túp lều bác tôm (2022)

túp lều bác tôm (2022)

Túp Lều Bác Tôm (2022)

Tác phẩm nhằm thức tỉnh lòng vị tha và tình cảm đối với người châu Phi da đen, vì họ tồn tại cùng với chúng ta; để chỉ ra những sai lầm buồn đau của họ trong một hệ thống cực kỳ tàn nhẫn và bất công vứt bỏ đi mọi ảnh hưởng tích cực mà đáng ra họ phải được hưởng, bởi những người bạn tốt nhất, trong cái hệ thống đó. Tác giả lên án mọi tình cảm coi thường đối với những người, thường không phải là do lỗi của bản thân, bị đưa ra tòa và chịu sự tủi nhục vủa các mối quan hệ pháp lý về nô lệ.

Kinh nghiệm thực tế đã cho tác giả thấy có một số người với suy nghĩ cao đẹp nhất và trái tim nhân hậu nhất quan tâm đến chủ đề này; không một ai biết rõ hơn họ những thứ tồi tệ xấu xa về chế độ nô lệ mà tác phẩm này miêu tả không bằng một nữa những gì diễn ra trên thực tế mà con người khó có thể lột tả được toàn bộ.

Tác phẩm như là những bức tranh biếm họa thời đại của những người châu Phi bất hạnh cuối cùng cũng được công nhận giá trị; lục địa châu Phi, nơi bắt đầu một nền văn minh và sự phát triển của con người trong bình minh u ám, xám xịt ở giai đoạn đầu, nhưng cũng chính là lục địa, qua hàng thế kỷ, chịu ách thống trị, đô hộ dưới bàn chân của những người Thiên chúa giáo văn minh cầu khẩn sự thương hại trong vô vọng.

oliver twist

oliver twist

“Thưa ông, cho con xin thêm.”

Chỉ là tiếng thều thào sợ sệt của một thằng bé sắp chết đói, ấy vậy nhưng lại chẳng khác nào một tiếng thét xé lòng vang vọng biết bao thế hệ độc giả, kể từ khi Oliver Twist ra mắt năm 1837. Không tiểu thuyết nào khắc họa chân thực hơn mối liên hệ giữa nghèo đói và tội phạm. Không tác phẩm nào phơi bày rõ rệt hơn sự tham lam, giả tạo, độc ác của xã hội Anh giữa thế kỷ 19. Bởi cái đói ấy cái nghèo ấy Dickens không hề xa lạ, tuổi thơ cơ cực của chính ông đã trút cả vào đây.

Từ trại tế bần đến hang ổ trộm cướp ở London, ra hang hùm vào hang cọp, cuộc đời cậu bé chín tuổi Oliver Twist có lẽ là một trong những câu chuyện khắc nghiệt nhất, đau lòng nhất từng được viết trên giấy. Nhưng nhờ sự hài hước duyên dáng của Dickens, ta có thể quan sát và thẩm thấu toàn bộ bối cảnh mà không sa đà vào đau thương. Đó, ta gọi là tài kể chuyện bậc thầy.

_________

“Ngập tràn giễu nhại cùng một dàn nhân vật ấn tượng khó quên, cuốn tiểu thuyết thứ hai của Dickens là một màn châm biếm xã hội hấp dẫn vẫn giữ nguyên sức hút kể từ lần đầu xuất bản theo kỳ từ năm 1837 đến 1839.”

- Penguin Random House

_________

TÁC GIẢ: CHARLES DICKENS (1812-1870) là nhà văn, nhà phê bình xã hội người Anh. Ông là một tiểu thuyết gia vĩ đại thời Victoria, với 15 tiểu thuyết, 5 tiểu thuyết ngắn, hàng trăm truyện ngắn, bài báo cùng nhiều bài viết khác. Các tiểu thuyết và truyện ngắn của ông đương thời đều rất nổi tiếng và vẫn luôn được đánh giá cao cho đến tận sau này.

túp lều bác tôm (tái bản 2019)

túp lều bác tôm (tái bản 2019)

Bác Tôm là một nô lệ da đen trung thực, ngay thẳng và trọng danh dự nhưng cuộc đời lại chịu nhiều đau đớn và tủi nhục. Phải lìa bỏ vợ con, bị đánh đập tàn nhẫn và bị bán từ nơi này qua nơi khác, bác đã trải qua những tháng ngày thống khổ trong các đồn điền trồng bông khủng khiếp ở miền Nam nước Mỹ. Đây cũng là địa ngục của bao cuộc đời lầm than khác như Êliđa, một người mẹ đã hy sinh tất cả để cứu đứa con yêu thương của mình hay Gioócgiơ, một thanh niên thông minh, cương nghị và yêu tự do tha thiết. Họ đều là những con người đáng quý nhưng lại bị xiềng xích, đánh đập, săn đuổi và giết chết như một bầy thú.

Ra đời năm 1852, Túp lều bác Tôm của nhà văn Mỹ, Harriet Beecher Stowe, đã khởi xướng nên một làn sóng phản đối chế độ nô lệ tại Mỹ. Trong năm đầu tiên, mặc dù bị cấm ở các bang miền Nam, nhưng chỉ riêng ở Mỹ, 300.000 bản sách đã được bán hết. Đồng thời, tác phẩm này còn là tiếu thuyết bán chạy nhất thế kỷ XIX. Khi gặp tác giả Stowe vào đầu cuộc Nội chiến, tổng thống Mỹ lúc bấy giờ, Abraham Lincoln, đã thốt lên một câu mà về sau trở nên nổi tiếng: “Hóa ra bà là người phụ nữ bé nhỏ đã làm bùng lên cuộc chiến lớn”.

túp lều bác tôm (2011)

túp lều bác tôm (2011)

Túp Lều Bác Tôm (2011)

Tác phẩm nhằm thức tỉnh lòng vị tha và tình cảm đối với người châu Phi da đen, vì họ tồn tại cùng với chúng ta; để chỉ ra những sai lầm buồn đau của họ trong một hệ thống cực kỳ tàn nhẫn và bất công vứt bỏ đi mọi ảnh hưởng tích cực mà đáng ra họ phải được hưởng, bởi những người bạn tốt nhất, trong cái hệ thống đó. Tác giả lên án mọi tình cảm coi thường đối với những người, thường không phải là do lỗi của bản thân, bị đưa ra tòa và chịu sự tủi nhục vủa các mối quan hệ pháp lý về nô lệ.

Kinh nghiệm thực tế đã cho tác giả thấy có một số người với suy nghĩ cao đẹp nhất và trái tim nhân hậu nhất quan tâm đến chủ đề này; không một ai biết rõ hơn họ những thứ tồi tệ xấu xa về chế độ nô lệ mà tác phẩm này miêu tả không bằng một nữa những gì diễn ra trên thực tế mà con người khó có thể lột tả được toàn bộ.
Tác phẩm như là những bức tranh biếm họa thời đại của những người châu Phi bất hạnh cuối cùng cũng được công nhận giá trị; lục địa châu Phi, nơi bắt đầu một nền văn minh và sự phát triển của con người trong bình minh u ám, xám xịt ở giai đoạn đầu, nhưng cũng chính là lục địa, qua hàng thế kỷ, chịu ách thống trị, đô hộ dưới bàn chân của những người Thiên chúa giáo văn minh cầu khẩn sự thương hại trong vô vọng.

    Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

    Liên Hệ