di sản hồ chí minh - lịch sử nước ta (khổ nhỏ)

di sản hồ chí minh - lịch sử nước ta (khổ nhỏ)

Lịch sử nước ta - Bài thơ lục bát bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khởi nguồn từ lòng yêu nước nồng nàn

Sau hành trình dài tìm đường cứu nước, ngay khi trở về đất nước tại Pác Bó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng tác bài thơ **"Lịch sử nước ta"**. Đây là một tác phẩm lịch sử được viết bằng thể thơ lục bát, dễ nhớ, dễ hiểu, gồm 208 câu, thể hiện tấm lòng yêu nước sâu sắc và tinh thần lạc quan của Người.

Nội dung: Lược sử hào hùng của dân tộc Việt Nam

Bài thơ "Lịch sử nước ta" là một bản tóm tắt ngắn gọn nhưng đầy đủ về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Từ thời khai thiên lập địa, dựng nước và giữ nước, đến những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm oai hùng, bài thơ tái hiện một cách sinh động những trang sử vàng son của dân tộc.

Giá trị của bài thơ

* **Giá trị lịch sử:** Bài thơ là tài liệu quý giá giúp độc giả hiểu rõ lịch sử dân tộc, từ đó thêm tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông.

* **Giá trị nghệ thuật:** Bài thơ được viết bằng thể thơ lục bát truyền thống, ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, và giàu tính truyền cảm.

* **Giá trị giáo dục:** Bài thơ có tác dụng giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm đối với đất nước.

Review: Một tác phẩm bất hủ, xứng đáng được lưu truyền qua nhiều thế hệ

"Lịch sử nước ta" không chỉ là một bài thơ, mà còn là một tài liệu lịch sử quý giá, là minh chứng cho lòng yêu nước và tài năng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài thơ mang lại cho người đọc những cảm xúc và suy ngẫm sâu sắc về lịch sử dân tộc, giúp độc giả thấu hiểu hơn ý nghĩa của việc gìn giữ và phát huy truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Kết luận:

"Lịch sử nước ta" là một tác phẩm bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xứng đáng được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đây là tài liệu hữu ích cho tất cả mọi người, nhất là các em học sinh, để hiểu rõ lịch sử dân tộc, thêm yêu quê hương đất nước.

thực hành cần, kiệm, liêm, chính

thực hành cần, kiệm, liêm, chính

Thực Hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính - Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về lối sống đẹp

Cuốn sách "Thực Hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính" là tập hợp 23 bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ đề:

Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính

Phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí: Cuốn sách phân tích sâu sắc về tác hại của quan liêu, tham nhũng, lãng phí và đưa ra những giải pháp thiết thực để khắc phục những vấn đề này.

Khắc phục bệnh tự kiêu, tự ái: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định tầm quan trọng của việc tự phê bình và phê bình, giúp mỗi cá nhân nhận thức rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, từ đó nỗ lực phấn đấu, hoàn thiện mình.

Xây dựng đời sống mới xã hội chủ nghĩa: Cuốn sách cung cấp những tư tưởng, bài học về xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân.

Giá trị của cuốn sách

"Thực Hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính" là một tài liệu quý báu, giúp cán bộ, Đảng viên và nhân dân:

Hiểu rõ hơn tư tưởng Hồ Chí Minh: Qua những bài viết, bài nói của Bác, người đọc có thể nắm bắt được tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh một cách trọn vẹn, sâu sắc.

Tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Cuốn sách là nguồn cảm hứng, động lực để mỗi người phấn đấu trở thành công dân tốt, cán bộ tốt, góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh.

Thi đua thực hành tiết kiệm: Cuốn sách đề cao tinh thần cần kiệm, liêm chính, kêu gọi mọi người cùng chung tay thực hiện tiết kiệm trong gia đình, cơ quan, đơn vị.

