<p>Học thuyết Bergson là một khảo cứu chuyên sâu về hệ tư tưởng của triết gia Henri Bergson người Pháp, một trong những nhà tư tưởng quan trọng nhất vào đầu thế kỷ XX. Tác phẩm phân tích những đóng góp đột phá của Bergson trong các lĩnh vực như: triết học, tâm lý học, sinh học, và khoa học tự nhiên.</p>
<p>Sách tập trung vào 3 khái niệm chủ đạo trong triết học Bergson: thời tục, ký ức và đà sống.</p>
<p>- Thời tục là cách hiểu mới mẻ về thời gian của Bergson, nó không phải là một chuỗi các khoảnh khắc rời rạc mà là một dòng chảy liên tục, trôi chảy.</p>
<p>- Ký ức là một phần quan trọng của thời tục, không chỉ là sự lưu giữ quá khứ mà còn là sự sáng tạo của hiện tại.</p>
<p>- Đà sống là một năng lượng sáng tạo, thúc đẩy sự tiến hóa của sự sống và là nguồn gốc của sự tự do.</p>
<p>Học thuyết Bergson là một tác phẩm hay, dễ tiếp cận, giúp người đọc khám phá hệ tư tưởng của Bergson một trong những triết gia vĩ đại nhất thời đại. Là tài liệu tham khảo giá trị cho những ai muốn nghiên cứu về triết học Bergson hay tìm kiếm những góc nhìn mới về các vấn đề triết học cơ bản.</p>
Mục lục sách Học thuyết Bergson
<p>- Chương 1: Trực giác như phương pháp</p>
<p>- Chương 2: Thời Tục xét như dữ kiện trực tiếp</p>
<p>- Chương 3: Kí Ức xét như đồng hiện hữu ảo</p>
<p>- Chương 4: Một hay nhiều thời tục?</p>
<p>- Chương 5: Đà Sống xét như chuyển động</p>
Lời giới thiệu
<p>Viết một quyển sách về người khác là ở trên một tuyến chuyển dịch: Deleuze trở thành Bergson và Bergson trở thành Deleuze. Chuyển động kép này tái khám phá nơi Bergson những khái niệm: Trực Giác, Thời Tục, Kí Ức và Đà Sống; đồng thời chuẩn bị các khái niệm khác không kém phần quyết định với Deleuze: đa tạp (multiplicité), ảo thể/ hiện thể (virtuel/actuel), khác biệt.
Mối cơ duyên giữa Deleuze với Bergson là một sự vụ dài lâu. Khảo luận này vì thế là kết quả trực tiếp từ những nghiên cứu trước đó của ông. Trong toàn cảnh trước tác của Deleuze, đây thuộc về giai đoạn “sử gia triết học”, khi ông còn mượn tên người khác để nói về mình. Vấn đề là cái tên nào: Hume, Nietzsche, Spinoza, và Bergson – các tư tưởng về thuyết nội tại, phê phán phủ định và quyền lực, những quan tâm về cơ thể v.v… họ đều ở bên lề dòng chính, chẳng khớp vào các khuôn khổ xếp loại. Việc xuất bản Học thuyết Bergson vào sau thế chiến lại càng ý nghĩa hơn khi tư tưởng này đã dần rơi vào lãng quên, chỉ còn sót lại như một cước chú bên lề của triết học hiện đại, mang các tên gọi mơ hồ như thuyết duy linh hay thuyết duy sinh. Trong khi vào đầu thế kỉ trước thì những gợi mở về trực giác của Bergson đã gây được những ảnh hưởng rất lớn. Do đó mà đối với giới nghiên cứu Bergson, khảo luận này đánh dấu một bước tiến quan trọng, khơi lại một luồng gió mới với các
quan tâm hiện đại. Nửa thế kỉ sau một số bản dịch của Bergson ở Việt Nam, chúng tôi hi vọng có thể nối lại mối quan tâm ấy, một sự quay trở lại với Bergson như Deleuze mong muốn.</p>