ thể về Ngày Quốc khánh 2.9 tại Quảng trường Ba Đình 76 năm về trước. Tuyên ngôn Độc lập sau khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước quốc gia đồng bào đã được dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp… để công bố với toàn thế giới vê việc khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.

“Bác Hồ viết Tuyên ngôn Độc lập” là cuốn sách ý nghĩa góp phần tìm hiểu văn bản chính luận Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giúp người đọc hiểu sâu sắc thêm về một thời điểm lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam. Nhà xuất bản Kim Đồng tin rằng: Cuốn sách sẽ là nguồn tham khảo giá trị dành cho thầy cô giáo cũng như các em học sinh đáp ứng nhu cầu dạy và học trong Nhà trường.

những thiếu nhi bên bác ngày ấy

những thiếu nhi bên bác ngày ấy

Những Thiếu Nhi Bên Bác Ngày Ấy

Chuyện kể về những thiếu nhi được chụp ảnh cùng Bác Hồ.

Trong cuốn sách nhỏ này, tác giả Kiều Mai Sơn ghi lại sáu câu chuyện thú vị về những em bé vinh dự được chụp ảnh chung với Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người còn tại thế.

Có em bé được chụp trong những dịp đại lễ như lễ mừng thọ Bác sáu mươi tuổi (lục tuần đại khánh), lễ kỉ niệm ngày thống nhất Mặt trận Việt Minh – Liên Việt… Có em bé được chụp khi Bác tới thăm trại thiếu nhi. Cũng có khi, Bác đến thăm nhà, thấy cháu bé, Bác đã bế lên dỗ dành hoặc bón cơm ăn. Những cử chỉ thân mật đó thể hiện tình cảm của một người ông dành cho cháu nội, cháu ngoại trong gia đình.

Những em bé trong các bức ảnh ngày ấy, sau hơn bảy mươi năm, cũng đều đã trở thành ông bà nội, ông bà ngoại.

Niềm tự hào và kỉ niệm đẹp đẽ, sáng trong được chụp ảnh cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã đi theo họ suốt chặng đường dài của một đời người. Giờ đây, nhiều người cũng không còn nữa để kể câu chuyện về mình trong những khuôn hình… Những người còn lại tuổi đã cao, tóc đã bạc, không khỏi tiếc nuối vì hồi đó còn bé quá nên trong kí ức non nớt của trẻ thơ đã không ghi lại được nhiều hơn, sinh động hơn những kỉ niệm về Bác Hồ.

suốt đời học bác

suốt đời học bác

Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, người chiến sĩ cộng sản suốt đời tận tụy vì nước, vì dânvới những phẩm chất giản dị mà cao đẹp luôn là tấm gương sáng cho nhiều thế hệ tìm hiểu, học tập, noi theo.

Và cũng chính vì vậy, những chuyện kể về Người bao giờcũng luôn như mới mẻ, gợi cho chúng ta nhiều xúc cảmchân thành và quyết tâm “Suốt đời học Bác”.

“… Càng nghĩ tôi càng cảm động, càng thấm thía công ơn của Bác, lòng thương yêu của Bác đã dành cho tôi. Bác luôn luôn là hình ảnh thiêng liêng nhưng rất gần gũi với tôi. Trong tâm khảm tôi, một bên là ba má và chị tôi, còn một bên là Bác Hồ.” - VIỆN SĨ, GIÁO SƯ TRẦN ĐẠI NGHĨA

“Nghe giọng Bác đến bây giờ tôi vẫn nhớ văng vẳng, đủ thấy nó ảnh hưởng vào tôi sâu sắc như thế nào. Cho nên trong cuộc đời của tôi, tôi thấy những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh thường dạy cho bộ đội, thường dạy cho những người cán bộ, chúng tôi cần học suốt đời... “ - ĐẠI TÁ NGUYỄN XUÂN LƯƠNG

MỜI CÁC BẠN VÀ CÁC EM TÌM ĐỌC NHỮNG CUỐN SÁCH VIẾT VỀ BÁC HỒ CỦA NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỒNG

• Búp sen xanh

• Thầy giáo Nguyễn Tất Thành

ở trường Dục Thanh

• Cuộc chia li trên bến Nhà Rồng

• Cha và con

• Nhìn ra biển cả

• Từ làng Sen

• Bác Hồ kính yêu

• Bác Hồ viết Di chúc và Di chúc của Bác Hồ

• Theo chân Bác

• …

    Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

    Liên Hệ