Xây dựng văn hóa liêm chính: Cuốn sách khẳng định tầm quan trọng của văn hóa liêm chính trong xã hội, là cơ sở để xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Đánh giá chung

"Thực Hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính" là một cuốn sách vô cùng bổ ích, cần được phổ biến rộng rãi trong xã hội. Nội dung cuốn sách ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với mọi đối tượng độc giả. Đây là tài liệu quý giá, giúp mỗi người tiếp thu, học hỏi tinh thần cần, kiệm, liêm, chính, góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh.

nhật ký trong tù

nhật ký trong tù

<p>Nhật Ký Trong Tù</p>

<p>Tác phẩm “Nhật ký trong tù” là tập thơ gồm 133 bài, viết bằng chữ Hán, ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt. Tháng 8/1942, Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ tại Túc Vinh, Quảng Tây, khi Người sang Trung Quốc công tác với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam. Và từ đây bắt đầu hành trình 13 tháng đầy gian nan, cực khổ trải qua 18 nhà lao của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây. Trong những tháng ngày đó (tháng 8/1942 – tháng 9/1943), Người đã sáng tác tập thơ “Ngục trung nhật ký” (Nhật ký trong tù).</p>

<p>Tập thơ phản ánh một cách chân thực về chế độ nhà tù và một phần xã hội Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch. Nhà tù là nơi diễn ra nhiều tệ nạn (đánh bạc, buôn bán, hối lộ…), với bao bất công, ngang trái, đày ải, áp bức người dân trong cảnh khốn cùng. Mỗi bài thơ trong tập nhật ký là tiếng lòng của tác giả, khắc họa sâu sắc tâm hồn, những suy nghĩ, tình cảm của Bác trong thời gian bị giam cầm nơi đất khách. Đó là lòng yêu nước thiết tha, luôn đau đáu hướng về Tổ quốc, mong được trở về hòa mình vào cuộc chiến đấu của đồng chí, đồng bào. Tình yêu thương bao la, vô bờ bến của Người không chỉ dành cho mọi kiếp người, không phân biệt giai cấp, dân tộc mà còn là tình yêu thiên nhiên, hòa mình vào muôn cảnh vật. Toát lên từ toàn bộ tập nhật ký là một tinh thần lạc quan cách mạng, niềm tin vào ngày mai tươi sáng, ý chí kiên cường, bền bỉ, lòng quyết tâm sắt đá của Người. Bản lĩnh của người chiến sĩ cộng sản, sức mạnh tinh thần lớn lao đã đưa Người vượt qua đày ải, ngục tù, đến với ngày tự do, trở về Tổ quốc thân yêu, lãnh đạo toàn dân giành độc lập, tự do cho dân tộc. Tác phẩm đã trở thành bảo vật quốc gia của Việt Nam, được bạn bè quốc tế ngợi ca và được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới.</p>

di sản hồ chí minh - hồ chí minh bàn về quân sự

di sản hồ chí minh - hồ chí minh bàn về quân sự

<p>Tư duy quân sự Hồ Chí Minh đậm chất “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”, trong đó nổi bật là nghệ thuật đánh địch bằng thế trận chiến tranh nhân dân; kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự với đấu tranh chính trị và ngoại giao; tiến công liên tục, đánh thắng từng bước, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn. Tư duy quân sự thiên tài đó bắt nguồn từ truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc Việt Nam, và được làm phong phú thêm bởi khoa học quân sự nước ngoài.

Nhằm góp phần tìm hiểu về tư duy quân sự Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Trẻ giới thiệu ấn phẩm Hồ Chí Minh bàn về quân sự gồm 6 tác phẩm: Phép dùng binh của ông Tôn Tử; Chiến thuật du kích; Những hiểu biết cơ bản về quân sự; Cách huấn luyện cán bộ quân sự của Khổng Minh; Kinh nghiệm du kích Tàu; Kinh nghiệm du kích Pháp.</p>

<p>Phép dùng binh của ông Tôn Tử được Người nghiên cứu, lược dịch, biên soạn trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, không chỉ dùng vào mục đích quân sự mà có thể vận dụng vào ngoại giao, kinh tế, chính trị, văn hóa.</p>

<p>Chiến thuật du kích là cuốn sách chi tiết nhất về chiến tranh du kích, được sử dụng để huấn luyện cho cán bộ quân sự trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.</p>

<p>Những hiểu biết cơ bản về quân sự gồm 11 nội dung về tổ chức quân sự và huấn luyện quân sự.</p>

<p>Cách huấn luyện cán bộ quân sự của Khổng Minh do Người lược dịch, có bổ sung nhiều nội dung mới, nhằm phục vụ công tác bồi dưỡng cán bộ cho lực lượng vũ trang nhân dân. </p>

<p>Kinh nghiệm du kích Tàu và Kinh nghiệm du kích Pháp giới thiệu những kinh nghiệm của Trung Quốc và Pháp trong kháng chiến chống phát xít Nhật và Đức.</p>

di sản hồ chí minh - lịch sử nước ta (tái bản 2021)

di sản hồ chí minh - lịch sử nước ta (tái bản 2021)

<p>Sau bao năm bôn ba tìm đường cứu nước, ngay sau khi Bác Hồ kính yêu vừa trở về nước tai Pác Bó, Người đã sáng tác bài Lịch sử nước ta. Đây là bài diễn ca lịch sử nước ta bằng thể thơ lục bát dễ thuộc, dễ hiểu gồm 208 câu. Đây là một tác phẩm giàu tâm huyết, có tác dụng rất lớn trong giáo dục lịch sử, truyền thống dành cho các bạn học sinh tham khảo và học tập.

Quyển&nbsp; Lịch sử nước ta này được Nhà xuất bản Trẻ sử dụng dữ liệu trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3 – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật Hà Nội – 2011 có phần vẽ tranh minh họa được ba họa sĩ vốn thực hiện thành công bộ sách Lịch sử Việt Nam bằng tranh của Nhà xuất bản Trẻ là: Nguyễn Huy Khôi, Tô Hoài Đạt và Lương Định Quốc trình bày với hơn 50 bức tranh rất ấn tượng, sinh động, phù hợp với các nội dung lời thơ trong diễn ca Lịch sử nước ta. &nbsp;

Diễn ca “Lịch sử nước ta” ngợi ca tinh thần bất khuất trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm lịch sử của nhân dân ta. Đồng thời, tác giả kêu gọi các tầng lớp nhân dân hãy đoàn kết, phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông, đứng lên làm cuộc cách mạng dân tộc, giải phóng đất nước khỏi ách thống trị thực dân Pháp.</p>

hồ chí minh - về cán bộ và công tác cán bộ

hồ chí minh - về cán bộ và công tác cán bộ

<p>Hồ Chí Minh - Về Cán Bộ Và Công Tác Cán Bộ</p>

<p>Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, Người trực tiếp sáng lập và lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến hành cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do cho dân tộc. Người là hiện thân mẫu mực của người đảng viên đảng cộng sản, kiên định với mục tiêu, lý tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin, trọn đời cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người là một chiến sĩ cách mạng suốt đời đấu tranh vì độc lập tự do và hạnh phúc của dân tộc, vì tình hữu nghị và đoàn kết quốc tế giữa các quốc gia và dân tộc yêu hòa bình. Người là tấm gương sáng về đạo đức, tác phong công tác để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân noi theo. Di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh để tại cho Đảng, cho nhân dân ta vô cùng to lớn.</p>

<p>Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác cán bộ, Người coi đó là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền nhà nước. Hệ thống các quan điểm trong tư tưởng của Người về công tác cán bộ là sự kết hợp tinh tế giữa lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam, trở thành cơ sở lý luận và thực tiễn để Đảng lãnh đạo, chỉ đạo và tiến hành công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu đặt ra trong từng thời kỳ cách mạng trước đây và công cuộc đổi mới, phát triển đất nước hiện nay. </p>

di sản hồ chí minh - học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân

di sản hồ chí minh - học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân

<p>Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc khuyến khích việc học tập suốt đời. Lenin khuyên: “Học, học nữa, học mãi”.

Bác Hồ cũng luôn quan tâm tới việc học tập của toàn dân. Người chỉ rõ: “Muốn học tập có kết quả tốt thì phải có thái độ đúng và phương pháp đúng”; “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót rất lớn”; Phương châm, phương pháp học tập là “lý luận liên hệ với thực tế”; “Học để hành: Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”; “Cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều”. Người cảnh báo: “Kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là kẻ thù số một của học tập”; “Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu một trong sách, có vấn đề chưa thông suốt thì mạnh dạn đề ra và thảo luận cho vỡ lẽ. Đối với bất cứ vấn đề gì đều phải đặt câu hỏi “vì sao?”, đều phải suy nghĩ kỹ càng xem nó có hợp với thực tế không, có thật là đúng lý không, tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều”.

Chúng tôi tin rằng tác phẩm Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ là hành trang bổ ích cho mọi người trong việc xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời.</p>

    Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

    Liên Hệ